06.11.2011
Phương Tây luôn tự hào về căn bản con người, nền tảng tự do và quyền lợi chính trị dựa trên tính cách dân chủ quyết định tiếng nói của người dân. Cách đây hơn 3000 năm, người Hy Lạp (Greek) đánh thắng người Persians tại Marathon, đây là một xã hội dân chủ đầu tiên của con người trong đó người dân lần đầu tiên quyết ai là người đại diện cho họ. Mặc dầu lúc đó chỉ có đàn ông của thành Athens là người có quyền có tiếng nói nhưng đây là một cuộc cách mạng, mặc dầu rất phôi thai, nhưng dân chủ đã thành hình trên quả đất này.
Gần 3000 năm sau, hôm qua các quốc gia tự hào là tự do và dân chủ nhất thế giới và giầu mạnh nhất trên quả đất này đứng đầu là Đức với bà Thủ Tướng Chancellor Angela Merkel, Pháp với Tổng Thống Nicolas Sarkozy và được hậu thuẫn mạnh mẽ bởi Tổng Thống Hoa Kỳ Obama đã bằng mọi cách bóp chết sự quyết định dân chủ về kinh tế của Hy Lạp. Thứ Hai trong tuần khi Thủ Tướng Greek George Papandreou quyết định là người dân Greek sẽ quyết định chấp nhận hiệp định cam kết giữa chính phủ Papandreou với lãnh đạo đồng Euro và IMF thì ngay lập tức những kẻ mệnh danh là đại diện cho chính quyền dân chủ nhất thế giới đã quay lại quạt Greece bằng cách hăm dọa đá Greece ra khỏi Thị Trường Euro. Trước áp lực mạnh mẽ này, Thủ Tướng Papandreou của Greek đã phải nhượng bộ và dẹp bỏ ý định trưng cầu ý dân này.
Nhưng nhìn kỹ lại thì Thủ Tướng Papandreou đâu phải làm cuộc trưng cầu dân ý này là bởi vì người dân Greek đâu! Thực ra Papandreou làm điều này chỉ vì tham vọng chính trị của ông ta thôi. Với tỉ lệ thăm dò của người dân Greek thì Papandreou và đảng Panhellenic Socialist Movement (PASOK) của ông ta đã tụt xuống không thể cứu được. Theo thăm dò bảo trợ bởi hãng Skai TV và Kathimerini thì Papandreou chỉ còn được hậu thuẫn là 23%. Gần như hằng ngày người dân xuống đường bạo động tại các thành phố lớn ở Greece xẩy ra thường xuyên. Nội các của ông ta gần như là sắp xụp đổ do những biện phát kinh tế của chính Papandreou thương lượng với các quốc gia trong vùng Euro và IMF để Greece có thể tiếp tục có đủ tiền chi tiêu cho những ngân sách của họ. Sau nhiều chính sách cải tổ nhưng không được lòng dân, Papandreou nghĩ rằng phải có trò chơi tuyệt tác là để người dân quyết định thay vì ông ta phải quyết định cho trò chơi kinh tế thắt lưng buộc bụng, Papandreou đẩy ra quyết định này. Nhưng tối hôm qua Papandreou đã phải nhượng bộ trước áp lực của Đức, Pháp và Mỹ này. Và cũng tối hôm qua Papandreou đã thoát, không bị mất chức Thủ Tướng với số phiếu mỏng manh sau khi chơi trò chơi chính trị với lửa.
Nhưng nhìn lại nguyên nhân tạo ra cuộc khủng hoảng kinh tế tại Greece và lí do để cho người dân Greek quyết định biện pháp kinh tế "thắt lưng buộc bụng" có xứng đáng để chúng ta cứu giúp hay không? Có thể nói chắn chắn là họ không xứng đáng. Tại sao? Nước Greece trước năm 2009 thời kỳ trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã trải qua một nền kinh tế tạm bợ, mượn tiền để chi tiêu nhiều hơn khả năng của họ, nghiệp đoàn ảnh hưởng rất nhiều trong hoạt động kinh tế với sản xuất yếu kém, nhân công thiếu hiệu quả. Theo thống kê của CNBC thì nhân công Greek hưởng trung bình 37 ngày nghỉ hè mỗi năm, vượt hơn cả Mỹ, Đức, Trung Quốc,... Và được nghỉ hưu trung bình khi 58 tuổi. Hối lộ và tệ nạn tham nhũng rất mạnh trong đời sống xã hội tại đây. Sau khi khủng hoảng kinh tế bộc phát, Greece đã bị phanh phui khi che dấu một con nợ khổng lồ. Lạm phát từ năm 2009 trước khi che dấu của Greece là 6% đến 8%, đã phải điều chỉnh là 12.7%, và gần đây phải điều chỉnh một lần nữa là 15.4%. Tỉ lệ thất nghiệp trước đây là 7.2% thì ngày nay là 16.6%. Nợ của chính phủ Greece gần như hoàn toàn dùng để trả cho những chi tiêu chương trình xã hội, lao động. Nước Greece trước giờ đều nghĩ chính phủ là "con gà đẻ trứng vàng", người dân Greek đều nghĩ là chính phủ nợ thì kệ chính phủ, họ không nghĩ là chính phủ nợ thì người dân sẽ phải trả nợ. Và nay là lúc phải trả nợ vì các chủ nợ đã không cho Greece vay thêm một đồng nào vì Greece nay đã kiệt quệ. Người dân Greece chẳng bao giờ nghĩ là các công ty quốc doanh, các cơ quan chính phủ sẽ chẳng bao giờ đẻ ra những kỹ thuật mới như iPod, như xe hơi, như nhà máy và sẽ tạo ra thêm hàng triệu công việc khác phụ thuộc vào nó. Tương tự như các chủ nghĩa Xã Hội ở Tây Phương khi nghĩ là chính phủ sẽ là nơi giải quyết các vấn đề kinh tế cho họ, sau khi gia tăng các chương trình xã hội, thuế má gia tăng để bù trả vào các chương trình này, ngày nay kinh tế Greece trở nên "già nua", kiệt quệ, thiếu sáng tạo mới, tăng trưởng hiện đại", người dân Greece trở nên mệt mỏi, nô lệ cho một mô hình kinh tế thoái hóa. Và chúng ta đã và đang nhìn thấy Greece hiển nhiên trở thành nạn nhân của chính sự lựa chọn kinh tế xã hội của họ cách đây nhiều thập niên mà hiện nay chỉ là hậu quả của sự lựa chọn này.
Âu Châu sẽ nhìn vào đâu để tìm kiếm giúp đỡ. Cách đây nửa thế kỷ, Hoa Kỳ đã dùng chương trình khổng lồ Marshall Plan để giúp các quốc gia Âu Châu phục hồi chống lại chủ nghĩa Cộng Sản bành trướng từ Liên Xô và các quốc gia Đông Âu. Trong hơn nửa thế kỷ qua, Hoa Kỳ là thành trì vững chắc của nhiều quốc gia trên thế giới chứ không phải riêng chỉ có các quốc gia Âu Châu. Tại G20, bao gồm 20 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất trên thế giới họp tại Pháp tuần này, đã không ngó tới Hoa Kỳ để giúp đỡ vì Hoa Kỳ dưới chính phủ Mỹ hiện nay cùng với The FED Ben Bernanke đã chi tiếu quá sức và làm kinh tế gần như không phục hồi được vì những chính sách sai lầm về kinh tế. Chính phủ Mỹ ngày nợ trên 17 ngàn tỉ dollars, thất nghiệp cao trên 9%, chính phủ Obama còn đang tính chi tiêu cả trăm tỉ dollars nữa cho những chương trình xã hội của ông ta để cứu chữa ngôi vị Tổng Thống của Obama, có thể nói họ đã không thể cứu họ được thì Âu Châu đừng hòng có thể xin được Mỹ tí gì hiện nay. Quốc gia nào mà Âu Châu đang đang trông ngóng để giúp họ hiện nay? Đó là Trung Quốc, Một quốc gia có một chính phủ độc tài, theo chủ nghĩa Cộng Sản nhưng ngược lại theo đuổi nền kinh tế "chuyên chính" Tư Bản: Kinh Tế Thị Trường. Trong đó Trung Quốc tin tưởng vào Tư Bản Chủ Nghĩa còn hơn là các quốc gia thuần chủ nghĩa này như Hoa Kỳ và Âu Châu. Nhìn vào Trung Quốc, họ thi hành những biện pháp mạnh bảo như vất kinh tế vô sản đi thay vào đó họ đã không thèm có những chương trình xã hội so với các nước Tây Phương để làm kiệt quệ tư bản của họ. Tại Trung Quốc tư nhân đã đẻ ra bao nhiêu ngàn tỉ dollars chỉ trong vòng 2 thập niên gần đây đủ để mua gần 20% số lượng trái phiếu mà Hoa Kỳ bán ra nước ngoài. Nhiều điểm các nước tự do như chúng ta không chấp nhận khi chính phủ Trung Quốc đã không giúp đỡ an sinh xã hội tầng lớp thấp kém ở Trung Quốc, nhưng ngược lại liệu chúng ta có thể chấp nhận là sẽ có một ngày nào đó tại Hoa Kỳ nếu chúng ta tiếp tục theo đuổi một chính sách Xã Hội Chủ Nghĩa tương tự như Greece đã theo đuổi trong nhiều thập niên vừa qua, thì Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt như Greece đang đối phó với tình trạng kinh tế suy sụp hiện nay nhưng sẽ kinh khủng hơn vì số nợ của Hoa Kỳ đang gấp ngàn lần hơn Greece. Và đó là câu hỏi cũng là câu trả lời cho hơn 300 triệu người dân Hoa Kỳ hiện nay.
KINH TẾ KIỂU DÂN CHỦ TÂY PHƯƠNG
- Mỹ nói châu Á cần một cấu trúc mới (TN/ Ngô Minh Trí). - - Obama và hai tương lai của châu Á (TVN).
- Chính tình Hy Lạp – (VOA). - Chính trường Hy Lạp tiếp tục căng thẳng – (RFI). – Đối lập lại đòi Thủ tướng Hy Lạp từ chức – (BBC). - Thủ tướng Hy Lạp từ chức để thành lập chính phủ liên hiệp ngắn hạn - (VOA). - Thủ tướng Hy Lạp kêu gọi họp để thành lập liên minh - (VOA). - Hy Lạp vẫn đang rối ren (TN).
- Nga sắp gia nhập WTO (NLĐ). - Hoa Kỳ hoan nghênh thỏa thuận đạt được giữa Nga và Gruzia về WTO (VOR).
-
Toàn cầu hóa phong trào chống đối basamnews
Project Syndicate Toàn cầu hóa phong trào chống đối Joseph E. Stiglitz 04-11-2011 NEW YORK – Phong trào biểu tình bắt đầu ở Tunisia vào tháng 1, sau đó lan sang Ai Cập, rồi tới Tây Ban Nha, và giờ đây đã trở thành một phong trào toàn cầu, với những cuộc phản đối nhấn
Euro zone's political bumbling risks global gloom - L'ISLE-SUR-LA-SORGUE, France (Reuters) - The euro zone's repeated failure to tackle its debt crisis is catapulting the bloc toward recession, raising the specter of dangerous spillovers to the rest of the world economy.
.