Ngày 2-11, thảo luận tổ về Dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội (QH) nhiệm kỳ khóa XIII, nhiều đại biểu (ĐB) cho rằng chương trình này còn nhiều vấn đề bất hợp lý cần phải điều chỉnh. Chẳng hạn, dự thảo chương trình đưa vào những dự án luật chưa cần thiết (như Luật Nhà thơ, Luật Thư viện) nhưng lại thiếu vắng những luật để điều chỉnh những vấn đề cấp bách hiện nay. Những dự án luật liên quan đến những quyền cơ bản của công dân lại bị bỏ ra ngoài.
Theo ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM), cử tri kiến nghị rằng mấy năm gần đây Nhà nước ban hành một rừng pháp luật nhưng rất nhiều cá nhân, tổ chức lại hành xử theo luật rừng. Thậm chí, một số người còn khinh nhờn, ngang nhiên không thực hiện những quy định đã đặt ra do pháp luật không chặt chẽ, không phù hợp với thực tế. Nguyên nhân là do luật thì nhiều nhưng chất lượng xây dựng lại quá thấp. Trưởng ban soạn thảo các dự án luật đa phần là người đứng đầu các bộ ngành nên không đủ thời gian để nghiên cứu, các chuyên viên giúp việc thì thiếu chuyên môn và kinh nghiệm.
ĐB Nguyễn Sơn Hà (Hà Nội) cho rằng hiện nay còn có tình trạng tách nhỏ các lĩnh vực ra để xây dựng các dự án luật. “Luật Khiếu nại thông qua trong kỳ này đã có một chương quy định về việc tiếp công dân nhưng trong chương trình khóa XIII lại đề nghị xây dựng Luật Tiếp công dân. Điều này khiến việc thực hiện pháp luật sau này sẽ rất chồng chéo và không hiệu quả” - ông Hà nói.
ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) phát biểu tại phiên thảo luận tổ ngày 2-11. Ảnh: THANH LƯU
Tương tự, ĐB Nguyễn Thị Kim Tiến (TP.HCM), ĐB Nguyễn Đức Chung (Hà Nội) và một số ĐB khác đều cho rằng một số dự án luật hiện nay có chất lượng rất thấp, chỉ ban hành 1-2 năm, thậm chí vừa có hiệu lực đã phải sửa. Cạnh đó, các ĐBQH được tiếp cận các tài liệu quá sát nên không thể nghiên cứu kịp. “Hai tuần vừa qua chúng tôi nhận được khoảng 20 kg tài liệu. Với thời gian và số lượng tài liệu như thế này thì làm sao các ĐB đóng góp ý kiến một cách hiệu quả được. Theo tôi, cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định nên cung cấp thông tin công khai về các tài liệu liên quan đến dự án luật để các ĐB có thể tham gia góp ý ngay từ đầu” - ông Chung kiến nghị.
“Đưa Luật Nhà thơ vào làm gì?”
“Tôi không hiểu dự án Luật Nhà thơ nó chế định cái gì mà lại được đưa vào chương trình. Chẳng nhẽ lại bắt ông kia phải làm thơ, ông này không được làm. Trong khi những cái rất cần như Luật Quản lý vốn kinh doanh nhà nước, đã được đề nghị đưa vào từ khóa trước đến nay nhưng đến bây giờ chúng ta vẫn còn nợ cử tri” - ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) bức xúc.
Đồng tình, ĐB Võ Thị Dung (TP.HCM) nói thời buổi này chẳng có mấy người vào thư viện thì xây dựng Luật Thư viện liệu có cần thiết? Trong khi đó, những luật liên quan đến quyền cơ bản của công dân, phát huy quyền làm chủ của người dân như Luật Trưng cầu dân ý lại chưa được xem xét. “Đề nghị đưa Luật Trưng cầu dân ý vào chương trình chính thức và đẩy nhanh tiến độ sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng. Đồng thời nên xây dựng dự án Luật Đạo đức cán bộ, công chức vì đây là vấn đề rất bức xúc hiện nay” - bà Dung kiến nghị.
Bổ sung, ĐB Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) nói tại nhiệm kỳ trước, nhiều dự án luật đưa vào rồi đưa ra đều dễ dàng như nhau. Nguyên nhân do khâu chuẩn bị quá dễ dãi. “Đưa vào cũng không phân tích rõ, tới lúc thấy khó một chút thì xin rút, trong đó có nhiều dự án luật rất quan trọng như Luật Đầu tư công, Luật Đất đai sửa đổi… Rồi Luật Xuất bản, QH khóa XI đã sửa, khóa XII cũng sửa rồi đến khóa XIII làm lại thì tôi cũng không hiểu nổi” - ông Thảo băn khoăn.
Luật Biển vẫn chờ Về Luật Biển, suốt từ năm 1994 tới giờ, lúc thì nói cho ý kiến tại một kỳ, lúc thì nói cho ý kiến tại hai kỳ, rốt cuộc đến bây giờ vẫn chưa thông qua được. Cạnh đó, UBTVQH cần báo cáo rõ các đạo luật đã được QH khóa XII thông qua và có hiệu lực thì bao nhiêu luật có đầy đủ các văn bản hướng dẫn. Thực tế có những luật sau năm năm vẫn chưa có văn bản hướng dẫn. ĐB NGUYỄN SƠN HÀ (Hà Nội) QH nên lập cơ quan xây dựng luật độc lậpNếu lật lại tờ trình của khóa XII thì thấy các giải pháp cũng không khác mấy so với khóa này. UBTVQH cũng như QH cần có sự đổi mới trong việc xây dựng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. QH cần quy định rõ ràng hơn trách nhiệm của cơ quan thẩm định dự án luật. UBTVQH cũng nên tính đến giải pháp lập một cơ quan xây dựng luật độc lập của QH. Điều này để tránh việc mang lợi ích nhóm (của các bộ, ngành) trong việc xây dựng các đạo luật. ĐB NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ (Hà Nội) Soạn luật cũng mắc bệnh thành tíchViệc xây dựng pháp luật gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều người cứ giữ khư khư cái cũ, cản trở cái mới. Bệnh thành tích trong việc xây dựng pháp luật còn rất phổ biến. Khi có một luật mới lại kéo theo một bộ máy ra đời như khi có Luật Nuôi con nuôi thì thành lập thêm Vụ Nuôi con nuôi, có Luật Giám định tư pháp thì thành lập thêm Trung tâm Giám định tư pháp Quốc gia… Nếu chúng ta không thay đổi mạnh mẽ thì không thể khắc phục được những vấn đề này. ĐB ĐỖ VĂN ĐƯƠNG (TP.HCM) |
THANH LƯU - ĐỨC MINH
- Quốc hội bàn Luật Nhà thơ – (Cu Làng Cát). – “Không biết Luật nhà thơ làm được gì cho quốc kế dân sinh mà đưa vào bàn trong khi các luật Trưng cầu dân ý, Luật biển, Luật quản lý vốn kinh doanh nhà nước thì chưa thấy đã động.” Hic! BS xin gợi ý chủ blog, cũng là nhà báo, thử phỏng vấn bác TBT Trọng, hỏi bác coi có phải trong chuyến đi vừa rồi, “bạn” đòi ta phải chờ tới sau đại hội đảng của tụi nó thì mới được thông qua Luật Biển?
-- Sớm có luật cho dân biểu tình đúng luật (VNN). – Đề xuất đưa Luật biểu tình vào chương trình chuẩn bị (TN).
- Thế lực nào thực sự muốn diệt đến cùng người biểu tình – “Người biểu tình: họ không phải là công dân hạng 2” (RFA).
- Nên sớm xem xét Luật biểu tình (TT). “Nhiều đại biểu cũng đồng tình kiến nghị QH cần đưa Luật biểu tình, Luật phòng chống tham nhũng lên trước … Bà Dung đề nghị đưa Luật trưng cầu ý dân lên trước, vào chương trình chính thức để phát huy dân chủ, quyền làm chủ của dân … Đối với dự án Luật biểu tình, nhiều đại biểu băn khoăn khi Ủy ban Thường vụ QH không xếp vào chương trình chính thức, trong khi đây là dự án luật được chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất. “ - Sớm có luật cho dân biểu tình đúng luật (VNN). “Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp, cho rằng Luật Biểu tình khó có thể làm ngay mà phải chờ sửa Hiến pháp … Song đa số các ĐB khác muốn điều ngược lại.” Vì sao phải sửa Hiến pháp mới có thể ban hành Luật biểu tình? Trong bài có nói tới ĐBQH Đinh Xuân Thảo, mời bà con xem lý lịch của ông Thảo, thấy khai trình độ học vấn là tiến sĩ, không rõ tiến sĩ ngành gì, BTV nhờ cư dân mạng tìm giúp.
- Dự thảo Luật Tố cáo: Những điều chưa thấu lý! (TBKTSG).
- Đề nghị xem xét điều khoản hạn chế điều tra của báo chí (NLĐ). – Xâu xé! (PLTP).
- Viết báo về nạn phá rừng, phóng viên truyền hình bị kiểm điểm — (Thắng xòe). – Huyện yêu cầu kiểm điểm PV phản ánh nạn phá rừng (PLTP).
-Sẽ có luật bảo vệ bí mật nhà nước (VNN 2-11-11) -- Siết như nay chưa đủ, cần phải siết thêm? Có lẽ nên cấm luôn nghề ký giả, chuyển thành nghề làm photocopy cho TTXVN, ND, QĐND?
- Nỗi buồn và niềm vui… — (Mẹ Nấm). “Tôi buồn, các bạn tôi buồn, khi nhận được email xin rút lui của một người đứng tên trong danh sách sáng nay, bởi cái suy nghĩ “thêm một chữ ký cũng chẳng làm gì”. - CẬP NHẬT DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG KÝ TÊN VÀO THƯ GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG.
- Luật sư nói về vụ Giáo xứ Thái Hà ‘đòi đất’ – (BBC). – Liên quan tới việc nhà thờ Thái Hà đòi đất bệnh viện Đống Đa: “Ca ngợi” Xây dựng dự án xử lý chất thải bệnh viện Đống Đa (VTV/ MrVinh20). - Báo chí trong nước tấn công Giáo Xứ Thái Hà - (RFA).
Báo chí trong nước tấn công Giáo Xứ Thái Hà 2011-11-02- Tình hình tôn giáo trong nước tiếp tục không sáng sủa và Giáo xứ Thái Hà có lẽ là một trong những giáo xứ lâm nạn nhiều nhất.
Điểm chung giữa Gaddafi và Hà Nội 2011-11-02 -Thi hào Rabindranath Tagore có 2 câu thơ mô tả - và có lẽ nhằm lưu ý nhân thế đừng quên - rằng cuộc đời này chỉ là “cõi tạm”: “Tôi để lại chìa khoá ngôi nhà tôi đó Ngổn ngang qua tạm cuộc đời!”
- Liên Hợp Quốc đánh giá việc giam giữ ông Cù Huy Hà Vũ là vô căn cứ — (CHHV).
- Ngải Vị Vị tố cáo chính phủ Trung Quốc coi thường đạo lý – (RFI). – Hoạt động tranh đấu có thể là lý do khiến Trung Quốc siết chặt kiểm soát Internet – (VOA).
- Đại biểu nhân dân sẽ giữ vai trò lớn hơn tại Đại hội đảng Trung Quốc – (VOA).
- Two Trucks Carrying 72 Tons Of Dynamite Blew Up At A Toll Booth In China (Business Insider). – Powerful blast kills 7, injures 264 (China Daily). .
- Tổ chức Minh bạch Quốc tế : Các công ty Nga và Trung Quốc hối lộ nhiều nhất – (RFI). – Nga và TQ đội sổ về đưa hối lộ – (BBC).