- -Xây xưởng sản xuất dưới chân chùa Tây Phương
- Một xưởng sản xuất quy mô lớn mọc lên sát chân núi Tây Phương – nơi có ngôi chùa Tây Phương nổi tiếng, tuy nhiên Trưởng ban Quản lý khu di tích chùa Tây Phương nói không nắm được xưởng có nằm trong khuôn viên bảo vệ của khu di tích hay không.
Nhà máy mọc lên sát chân chùa
Thời gian gần đây, một số người dân sống gần khu vực chùa Tây Phương phản ánh một xưởng sản xuất với quy mô lớn mọc lên ngay sát chân núi Tây Phương gây ảnh hưởng đến mỹ quan cũng như không gian văn hóa của ngôi chùa nổi tiếng này.
Để tìm hiểu rõ vấn đề này, phóng viên Bee.net.vn đã có mặt tại đây. Theo quan sát, xưởng sản xuất này nằm ngay sát chân núi Tây Phương (thuộc địa phận thôn 9 xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Đến thời điểm hiện tại (25/11/2011), khu vực nhà xưởng này đã cơ bản thi công xong, gồm 4 dãy nhà xưởng được xây dựng kiên cố với tường xi măng và kết cấu khung thép, lợp mái tôn.
Đây là nhà xưởng của Công ty Âu Trường Thành xây dựng để sản xuất bao bì, hiện đang trong giai đoạn nước rút chuẩn bị cho đi vào sử dụng. Trên công trường này, hằng ngày máy xúc và các thiết bị khác đang hoạt động “nhiệt tình” với tiếng máy móc ầm ĩ. Công ty này cũng bắt đầu thông báo tuyển công nhân để chuẩn bị đi vào hoạt động.
Máy móc vẫn đang hoạt động ầm ĩ hàng ngày dưới chân chùa. |
Nhiều người dân cho rằng, việc xây dựng một xưởng sản xuất lớn như vậy ngay sát chân núi Tây Phương ảnh hưởng rất lớn đến không gian văn hóa của chùa.
Anh Chiến, một người dân địa phương cho biết: Việc xây dựng một nhà máy như thế không tránh khỏi tiếng ồn ảnh hưởng đến không gian tĩnh mịch của chùa. Chưa kể nó phá vỡ không gian cảnh quan chung của khu vực khu di tích này.
Anh Chiến, một người dân địa phương cho biết: Việc xây dựng một nhà máy như thế không tránh khỏi tiếng ồn ảnh hưởng đến không gian tĩnh mịch của chùa. Chưa kể nó phá vỡ không gian cảnh quan chung của khu vực khu di tích này.
Trụ trì chùa Tây Phương cũng thừa nhận: Không gian thanh tĩnh sẽ bị phá vỡ do tiếng ồn và khói bụi.
Bây giờ là tiếng máy móc, đến khi đi vào sản xuất liệu tiếng ồn có gây ảnh hưởng đến không gian tĩnh mịch của chùa? |
Trong khi đó, theo tìm hiểu của phóng viên, nhiều năm nay, tình trạng “xẻ thịt” chân núi Tây Phương làm nhà cũng thường xuyên diễn ra. Theo lý giải của người dân nơi đây, họ không có đất làm nhà và cũng không đủ tiền mua đất chỗ khác nên cũng đành phải khoét núi lấy đất làm nhà.
Trong những ngày làm việc thực tế tại đây, phóng viên nhận thấy xung quanh khu vực sát chân núi rất nhiều chỗ người dân đã xẻ núi hạ ta luy cao cả chục mét để làm nhà.
Về vấn đề này, chính quyền xã cho biết trước đây đã có chủ trương di dân ra khỏi khu vực xung quanh sát chân núi thuộc khu di tích này, nhưng cũng chưa thể làm được do thiếu kinh phí.
Chính quyền xã: Đó là nhà tạm
Đem những thắc mắc về việc một xưởng sản xuất lớn như vậy tại sao lại cho đặt ngay chân núi Tây Phương đến trao đổi với chính quyền xã chúng tôi nhận được câu trả lời: Thiếu chế tài xử lý.
Cụ thể, theo ông Phạm Anh Tuấn, Trưởng ban Quản lý khu di tích Chùa Tây Phương: “Tôi có biết chuyện xây dựng nhà xưởng để sản xuất ngay sát chân núi Tây Phương. Tôi có báo cáo việc xây dựng này lên UBND xã để chính quyền có hướng xử lý”.
Khi hỏi việc xưởng sản xuất này có nằm trong khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt của khu di tích không? Ông Tuấn trả lời: Tôi không nắm được.
“Thật ra thì cái xưởng sản xuất này đối với địa bàn quản lý cũng như cấp trên thì không được phép xây dựng…” Ông Tuấn nói.
Ông Tuấn cũng thừa nhận "không nắm được" việc doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng có báo cáo Ban Quản lý khu di tích hay thông qua ban quản lý không.
Trong những ngày làm việc thực tế tại đây, phóng viên nhận thấy xung quanh khu vực sát chân núi rất nhiều chỗ người dân đã xẻ núi hạ ta luy cao cả chục mét để làm nhà.
Về vấn đề này, chính quyền xã cho biết trước đây đã có chủ trương di dân ra khỏi khu vực xung quanh sát chân núi thuộc khu di tích này, nhưng cũng chưa thể làm được do thiếu kinh phí.
Chính quyền xã: Đó là nhà tạm
Đem những thắc mắc về việc một xưởng sản xuất lớn như vậy tại sao lại cho đặt ngay chân núi Tây Phương đến trao đổi với chính quyền xã chúng tôi nhận được câu trả lời: Thiếu chế tài xử lý.
Cụ thể, theo ông Phạm Anh Tuấn, Trưởng ban Quản lý khu di tích Chùa Tây Phương: “Tôi có biết chuyện xây dựng nhà xưởng để sản xuất ngay sát chân núi Tây Phương. Tôi có báo cáo việc xây dựng này lên UBND xã để chính quyền có hướng xử lý”.
Khi hỏi việc xưởng sản xuất này có nằm trong khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt của khu di tích không? Ông Tuấn trả lời: Tôi không nắm được.
“Thật ra thì cái xưởng sản xuất này đối với địa bàn quản lý cũng như cấp trên thì không được phép xây dựng…” Ông Tuấn nói.
Ông Tuấn cũng thừa nhận "không nắm được" việc doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng có báo cáo Ban Quản lý khu di tích hay thông qua ban quản lý không.
Xung quanh chân núi Tây Phương, chỉ cách trung tâm chùa khoảng 500m, rất nhiều nơi đã bị "xẻ thịt" để làm nhà. |
Về vấn đề ảnh hưởng đến khu di tích, khi phóng viên hỏi liệu xây dựng xưởng sản xuất có gây ảnh hưởng đến không gian văn hóa của khu di tích không? Ông Tuấn cho rằng: Trước mắt chưa có gì ảnh hưởng cả, tôi cũng chưa biết người ta sản xuất cái gì. Người ta mới dựng khung nhà xưởng, chưa biết người ta hoạt động cái gì.
“Ban quản lý chúng tôi chỉ biết quản lý khu vực đó về chống mê tín dị đoan, an ninh trật tự của khu di tích. Ngoài ra những việc khác chúng tôi chỉ biết báo cáo”. Ông Tuấn cho biết thêm.
Trong khi đó, Chủ tịch UBND xã Thạch Xá, ông Vũ Đình Thành cho biết: Họ (Công ty Âu Trường Thành – PV) có báo cáo xã. Việc xây dựng nhà cấp 4 nhà tôn là nhà tạm, tôi có hỏi ý kiến cấp trên (cấp huyện – PV), họ vẫn được phép làm.
Do chưa công bố quy hoạch nên cũng không biết ranh giới khu di tích đến đâu. Tuy nhiên dù chưa biết quy hoạch đến đâu nhưng ông chủ tịch xã nói rằng những vùng vành đai đó sẽ xử lý quyết liệt.
“Ban quản lý chúng tôi chỉ biết quản lý khu vực đó về chống mê tín dị đoan, an ninh trật tự của khu di tích. Ngoài ra những việc khác chúng tôi chỉ biết báo cáo”. Ông Tuấn cho biết thêm.
Trong khi đó, Chủ tịch UBND xã Thạch Xá, ông Vũ Đình Thành cho biết: Họ (Công ty Âu Trường Thành – PV) có báo cáo xã. Việc xây dựng nhà cấp 4 nhà tôn là nhà tạm, tôi có hỏi ý kiến cấp trên (cấp huyện – PV), họ vẫn được phép làm.
Do chưa công bố quy hoạch nên cũng không biết ranh giới khu di tích đến đâu. Tuy nhiên dù chưa biết quy hoạch đến đâu nhưng ông chủ tịch xã nói rằng những vùng vành đai đó sẽ xử lý quyết liệt.
Nhiều người lo ngại cho không gian văn hóa của khu di tích sẽ bị xâm hại. |
Còn về phía địa chính xã lý giải vấn đề này cho rằng: Do chưa công bố quy hoạch về Khu di tích chùa Tây Phương, mà đất xung quanh đấy là đất thổ cư lâu năm nên người dân vẫn được phép làm nhà.
Theo cán bộ địa chính xã thì xưởng sản xuất của công ty Âu Trường Thành là nhà tạm. Theo luật xây dựng, vì nó trong khu dân cư nông thôn không phải xin phép xây dựng. Xã đã lập biên bản nhưng không có chế tài xử lý.
Khi phóng viên đề cập đến luật Di sản tại điều 32 có ghi “Khu bảo vệ 2 là khu tiếp giáp di tích, danh thắng…” thì việc xây dựng nhà xưởng có được phép không?
Vị đại diện địa chính xã cho biết: Chúng tôi hiện đang lúng túng trong vấn đề này.
Ngọc Tú – Quách Du
Theo cán bộ địa chính xã thì xưởng sản xuất của công ty Âu Trường Thành là nhà tạm. Theo luật xây dựng, vì nó trong khu dân cư nông thôn không phải xin phép xây dựng. Xã đã lập biên bản nhưng không có chế tài xử lý.
Khi phóng viên đề cập đến luật Di sản tại điều 32 có ghi “Khu bảo vệ 2 là khu tiếp giáp di tích, danh thắng…” thì việc xây dựng nhà xưởng có được phép không?
Vị đại diện địa chính xã cho biết: Chúng tôi hiện đang lúng túng trong vấn đề này.
- Chùa Tây Phương là ngôi chùa nổi tiếng với nhiều giá trị văn hóa và kiến trúc, đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1962. - Năm 1960, sau khi đến thăm ngôi chùa này, thi sĩ Huy Cận đã sáng tác bài thơ nổi tiếng “Các vị La Hán chùa Tây Phương”. |
Ngọc Tú – Quách Du
-Nguồn:
Xây xưởng sản xuất dưới chân chùa Tây Phương
-Dân “sống trong sợ hãi” vì DN khai thác đá --- Yêu cầu trục xuất 3 tàu hút cát nước ngoài (NLĐ).
- Xử lý nạn trộn tạp chất vào mủ cao su (TT).Rộ lên hiện tượng trộn đất, thạch cao... vào mủ cao su SGTT
Giải thích về hiện tượng này, phía ngân hàng cho hay họ làm vậy nhằm chống đầu cơ, còn chuyên gia nhận định nguyên nhân chính là các ngân hàng muốn cân đối dự trữ vàng, phòng rủi ro khi lượng bán cao ra cao hơn bội lần so với lượng mua vào.
Hiện, giá vàng đã giảm mạnh và nhiều người bắt đầu gom tiền để mua vào vàng. Tuy nhiên, tại các ngân hàng trong diện bán vàng bình ổn như ACB, Đông Á... khách đi mua vàng thời điểm này không được mang về mà phải gửi lại nhà băng ngay. Thời hạn gửi bao lâu thì tùy từng ngân hàng, thậm chí tùy từng quy định của mỗi chi nhánh trong một nhà băng.
Chị Xuân ở phường Đại Kim (Hoàng Mai - Hà Nội) cho biết, nhận thấy, thời gian gần đây, giá vàng tại các ngân hàng thương mại "mềm" hơn hẳn giá niêm yết tại nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn, nên chị đã tìm đến các ngân hàng bán vàng bình ổn để mua vàng.
Thế nhưng, khi chị vừa đến một ngân hàng hỏi mua vàng thì được biết khách hàng mua vàng xong phải... gửi lại ngân hàng với kỳ hạn tối thiểu 1 tháng, không được mang về, kể cả mua 1 chỉ hay hàng chục lượng. Ngân hàng này có một ưu đãi hơn cho khách giao dịch vàng so với một số ngân hàng khác, là người gửi vàng được phép rút trước hạn, song không được hưởng lãi suất và phải bán lại cho ngân hàng ngay.
Tại Ngân hàng Á Châu (ACB), khách mua vàng phải mua ít nhất 10 chỉ, kể cả vàng miếng ACB hay vàng SJC, sau đó phải gửi lại ngân hàng với kỳ hạn 3 tháng.
Trong khi đó, chị Lê Thanh Thủy, nhân viên một công ty về dịch vụ viễn thông, nội dung số trên đường Láng Hạ, cho biết, hồi cuối tháng 10, chị qua Ngân hàng ACB mua vàng thì không phải gửi lại cho ngân hàng, nhưng vẫn được nhà băng thuyết phục gửi tiết kiệm vàng kỳ hạn 1 - 3 tháng sẽ được hưởng mức lãi suất cao nhất là 2%/năm, trong khi lãi suất huy động vàng thông thường lúc đó chỉ 0,9%/năm.
Một số chi nhánh của ACB thông báo, quy định yêu cầu khách hàng mua vàng phải gửi lại cho nhà băng bắt đầu được triển khai từ ngày 23/11. Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB, cho hay, quy định khách mua vàng có phải gửi lại ngân hàng hay không là tùy từng chi nhánh và từng thời điểm.
Tại Ngân hàng Đông Á, hiện khách trên 5 lượng vàng sẽ phải gửi lại nhà băng. Một trưởng phòng của chi nhánh ngân hàng này lý giải: "Việc này nhằm chống hiện tượng đầu cơ vàng. Các ngân hàng trong diện bình ổn thường bán vàng thấp hơn các doanh nghiệp khác, nên với những trường hợp khách mua nhiều, khả năng đầu cơ là rất cao, nên chúng tôi phải yêu cầu khách gửi lại cho nhà băng ngay".
Vì sao các ngân hàng hiện nay lại bắt buộc người mua phải gửi vàng lại cho ngân hàng? Liệu có phải mục đích chỉ là để ngăn chặn hiện tượng đầu cơ vàng như một số ngân hàng lý giải? Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, nguyên nhân chính là ngân hàng muốn cân đối dự trữ vàng, phòng rủi ro khi mà số lượng vàng bán ra lớn hơn lượng có thể mua vào trong nước.
Hiện, có 6 đơn vị được Ngân hàng Nhà nước cho phép bán vàng bình ổn, bao gồm DongA Bank, ACB, Techcombank, Eximbank, Sacombank và Công ty TNHH một thành viên vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC).
Theo quy định, tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc của 5 nhà băng bán vàng bình ổn trên sẽ được mua và bán vàng ra cho dân theo giá niêm yết của Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC. Thế nhưng, nhiều ngày qua, giá vàng mua vào - bán ra tại các ngân hàng này đều có mức chênh lệch nhất định và không đồng nhất với giá niêm yết tại SJC.
Chẳng hạn, lúc 13 giờ hôm nay, vàng miếng SJC niêm yết tại Eximbank là 441,1 - 44,4 triệu đồng/lượng (mua - bán), vàng miếng SJC tại Sacombank có giá 44,35 - 44,55 triệu đồng/lượng, vàng miếng SJC tại ACB là 44,15 - 44,55 triệu đồng/lượng, còn vàng SJC tại thị trường Hà Nội đang được mua - bán ở mức 44,1 - 44,42 triệu đồng/lượng.
(Theo Đất Việt)
Ngân hàng chây ỳ trả nợ... ngân hàng (bee 26/11/2011) -
- Những sai phạm về kinh tế ở EVN : cần sớm quy trách nhiệm cụ thể: hanoimoi.com.vn - Sướng như ông "điện bee.net.vn
-- Thanh tra, giám sát yếu kém (NLĐ). - Khả năng Việt Nam cắt giảm lãi suất — (RFI).
- Tái cấu trúc: Có phải là thần chú? (VEF).-Giấu Chính phủ, tập đoàn đầu tư "lậu" ra ngoài(Tamnhin.net) - Mặc dù Chính phủ đã yêu cầu hạn chế và giảm vốn đầu tư ra ngoài ngành nhưng thực chất, vốn đầu tư này của các Tổng công ty, tập đoàn nhà nước vẫn tăng trong năm 2010, nhiều đơn vị đã đầu tư mà không báo cáo.
-- Cà phê cuối tuần: “Anh cả” viễn thông và hướng đầu tư nước ngoài – Phỏng vấn Phó tổng giám đốc VNPT Phan Hoàng Đức (VnEconomy).-- Thoái vốn đầu tư ngoài ngành trước 31.12.2015 (TN).
- Vực dậy doanh nghiệp vừa và nhỏ (NLĐ). - Thất vọng “Tháng khuyến mãi” (TN).--- Nga dự kiến sẽ ký kết hiệp định thương mại tự do với Việt Nam — (VOA).
China Looking Into U.S. Policies in Renewable Energy Trade NYT -The nation’s commerce ministry opened an investigation on whether American subsidies in the solar, wind and hydroelectric sectors had hurt development of those industries in China.
.---