Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

Nga và TQ đội sổ về đưa hối lộ

Tổ chức Minh bạch thế giới cho rằng tình trạng hối lộ trong kinh doanh là một 'vấn đề khẩn cấp'
Theo kết quả một cuộc khảo sát vừa mới công bố, các doanh nghiệp Nga và Trung Quốc là những người dễ đưa hối lộ nhất khi kinh doanh ở nước ngoài.
Khảo sát của tổ chức chống tham nhũng có tên là Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI) đã hỏi ý kiến của 3.000 doanh nhân về văn hóa kinh doanh của 28 nước.
Những người được khảo sát trả lời câu hỏi về khả năng đưa hối lộ của các công ty đến từ 28 nước này là nhiều hay ít.
Theo đó thì Trung Quốc đứng thứ 27 còn Nga đứng chót bảng xếp hạng.

Trong khi đó thì các nước Anh, Mỹ, Pháp nằm chung thành một nhóm và lần lượt ở các vị trí 9, 10 và 11.
Theo kết quả khảo sát thì hành vi hối lộ thường xảy ra nhất là để giành các hợp đồng trong khu vực công và lĩnh vực xây dựng.
“Điều đặc biệt lo ngại là Trung Quốc và Nga nằm ở chót bảng xếp hạng,” tổ chức Minh bạch Quốc tế cho biết.
“Do sự hiện diện ngày càng tăng của các công ty đến từ các nước này ở phạm vi toàn cầu, hối lộ và tham nhũng có thể sẽ có tác động rất lớn đối với các xã hội nơi mà các công ty này hoạt động cũng như đối với khả năng cạnh tranh công bằng của chúng ở các thị trường này,” bản phúc trình của TI viết.

Giành hợp đồng chính phủ

Bản phúc trình cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế có thêm hành động để đưa các công ty đưa hối lộ khi kinh doanh ở nước ngoài ra ngoài vòng pháp luật.
Đứng đầu bảng xếp hạng minh bạch trong kinh doanh là các công ty đến từ Hà Lan, Thụy Sỹ, Bỉ, Đức, Nhật, Úc, Canada và Singapore.
“Chính phủ các nước G20 cần phải đối phó với tình trạng đưa hối lộ ở nước ngoài như là một vấn đề khẩn cấp,” Chủ tịch TI Huguette Labelle nói trước thềm của Hội nghị thượng đỉnh của các quốc gia phát triển và các nền kinh tế mới nổi G20 ở Cannes, Ph́ap.
Bà cũng nói thêm rằng các chính phủ phải dành thêm nguồn lực cho các công việc điều tra và truy tố.
Trường hợp của Nga được IT đánh giá là một vấn đề đặc biệt thách thức.
“Điều không may là… không có nơi nào trong đời sống xã hội và kinh tế Nga là trong sạch cả," bà Elena Panfilova, giám đốc TI, nói.
Dựa trên một cuộc khảo sát riêng rẽ khác mà TI tiến hành vào năm ngoái, tổ chức này nhận xét rằng hành vi đưa hối lộ xảy ra thường xuyên hơn ở các doanh nhân đến từ những nước mà chính phủ cũng được đánh giá là ít liêm khiết nhất.
Bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hối lộ là khu vực công – nơi mà các công ty cạnh tranh nhau để giành các hợp đồng của chính phủ trong các lĩnh vực từ thu dọn rác thải cho đến xây dựng đường sá.
TI lưu ý rằng do tính chất của các hợp đồng trong khu vực công – vốn thường là những hợp đồng lớn, phức tạp và bao gồm nhiều nhà thầu phụ – khiến cho đây trở thành nơi dễ dàng đẩy chi phí lên cao và che giấu các khoản chi trả không phù hợp.
Tuy nhiên, TI cũng nói rằng việc đưa hối lộ để giành các hợp đồng xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng lớn là ‘lừa gạt tiền của người đóng thuế’ và làm tổn hại đến tiêu chuẩn an toàn của các công trình.
Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp hối lộ các công ty khác cũng thường xuyên như hối lộ các viên chức chính phủ.
Trong các lĩnh vực kinh tế thì lĩnh vực khai thác dầu mỏ và khí đốt mà các doanh nghiệp Nga và Trung Quốc đang hoạt động tích cực nhất cũng là những lĩnh vực dễ xảy ra hối lộ nhất.
Trong khi đó, nông nghiệp là lĩnh vực ít xảy ra tình trạng hối lộ nhất, trong khi khu vực ngân hàng đứng thư tư về ít xảy ra hối lộ trong tổng số 19 ngành được khảo sát.
Minh bạch Quốc tế là một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Berlin, Đức, chuyên theo dõi và đánh giá tình hình tham nhũng trong chính trị và kinh tế của thế giới. Hàng năm tổ chức này đều ra bảng xếp hạng tham nhũng của các quốc gia trên thế giới.


-Nga và TQ đội sổ về đưa hối lộ


Các bài liên quan

--"Sẽ chỉ bảo hiểm tiền gửi cho cá nhân có VND"-- Stockbiz- Dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi đang được nhiều người dân và các đại biểu Quốc hội quan tâm, nhất là các vấn đề như.. - “Đại gia” Việt chơi ngông mua 10 máy bay: Mất thì thôi? (VTC). – Nghe đại gia Việt nhập 10 máy bay riêng ‘trải lòng’ (ĐV).


-Nhật Bản cho Việt Nam vay 1,2 tỷ USD đầu tư hạ tầng TTXVN-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo cấp cao hai nước đã chứng kiến lễ ký Hiệp định vay vốn giữa JICA và Bộ Tài chính Việt Nam trị giá 1,2 tỷ USD

pictureLà chủ tịch HĐQT hai quỹ tín dụng Thanh Tuyền và An Lập nên Phạm Thị Tuyết Phương quen biết nhiều người. Lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của nhiều người, núp dưới chiêu "vay vốn làm ăn", bà Phương đã vay của nhiều hộ dân ở cùng xã và các địa phương khác số tiền lên đến nhiều tỉ đồng.
- TS.Nguyễn Minh Phong: Cảnh báo xu hướng tín dụng “đen”… (Tầm nhìn).
- Phỏng vấn ông Dominic Scriven, tổng giám đốc Dragon Capital: Sợ nhất là vỡ nợ niềm tin (SGTT).
Đại hạ giá bất động sản để kích cầu (VNE). – Hà Nội: Chung cư mini khuyến mại “khủng”, người mua vẫn e dè (LĐ).
- Phỏng vấn Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi khẳng định:“EVN không biết trông chờ vào đâu ngoài việc tăng giá điện” (TQ).
Thiếu quy định thông quan tàu bay 2 chỗ nhập khẩu (HQ).
-- -Cảng biển Việt Nam 'ngập trong vấn đề' - (BBC) -Cảng biển Việt Nam gặp nhiều vấn đề từ quy hoạch kém tới chất lượng hạn chế, dẫn tới kém hiệu quả trong cạnh tranh khu vực.

Đằng sau việc Trung Quốc bỗng mua ốc bươu vàng tại ĐBSCL (DV). – Cảnh báo việc Trung Quốc mua cao su pha trộn tạp chất.
Chi 600 triệu đồng để đòi thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột (VNE).


-- Trung Quốc phê chuẩn nghị định thư với ASEAN (TTXVN).



Biểu tình gần Cannes, nơi sắp diễn ra hội nghị thượng đỉnh G-20 – (VOA).
Chuyên gia: Hy Lạp có thể tìm một lối ra khỏi cuộc khủng hoảng – (VOA).
Mỹ: Châu Âu cần thực thi ngay thỏa thuận giải quyết nợ – (VOA).
-------------------------------------------------------------------------

Tổng số lượt xem trang