Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011

Những cuộc cách mạng thầm lặng tại Đông Nam Á

-Nguồn: R.C. - The Economist
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
08.11.2011
Một năm với sự chấn động bắt mắt và đầy kịch tích ở châu Âu và thế giới Ả Rập. Châu Âu vẫn đùa bỡn vớn sự sụp đổ kinh tế lẫn chính trị, thế giới Ả Rập chỉ đơn giản nổ bùng. Trong cả hai trường hợp, những hệ quả toàn diện của những sự kiện trong năm vẫn chưa xác định rõ; chúng ta chỉ có thể nói một cách chắc chắn rằng những quốc gia như Libya và Hy Lạp đã trải qua một thay đổi khác thường và chắc chắn sẽ không còn như xưa.
Nhưng một phần khác của thế giới cũng đã có được một năm chuyển mình thay đổi: Đông Nam Á. Rõ ràng là nó không có một cú bật vượt bực như tại Trung Đông; những thắng lợi ở đây thì nhỏ nhoi hơn, sự xoay chuyển cũng ít rõ rệt. Nhưng những nguồn lực được giải toả trong năm nay thì có thể khó mà ngăn chặn, trong trường hợp đó, chúng sẽ có thể sẽ đem đến những chuyển biến không thể đảo ngược tại một trong những khu vực bảo thủ về chính trị nhất trên thế giới. Xa hơn nữa, toàn bộ điều này đã đạt được với rất ít máu đổ cũng như chẳng có khủng hoảng tài chính. Hãy gọi chúng là những cuộc cách mạng lịch thiệp.

Hãy xem xét chúng theo từng quốc gia một. Miến Điện có lẽ đã có một bước đi dài nhất trong một thời gian ngắn nhất. Vào tháng Ba một chính quyền dân sự bề ngoài với một tổng thống mới, vốn là một tướng giải ngũ, đã lên thay thế sau nhiều thập kỷ dưới thể chế quân sự độc tài. Một quốc hội đang bắt đầu hoạt động, và người lãnh đạo không chính thức của phe chống đối, Aung San Suu Kyi, người đã được trả tự do vào cuối năm ngoái sau nhiều năm bị giam giữ tại gia, dường như đã được chính quyền chấp nhận như là một thành viên. Luật lệ báo chí nghiêm ngặt đã được nới lỏng và những tù nhân chính trị đã bắt đầu được trả tự do.
Tại Malaysia, thủ tướng Najib Razak vừa qua đã thông báo bãi bỏ hai điều luật nội an nổi tiếng hà khắc, việc nới lỏng những kiểm soát về truyền thông cũng như những biện pháp tự do hoá khác. Bản thân chính phủ cũng đã quảng bá rằng những đổi mới này sẽ thiết lập những thay đổi toàn diện nhất mà đất nước này từng chứng kiến kể từ ngày giành độc lập từ Anh vào năm 1957. Tại Thái Lan, đảng Vì Nước Thái của cựu thủ tướng bị loại bỏ Thaksin Shinawatra, hiện đang được người em gái của ông là Yingluck lãnh đạo, đã có một chiến thắng mạnh mẽ trong cuộc bầu cử vào tháng Bảy. Bắt rễ một phần từ phong trào “áo đỏ” trong nước, nhiều người trong đảng Vì Nước Thái đã vận động cho việc thay đổi chính trị mạnh mẽ, bắt đầu với hai cơ quan bảo thủ (và cấm kỵ) nhất của Thái Lan là quân đội và hoàng gia.
Thậm chí tại Singapore nhỏ bé, cực kỳ ổn định, đảng cầm quyền Nhân Dân Hành Động, cũng như người anh đồng phái Malaysia, vốn nắm quyền từ khi giành độc lập từ Anh, cũng đã không tránh được những ngọn gió cách tân. Trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng Năm, lượng phiếu họ giành được đã nằm ở số thấp nhất từ trước đến nay; trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Tám ứng cử viên của đảng Nhân Dân Hành Động đã thắng cử một cách vất vả. Đây là những bước lùi chưa từng thấy từ đảng của Lý Quang Diệu. Đảng Nhân Dân Hành Động đã hứa sẽ “lắng nghe”. Thậm chí có thể còn đáp ứng.
Việc gì đã khiến cho hàng loạt những thay đổi hàng loạt này? Điều nổi bật nhất là, không như những nước Ả Rập, đa số những việc này là thay đổi chính trị từ trên xuống; chính quyền, chứ không phải là “đường phố”, thường đã nắm giữ quá trình thay đổi, hướng nó vào những hành động chính trị có giới hạn tại những quốc gia như Miến Điện và Malaysia. Tuy nhiên, chính quyền chắc chắn là đã bị hích nhẹ, thậm chí bị thúc đẩy, bởi sự đe doạ trực tiếp từ sức mạnh của quần chúng.
Ví dụ như nhiều đổi mới của Malaysia, đã chỉ xảy ra sau khi chính quyền vụng về tìm cách đàn áp một cuộc biểu tình vào tháng Bảy tại Kuala Lumpur. Những người biểu tình không đòi hỏi những cách tân mạnh mẽ mà chỉ là những thay đổi nhỏ trong hệ thống bầu cử, nhưng họ đã bị cảnh sát đàn áp trên đường phố với hơi cay và vòi rồng. Một chính phủ ngượng ngùng, đối diện với cơn bão chỉ trích trong và ngoài nước, đã nhanh chóng loại bỏ chính những luật lệ an ninh mà họ đã dùng để biện giải cho việc đàn áp trước đấy.
Tương tự, tại Thái Lan những người áo đỏ sẽ cho rằng thắng lợi của họ là kết quả của những năm tranh đấu theo sau việc vị anh hùng của họ, ông Thaksin bị loại bỏ sau cuộc đảo chính vào năm 2006. Khoảng chín mươi người đã bị giết tại Bangkok vào năm ngoái trong những đụng độ giữa binh lính và những người áo đỏ. Và bạo lực đã bùng nổ thường xuyên ở Miến Điện vì những yêu sách về thay đổi chính trị.
Miến Điện từ lâu đã là một khu vực thảm bại về kinh tế. Nhưng tại những nơi khác trong vùng, áp lực đòi thay đổi thường đến từ nhận thức rằng thay đổi chính trị và xã hội đã không đuổi kịp việc phát triển kinh tế. Nhiều chính thể chấp nhận đổi mới trong năm nay vẫn chính là những sản phẩm của môi trường chiến lược địa lý của thời kỳ chiến tranh lạnh, khi ổn định chính trị là điều tiên yếu. Ví dụ như những luật lệ an ninh gây tranh cãi của Malaysia, đã ra đời từ thời chính quyền thuộc địa Anh đang chống lại phiến quân cộng sản.
Ở phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, từng khuyến khích những chính phủ chống cộng vững vàng, ngay cả nếu, tại những nơi như Indonesia và Thái Lan, điều ngày thường đồng nghĩa với chính thể quân sự độc tài. Tại Thái, quân đội vẫn đóng một vai trò chuyên can thiệp vào đời sống chính trị. Thật thế, nhiều người đã e ngại rằng nó sẽ không thừa nhận chiến thắng của đảng Vì Nước Thái năm nay - nhưng cho đến nay thì họ vẫn chấp nhận. Trong nhiều khía cạnh Indonesia đã dẫn đường cho quá trình giải phóng chính trị khi Tổng thống Suharto bị lật đổ trong một cuộc nổi dậy của dân chúng vào năm 1998. Tuy nhiên sự vỡ mộng vì những chính trị gia tham nhũng, và sự thất bại trong việc lập hiến những quyền tự do mới, đã là một cảnh báo cho những nước khác trong khu vực.
Những nhà lãnh đạo chính trị được đúc từ chính sách từ thời chiến tranh lạnh đã nhận thấy rằng một thế hệ trẻ hơn - những người khoảng 40 trở xuống - không còn chịu lắng nghe lời kêu gọi đoàn kết vì ổn định ngày xưa. Họ muốn có những lựa chọn chính trị và xã hội cho chính mình.
Phản ứng dây chuyền?
Tại quốc gia Miến Điện bị bần cùng hoá, trật tự thay đổi đang đi ngược chiều. Mối quan tâm của chính quyền là nhằm đuổi kịp các nước láng giềng về mặt kinh tế, trong khi phe đối lập lại muốn cải cách chính trị trước. Nếu cả hai đều xảy ra trong cùng lúc, điều này sẽ đặt một áp lực khổng lồ lên những cơ quan quyền lực của quốc gia - Miến Điện thậm chí có thể bị tan vỡ. Tuy nhiên bất chấp mọi rủi ro, nếu nó có thể làm được cả hai việc, nó sẽ khuyến khích sự thay đổi tại những quốc gia khác như Cambodia và Việt Nam. Và điều này sẽ gây áp lực như thế nào đối với Trung Quốc, vốn đã quen với hàng loạt những kẻ độc tài cùng lý tưởng và dễ bảo ở phía nam? Những tổng thống Mỹ như Lyndon Johnson có thể đã gọi việc này là hiệu ứng domino.

Những cuộc cách mạng thầm lặng tại Đông Nam Á



Taxi HN ‘bắt chẹt khách Interpol’ bị bắt  – (BBC). - Tập đoàn Việt Nam Vinashin bị Hà Lan khởi kiện đòi nợ  – (RFI). -- TP.HCM xin ý kiến phương án xây dựng tượng đài Bác Hồ (PLTP)- KS Lê Trung Thành: Chuyện chưa biết nhiều về Dự án Bauxite Tây Nguyên (Bài 1) – (BoxitVN).
Chuyện bật bãi của đ/c Minh Nhớp (tiếp theo)  —  (Phan Thế Hải).
Bán vé ca chạc [nhạc] kiểu công an hay ăn xin thời hiện đại?  —  (Trương Duy Nhất).
Huyện Từ Liêm giải quyết kiểu “rùa bò” với cả việc nhà chùa (DT).
Không tán thành lập Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá (TN).- Bỏ lơ một kênh phản biện (PLTP).
-- Vũ Văn Thái – Đã đến lúc phải ban hành tình trạng khẩn cấp – (x-café). – Phan Thị Thanh Nhàn: THƯ NGỎ GỬI BỘ TRƯỞNG ĐINH LA THĂNG (Trần Nhương). - Mong Bộ trưởng Đinh La Thăng “vi hành” đường sắt (TVN).- Bộ trưởng Đinh La Thăng và 120 ngày “tả xung hữu đột” (GDVN).  – Thưa bộ trưởng, còn việc nữa cần trách nhiệm cá nhân (TTVH).
Thủ tướng sẽ quyết phương án điều chỉnh giờ làm Hà Nội (VnMedia).  – Ùn tắc giao thông ở Hà Nội: Nguyên nhân và giải pháp: Bài 1: Những “nút thắt” vô hình và hữu hình;  – Bài 2: Ý thức kém, giải pháp bị động (HNM).  – Lê Doãn Hợp – cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: Năm giải pháp cơ bản giảm ùn tắc giao thông đô thị (TVN).  – “Rao bán” giải pháp chống ùn tắc giá 100 tỷ! (VnMedia). - Thay đổi giờ học, giờ làm: Lấy ý kiến bộ, ngành (DV).  – Bộ Giao thông Vận tải không “mâu thuẫn” với TP.Hà Nội (TQ).
Bộ Kế hoạch phản đối thu phí đại lộ Thăng Long (VNE).
Những bức tường (Hiệu Minh).  - Trà Mi với mục Tạp chí Thanh niên: Blogger trong nước viết thỉnh nguyện thư đòi trả tự do cho Điếu Cày  – (VOA).-- Việt – Mỹ đối thoại nhân quyền lần thứ 16 (DV).  – Chủ tịch UBND TPHCM gặp gỡ thị trưởng TP San Francisco (SGGP).
- - Trung Quốc: vượt cả ngàn cây số đi tặng tiền cho Ngải Vị Vị   – (RFI).  – Bắc Kinh không suy suyển trước luồng tiền ủng hộ ông Ngải Vị Vị – (VOA).
Trung Quốc đả kích chuyến đi thăm Mông Cổ của Đức Đạt Lai Lạt Ma  – (VOA). Không ngờ đất nước nhỏ bé, nghèo, ít tiếng tăm, lại nằm ngay kế bên TQ mà dám làm chuyện này.
Trung Quốc kết án tử hình một Tổng giám đốc tham nhũng  – (RFI). “Ông Ngô Kiến Văn, 42 tuổi, đã bị Tòa án Thượng Hải tuyên án tử hình hôm qua, do đã nhận hối lộ gần 12 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,9 triệu đô la) và tham ô 33,55 triệu nhân dân tệ…”
“Quần chúng tự phát”, chiếc gai trong thực thi dân chủ (RFA 9-11-11) -- P/v Lê Hiếu Đằng

Tổng số lượt xem trang