Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

Ô nhiễm trầm tích biển ở Việt Nam

<img src="images/noibat_large_img01.jpg" border="0"/>-Ô nhiễm trầm tích biển ở Việt Nam – phần một
(Tamnhin.net) - Môi trường trầm tích biển dường như bị lãng quên ở Việt Nam. Thế nhưng trên thực tế đây là chỗ nuôi trồng thủy sản và là nơi “cắm chân” của ba hệ sinh thái ven biển là hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái cỏ biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Tiến sĩ Đào Mạnh TiếnTầm nhìn.net đã có cuộc trao đổi về tầm quan trọng của trầm tích đối với môi trường biển cùng Tiến sĩ Đào Mạnh Tiến – nguyên Liên đoàn Trưởng Liên đoàn Địa chất biển thuộc Tổng cục Biển đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, và nay là Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển bền vững (Liên hiệp các hội KHKT VN).


-Thưa Tiến sĩ, trong môi trường biển nói chung thì trầm tích biển nên được nhìn nhận như thế nào?


TS Đào Mạnh Tiến: Môi trường trầm tích biển rất quan trọng. Đây là chỗ nuôi trồng thủy sản và là nơi “cắm chân” của ba hệ sinh thái ven biển là hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái cỏ biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn. Ba hệ sinh thái này ngoài là nơi cư trú, sinh sản, thậm chí là thức ăn của các động vật biển thì còn có tính năng bảo vệ dải bờ biển của chúng ta chống xói lở, chống san lấp luồng lạch, giảm thiểu tối đa nếu có sóng thần.


Bãi biển ở Nam Định

Xuất phát từ thực tế đó mà Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua tuyển chọn (có thể xem như là đấu thầu) giao cho Liên đoàn Địa chất biển thuộc Tổng cục Biển đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, là cơ quan chủ trì và tôi làm chủ nhiệm đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước mang mã số KC09.21/06-10 “Nghiên cứu đánh giá khả năng tích lũy các chất gây ô nhiễm trong môi trường trầm tích ven bờ biển Việt Nam”.

-Xin Tiến sĩ cho biết, mục tiêu chính của đề tài do Tiến sĩ làm chủ nhiệm là gì?

TS Đào Mạnh Tiến: Mục tiêu của đề tài là xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về trầm tích biển, đặc điểm về trầm tích biển, về sự tiến hóa của trầm tích biển và các chất gây ô nhiễm môi trường biển, ví dụ như các kim loại nặng POPs và các vật chất hữu cơ độc hại khó phân hủy khác. POPs (persistent organic pollutans) thường là các hợp chất của halogen và có đặc điểm là ít tan trong nước và hóa tan trong mỡ rất cao, nó thường tích tụ trong các mô mỡ, chúng hầu như bay hơi kém nhưng khi đã bay hơi thì có khả năng vận chuyển rất xa trong không khí trước khi xảy ra lắng đọng. Ta gọi chúng là các chất hữu cơ khó phân hủy, tồn lưu nhiều trong môi trường, gồm có thuốc trừ sâu, các chất sản sinh ra từ sản phẩm nông nghiệp, sản sinh ra từ các chất thải do hoạt động giao thông vận tải .Vì nước mình có thói quen, đặc biệt vùng đồng bằng Sông Cửu Long, các cây xăng thường ở trên biển, cửa sông ven bờ biển. Cái thứ hai là có thói xấu đổ các cặn bã trên tàu xuống biển.


Rừng ngập mặn

Việc nghiên cứu những cái này đưa cho chúng ta cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu có tầm quan trọng ngoài việc cho các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý vĩ mô hiểu được tình hình thực tế của ô nhiễm môi trường biển. Mặt khác nó còn có ý nghĩa là nước mình mới đi vào phát triển thế thì mình phải có nền địa phương từ đầu. Sau này thí dụ vùng Bình Thuận chẳng hạn, hàm lượng thủy ngân mới chỉ như thế này thôi, sau này ta xây một loạt các nhà máy thì có cơ sở để đánh thuế. Ví dụ môi trường phóng xạ của vùng Nam Trung Bộ. Hiện nay chúng tôi đang nghiên cứu vấn đề như vậy và cũng phải đánh giá phông tự nhiên của phóng xạ trong bối cảnh chuẩn bị xây Nhà máy điện nguyên tử. Phải xác định được phông tự nhiên ban đầu của nó để sau này khi xây dựng xong Nhà máy điện nguyên tử thì mới có cơ sở để so sánh.

Mục tiêu thứ tư là đề ra được giải pháp quản lý. Từ trước đến nay chúng ta quen áp dụng mô hình từ trên xuống – top down. Gần đây ta bắt đầu vận dụng sự tự giác của cộng đồng – bottom up, tức từ dưới lên. Đây là hai phương thức đề xuất ra được việc sử dụng nguồn tài nguyên trầm tích biển như thế nào cho hợp lý. Trầm tích biển gồm có hạt mịn – bùn, cát có đường kính nhỏ hơn 0,64 (độ hạt của xi măng), sau đó đến cát – cát tinh, cát thô. Tất cả các loại ấy đều trở thành vật liệu xây dựng. Cát bùn thì san lấp. Chẳng hạn Xinhgapo cách đây 2 năm đặt vấn đề mua khoảng 13 tỷ USD cát để lấp biển…

-Thưa Tiến sĩ, như vậy là đề tài nghiên cứu xuất phát từ như cầu bức thiết của cuộc sống?

TS Đào Mạnh Tiến: Đúng vậy. Đề tài được hình thành trên cơ sở nhu cầu thực tế của công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản về biển ở Việt Nam, xuất phát từ mục tiêu bảo vệ môi trường biển và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trầm tích biển mang ý nghĩa vật liệu xây dựng có nguồn gốc biển. Mặt khác cũng do việc từ trước tới nay việc nghiên cứu môi trường biển các viện nghiên cứu biển của Việt Nam tập trung chủ yếu là nghiên cứu môi trường nước biển bởi vì đấy là môi trường năng động nhất và dễ lan truyền ô nhiễm nhất và ảnh hưởng nhiều đến hệ sinh thái và các nguồn lợi cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng trong mối quan hệ giữa nước biển và nước lục địa, giữa nước biển với nước ngầm ở vùng ven biển, nước biển ở lưu vực sông.


Bản đồ khảo sát Vịnh Hạ Long
Vùng ven biển Việt Nam kéo dài theo đuờng bờ biển hơn 3.200 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, có tài nguyên sinh vật và không sinh vật phong phú. Hoạt động kinh tế tại các vùng ven biển diễn ra hết sức sôi động và hiệu quả. Nhưng đi cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội là sự gia tăng khả năng tích lũy các chất gây ô nhiễm môi trường biển nói chung và môi trường trầm tích ven biển nói riêng. Để phát triển bền vững, việc nghiên cứu khả năng tích lũy các chất gây ô nhiễm trong môi trường trầm tích biển là một nhu cầu khách quan.
Trần Quang Vinh (thực hiện)-
(còn tiếp)- – Ô nhiễm trầm tích biển ở Việt Nam – phần hai (Tầm nhìn). (Tamnhin.net) - Tamnhin.net tiếp tục có cuộc trao đổi về phương pháp đánh giá ô nhiễm trầm tích biển cùng Tiến sĩ Đào Mạnh Tiến – nguyên Liên đoàn Trưởng Liên đoàn Địa chất biển thuộc Tổng cục Biển đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, và nay là Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển bền vững (Liên hiệp các hội KHKT VN). 
Xóm chài trên Vịnh Hạ Long

-Thưa Tiến sĩ, để đánh giá mức độ ô nhiễm trầm tích biển ở Việt Nam thì ông và các cộng sự đã áp dụng những phương pháp gì?

TS Đào Mạnh Tiến: Về phương pháp thực hiện thì nói chung chúng tôi thực hiện mang tính chất kinh điển, tức là thế giới ngươi ta làm như thế nào thì Việt Nam mình cũng học cách làm như thế. Hệ thống phương pháp thì phong phú, tôi chỉ nêu những phương pháp trọng tâm, mang tính chất mới. Phương pháp đầu tiên là kế thừa. Vì một đề tài khoa học – công nghệ với chi phí tối đa không quá 7 tỷ đồng mà phương pháp điều tra trên biển một ngày ra biển với con tàu, đi 2 tiếng là trên 50 triệu đồng. Trang thiết bị, con người. Chi phí vô cùng tốn kém.

Phương pháp khảo sát thực địa. Khảo sát ở đây mang tính chất thẩm định và bổ sung. Thẩm định là xác định lại các số liệu cũ trước đây mình đo có chuẩn không. Nếu mà chuẩn thì không nói làm gì, còn không chuẩn thì vì sao.

Thời kỳ những năm 90 – 91 chúng tôi bắt đầu xuống biển. Trước đây Trung tâm Địa chất khoáng sản biển, sau này là Liên đoàn Địa chất biển, và sau khi tôi rời khỏi đó là Trung tâm Đia chất khoáng sản biển thì năm 1989 chúng tôi từ trên đất liền xuống biển, là những người Việt Nam đầu tiên điều tra, khảo sát tài nguyên môi trường biển một cách hệ thống, bài bản. Trước đây việc nghiên cứu mang tính chất da báo, tính chất chuyên đề…


Đồ nghề đi biển của nhóm nghiên cứu đề tài

Phương pháp khảo sát môi trường biển gồm có các phương pháp địa chất, thủy lực…, phương pháp kinh điển.

Trong hệ thống phương pháp ấy có nét chung của nó. Chúng tôi kẻ ô vuông, từ bờ biển trở ra, kẻ một tuyến vuông góc với bờ biển, trên các tuyến ấy thì làm ra các ô vuông, với 1/500.000, cứ 25 km2 đặt 4 trạm. Các trạm ấy lấy mẫu nước, mẫu trầm tích, mẫu địa chất, mẫu khoáng sản. Đo các tham số về thủy động lực, tham số về gió, khí tượng, nhiệt độ, vi khí hậu, môi trường xạ. Và mỗi trạm ấy có phương pháp lấy mẫu riêng.

Sau khi đo đạc, lấy mẫu xong thì chuyển tất cả kết quả đo đạc vào hệ thống xử lý số liệu chung. Phương pháp thứ nhất là phân tích mẫu, phân tích độ hạt, phân tích chất lượng của vật liệu xây dựng biển…

Lấy mẫu nước thì tùy theo độ sâu của nước. Nếu độ sâu của nước 12 m thì chúng tôi chỉ lấy tầng mặt vì tầng mặt đại diện cho độ sâu 12 m. Nếu độ sâu của nước dao động từ 12 – 20 m thì lấy tầng mặt và tầng giữa. Nếu độ sâu của nước từ 20 m trở lên thì lấy 3 tầng – tầng mặt, tầng giữa và đáy. Có thiết bị chuyên dùng lấy nước tự động, cần lấy nước độ sâu nào thì mình bấm chỗ ấy. Lấy mẫu bùn thì chúng tôi áp dụng nhiều phương pháp, chẳng hạn thước đại dương – lấy tầng mặt, thấp 5 cm từ đáy biển trở xuống. Nếu lấy bùn sâu hơn thì chúng tôi sử dụng ống phóng tự lực – tức ống phóng thả xuống, có lỗ và có lẫy. Ống phóng tự lực nếu ở bùn thì xuống 1,7 m. Nếu trầm tích biển là cát thì thước đại dương cũng lấy được… Dùng ống phóng pít tông. Ống phóng pit tông khi chạm đáy biển thì nó tạo chân không cho cát đùn lên, lấy được nhiều nhất 1,2 m từ đáy biển.

Về khoảng cách từ bờ ra biển thì tùy, chúng tôi làm theo độ sâu vì độ sâu sẽ quyết định địa hình đáy biển. Độ sâu 3 m nước nếu ở Vũng Tàu thì cách bờ 150 km nhưng ở miền Trung thì chỉ 200 m nước. Còn ở Vịnh Bắc Bộ… Khoảng cách không có khó khăn gì, khó khăn là đo độ sâu. Độ sâu thay đổi thì thiết bị cũng thay đổi…


Đo tác động của sóng đối với trầm tích biển

-Xin Tiến sĩ cho biết, đâu là cái mới trong cách đánh giá mức độ ô nhiễm trầm trích biển của đề tài co Tiến sĩ làm chủ nhiệm?

TS Đào Mạnh Tiến: Phương pháp mới của đề tài là như thế này. Tôi lấy vùng A có 7 nguyên tố chất độc, tôi đếm thứ tự độc hại của nó, dioxin, xenuya, thủy ngân, catimi, asen… đều dưới 0,99%, đủ tiêu chuẩn an toàn theo tiêu chí đánh giá ô nhiễm. Nhưng ở vùng khác chỉ cần nguyên tố đồng lên đến 1,1% thì bị đánh giá ở mức nguy hiểm.

Như vậy ở đây tiêu chuẩn ô nhiễm môi trường có chỗ nào đó bất cập bởi vì 7 nguyên tố đạt 0,99% ấy nó cộng lại thì đánh vào sức khỏe của con người hơn hẳn 1,1% nguyên tố đồng.

Tiêu chuẩn đánh giá mức độ ô nhiễm thì tùy vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng nước. Ví dụ các nước phát triển mạnh thì ngưỡng. Các nước công nghiệp thì ngưỡng thấp hơn các nước đang phát triển. Tôi nói rằng 9 nguyên tố sát ngưỡng vốn được xem ở Việt Nam là không ô nhiễm, nhưng 1 nguyên tố vượt trên 1% thì bị coi là gây ô nhiễm, điều này không công bằng. Chúng tôi đưa ra phương pháp tổng số để cho điểm. Chúng tôi cho điểm thì theo kết quả chúng tôi đưa ra thì các vùng có 9 nguyên tố sát mức ô nhiễm thì mức độ gây hại lớn hơn ít nhất 4,5 lần so với vùng nước chỉ có 1 nguyên tố vượt ngưỡng. Đây là thắng lợi trong phương pháp của chúng tôi.


Bản đồ đánh giá ô nhiễm Vịnh Hạ Long

-Thưa Tiến sĩ, vùng thủy vực nào được Tiến sĩ đánh giá có mức độ ô nhiễm cao nhất ở nước ta? 

TS Đào Mạnh Tiến: Thường có hai loại thủy vực – vùng vịnh và cửa sông. Hai loại thủy vực có nguy cơ ô nhiễm nhiều nhất là vì ở đấy có mối quan hệ giữa đất liền với biển là tác động của đất liền là rất lớn. Cái thứ hai là những chỗ ấy là chỗ các hoạt động kinh tế - xã hội của con người ở dải ven biển tập trung là chính. Thí dụ như giao thông vận tải, neo đậu tàu thuyền, du lịch. Cửa sông là cửa ra vào. Bờ biển của mình hơn 3.260 km nhưng không phải chỗ nào tàu cũng đỗ được cả. Phải qua cửa, vào cửa thì tàu phải qua cửa sông. Vịnh và cửa sông là hai thủy vực quan trọng nhất và tiềm ẩn nhiều nhất về ô nhiễm môi trường. Chính vì thế đề tài mới thực hiện nghiên cứu, điều tra bổ sung các hệ thống bản đồ và ô nhiễm tích lũy ở tỷ lệ lớn. Thứ nhất là Vịnh Hạ Long, thứ hai là cửa Ba Lạt, cửa sông Hồng, thứ ba là vịnh Đà Nẵng, thứ tư là cửa Bảy Hạp (U Minh Thượng, Cà Mau), thứ năm là vịnh Rạch Giá. Tức 3 vịnh và 2 cửa sông.

(Tamnhin.net) - Tamnhin.net tiếp tục có cuộc trao đổi về tiêu chuẩn đánh giá ô nhiễm trầm tích biển cùng Tiến sĩ Đào Mạnh Tiến – nguyên Liên đoàn Trưởng Liên đoàn Địa chất biển thuộc Tổng cục Biển đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, và nay là Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển bền vững (Liên hiệp các hội KHKT VN). 
Bản đồ trầm tích biển ở mũi Cà Mau
-Xin Tiến sĩ cho biết tiêu chuẩn đánh giá mức độ ô nhiễm mà Việt Nam đang áp dụng đối với môi trường trầm tích biển.

Tiến sĩ Đào Mạnh Tiến: Đất đai có tiêu chuẩn về chuẩn ô nhiễm riêng của Việt Nam. Hoặc về môi trường nước thì mặt nước biển ven bờ Việt Nam có tiêu chuẩn môi trường. Riêng trầm tích biển thì hiện nay chưa có tiêu chuẩn. Trước thực trạng chưa có tiêu chuẩn như thế, tôi sử dụng hai tiêu chuẩn của Canada, nó gắn liền với điều tra bệnh học.

Tất nhiên các tiêu chuẩn đều gắn liền với điều tra bệnh học. Nhưng riêng Canada ngoài điều tra bệnh học còn điều tra về đa dạng sinh học, sự thay đổi các hệ sinh thái. Nó đưa ra khái niệm TEN – giá trị ngưỡng. Và TEN tức là giá trị mà vượt lên trên thì tác động mạnh mẽ tới đặc điểm sinh học của vật chất hữu cơ, trong đấy có nguồn lợi, có con người. Bản chất của tiêu chuẩn Canada là như vậy. Và ở Việt Nam chúng tôi áp dụng tiêu chuẩn Canada. Cái nào vượt TEN thì ô nhiễm.

Ở Mỹ thì người ta dùng tiêu chí độc tính của Mỹ. Nó đơn giản hơn. Tại sao phải dùng cả hai tiêu chuẩn? Dùng TEN thì mới có cái đánh giá được chừng mực nào đấy sự thay đổi cấu trúc tế bào của thủy sản. Còn độc tính của Mỹ thì chỉ biết cái đó bắt đầu ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các nguồn lợi, cá tôm… hệ sinh thái đáy biển.

 
Chuẩn bị “đồ nghề đi biển” của nhóm
nghiên cứu đề tài


Kiểm tra thiết bị đo độ nhiễm xạ

-Thưa Tiến sĩ, đề tài của ông đề xuất giải pháp gì cho tình trạng ô nhiễm môi trường trầm tích biển ở Việt Nam?

Tiến sĩ Đào Mạnh Tiến: Về giải pháp xử lý. Mục tiêu là bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn lợi của đáy biển, đặc biệt là nguồn lợi về vật liệu xây dựng. Trong đề tài của chúng tôi có chuyên đề các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trầm tích biển và bảo vệ môi trường. Chủ yếu là những vùng cửa sông. Có hai hiện tượng ở cửa sông đối lập nhau nhưng lại kết hợp với nhau một cách chặt chẽ, hữu cơ. Đáy của cửa sông thì bồi lắng, làm lấp luồng lạch giao thông. Nhưng bờ của cửa sông lại xói lở. Hai việc ấy là hai quá trình đối lập nhau. Thế thì xử lý như thế nào? Ở cửa Ba Lạt và cảng Đình Vũ (Hải Phòng) cứ 10 m3 múc đổ ra thì nó trở lại 4 – 5 m3 theo dòng chảy. Thế thì chúng tôi có kiến nghị là ở vùng cửa sông nên biến việc nạo hút bùn thành vừa nạo hút vừa khai thác vật liệu để san nền. Ở miền Bắc thì không có vấn đề gì lớn với vật liệu san nền bởi vì có cát ở bờ sông. Riêng với đồng bằng Nam Bộ, ví dụ Sóc Trăng. Năm 2005 sú vẹt lấn biển, lúa lấn sú vẹt. Rồi tôm lấn lúa. Bây giờ đất màu lấn cả tôm lẫn lúa, tức là tính ra nếu anh đào đất màu mà bán thì lợi nhuận cao hơn trồn lúa, nuôi tôm, làm cho đồng bằng bạc màu là vì thiếu vật liệu san nền. Đồng bằng sông Cửu Long không có vật liệu san nền. Chúng tôi kiến nghị các vùng cửa sông tập trung vấn đề giải quyết nạo hút lòng sông gắn với khai thác vật liệu san nền.

Về vấn đề ô nhiễm, chúng tôi kiến nghị như sau: Thứ nhất, phải đưa việc bảo vệ môi trường vào cuộc sống, tức là chỉ có cách từ trên xuống – top down thì chưa phải mà quan trọng nhất mà phải bottom up – dưới lên. Người dân mà đứng ra quản lý bảo vệ môi trường thì bản thân họ trước hết phải thay đổi vì ô nhiễm môi trường đâu phải do nhà nước mà chính là do người dân. Thế thì phải có sự bảo vệ môi trường, đưa bảo vệ môi trường vào cuộc sống. Giáo dục, nâng cao trình độ dân trí để họ tham gia và bảo vệ môi trường, tham gia quản lý bảo vệ môi trường.

Về mặt kỹ thuật thì phải giảm thiểu tối đa việc xả thải của các khu công nghiệp vùng ven biển, xả thải bừa bãi của các doanh nghiệp chế biến hải sản… Cửa sông Phan Thiết, Bình Thuận vỏ trai, hàu, nghêu… chất thành núi…

Nâng cao chế tài xử phạt đối với khu vực ven biển, đặc biệt quy trách nhiệm cho chính quyền bảo bệ môi trường của địa phương một cách đầy đủ hơn.

Nhìn chung môi trường nước và trầm tích trong 5 vùng trọng điểm - Vịnh Hạ Long, Cửa Ba Lạt, Vịnh Đà Nẵng, Cửa Bảy Hạp, Vịnh Rạch Giá, ngày càng xấu đi. Trong thời gian từ năm 1995 đến năm 2009 chúng tôi nhận thấy có sự biến động: Hàm lượng trung bình của các kim loại nặng trước năm 1998 đều không cao và bắt đầu tăng cao với mức độ khác nhau từ năm 1998 đến 2004, sau đó có xu hướng giảm. Tuy nhiên mức độ tăng có khác nhau đối với từng nguyên tố, và thời gian tăng ở các vùng khác nhau, các nguyên tố khác nhau thì cũng khác nhau.

Nguyên nhân có lẽ trước năm 1998, mức độ hoạt động kinh tế chưa mạnh, từ 1998 đến 2004 do hoạt động xả thải mạnh hơn nên có sự tăng cao hàm lượng các kim loại nặng và sau năm 2004 do Nhà nước tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra môi trường và ý thức của người dân tốt hơn, nên mức độ xả thải ít hơn. Những nhận định trên chỉ là bước đầu, cần phải đầu tư tiếp tục nghiên cứu.

Nạo vét cửa biển

-Theo Tiến sĩ thì chúng ta cần có định hướng gì trong việc bảo vệ và khai thác trầm tích biển?

Tiến sĩ Đào Mạnh Tiến: Một số định hướng sử dụng, khai thác hợp lý trầm tích biển và giải pháp cho 5 vùng trong điểm như sau:

- Định hướng khai thác và sử dụng hợp lý trầm tích biển vịnh Hạ Long theo thứ tự ưu tiên: Bảo tồn và bảo vệ tài nguyên vị thế- tài nguyên du lịch- sinh thái, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch và nuôi trồng thủy sản

- Định hướng khai thác và sử dụng hợp lý trầm tích biển cửa sông Ba Lạt theo thứ tự ưu tiên: Bảo tồn và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch và nuôi trồng thủy sản, khai thác vật liệu xây dựng, đặc biệt là cát san nền nhưng quy mô, vị trí cần phải đánh giá tác động MT và đánh giá tác động MT chiến lược

- Định hướng khai thác và sử dụng hợp lý trầm tích biển vịnh Đà Nẵng theo thứ tự ưu tiên: Bảo tồn và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch, xây dựng khu đô thị lấn biển và khai thác vật liệu xây dựng.

- Định hướng khai thác và sử dụng hợp lý trầm tích biển vịnh Rạch Giá theo thứ tự ưu tiên: bảo tồn và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, du lịch sinh thái, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

- Định hướng khai thác và sử dụng hợp lý trầm tích biển vịnh Bảy Háp theo thứ tự ưu tiên: Bảo tồn và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch và nuôi trồng thủy sản, khai thác vật liệu xây dựng có quy mô thích hợp.

Trần Quang Vinh (thực hiện)


Thanh Niên
(TNO) Khoảng 6 giờ 45 phút sáng nay 7.11, trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa xảy ra động đất nhẹ. Chị Trịnh Thị Hương, ngụ tại thị trấn Vĩnh Lộc cho biết: “Lúc ấy tôi đang phơi quần áo trên sân thượng thì nghe có một tiếng động lớn, ...
Rung lắc tại Thanh HóaTiền Phong Online

A lô! Cảnh sát 113 đây (ND). “Tôi không lạ gì anh Đinh La Thăng' - p/v ô Vũ Mão Dải phân làn thành bẫy trên đường (LĐ).Bao giờ cho hết kẹt xe (VNE).
-- Tôi ‘thách’ Bộ trưởng Thăng cứu được HN, TPHCM khỏi kẹt xe (GDVN).- Đề án hạn chế phương tiện cá nhân ở Hà Nội : Ôtô sẽ được “soi” kỹ (TT).-- Vụ thanh niên bị đánh gãy mũi: CSGT không sai? (VTC).
Sinh viên mở nhầm cửa thoát hiểm máy bay (VNE).
Người mẹ của 166 đứa con (TT). - Tuần tới xem xét kỷ luật vụ “thi hộ sếp” (TT).- Kệch cỡm như bình chọn vịnh Hạ Long (RFA’s blog).
-Án mạng: 2 ông già 70 tuổi cầm dao chơi cờ tướng
XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Trong lúc đánh cờ tướng giữa 2 ông già đều đã khoảng 70 tuổi, chỉ vì cay cú ăn thua mà dẫn đến đánh nhau, 1 ông dùng dao đâm ông kia trọng thương đưa đi cấp cứu, sau đó chết tại bệnh viện. Trước đó, hồi ngày 24/11, tại khu vực dân cư gần chợ Song Khê ...
Bị bạn chơi cờ tướng dùng dao hãm hạiHà Nội Mới
Ông già 70 tuổi đâm chết bạn24 giờ
Mâu thuẫn chơi cờ, đâm chết ngườiThanh Niên
Dân Trí -An ninh thủ đô -Zing News
-

Thủ tướng: “Không để xuất khẩu thô khoáng sản” (TTXVN).   – Khai thác khoáng sản phải hướng vào chế biến sâu, dứt khoát không xuất khẩu thô (Tầm nhìn).  – Công nghệ lạc hậu gây tổn thất khoáng sản (VOV).- Lũ quét bất ngờ cuốn trôi 4 người tại Quảng Nam (TTXVN). - Tuyến đê biển ngăn triều Vũng Tàu – Gò Công 50.000 tỉ đồng: Ủng hộ nhiều, phản đối không ít (SGTT). -- Hiện tượng “thuỷ triều xanh” trên vịnh Nha Trang (SGTT). -- Sân golf mặt nước ‘ô nhiễm cảnh quan’ hồ Tây (ĐV). - - Số tê giác bị giết lên mức kỷ lục (VNE).
Doanh nghiệp xả thải – Pháp luật chưa nghiêm (VOV).
Tỷ lệ che phủ rừng 39,5% – đâu là giá trị thực? (VOV).


Miền Trung mưa lớn, lũ dâng, ít nhất 5 người chết (TT).
TTO - Những trận mưa như trút đang đổ xuống miền Trung. Mực nước các sông lên nhanh, lũ lại ập tới chia cắt khúc ruột miền Trung. Ít nhất năm người đã thiệt mạng - trong đó có một học sinh. Mưa lớn ở thượng nguồn những ngày qua khiến các hồ chứa ở Thừa ...
Miền Trung lũ dâng, ít nhất 5 người chết24 giờ
Mưa cực lớn ở miền núi, lũ thành phố lên đột ngộtDân Trí
“Bỗng dưng” nước lũ dâng nhanhVietNamNet
Sài gòn Giải Phóng
– Thừa Thiên-Huế: Lũ lên bất ngờ, hạ du ngập nặng (DV).  – Quảng Nam: 4 người chết do lũ quét, Huế ngập 1m (SGTT).  – Quảng Nam: 7 ngày, 8 người bị “lũ ống” cuốn chết (DV).  –Quảng Nam, Đà Nẵng ngập trong nước(VOV).


Ảo thuật gia ngoại quốc lên Tây Nguyên lừa vàng -- Ảo thuật gia ngoại quốc lên Tây Nguyên lừa vàng (TP).--
Người nước ngoài vào bưu cục trộm tiền(NLĐO) - Lúc 13 giờ 10 phút ngày 5-11, hai người nước ngoài đã dùng thủ thuật để chiếm đoạt 15,7 triệu đồng tại Bưu cục Nguyễn Huệ, TP Tuy Hòa - Phú Yên.



Những dịch vụ “độc nhất vô nhị” tại Việt Nam (GDVN).   – Dân tự làm bảng chỉ dẫn đường (TT). - Tình trạng giao thông nội đô Hà Nội: Quá tải hay chưa quá tải?(LĐ). -- ‘Hà Nội và Bộ Giao thông cần thống nhất thay đổi giờ làm’ (VNE). - Gãy mũi vì trúng gậy cảnh sát giao thông (VNE). -- Bộ Giao thông không được đổi giờ thay Hà Nội! (VnMedia).  – Huỳnh Thế Du: Vỉa hè, xe máy và vận tải công cộng (TBKTSG).



Trẻ sơ sinh mất tích: Đối chất căng thẳng nhưng chưa kết quả (GDVN).  – Trẻ sơ sinh mất tích: Các bệnh viện họp khẩn, cảnh giác cao.  – Sau vụ trẻ sơ sinh “mất tích”: Nhịn cả đi vệ sinh để canh con (DV).
Sự cố nổ bình gas: Gia đình nạn nhân có thể khởi kiện (VnMedia).

Phường Hưng Bình, TP Vinh, Nghệ An: Cháu chiếm đất của ông bàChúng tôi nhận được đơn tố cáo của ông Nguyễn Xuân Minh 70 tuổi, trú tại số nhà 28 K18 đường Võ Văn Hiến, phườ...


Nỗi oan thấu trời của “bản thuốc độc” (NĐT).- Vĩnh Phúc: Đàn gà tắc đẻ và chuyện hiếu hỉ lạ (VNN).
Đó là treo bandroll quảng cáo quá số lượng cho phép, nội dung quảng cáo trên bandroll sai so với giấy phép

-Vụ nhà báo bị đốt: Vẫn chỉ truy tố bà Liễu tội giết người
(Dân trí) - Sau khi Viện KSND tỉnh Long An trả hồ sơ đề nghị điều tra bổ sung, CQĐT tiếp tục điều tra và vẫn kết luận chỉ có một mình bà Trần Thúy Liễu là hung thủ trong vụ án giết nhà báo Hoàng Hùng. Kết luận điều tra lần 2 của CQĐT cũng không khác ...
Chỉ có Trần Thúy Liễu bị truy tốTuổi Trẻ
Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Bà Liễu có thể lãnh án tửNgười Lao Động
Vợ tẩm xăng đốt nhà báo có thể bị tử hìnhZing News
Thanh Niên -VTC -VNExpress-

Tổng số lượt xem trang