Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, trước sự trịch thượng của Tổng thống Barack Obama khi ông đến” đóng chốt” ở châu Á, có thể hy vọng họ sẽ kết thúc giống như cầu thủ bóng rổ nổi tiếng Yao Ming, tuy không phải là người nhanh nhẹn so với đối thủ của mình, nhưng bao phủ họ với kích thước và sức kiên cường dai dẳng của mình.
Trong chuyến đi viếng châu Á tuần trước, Obama cho biết Hoa Kỳ "đến đây để ở lại", đã đạt thỏa thuận chưa chính thức [ký kết] đặt một cơ sở quân sự ở miền bắc nước Úc và đã phiền trách Trung Quốc về việc TQ từ chối thảo luận về tranh chấp vùng Nam Trung Hoa [Biển Đông] của họ tại các diễn đàn khu vực.
Trước khi Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á họp tại Bali, Trung Quốc đặt cược là họ có thể giữ vùng biển Nam Trung Hoa ra khỏi chương trình nghị sự, nhưng Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã phải khuất phục trước áp lực từ các chính phủ Châu Á và miễn cưỡng giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hàng hải.
Phản ứng của công chúng Trung Quốc với tất cả những điều này được xem là nhẹ nhàng. Nhưng ở chỗ riêng tư, các nhà quan sát Trung Quốc nói rằng sáng kiến ngoại giao về Châu Á của chính phủ của họ đã bị bắt cóc từ ngay trong ngón tay của mình.
"Ho đã gây khó khăn cho chúng ta nay lại gây thêm nữa", theo một nguồn tin có quan hệ với các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, khi đề cập đến Hoa Kỳ cho biết.
"Nhưng chúng tôi sẽ không phản ứng thái quá. Chúng tôi không muốn vướng mắc vào bất kỳ cuộc tranh luận về chuyện “làm thế nào để đối phó với Trung Quốc” trong cuộc bầu cử (năm 2012 tổng thống Mỹ)," người đưa tin cho biết, nhưng từ chối cho biết mình là ai vì mối quan hệ nhạy cảm với các giới chức cao cấp.
Sự ổn định trên tất cả
Nếu xét trong khuôn khổ của phe biện luận [ủng hộ] cho một phản ứng nhẹ – từ cuộc bầu cử [Tổng thống] ở Hoa Kỳ đến quá trình chuyển đổi lãnh đạo của Trung Quốc vào năm tới – thì việc thiếu một phản ứng dữ dội từ Bắc Kinh sẽ là một bất ngờ nhỏ.
"Trung Quốc sẽ mất nhiều thời gian để đánh giá ý nghĩa của tất cả những điều này. Nhưng đối với (Chủ tịch) Hồ Cẩm Đào nó mang lại một áp lực chưa từng có về chính sách ngoại giao", ông Zhu Feng, một giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh chuyên về quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ cho biết.
Trong chính sách đối ngoại, Trung Quốc đóng vai khác nhau. Bất kỳ việc xem xét lại nào về chính sách có thể mất vài tuần hoặc vài tháng, nếu không là ít hơn, trước khi nó [chính sách mới] xuất hiện, ông Zhu nói.
Bắc Kinh vẫn còn đang liếm vết thương của mình từ năm ngoái, khi việc gây tranh chấp lớn trên biển với Nhật Bản, Việt Nam, Philippines và các nước láng giềng khác đã thổi bùng lên những nghi ngờ về ý định của Trung Quốc.
Đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, những lập luận đó có một hậu quả ngoài ý muốn, họ hy vọng sẽ đảo ngược: "Nó đã đẩy các nước về phía Hoa Kỳ," nguồn tin thân cận với các nhà lãnh đạo của Trung Quốc cho biết.
Có nhiều yếu tố khác hội tụ lại cũng cho thấy Trung Quốc sẽ không trả lời đề nghị của Obama đã đưa ra về Châu Á.
Trung Quốc đánh giá cao quan hệ ổn định với Hoa Kỳ, đặc biệt là khi họ đang đối mặt với việc kế thừa lãnh đạo Đảng Cộng sản vào cuối năm 2012, một khủng hoảng bên ngoài sẽ là một mất tập trung gây thiệt hại. Bắc Kinh cũng không muốn trở thành một trọng điểm trong chiến dịch tranh cử trong cuộc đua Tổng thống của Mỹ vào năm tới, ngay cả khi đồng tiền và sức mạnh thương mại của mình đã trở thành một lưỡi tầm sét cho một số.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Tập Cận Bình, người có thể kế thừa Hồ Cẩm Đào thành lãnh đạo cao nhất, đã lên lịch đến thăm Hoa Kỳ vào đầu năm tới, đang đánh bóng thông tin lãnh đạo của ông và thêm một lý do nữa để giữ cho mối quan hệ được giữ đi đúng đường.
Ngoài ra, quy trình làm quyết định theo kiểu từ trên xuống của Trung Quốc sẽ đòi hỏi một sự thay đổi đột ngột từ chính bản thân Chủ tịch Hồ để viết lại chính sách – [đó là] một lời thú nhận gây tổn hại là ông đã đưa ra một đường lối sai lầm. Điều đó sẽ có nghĩa là bất kỳ điều chỉnh nào về chính sách cũng sẽ mất thời gian.
"Tôi hy vọng họ sẽ tìm ra cách chống lại những gì họ thấy như là những động thái của Hoa Kỳ nhằm chia rẽ Trung Quốc với các nước láng giềng bằng cách kêu gọi các nước sẽ được lợi ích khi giữ quan hệ tốt với Trung Quốc, chứ không phải bằng cách tìm cách thuyết phục họ làm suy yếu mối quan hệ của họ với Mỹ, điều đó sẽ phản tác dụng", ông Bonnie Glaser, một chuyên gia về chính sách đối ngoại của Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington DC cho biết.
Những hành động nhằm vào Trung Quốc?
Tuy nhiên, một số người ở Trung Quốc nghi ngờ Hoa Kỳ đang nắm lấy một thời điểm thuận lợi để thúc đẩy những lợi ích riêng của họ với chi phí của Trung Quốc.
"Chúng tôi không muốn đặt sang bên tất cả các cân nhắc về sĩ diện, nhưng tâm lý và thái độ của Hoa Kỳ là khác", một nguồn thứ hai gần với các lãnh đạo Trung Quốc cho biết, lý luận rằng Washington đã được lợi thế vì sự miễn cưỡng của Bắc Kinh trong quan hệ chua chát.
Mặc dù phản ứng của lãnh đạo Bắc Kinh nhằm làm dịu phản ứng của công chúng đối với những thúc đẩy ngoại giao của Obama, cuộc bầu cử ở Trung Quốc có khả năng sẽ đòi hỏi một phản ứng cứng rắn hơn trước lời đề nghị của Hoa Kỳ trong khu vực và [đòi hỏi] gây áp lực trong tranh chấp biển.
Năm ngoái, các chuyên gia học giả của Quân đội Giải phóng Nhân dân đã yêu cầu một phản ứng cứng rắn để đáp trả áp lực của Mỹ, và một số học giả và nhà bình luận tiếp tục ủng hộ đường lối này, cảnh báo rằng Bắc Kinh đang bước vào vùng biển nguy hiểm về địa chính trị.
Tuy nhiên, trong nửa cuối năm ngoái, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói rõ rằng ông có thể không đủ khả năng có thêm một đợt căng thẳng trong khu vực có thể làm chua chát quan hệ với Washington trước năm 2012, một năm xây dựng di sản của ông trùng hợp với cuộc đua tổng thống Mỹ.
Hồ Cẩm Đào cũng đã cảnh cáo quân đội là đã để cho các sĩ quan nói chuyện lớn tiếng về tranh chấp nhạy cảm, chẳng hạn như Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên, một học giả quen thuộc với các cuộc thảo luận chính thức nói với điều kiện giấu tên.
Trung Quốc không đưa ra những căn cứ trong các tranh chấp quan trọng với các nước láng giềng của họ, bao gồm cả các cuộc tranh cãi lãnh thổ biển với Nhật Bản và với các quốc gia Đông Nam Á, nhưng cũng không phải là xù lông nhím cho một cuộc đối đầu, các nhà phân tích cho biết.
"Chúng tôi hiểu rằng Hoa Kỳ muốn thấy việc trở lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là một ưu tiên, và từ đó, tăng cường quan hệ với các đồng minh và những việc khác, nhưng dường như Mỹ đã đi hơi quá xa", ông Yuan Peng, Giám đốc nghiên cứu về Mỹ tại Viện Quan Hệ Quốc Tế Đương Đại Trung Quốc, một tổ chức nghiên cứu [túi khôn] của nhà nước ở Bắc Kinh.
"Những hành động này có thể được coi là nhắm vào Trung Quốc, đặc biệt là khi họ thường kèm theo lời bình luận về việc đó, và sau đó chúng tôi lại có mối quan tâm."
Nhiều chính phủ trong khu vực – và thực sự đã có không ít nhà phân tích ở Trung Quốc – nghĩ rằng Bắc kinh sẽ gặp cực kỳ khó khăn để mở rộng quyền lực và lợi ích của mình mà không tạo ra xung đột, dù cố ý hay không.
"Tại thời điểm này, chúng ta thua, nhưng trong mười năm, Mỹ sẽ thua", ông Shen Dingli, một giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu về Mỹ tại Đại học Fudan ở Thượng Hải.
"Chúng tôi có thể kiên nhẫn hơn so với chính quyền Mỹ".
C. B.
Nguồn: news.yahoo.com
Trần Bích Đăng dịch và gửi trực tiếp cho BVN.-Nguồn: Phân tích: dự tính của Trung Quốc trong luật chơi khi Obama đến đóng chốt ở châu Á
-TRUNG QUỐC: KHÓ KHĂN NGOẠI GIAO LÁNG GIỀNG DƯỚI GÓC NHÌN CỦA CÁC HỌC GIẢ TRONG NƯỚC basam- THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ Sáu, ngày 25/11/2011 TRUNG QUỐC: KHÓ KHĂN NGOẠI GIAO LÁNG GIỀNG DƯỚI GÓC NHÌN CỦA CÁC HỌC GIẢ TRONG NƯỚC TTXVN (Bắc Kinh 18/11) Báo “Thanh niên Trung Quốc” số ra ngày 10/11/2011 có bài tổng hợp ý kiến của các học giả
Biển Đông - Trung Quốc - Carl Thayer: Chinese Assertiveness in the South China Sea and Southeast Asian Responses (J. of Current Southeast Asian Affairs 2(2011)) -- Bài lược thuật hành động hung hăng của Tàu và phản ứng của Việt Nam và Philippin trong năm 2011. Tương đối khá cập nhật. ◄◄
Trung Quốc - Biển Đông: Chinese aftershock (Diplomat 26-11-11)
Mỹ - Châu Á: US muscle manifesto for Asia (Asia Times 24-11-11)
Trung Quốc - Biển Đông: Chinese aftershock (Diplomat 26-11-11)
Mỹ - Châu Á: US muscle manifesto for Asia (Asia Times 24-11-11)
--- Báo Trung Quốc: Su-22 vũ khí chủ lực đối hải của Không quân Việt Nam (PN Today/Hoàn Cầu).
- Chuyến thăm và làm việc của Quân đội Việt Nam thúc đẩy quan hệ quân sự song phương: Vietnamese Army delegation visit to boost bilateral military ties (Times of India).- Bùi Tín: Nhà ngoại giao lẩy bẩy – (DLB). Đó là ông Nguyễn Duy Chiến, phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới của chính phủ. - Thư ngỏ gửi Đồng chí Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao (TTXVH/ BoxitVN). – Một cuộc thuyết giảng cho trí thức – Vụ cắt cáp tàu Bình Minh 2: “Yêu con cho đòn cho vọt” – (BoxitVN).
- Hoa Kỳ có phải là cường quốc ở Châu Á ? — (RFI). – Hoa Kỳ mong Ấn Độ nắm giữ một vai trò quan trọng ở Á châu — (VOA). – Phân tích: dự tính của Trung Quốc trong luật chơi khi Obama đến đóng chốt ở châu Á – (BoxitVN). – Lợi ích chung, tham vọng riêng (NLĐ). – Bắc Kinh bất ngờ trước chính sách cứng rắn của Hoa Kỳ – (RFA). - - Chinese Aftershock (The Diplomat). – Phạm Hồng Sơn: Giới tiến bộ Trung Quốc quá ư thận trọng? – (DLB). – Chiến tranh thế giới thứ III sẽ xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc? Will World War III be between the U.S. and China?(Mail Online). – Tại sao tôi sẽ bỏ phiếu cho Obama năm 2012? – (ĐCV). - Ai đang cầm trịch ở ASEAN? (TVN).
- Hàn Quốc bắt 5 tàu cá Trung Quốc(NLĐ). – Trung Quốc đánh cá bất hợp pháp:Illegal fishing by Chinese (Korea Times). – S. Korea seizes 3 Chinese trawlers over illegal fishing(Yonhap News). – Dân đánh cá bất hợp pháp người Trung Quốc cột tàu lại với nhau bằng dây thừng để thoát khỏi cảnh sát biển Hàn Quốc – (BoxitVN).-LIỆU ÔXTRÂYLIA CÓ THỂ “CƯỠI HAI CON NGỰA CÙNG MỘT LÚC”? basamnews- THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ Tư ngày 23/11/2011 LIỆU ÔXTRÂYLIA CÓ THỂ “CƯỠI HAI CON NGỰA CÙNG MỘT LÚC”? TTXVN (Xítni 17/11) Trong chuyến thăm Ôxtrâylia 2 ngày 16-17/11, tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng nước chủ nhà Julia Gillard đã thống nhất về những sáng--- Mỹ tăng cường vũ khí chống tàu ngầm (PLTP).
- Tin cho hay giao tranh ác liệt đang diễn ra ở Syria — (VOA). – Nga phản đối mọi trừng phạt đối với Syria — (RFI). – Nga giúp Syria chống NATO? (NLĐ). – SYRIA – NƠI KHỞI NGUỒN LẠI TRANH BÁ ĐỒ VƯƠNG (BS Hồ Hải). - Liên đoàn Ả Rập xem xét các biện pháp chế tài Syria - (VOA). - Phe đối lập Syria “bắt tay với Libya” (TN).
- Iran sẵn sàng cho trường hợp bị tấn công (VOV). - Iran, Arập Xêút và “chảo lửa” Trung Đông (GDVN).
- Iceland từ chối bán đất cho tập đoàn Trung Quốc — (RFI).---