-Cá chết trắng đập Chọ Ràn
(Dân trí) - Đã 3 ngày nay người dân xã Đại Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) chứng kiến cảnh cá chết trắng đập Chọ Ràn. Đập nước này nằm gần trang trại lợn Thái Dương...
>> Xử lý dứt điểm những tồn đọng quanh vụ dân phá trại lợn ô nhiễm
>> Dân bao vây trại lợn ô nhiễm, thả hàng nghìn con lợn ra đồng
>> Xử lý dứt điểm những tồn đọng quanh vụ dân phá trại lợn ô nhiễm
>> Dân bao vây trại lợn ô nhiễm, thả hàng nghìn con lợn ra đồng
Đến chiều ngày 28/4, cá chết tại đập Chọ Ràn vẫn nổi trắng xóa mặt hồ. Cá chết nằm trên mặt, bờ đập khiến người dân nơi đây đứng ngồi không yên. Nhiều khu vực cá nằm lẫn lộn trong bùn đất và trong cả nước thải từ khu vực trang trại lợn Thái Dương.
Đập Chọ Ràn nằm sát dưới chân trại lợn của Công ty TNHH lợn ngoại Thái Dương, nơi có những ống, mương đầy nước thải đen đặc, nồng nặc mùi hôi thối chảy ra.
“Mới hôm trước (ngày 17/4), Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An cũng đã trực tiếp giám sát tại Trại lợn giống ngoại Thái Dương và đã nhắc nhở vấn đề ô nhiễm tại đây. Và nay, trang trại này tiếp tục gây ô nhiễm, cá chết hàng loạt. Thật không thể tin nổi! ”, một người dân địa phương cho biết.
Được biết, Trại lợn giống ngoại Thái Dương được thành lập từ năm 2004, đến năm 2009 tổng đàn lợn của công ty có lúc tăng đến 32.000 con so với 5.000 con theo kế hoạch ban đầu của dự án, trong khi hệ thống xử lý nước thải độc hại không được xây dựng tốt nên tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Và đã không ít lần người dân Đại Sơn phá hàng rào đuổi lợn ra khỏi trang trại vì quá bức xúc nạn ô nhiễm.
Theo một cán bộ xã Đại Sơn cho biết, cơ quan chức năng đang lấy mẫu nước trong hồ về xét nghiệm để xem nguyên nhân chính khiên cá chết hàng loạt. Chiều nay (28/4), chính quyền xã Đại Sơn và đại diện Trang trại lợn ngoại Thái Dương đang có buổi làm việc để tìm tiếng nói chung.
Dưới đây là một số hình ảnh cá chết trắng đập Chọ Ràn do PV Dân trí ghi lại:
Cá chết nổi trắng đập Chọ Ràn.
Sau khi sự cố xảy ra, người dân Đại Sơn viết một biển báo: "Đừng nhặt cá chết để làm bằng chứng ô nhiễm".
Nước thải từ trang trại ngấm qua hàng rào đen ngòm.
Nhiều khu ngấm qua tường chạy ra đập.
Người dân cho biết, nước thải được cho chảy qua tường bằng những ống nhỏ, khi phát hiện người dân đã bịt lại.
- Nghệ An: Sẽ không di dời trại lợn gây ô nhiễm? .(Dân trí) - Sau nhiều cuộc họp, cuối cùng tỉnh Nghệ An đã có phương án giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do Trại chăn nuôi lợn giống Thái Dương gây ra. Theo thông báo mới nhất thì trại chăn nuôi này sẽ không phải di dời như kết luận buổi làm việc ngày 22/11/2011.
>> Dân bao vây trại lợn ô nhiễm, thả hàng nghìn con lợn ra đồng
>> Quyết định di dời trại lợn bị dân “bao vây” suốt 10 ngày
>> Quyết định di dời trại lợn bị dân “bao vây” suốt 10 ngày
Sáng ngày 31/12/2011, gần 700 người dân đã tụ tập trước trại chăn nuôi lợn Thái Dương để yêu cầu trại lợn này di dời khỏi khu dân cư
UBND tỉnh Nghệ An vừa có thông báo hỏa tốc số 03/TB-UBND thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Đinh Viết Hồng tại buổi làm việc bàn cách giải quyết tình hình xảy ra tại Trại lợn giống ngoại Thái Dương (xã Đại Sơn, Đô Lương).
Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, vào sáng sớm ngày 31/12/2011, gần 700 người dân đã tụ tập trước trại chăn nuôi lợn giống thuộc Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương yêu cầu thực hiện cam kết sẽ di dời trại lợn theo tinh thần cuộc họp trước đó hơn 1 tháng. Do không thấy cam kết được thực hiện, hàng trăm người dân đã xông vào trại, mở cổng và đánh đuổi hàng nghìn con lợn ra ngoài. Chỉ khi lực lượng chức năng can thiệp, đến chiều tối cùng ngày hàng nghìn con lợn mới được gom vào chuồng.
Ngay sau đó, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức cuộc họp để giải quyết tình hình. Tại cuộc họp này, UBND tỉnh Nghệ An tiếp tục yêu cầu Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương khẩn trương giảm tổng đàn hiện có trong trại; tổ chức di chuyển số lượng lợn vượt mức cho phép ra khỏi địa bàn xã Đại Sơn, đảm bảo tổng đàn trong trại luôn ở mức 5.000 con.
Triển khai tích cực, đồng bộ hệ thống xử lý môi trường theo phương án đã được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt. Đối với hệ thống xử lý nước thải phải hoàn thành, xử lý đạt tiêu chuẩn, đáp ứng quy mô công suất chăn nuôi theo quy định hiện hành trước ngày 30/5/2012. Nhanh chóng đền bù diện tích nuôi cá bị thiệt hại cho nhân dân theo xác định của chính quyền địa phương đồng thời hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn; chấp hành nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước sớm ổn định tình hình để tổ chức sản xuất kinh doanh.
Do cam kết di dời trại lợn không được thực hiện nên người dân đã xông vào chuồng thả hàng nghìn con lợn ra ngoài
Trong thông báo số 03 này, UBND tỉnh Nghệ An cũng đã giao trách nhiệm cụ thể cho UBND huyện Đô Lương, UBND xã Đại Sơn, các Sở ban ngành liên quan nhằm giải quyết dứt điểm tình hình ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, tỉnh cũng yêu cầu Công an tỉnh và Công an huyện Đô Lương tiếp tục theo dõi, điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật (kế cả doanh nghiệp và cá nhân).
Theo công văn này thì trại lợn giống Thái Dương sẽ không phải di dời như cam kết của ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An trong cuộc họp ngày 22/11/2011. Mặc dù sau đó, ngày 30/12, tức là thời điểm trước thời điểm phải di dời 1 ngày, UBND tỉnh Nghệ An đã có công văn cho phép phía trại lợn gia hạn thời gian di dời (không có thời hạn cụ thể).
Với thời hạn hoàn thành hệ thống xử lý môi trường trước ngày 30/5/2012, trại chăn nuôi lợn giống ngoại Thái Dương sẽ không phải di dời ra khỏi khu dân cư?
Theo thông tin từ Chi cục bảo vệ môi trường Nghệ An, tại thời điểm cuối tháng 12/2011, tổng số lợn trong chuồng có khoảng gần 8.700 con và đến thời điểm hiện tại phía Công ty TNHH Thái Dương mới chỉ di chuyển được gần 600 con lợn ra khỏi địa bàn xã Đại Sơn. Như vậy trại lợn Thái Dương hiện đang có hơn 8.000 con lợn, nhiều hơn số lượng được phê duyệt trong bản cam kết bảo vệ môi trường 3.000 con.
- TRẠI LỢN THÁI DƯƠNG LẠI BỊ ĐẬP PHÁ (NNVN). Sau vụ vây hãm trại lợn của hàng trăm người dân xã Đại Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An khiến trại lợn Thái Dương lâm vào tình cảnh không có thức ăn cho lợn kéo dài gần 1 tháng trời. Trước tình hình cấp bách đó, ngày 22/11/2011, ông Đinh Viết Hồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh cùng các cấp, các ngành đã tiến hành đối thoại với dân và chính quyền xã Đại Sơn. Tại cuộc họp này, trước áp lực của người dân, ông Hồng đã kết luận: Chấp nhận tìm địa điểm mới để di dời đàn lợn giống ra khỏi địa bàn xã Đại Sơn trước ngày 30/12/2011, đồng thời tiến hành khắc phục ô nhiễm môi trường do trại lợn Thái Dương gây ra...
Lợn của Cty Thái Dương bị lùa chạy tứ tung
Tại cuộc đối thoại nói trên, trước kết luận của Phó chủ tịch UBND tỉnh, ông Lê Quang Thành, Tổng giám đốc Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương đã cam kết sẽ chấp hành quyết định của UBND tỉnh trước ngày 30/12/2011. Sau khi cầm trong tay thông báo số 445 của UBND tỉnh, hàng trăm người dân xã Đại Sơn mới chịu tháo dỡ lán trại trước cổng ra vào trả lại sự bình yên tạm thời cho cán bộ, công nhân của trại lợn giống ngoại Thái Dương.Thế nhưng, cho đến nay, các cơ quan chức năng tại Nghệ An vẫn không tìm được địa điểm mới để thực hiện di dời, phía UBND tỉnh Nghệ An cũng không đưa ra phương án hỗ trợ di chuyển trại lợn ra sao nên Công ty TNHH Thái Dương đã có đơn kêu cứu gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị Thủ tướng can thiệp để tỉnh Nghệ An dừng việc yêu cầu di dời theo Thông báo số 445/TB-UBND, ngày 23/11/2011 của UBND tỉnh Nghệ An, để tránh việc các đối tượng quá khích tại xã Đại Sơn sẽ kích động dân chúng tạo ra một đợt phá hoại mới...
Cửa ra vào trại lợn bị phá để người dân tràn vào
Ngày 06/12/2011, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 8700/VPCP-KNTH gửi UBND tỉnh Nghệ An trong đó ghi rõ: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận được đơn của ông Lê Quang Thành, Tổng giám đốc Công ty CP thức ăn chăn nuôi Thái Dương khiếu nại, kêu cứu khẩn cấp về việc kẻ xấu ngăn cản hoạt động, phá hoại tài sản của Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương, đề nghị xem xét lại việc di dời và được bảo vệ an toàn đối với công nhân viên và tài sản của trại lợn giống. Về việc này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến như sau: Yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An xử lý có lý, có tình việc khiếu nại và đề nghị của doanh nghiệp”Được biết chiều ngày 29/12/2011, UBND tỉnh Nghệ An đã có cuộc họp khẩn cấp để xử lý các vấn đề theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại CV 8700. Tại cuộc họp này, ông Đinh Viết Hồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã kết luận: Cho phép Công ty Thái Dương giãn thời gian di dời đàn lợn và phải giảm đàn đến mức phù hợp với công suất hệ thống xử lý nước thải hiện có; Giao cho Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương tập trung xây dựng các công trình xử lý môi trường theo phương án đã được Sở TN&MT thẩm định và phải hoàn thành trước ngày 30/5/2012; Giao cho UBND huyện Đô Lương và xã Đại Sơn thực hiện kiểm đếm tài sản, lập hồ sơ bồi thường GPMB cho các hộ bị ảnh hưởng trước ngày 15/01/2012 để phê duyệt; Giao cho UBND huyện Đô Lương hoàn thành các hạng mục của khu tái định cư và tổ chức di dân tái định cư các hộ bị ảnh hưởng trước 30/6/2012...
Dân địa phương ngang nhiên đi xe máy vào trại của công ty bắt lợn
Trong khi Quyết định mới của UBND tỉnh Nghệ An chưa chuyển về đến địa phương, lợi dụng thời hạn mà Thông báo số 445 giao đã hết, khoảng 8 giờ sáng, 31/12/2011, khoảng 700 người dân quá khích tại xã Đại Sơn, Đô Lương lại ồ ạt kéo đến dùng tất cả những dụng cụ mà họ có hùng hổ bao vây trại lợn, trên 20 chục người đập phá cửa xông vào đập phá trại lợn và đánh đập công nhân.
Một số kẻ quá khích còn châm lửa đốt một góc chuồng lợn nái. Số công nhân người địa phương xác định được khoảng 20 người khác là công dân các xóm 9 (11 người); xóm 10 (8 người) và xóm 8 (1 người) đã hùa nhau vào tất cả các chuồng lợn để mở cửa đuổi toàn bộ lợn nái và lợn con ra khỏi chuồng (kể cả lợn nái mới để được 1- 2 ngày), lợi dụng trong lúc hỗn loạn có một số kẻ còn tranh thủ đưa xe máy đến chở lợn con ( 20 -28kg/con) đưa đi một cách công khai giữa ban ngày, ban mặt.
Đó là các xe máy mang BKS 37N2 - 4629 chở một chuyến lợn con về đi phía Đại Sơn, 4 xe máy sau đây chở lợn con đi về phía xã Nghi Kiều: Xe BKS 37K9 - 1845 chở 2 chuyến; xe 86H1 - 1313, chở 1 chuyến; xe 37Z4 - 8207 chở 1 chuyến.
Để bảo vệ tài sản của Cty, số công nhân đang làm việc tại đây đã bất chấp nguy hiểm đến tính mạng phải liều mình lao vào dập lửa và ngăn chặn không để đàn lợn thoát ra ngoài... Ngay cả khi lực lượng CA huyện có mặt (11 giờ trưa) vẫn bất lực không thể cản được các đối tượng quá khích ra khỏi trại lợn.
Theo báo cáo nhanh của lãnh đạo Trại lợn giống ngoại Thái Dương, đến 14 giờ 30, ngày 31/12/2011, cuộc đập phá trại lợn giống Thái Dương vẫn chưa chấm dứt, ngoài việc bị cướp mất một máy ảnh và 1 điện thoại di động, hiện vẫn chưa thống kê được số lợn bị các đối tượng xấu bắt đi là bao nhiêu con.Khoảng 10 giờ sáng 31/12/2011, ông Hồ Đức Phớc,Chủ tịch UBND tỉnh đã họp khẩn cấp với các Phó chủ tịch UBND tỉnh, các ngành liên quan để tập trung xử lý vấn đề này. Tại cuộc họp UBND tỉnh yêu cầu Huyện uỷ, UBND huyện Đô Lương triển khai ngay các biện pháp cần thiết để ổn định tình hình ...bảo vệ đàn lợn đã bị lùa ra khỏi trại và di dời đến nơi an toàn; Giao cho CA tỉnh có phương án bảo vệ, đẩm bảo trật tự trong khu vực, đề phòng các đối tượng manh động, quá khích; xử lý nghiêm các đối tượng xúi dục, gây rối, trộm cắp tài sản... Chủ động đối phó với các tình huống, không để bị động, bát ngờ xẩy ra...(Thông báo số 59/TB-UBND, ngày 31/12/2011 của UBND tỉnh Nghệ An)
Dân bao vây trại lợn ô nhiễm, thả hàng nghìn con lợn ra đồng (Dân trí) – Đến thời hạn chót mà việc di dời trại lợn gây ô nhiễm không được tiến hành, cho rằng chính quyền và phía công ty không giữ đúng lời hứa, sáng ngày 31/12/2011, khoảng 700 người dân đã xông vào khu chăn nuôi, tháo chuồng trại, thả hàng nghìn …
Dân tự xử trại heo gây ô nhiễmTuổi Trẻ
Dân tự xử trại heo gây ô nhiễmTuổi Trẻ
Đến hẹn không đi, người dân bao vây trại lợn gây ô nhiễmThanh Niên-- Dân bao vây trại lợn ô nhiễm, thả hàng nghìn con lợn ra đồng (DT).
- NGHỆ AN: DÂN ĐẬP PHÁ CHUỒNG TRẠI Ô NHIỄM, HÀNG NGHÌN CON LỢN XỔNG CHUỒNG — (Thắng Xòe).
- Quá bức xúc vì môi trường sống bị ô nhiễm
(Tamnhin.net) - Mặc dù chúng ta đã có hệ thống pháp lý và các cơ quan bảo vệ pháp luật, nhưng trước tình trạng quá bức xúc vì môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều nơi người dân ở Nghệ An đã phải tự “vùng lên” để tự bảo vệ mình.
Dân “sống trong sợ hãi” vì DN khai thác đá
Chặn xe chở rác
Từ cuối năm ngoái đến tháng 10 năm nay, Nghi Yên (Nghi Lộc) đã hàng chục lần tổ chức chặn xe chở rác không cho tập kết vào bãi rác khiến rác thải ứ đọng tràn lan khắp TP Vinh. Nguyên do là bà con xóm 4, xã Nghi Yên bức xúc vì tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng kéo dài, đã đề nghị nhiều lần nhưng không được giải quyết. Có đến đây mới thấu hiểu được nỗi khổ của bà con. Bãi rác mênh mông bốc mùi xú uế nồng nặc, cách xa hàng cây số cũng bị mùi khó chịu tấn công. Nước từ bãi rác rò rỉ ra ngoài khiến các giếng nước ô nhiễm trầm trọng, trâu bò bị bệnh, còi cọc không lớn nổi. Rau lúa khô héo, người tiêu dùng tẩy chay rau Nghi Yên vì sợ nhiễm bệnh.
Ông Phùng Bá Nhan, xóm 4, Nghi Yên dẫn chúng tôi ra khe nước trước đây trong vắt, bây giờ không ai dám lội qua vì sẽ bị lở loét da thịt do nước nhiễm độc, than thở: “Bà con chúng tôi chỉ vì bất đắc dĩ mới phải dùng hạ sách này. Cơm đùm cơm nắm, cắt cử nhau ra canh xe cả ngày đêm khổ lắm chú ạ”. Sau đó, chính quyền, cơ quan chức năng mới tức tốc vào cuộc, hoà giải với dân, cam kết xử lý rác đúng quy trình, hỗ trợ, bồi thường cho bà con. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, bởi vì bãi rác Nghi Yên được xây dựng bằng công nghệ quá lạc hậu, chỉ xây hồ chứa rác, phun hoá chất để rác phân huỷ, đầy hố này lấp lại, chuyển sang hố kia, không hề có sự phân loại, tái chế rác. Vì vậy, chính quyền các cấp đang có phương án di dời, tái định cư cho bà con trong vùng bán kính 1 km tính từ bãi rác, hàng chục ha đất lúa cũng chuyển sang trồng cây. Do khâu quy hoạch, tính toán yếu kém, cái giá phải trả cho ô nhiễm là rất lớn và lâu dài. Không biết đến bao giờ, Nghi Yên mới được “yên”.
Từ 6 năm nay, bà con xóm 18 và 19 xã Nghi Lâm (Nghi Lộc) khốn khổ vì công ty Lâm Lộc khai thác, chế biến đá tại mỏ Rú Dài. Mìn nổ làm nứt tường, vỡ ngói, đá bay làm chết người, bụi đá bay phủ trắng xoá cả xóm làng, tiếng xe chạy, máy gầm suốt ngày đêm inh tai nhức óc, con đường xóm bị xe cày nát, ruộng lúa bị đá vùi lấp. Trẻ con không thể học được, người già không yên. Phản ánh, đơn thư mãi không được, từ tháng 4/2011, bà con 2 xóm đã tự tổ chức rào đường không cho xe chạy, ngăn cản không cho nổ mìn, tịch thu phương tiện nổ mìn giao cho xã. Đã có nhiều cuộc xô xát giữa dân và bảo vệ công ty, nhưng người dân kiên quyết không nhượng bộ, họ kéo nhau cả đoàn vào tỉnh kêu cứu.
Mỏ đá Rú Dài khi đi vào hoạt động ở Nghi Lâm tác động xấu đến cuộc sống người dân đã bị dân ngăn chặn không cho khai thác từ hơn 7 tháng nay.
Đoàn kiểm tra của công an tỉnh, Sở TNMT…vào cuộc, phát hiện nhiều sai phạm đề nghị công ty khắc phục, nhưng không kiến nghị đình chỉ khai thác hay rút giấy phép. Tuy nhiên, công ty đã buộc phải ngừng hoạt động do sự ngăn cản quyết liệt của người dân. Ông Hồ Đức Phớc, Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc tiếp dân ngày 15/11/2011 đã hứa với dân Nghi Lâm, tỉnh sẽ có trách nhiệm và yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý, báo cáo UBND tỉnh trong thời gian sớm nhất.
Do quá bức xúc vì trại lợn quy mô lớn của Công ty Thái Dương gây ô nhiễm trầm trọng, tuy đã kiến nghị nhiều lần nhưng không được giải quyết, ngày 12/6/2011, 500 người dân xã Đại Sơn (Đô Lương) đã tổ chức bao vây trại lợn, ngăn cản xe ra vào, đập phá một số hạng mục của công ty. Trại lợn Thái Dương có diện tích 28ha, có thời điểm nuôi đến 25.000 con lợn nhưng hệ thống xử lý chất thải hết sức sơ sài, nhiều lần xả phân và nước bẩn xuống nguồn nước của dân khiến cuộc sống bà con bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mặc dù từ tháng 7/2011, UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu công ty giải quyết ô nhiễm, nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn không hề được khắc phục. Tối 12/11/2011, hàng trăm người dân Đại Sơn đã kéo nhau bao vây trại lợn, đưa giường chiếu, cơm nước ăn ngủ tại cổng trại, không cho xe ra vào trong liên tục hơn 10 ngày.
Các cuộc họp giữa các bên khẩn trương được tiến hành, và UBND tỉnh đã quyết định buộc công ty phải di dời trại lợn ra khỏi vị trí xã Đại Sơn. Điều đáng chú ý là trong cuộc làm việc giữa các bên ngày 22/11, khi đại diện Sở TNMT phát biểu thì người dân phản đối không cho nói, vì họ không tin vào cơ quan này.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Trong xu thế phát triển hiện tại, nhiều doanh nghiệp được thành lập , tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng trưởng GDP, thúc đẩy phát triển kinh tế, khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân và để lại những hậu quả vô cùng tai hại về lâu dài.
Chúng ta có được một số thành quả về kinh tế, nhưng phải trả giá rất đắt cho việc môi trường bị huỷ hoại, thậm chí giá trị kinh tế không đủ bù đắp các thiệt hại về môi trường sinh thái, môi trường nhân văn và sức khoẻ con người.
Dân xã Đại Sơn (Đô Lương) lập chốt chặn trước cửa trại lợn Thái Dương, buộc tỉnh Nghệ An phải quyết định di dời trại lợn này. (nguồn: dantri.com.vn)
Nguyên nhân của tình trạng trên là do doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận trước mắt, không lo quan tâm khâu xử lý chất thải, bảo vệ môi trường vì sẽ làm giảm doanh thu. Xét về mặt đạo đức xã hội, đây là hành vi trục lợi trên nỗi đau khổ của đồng bào, thực chất là tội ác. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng còn buông lỏng trách nhiệm, thậm chí nương nhẹ, bao che cho sai phạm của doanh nghiệp...
Chúng ta đã có Luật Bảo vệ môi trường và nhiều văn bản hướng dẫn với các chế tài chặt chẽ, có cơ quan chuyên trách bảo vệ môi trường là Bộ TNMT và các Sở, Phòng TNMT, lại còn có cơ cảnh sát bảo vệ môi trường các cấp…So với tham nhũng là hành vi lén lút, khó có chứng cớ trực tiếp, thì việc gây ô nhiễm, huỷ hoại môi trường diễn ra công khai giữa thanh thiên bạch nhật.
Thế nhưng, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn diễn ra phổ biến, tràn lan, kéo dài năm này qua năm khác. Lại có tình trạng cấp phép tràn lan, thông qua quy hoạch dễ dãi cho các doanh nghiệp, sau đó thiếu kiểm tra, kiểm soát để mặc doanh nghiệp tự tung tự tác, phải đến khi có hậu quả nghiêm trọng xẩy ra mới nháo nhào vào cuộc. Trường học phải chuyển, dân phải di dời khỏi khu vực ô nhiễm, xuất hiện hàng loạt “làng ung thư” trên địa bàn tỉnh đang là một thực tế nhức nhối không thể thờ ơ. Trách nhiệm này thuộc về ai?
Trần Quang Đại
-Quá bức xúc vì môi trường sống bị ô nhiễm