Reuters
Kẻ thù đáng ngại nhất của Trung Quốc tại Biển Đông ai ? Đó chính là Trung Quốc. Nhận định đầy nghịch lý trên đây là kết luận của bản báo cáo về Trung Quốc và Biển Đông vừa được International Crisis Group (ICG), một tố chức phi chính phủ có uy tín công bố hôm qua, 23/04/2012 tại Bruxelles.
Theo tổ chức chuyên trách dự phòng xung đột quốc tế này, chính các địa phương cũng như cơ quan chuyên trách đại dương khác nhau của Trung Quốc, đã làm dấy lên căng thẳng với các nước láng giềng chỉ vì muốn tranh giành quyền lực hay ngân sách.Kẻ thù đáng ngại nhất của Trung Quốc tại Biển Đông ai ? Đó chính là Trung Quốc. Nhận định đầy nghịch lý trên đây là kết luận của bản báo cáo về Trung Quốc và Biển Đông vừa được International Crisis Group (ICG), một tố chức phi chính phủ có uy tín công bố hôm qua, 23/04/2012 tại Bruxelles.
Bản báo cáo dài gần 50 trang mang tựa đề « Khuấy động Biển Đông » (Stirring up the South China Sea), đã nêu bật các mâu thuẫn nội tại trong guồng máy điều hành Trung Quốc, đang phá hoại nỗ lực khôi phục quan hệ tốt đẹp của Bắc Kinh đối với các láng giềng. Đây là một điều mà Trung Quốc cần phải làm, vào lúc Hoa Kỳ đang tìm cách mở rộng trở lại vùng ảnh hưởng của mình tại khu vực Biển Đông có giá trị chiến lược quan trọng và được cho là dồi dào tiềm năng dầu khí.
Theo ICG, để làm được điều đó, chính quyền Trung Quốc cần phải bảo đảm sao cho 11 cơ quan cấp bộ có liên quan đến Biển Đông - đặc biệt là các cơ quan thực thi luật pháp - tôn trọng một chính sách biển nhất quán và tránh được những hành động "trống đánh xuôi kèn thổi ngược" khi xử lý những vấn đề liên quan đến lãnh hải của Trung Quốc.
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, giám đốc dự án Đông Bắc Á của ICG nhận định: « Một số cơ quan hành động một cách quyết đoán để tranh giành một phần ngân sách Nhà nước, trong khi các chính quyền địa phương, vì muốn phát triển kinh tế, nên đã mở rộng hoạt động qua những vùng biển đang tranh chấp ». Theo chuyên gia của ICG, việc làm này xuất phát từ động cơ quốc gia, nhưng tác động của chúng lại càng lúc càng mang tính chất quốc tế.
Báo cáo của ICG ghi nhận : Giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, nguy cơ xung đột trước mắt có thể nổ ra từ số lượng ngày càng tăng của các con tàu thuộc các cơ quan thực thi pháp luật và các tàu bán quân sự ngày càng tự động tung hoành trong các vùng biển có tranh chấp, mà không tuân theo một khuôn khổ pháp lý nào rõ ràng. Các chiếc tàu hải giám hay ngư chính Trung Quốc đã can dự vào hầu hết các sự cố gần đây, từ vụ cắt cáp tàu khảo sát của Việt Nam vào năm ngoái, cho đến vụ đối đầu đang diễn ra giữa Bắc Kinh và Manila ở khu vực Bãi đá Scarborough trong tháng Tư này.
Hải quân Trung Quốc, theo ICG, lợi dụng các mối căng thẳng trên biển để biện minh cho chương trình hiện đại hóa đầy tham vọng của họ. Chính việc Trung Quốc tăng cường võ trang là động lực kéo theo cuộc chạy đua võ trang trong khu vực.
Một cách logic thì bộ Ngoại giao Trung Quốc phải là cơ quan có thẩm quyền điều phối chính sách biển, tránh tình trạng mà giới nghiên cứu về chính sách đại dương của Trung Quốc gọi là «ngũ long nộ hải » hiện nay, tức là tình trạng tự tung tự tác của năm cơ quan khác nhau có liên can đến Biển Đông. Có điều, theo ICG, bộ Ngoại giao Trung Quốc lại không có quyền lực mạnh, và không có thẩm quyền đối với các cơ quan thực thi pháp luật, cũng như các chính quyền địa phương và các tác nhân trong lãnh vực kinh tế.
Tình hình lại càng phức tạp hơn với một vấn đề trung tâm khác: Đó là tính chất mập mờ về mặt pháp lý của các đường biên giới trên biển của Trung Quốc. Bắc Kinh đã nhấn mạnh chủ quyền lịch sử của họ trên Biển Đông ghi trên tấm bản đồ "chín đường gián đoạn" do chính họ công bố, xem đấy là những đòi hỏi hợp pháp. Tuy nhiên, các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc rất mơ hồ, tấm bản đồ "lưỡi bò" của họ lại bao gồm gần như toàn bộ vùng Biển Đông, và không được công nhận theo quy định của pháp luật quốc tế.
Để xoa dịu sự bất bình của các láng giềng, Trung Quốc cho biết có kế hoạch trình bày một tuyên bố biên giới trên biển dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Nhưng với xu hướng dân tộc chủ nghĩa đang gia tăng tại Trung Quốc và dư luận ngày càng muốn chính quyền hành động quyết đoán hơn để bảo vệ chủ quyền đất nước, Bắc Kinh khó có thể lùi bước trên vấn đề chủ quyền lịch sử. Thực tế này lại càng được các lực lượng thực thi pháp luật và các chính quyền địa phương Trung Quốc lợi dụng.Đối với ông Robert Templer, giám đốc chương trình châu Á của ICG, Biển Đông đã trở thành một vấn đề thiết yếu trong chính sách ngoại giao khu vực của Bắc Kinh. Chuyên gia này nhận định : « Tình hình căng thẳng leo thang từ năm 2009 đã giáng một đòn nghiêm trọng vào quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á và làm hoen ố đáng kể hình ảnh của nước này. Tình hình Biển Đông vẫn sẽ tiếp tục bấp bênh, trừ phi Trung Quốc giải quyết được vấn đề phối hợp nội bộ và làm rõ được tình trạng mập mờ về mặt pháp lý đang bao quanh các đòi hỏi chủ quyền của họ ».
-Theo:Trung Quốc bị tố cáo là kẻ khuấy động Biển Đông
-
Khuấy động Biển Đông - Nội bộ Trung Quốc: Stirring up the South China Sea (I) (International Crisis Group 23-4-12) - Báo cáo vô cùng đáng đọc. Đây là một trong số rất ít tài liệu (mà tôi biết) phân tích cặn kẻ chính sách TQ ở Biển Đông qua lăng kính tranh giành quyền lợi trong nội bộ Trung Quốc. (Đây chính là báo cáo được tờEconomist tóm tắt mà tôi link hôm qua) ◄◄
Khuấy động Biển Đông
Trần Ngọc Cư dịch từ International Crisis Group, 23 April 2012
Trung Quốc (TQ) là một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của chính mình trên Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], khi mà các chính quyền địa phương và các cơ quan TQ thi nhau giành giựt quyền hành và ngân sách, châm ngòi cho những căng thẳng với các nước láng giềng, điển hình là vụ chạm trán mới nhất giữa Bắc Kinh và Philippines.
Stirring up the South China Sea (I) (Khuấy động Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông]), bản báo cáo mới nhất của Nhóm Nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế (the International Crisis Group), đã phơi bày những mâu thuẫn chính trị và kinh tế nội bộ TQ đang phá hoại những nỗ lực của TQ nhằm phục hồi quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, trong khi Mỹ đang bành trướng ảnh hưởng của mình tại Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] giàu nguyên liệu và có tầm chiến lược quan trọng. Bắc Kinh cần phải đảm bảo rằng 11 bộ ngành liên hệ, và đặc biệt các cơ quan thi hành luật pháp, phải tuân theo một chính sách biển đảo nhất quán và phải chấm dứt tình trạng hỗn loạn về cái gọi là lãnh hải TQ.
“Một số cơ quan đang hành động quyết đoán để giành một miếng trong chiếc bánh ngân sách, trong khi nhiều cơ quan khác như các chính phủ địa phương lại tập trung vào tăng trưởng kinh tế, sự kiện này đã dẫn đến việc nới rộng hoạt động của mình vào các vùng lãnh hải đang còn tranh chấp”, Stephanie Kleine-Ahlbrandt, Giám đốc Đề án Đông Bắc Á của Nhóm Nghiên Cứu Khủng hoảng, đã phát biểu như thế “Tự bản chất, những động lực của chúng là nội bộ, nhưng hành vi của chúng ngày càng có tác động quốc tế”.
Nhiều vụ đụng độ đã diễn ra trên Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] — một vùng biển rộng 3,5 triệu cây số vuông đang bị các nước Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, và Việt Nam tranh chấp. Năm ngoái, căng thẳng đã lên đến điểm đỉnh khi một tàu đánh cá TQ đâm vào và làm đứt cáp thăm dò dầu khí của một tàu Việt Nam và hai bên đã thực hiện những cuộc thao diễn bắn đạn thật. Chỉ một tuần trước đây, các tàu thi hành công vụ TQ đã ngăn cản không cho hải quân Philippine giam giữ những ngư dân TQ được nói là đã bị bắt trong lúc đến đánh trộm hải sản. Sự kiện này đã đưa đến vụ đối đầu kéo dài tại đảo đá ngầm Scarborough. Qua nhiều năm, hải quân TQ đã đứng ngoài các cuộc tranh chấp lãnh hải, nhưng hiện nay lại đang sử dụng những căng thẳng này để biện minh cho việc hiện đại hóa của mình, đóng góp cho việc leo thang vũ trang trong khu vực.
Theo một đòi hỏi hợp lý thì bộ ngoại giao TQ phải biết phối hợp chính sách trong vùng biển này, một khu vực mà các tàu thi hành luật pháp cũng như các tàu bán quân sự TQ đang tùy tiện đi lại trên các lãnh hải tranh chấp. Nhưng bộ ngoại giao đã không có đủ thế lực và thẩm quyền để kiểm soát các bộ ngành khác, kể cả 5 lực lượng thi hành luật pháp, các chính quyền địa phương và các tác nhân thuộc khu vực tư.
Một vấn đề trung tâm khác là sự thiếu minh bạch pháp lý về các đường biên giới trên biển. Bắc Kinh nhấn mạnh rằng bản đồ “chín đoạn” mang tính lịch sử của mình là một tuyên bố chủ quyền có giá trị. Nhưng những đường nét của nó là rất mơ hồ, và tấm bản đồ này, bao gồm hầu hết Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], không được luật pháp quốc tế nhìn nhận.
Để xoa dịu các mối lo ngại của các nước láng giềng, TQ nói rằng TQ có kế hoạch đưa ra tuyên bố chủ quyền về biên giới lãnh hải dựa vào Công ước LHQ về Luật Biển. Nhưng với tinh thần dân tộc chủ nghĩa đang dâng cao và việc dân chúng ngày càng đòi hỏi chính phủ phải có hành động quyết đoán hơn, Bắc Kinh sẽ không dễ gì rút lui các tuyên bố chủ quyền có tính lịch sử của mình. Sự rối rắm này đang rơi vào bàn tay lợi dụng của các lực lượng thi hành luật pháp và các cấp chính quyền địa phương.
Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng cho chính sách ngoại giao khu vực của Bắc Kinh. “Những căng thẳng ngày càng leo thang kể từ năm 2009 đã giáng những đòn nghiêm trọng vào quan hệ của TQ đối với các nước láng giềng Đông Nam Á và làm hoen ố hình ảnh của TQ một cách đáng kể”, Robert Templer, Giám đốc Chương Trình châu Á của Nhóm Nghiên cứu Khủng hoảng, đã tuyên bố như thế. “Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] sẽ còn nhiều bất ổn nếu các vấn đề phối hợp nội bộ của TQ và sự mơ hồ pháp lý chung quanh các tuyên bố chủ quyền lãnh hải của TQ không được giải quyết”.
Xem bài gốc: http://www.crisisgroup.org/en/regions/asia/north-east-asia/china/223-stirring-up-the-south-china-sea-i.aspx
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN
Biển Đông: America’s navy riles China in its backyard (Economist 28-4-12) ◄-Biển Đông: Giải pháp khả thi nào cho vấn đề Biển Đông? (RFA 9 - 19/4/12) -- P/v Hoàng Việt, Lê Hiếu Đằng, Tống Văn Công, Trần Bình Nam, Đinh Kim Phúc, Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Trung◄◄
Biển Đông: After the storm in the South China Sea (Asia Times 20-4-12)Trung Quốc làm Việt Nam điên đầu: Vietnam’s China Dilemma: Steering in New Strategic Environment (RSIS 3-4-12)◄
Hải quân Trung Quốc và cácc nước láng giềng: China’s Rising Maritime Aspirations: Impact on Beijing’s Good-Neighbour Policy (RSIS 28-3-12)◄
- Liên doanh dầu lửa Việt Nam – Venezuela bắt đầu khai thác ở vùng Orinoco (RFI).
- Trung Quốc dương oai tại Biển Đông- (RFI). – Trung Quốc cho xây dựng cầu cảng xác quyết chủ quyền tại Hoàng Sa- (RFI). – TQ chuẩn bị xây bến tàu ở Hoàng Sa (BBC). –- Trung Quốc sẽ cắm 6.000 bia, lắp camera trên các hòn đảo (GDVN/ĐV).- Trung Quốc điều tàu ngư chính hiện đại nhất đến Biển Đông (DT). - Tàu hải giám Trung Quốc (VnMedia).
Việt-Trung tuần tra nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ (BBC).-– Việt Nam, Trung Quốc cam kết cải thiện các mối quan hệ quân sự (VOA).Tính toán của Nga ở Biển Đông? ---Nga chuẩn bị đưa hai tàu ngầm hạt nhân mới vào trực chiến
(Dân trí) - Các quan chức quốc phòng Nga cho biết Hải quân nước này sẽ đưa hai tàu ngầm hạt nhân lớp Project 955 Borei vào trực chiến trong mùa hè này. Đây là hai tàu ngầm thế hệ thứ tư của Nga và được trang bị tới 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Nga sắp đưa 2 tàu ngầm hạt nhân mới vào trực chiếnVietnam Plus
– Chủ trương “cùng khai thác” của Trung Quốc có khả thi? (Liên hợp Buổi sáng/NCBĐ). - Nghiên cứu của Bộ Quốc Phòng Pháp về Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (CESM/NCBĐ). - Vùng nước đục: Mỹ, Trung Quốc và Biển Đông (NYT/NCBĐ). – Trung Quốc quyết đoán trong việc đòi chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông: China asserts its territorial claims in South China Sea (USA TODAY). –
- Việt Nam nhận 3 chiếc Su-30MK2V khủng mới sau ngày 30/4 (PN Today).-----
Việt-Trung tuần tra nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ (BBC).-– Việt Nam, Trung Quốc cam kết cải thiện các mối quan hệ quân sự (VOA).Tính toán của Nga ở Biển Đông? ---Nga chuẩn bị đưa hai tàu ngầm hạt nhân mới vào trực chiến
(Dân trí) - Các quan chức quốc phòng Nga cho biết Hải quân nước này sẽ đưa hai tàu ngầm hạt nhân lớp Project 955 Borei vào trực chiến trong mùa hè này. Đây là hai tàu ngầm thế hệ thứ tư của Nga và được trang bị tới 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Nga sắp đưa 2 tàu ngầm hạt nhân mới vào trực chiếnVietnam Plus
– Chủ trương “cùng khai thác” của Trung Quốc có khả thi? (Liên hợp Buổi sáng/NCBĐ). - Nghiên cứu của Bộ Quốc Phòng Pháp về Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (CESM/NCBĐ). - Vùng nước đục: Mỹ, Trung Quốc và Biển Đông (NYT/NCBĐ). – Trung Quốc quyết đoán trong việc đòi chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông: China asserts its territorial claims in South China Sea (USA TODAY). –
- Việt Nam nhận 3 chiếc Su-30MK2V khủng mới sau ngày 30/4 (PN Today).-----