Dù điều này ít được nhắc đến từ sau 1991, khi Nga đã đánh mất địa vị siêu cường của mình trên thế giới nhưng từ trước đến nay, với Mỹ, Nga luôn là đối thủ số 1.
(ĐVO) Trang Topwar.ru đã có bài phân tích ác sách lược mà các nước phương Tây đối phó và đánh giá các khả năng "phòng vệ" của Nga.
Dưới đây là nội dung bài viết:
Trên thực tế,sự hiện diên của Nga luôn được coi là mối đe doạ đối với an ninh của các quốc gia phương Tây bởi Nga vẫn đứng trong đội ngũ 10 quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới, sở hữu các loại vũ khí hạt nhân từ loại chiến thuật đến chiến lược, cũng như các phương tiện chuyên chở vũ khí hạt nhân như: tàu ngầm, máy bay chiến lược, tên lửa xuyên lục địa trên mặt đất. Khả năng Nga trở lại ngôi vị siêu cường dựa trên nền tảng là những tiến bộ về khoa học và công nghệ quốc phòng từ thời Liên Xô cũng là mối lo của phương Tây.
Sau khi liên bang Xô Viết sụp đổ, các nước Anglo-Saxon áp dụng chiến thuật kìm hãm Nga với 3 đối sách chính:
Thứ nhất, hạn chế ảnh hưởng chính trị của Nga, khiến Nga quên đi những lợi ích quốc gia. Họ nhắm mắt làm ngơ trước nạn tham nhũng, vay nợ nước ngoài, mua bất động sản trong khi luôn nhấn mạnh rằng “có thể cho Nga ngồi ghế dự bị bất cứ lúc nào”, và luôn sử dụng các tác nhân gây ảnh hưởng bất lợi.
Thứ hai, gây thiệt hại cho tiềm năng công nghiệp,quốc phòng, khoa học và giáo dục của Nga.
Chung quy lại, nhiệm vụ của những tổ chức này là khiến Nga mất khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân cũng như các loại vũ khí tiên tiến khác (như máy bay chiến đấu đa năng, tàu ngầm, tàu ngầm nguyên tử, các loại tàu hạng nặng,… Giáo dục và khoa học của Nga ngày càng đi xuống, nông nghiệp chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của dân Nga.
Thứ ba, văn hoá Nga, vốn bị dị hoá một phần từ những năm 1960-1980, phải tiếp tục hứng chịu những tác động bất lợi. Thâm nhập vào Nga có rất nhiều trào lưu mới, không phù hợp với truyền thống của Nga như: Hippy, cách mạng tình dục, ma túy... với đích nhắm tới là giới trẻ.
Với cường độ tấn công mạnh mẽ vào những năm “tái thiết” và “cải cách”, phương Tây hi vọng có thể nhận được kết quả sau khoang 20-30 năm, Nga sẽ tự mình chối bỏ những thành tựu từ thời Liên Xô để lại. Moscow sẽ không còn hy vọng có thể điều khiển hay thay mới hệ thống vũ khí hạt nhân, chúng sẽ dần bị vô hiệu hoá vì cũ.
Cần lưu ý rằng, các nhà hoạt động chính trị phương Tây luôn nhắc nhở người Nga về mối nguy hại khi những quả bom nguyên tử này rơi vào tay của quân phiến loạn. Họ (Mỹ) đã chuẩn bị sẵn 1 kịch bản nhằm đặt “hiểm hoạ của nhân loại” gây ra từ những kho vũ khí hạt nhân Nga dưới sự kiểm soát của cộng đồng quốc tế.
Và đến nay, phương Tây vẫn chưa chịu từ bỏ những âm mưu này. Trong bản báo cáo “ Chiến lược 2012” của Viện Phát triển đương đại vào mùa xuân năm 2011, kẻ thù lớn nhất của công cuộc hiện đại hoá Liên bang Nga là việc chậm trễ phát triển khả năng hạt nhân của mình. Phần đông các chuyên gia của viện này cho rằng vũ khí hạt nhân chính là đảm bảo sống còn đối với Nga.
Nếu cứ tiếp tục đợi cho đến khi Nga tự diệt vong sẽ rất rủi ro, bởi:
Thứ nhất, Nga đang có những dấu hiệu hồi sinh. Tổ hợp Công nghiệp - Quốc phòng tuy đã chuyển hướng ra thị trường ngoài, nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu trong nước.
Ngành công nghiệp nguyên tử phục vụ mục đích dân sự và quân sự vẫn tiếp tục duy trì và phát triển. Theo quyết định của Tổng thống Nga Putin năm 1999, Nga bắt đầu đóng mới tàu ngầm chứa tên lửa đạn đạo R-29RMU2 Sineva. Kích thước của các tầng tàu được thay đổi, độ ổn định của tên lửa được nâng lên, tổ hợp các thiết bị giúp vượt qua hàng phòng thủ đối phương cùng hệ thống dẫn đường vệ tinh cũng được lắp đặt.
Ngoài ra, Nga còn bổ sung thêm 8 tàu ngầm nguyên tử 955 Borei. Tàu ngầm đầu tiên Yury Dolgorukiy được dùng cho các cuộc thử nghiệm của tàu ngầm chứa tên lửa đạn đạo. Tàu thứ 2 mang tên Alexander Nevsky - đang trong quá trình thử nghiệm. Tàu ngầm thứ 3 Vladimir Monomac cũng sẽ được đóng trong thời gian tới. Tên lửa đạn đạo liên lục Topol-M và RS-24 Yarus cũng sắp được đưa vào triển khai.
Tàu ngầm chứa tên lửa đạn đạo Liner và Bulava đang trong quá trình thử nghiệm. Nga vẫn sẽ tiếp tục sử dụng những tên lửa có từ thời Liên Xô, hiện đại hoá trang thiết bị không quân dùng cho vũ khí nguyên tử, thành lập Tổ hợp hàng không tương lai cho những máy bay tầm xa (PAK DA). Bản hợp đồng với Viện Nghiên cứu và phát triển Niokr của Tập đoàn Tupolev với Bộ Quốc Phòng Nga nhằm thành lập PAK DA, được kí vào tháng 8/2009,có thời hạn là 3 năm.
Sau khi kí với Mỹ Hiệp ước loại trừ tên lửa tầm ngắn và tầm trung năm 1987, Tổ hợp tên lửa chiến thuật OKA và biến thể của nó OKA-U vẫn được sản xuất. Năm 2006, tổ hợp tên lửa Iskander (có thể mang vũ khí hạt nhân chiến thuật) đã được phân đội 1 đại đội pháo 26 (thành phố Lyga) đưa vào sử dụng.
Như vậy, Nga đang trong quá trình tái vũ trang quân đội và hạm đội của mình.
Nguyên nhân thứ 2 khiến các nước Anglo-Saxon không khỏi nóng ruột là “cuộc khủng hoảng hoà bình toàn cầu”, đây chính là động lực khiến Nga không thể ngồi yên. Mỹ cần những sự kiện chấn động toàn cầu tại châu Âu và châu Á, qua đó dẫn tới chiến tranh diện rộng, bởi chỉ như vậy Mỹ mới có cớ để loại bỏ được các đối thủ trực tiếp và tiềm năng, qua đó giữ vững vai trò lãnh đạo của mình, thay đổi thế đối kháng và củng cố trật tự thế giới đơn cực.
Hiền Thảo (theo Topwar)(ĐVO) Trang Topwar.ru đã có bài phân tích ác sách lược mà các nước phương Tây đối phó và đánh giá các khả năng "phòng vệ" của Nga.
Dưới đây là nội dung bài viết:
Trên thực tế,sự hiện diên của Nga luôn được coi là mối đe doạ đối với an ninh của các quốc gia phương Tây bởi Nga vẫn đứng trong đội ngũ 10 quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới, sở hữu các loại vũ khí hạt nhân từ loại chiến thuật đến chiến lược, cũng như các phương tiện chuyên chở vũ khí hạt nhân như: tàu ngầm, máy bay chiến lược, tên lửa xuyên lục địa trên mặt đất. Khả năng Nga trở lại ngôi vị siêu cường dựa trên nền tảng là những tiến bộ về khoa học và công nghệ quốc phòng từ thời Liên Xô cũng là mối lo của phương Tây.
Sau khi liên bang Xô Viết sụp đổ, các nước Anglo-Saxon áp dụng chiến thuật kìm hãm Nga với 3 đối sách chính:
Thứ nhất, hạn chế ảnh hưởng chính trị của Nga, khiến Nga quên đi những lợi ích quốc gia. Họ nhắm mắt làm ngơ trước nạn tham nhũng, vay nợ nước ngoài, mua bất động sản trong khi luôn nhấn mạnh rằng “có thể cho Nga ngồi ghế dự bị bất cứ lúc nào”, và luôn sử dụng các tác nhân gây ảnh hưởng bất lợi.
Thứ hai, gây thiệt hại cho tiềm năng công nghiệp,quốc phòng, khoa học và giáo dục của Nga.
Chung quy lại, nhiệm vụ của những tổ chức này là khiến Nga mất khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân cũng như các loại vũ khí tiên tiến khác (như máy bay chiến đấu đa năng, tàu ngầm, tàu ngầm nguyên tử, các loại tàu hạng nặng,… Giáo dục và khoa học của Nga ngày càng đi xuống, nông nghiệp chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của dân Nga.
Thứ ba, văn hoá Nga, vốn bị dị hoá một phần từ những năm 1960-1980, phải tiếp tục hứng chịu những tác động bất lợi. Thâm nhập vào Nga có rất nhiều trào lưu mới, không phù hợp với truyền thống của Nga như: Hippy, cách mạng tình dục, ma túy... với đích nhắm tới là giới trẻ.
Với cường độ tấn công mạnh mẽ vào những năm “tái thiết” và “cải cách”, phương Tây hi vọng có thể nhận được kết quả sau khoang 20-30 năm, Nga sẽ tự mình chối bỏ những thành tựu từ thời Liên Xô để lại. Moscow sẽ không còn hy vọng có thể điều khiển hay thay mới hệ thống vũ khí hạt nhân, chúng sẽ dần bị vô hiệu hoá vì cũ.
Cần lưu ý rằng, các nhà hoạt động chính trị phương Tây luôn nhắc nhở người Nga về mối nguy hại khi những quả bom nguyên tử này rơi vào tay của quân phiến loạn. Họ (Mỹ) đã chuẩn bị sẵn 1 kịch bản nhằm đặt “hiểm hoạ của nhân loại” gây ra từ những kho vũ khí hạt nhân Nga dưới sự kiểm soát của cộng đồng quốc tế.
Và đến nay, phương Tây vẫn chưa chịu từ bỏ những âm mưu này. Trong bản báo cáo “ Chiến lược 2012” của Viện Phát triển đương đại vào mùa xuân năm 2011, kẻ thù lớn nhất của công cuộc hiện đại hoá Liên bang Nga là việc chậm trễ phát triển khả năng hạt nhân của mình. Phần đông các chuyên gia của viện này cho rằng vũ khí hạt nhân chính là đảm bảo sống còn đối với Nga.
Nếu cứ tiếp tục đợi cho đến khi Nga tự diệt vong sẽ rất rủi ro, bởi:
Thứ nhất, Nga đang có những dấu hiệu hồi sinh. Tổ hợp Công nghiệp - Quốc phòng tuy đã chuyển hướng ra thị trường ngoài, nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu trong nước.
Ngành công nghiệp nguyên tử phục vụ mục đích dân sự và quân sự vẫn tiếp tục duy trì và phát triển. Theo quyết định của Tổng thống Nga Putin năm 1999, Nga bắt đầu đóng mới tàu ngầm chứa tên lửa đạn đạo R-29RMU2 Sineva. Kích thước của các tầng tàu được thay đổi, độ ổn định của tên lửa được nâng lên, tổ hợp các thiết bị giúp vượt qua hàng phòng thủ đối phương cùng hệ thống dẫn đường vệ tinh cũng được lắp đặt.
Ngoài ra, Nga còn bổ sung thêm 8 tàu ngầm nguyên tử 955 Borei. Tàu ngầm đầu tiên Yury Dolgorukiy được dùng cho các cuộc thử nghiệm của tàu ngầm chứa tên lửa đạn đạo. Tàu thứ 2 mang tên Alexander Nevsky - đang trong quá trình thử nghiệm. Tàu ngầm thứ 3 Vladimir Monomac cũng sẽ được đóng trong thời gian tới. Tên lửa đạn đạo liên lục Topol-M và RS-24 Yarus cũng sắp được đưa vào triển khai.
Tàu ngầm chứa tên lửa đạn đạo Liner và Bulava đang trong quá trình thử nghiệm. Nga vẫn sẽ tiếp tục sử dụng những tên lửa có từ thời Liên Xô, hiện đại hoá trang thiết bị không quân dùng cho vũ khí nguyên tử, thành lập Tổ hợp hàng không tương lai cho những máy bay tầm xa (PAK DA). Bản hợp đồng với Viện Nghiên cứu và phát triển Niokr của Tập đoàn Tupolev với Bộ Quốc Phòng Nga nhằm thành lập PAK DA, được kí vào tháng 8/2009,có thời hạn là 3 năm.
Sau khi kí với Mỹ Hiệp ước loại trừ tên lửa tầm ngắn và tầm trung năm 1987, Tổ hợp tên lửa chiến thuật OKA và biến thể của nó OKA-U vẫn được sản xuất. Năm 2006, tổ hợp tên lửa Iskander (có thể mang vũ khí hạt nhân chiến thuật) đã được phân đội 1 đại đội pháo 26 (thành phố Lyga) đưa vào sử dụng.
Như vậy, Nga đang trong quá trình tái vũ trang quân đội và hạm đội của mình.
Nguyên nhân thứ 2 khiến các nước Anglo-Saxon không khỏi nóng ruột là “cuộc khủng hoảng hoà bình toàn cầu”, đây chính là động lực khiến Nga không thể ngồi yên. Mỹ cần những sự kiện chấn động toàn cầu tại châu Âu và châu Á, qua đó dẫn tới chiến tranh diện rộng, bởi chỉ như vậy Mỹ mới có cớ để loại bỏ được các đối thủ trực tiếp và tiềm năng, qua đó giữ vững vai trò lãnh đạo của mình, thay đổi thế đối kháng và củng cố trật tự thế giới đơn cực.
-Tại sao Nga kiên quyết duy trì sức mạnh hạt nhân?
--
Cuộc đua vũ khí hạt nhân mới
Thế giới đang bước vào cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân nguyên tử mới.Trong vòng 10 năm tới, để đạt được mục tiêu hiện đại hóa và chế tạo mới vũ khí hạt nhân, thế giới sẽ atiêu tốn hàng trăm tỷ USD.
(ĐVO) Theo bản báo cáo về triển vọng phát triển vũ khí hạt nhân của một nhóm nghiên cứu Anh, thuộc Hội đồng Bảo mật thông tin Anh - Mỹ, rất nhiều nước lớn đang tích cực thực hiện hàng loạt các chương trình cải tiến vũ khí nguyên tử cũ và chế tạo vũ khí nguyên tử mới và phương tiện triển khai loại vũ khí này. Trong vòng 10 năm tới, để đạt được mục tiêu này thế giới sẽ tiêu tốn hàng trăm tỷ USD.
Trong bản báo cáo của mình, nhà nghiên cứu cho biết: Nếu không có những cuộc tranh luận gay gắt về giải trừ vũ khí hạt nhân toàn cầu cùng với việc thiếu hụt những bước quan trọng trong quản lý vũ khí, chúng ta đã chứng kiến kỷ nguyên hiện đại hoá vũ khí nguyên tử cũng như sức công phá mãnh liệt của chúng.
Trong vòng 10 năm tới, Mỹ và Nga là 2 đối thủ chính của cuộc chạy đua sẽ chi ít nhất 770 tỷ USD. Trong đó Mỹ sẽ mất khoảng 700 tỷ USD. Trong số này, 100 tỷ USD sẽ dùng để duy trì và hiện đại hoá các phương tiện triển khai có sẵn (tên lửa, máy bay và tàu ngầm). Còn 92 tỷ USD nữa sẽ dùng vào việc duy trì và cải tiến những đầu đạn hạt nhân hiện có cũng như các cơ sở sản xuất chúng.
Mỹ cũng dự định kéo dài thời hạn phục vụ của tên lửa đạn đạo Minuteman III và phát triển loại tên lửa đạn đạo mới, chế tạo tàu ngầm hạt nhân nguyên tử chiến lược mới SSBN. Trong đó, 1 chiếc sẽ gia nhập tổ hợp MBC vào năm 2029, kéo dài thời hạn hoạt động của máy bay ném bom B-52H Stratofortress đến năm 2035, sản xuất máy bay ném bom tầm xa và bắt đầu thay thế những tên lửa hành trình có đầu đạn hạt nhân cũ vào năm 2025.
Trong khi đó, đến năm 2020, Nga sẽ mất không dưới 70 tỷ USD cho việc phát triển bộ 3 vũ khí nguyên tử của mình. Số tiền này được chi cho việc phát triển những tổ hợp di động PC-24 Yars, đến năm 2018 chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa với 10 đơn vị hạt nhân mới, trang bị cho tàu ngầm chiến lược 667 BDRM tên lửa Sinheva cải tiến và đóng mới 8 tàu ngầm Borei 995. Nga cũng đang tiến hành thiết kế tàu ngầm nguyên tử thế hệ thứ 5.
Đến năm 2025, vũ khí Nga sẽ được bổ sung thêm máy bay ném bom chiến lược tầm xa (PAK DA). Từ năm 2013, Nga sẽ tăng số lượng tên lửa đạn đạo của mình lên gấp đôi. Ngoài ra, trong vòng 10 năm tới, lực lượng vũ trang Nga sẽ nhận thêm 10 hệ thống tên lửa hạt nhân tầm ngắn.
Tham gia vào cuộc chạy đua vũ khí nguyên tử này còn có Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Israel, Pakistan và Triều Tiên. Tất cả các nước này đều chế tạo và sản xuất các chủng loại vũ khí hạt nhân mới.
Trung Quốc sẽ triển khai tổ hợp di động DF-31A, Ấn Độ phát triển tên lửa đạn đạo Agni-V, Israel thì hoàn thành việc chế tạo tên lửa thế hệ mới Jericho-III với tầm xa lên đến 6.500 kilomet.