Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Thủy phi cơ phù hợp với Trường Sa


Có khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn, trang thiết bị điện tử hiện đại, DHC-6 không đơn thuần là một thủy phi cơ đa năng mà còn là bước tiếp cận hoàn toàn mới của quân đội Việt Nam.

(ĐVO) DHC-6 là một phát triển nâng cấp của máy bay DHC-3 Otter, máy bay thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 20/5/1965. Các biến thể sản xuất đầu tiên  series 100-200 sử dụng 2 động cơ PT6A-20 công suất 550 mã lực/động cơ, biến thể series 200 cải thiện khoang  hành lý lớn hơn để ngăn hành lý phía sau.

Ban đầu, thủy phi cơ này chủ yếu phục vụ với vai trò vận tải hành khách hoặc thực hiện các hoạt động nhảy dù phi quân sự.

Biến thể Series 300 sử dụng động cơ PT6A-27 cải tiến, công suất 680 mã lực/chiếc, cải thiện khả năng cất hạ cánh ngắn. Series 300 là biến thể thành công nhất của gia đình DHC-6, quốc gia sử dụng chủ yếu là Anh và Australia.

DHC-6 là thủy phi cơ thành công nhất của công nghiệp hàng không Canada.

DHC-6 Twin Otter  từ series 100-300 một mẫu máy bay thành công nếu xét về số lượng sản xuất và xuất khẩu. 


Tổng cộng có hơn 800 chiếc đã được chế tạo, trung bình mỗi năm Viking Air sản xuất được 17,3 chiếc, một con số khá ấn tượng đối với một tập đoàn không mấy tên tuổi trong làng công nghiệp hàng không thế giới


Máy bay  đạt được những thành công nhất định, trong đó điểm nổi bật nhất là khả năng hạ cánh trên đường băng ngắn nhất thế giới. DHC-6 Twin Otter  tỏ cực kỳ hiệu quả khi hoạt động trên các đường băng cực ngắn trên các đảo, những đường băng thường xuyên bị thủy triều đe dọa.


DHC-6 Twin Otter được xuất khẩu cho hơn 40 quốc gia, phục vụ cả trong lĩnh vực dân sự và quân sự, thủy phi cơ này là sự lựa chọn hàng đầu cho các quốc gia ven biển, các quốc gia có nhiều đảo và quần đảo.


Năm 2008, tập đoàn Viking Air công biến thể hiện đại hóa series 400, một nỗ lực nhằm tiếp tục duy trì  hình ảnh của thương hiệu này. 


Điểm khác biệt lớn đầu tiên đó là việc trang bị toàn bộ hệ thống điện tử hàng không công nghệ số cho máy bay, ngoài ra, tập đoàn Viking Air  còn mở rộng sự đa năng bằng cách trang bị thêm các công nghệ phục vụ cho mục đích trinh sát và tuần tra hàng hải quân sự ngoài chức năng chính là vận tải hành khách và hàng hóa.


Tính năng kỹ thuậtDHC-6  series 400 là một loại thủy phi cơ lưỡng dụng linh hoạt cao, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc. Tuần tra đảm bảo an ninh hàng hải, theo dõi thời tiết, chụp ảnh hiện trường, đánh dấu vị trí trên biển, cứu hộ cứu nạn trên biển, vận tải hàng hóa và hành khách.


DCH-6 có khả năng cất hạ cánh trên đường băng rất ngắn, có thể cất hạ cánh trên biển và trên đất liền. Khi hạ cánh trên đất liền, máy bay sử dụng các bánh xe gắn phía dưới bộ phận hạ cánh trên biển.
Thủy phi cơ DHC-6 đang cất cánh từ mặt nước. Thông số cơ bản: Dài 15,77 mét, sải cánh 19,81 mét, cao 5,94 mét, trọng lượng rỗng 3365 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 5670kg, tải trọng hàng hóa 1135kg.
DCH-6 được trang bị tích hợp radar thời tiết hiển thị đa màu sắc, radar đo độ cao, máy ảnh tích hợp, hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ thống điều khiển và liên lạc vô tuyến hàng hải Loran-C  và hệ thống thả phao đánh dấu vị trí trên biển, tất cả các trang thiết bị điện tử đều được phát triển trên nền tảng công nghệ số. Ngoài thiết bị điện tử tích hợp sẵn, thủy phi cơ DCH-6 có thể mang theo các thiết bị phụ trợ bên  ngoài, hoặc bên trong khoang theo yêu cầu của phía khách hàng.


Thủy phi cơ DCH-6 series 400 được trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt PT-6A35 hiệu suất cao, tốc độ trung bình khoảng 300km/giờ. Hệ thống điều áp của máy bay được thiết kế với khả năng hoạt động tại độ cao 4,2km mà không cần oxy hỗ trợ.  Máy bay có khả năng hoạt động tại độ cao tối đa là 8,5 km, tầm hoạt động 1248km với thùng nhiên liệu phụ trợ, 896km với nhiên liệu tiêu chuẩn mang trong thân. DCH-6 có khả năng hoạt động liên tục trong 6 tiếng đồng hồ.


Phi hành đoàn gồm có 2 người, khoang máy bay có thể chứa 18-20 hành khách hoặc hàng hóa tùy theo yêu cầu nhiệm vụ. 


Bước đầu tiếp cận công nghệ điện tử phương TâyĐoàn phi công hải quân đầu tiên của Việt Nam đã được gửi sang Canada để huấn luyện sử dụng thủy phi cơ lưỡng dụng đa năng DHC-6 Twin Otter series 400. Như vậy, Việt Nam đã tiến gần hơn tới việc sở hữu chiếc thủy phi cơ đa năng này, quan trọng hơn cả sự kiện này mở ra một hướng tiếp cận mới trong việc đa dạng hóa trang thiết bị vũ khí.
DHC-6 được trang bị các công nghệ điện tử hàng không rất hiện đại, một lĩnh vực hoàn toàn mới đối với quân đội Việt Nam
Ngoại trừ một số máy bay trực thăng do quân đội Mỹ để lại trong chiến tranh Việt Nam cùng một số trực thăng dân dụng mua của Eurocopter.  Hợp đồng mua 6 thủy phi cơ đa năng DHC-6 Twin Otter series 400 là hợp đồng mua máy bay tuần tra biển  phục vụ cho quân sự đầu tiên của Việt Nam với các nước phương Tây.

Việc sử dụng thủy phi cơ lưỡng dụng có nhiều điểm khác biệt so với các loại máy bay hạ cánh trên đường băng. Thủy phi cơ DHC-6  vừa có thể hạ cánh trên biển vừa có thể hạ cánh trên đường băng, điều này đòi hỏi công tác đào tạo phải hết sức bài bản. 


Hơn nữa, đây là lần đầu tiên Việt Nam công khai mua mới và sử dụng loại máy bay phục vụ cho quân sự từ phương Tây, do đó việc gửi phi công sang nước bạn để huấn luyện là điều cần thiết phải làm. Công tác đào tạo không chỉ đơn giản là học lái máy bay mà còn cách vận hành các hệ thống liên quan theo công nghệ phương Tây, một lĩnh vực khá mới mẻ đối với Quân đội Nhân dân Việt Nam.


Với khả năng cất, hạ cánh trên đường băng cực ngắn, sự có mặt của DHC-6 mang lại khả năng tiếp tế hàng hóa, nhu yếu phẩm, trang thiết bị cho một số đảo của Việt Nam có sẵn đường băng khá ngắn mà không cần phải mở rộng hay nâng cấp đường băng, một công việc có thể gây sự hiểu nhầm với các nước xung quanh.


Nếu chỉ xét về khả năng cơ động, DHC-6 không bằng các thủy phi cơ cùng loại của Nga hay một số nước khác, điều làm nên sự khác biệt của DHC-6 ngoài khả năng cất hạ cánh cực ngắn, máy bay còn được trang bị công nghệ trinh sát hàng hải đường không kỹ thuật số tiên tiến, một lĩnh vực mà các thủy phi cơ của Nga không có được.


Phi công Hải quân Việt Nam ở Canada
Quốc Việt (tổng hợp)
-Nguồn:
-Thủy phi cơ phù hợp với Trường Sa
Có khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn, trang thiết bị điện tử hiện đại, DHC-6 không đơn thuần là một thủy phi cơ đa năng mà còn là bước tiếp cận hoàn toàn mới của quân đội Việt Nam.
--Tiếp nhận hai văn bản khẳng định chủ quyền Hoàng Sa 

-

Chiến hạm Nga, Mỹ đối đầu ở Syria

-

Quân đội Mỹ trang bị ‘tàu ma’ vietnamdefence 

 VietnamDefence - Lục quân Mỹ sẽ sử dụng các “ô tô ma” có khả năng đánh lừa đối phương.
Các kỵ sĩ Mông Cổ từng là bậc thầy về nghi binh. Khi giao tranh trên khắp thảo nguyên châu Á mênh mông, các vị chỉ huy của lực lượng kỵ binh vô địch này hiểu rằng, các kỵ sĩ rất dễ bị thương vong trước cung tiễn. Vì thế, người Mông Cổ đã nghĩ ra một phương pháp độc đáo để đánh lừa các cung thủ đối phương - đó là buộc những con bù nhìn rơm vào lưng ngựa. Các hình nộm đó thu hút cung tiễn đối phương và nâng cao khả năng sống sót của kỵ binh khi bị xạ tiễn.

Quân đội Mỹ cũng nhận thức được tính dễ bị tổn thương của họ trước mìn, bom tự tạo và các cuộc phục kích. Vì thế, họ đã học hỏi kinh nghiệm của kỵ binh Mông Cổ để chế tạo ra thiết bị độc đáo Ghost Ship (tàu ma) dùng để buộc xe quân sự di chuyển không có người trong xe.

Hiện nay, hệ thống mới đang được thử nghiệm ráo riết ở trường thử White Sands, nơi binh lính học cách điều khiển các xe bọc thép không có tài xế. 
Do xe Ghost Ship do người điều khiển từ xa nên rất khó xác định
trong xe có người hay không thông qua cách lái xe
Hệ thống Ghost Ship đơn giản là một bộ thiết bị điều khiển các cơ cấu điều khiển thông thường của ô tô. Người lính làm nhiệm vụ lái xe Ghost Ship thì ngồi trong xe khác đi sau và dùng bộ điều khiển và màn hình để điều khiển từ xa xe Ghost Ship.

Bằng cách đó, một kíp xe HMMWV có thể điều khiển xe của mình và 3 xe không người lái nữa, khiến đối phương nghĩ rằng quân Mỹ có cả trung đội. Các xe điều khiển từ xa không chỉ đánh lừa lực lượng phục kích đối phương mà còn có thể thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm là trinh sát và rà phá mìn.

Trong quá trình thử nghiệm, một xe HMMWV bình thường đã được lắp một dàn bánh xe phá mìn và người điều khiển có thể điều khiển xe rà phá mìn tự tạo này từ khoảng cách 2,5 km.

Khác với các hình nộm của kỵ binh Mông Cổ, các xe ô tô ma hiện đại không chỉ có khả năng được điều khiển từ xa mà còn có thể bắn trả. Để làm thế, xe được trang bị module vũ khí điều khiển từ xa CROWS gắn một súng máy 12,7 mm.

Sau khi thử nghiệm, binh lính Mỹ đã yêu cầu các nhà thiết kế lắp nhiều hơn các camera video để triệt tiêu các vùng mù về quan sát, cũng như thiết bị GPS để không bị lạc trên địa hình phức tạp Afghanistan.

Dự án Ghost Ship có ý nghĩa thật to lớn. Vấn đề là ở chỗ, lục quân Mỹ đang chuẩn bị loại bỏ hàng ngàn xe bọc thép nhẹ HMMWV do chúng có khả năng bảo vệ kíp xe kém. Mỹ có kế hoạch cắt giảm đội xe chiến thuật từ 144.000 chiếc xuống còn hơn 50.000 chiếc một chút. Nhờ có hệ thống Ghost Ship mà một số lượng lớn ô tô dưa thừa này có thể có cuộc đời mới và trở thành một phương tiện tác chiến hiệu dụng và rẻ tiền.
  • Nguồn: RND, 23.11.11.

-9 công nghệ ‘ứng tác' xuất sắc của Mỹ
Bộ Quốc phòng Mỹ đã đáp ứng nhanh nguyện vọng của binh sĩ trên chiến trường để đưa ra những sản phẩm, công nghệ ‘ứng tác’ thiết thực.-(ĐVO) Mùa hè này, Lầu Năm góc đã công bố danh mục những sáng chế quân sự xuất sắc nhất đã được phát triển nhanh chóng và ứng dụng trên chiến trường.



Khác với đa số các cuộc thi tương tự, lựa chọn những người thắng cuộc không phải là các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ hay các chuyên gia các cơ quan phân tích, mà là những cựu binh dày dạn chiến trận.


Hơn nữa, hầu như tất cả các sáng chế tham dự cuộc thi đều được phát triển dựa trên mong muốn của binh sĩ và kinh nghiệm tác chiến ở Iraq và Afghanistan. Người Mỹ được quyền tự hào về hệ thống trao đổi thông tin giữa quân đội và ngành công nghiệp đã xây dựng được, nhờ đó quân đội Mỹ nhận được kịp thời những thứ cần thiết.


Đạn lựu hồng ngoại


Đạn M992 là một loại đạn chiếu sáng hồng ngoại bắn từ ống phòng lựu kẹp nòng 40 mm М203 hay súng phóng lựu nòng ngắn M320. Đạn lựu hồng ngoại được nhận vào trang bị ngày 8/10/2010 và đã nhận được nhiều lời khen nức nở từ binh sĩ trên tuyến đầu Afghanistan.  


Đạn lựu M992 dùng để chiếu sáng trận địa ở dải hồng ngoại. Đạn được bắn lên trời ở góc lớn, sau đó chiếc dù 50 cm bung ra, và cháy sáng ở độ cao 150-200 m (khi bắn thẳng đứng), hầu như vô hình đối với mắt thường, nhưng chói lóa ở dải sóng hồng ngoại. 


Quân đội Mỹ cũng có các đạn lựu tương tự cỡ 40 mm để chiếu sáng địa hình ở dải phổ nhìn thấy như: M583A1 ánh sáng trắng, M661 ánh sáng xanh lá cây và M662 màu đỏ. Chúng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình khi chiếu sáng rõ nét một vòng tròn có đường kính đến 200 m trong vòng 40 s.
Đạn lựu M992 dùng để chiếu sáng trận địa ở dải hồng ngoại.
Lính Mỹ ở Iraq và Afghanistan hiện có ưu thế hơn hẳn phiến quân khi có các khí tài nhìn đêm, nhờ đó lính Mỹ tác chiến ban đêm không kém nhiều so với ban ngày. Dĩ nhiên là ánh sáng chói sẽ triệt tiêu ưu thế này khi làm cho các lính thủy đánh bộ Mỹ mất đi thị lực trước các phiến quân Taliban “mù lòa”.


Lục quân Mỹ đã nhận vào trang bị các loại đạn pháo chiếu sáng hồng ngoại như đạn 155 mm M1066 hay đạn 105 mm M1064. Các đạn này đang được sản xuất khá nhiều, đâu đó khoảng 3.000-4.000 quả/năm. Đánh giá đúng vai trò của “pháo hồng ngoại”, lính Mỹ đã yêu cầu phát triển loại đạn tương tự cho các súng phóng lựu 40 mm của họ.


Dù có kinh ngạc đến đâu thì Lục quân Mỹ cũng đã lắng nghe yêu cầu của binh sĩ và mở cuộc thi thiết kế đạn M992. Hơn nữa, họ thậm chí còn cam kết mua 90.000 viên đạn mới mặc dù có giá đắt gấp đôi (94 USD/quả) so với đạn lựu chiếu sáng thông thường. Lô đạn đầu tiên gồm 22.000 quả đã bắt đầu được cung cấp cho các đơn vị chiến đấu trong năm 2011.


Đầu đạn lõi đồng
Đặc điểm cuộc chiến ở Afghanistan đã đặt ra vấn đề hiệu quả của đạn 5,56х45 mm: các đầu đạn cỡ nhỏ bị nảy bật ra khi va vào đá và cành cây, bắn xuyên thấu các phiến quân Taliban nhưng không giết chết tức thì.


Trung sĩ Jason Gillis, tiểu đội trưởng của Lữ đoàn chiến đấu số 2, thuộc Sư đoàn dù 82 (2nd Brigade Combat Team, 82nd Airborne Division), mô tả lại một trường hợp “tức cười” xảy ra với anh ta trên một đường phố Baghdad năm 2004. Viên trung sĩ cùng các binh sĩ thuộc quyền đang làm nhiệm vụ đi bộ tuần tra thì một xe ô tô con chạy tốc độ cao lao thẳng về phía anh ta. Bất chấp cảnh cáo, chiếc xe không dừng lại và toán lính dù Mỹ đã nổ súng bắn túi bụi vào xe bằng 2 khẩu súng máy 5,56 mm M249.


Trong mấy giây, các viên đạn bắn liên tiếp vào khoang động cơ và kính chắn gió, chiếc xe dừng lại và thật sửng sốt đối với mấy lính Mỹ khi thấy tài xế chui ra khỏi xe... hoàn toàn lành lặn! Hơn 400 viên đạn đã bắn đi vô ích: các mảnh chì ẩn chứa chết chóc đơn giản đã bị phá hủy khi va đập vào vỏ xe và kính ô tô mặc dù lẽ ra chúng phải xuyên thủng lỗ chỗ tất cả những gì bên trong ô tô.
M855A1 xuyên bức tường bằng các khối bê tông từ cự ly 80m khi bắn từ súng М-16 và từ cự ly 40 m khi bắn từ carbine М-4.
Lính Mỹ tất nhiên là không thể chấp nhận tình cảnh đó nên đã đặt ra cho Lầu Năm góc một bài toán hóc búa: làm cho họ một đầu đạn xuyên giáp, nhưng với rủi ro đạn nảy tối thiểu và sức phá cao.


Thế là đầu đạn mới đã được chế tạo và gần 30 triệu viên đạn mới với đầu đạn M855A1 đã được chuyển đến Afghanistan. Chỉ có điều việc mua ồ ạt đạn mới xem ra có vẻ vội vàng: trong quá trình thử nghiệm trước khi nhận vào trang bị, đã bắn đi hơn 400.000 viên đạn với đầu đạn M855A1, đây là một thứ kỷ lục. 


Đầu đạn mới có lõi đồng thay cho lõi thép nên giảm được xác suất đạn nảy và nâng cao sức phá. Đầu đạn M855A1 có cấu tạo đặc biệt để làm giảm ảnh hưởng của trương động (dao động) đến khả năng xuyên giáp, kết quả là ở cự ly 400 m, 50% đầu đạn mới xuyên được tấm thép mềm dày 1 cm (đầu đạn thường chỉ làm được thế khi bắn ở cự ly không quá 160 m).


Hơn nữa, đầu đạn M855A1 xuyên được bức vách bằng các khối bê tông ở cự ly 80 m khi bắn từ súng М-16 và từ cự ly 40 m khi bắn từ carbine М-4. Đầu đạn chì cũ M855 không thể xuyên bức vách như thế ở bất kỳ cự ly bắn nào. Đối với lõi đồng của đầu đạn thì kính chắn gió ô tô không phải là vật cản và nó vẫn xuyên ngon lành 24 lớp kevlra ở cự ly bắn 1.000 m.


Vũ khí chống người ăn xin và khủng bố liều chết


Điều đáng buồn là những câu chuyên giống như câu chuyện do Jason Gillis mô tả lại hay xảy ra do các cuộc chiến hiện đại diễn ra ngay giữa cuộc sống thường nhật của thường dân. Nhiều người đã chết chỉ vì họ không hiểu những cử chỉ hay tiếng quát của toán lính tuần tra hay các lính gác tại trạm kiểm soát.
GLEF giúp binh sĩ xua đuổi những người bán hàng hay người ăn xin dai như đỉa mà trà trộn trong đó có thể có các phần tử khủng bố liều chết.
Trái với ý kiến của một số ký giả, đại đa số binh lính không muốn bắn vào phụ nữ và trẻ em, cũng như họ chẳng muốn tôi mạng do vụ nổ của một tay súng liều chết. Lính Mỹ đã yêu cầu cho họ một thiết bị nhờ đó có thể thu hút sự chú ý và khiến người ta hiểu rõ là không được làm những hành vi khiêu khích.


Và một lần nữa Lầu Năm góc lại chiều lòng binh sĩ. Theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Mỹ, công ty CROWS chỉ trong có 12 tháng đã phát triển một laser xanh lá cây công suất lớn GLEF. Nó được đặt tại các trạm kiểm soát và trên xe thiết giáp, phóng ra tia laser rộng mà dù ở cự ly xa cũng có thể làm mất thị lực tạm thời.


Nhờ thiết bị này, có thể dễ dàng chỉ thị vào một đối tượng nào đó hoặc làm mất phương hướng một người nào đó vì giương mắt nhìn vào GLEF cũng “dễ chịu” như dòm mặt trời lúc giữa trưa. 


Hiện nay, các laser này được lắp trên các xe thiết giáp và các lối vào căn cứ quân sự ở Afghanistan, Iraq, giúp binh lính xua đuổi những người bán hàng hay người ăn xin dai như đỉa mà trà trộn trong đó có thể có các phần tử khủng bố liều chết. Ngoài ra, đây cũng là cách để trị các lái xe đang phóng nhanh một cách không suy nghĩ cùng cả gia đình mình ngay trước các nòng súng máy và pháo tự động.


Máy kéo “pháo đài”


Bom mìn tự tạo là bệnh đau đầu thật sự đối với quân đội Mỹ. Đa số tổn thất nhân mạng và trang bị ở Afghanistan và Iraq chính là do bom mìn cài ven đường.


Để giải quyết vấn đề này, người ta đã thiết kế một “máy kéo chiến đấu” độc đáo Husky Mark III/2G dựa trên kinh nghiệm chiến đấu và các khuyến nghị của binh sĩ các đơn vị công binh.
Thiết kế đặc biệt bảo đảm khả năng bảo vệ tối đa cho 2 thành viên kíp xe và khả năng sống còn của xe ngay cả khi vấp mìn công phá lớn.
Thiết kế đặc biệt (các bánh xe lắp trên hệ treo kiểu tay đòn và thùng xe hình chữ V với vỏ giáp vững chắc) bảo đảm khả năng bảo vệ tối đa cho 2 thành viên kíp xe và khả năng sống còn của xe ngay cả khi vấp mìn công phá lớn - đến 50 kg TNT ở khoảng cách 5 m.


Ngoài ra, Husky Mark III còn bất khả xâm phạm đối với súng bộ binh, có khả năng việt dã cao và có thể đi trước đoàn xe để dọn đường.  


Để phát hiện và vô hiệu hóa mìn và thiết bị nổ tự tạo, “chiếc máy kéo” 9 tấn này sử dụng các sensor công nghệ cao, một thiết bị cảm từ xung, các hệ thống chế áp tín hiệu vô tuyến, cũng như có các lốp xe áp suất thấp cỡ lớn (rộng 550 mm với áp suất 0,6 at) để giảm tải lên mặt đất và ngăn ngừa kích nổ mìn chống tăng.


Các binh lính Mỹ đã làm cho các nhà thiết kế hiểu ra là chui ra khỏi xe thiết giáp ra ngoài để lau kính chắn gió bằng giẻ có thể thực hiện được bên cạnh một siêu thị ở giữa California, nhưng không thể nào làm được trên một cái đèo ở xứ Afghanistan heo hút.


Bởi vậy, bộ phận đặc biệt quan trọng của xe rà phá mìn mới là các bộ lau kính với các thùng chứa dung dịch rửa kính dung tích lớn và các lưỡi gạt kính bền chắc, tin cậy vốn rất cần ở đất Afghanistan đầy bụi bặm. Xe mới có khả năng mở rộng để sử dụng các robot mà thành viên thứ hai của kíp xe có thể điều khiển.


Súng máy nhẹ bằng titan


Súng máy cỡ nòng 7,62х51 mm là một vũ khí xuất sắc, nhưng lại nặng đến ê người. Súng máy M240B nặng gần 12 kg không kể đạn, điều không có gì ngạc nhiên đối với loại súng đưa vào trang bị từ năm 1977 xa xôi.


Nhìn chung, lính Mỹ khoái súng M240 vì có độ tin cậy và uy lực, nhưng về vấn đề cân nặng thì họ có vô số than phiền, buộc Lầu Năm góc cố gắng giải quyết vấn đề này bằng các công nghệ mới.
Biến thể mới của súng máy 7,62 mm M240 là M240L nhẹ hơn 2,5 kg nhờ ứng dụng hợp kim titan.
Biến thể mới của súng máy 7,62 mm M240 là M240L, nhẹ hơn 2,5 kg nhờ ứng dụng hợp kim titan. Hộp khóa nòng bằng titan chịu được 50.000 phát bắn với xạ tốc 650 phát/phút và sơ tốc đạn 853 m/s. Tầm bắn ngắm của M240L là 1.800 m.


Kết liễu cơn ác mộng bom mìn tự tạo


Sau khi hệ thống Jackal Explosive Hazard Pre-Detonation System xuất hiện trong trang bị của quân đội Mỹ, các phiến quân Taliban và Iraq đã buộc phải đoạn tuyệt hẳn với các loại bom điều khiển từ xa bằng vô tuyến và chuyển sang sử dụng các tay súng cảm tử, ngòi nổ đè nổ... Bằng cách đó, hệ thống đã không chỉ bảo vệ được lính Mỹ mà còn tước đi của các tay súng nổi dậy một vũ khí hiệu quả và buộc họ phải chịu rủi ro với tính mạng hay thất bại của hoạt động chống lính Mỹ.


Vì những nguyên nhân dễ hiểu mà thông tin về Jackal System có rất ít. Đây là một hệ thống vô tuyến điện tử làm át các tín hiệu của ngòi nổ vô tuyến hay kích nổ cưỡng bức thiết bị nổ trước khi xe thiết giáp đi vào vùng sát thương.


Năm 2010, Trung tâm khoa học kỹ thuật công binh ARDEC của Lục quân Mỹ đã phát triển và gửi Jackal cho các đơn vị trên toàn lãnh thổ Iraq, và nó đã hầu như chấm dứt việc sử dụng các bom mìn điều khiển bằng vô tuyến chống lại lính Mỹ.


Trên cơ sở kinh nghiệm chiến đấu phong phú, người Mỹ đã trang bị cho Jackal System những khả năng thích ứng và cấu trúc module mới, cho phép phản ứng nhanh với những sáng tạo mới cảu các chuyên gia chất nổ đối phương.


Điều trị theo tin nhắn


Dự án mCare thoạt nhìn có vẻ đơn giản, nhưng trên thực tế là một cuộc cách mạng trong quân y.


mCare là hệ thống trao đổi thông tin (tin nhắn) hai chiều, cho phép gửi đến điện thoại di động của bệnh nhân các hướng dẫn điều trị, thời gian biểu trong ngày, thông báo cần đến khám bác sĩ, các loại thuốc được chỉ định, các loại phân tích...  


Về phần mình, bệnh nhân gửi đến máy chủ mCare các tin nhắn về tình trạng sức khỏe của mình, các liệu pháp đã thực hiện và các loại thuốc đã sử dụng. Bằng cách đó, người ta có thể theo dõi ngoại trú đối với bệnh nhân mà không cần bệnh nhân phải đến các cơ sở y tế vừa mệt mỏi và tốn thời gian. 


Nhờ mCare có thể kiểm soát liên tục quá trình hồi phục của bệnh nhân mà không phải buộc bệnh nhân rời khỏi công việc hay nghỉ ngơi.


Pháo kích nhanh sau 2 phút


Hệ thống MFCS-D cho phép bắn pháo không phải sau 8 phút sau khi triển khai ban ngày và 12 phút sau khi triển khai ban đêm, mà chỉ sau 2 phút bất kể giờ giấc ngày đêm. Hệ thống gồm các máy tính được bảo vệ, một acquy, các màn hình, hệ thống định vị và một bệ mang xe kéo M120A1 lắp một khẩu cối 120 mm.


Hệ thống rất đơn giản: xe ô tô kéo rơ-mooc lắp khẩu cối và khi cần trong vài phút hệ thống số MFCS-D tiến hành định vị tọa đọa hiện thời, tính toán phần tử bắn... Nói cách khác, thời gian chuẩn bị bắn được giảm tối đa, điều có tầm quan trọng sống còn trong điều kiện trận chiến diễn biến nhanh hiện đại.
Hệ thống MFCS-D cho phép bắn pháo cối chỉ sau 2 phút, bất kể giờ giấc ngày đêm.
MFCS-D được chế tạo để đáp ứng yêu cầu của binh sĩ vốn đã mệt mỏi với các tay súng Taliban bỏ chạy khỏi trận địa trước khi pháo cối nhằm bắn được vào họ. Thiết bị điện tử và thiết bị đầu cuối tiện dụng đã đưa toàn bộ khoa học pháo binh chỉ còn là việc bấm mấy cái nút. MFCS-D tương thích với tất cả các loại pháo cối cỡ từ 60 đến 120 mm.


Điều khiển robot an toàn


Hệ thống triển khai robot Robot Deployment System (RDS) dành cho các xe thiết giáp MRAP RG-31 cho phép một người lính khởi động và điều khiển một robot mà không phải rời khỏi chỗ ngồi an toàn trong xe thiết giáp.
RDS nay đã trở thành trang bị tiêu chuẩn của nhiều xe thiết giáp Mỹ trên khắp Afghanistan.
Lính Mỹ đơn giản là cầu khẩn chế tạo một thiết bị tiện lợi vì họ vô cùng ngại chui ra khỏi xe thiết giáp để bước xuống một con đường ẩn chứa nguy cơ bị cài mìn và vô số cạm bẫy phục kích của Afghanistan.


Người ta lại lắng nghe ý kiến của họ và năm 2010 “chiếc hộp thần kỳ” bọc thép RDS đã được đưa vào trang bị. Đó là một thiết bị đơn giản giống như một thang máy thả robot công binh kiểu Talon xuống đất, sau khi hoàn thành nhiệm vụ thì lại nâng robot đưa trở lại xe. 


Robot Deployment System cho phép người lính khởi động và điều khiển một robot mà không phải rời khỏi chỗ ngồi an toàn trong xe thiết giáp.


RDS nay đã trở thành trang bị tiêu chuẩn của nhiều xe thiết giáp Mỹ trên khắp Afghanistan Binh lính Mỹ cũng liên tục tìm cách hoàn thiện hệ thống ngay trong điều kiện chiến trường nhờ thiết kế hiệu quả đơn giản dễ hiện đại hóa.


Tất cả những phát minh, sáng chế kể trên cũng như hàng trăm sáng chế khác cho thấy có thể đạt được những thành công như thế nào nếu biết khéo léo sử dụng nguồn lực khoa học và công nghiệp. Kinh nghiệm của quân đội Mỹ cho thấy, sự quan tâm tới tính mạng con người có thể cùng tồn tại với lợi ích thương mại và mang lại lợi ích cho cả quốc gia.
Nam Xương (theo RND-
-UAV Hàn Quốc cất hạ cánh thẳng đứng (23/11)
Tên lửa chống tăng Javelin (23/11)
-'Tàu ngầm Kilo đặc sắc Trung Quốc'G-6 là bản sao của EP–3E?
Theo trang tin China Defense Mashup, Tập đoàn máy bay Thiểm Tây (Trung Quốc) đã chế tạo máy bay săn ngầm mới trên cơ sở vận tải cơ Y-8.

Tổng số lượt xem trang