Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Tranh luận nảy lửa Luật biểu tình

Tạp chí Xây dựng đảng Có cần Luật Biểu tình? 23/11/2011

Trong phiên họp ngày 17-11-2011, khi Quốc hội thảo luận tại hội trường về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh Quốc hội khóa XIII, đại biểu Hoàng Hữu Phước (TP. Hồ Chí Minh) đề nghị “Quốc hội loại bỏ Luật Lập hội và Luật Biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII” với lý do: “Biểu tình là hành động để chống lại chính phủ nước mình hoặc chống lại một chủ trương của chính phủ của nước mình” và bản chất của biểu tình là “dễ bị lợi dụng để gây biến loạn” đã lập tức gây phản ứng trong dư luận.
Dư luận phản ứng trước hết bởi phát biểu của đại biểu Hoàng Hữu Phước thể hiện nhận thức ấu trĩ, lệch lạc về biểu tình. Trong thời đại ngày nay, biểu tình được hiểu là những hành vi hợp pháp, dân chủ, văn minh nhằm biểu thị thái độ, tình cảm, quan điểm ủng hộ những điều đúng đắn, tốt đẹp và có lợi cho nhân dân, cho đất nước, đồng thời phản đối những hành vi phạm pháp, có hại. Biểu tình là thước đo tâm tư, nguyện vọng của người dân, mức độ đúng, sai của các chính sách để qua đó, Đảng và Nhà nước có chỉnh sửa phù hợp, thúc đẩy xã hội phát triển. 

Thứ hai, không phải đến bây giờ trên diễn đàn Quốc hội mới nói đến biểu tình mà chỉ 11 ngày sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, ngày 13-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 31 quy định về thể thức tổ chức các cuộc biểu tình. Hiến pháp năm 1959, Điều 25 ghi rõ: “Công dân nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình”. Hiến pháp 1980 xác định: “Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân”. Đến Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Điều 69 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Như vậy, biểu tình là một quyền cơ bản của người dân mà Hiến pháp đã quy định thể hiện tính tự do, dân chủ, nhân quyền của chế độ ta, không một ai có thể bác bỏ.  

Thứ ba, chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền. Nhân dân sống và làm việc theo pháp luật. Không có luật làm sao sống và làm theo luật? Trình độ dân trí, nhu cầu phát triển của xã hội, cuộc sống đặt ra yêu cầu khách quan cần có Luật Biểu tình. Không phải vô cớ Thủ tướng Chính phủ đề xuất cần xây dựng Luật Biểu tình trong chương trình xây dựng luật của Quốc hội khoá này. Luật Biểu tình khi được thông qua, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, sẽ tạo hành lang và chuẩn mực pháp lý, xác lập quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia, trang bị những biện pháp và chế tài cần thiết cho cơ quan quản lý nhà nước thực thi pháp luật. Một Nhà nước của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng phấn đấu vì mục đích dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh không sợ bất kỳ thế lực thù địch nào lợi dụng biểu tình để gây biến loạn.

Đại biểu quốc hội phải có trình độ, năng lực, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe, thấu hiểu ý kiến của nhân dân, không thể chỉ phản ánh mà còn tham gia giải quyết những yêu cầu chính đáng về quyền và lợi ích của dân, không thể là người giữ mãi những nhận thức ấu trĩ và lệch lạc.
Nguyễn Thuý Hoàn



-Phản hồi bài của ông Hoàng Hữu Phước đòi xoá bỏ dự kiến soạn Luật Biểu Tình (VHNA 21-11-11) -THD- Khâm phục ông Ngô Đức Thọ đã chịu khó viết bài này, nhưng tôi nghĩ ông HHP không xứng đáng để làm mất thời giờ của bất cứ ai.. không bị bệnh tâm thần. Luật để cho ai?  (NVP)
Nếu như nỗ lực đưa ra dự thảo Luật Nhà văn dẫn đến câu hỏi “Luật để làm gì?” thì những cố gắng loại bỏ dự thảo Luật Biểu tình của một đại biểu Quốc hội vào tuần trước đưa chúng ta đến với câu hỏi “Luật để cho ai?”
Nếu thường xem phim hình sự Mỹ, chắc người xem sẽ nhớ ngay đến chuyện lúc nào trước khi bắt ai, cảnh sát đều đọc như máy: “Anh có quyền giữ im lặng. [Nhưng nếu anh từ bỏ quyền này] Bất kỳ điều gì anh nói hay làm có thể sẽ được dùng để chống lại anh trước tòa…”. Có lẽ ai cũng từng có lúc thắc mắc vì sao cảnh sát nói thế làm gì cho thêm rắc rối, không lẽ họ không muốn kẻ tình nghi nhanh chóng khai hết mọi sự? Vì sao lại tự trói buộc mình vào một tình huống gây khó cho chính họ? 


Đó là bởi luật lệ nước Mỹ (và luật của nhiều nước khác) quy định như thế, cảnh sát phải làm theo. Còn vì sao phải quy định như thế là bởi một trong nhũng tu chính án của Hiến pháp Hoa Kỳ không cho phép ép buộc một người tự khai để chống lại mình. Ép buộc thì không được (để tránh trường hợp bức cung, tra tấn buộc tù nhân nhận tội) nhưng tự thú thì đương nhiên là chuyện bình thường.
Đến đây, chắc mọi người cũng thấy rõ luật, đặc biệt là bộ luật gốc, tức Hiến pháp, không phải dành cho chính quyền – luật nhằm bảo vệ công lý, tạo ra sự công bằng xã hội và luật là công cụ để người dân bảo vệ các quyền hiến định của họ. Một số ít người vẫn nhầm tưởng luật nhằm kiểm soát xã hội.
Vì vậy, trước khi trả lời câu hỏi, Luật Biểu tình có cần thiết không trong ý nghĩa bảo vệ công lý, chúng ta nên đặt câu hỏi vì sao các bản Hiến pháp nước ta - cho đến bản Hiến pháp mới nhất đều ghi rõ công dân có quyền biểu tình (Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật – Điều 69, Hiến pháp 1992)?
Có thể trả lời câu hỏi này bằng nhiều cách. Đơn giản nhất thì cho rằng đó là các quyền cơ bản của con người trong một xã hội văn minh. Ở một mức cao hơn thì giải thích biểu tình đâu phải đơn thuần là chống lại Chính phủ như một số ít người hiểu nhầm, biểu tình là để người dân bày tỏ thái độ và thái độ đó có thể là phản đối, có thể là ủng hộ, có thể là nhắm đến Chính quyền nhưng cũng có thể nhắm tới hàng loạt đối tượng khác.
Nhưng thực chất vấn đề không nằm ở đó, không dừng lại ở những khái niệm nhất thời. Hiến pháp được xem là một khế ước cao nhất của tất cả mọi người trong một đất nước, cùng thỏa thuận cách thức sống chung với nhau như một xã hội thống nhất nên Hiến pháp cũng là công cụ để giúp kiểm soát, ngăn chận sự lạm quyền trong mọi thời điểm tương lai.
Người dân trao cho những người cầm quyền nhiều quyền lực để thực thi nhiệm vụ nhưng đồng thời họ cũng giữ cho mình những công cụ để tước đi quyền lực ấy nếu người cầm quyền lạm dụng quyền lực để làm điều xấu có hại cho người dân. Những công cụ ấy rất đa dạng, ở góc độ cá nhân là những luật lệ chặt chẽ mà ý nghĩa là nhằm bảo vệ công lý cho từng cá nhân như nói ở trên, ở góc độ xã hội là sự phân công quyền lực để dùng quyền lực giám sát quyền lực. Và ở góc độ tập thể chính là quyền biểu tình như quy định trong Hiến pháp.
Nếu nhìn từ góc độ người lãnh đạo, với một bộ máy nhà nước khổng lồ, nhu cầu có những cơ chế, những thủ tục, những quy trình để kiểm soát cấp dưới khỏi làm bậy, khỏi lạm quyền, khỏi đi chệnh những đường lối chính sách mà mình vạch ra là rất lớn. Trao cho xã hội những công cụ như luật lệ, trong đó có Luật Biểu tình, là nhằm mục đích đó. Giả định một tình huống, lãnh đạo một địa phương nào đó lạm dụng quyền lực chiếm đất của người dân trái phép, lại có đủ thủ đoạn để chặn đứng những nỗ lực đương đầu của người dân như khiếu nại, tố cáo, kiện ra tòa… Lúc đó, biểu tình là cách tốt nhất để người dân ở nơi đó gởi thông điệp của họ đến thẳng chính quyền cấp cao hơn để biết và giải quyết triệt để.
Thật ra, để trả lời cho vị đại biểu tuần trước ra trước Quốc hội phát biểu bác bỏ nhu cầu cần có dự luật biểu tình thì đơn giản hơn nhiều. Biểu tình là một trong những quyền của công dân ghi trong Hiến pháp. Chừng nào Hiến pháp còn ghi điều đó thì nhiệm vụ của các đại biểu lập pháp như ông là phải cụ thể hóa quyền đó thành một đạo luật cụ thể. Nói chờ dân trí cao hơn mới có thể ban hành Luật Biểu tình là một cách nói vi hiến không thể chấp nhận ở một đại biểu Quốc hội.
-Nguồn:-Luật để cho ai?



Không né tránh khi tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 (PLTP).  Quốc hội “Ngờ” (Nguyễn Đình Đồng). – Tiếng nói cử tri Sài Gòn: Đ/B Hoàng Hữu Phước – một tên “CÒ” khổng lồ! – (DLB). – Thảo luận về hiện tượng Hoàng Hữu Phước – (x-café). – Cần phân biệt Luật biểu tình với quyền biểu tình(Nguyễn Tường Thụy). - Dân chủ và sợ hãi  –  (RFA).




- Cảm ơn bạn vô danh mách bài, và có lời bình: Saddam Hussein vì không nghe thằng Hoàng Hửu Phước nên Saddam đã Đứt, Gadafi chắc cũng vậy, cho nên : ” Cá không ăn muối cá ươn, Dân không nghe Phước trăm đường dân hư ”
http://www.emotino.com/bai-viet/18823/toi-va-tong-thong-saddam-hussein-




 -Chụp Mũ
- Về Các Phát Biểu Gần Đây Liên Quan Đến Dự Án Luật Biểu Tình -
Hoang Huu Phuoc, MIB
Khi đọc tham luận ngày 18-6-2010 tại Hội Thảo Quốc Gia về Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt với đề tài “Giao Thoa Ngôn Ngữ Việt – Anh và Thực Chất Vấn Đề Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt”, tôi có đề nghị cách làm cho Tiếng Việt trở nên dễ học hơn đối với người nước ngoài để nhanh chóng phát triển Tiếng Việt ra toàn cầu qua việc chỉnh sửa một số cấu trúc câu vừa hợp logic vừa giống văn pham câu tiếng Anh (thí dụ: đã “mặc dù” thì không dùng “nhưng”, để biến mệnh đề có “mặc dù”  thành mệnh đề phụ, còn mệnh đề theo sau là mệnh đề chính), v.v.
Thế mà ngay lập tức có một vị tiến sĩ của Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn đăng đàn phản bác, chụp mũ nói tôi xúc phạm văn phạm tiếng Việt, dám đem văn phạm tiếng Anh ra làm chuẩn mực buộc tiếng Việt phải noi theo. Cần nói thêm rằng có vài trăm đề tài tham luận được đăng ký nhưng chỉ có khoảng 30 bài được chọn đăng vào kỷ yếu, số còn lại chỉ in tiêu đề và tên tác giả mà thôi. Bài của tôi, kẻ “ngoại đạo” chầu rìa bên ngoài ngưỡng cửa hàn lâm của ngôn ngữ Việt, được chọn đăng mà không có bài của vị tiến sĩ ấy; và vì được chọn đăng, tôi nhận được phong bì bồi dưỡng dày hơn. Trong khi có một vị còn nhớ đến tôi, nhà giáo cách nay hơn 20 năm, đến bắt tay chào, hỏi han, tâm sự về thế cuộc xoay vần của giáo dục nước nhà, thì đa số vẫn nhìn tôi ghẻ lạnh như thể tại sao một tên doanh nhân lại dám xuất đầu lộ diện giữa tháp ngà ngôn ngữ học.
Cách nay mấy ngày, tôi phát biểu chốn nghị trường về dự án Luật Biểu Tình. Và dường như tôi lại đón nhận cái cách xử sự của một hai vị cho rằng một tên doanh nhân sao lại dám xuất đầu lộ diện giữa tháp ngà lập pháp, cũng như cái cách họ tuyên bố kiểu chụp mũ. Báo Tuổi Trẻ ngày 18-11-2011, trang 3 đăng rành rành rằng tôi đã phát biểu: “…khi trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn...” với thói quen cố hữu của một giáo viên Anh Văn về các thứ bậc so sánh của tồi tệ nhất – rất tồi tệ – khá tồi tệ – khá tốt – tốt – tốt hơn – rất tốt – xuất sắc và cực thấp – rất thấp – hơi thấp – thấp – khá cao – cao – cao hơn – rất cao – cao nhất nên tôi rất yên tâm nói về “…khi trình độ dân trí cao hơn..” nghĩa là dân trí Việt Namđã cao sẵn rồi; tương tự, tôi không sợ bị chụp mũ phỉ báng Việt Nam kinh tế tồi tệ khi nói “kinh tế ổn định hơn” vì tin vào cái logic so sánh bắt chước kiểu tiếng Anh hỗn loạn cực kỳ – rất hổn loạn – hơi hỗn loạn – hơi ổn định – khá ổn định – ổn định – ổn định hơn – ổn định nhất.
 
Thế nhưng khi nghe phát biểu của Ông Nghĩa có dùng từ “dân trí thấp” tôi có ngay cái cảm nhận của một hành vi uốn cong ngôn ngữ nơi Ông, và Ông đặc biệt còn nhận xét rằng dân trí Việt Nam hiện “khá cao” nghĩa là theo bậc thang so sánh còn dưới chuẩn “cao”. Thế mà thiên hạ không cần rõ trắng đen, bị kích động bởi Ông Nghĩa mà quên rằng chính ông ấy mới dùng từ “dân trí thấp” và gọi dân trí Việt Nam là “khá cao” tức … “chưa cao”, trong khi ngôn ngữ chính thức của tôi hàm ý khẳng định dân trí Việt Nam đã ở mức cao. Chưa tôn trọng nguyên văn của người nói, tự tiện lái ngôn ngữ theo hướng bất lợi cho người nói, e rằng đó chỉ là thủ đoạn chứ không phải chính tâm.
 
Cũng giống như vị tiến sĩ đã nói ở trên, cái mũ của ông Quốc cũng vô cùng lợi hại khi nói tôi tuyên bố đại diện nhân dân, dù trong nội dung phát biểu chính thức của tôi và theo đăng tải lại trên các báo chí chẳng có nơi bào ghi như thế, ngoài việc tôi tin rằng nếu được hỏi ý kiến ắt đa số người dân sẽ không ủng hộ luật này. Ông còn nói gì đó về chuyện đại biểu chỉ nên phát biểu ý kiến cá nhân chứ đừng nhân danh nhân dân. Tôi đồng ý với ông ấy nên tôi chưa hề tuyên bố gì về nội dung ông chụp mũ cho tôi (bằng chứng là nguyên văn phát biểu của tôi chưa hề tự xưng như Ông đã chụp mũ), đồng thời tôi tin rằng Ông cũng muốn hàm nghĩa rằng ý kiến ủng hộ luật biểu tình cũng là ý kiến cá nhân của Ông chứ không phải ý nguyện của người dân vì Ông cũng không nhân danh đại diện cho nhân dân. Còn nếu Ông hàm ý rằng chỉ có Ông mới có quyền đại diện cho dân, còn một tên doanh nhân như tôi thì khôn hồn ngậm miệng lại, đừng nói ngược lại ý Ông vì ý Ông là ý toàn dân, thì tôi sẽ cố gắng tìm hiểu với Quốc Hội xem có thật sự là mặc định Ông Quốc có quyền lực tối thượng như thế không. Tự do ngôn luận không thể là độc quyền cho những ý kiến của riêng Ông Quốc, còn các ý kiến nào nghịch lại Ông Quốc đều bị thẳng tay chụp mũ, kích động đàn áp. Chưa tôn trọng nguyên văn của người nói, tự tiện lái ngôn ngữ theo hướng bất lợi cho người nói, chụp mũ người nói, e rằng đó chỉ là thủ đoạn chứ không phải chính tâm.
Có một kinh nghiệm rút ra từ sự việc này là tôi sẽ tránh méo mó nghề nghiệp lôi Tiếng Anh vào những tình huống nào chưa trên vị thế công bằng.
Hy vọng các bạn doanh nhân nghị sĩ tương lai của đất nước sẽ quan tâm đến kinh nghiệm trên.
Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế
Tham khảo:
- Hoàng Hữu Phước, 18-6-2010. Giao Thoa Ngôn Ngữ Việt-Anh Và Thực Chất Vấn Đề Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt.http://www.emotino.com/bai-viet/18679/giao-thoa-ngon-ngu-vietanh-va-thuc-chat-van-de-giu-gin-su-trong-sang-cua-tieng-viet


- - Nghị Hồng ơi, bác nỏ phải rứa…. (Nguyễn Quang Vinh). --- Việt Nam tuần qua – (RFA).  Hoàng Hữu Phước đã “cưa trái lựu đạn” . -Mong ông Hoàng Hữu Phước sửa lời! -Đó là cảm xúc chung của những email gửi tới Bee.net.vn sau phát biểu của ông Hoàng Hữu Phước, ĐB TP.HCM về Luật Biểu tình- - Phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng: Bầu cử chưa dân chủ, đại biểu Quốc hội không đủ trình độ  —  (RFI).  –  Ngồi nhầm chỗ (RFA’s blog). – Ngủ ngoan A Kay ơi  —  (Nguyễn Thông)-- Bùi Hoàng Tám: TÔI ỦNG HỘ ĐẠI BIỂU HOÀNG HỮU PHƯỚC ! (Trần Nhương).  Có một “Hoàng Hữu Phước khác” (Trương Duy Nhất). ---Phóng viên không biên giới kêu gọi yểm trợ blogger Nguyễn Tiến Trung RFI -- Trung Quốc: đánh dân, quan tham bị vây ba ngày (TT).
- Khải Nguyên: Về phát biểu của “Đại biểu Quốc hội” Hoàng Hữu Phước  —  (BoxitVN). - 06. Hoàng Hữu Phước sẽ được lưu tiếng xấu vào lịch sử (Việt sử ký).   – BÃI NHIỆM ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI HOÀNG HỮU PHƯỚC (Nguyễn Quang Vinh).  – HÊ…HÊ…ÔNG HOÀNG HỮU PHƯỚC “PHẢN CÔNG” TRÊN TRANG CỦA NHÀ THEO KIỂU HÀNG TÔM, HÀNG CÁ  —  (Phạm Viết Đào).  – Hoàng Hữu Phước: Ngôn Ngữ Méo Mó (Emotino).  – Nguyễn Quang A: Quốc Hội thật hồng phước!  —  (Nguyễn Xuân Diện). -- ÔNG HOÀNG HỮU PHƯỚC SAO GIỐNG “HỒNG VỆ BINH TRUNG HOA” NĂM XƯA…  —  (Phạm Viết Đào)- Tôi và Lê Công Định -- ‘Được’ chất vấn chứ không phải ‘bị’ (VNN).
– Đâm đầu vào … đá! (Lưu Văn). Ông nghị “cướp” chữ  – (Cu Làng Cát). – LẠI MỘT “KẺ ĐỐT ĐỀN” (Nguyễn Tường Thụy). “Tôi nghi ngờ tình yêu của ông Phước đối với chế độ mà nghĩ ông yêu ông hơn, có thể vì lợi ích của ông gắn chặt với chế độ. Nhưng bảo vệ chế độ bằng cách của ông, coi chừng có tác dụng ngược lại”.  - ÔNG NGUYỄN TẤN DŨNG LẠI LÀM THẦY “THẰNG DẠI “ ?   —  (Phạm Viết Đào). – Các đồng chí: Bắt ngay tên Hữu Phước!  –  (DLB). “Ông Phước nói: ‘biểu tình là sự ô danh’. Vậy thì hóa ra người đúng đầu cái tổ chức và là bậc thày của kích động biểu tình kia là Chủ tịch Hồ Chí Minh là kẻ tạo ra sự ‘ô danh’ ư”?-Mong ông Hoàng  Hữu Phước sửa lời! (Bee).   – Kami: Quốc Hội cần tái cơ cấu lại đống “phân” của mình !(TTHN).- "IQ CAO - DÂN TRÍ THẤP" (Dân Làm Báo)

 
-
-
Từ “chống chính phủ” đến “xúc phạm nhân dân” SGTT.VN - Thảo luận tại hội trường sáng 17.11, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) đã tranh luận nảy lửa với nhiều đại biểu về việc có nên đưa luật biểu tình vào trong chương trình làm luật hay không. - Luật biểu tình & cú “ném lựu đạn” về phía nhân dân (Trương Duy Nhất).  – Luật biểu tình, nên hay không?.  – “Học Bác phải đến nơi, đến chốn!” (Bút lông).
Phát biểu như thế là xúc phạm đến người dân (*)


-ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÔNG THỂ PHÁT BIỂU VI HIẾN
Luật gia Trần Đình Thu
18-11-2011
Vừa qua, vị Đại biểu quốc hội Hoàng Hữu Phước đã làm nóng dư luận khi nêu vấn đề liên quan đến 2 dự luật Luật biểu tình và Luật lập hội tại diễn đàn quốc hội. Bằng một số lập luận ngắn, ông kết luận, cần phải loại bỏ 2 luật này ra khỏi chương trình nghị sự quốc hội trong suốt khóa XIII và còn ám chỉ cần loại bỏ vĩnh viễn khỏi đời sống chính trị của xã hội Việt Nam.

Việc diễn đạt để đi đến các kết luận như trên của ông Hoàng Hữu Phước khá băm bổ, đọc lên không thấy một chút nào là lập luận của một nhà lập pháp. Chẳng hạn về Luật biểu tình ông viết: “Liệu cái gọi là quyền biểu tình ấy có lớn hơn quyền được kiếm sống của người dân, quyền được ra đời của con cái của người dân, quyền được sử dụng công lộ của người dân, quyền được mưu cầu hạnh phúc của người dân”.
Quyền tự do lập hội, tự do biểu tình là 2 trong 5 quyền cơ bản của công dân được ghi rõ trong các văn bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992 (5 quyền là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội và tự do biểu tình) thế mà ông Phước gọi là “cái gọi là”, một cách gọi hết sức miệt thị. Cách gọi này của ông Phước chẳng những vô nguyên tắc mà thể hiện sự coi thường pháp luật, coi thường hiến pháp, coi thường quốc hội các khóa trước.
Thực ra Hiến pháp quy định là quy định khung, còn chúng ta sẽ cân nhắc để mở các quyền ra cho công dân đến mức nào là tùy vào tình hình thực tiễn của từng giai đoạn, quốc hội sẽ sáng suốt xem xét, nhưng một đại biểu quốc hội không thể vì lý do không muốn mở quyền mà phát biểu vi hiến bằng cách xổ toẹt cả hiến pháp như thế.
Bây giờ tôi xin trao đổi vài điểm với ông Hoàng Hữu Phước. Về Luật lập hội, ông viết: “Nếu Luật lập hội là để tạo nên các đối thủ bên ngoài hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vô hiệu hóa, tiến đến xóa sổ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vậy Luật lập hội có cần không? Nếu Luật lập hội là để tạo nên các hội mới nằm bên trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như 44 thành viên hiện hữu để làm phong phú hơn tổ chức hùng mạnh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vậy Luật lập hội có cần không?”. Thưa ông Phước, ở đây ông đã nhầm lẫn khái niệm. Luật lập hội là để quy định một loạt các vấn đề có tính nguyên tắc khi lập hội, bao gồm cho cả hội mới và cả hội đã có sẵn về số lượng thành viên tối thiểu, thủ tục đăng ký, con dấu, trụ sở, kinh phí hoạt động… Còn Mặt trận Tổ Quốc là một khái niệm hoàn toàn khác. Nếu ông chưa rõ khái niệm Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam là gì, thì xin mời ông đọc lại Khoản 1 Điều 1, Luật Mặt Trận Tổ Quốc:
Điều 1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị
1- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Ông thấy đó, Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam đâu phải là một nhóm hội kiểu như một tổng công ty trong hoạt động kinh tế đâu mà có đối thủ cạnh tranh là một nhóm hội khác, mà có bên ngoài bên trong? Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam là một tổ chức liên minh hết thảy các hội và các tổ chức, cá nhân khác. Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam còn bao gồm cả Đảng cộng sản Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam nữa kia mà. Vậy thì làm gì có chuyện “tạo nên các đối thủ bên ngoài hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”?
Lập luận khiên cưỡng, không căn cứ vào cái gì cả, đặc biệt là vi hiến nghiêm trọng, thế nhưng ông Hoàng Hữu Phước lại nhân danh rất nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội để đề nghị Quốc hội “loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình”, trong khi một trong 2 luật ấy được đích thân Thủ tướng chính phủ đề xuất xây dựng. Phải chăng là chuyện tréo ngoe?
T.Đ.T
"Biểu tình" khác với "tập họp đông người"! Tranh luận nảy lửa Luật biểu tình (VNN 17-11-11) -THD- Một đại biều nói: ".. trong tiếng Anh biểu tình, tức là demonstration luôn để chống Chính phủ. Còn tập hợp đông người để bày tỏ sự ủng hộ nước mình hay ủng hộ một chủ trương của chính phủ nước mình, gián tiếp biểu thị sự không đồng tình đối với chính phủ nước khác thì đó là đức tin hoặc cuộc tuần hành biểu dương lực lượng." (Nghe ông này thì con mắt của nhiều người sẽ lộn ngược ra sau vì...  trợn trắng!) 
Tranh luận nảy lửa Luật biểu tình-- - Đại biểu tự ứng cử ở TP. HCM Hoàng Hữu Phước cho rằng nếu lấy ý kiến, đa số dân sẽ không đồng ý ban hành Luật  biểu tình, song theo ông Dương Trung Quốc, phát biểu như vậy là xúc phạm đến dân.

Thảo luận hội trường sáng nay (17/11) về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nhiều đại biểu đã bày tỏ quan điểm về việc cần hay không Luật biểu tình.

"Đa số công dân sẽ không ủng hộ"
Đại biểu Hoàng Hữu Phước (TP.HCM) gây chú ý với câu mở đầu bài phát biểu:"Đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật".
Lý do đầu tiên ông Phước nêu là ở Việt Nam đã có Mặt trận Tổ quốc. "Nếu Luật lập hội là để tạo nên các đối thủ bên ngoài hệ thống Mặt trận vô hiệu hóa, tiến đến xóa sổ Mặt trận, vậy Luật lập hội có cần không?", ông Phước dõng dạc hỏi.
Luật biểu tình, theo ông lại càng không cần. Và ông tỉ mỉ dẫn lại các cứ liệu lịch sử.



ĐB Hoàng Hữu Phước

Theo đó, từ khi có cuộc biểu tình đầu tiên trong lịch sử loài người năm 1913 do Gandhi tổ chức, mãi cho đến những năm 1960, từ ngữ "biểu tình" mới xuất hiện ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bắt đầu từ việc chống lại chính phủ Kennedy đẩy mạnh cuộc chiến tranh Việt Nam.
"Điều nhất thiết phải khẳng định ở đây là ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay, biểu tình là để chống lại chính phủ", ông Phước nói.
Ông Phước dẫn chứng thêm, trong tiếng Anh biểu tình, tức là demonstration luôn để chống Chính phủ. Còn tập hợp đông người để bày tỏ sự ủng hộ nước mình hay ủng hộ một chủ trương của chính phủ nước mình, gián tiếp biểu thị sự không đồng tình đối với chính phủ nước khác thì đó là đức tin hoặc cuộc tuần hành biểu dương lực lượng.
Từ lập luận trên, ông Phước đúc kết lại, "Việt Nam có cần một cuộc biểu tình chống chính phủ, chống các chủ trương, chính sách, đạo luật của Chính phủ Việt Nam hay không. Nếu không cần, tại sao lại đưa dự án Luật biểu tình, nói rồi nói mãi như thể nó là khuôn vàng, thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do, dân chủ".
Theo ông, điều mà nước ta đang cần có thể là những quy định về đức tin, về tuần hành đông người. "Nhưng liệu Quốc hội có nên dành ra 2 năm và bao nhiêu tiền của của nhân dân để soạn ra dự án Luật đức tin hay Luật tuần hành hay không?", ông Phước lên tiếng.
Sau hàng  loạt lập luận trên, vị đại biểu của TP.HCM dẫn chứng về hậu quả của một số cuộc biểu tình vừa diễn ra vừa qua. Mà điển hình là các cuộc biểu tình đó gây ra nạn tắc đường.
Khi đi ngang qua vài cuộc tập hợp đông người ở thành phố nhằm chống đường lưỡi bò, ông đã nghe những người bị kẹt xe lớn tiếng đe dọa những người đang tập hợp biểu tình ấy.
"Sự giận dữ này có thể sẽ biến thành gây hấn, bạo loạn, đánh nhau giữa vài nhóm người biểu tình và chống biểu tình. Chưa kể những cuộc tập hợp đông người ngoài trời ấy có xâm hại quyền tự do đi lại của người dân tại khu vực bị phong tỏa do biểu tình", ông Phước nói.
Ông kết luận, cái gọi là quyền biểu tình ấy có lớn hơn quyền được kiếm sống của người dân, quyền được ra đời của con cái của người dân, quyền được sử dụng công lộ của người dân, quyền được mưu cầu hạnh phúc của người dân.
Ông Phước khẳng định, nếu được lấy ý kiến, đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn.
Phản ứng với quan điểm cho rằng ở nước ngoài vẫn tổ chức biểu tình thì Việt Nam cũng sẽ làm được, ông Phước lần lượt nêu dẫn chứng các cuộc biểu tình xảy ra ở Anh, ở Mỹ vừa qua và kết luận, hầu hết đều biến thành bạo loạn và làm ô danh đất nước.
"Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh", ông Phước chốt lại bài phát biểu đanh thép của mình.
Rất nhiều ĐBQH cũng tán thành ý kiến ông Phước. Chẳng hạn, theo đại biểu Huỳnh Thế Kỳ (Ninh Thuận), phải hiểu sâu xa những vụ việc biểu tình phản đối đường lưỡi bò như vừa qua có thể xuất phát từ động cơ tốt nhưng nên hiểu rõ đằng sau đó là gì? 
Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa (Huế) nói, cho phép tổ chức biểu tình sẽ dễ khiến nhiều lực lượng lợi dụng, thậm chí sự chỉ đạo của nước ngoài. Nếu xảy ra vấn đề nhạy cảm, tranh chấp, chính quyền nên tăng cường đối thoại với dân. "Chứ theo tôi nghĩ có Luật biểu tình vô hình trung có thể thành chống chế độ, nếu chúng ta mít tinh như ý kiến của anh Phước tôi đồng tình, mít tinh là biểu thị sự đồng tình".
Còn đại biểu Nguyễn Thanh Tùng (Bình Định) cho rằng, ra luật vào lúc này là rất nhạy cảm và nói đến biểu tình là nói đến phản đối, chống đối là chính. "Tự do, dân chủ không phải là biểu tình, không phải cứ cho biểu tình là mới có tự do, dân chủ mà cái chính là chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, đó mới là cái cơ bản", ông Tùng nói.
"Phát biểu như thế là xúc phạm đến dân"
Là người duy nhất ủng hộ dự án luật trong sáng nay, ĐBQH Dương Trung Quốc(Đồng Nai) đã đứng lên trao đổi: "Diễn đàn Quốc hội là nơi để các đại biểu với tinh thần trách nhiệm và nhận thức của mình để phát biểu ý kiến nhằm trao đổi, nhằm thuyết phục hướng tới sự đồng thuận trong những quyết định chung".

ĐB Dương Trung Quốc


Theo ông, ở Quốc hội, đã đề cập đến vấn đề gì cần nghiên cứu đến nơi đến chốn, trường hợp đưa ra những bằng chứng lịch sử dở dang, ngộ nhận là hết sức nguy hiểm.
Ông Quốc dẫn lại nhiều cứ liệu lịch sử chứng minh nội hàm của "quyền biểu tình" đã được xác lập từ trong lịch sử và cũng nhiều lần được Hồ Chí Minh nhắc đến.
"Chúng ta tự hào trong lịch sử cách mạng Việt Nam, cuộc biểu tình ngày 1/5/1938, hạt nhân lãnh đạo là những người cộng sản tập hợp lực lượng quần chúng đấu tranh đòi tự do, cơm áo hòa bình và ủng hộ Chính phủ Mặt trận nhân dân. Như thế biểu tình có từ nguồn gốc xa xưa, nhận thức nó như thế nào ở góc độ của một nhà nước, của người cầm quyền", ông Quốc nói.
Theo ông, ngay trong bản Sắc lệnh 31 ban hành 11 ngày sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập đã viết rằng "công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú đi lại trong nước và ra nước ngoài".
Hiến pháp năm 1946 không có chữ "biểu tình". Nhưng trong Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành trước đó đã giải thích: "Xét vì tự do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ dân chủ cộng hòa, nhưng trong tình thế đặc biệt hiện thời cần phải xem xét kiểm soát những cuộc biểu tình để tránh những sự bất trắc có thể ảnh hưởng đáng tiếc đến việc nội trị hay ngoại giao".
Ông Quốc khẳng định, phải nhìn biểu tình cả hai cách, đó là một quyền cơ bản của người dân, đồng thời đó là một công cụ hành pháp, công cụ lập pháp để mà thực thi quyền hành pháp. Nhìn một mặt thì chỉ thấy sự hỗn loạn.
Hiến pháp năm 1959 khi bàn về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã đề cập đến quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình và thuật ngữ "biểu tình" đã trở thành một chính văn của luật cơ bản.
Theo ông Quốc, những cuộc biểu tình phát huy cả hai mặt. "Đứng từ lợi ích chính trị của một thể chế, chúng ta thấy cuộc biểu tình chống chính quyền Sài Gòn của phong trào, đặc biệt ở đô thị đã tác động tích cực vào quá trình của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chúng ta thấy những cuộc biểu tình ở miền Bắc là ủng hộ các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước", ông Quốc phân tích.
Bằng chứng rõ ràng nhất là những năm 1980, khi các hiện tượng diễn ra ở nông thôn Thái Bình, theo cách nhìn của đại biểu Phước là bạo loạn, phải dẹp bỏ thì các nhà lãnh đạo sáng suốt của Đảng đã trực tiếp đi vào tận tâm bão tìm hiểu để thấy hai mặt của vấn đề rồi từ đó kịp thời điều chỉnh.
Ông Quốc giải thích, việc bày tỏ thái độ của người dân là cần thiết, nó có nhiều diễn đạt khác nhau, nhiều hình thức khác nhau, việc tụ tập đông người mà thực chất là biểu tình là nói đúng tên của nó.
"Chính bởi vì không có luật nên mới dẫn đến tình trạng hỗn loạn. Tôi không tán thành các đại biểu Quốc hội cứ nhân danh nhân dân. Tại diễn đàn Quốc hội chúng ta hãy nhân danh cá nhân mình thôi, trừ khi chúng ta có sự ủy nhiệm, hoặc có điều tra định lượng để nói rằng người dân phản đối, người dân băn khoăn trước định lượng đó, nó dẫn đến tiêu cực xã hội. Nhưng người ta rất mong muốn rằng những tình cảm, cách thể hiện đó đúng lúc, đúng chỗ, nói cách khác là có luật", ông Quốc nói.
Theo ông, Luật biểu tình là một công cụ để điều chỉnh, bảo đảm những yếu tố tích cực và quyền của người dân.
"Không phải tự nhiên mà Thủ tướng cũng đã rất chủ động đề cập đến việc đề nghị đưa vào chương trình luật pháp của chúng ta về biểu tình. Tôi nghĩ Quốc hội hết sức thận trọng. Phát biểu như thế là xúc phạm đến chính người dân. Chính vì thế càng thấy chúng ta cần phải có Luật biểu tình càng sớm càng tốt. Đây là luật rất nhạy cảm, khó khăn, phải có lộ trình thận trọng, nhưng không vì thế mà phủ nhận để biến chúng ta thành một ốc đảo dị thường", ông Quốc kết luận.
Lê Nhung - Ảnh: Bình Minh
-Nguồn:Tranh luận nảy lửa Luật biểu tìnhVietNamNet


-



Tranh luận nảy lửa về Luật biểu tình 






QH thảo luận chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
Đài Truyền Hình Việt Nam
Sáng nay (17/11), Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa 13. Cùng với việc phân tích nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của ...

Quốc hội thảo luận về Chương trình xây dựng pháp luật năm 2012Báo Phú Yên
Xây dựng luật phải xuất phát từ cuộc sốngHà Nội Mới
VnEconomy -Báo điện tử Chính phủ -Sài gòn Giải Phóng


- - Video: CA Hà Đông hành hung bắt người trái phép ngày 11-11-11 – Phần 1 –  CA Hà Đông hành hung bắt người trái phép ngày 11-11-11 – Phần 2 – Phần 3 (MsLeQuocKhanh/ Youtube).
- Về gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: Một gia đình yêu nước bất khuất – (DLB). – Huỳnh Thục Vy: Tâm tư nhân ngày lễ Tạ ơn – (DLB).
- - –Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ bày tỏ thất vọng về tình trạng nhân quyền ở VN  —  (VOA).- Người Việt biểu tình phản đối Trung Quốc ở hội nghị APEC – (DCVOnline). Dịch từ bài đã điểm hôm trước: Vietnamese Protest Against China at APEC (Civil Beat). Phản ứng về bài ‘cách mạng hoa nhài’  —  (BBC)


-Đình công sẽ còn là bất hợp pháp (PLTP). 








Obama flays China on market access and human rights DPA -Ông Ngải Vị Vị cảm thấy như bị ăn cướp - (BBC) Nghệ sĩ TQ Ngải Vị Vị nói ông đã nộp tiền thế chấp để khiếu nại trát thu thuế 2,4 triệu đôla nhưng cảm thấy như bị ăn cướp.-Ngải Vị Vị : đấu tranh với sở thuế để cho thấy bộ mặt thật của chính quyền Trung Quốc  —  (RFI). - Milovan Djilas – Giai cấp mới (Kì 8 )   —  (Phạm Nguyên Trường).


----

Tổng số lượt xem trang