Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Động đất Thuỷ điện Sông Tranh 2: Lật lại báo cáo đánh giá tác động môi trường thủy điện Sông Tranh 2: Ngỡ ngàng


uh, Lại thêm một bà chê dân ngu !!
Làm dân khó lắm! VietNamNet
Con người, nếu không được ăn học mà ngu dốt, kém cỏi là một vấn đề. Nhưng biết mà không nói hoặc nói khác đi bản chất câu chuyện, lại là một vấn đề khác.... "Người dân phải chia sẻ và hy sinh hy sinh cho thủy điện!" là phát ngôn của ông Trần Văn Hải, ...- Sông Tranh 2: Làm dân khó lắm! (TVN). - Trả giá cho sự hời hợt! (NLĐ). – Thủy Tinh phải cảm ơn… đập Thủy điện Sông Tranh 2 (DV). Thủy điện Sông Tranh 2 lại rung chuyển dữ dội (VTC). 
Thi công thân đập Thủy điện Sông Tranh 2 có vấn đề?Đài Tiếng Nói Việt Nam
Sáng nay (28/9), tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng và Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo đánh giá mức độ an toàn, ổn định đập và công bố kết quả khảo sát động đất khu vực thủy điện ...
Đơn vị tư vấn thiết kế thừa nhận "trích dẫn"Tuổi Trẻ
Tư vấn thiết kế nhận thiếu sót vụ thủy điện Sông Tranh 2Thanh Niên
Kết thúc chống thấm, nhưng chưa tích nước Thủy điện Sông Tranh 2Nhân Dân
- Thủy điện Sông Tranh 2: An toàn của người dân là trên hết (CP). – “Mấy ông ấy liều quá” (TT). - Kiểm tra việc phòng chống lụt bão tại thủy điện Sông Tranh 2 (VOV). – Phỏng vấn TS Nguyễn Bách Phúc Chủ tịch Hội Tư vấn KHCN&QL (TPHCM) : Động đất tại Sông Tranh 2 – 4 nghi vấn cần làm rõ (LĐ). - Cần có phương án cho tình huống xấu nhất tại thủy điện Sông Tranh 2 (TP) - Không cho tích nước cũng “bị” tích nước (LĐ). - Dân lo sợ, chủ đầu tư… thờ ơ! (HNM). - Việt Nam có nhiều ứng cử cho giải Nobel (DV)
'Khu vực sông Tranh 2 sẽ có nhiều động đất mạnh hơn' VNExpress
Thời gian tới, khu vực Bắc Trà My và lân cận - nơi có thủy điện Sông Tranh 2 - động đất kích thích vẫn tiếp tục xảy ra, thậm chí có thể mạnh hơn, nhưng khó có thể vượt quá 5,5 độ richter. Sáng nay, Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng ...
Ăn không ngon, ngủ không yên ở vùng động đất Bắc Trà MyThể thao văn hóa
Trà My, Quảng Nam lại động đất 6 lần trong 4 ngày quaĐài Á Châu Tự Do
Lại có rung chấn gần khu vực Sông Tranh 2Đài Tiếng Nói Việt Nam
Nhân chuyện Sông Tranh 2: Kém tin bởi tin kém!




Động đất ở Sông Tranh 2 có biểu hiện đặc biệtLao động


-- “Khâu thi công Thủy điện Sông Tranh 2 “có vấn đề” (PLVN). – Vụ báo cáo đánh giá tác động môi trường thủy điện Sông Tranh 2: “Mấy ông ấy liều quá” (TT). – Báo cáo về Sông tranh 2: Cách làm cẩu thả là… phổ biến (DV). – Thủy điện Sông Tranh 2: “Phải đảm bảo tuyệt đối an toàn…” (Infonet). – Cử nhóm chuyên gia thường trực Sông Tranh 2 (ĐV). – Thủy điện Sông Tranh 2 lại rung lắc vì động đất (SGTT). –Quản lý vận hành thủy điện, phải có giám sát của địa phương (NNVN). – Hội đồng nghiệm thu Nhà nước: Sông Tranh 2 vẫn an toàn (VTC). – Lo ngại sự an toàn của đập khi lũ về (DV).- Tùy tiện cho DN nước ngoài thuê đất lúa ở Hải Dương (NNVN).


Đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn, ổn định (CL), bất chấp sự an toàn, bình yên của nhân dân. – “Đập Sông Tranh 2 sẽ không vỡ, nên không có phương án di dân!” (PNTP). – Thủy điện Sông Tranh 2 Quảng Nam: Cần thực tiễn mới có thể khẳng định chất lượng việc xử lý thấm của đập (CAND). – Người dân không phải chuột bạch (TBKTSG). – “EVN quá ẩu khi lập ĐTM Sông Tranh 2” (PLTP). – TĐ Sông Tranh 2: Thi công có vấn đề! (KP). – “Chất lượng khe nhiệt thủy điện Sông Tranh 2 chưa đảm bảo” (VnEco). – Sẽ còn nhiều trận động đất mạnh ở thủy điện Sông Tranh 2 (DT). – Người dân Bắc Trà My (Quảng Nam): Bỏ nhà, bỏ làm vì động đất (VH).
- Kêu gọi dân “hy sinh vì thuỷ điện”: Như thế là tội ác (SGTT). – Động đất ở Bắc Trà My – di dân, nên hay không? (VOV). – Động đất liên miên ở Bắc Trà My (Quảng Nam): Dân khổ (ĐĐK). – Làm thế nào an dân? (NNVN). – Quảng Nam: dạy và học thời… động đất (SGTT). – Dân Choa: Động đất, động đất, lại động đất…An toàn, an toàn, vẫn an toàn…. (Quê Choa). – Thông tin khoa học và công chúng: dân dốt hay nhà khoa học đáng ra tòa? (Nguyễn Văn Tuấn).- Nguyễn Văn Tuấn: Thông tin khoa học và công chúng: Kém tin bởi tin kém – Quảng Nam: Dân tái định cư thủy điện Sông Tranh 2 bỏ nhà vì động đất (DT). – Nên mời chuyên gia độc lập nước ngoài khảo sát (TT). – Đòi hỏi người dân hi sinh gì thêm nữa? (Petrotimes).

Sông Tranh 2: không có động đất kích thích khi tích nước
SGTT.VN - Báo cáo “Đánh giá tác động môi trường Thuỷ điện Sông Tranh 2” của Viện Vật lý địa cầu vào tháng 8.2005 cho rằng thuỷ điện này không có khả năng gây động đất kích thích
khi tích nước, không gây rủi ro...An ninh con người, làm sao để bảo đảm? --
 -Lật lại báo cáo đánh giá tác động môi trường thủy điện Sông Tranh 2: Ngỡ ngàng
 -TT - Trong báo cáo “Đánh giá tác động môi trường thủy điện Sông Tranh 2”, Tập đoàn Điện lực VN lập tháng 8-2005 cho rằng thủy điện này “không có khả năng gây động đất kích thích khi tích nước, không gây rủi ro môi trường”.
Trong khi kết luận về những trận động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 vừa qua, các chuyên gia của Viện Vật lý địa cầu lại cho đó là “động đất kích thích”.
Không gây rủi ro cho môi trường
Ông Lê Trí Tập (nguyên chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam):
Dân không thể tin được
Trận động đất ngày 3-9 máy gia tốc trong thân đập đo được là 81cm/s2 thì Viện Vật lý địa cầu kết luận động đất 4,2 độ Richter. Nhưng trận động đất ngày 23-9 người dân địa phương cho rằng lớn hơn các trận động đất trước đó và máy gia tốc trong thân đập Sông Tranh 2 đo được 91cm/s2 thì Viện Vật lý địa cầu lại cho rằng động đất chỉ ở cấp 4,1 độ Richter. Kết luận như vậy thì làm sao người dân tin được. Người nghe trong tư thế hoang mang sẽ còn hoang mang hơn.
Trước khi xây thủy điện Sông Tranh 2, một báo cáo đánh giá tác động môi trường dài hơn 200 trang của Tập đoàn Điện lực VN (EVN) do ông Trần Văn Được - phó tổng giám đốc EVN - ký được gửi đến các bộ ngành, địa phương liên quan để theo dõi. Theo báo cáo, Viện Vật lý địa cầu thuộc Viện Khoa học và công nghệ VN là đơn vị đánh giá nguy hiểm động đất thủy điện Sông Tranh 2 do PGS.TS Nguyễn Ngọc Thủy - viện trưởng Viện Vật lý địa cầu - chủ trì (đã nghỉ hưu). Thành viên tham gia gồm các TS Phùng Văn Phách, Vũ Văn Chinh, Lê Huy Minh cùng nhiều chuyên gia khác...
Trong bản báo cáo “Đánh giá tác động môi trường” dài hơn 200 trang này, phần đánh giá động đất khi xây dựng thủy điện cho thấy: Chấn động cực đại có thể xảy ra ở khu vực nhà máy là 5,5 độ Richter và gia tốc cực đại là 150m/s2. Chấn động này là do động đất kiến tạo phát sinh trên đứt gãy Hưng Nhượng - Tà Vi và Trà Bồng gây ra.
Báo cáo còn trích dẫn tác giả Lê Trần Chấn, Viện địa lý thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, trong “Phân tích các hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các dự án thủy điện” năm 2002 thì: Điều kiện để hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 có khả năng gây động đất kích thích là: Dung tích hồ chứa phải đạt trên 1 tỉ m3 nước. Vùng hồ chứa có chiều cao cột nước tối thiểu 100m và trong điều kiện đất đá vùng hồ và khu vực lân cận bị chia cắt bởi các đứt gãy kiến tạo và phân dị mạnh. Từ những thông số đó, báo cáo đi đến kết luận: “Hồ thủy điện Sông Tranh 2 khi tích nước sẽ không gây khả năng động đất kích thích, không gây rủi ro môi trường”.
Chuyên gia chưa nghiên cứu động đất kích thích
Trao đổi với chúng tôi chiều 25-9, TS Lê Huy Minh - phó viện trưởng Viện Vật lý địa cầu - cho biết khi đánh giá nguy hiểm động đất thủy điện Sông Tranh 2 vào tháng 8-2005, nhiệm vụ của nhóm chuyên gia là đánh giá nguy hiểm động đất ở khu vực nên đưa ra đánh giá động đất cực đại là 5,5 độ Richter. Còn động đất kích thích có thể xảy ra hoặc không xảy ra khi hồ chứa tích nước thì cần phải nghiên cứu. Nếu xảy ra động đất kích thích, cường độ không bao giờ quá cường độ động đất cực đại. Tuy nhiên, việc xác định động đất (bao gồm cả động đất kích thích - PV) xảy ra nhiều ít, xảy ra thế nào là một vấn đề khác cần phải nghiên cứu. Ông Minh khẳng định động đất xảy ra ở thủy điện Sông Tranh 2 thời gian qua là do động đất kích thích.
Một chuyên gia trong nhóm đánh giá nguy hiểm động đất thủy điện Sông Tranh 2 thời điểm tháng 8-2005 cũng cho biết nhóm nghiên cứu này chỉ được “đặt hàng” đánh giá nguy hiểm động đất và đưa ra kết luận động đất cực đại có thể đạt 5,5 độ Richter chứ chưa có những nghiên cứu về động đất kích thích lúc đó.
TS Lê Huy Minh, phó viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, ghi nhận ý kiến người dân về động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 - Ảnh: tấn vũ
Nằm ngoài khả năng của tỉnh
Động đất vẫn tiếp tục
Hồi 2g35 sáng 25-9 đã xảy ra một trận động đất nhẹ khoảng 3 giây tại huyện Bắc Trà My, rất may không có thiệt hại gì nhiều. Sáng cùng ngày, huyện Bắc Trà My đã cấp gạo hỗ trợ của tỉnh cho người dân hai xã Trà Đốc và Trà Bui, mỗi người 30kg.
Chiều 25-9, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Quảng Nam Dương Chí Công cho biết là đơn vị quản lý về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh, ngày ấy (năm 2006) sở được mời ra Hà Nội để tham gia trong hội đồng thẩm định về đánh giá tác động môi trường này. Một báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng được gửi sở để theo dõi. Ông Công nhận định thật thà: “Khi đó mình chỉ phản biện về môi trường, môi sinh, các vấn đề xung quanh cuộc sống dân sinh như tái định cư, nhà cửa, tiếng ồn... là chính. Ai có biết động đất là gì vì đó là các khả năng chuyên sâu. Cả sở cũng không có người chuyên môn sâu về khoản đó! Làm sao biết mà phản biện”.
Ngay khi biết được thông tin về bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của thủy điện Sông Tranh 2 do PV Tuổi Trẻ thông báo, chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My Đặng Phong cười như mếu: “Giờ ai sai người ấy chịu chứ chúng tôi chẳng biết nói gì trong lúc này!”. Còn Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Ngọc Quang cho biết: “Vấn đề sai đúng và quyết định ra sao thuộc về Chính phủ. Nhưng nếu ai báo cáo sai thì phải sửa và phải chịu trách nhiệm. Việc chuyên môn sâu nằm ngoài khả năng của tỉnh và chúng tôi cũng không muốn bình luận về chuyên môn của các nhà khoa học”.
Ông Lê Trí Tập, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, sau khi xem qua nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường thủy điện Sông Tranh 2 đã quan ngại khi cho rằng: trước đây vùng này từng xảy ra động đất kiến tạo, giờ hồ tích nước dẫn đến động đất kích thích. Nhưng khi nước trong hồ đang ở mực nước chết mà vẫn liên tục xảy ra động đất với tần suất và cường độ lớn thì các nhà khoa học phải nghiêm túc xem lại nhận định của mình. “Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức ngay một đoàn vào Trà My khảo sát lòng dân hiện như thế nào để có chính sách an dân” - ông Tập nói. Ông Tập không ngần ngại khi cho rằng: “Bây giờ tôi thật sự băn khoăn là có nên tin vào các nhà khoa học hay không vì họ nói không nhất quán gì cả. Đứng trước sinh mệnh của hàng vạn người dân Quảng Nam, tôi tha thiết đề nghị các nhà khoa học hàng đầu của VN phải hết sức trung thực, phải hết sức khách quan và phải hết sức chính xác khi nhận định về những biến động địa chất ở thủy điện Sông Tranh 2”.
T.VŨ - Đ.NAM - T.PHÙNG
Chỉ đánh giá về môi trường
Ông Mai Thanh Dung, cục trưởng Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên - môi trường), cho biết: “Báo cáo đánh giá tác động môi trường của thủy điện Sông Tranh 2 chỉ là một mảng trong rất nhiều mảng, lĩnh vực cần làm trước khi xây dựng thủy điện, trong đó phần đánh giá tác động về môi trường chỉ tập trung về các vấn đề liên quan đến môi trường”.
Theo ông Dung, khi xem xét, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do bộ thực hiện, các lĩnh vực được tập trung thẩm định là những yếu tố liên quan đến vấn đề môi trường như thu dọn vệ sinh lòng hồ, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Đồng thời xem xét các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến chất lượng không khí, dòng chảy, hệ sinh thái trong khu vực.
“Vấn đề liên quan đến đánh giá dư chấn, động đất là lĩnh vực chuyên môn của các cơ quan có chuyên ngành về thiết kế, xây dựng. Những phần việc đó không liên quan đến báo cáo đánh giá tác động môi trường do bộ thẩm định, phê duyệt” - ông Dung nói.
XUÂN LONG
Còn gì nữa mà hi sinh!
173 là số phản hồi bạn đọc chỉ trong một ngày sau phát biểu của ông Trần Văn Hải - trưởng Ban quản lý dự án thủy điện 3, chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2: “Dân nên chia sẻ và hi sinh cho thủy điện!” (Tuổi Trẻ ngày 25-9). Bạn đọc bày tỏ sự bức xúc về cách trả lời của ông Hải. Bạn đọc cho rằng không thể nào hiểu được đến giờ phút này ông Hải vẫn có thể đòi hỏi dân hi sinh thêm trong khi họ đã chịu đựng và hi sinh quá nhiều.
Những người trong cuộc cũng hết sức bức xúc khi đọc phần trả lời của ông Hải. Bà Hồ Thị Xin - thôn 2, xã Trà Đốc, Bắc Trà My - phản ứng: “Tôi nghĩ ông Hải nói nhầm. Nói chúng tôi chia sẻ, còn gì nữa mà chia. Đất đai, nhà cửa, ruộng vườn, mọi thứ chúng tôi giao lại cho thủy điện hết rồi. Đi đến một nơi ở mới với bao nhiêu biến cố. Giờ còn gì mà hi sinh nữa. Chỗ ở này, cái nhà này cũng sẽ sập lúc nào chưa biết. Ngày mai chúng tôi chưa biết sống thế nào, hỏi làm sao sẻ chia?”.
Không giấu vẻ thất vọng, bà Nguyễn Thị Huyền Thi - giáo viên Trường THPT Bắc Trà My - cho biết đã nghe đài truyền thanh huyện đọc nguyên văn bài phỏng vấn ông Hải trên báo Tuổi Trẻ. “Thất vọng là bởi cách suy nghĩ của nhà đầu tư e rằng quá đơn giản và tôi có cảm giác họ chỉ biết họ, chỉ biết bảo vệ quyền lợi của họ, còn người dân với trăm mối lo toan thì họ không đề cập. Điều người dân chúng tôi cần hơn cả là liệu khi động đất lớn hơn xảy ra thì đập thủy điện có an toàn không?” - bà Thi nói.
Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My Đặng Phong bày tỏ: “Tôi không đồng tình với ý kiến của ông Hải. Bao nhiêu việc xảy ra với người dân. Bao nhiêu chuyện đến với địa phương từ ngày có thủy điện, đòi hỏi người dân hi sinh gì nữa. Hi sinh cho đất nước này thì dân Bắc Trà My có tiếc gì, nhưng vì một cái thủy điện, vì một doanh nghiệp gây xáo trộn đời sống chúng tôi hỏi còn gì hi sinh nữa”.
 TẤN VŨ - ĐĂNG NAM

- Lật lại báo cáo đánh giá tác động môi trường thủy điện Sông Tranh 2: Ngỡ ngàng (TT). - Đừng lạm dụng sự hi sinh của dân (VNN).  -Đừng lạm dụng sự hi sinh của dân
Công trình này tạo nên quá nhiều bức xúc cho địa phương, rốtcuộc chỉ dân là khổ, một vị lãnh đạo tỉnh Quảng Nam từng phát biểu nhưvậy về Thủy điện Sông Tranh 2.- Ý kiến: Lợi ích kinh tế và sinh mệnh người dân (SGGP). - Phỏng vấn ông Đinh Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam: Vụ Thủy điện Sông Tranh 2: Nợ dân câu trả lời! (NLĐ). – Động đất ở Trà My chỉ là ‘hội ứng thùng sắt tây’ (VNN). - Lúng túng trong hỗ trợ dân ở Bắc Trà My (VOV). – Động đất và… ngoại ngữ (DV). – Nên mời chuyên gia Nhật Bản đến thuỷ điện Sông Tranh 2 (Infonet). – Thảm họa thủy điện không chỉ là vỡ đập (Lý Toét). – Bom nước và chuyện ngoại ngữ của các giáo sư(Đào Tuấn). - Người dân không nên liều mình với “phép thử” của EVN (LĐ).
- Khu Dữ trữ Sinh Quyển Thế giới Đồng Nai nói không với Thủy điện Đồng Nai 6 và 6ACác câu hỏi Cử tri gửi Quốc hội để chất vấn 5 Bộ trưởng liên quan đến Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A (Saving Cát Tiên).

--Bỏ làm ăn, tháo chạy khỏi vùng động đất
- Dân sẻ chia cho thủy điện, ai sẻ chia cho dân? (TT) TTO - Phát biểu “Dân nên chia sẻ và hi sinh cho thủy điện!” của ông Trần Văn Hải - trưởng Ban quản lý dự án thủy điện 3, chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2 - đang tạo ra nhiều tranh luận trong bạn đọc.
Dù đại diện ban quản lý dự án cho biết rất khó xảy ra động đất sập nhà nhưng nỗi lo này vẫn đang khiến nhiều hộ dân mất ăn, mất ngủ. 
Ban quản lý dự án mong muốn người dân chia sẻ và hi sinh cho thủy điện. Thế nhưng bạn đọc đặt ra câu hỏi: nếu xảy ra động đất gây sập nhà dân, ảnh hưởng đến tính mạng của dân thì người dân sẽ được sẻ chia ra sao?
Tuổi Trẻ Online trích đăng một số ý kiến.
Người dân sửa lại mái nhà bị hư hại sau rung chấn - Ảnh: Tấn Vũ
Ai đảm bảo sẽ không động đất mạnh hơn?
Thực tế lâu nay người dân đã "hi sinh và chia sẻ" với thủy điện nhiều lắm rồi, nhưng cái người dân cần là sự an toàn, ổn định cho cuộc sống hằng ngày thì lại chưa có. Dân yên tâm sao được khi hằng ngày cứ phải chạy, phải lo vì động đất, nhà thì nứt, hư và cái đập thủy điện lù lù trước mắt? Còn bảo dân cứ yên tâm vì động đất vừa qua chưa vượt quá thiết kế chịu đựng của đập, nằm trong vùng tính toán của các nhà khoa học thì những trận động đất sắp tới sẽ ra sao? Có ai bảo đảm rằng nó sẽ không mạnh hơn dự tính?
Ngay cả hướng đi các cơn bão được dự đoán bởi các nước tiên tiến mà vẫn còn bất ngờ khi dự đoán một đường nó đi một nẻo kia mà. Bảo người dân yên tâm, hi sinh và chia sẻ trong trường hợp này có vô lý quá chăng?
TRƯƠNG VĂN THUẬN
Chia sẻ phải hai phía
Tuy tôi không sống ở khu vực thủy điện, nhưng có lẽ tôi cũng hiểu được phần nào lo lắng của người dân. Không ai có thể an tâm khi trên đầu mình luôn có hàng tỉ mét khối nước sẵn sàng đổ ập xuống nhà mình và cũng không có ai dám sống trong những căn nhà không biết khi nào thì sập. Tại sao chỉ có dân phải có trách nhiệm chia sẻ, hi sinh cho thủy điện mà không thấy chiều ngược lại? 
LẠI TRUNG KIÊN 
Xem video "13 giờ, 7 trận rung chấn" - Nguồn: Truyền hình Tuổi Trẻ
Cần nhiều biện pháp cấp bách
Tinh thần và tài sản của người dân đang bị ảnh hưởng bởi động đất. Xin hỏi thủy điện Sông Tranh 2 đã chia sẻ được gì với người dân?
Trước mắt xin yêu cầu các cơ quan chức năng có nhiều biện pháp cấp bách, thiết thực để giúp người dân yên tâm. Động đất là do thiên nhiên và theo như thống kê sự kiện động đất vừa qua thì có thể sẽ còn tiếp diễn, vậy nên rất cần đảm bảo đập không bị vỡ.
MAI ĐINH
Có hình dung sự nổi loạn của thiên nhiên?
Mấy ngày gần đây đọc các thông tin về động đất lớn có, nhỏ có ở đập thủy điện Sông Tranh 2 mà chúng ta càng lo lắng và buồn thêm cho việc xây đập ở đây. Chúng ta đều biết rằng mỗi khi xây dựng đập đều có thiết kế, khảo sát về nền đất. Tốn biết bao nhiêu tiền của ở đây vậy mà xảy ra như thế này không biết có ai xót không?
Quý vị có hình dung hết sự nổi loạn của thiên nhiên không? Đến lúc đó chỉ tội cho dân sống ở quanh khu vực này.
NGUYỄN VĂN PHÚC
Đừng để chuyện đáng tiếc xảy ra
Là một người dân sống ở hạ lưu thủy điện Sông Tranh 2, hằng ngày cảm nhận được mối nguy hiểm rình rập từ các trận động đất, tôi mong rằng các cấp lãnh đạo tuyệt đối không nên cho tích nước trong mùa mưa sắp tới. Vẫn biết rằng thiệt hại về kinh tế là đáng kể nhưng nếu xảy ra sự cố thì thiệt hại còn khủng khiếp hơn.
Sinh mạng cả hàng trăm nghìn người dân đang bị đe dọa từng giờ, từng phút, đừng để chuyện đáng tiếc xảy ra.
NGÔ PHI CÔNG
Những câu hỏi lớn
Dù động đất chỉ xảy ra trong dự kiến hay không có khả năng có động đất lớn, thì tình trạng như hiện nay cũng đặt người dân phải sống trong tâm lý nơm nớp lo sợ, hoang mang.
Cần trả lời những câu hỏi sau:
1. Có bao nhiêu người dân sống trong phạm vi ảnh hưởng động đất?
2. Khi nào hết động đất?
3. Cái giá để từng đó người dân sống trong tâm trạng lo âu trong thời gian (câu hỏi 2) là bao nhiêu?
4. Nếu có sự cố đáng tiếc về người, ai chịu trách nhiệm?
5. Ngược lại, nếu dỡ bỏ thủy điện Sông Tranh 2, thiệt hại về kinh tế là bao nhiêu?
Kinh tế có thể đong đếm được, còn tính mạng dân thì sao?
TRẦN ĐỨC
Không thể chấp nhận!
Trong bài phỏng vấn “Dân nên chia sẻ và hi sinh cho thủy điện!”, về độ an toàn cho dân thì ông Trần Văn Hải - trưởng Ban quản lý dự án thủy điện 3, chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2 - nói "không có gì đáng lo ngại". Nhưng đến khi hỏi về việc tích nước ở mức cao hơn lại trả lời: "Tôi không phải là nhà chuyên môn để có thể dự đoán được điều này".
An toàn cho dân là việc cấp bách, lấy cái lợi riêng cho ngành thủy điện để rồi dân gánh chịu những hậu quả khôn lường thì không thể chấp nhận được. 
sang.essc@...
Phải nắm bắt tâm tư của dân
Điều quan trọng lúc này là Ban quản lý thủy điện 3 - chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2 - và chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc nắm bắt tình hình thiệt hại, tâm tư nguyện vọng của người dân trong vùng bị ảnh hưởng của động đất để có biện pháp hỗ trợ, giải quyết kịp thời, thỏa đáng.
Người dân rõ ràng không vui khi Ban quản lý thủy điện 3 cho rằng thiệt hại là chưa đáng kể, trong khi trưởng Ban phòng chống lụt bão huyện Bắc Trà My đưa ra con số thống kê đã có 119 nhà dân bị hư hại do ảnh hưởng của động đất. Rõ ràng 2 cơ quan này chưa có tiếng nói chung về dự báo, đánh giá mức độ thiệt hại của người dân.... nếu chuyện không may xảy ra.

-“Dân nên chia sẻ và hi sinh cho thủy điện!” -TT - Đó là phát biểu của ông TRẦN VĂN HẢI - trưởng Ban quản lý dự án thủy điện 3, chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2 - sau chuỗi động đất xảy ra ngày 22 và 23-9.

Sáng 24-9, khu vực thủy điện Sông Tranh 2 tiếp tục có động đất...
Người dân xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam đang phải lo chống đỡ tạm nhà sau trận động đất ngày 23-9 - Ảnh: Hữu Khá
Ông Trần Văn Hải
Ông Hải nói: “Người dân nên yên tâm và tin vào các thông số khoa học đã được nghiên cứu khi xây dựng thủy điện Sông Tranh 2. Đây là động đất kích thích, thủy điện Sông Tranh 2 có thể làm quá trình động đất, giải phóng năng lượng này diễn ra nhanh hơn chứ không thể cao hơn động đất kiến tạo. Chúng tôi vẫn cho rằng trận động đất vừa rồi xảy ra nằm trong tính toán và chúng tôi hoàn toàn yên tâm”.
Chỉ an toàn cho đập
* Có thể các ông yên tâm, nhưng động đất dồn dập xảy đến với cường độ ngày càng mạnh, làm sao người dân yên tâm, thưa ông?
- Trận động đất lúc 10g57 ngày 23-9 có gia tốc đo được tại đập là 89,9cm/s2 (tương đương động đất cấp 6), chỉ mới bằng 62% khả năng chịu đựng của đập Sông Tranh 2 (150cm/s2, tương đương động đất cấp 8). Còn nếu theo kết quả giám định của Công ty tư vấn thiết kế Colenco (Thụy Sĩ) do Hội đồng nghiệm thu nhà nước thuê tư vấn độc lập, đập thủy điện Sông Tranh 2 chịu được động đất có gia tốc tới 220cm/s2. Nên không có gì đáng lo ngại.
* Hiện thủy điện Sông Tranh 2 không tích nước và đang ở mực nước chết, nhưng động đất kích thích vẫn xảy ra liên tiếp. Liệu có dự đoán được khi tích nước ở cao trình cao hơn thì động đất sẽ mạnh đến đâu không?
- Tôi không phải là nhà chuyên môn để có thể dự đoán được điều này. Cũng không ai có thể đưa ra con số tương ứng giữa mức tích nước và cấp độ động đất, chỉ có thể đưa ra mức độ động đất cực đoan nhất khi tích nước tối đa. Và ngay cả trong trường hợp này thì Viện Vật lý địa cầu cũng xác định trong tương lai có thể có động đất mạnh hơn nhưng khó mạnh hơn hồ sơ thiết kế của đập.
"Tôi không nghĩ động đất có thể gây sập nhà trong thời gian tới, điều đó rất khó xảy ra, vì vậy ta hãy yên tâm mà sống. Nhà dân mà mất an toàn là chúng tôi sẽ hỗ trợ!"
Ông TRẦN VĂN HẢI
(trưởng 
Ban quản lý dự án thủy điện 3)
* Như vậy độ an toàn khi có động đất chỉ được tính cho đập thủy điện thôi sao? Nhà dân làm sao chịu nổi động đất cấp 8 hoặc cao hơn?
- Không thể lấy tiêu chuẩn xây dựng của nhà dân và đập thủy điện để tính chung được. Đập thủy điện tồn tại hàng trăm năm, còn nhà dân thì ngắn hơn, có tiêu chuẩn riêng của Bộ Xây dựng. Đúng là nếu động đất cấp 8 thì đập an toàn nhưng nhà dân sẽ sập. Nhưng tôi đã nói đây là động đất kích thích, không phải vì thủy điện Sông Tranh 2 mà nó mạnh hơn, cùng lắm chỉ diễn ra sớm hơn mà thôi. Ở Hà Nội cũng từng có động đất tới 5 độ Richter đấy thôi.
Chưa đến mức bồi thường
* Như ông vừa nói, động đất kích thích là do tích nước thủy điện Sông Tranh 2 gây nên, vậy chủ đầu tư dự án đã có phương án hỗ trợ thiệt hại gì cho người dân có nhà bị hư hỏng chưa?
- Chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ với người dân và mong người dân cũng phải chia sẻ cho chúng tôi. Hiện chủ đầu tư đang phối hợp với UBND huyện Bắc Trà My thống kê các thiệt hại của người dân trong vùng do các trận động đất vừa qua gây nên. Chủ đầu tư chỉ mới sửa được một cột nhà dân bị nứt. Riêng những vết nứt của các nhà khác phải đánh giá một cách thận trọng, nứt do động đất hay nứt thông thường. Hầu hết các nhà nứt do người dân xây tường mỏng, nền mỏng hoặc quá nông. Như các anh thấy, Trường mẫu giáo Hoa Phượng chỗ bị nứt nếu không có động đất nó vẫn nứt vì người ta xây không có dầm. Còn hư hại nặng, nhà dân mất an toàn thì đến giờ chúng tôi chưa thấy.
* Về lâu dài, có thể tính được lộ trình tích nước trở lại của thủy điện Sông Tranh 2 không?
- Về mặt kỹ thuật, tôi khẳng định hoàn toàn có thể tích nước được rồi. Nhưng bây giờ chuyện thủy điện Sông Tranh 2 không còn dừng lại ở vấn đề kỹ thuật nữa mà là tâm lý của người dân. Chưa tích nước cũng là một cách chia sẻ với người dân. Hiện vẫn chưa có lộ trình chính xác khi nào sẽ tích nước mà phụ thuộc vào quá trình quan trắc, khi nào đủ điều kiện thì mới tiến hành, thời gian có thể là một hoặc hai tháng, có khi là sáu tháng hoặc một năm.
* Trực tiếp chứng kiến động đất ở thủy điện Sông Tranh 2, ông có sợ không?
- Nói thật là cũng sợ mỗi lần có động đất. Cả đơn vị tôi hiện có đến 145 con người đang sống dưới chân đập. Khi có rung chấn thì cũng có tâm lý hoảng hốt, nhưng chúng tôi vẫn yên tâm vì tin các trận động đất không lớn hơn so với thiết kế an toàn của đập thủy điện.
HỮU KHÁ - VIỄN SỰ
Đã có 119 nhà dân bị hư hỏng
Trái với khẳng định chưa có thiệt hại của Ban quản lý dự án thủy điện 3, trưởng Ban phòng chống lụt bão huyện Bắc Trà My Huỳnh Ngọc Thiệu cho biết dù chỉ mới thống kê thiệt hại tại các xã Trà Sơn, Trà Đốc, Trà Tân và thị trấn Trà My nhưng đã có 119 nhà dân bị hư hỏng, xuống cấp, nứt nẻ do các trận rung chấn.
“Trước mắt chính quyền huyện dùng ngân sách để “chữa cháy” cho người dân rồi chờ cấp trên. Tỉnh cũng sẽ làm việc với Tập đoàn Điện lực VN và các bên liên quan chứ huyện thì vượt quá khả năng” - ông Thiệu nói.
Chủ tịch UBND xã Trà Đốc Hồ Văn Lợi cho biết thêm lúc 6g ngày 24-9, một trận động đất nhẹ xảy ra kèm theo nhiều rung chấn mà người dân có thể cảm nhận được. Đây chỉ là rung chấn nhẹ nên không có thiệt hại. Trong ngày 24-9, các loa truyền thanh của huyện Bắc Trà My liên tục phát đi nhiều bản tin cảnh báo và hướng dẫn cách ứng phó tình hình động đất tại khu vực.
TẤN VŨ

-'Cô độc' giữa miền động đất Bắc Trà My (VNN 24-9-12) Nỗi buồn Sông Tranh 2: Bỏ nhà xây, ở lều lá (DV 24-9-12)

Ngành điện thể hiện tài năng, người dân ít học gãi đầu
(Phunutoday) – Trong khi ngành Điện quên béng mất việc xây cửa xả đáy cho đập Sông Tranh 2, thì kết quả quan trắc động đất tại Quảng Nam cho thấy các nhà khoa học đang bắt đầu học cách đếm từ 1 đến 10.

- TSKH Phan Văn Quýnh – Đại học Quốc gia Hà Nội: Tử huyệt của Sông Tranh 2 (LĐ). - Động đất tại Bắc Trà My: Việc di dời 4 vạn dân không khả thi (DV). - Khó di dân vùng động đất(NLĐ).-- “Tội nhất mấy đứa nhỏ, mỗi lần động đất là khóc ré lên” (DT). – Cho nên kẻ đầu tiên đáng nhốt là thằng nói câu này: “Dân nên chia sẻ và hi sinh cho thủy điện!” (TT). - Lắp thêm 5 trạm quan trắc động đất ở Bắc Trà My (VnMedia). –Khẩn trương khảo sát, nghiên cứu động đất ở Bắc Trà My, Quảng Nam (SGGP). – 120 nhà hư hỏng do động đất ở Sông Tranh 2 (TT). - Vì sao có hai số liệu? (TP). - Dân đáng bị mắng hay nhà khoa học đáng phải ra toà? (SGTT).
- Khu vực thủy điện Sông Tranh 2: – An ninh con người, làm sao để bảo đảm? (SGTT). - Điều mà dân chúng quan tâm là vai trò của cơ quan chức năng và giải pháp xử lý được đưa ra nhằm đề phòng, ứng phó với thảm hoạ. Thực tế đã có ý kiến cảnh báo về “những khoảng trống rủi ro từ vụ Sông Tranh” nhằm báo động về cách tiếp cận các vấn đề rủi ro có thể gặp phải trong xây dựng nền công nghiệp ở ta. Tuy nhiên, sau nhiều trận động đất liên tục thì dường như “an ninh con người” vẫn còn là nỗi ám ảnh của người dân.



Động đất gần khu vực thủy điện Sông Tranh 2.

Cả nước đang quan tâm “đặc biệt” đến tình hình động đất liên tục ở khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam). Đặc biệt, trưa 23.9, khu vực này liên tiếp xảy ra sáu trận động đất với cường độ mạnh nhất mà trạm địa chấn ở Huế đo lên đến 4,8 độ Richter còn viện Vật lý địa cầu xác nhận 4,1 độ Richter. Theo số liệu của viện Vật lý địa cầu thì trước khi các vụ động đất xảy ra liên tục tại khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2 năm nay, đã có đến 52 trận động đất lớn nhỏ xảy ra xung quanh khu vực này trước đó. Xét về góc độ khoa học, việc xảy ra động đất là hết sức bình thường. Tuy nhiên, điều mà dân chúng quan tâm là vai trò của cơ quan chức năng và giải pháp xử lý được đưa ra nhằm đề phòng, ứng phó với thảm hoạ. Thực tế đã có ý kiến cảnh báo về “những khoảng trống rủi ro từ vụ Sông Tranh” nhằm báo động về cách tiếp cận các vấn đề rủi ro có thể gặp phải trong xây dựng nền công nghiệp ở ta. Tuy nhiên, sau nhiều trận động đất liên tục thì dường như “an ninh con người” vẫn còn là nỗi ám ảnh của người dân. Việt Nam cần xây dựng những nền tảng tinh thần, kiến thức lẫn giải pháp phòng trường hợp xấu nhất xảy ra.

Hiện nay vẫn chưa có một kênh chính thức nào từ Chính phủ đồng hành cùng “cảm xúc” và hoàn cảnh với người dân. Trong khi, vấn đề thông tin trực tiếp đến người dân là vô cùng quan trọng, bởi việc thiếu thông tin có thể khiến người dân hoang mang về mức độ an toàn của họ.

Cho đến nay, việc dự báo về tương lai huyện Bắc Trà My chủ yếu dựa vào yếu tố lịch sử. PGS.TS Đinh Văn Toàn cho biết tại Việt Nam chưa ghi nhận một trận động đất 7 độ Richter nào. Tuy nhiên, lo ngại vẫn dấy lên khi EVN cho biết cường độ kháng nén của đập thuỷ điện Sông Tranh 2 có sức chịu đựng động đất chỉ ở mức 5,5 độ Richter. Còn giáo sư Cao Đình Triều cho biết: “Khu vực thuỷ điện này có thể xảy ra động đất mạnh nhất đạt xấp xỉ 5,5 – 6,1 độ Richter”. Đáng nói hơn, chính ông Lê Huy Minh, trưởng đoàn khảo sát của viện Khoa học công nghệ lo ngại rằng: “Động đất cực đại theo thiết kế đập thuỷ điện Sông Tranh 2 là cấp 8 nhưng liên quan đến chất lượng thi công thì… chúng tôi không trả lời được”. Ông Huy cho biết thêm: “Việt Nam từng ghi nhận hai trận động đất rất lớn là động đất Điện Biên (năm 1935) với cường độ 6,75 độ Richter; và động đất Tuần Giáo (năm 1983) với cường độ 6,8 độ Richter”. Thế nên với tần suất xuất hiện ngày càng nhiều trận động đất như hiện nay, việc có xuất hiện một trận động đất “không ngờ tới – vượt ngưỡng 5,5 độ Richter” hay không thì chưa ai dám nói chắc.

Để có những thiết bị tối tân cho việc dự báo động đất phải chi trả một lượng chi phí rất lớn, thậm chí phải thuê các chuyên gia nước ngoài. Điều này khó hơn khi nền kinh tế gần đây gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trước tình thế động đất tăng không có dấu hiệu suy giảm làm ảnh hưởng đến nhiều người, thì việc đầu tư cho công tác dự báo phải chăng nên được đẩy mạnh? Điều đặc biệt quan trọng hiện nay là dù động đất diễn ra suốt từ ngày 3.9, nhưng vẫn chưa có một cơ quan nào đứng ra tuyên bố chịu trách nhiệm xử lý câu chuyện “mới” này. Huyện Bắc Trà My – nơi xảy ra động đất thì vẫn đợi chờ đợi chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền cấp trên. Còn tỉnh Quảng Nam mặc dù đã có “báo cáo khẩn” lên Thủ tướng, các bộ ngành trung ương nhưng vẫn chỉ dừng ở mức “tiếp tục theo dõi tình hình, diễn biến động đất” chứ chưa có phương án cụ thể để ứng phó. Ở góc độ niềm tin, ngay cả khi người dân lo lắng nhất thì họ vẫn chưa có một chỗ “vịn” tinh thần vững chắc để họ có thể an tâm ứng phó mọi tình huống. Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng cấp bách hiện nay chính là “nếu động đất quá ngưỡng xảy ra, người dân sẽ ra sao? Và họ phải làm gì?” vẫn còn bỏ dở.
Hãy thử vẽ một viễn cảnh, nếu trận động đất “không ngờ tới” xảy ra. Khi đó, “thảm hoạ kép” – động đất và lũ lụt do đập thuỷ điện vỡ – sẽ khiến người và của thiệt hại rất nhiều. Khi đó, dẫu có bỏ ra hàng tỉ USD cũng không đền bù được.Các giải pháp cứu trợ, tái định cư, công tác dự báo, giải pháp xử lý thảm hoạ, các cuộc diễn tập phải được phác thảo trên một góc nhìn toàn diện và đưa vào thực hiện nhanh chóng, khẩn trương. Việc một cơ quan liên bộ và ngành do một trong những lãnh đạo của thường trực Chính phủ đảm nhận, với quyền hạn và chức năng đầy đủ vào cuộc là cần thiết hơn bao giờ hết. Điều này không những không chỉ đảm bảo nhân lực, tài lực mà còn đảm bảo tiến độ thực thi, và trên hết là củng cố niềm tin của người dân.Và chắc chắn không chỉ với người dân ở Bắc Trà My.
- 7 trận động đất trong 13 giờ (TT). – Chưa thể tích nước hồ thủy điện Sông Tranh 2 (NĐT). – Chưa được phép tích nước không đồng nghĩa với hết nguy hiểm (SGTT).
- - Động đất có cường độ 4,1 độ Richter, không phải 4,8 độ Richter (TN). – ‘Động đất mạnh dồn dập là quá nguy hiểm’ (VNE). – ‘Cô độc’ giữa miền động đất Bắc Trà My (VNN). – Nỗi buồn Sông Tranh 2: Bỏ nhà xây, ở lều lá (DV).

-Dân đáng bị mắng hay nhà khoa học đáng phải ra toà?

SGTT.VN - - Năm ngoái, một phiên toà ở Ý làm xôn xao giới khoa học, vì theo cáo buộc của công tố viên, các nhà khoa học không cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về khả năng động đất, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về con người và tài sản của dân. Khả năng xảy ra động đất thường rất thấp, nhưng hệ quả của nó thì rất lớn. Truyền đạt thông tin này như thế nào để người dân có thể hiểu và tự quyết định cũng đang là vấn đề thời sự ở Việt Nam.

Cảnh đổ nát ở thành phố L’Aquila sau trận động đất mùa xuân 2009.


Theo báo chí, trong buổi báo cáo bước đầu về tình hình động đất tại thuỷ điện Sông Tranh 2 ngày 12.9, trước những hoang mang của cư dân địa phương, một nhà khoa học thuộc viện Vật lý địa cầu tỏ vẻ bức xúc cho rằng người dân ở đây “quá kém hiểu biết”, chỉ mới nghe động đất một chút là đã dắt trâu bò và tài sản bỏ làng. Vị này còn khuyên “người dân cần phải bình tĩnh và có những ứng xử hợp lý hơn với động đất thì sẽ không gây thiệt hại”. Nhưng hình như nhà khoa học chưa trình bày hay cung cấp những thông tin gì để người dân an tâm. Do đó, câu phát biểu này được giới báo chí xem là “mắng dân”. Theo tôi, một người ngoại cuộc, thì đây là vấn đề truyền đạt thông tin khoa học.

Xu hướng không tin vào khoa học

Nói một cách công bằng, truyền đạt những ý tưởng và phương pháp khoa học đến công chúng có khi là một việc làm rất khó khăn. Rất khó nói về gen và ADN cho công chúng nếu đa số thành viên trong cộng đồng chưa có khái niệm gì về gen và chưa bao giờ nhìn thấy một mảng ADN. Tuy nhiên, nhà khoa học có kinh nghiệm có thể dùng cách ví von để giải thích ý tưởng và phương pháp khoa học. Đối với các nhà vật lý lừng danh như Allen Bromley (cựu chủ tịch hội Vật lý Hoa Kỳ), nếu nhà khoa học không thể giải thích những gì họ đang làm cho một người bình thường thì điều đó cũng có nghĩa nhà khoa học không hiểu vấn đề. Albert Einstein cũng từng nói rằng: “Nếu bạn không thể giải thích điều gì đó một cách đơn giản, bạn không hiểu tốt vấn đề”.

Nhưng, trong truyền đạt thông tin về nguy cơ và rủi ro, có một sự mâu thuẫn giữa những gì công chúng kỳ vọng và những gì giới khoa học có thể đáp ứng. Trong khi người dân muốn biết có hay không có động đất (tức một câu trả lời xác định), thì nhà khoa học chỉ có thể trả lời bằng xác suất (tức một câu trả lời bất định). Từ sự bất đồng về cách trả lời, công chúng càng ngày càng tỏ ra không tin vào giới khoa học. Một cuộc điều tra xã hội thực hiện vào tháng 12.2011 (sau trận sóng thần ở Nhật) cho thấy chỉ 45% người Nhật nghĩ rằng giới khoa học nên định hướng chính sách khoa học và công nghệ; năm 2009, tỷ lệ này là 79%. Tháng 4.2011, một điều tra xã hội khác cho thấy chỉ có 41% người Nhật tin vào giới khoa học (con số này trong năm 2010 là 85%). Do đó, xu hướng thiếu tin tưởng vào giới khoa học không phải chỉ xuất hiện ở Việt Nam!

Nhưng so sánh thái độ của giới khoa học Việt Nam (như trên) và Nhật, chúng ta thấy có sự khác biệt đáng kể. Trong trận sóng thần xảy ra ở Nhật vào năm ngoái, giới khoa học nước này phải ngậm ngùi cúi đầu nhận tội. Họ thú nhận rằng họ thiếu kiến thức cơ bản về cơ chế sóng thần, và không có khả năng dự báo một trận động đất lớn như thế. Giới khoa học Nhật thậm chí còn tiên đoán sai chiều cao của sóng thần. Danh sách những thất bại và khiếm khuyết dài đến 260 trang giấy. Trong khi đó, giới khoa học Việt Nam chẳng những tỏ ra tự tin mà còn mắng người dân “kém hiểu biết”!

Ra toà vì đánh giá sai nguy cơ

L’Aquila là một thành phố cổ của Ý, từng có “tiền sử” động đất. Năm 1461 và 1703, thành phố gần bị tan hoang vì hai trận động đất lớn. Thành phố được tái kiến thiết, trở thành nơi cư trú của hơn 73.000 dân. Trong suốt 300 năm sau đó, thành phố không có động đất. Nhưng đến tháng 10.2008, thành phố trải qua một vài cơn địa chấn. Từ 1.1 – 5.4.2009, các nhà khoa học ghi nhận 304 cơn địa chấn.

Ở Ý, có Uỷ ban quốc gia về dự báo và phòng chống những nguy cơ lớn (National Commission for Forecasting and Predicting Great Risks). Uỷ ban gồm bảy nhà khoa học. Ngày 31.3.2009, uỷ ban họp một lần để đánh giá khả năng động đất. Theo biên bản buổi họp, chủ tịch viện Vật lý địa cầu và khoa học núi lửa quốc gia, Enzo Boschi, được hỏi rằng những cơn địa chấn đó có phải là tín hiệu báo trước một trận động đất (như năm 1703) sắp xảy ra? Boschi trả lời rằng dù rất thấp nhưng khả năng đó không thể loại bỏ.
Tác giả Nguyễn Văn Tuấn hiện là giáo sư, tiến sĩ thuộc đại học New South Wales (Sydney, Úc); trưởng nhóm nghiên cứu tại viện nghiên cứu Y khoa Garvan (Úc) và là nghiên cứu viên cao cấp hội đồng quốc gia về nghiên cứu y khoa và y tế Úc; giáo sư thỉnh giảng tại một số đại học Mỹ, Thái Lan và Thuỵ Sĩ. Ông có trên 250 công trình nghiên cứu, bài báo và báo cáo khoa học đã công bố trên các tập san khoa học và y khoa lớn trên thế giới như Nature, Science, New England Journal of Medicine, Nature Genetics... Nhiều đầu sách của ông cũng đã xuất bản tại Việt Nam, mới nhất là cuốn Đi vào nghiên cứu khoa học.


Ngày 6.4.2009, một trận động đất mạnh 6,3 độ Richter xảy ra tại thành phố L’Aquila và các vùng lân cận. Thành phố tan hoang. Trận động đất phá huỷ gần 20.000 toà nhà, làm 65.000 cư dân lâm cảnh màn trời chiếu đất. Hơn 300 người dân tử vong, hơn 1.500 người bị thương. Một thiệt hại quá lớn.

Một năm sau, tháng 7.2010, công tố viên Fabio Picuti cáo buộc rằng uỷ ban (tức bảy nhà khoa học) tội ngộ sát và cẩu thả, vì không cảnh báo cho công chúng biết về nguy cơ động đất. Thế là các nhà khoa học đồng nghiệp của Boschi trên thế giới gửi thư đến Tổng thống Ý phàn nàn rằng cáo buộc của công tố viên là vô lý và thiếu công bằng, bởi không một phương pháp khoa học nào có thể dự báo động đất một cách đáng tin cậy. Nhưng công tố viên Picuti không đồng ý. Bằng một lý giải và tranh luận đậm bản chất Ý, ông nói: “Tôi đâu có điên. Tôi biết họ (các nhà khoa học) không thể tiên đoán động đất chính xác. Mấu chốt của vấn đề không phải là họ tiên đoán đúng hay sai. Là quan chức của nhà nước, họ có nhiệm vụ trước luật pháp về đánh giá và phân tích nguy cơ tiềm ẩn hay hiện có cho cư dân thành phố”. Ông nhấn mạnh rằng ông chỉ buộc tội các nhà khoa học trong uỷ ban đã cung cấp thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác, và mâu thuẫn cho công chúng vốn đã hồi hộp cả mấy tháng trước đó vì những đợt rung chuyển nhẹ. Ông nói một câu sau này trở thành lời cảnh báo cho các nhà khoa học: “Nếu họ không biết những điều cần biết – đó là một vấn đề, nhưng họ không biết truyền đạt những gì họ biết – đó cũng là vấn đề”. Vấn đề là truyền đạt thông tin về nguy cơ. (còn một kỳ)

Động đất mạnh liên tiếp ở Sông Tranh 2, người dân sợ hãi (VnEx 23-9-12) -- Trà My động đất lớn nhất từ trước đến nay (VNN 23-9-12) -- Mới hôm qua thì Phó Thủ Tướng đã kết luận: "Đập thủy điện Sông Tranh 2 bảo đảm ổn định, an toàn, kể cả khi xảy ra động đất lớn hơn so với cấp động đất cực đại trong thiết kế" (Kết luận của Phó Thủ tướng về đập thủy điện Sông Tranh 2 (PetroTimes 23-9-12))

- Động đất liên tiếp ở Bắc Trà My(NLĐ). - Bắc Trà My lại rung chuyển: Tin số liệu nào? (TP). – Việt Nam : Liên tiếp xảy ra 7 trận động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 trong hôm nay (RFI). - Kết luận của Phó Thủ tướng về đập thủy điện Sông Tranh 2 (CP). - Chưa được phép tích nước không đồng nghĩa với hết nguy hiểm (SGTT).Một ngày, 7 trận động đất ở Bắc Trà My
Xây dựng nhà máy điện địa nhiệt đầu tiên tại Việt Nam   Cấp phép xây nhà máy điện địa nhiệt đầu tiên tại Việt Nam (PLTP).
.- Quảng Nam: Động đất lớn nhất từ trước đến nay (PNHCM). “… hồi 10g57 phút sáng nay, một trận động đất dữ dội đã xảy ra tại khu vực lân cận thủy điện Sông Tranh 2, với cường độ 4,8 độ richter, lớn nhất từ trước đến nay.” - 7 trận động đất ở Bắc Trà My trong hơn nửa ngày (TTVN). - Động đất liên tiếp “dội” Bắc Trà My (NLĐ).- Kết luận của Phó Thủ tướng về đập thủy điện Sông Tranh 2 (CP).-Việt Nam : Liên tiếp xảy ra 7 trận động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 trong hôm nay Theo tin từ báo chí trong nước, hôm nay 23/09/2012 tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam, từ khuya hôm qua cho đến trưa nay, theo giờ Việt Nam, tại các khu tái định cư thủy điện Sông Tranh 2, đã xảy ra 7 trận động đất liên tiếp, trong đó có một trận lớn, dư chấn kéo dài đến 10 giây.--- Thêm các trận động đất rung chuyển Bắc Trà My (TN). – Phó Thủ tướng kết luận về thủy điện Sông Tranh 2(Infonet). – Chưa đầy 20 tiếng, Trà My rung chấn 4 lần (VNN).

- 7 trận động đất liền tại Bắc Trà My trong 13 giờ (TTXVN). – Khu vực Sông Tranh lại rung chuyển do động đất(VOV). – Động đất lớn ở Sông Tranh 2 (TT). – Động đất mạnh liên tiếp ở Sông Tranh 2, người dân sợ hãi (VNE).- Kịch bản nào cho đập thủy điện Sông Tranh 2? (VTC). – ‘Không tích nước, đập Sông Tranh 2 vẫn nguy hiểm’(VNE). – Tập huấn ứng phó động đất tại Thủy điện Sông Tranh 2 (NLĐ).Động đất còn tiếp diễn ở khu vực thủy điện sông Tranh 2 với cường độ mạnh hơn Thời gian tới, tại khu vực này, động đất kích thích vẫn tiếp tục xảy ra, có thể mạnh hơn nhưng sẽ không tới 5,5 độ richter.
- Giám sát chặt chẽ công trình thủy điện Sông Tranh 2 (SGGP). – Tạm không tích nước Sông Tranh 2(BBC). - Tái định cư ở thủy điện Sông Tranh 2: Làm chưa đến nơi đến chốn (DV).- Chưa tích nước Thủy điện Sông Tranh 2 (CP). -- Động đất ở khu vực Sông Tranh gây thiệt hại một tỷ đồng (VNE). – Không thể biến “nhân tai” thành thiên tai(ĐĐK). – Phòng chống thiên tai, cần quan tâm đến… “nhân tai” (LĐ). – Khẩn cấp lên kịch bản vỡ đập! (ĐĐK). Động đất ở khu vực Sông Tranh gây thiệt hại một tỷ đồng VNExpress -
Đánh giá sơ bộ của huyện Bắc Trà My (Quảng Nam), động đất dồn dập cả tháng qua gây nứt toác nhà cửa, công trình, ước tính thiệt hại hơn một tỷ đồng. Trao đổi với VnExpress.net sáng 21/9, ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết, ...

Ưu tiên ổn định cuộc sống người dân TĐC thủy điện Sông Tranh 2Dân TríYêu cầu EVN khắc phục thiệt hại cho dân ở vùng động đất Bắc Trà MyTP - Đó là quan điểm của UBND huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) trong cuộc làm việc với đại diện BQL dự án Thủy điện 3 hôm qua (19-9), trong khi chủ đầu tư vẫn xử lý việc này một cách thờ ơ, sơ sài.- Chuyên gia thế giới tư vấn về động đất tại thủy điện Sông Tranh (DT). - Ông Lê Văn Lai – Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Quảng Nam: Phải đặt tính mạng người dân lên hàng đầu (ĐĐK).
-Động đất và đập thuỷ điện Sông Tranh 2 : Góc nhìn kỹ sư -ĐẶNG Đình Cung
- Động đất khu vực thủy điện Sông Tranh 2: Người dân nói "có", máy móc nói "không"Ngày 19.9, trong cuộc họp với Ban Quản lý (BQL) dự án Thủy điện 3, ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND H.Bắc Trà My cho rằng, sắp tới, BQL dự án Thủy điện 3 cũng như EVN cần lắp đặt các thiết bị quan trắc “đúng nghĩa”, tức các thiết bị có thể nhận biết được các rung chấn động đất dù nhỏ nhất.- Bắc Trà My: động đất cứ tiếp diễn, dân cứ lo, nhà nước cứ họp (RFA). –Động đất ở Sông Tranh 2: Mời chuyên gia nước ngoài vào cuộc(NLĐ) và Hỗ trợ gạo khẩn cấp cho dân là êm thôi (LĐ). - Yêu cầu EVN khắc phục thiệt hại cho dân ở vùng động đất Bắc Trà My (TP). - Vẫn chưa có phương án bảo vệ dân! (SGTT). - Xây dựng xong phương án sơ tán dân khỏi Sông Tranh 2 (VTC).- Động đất liên tục, dân bỏ làng vào rừng (VNN). - Vụ Sông Tranh 2: Thận trọng để tránh hậu họa (TT). - Tích nước thủy điện Sông Tranh: Quá mạo hiểm? (DT). - Mời chuyên gia thế giới nghiên cứu về động đất ở Trà My(VOV).- Tái định cư thủy điện Sơn La – Khó khăn chồng chất: Ở nơi thí điểm tái định cư (NNVN).- Tái định cư thủy điện Sơn La – Khó khăn chồng chất: Kiến nghị từ Quỳnh Phố (NNVN).- Tân chủ tịch EVN và những khó khăn ở phía trước (SGTT).

-Vẫn chưa có phương án bảo vệ dân! SGTT.VN 19.09.2012 - Người dân Bắc Trà My (Quảng Nam) không biết phải bấu víu vào đâu khi động đất liên tiếp xảy ra nhưng chính quyền địa phương, cơ quan chức năng vẫn chưa có phương án cụ thể để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của họ.

- Lại động đất tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam (RFA). – Thêm ba trận động đất nhẹ gần thủy điện Sông Tranh 2(RFI). – 15 ngày xảy ra 24 trận động đất ở Bắc Trà My(LĐ). – Người dân Bắc Trà My sống chung với động đất (TN). – Nói hay đừng: Chia rẽ tư duy? (LĐ). – Chuyển đất rừng thành đất sản xuất cho dân thuỷ điện Sông Tranh 2(Infonet). –Đưa vấn đề thủy điện sông Tranh 2 ra Quốc hội mổ xẻ (Infonet). – Khẩn trương đầu tư nghiên cứu, ứng phó động đất(ND). – Quảng Nam: Hỗ trợ 100 tấn gạo cho người dân vùng động đất (PNTP). EVN phải xây dựng phương án sự cố vỡ đập (TT).
--Thủy điện Sông Tranh 2 lắc liên miên, dân sống trong thấp thỏmNgười ViệtQUẢNG NAM (NV) - Chỉ trong ngày 17 tháng 9, 2012, có hai trận động đất nhẹ xảy ra ở khu vực huyện Bắc Trà My nơi có đập thủy điện Sông Tranh 2 đang có nhiều vấn đề an toàn nhưng chờ lệnh để tích nước hoạt động. Theo truyền thông Việt Nam, …
Thêm 3 trận rung chấn ở Bắc Trà My(TNO) Sáng 18.9, ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND H.Bắc Trà My (Quảng Nam) xác nhận thông tin, vào rạng sáng nay, tại địa phương này tiếp tục xảy ra rung chấn. Người dân tại thị trấn Trà My cùng các xã lân cận như: Trà Tân, Trà Bui, Trà Đốc có thể cảm nhận rất rõ các rung chấn.

Sông Tranh: ‘Chưa có phương án an toàn' bbc
Đầu tháng 10 lắp trạm quan trắc động đất Sông TranhTiền Phong Online
Nhiều ý kiến quanh vụ Sông Tranh 2Đài Á Châu Tự Do
Huyện Trà My động đất 2,7 độ RichterTuổi Trẻ
-Người Lao Động -Báo Đất Việt

- Sông Tranh 2: Tâm chấn chỉ cách mặt đất 5km (TT). - Đầu tháng 10 lắp trạm quan trắc động đất Sông Tranh (TP). - Nhiều ý kiến quanh vụ Sông Tranh 2 (RFA). – Sông Tranh: ‘Chưa có phương án an toàn’ (BBC). – Phỏng vấn ông Trần Xuân Vinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH Quảng Nam: Chưa an toàn thì đừng cho tích nước! (NLĐ). –Lại động đất ở Bắc Trà My(NLĐ). - Dân phải tìm cách sống chung với động đất(?!) (LĐ).
- Làm thủy điện phớt lờ sự an toàn của người dân (ND).
- Khu Thủy điện Sông Tranh 2 lại “rùng mình” mạnh (TT). - Động đất 2,7 độ Richter tại Quảng Nam (TN). - Sáng nay, Bắc Trà My lại rung chuyển vì động đất (TN). - Quảng Nam: Việc xử lý rò rỉ nước đã hoàn tất (ĐĐK). - Động đất và an dân (Petrotimes).
-Phỏng vấn TS Nguyễn Thanh Giang về tình trạng động đất tại khu vực ... Đài Á Châu Tự Do
Tình hình động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 gây quan ngại không chỉ cho cư dân và chính quyền địa phương mà còn nhiều giới khác tại Việt Nam. San lấp các hố sụt lún bên dưới chân đập thủy điện Sông Tranh 2 chiều 6/9/2012.

Quảng Nam chưa tin tưởng sự an toàn của Sông Tranh 2Đài Tiếng Nói Việt Nam
Chủ đầu tư phải có trách nhiệm sửa chữa trường, nhà dân bị nứt do ...cand.com
Bí thư Quảng Nam 'mục sở thị' thân đập Sông Tranh 2VTC
Tiền Phong Online

- Cần thiết lên phương án ứng phó động đất (TP). - Bí thư Quảng Nam ‘mục sở thị’ thân đập Sông Tranh 2 (VTC). - Quảng Nam: Chủ đầu tư phải có trách nhiệm sửa chữa trường, nhà dân bị nứt do động đất (CAND).- Đổ vấy (TP). - Lũ ngập nặng thị xã Đồng Xoài (TT). - Quảng Nam: Vỡ kè Đông Bình, dân đứng ngồi không yên (VOV). – Hòa Bình: Nước tràn ở nhà máy thủy điện làm một người chết (TTXVN).- “Tối hậu thư” cho chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2 (PNTP).PNO - Ngày 14/9, ông Lê Văn Tuấn - Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) cho biết: Huyện đã yêu cầu chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2 là Ban QL thủy điện 3 thực hiện một số biện pháp khắc phục thiệt hại do động đất.
Cụ thể, chủ đầu tư phải cung cấp ngay thông tin cho Huyện nếu động đất tiếp tục xảy ra; hỗ trợ kinh phí và khắc phục sớm nhất thiệt hại nhà của bà Hồ Thị Thổ tại thôn 3A xã Trà Đốc; chủ đầu tư cần khảo sát, đánh giá thiệt hại đối với nhà ở, vật kiến trúc của dân tái định cư do động đất gây ra; có phương án cùng địa phương bảo vệ dân khi đập vỡ. Ngày 15/10, là thời hạn cuối cùng chủ đầu tư phải có phản hồi với Huyện về các đề xuất trên.

Ông Đặng Phong – Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, cho biết: Ban Quản lý dự án thủy điện 3 đã đồng ý hỗ trợ khắc phục thiệt hại, sửa chữa đối với nhà ở của hộ bà Hồ Thị Thổ bị hư hỏng. Riêng Trường Mẫu giáo Hoa Phượng, xã Trà Đốc, tường bị nứt, có nguy cơ bị sập, Ban Quản lý dự án thủy điện 3 không thống nhất hỗ trợ sửa chữa vì công trình này do địa phương xây dựng. Huyện sẽ bố trí địa điểm dạy học tạm thời cho học sinh, giáo viên nhà trường, dùng kinh phí dự phòng khắc phục sửa chữa tình trạng hư hỏng của Trường Hoa Phượng.
Động đất tại Sông Tranh 2: “Chúng tôi chưa thể yên tâm…” (VH). – Quảng Nam muốn dừng thủy điện Sông Tranh 2(RFA). - Những người ‘vá đập’ thủy điện Sông Tranh (VNN).- Kết luận động đất ở thuỷ điện Sông Tranh 2: Vì sao chính quyền và người dân không tin? (SGTT). SGTT.VN - Không thể giải toả bớt sự hoang mang về động đất đã đành, chính quyền và người dân Quảng Nam lại thêm nỗi lo về kết luận thiếu thuyết phục của các nhà khoa học về hiện tượng động đất ở khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2.

Họ càng “run sợ” hơn khi đại diện chủ đầu tư vẫn kiên quyết tích nước hồ thuỷ điện trong khi công trình này có dấu hiệu kém chất lượng và tình trạng động đất vẫn chưa chấm dứt.

Động đất xảy ra: đừng lo!
Đập chính thuỷ điện Sông Tranh 2. Ảnh: Minh Đức
Sau nhiều ngày khảo sát, viện Vật lý địa cầu vẫn khẳng định động đất ở khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2 chỉ là động đất kích thích và nằm trong giới hạn tính toán (không vượt quá ngưỡng 5,5 độ Richter) nên đập thuỷ điện vẫn an toàn. Kết luận này không làm cho người dân và chính quyền địa phương bớt lo, thậm chí tại cuộc họp vào chiều ngày 12.9, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cho đó là “kết luận vội vàng”. Ông Nguyễn Đức Hải, bí thư tỉnh uỷ Quảng Nam nói, địa phương chưa thể yên tâm với kết luận của đoàn kiểm tra, trong khi đây là vấn đề “rất hệ trọng, liên quan đến tính mạng của hàng vạn người dân”.

TS Lê Huy Minh, phó viện trưởng viện Vật lý địa cầu, trưởng đoàn công tác thừa nhận động đất ở khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2 chưa suy giảm về độ lớn, cũng như về tần suất động đất. Nhưng ông cho rằng: “Nếu có động đất xảy ra đến cực đại, khoảng 5,5 độ Richter, thì chưa có vấn đề gì!”

Trái ngược với vẻ “bình chân như vại” của các nhà khoa học và dù lãnh đạo tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) liên tục khẳng định những trận động đất vừa qua chưa gây ảnh hưởng gì đến an toàn của đập thuỷ điện Sông Tranh 2, cả chính quyền địa phương Quảng Nam và người dân hiện vẫn đang mất ăn, mất ngủ vì nỗi lo kép: Vừa lo động đất, vừa lo biển nước của hồ chứa với 790 triệu m3 nước treo trên cao trình hơn 140m. “Thuỷ điện Sông Tranh 2 là công trình trọng điểm cấp quốc gia, thế mà vừa làm vừa thiết kế, chất lượng xây dựng kém, vừa tích nước đã xảy ra sự cố rò rỉ. Sự cố vừa khắc phục xong, thì động đất nổ liên hồi như bom dội. Làm ăn thiếu trách nhiệm, không minh bạch thông tin, khi công trình xảy ra sự cố thì bảo chính quyền và người dân tin sao được”, ông Trần Xuân Thọ, trưởng ban tổ chức tỉnh uỷ Quảng Nam nói.
Vẫn còn lo động đất, vỡ đập có thể xảy ra
Để đánh giá chính xác về hiện tượng động đất ở Bắc Trà My và sự an toàn của đập thuỷ điện Sông Tranh 2, các nhà khoa học cho rằng, cần triển khai nghiên cứu động đất kích thích khu vực hồ chứa thuỷ điện Sông Tranh 2, đồng thời sẽ lắp đặt các trạm địa chấn để theo dõi tình hình hoạt động động đất. Tuy nhiên, người dân vẫn chưa hết lo âu, bởi lẽ đề tài cấp quốc gia này phải mất ba năm, lúc đó, liệu người dân còn sống nữa không mà bây giờ không lo? Trong khi đó, hiện chưa có phương án cụ thể di dời dân khi động đất, vỡ đập xảy ra. Như vậy, người dân và chính quyền tỉnh Quảng Nam vẫn canh cánh lo ngại thảm hoạ sẽ xảy ra khi động đất vẫn tiếp diễn.


Bí thư tỉnh uỷ Quảng Nam Nguyễn Đức Hải cũng khẳng định: “Tôi là người lãnh đạo Đảng, đứng đầu địa phương cũng chưa thể yên tâm và do vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu lâu dài vấn đề này. Còn vấn đề xử lý thấm, an toàn đập, cần tổ chức cuộc họp riêng thì mới thấu đáo được”. Theo ông Hải, sau khi sự cố thấm nước vừa khắc phục xong, thì động đất xảy ra liên tục, trong một tuần xảy ra 15 trận động đất thì ông biết nói thế nào cho người dân yên tâm? “Bao giờ Chính phủ khẳng định đập thuỷ điện Sông Tranh an toàn tuyệt đối thì mới cho chủ đầu tư tích nước hồ chứa trở lại. Nếu còn trục trặc thì phải sửa sai, thậm chí thấy không an toàn thì chấp nhận hy sinh công trình để an dân”, ông Hải nhấn mạnh.

Chưa yên tâm trước vấn đề này, ông Lê Phước Thanh, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị các nhà khoa học cần tiếp tục nghiên cứu hiện tượng động đất ở khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2 với tinh thần làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm với dân. Ông Thanh còn băn khoăn: sau khi tích nước hồ chứa vào cuối năm 2011, đập thuỷ điện Sông Tranh 2 xảy ra sự cố rò rỉ. Giờ khắc phục xong, chưa tích nước trở lại, mà các bộ ngành Trung ương đã khẳng định an toàn thì chưa thể yên tâm được.

Các nhà khoa học đã so sánh động đất ở thuỷ điện Sông Tranh 2 với động đất ở thuỷ điện Hoà Bình. Tuy nhiên, động đất ở thuỷ điện Hòa Bình ngày càng giảm về cường độ, mật độ sau khi tích nước, còn động đất ở thuỷ điện Sông Tranh 2 thì ngược lại, ngày càng lớn dần, dày đặc hơn. “Không nên so sánh giữa thuỷ điện Sông Tranh 2 với thuỷ điện Hoà Bình, bởi thuỷ điện Hoà Bình đã được đưa ra Quốc hội để thảo luận năm năm, rồi mới thống nhất tiến hành xây dựng, còn thuỷ điện Sông Tranh 2 là đã xây dựng, xảy ra sự cố rồi mới tìm cách khắc phục. Trong khi đó, sự cố rò rỉ nước và quá trình khắc phục lại thiếu minh bạch, không thông tin đầy đủ, cấm cửa báo chí khiến người dân thêm lo lắng”, ông Thọ nói.
Chuyên gia động đất Ngô Thị Lư, viện Vật lý địa cầu kiểm tra vết nứt toác trên bức tường tại một trường học ở xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) do động đất gây ra trong tuần qua. Ảnh: Minh Đức
“Đừng áp đặt kiến thức của mình lên người dân”

Trong khi người dân và chính quyền tỉnh Quảng Nam đang mất ăn mất ngủ vì tình hình động đất đang diễn ra rất phức tạp, túi nước thuỷ điện lại treo lơ lửng trên đầu, thì có ý kiến từ viện Vật lý địa cầu cho rằng: người dân quá kém hiểu biết về động đất, nên hoang mang, họ ứng phó với động đất một cách thiếu kiến thức. Nhiều đại biểu nhận xét rằng, phát biểu này rất “thiếu tình, thiếu lý” và làm gia tăng nỗi lo về trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với tính mạng của nhân dân. Ông Thọ cho rằng, dân không tin là động đất không ảnh hưởng đến an toàn đập thuỷ điện Sông Tranh 2, bởi vì họ đang bị đe doạ bởi động đất và túi nước treo lơ lửng trên đầu. “Hãy đặt mình vào vị trí của người dân. Đừng bao giờ áp đặt kiến thức của mình lên họ. Họ là người dân, không thể đòi hỏi họ có sự hiểu biết như các nhà khoa học được”, ông Thọ nói.

Còn ông Thanh đặt vấn đề: liệu khi dung tích hồ chứa nâng lên từ 140 – 174m nước thì mật độ rò rỉ nước qua thân đập liệu có còn hay không? “Chỉ 1% mất an toàn ở đập thuỷ điện Sông Tranh 2 chúng tôi sẽ kiến nghị Chính phủ không cho chủ đầu tư tích nước hồ chứa trở lại. Một khi chưa có kết luận rõ ràng về động đất ở khu vực này, lỡ có biến cố xảy ra thì thảm hoạ sẽ thật khó lường”, ông Thanh khẳng định.

Ở khía cạnh khác, chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, Đặng Phong nói, trước đây, các cơ quan chuyên môn đã biết chắc khu vực này có khả năng xảy ra động đất đến 5,5 độ Richter mà không tính toán đến thiết kế xây dựng nhà ở cho dân tại các khu tái định cư. Trận động đất vào đêm 3.9 mới lên 4,2 độ Richter, đã làm cho hàng chục nhà dân và công trình dân sinh của huyện đã bị nứt nẻ. “Hệ luỵ động đất đang để lại dư chấn rất lớn trong lòng dân, nếu xảy ra sai lầm thì khó có sửa chữa được”, ông Phong nói.
Theo các chuyên gia thuỷ điện, thuỷ lợi, chuyện động đất và an toàn đập là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Có thể những trận động đất vừa qua chưa gây thiệt hại gì lớn, thế nhưng, chuyện an toàn đập còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Cụ thể: chủ đầu tư cùng nhà thầu liệu có xử lý rốt ráo đới đứt gãy bên dưới nền móng của đập hay chưa, khâu thiết kế, thi công có đảm bảo theo đúng quy trình, thiết kế hay không?… TS Đào Trọng Tứ, nguyên phó tổng thư ký uỷ ban sông Mekong Việt Nam lo ngại: “Nếu chất lượng công trình kém, kèm theo động đất liên tục xảy ra ở khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2 như thời gian vừa qua, thì dễ gây ra thảm hoạ khó lường cho khu vực dân cư vùng hạ lưu”.

- Kết quả khảo sát động đất vẫn chưa an tâm (NNVN). - TĐ Sông Tranh 2: chưa yên tâm về “túi nước” trên đầu (KT). - Phải thường xuyên kiểm tra an toàn thủy điện Sông Tranh 2 (CP). - Phải cung cấp số liệu động đất tại đập thủy điện Sông Tranh 2 (DT).- Đập thủy điện Sông Tranh 2 trong thế dầu sôi lửa bỏng (RFI). – ĐỘNG ĐẤT Ở KHU VỰC THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2: Nặng trĩu nỗi lo kép(NLĐ). - Dân và cán bộ vẫn chưa an tâm (LĐ). - Dân vùng động đất Thủy điện Sông Tranh 2: ‘Sao lại nói chúng tôi kém hiểu biết?’ (TP).
- Phỏng vấn T.S Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam: “Xây bảo tàng 11.277 tỷ là chủ trương hoàn toàn đúng đắn!”(VOV). - Đề án 11.277 tỷ xây Bảo tàng: Đừng chạy theo những thứ vô vị (DV). - Dự án Bảo tàng lịch sử quốc gia, tiến sĩ Nguyễn văn Cường: “Ruột” sẽ tương xứng với “vỏ” (TT). - Bảo tàng hiện đại nhất Việt Nam không bóng khách (Infonet).

-Xây bảo tàng nghìn tỉ ở Hà Nội: Quá lãng phí! Ngay khi VietNamNet đăng tải bài viết Bảo tàng 11.000 tỷ và những tỷ hiếm hoi cho di sản, đã có hàng trăm độc giả gửi ý kiến phản hồi về tòa soạn. Phần đông cho rằng công trình bảo tàng lịch sử quốc gia mới quá lãng phí.

Hà Nội thừa nhận thất bại khi xây chợ hiện đại
-Động đất Thuỷ điện Sông Tranh 2: "Dân hoang mang vì quá kém hiểu biết" (!?) (infonet 12-9-12)
Infonet - Chiều 12/9, đoàn khảo sát của Bộ KH-CN do Tiến sĩ Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu làm trưởng đoàn đã báo cáo kết quả khảo sát với UBND tỉnh Quảng Nam sau 4 ngày thực tế hiện trường tại các huyện liên tục xảy ra các đợt động đất trong thời gian qua.
Dân gây hoang mang vì quá kém hiểu biết (!?)

Theo đó, qua 4 ngày khảo sát tại 5 huyện Bắc Trà My, Nam Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức và Phước Sơn cho thấy các trận động đất lúc 20h47 ngày 3/9/2012 gây nên chấn động cực đại là cấp 6 (theo thang MSK64). Vùng chấn động cấp 6 kéo theo phương Tây Bắc – Đông Nam dài khoảng 20km, chiều rộng khoảng 10km bao gồm cả khu vực đập thuỷ điện Sông Tranh 2.
Tiến sĩ Lê Huy Minh cho rằng diễn biến của động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 là bình thường như ở các khu vực thủy điện khác. Tuy nhiên ông cũng cho biết, động đất khu vưc thủy điện này chưa có dấu hiệu suy giảm về độ lớn cũng như về tần suất động đất.
“Khi hồ thủy điện tích nước, tải trọng nước hồ làm tăng áp suất nước lỗ rỗng trong các đới đập vỡ và do đó làm giảm độ bền cắt của các đất đá trong đới. Khi đứt gãy hoạt động đã ở trong trạng thái ứng suất tới hạn, việc giảm độ bền cắt của đất đá trong đới đứt gãy dẫn tới việc xảy ra dịch trượt làm cho động đất phát sinh. Vì lý do này, động đất kích thích do hồ chứa thường xảy ra tại lân cận vùng hồ. Các động đất tại Bắc Trà My cũng xảy ra quanh hồ thủy điện Sông Tranh 2” - Tiến sĩ Minh lý giải.
Vậy nhưng ông cũng thừa nhận rằng, những chấn động gần đây lớn hơn, rộng hơn rất nhiều. So với các lần trước đây chỉ có ở một số địa điểm ở huyện Bắc Trà My và huyện Nam Trà My thì nay đã lan rộng ra các huyện lân cận. Trong tương lai, có thể sẽ xuất hiện động đất lớn hơn nữa nhưng sẽ không vượt quá 5,5 độ richter.
Động đất Thuỷ điện Sông Tranh 2: `Dân hoang mang vì quá kém hiểu biết` (!?)
TS Lê Huy Minh phát biểu tại cuộc họp, bên phải là TS Ngô Thị Lư - Ảnh: Trần Phong
Ông Lưu Thế Biểu, Phó trưởng Ban Xây dựng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tại hồ thủy điện Hòa Bình từng xuất hiện động đất kích thích 4,8 độ richter sau khi tích nước được 6-7 tháng. Nhiều động đất nhỏ hơn còn theo dõi được đến 4 – 5 năm sau với tần suất và độ lớn giảm dần, nhưng vẫn không ảnh hưởng gì đến an toàn của đập. Ông Biểu cũng cho rằng, việc động đất thời gian vừa qua hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc tích nước sắp tới của đập thủy điện sông Tranh 2.
Theo ông Lê Quang Thành, Vụ phó Vụ Khoa học tự nhiên (Bộ KH-CN), Bộ đã có quyết định phê duyệt triển khai đề tài “Nghiên cứu động đất kích thích khu vực hồ chứa thủy điện Sông Tranh”. Đề tài sẽ được triển khai trong thời gian tới với việc lắp đặt 5 trạm địa chấn để theo dõi tình hình hoạt động động đất, đánh giá xu thế hoạt động động đất kích thích trong khu vực, nghiên cứu chi tiết các điều kiện địa chất và địa động lực phục vụ việc đảm bảo an toàn đập thủy điện Sông Tranh 2.
Về sự hoang mang của người dân do động đất vừa qua, Tiến sĩ Ngô Thị Lư (Viện Vật lý địa cầu) cho rằng "người dân quá kém hiểu biết về động đất nên gây hoang mang dư luận". Bà nói: “Động đất vừa qua trở nên vấn đề nóng bởi sự cộng hưởng của các yếu tố khác nhau, trong đó kiến thức của người dân về động đất rất yếu kém. Họ ứng phó với động đất một cách thiếu kiến thức. Bên cạnh đó, do báo chí khi phản ánh tình hình đã dừng nhiều thuật ngữ không đúng chuyên môn làm cho người đọc hiểu lầm, thấy rằng động đất vừa qua rất nguy hiểm, nhưng thực chất lại không có gì…”.
Chỉ còn 1% không an toàn cũng không cho tích nước
Đáp lại, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam Trần Xuân Thọ không đồng ý với ý kiến cho rằng người dân không có kiến thức về động đất. Ông nói thẳng: "Hãy đặt mình vào vị trí của người dân để hiểu họ nghĩ gì. Đừng bao giờ áp đặt kiến thức của mình lên họ. Họ là người dân, không thể đòi hỏi họ có hiểu biết như các nhà khoa học. Lâu nay họ xem trên truyền hình, hễ động đất là chết người, hết Nhật Bản đến Trung Quốc, cứ động đất có nghĩa là thảm họa. Vậy sao không sợ? Bộ nói sẽ triển khai đề tài “Nghiên cứu động đất kích thích khu vực hồ chứa thủy điện Sông Tranh” trong 3 năm nữa. Có nghĩa chúng tôi phải đợi đến 3 năm nữa mới có thể biết được rõ ràng tình hình hay sao?”.
Ông Thọ cũng bày tỏ quan điểm về an toàn của đập thủy điện sông Tranh 2. Đang có sự bất thường ở chỗ, như các nhà khoa học đã nêu, động đất ở thủy điện Hòa Bình ngày càng giảm về cường độ, mật độ sau khi tích nước, nhưng động đất thủy điện Sông Tranh 2 thì ngược lại, ngày càng lớn dần, dày đặc hơn.
“Nên nhớ đây là sự cộng hưởng của thảm họa kép, vừa động đất vừa chất lượng công trình không đảm bảo chứ không đơn thuần chỉ là động đất. Vì vậy cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định cho tích nước để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân ở hạ lưu. Người dân không tin tưởng cũng đúng thôi. Một công trình cả mấy ngàn tỉ đồng, mới tích nước mấy ngày đã xảy ra sự cố, nay lại xảy ra động đất liên miên, làm sao họ tin? Việc khắc phục sự cố thì nên công khai để người dân biết, đằng này lại đóng cửa với báo chí, vậy làm sao họ tin? Chính bản thân tôi cũng nghi ngờ huống gì họ!" - ông Thọ nói.
Động đất Thuỷ điện Sông Tranh 2: `Dân hoang mang vì quá kém hiểu biết` (!?)
Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Quảng Nam Trần Xuân Thọ: "Hãy đặt mình vào vị trí của người dân để hiểu họ nghĩ gì!" - Ảnh: Trần Phong
Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My yêu cầu một "sự khẳng định chắc chắn để có thể giải đáp với người dân", bởi chính quyền địa phương đang nợ họ câu trả lời này. Trong nhiều ngày qua, hệ lụy từ sự việc này để lại những dư âm hết sức trầm trọng trong dư luận. Sự an nguy tính mạng người dân phải đặt lên hàng đầu. Đây là nỗi lo kép về động đất và cả hồ nước khổng lồ đang treo lơ lửng trên đầu người dân.
Bí thư UBND Tỉnh uỷ Quảng Nam Nguyễn Đức Hải cho hay chưa thể yên tâm với những kết quả mà đoàn khảo sát đã nêu ra. Theo ông, điều đầu tiên phải nói đến chính là sự an toàn của đập thủy điện, an toàn của người dân. Hiện vẫn chưa có sự thống nhất giữa các nhà khoa học trong cả nước về vấn đề của thủy điện, động đất ở Sông Tranh 2. Người bảo an toàn, nhưng người lại cảnh báo nguy cơ.
Ông nêu rõ: "Chính sự không thống nhất đó làm cho người dân cũng như chính quyền không thể yên tâm. Lẽ ra nhà thầu, chủ đầu tư cần phải có trách nhiệm ngay cùng với địa phương khắc phục hậu quả. Có như vậy mới làm cho người dân yên tâm, ít ra cũng thấy được rằng chủ đầu tư có trách nhiệm với những hậu quả mà họ phải gánh chịu. Đằng này cứ bỏ rơi họ, không có trách nhiệm thì không trách được chuyện họ không tin tưởng…”.
Với tư cách chủ trì cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh yêu cầu: “Phải hết sức thận trọng trong việc xử lý, bởi đây là vấn đề liên quan đến hàng ngàn người dân Quảng Nam. Nếu chỉ còn 1% không an toàn thì tỉnh cũng đề nghị không cho tích nước vào hồ thuỷ điện Sông Tranh 2. Đây là vấn đề lớn, mang tầm quốc gia chứ không riêng gì Quảng Nam nữa!”.
Từ Sông Tranh 2 bàn về khoảng trống rủi ro

-- Họp về động đất, địa phương không “tâm phục” (TT). – An toàn thủy điện Sông Tranh 2: EVN đảm bảo, Quảng Nam “không tin được”(DT). – Viện Vật lý địa cầu: Động đất không ảnh hưởng đến an toàn đập Sông Tranh 2 (TBKTSG). – Các chuyên gia hàng đầu của Viện Vật Lý Địa Cầu đồng loạt khuyến cáo: Đừng đoán mò về tình trạng địa chấn ở Sông Tranh 2 (RFA). – Kết luận động đất xung quanh thủy điện Sông Tranh 2 (TN). – 52 vụ động đất ở Bắc Trà My: Cứ bình thường, cứ yên tâm! (NLĐ). – Thảm họa thủy điện (NLĐ). – Từ Sông Tranh 2 bàn về khoảng trống rủi ro (SGTT). – ‘Nếu không an toàn thì phải hy sinh thủy điện Sông Tranh’(VNE). – Động đất ở thủy điện Sông Tranh 2: Ba năm nữa mới biết rõ! (PLTP).
- Đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn (VOV). - EVN: “Không thể cam kết vùng Bắc Trà My an toàn” (TTXVN). - Không được chủ quan trước tính mạng của dân (TP). - Cựu Chủ tịch tỉnh Quảng Nam sợ thủy điện Sông Tranh 2 (TP). - Sông Tranh 2 không an toàn thì cần phải ‘hy sinh’! (VNN). - Động đất Sông Tranh 2: Nhiều công trình, nhà dân hư hỏng (LĐ).

--Không được chủ quan trước tính mạng của dân
TP - Ngày 11-9, đoàn công tác của Bộ Xây dựng có mặt ở Bắc Trà My (Quảng Nam) để khảo sát, đánh giá ảnh hưởng của động đất đến các công trình xây dựng, hỗ trợ tư vấn người dân trong việc đối phó thảm họa động đất. Chuyên gia Bộ Xây dựng đánh giá ảnh ...
Động đất Sông Tranh: Nhiều công trình, nhà dân hư hỏngLao động
Nhiều nhà và công trình bị nứt do động đấtThanh Niên
17 ngôi nhà hư hỏng do động đấtNgười Lao Động- Tan hoang rốn lũ sau vỡ đê ở Thanh Hóa (Khampha). - Nghệ An: Vỡ đập nước, hàng trăm hộ dân sơ tán (Petrotimes). - Thanh Hóa khắc phục hậu quả lũ lụt (NNVN). – Nghệ An: Cần hỗ trợ khẩn cấp trên 140 tỷ đồng (NNVN).- Liên tiếp xảy ra sụt lún, vỡ đê: Rà soát lại các điểm đen (DV).
- Tai nạn chưa tìm thấy xác, dân lại đổ vào mót quặng (Tin tức). - Hỗ trợ con em là nạn nhân vụ sạt lở đến trường (TP). Cơ bản hàn khẩu đập Tây Nguyên-Quỳnh LưuNDĐT - Sáng nay, 12-9, Văn phòng Ban chỉ huy PCLB và TKCN Nghệ An cho biết, đập Tây Nguyên, thuộc xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu bị vỡ lúc 12 giờ ngày 11-9, do ổ mối làm rỗng thân đê trong khi mưa lũ mấy ngày qua dồn nước về quá mạnh.
Vỡ đập nước tại Nghệ AnĐài Á Châu Tự Do
Nghệ An: vỡ đập Tây NguyênTuổi Trẻ
Vỡ đập nước, hàng trăm người dân sơ tánDân Trí
Hiểm hoạ sông Tranh: Thuỷ điện Việt Nam và phép thử Sông Tranh 2 (VNN 11-9-12)- Động đất ở Bắc Trà My (Quảng Nam): Cần sự trung thực của các nhà khoa học (TP). - Chính quyền và dân cùng đứng ngồi không yên (SGTT). - Dám chịu trách nhiệm, dân sẽ tin(TTVH).
- Thuỷ điện Việt Nam và phép thử Sông Tranh 2 (TVN).
- Thủy điện Sông Tranh 2 đã “cạn” nhưng vẫn liên tục xảy ra động đất? (CAND).


- Mở cửa Sông Tranh 2: Thấy nhiều nhưng… khó nói ra (TVN) “… đó là nước phun trào trong lòng thân đập và chảy như suối.” - Quan ngại động đất ở Sông Tranh 2(BBC). – Thiếu thiết bị, khảo sát như đoán mò (LĐ). – “Cần ra cảnh báo mức nguy hiểm ở Sông Tranh 2” (TTXVN). – Chuyên gia giám định khảo sát thiệt hại động đất (TT). - Quảng Nam: Nhà dân nứt toác vì động đất (Infonet). – 17 nhà dân bị nứt do động đất tại thủy điện Sông Tranh 2 (TN). – 17 ngôi nhà hư hỏng do động đất (NLĐ). – Quảng Nam: Sẽ thiết kế nhà chống động đất (PNTP). – Chiều 12/9, có kết quả ban đầu về động đất ở Quảng Nam (VOV).

Vỡ đập giữa trưa, hàng trăm người dân chạy tán loạn (infonet 11-9-12) -- Vỡ đập nước, hàng trăm người hoảng loạn (VnEx 11-9-12) -- Ở Quỳnh Lưu - Vỡ đập giữa trưa, hàng trăm người dân chạy tán loạn (Infonet). + Vỡ đập Tây Nguyên, hàng trăm người dân chạy tán loạn (Kiến Thức). + Thảm họa vỡ đập Bản Kiều (Lý Toét). - Hàng ngàn gia đình bị cô lập vì vỡ đê tại Thanh Hóa (RFI). - Thanh Hóa: lũ lụt chưa qua, thiếu đói cận kề (TT). – Nghệ An: vỡ đập Tây Nguyên (TT). – Vỡ đập nước ở Nghệ An, hàng trăm người dân phải sơ tán (VOV). – Vỡ đập chứa nước vì mối xông(ANTĐ). – Nguy cơ tiếp tục sạt lở tại La Pán Tẩn vẫn rất cao (PLTP).

Hiểm hoạ động đất: Chấm dứt ngay đoán mò (TP 10-9-12)-Thủ tướng sẽ quyết thời điểm tích nước thủy điện Sông Tranh 2
* Thêm 2 rung chấn nhỏ
TT - Đoàn của Viện Vật lý địa cầu đang đo, quan trắc, ngày mai sẽ có kết quả cuối cùng để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và trên cơ sở đó, Thủ tướng sẽ quyết định thời điểm tích nước.
Ông Nguyễn Văn Thanh, cục phó Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp (Bộ Công thương), cho biết như vậy tại cuộc họp báo định kỳ hằng tháng của bộ này ngày 10-9.

Theo ông Thanh, đến ngày 28-8, thủy điện Sông Tranh 2 đã kết thúc xử lý thấm. Ngày 6-9, Bộ Công thương có văn bản trình Thủ tướng báo cáo tình hình xử lý để xin tích nước. Bộ Công thương cho biết mức độ thấm nước tại các khe nhiệt sau xử lý đã giảm, tốt hơn cả dự kiến ban đầu. Mức phấn đấu ban đầu chỉ đề ra yêu cầu giảm 80% lượng nước thấm “nhưng nay có điểm giảm 99,9%, đa số giảm 89%”.
Ông Thanh cũng thông tin thêm về công tác tổng kiểm tra an toàn đập. Bộ Xây dựng và Bộ Công thương đã và đang tổ chức các đoàn đi kiểm tra an toàn đập. Sắp tới sẽ tiếp tục có đoàn liên ngành đi kiểm tra an toàn đập liên quan đến an toàn phòng chống lụt bão. Với hiện tượng động đất tại thủy điện Sông Tranh 2, ông Thanh khẳng định hiện thủy điện này đã có điểm quan trắc. “Tuy nhiên, Chính phủ đã chỉ đạo đầu tư thêm để trang bị thiết bị quan trắc ở cả đáy đập” - ông Thanh nói.
* Ngày 10-9, tại các xã vùng cao huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) tiếp tục có rung chấn nhưng chỉ ở mức nhẹ. Nhiều người dân vùng cao xung quanh bờ đập chắn của thủy điện Sông Tranh 2 có thể cảm nhận rõ điều này. Ông Hồ Văn Tiến, chủ tịch UBND xã Trà Bui, cho biết khoảng 22g ngày 9-9, tại địa phương tiếp tục xảy ra rung chấn với cường độ nhẹ, kéo dài khoảng ba giây. Cùng ngày, ông Hồ Văn Lợi - chủ tịch UBND xã Trà Đốc - cũng xác nhận khoảng 6g30 ngày 10-9 tại Trà Đốc có một trận động đất khoảng ba giây.
Trong khi đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu cho hay tin từ các chuyên gia của Viện Vật lý địa cầu cho ông biết rung chấn mạnh nhất ban đầu xác định được thuộc khu vực xã Trà Giác, cách trung tâm huyện Bắc Trà My chừng 20km về phía thượng nguồn sông Tranh.

Thủy điện Sông Tranh 2: Đủ điều kiện để vận hành Hà Nội Mới
Chiều 10-9, lãnh đạo Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp (Bộ Công thương) cho biết, thời điểm này Thủy điện sông Tranh 2 đã kết thúc xử lý chống thấm và đủ điều kiện tích nước, vận hành, hiện mức độ thấm đã giảm tốt hơn dự kiến ban đầu, ...
Thủy điện sông Tranh 2: Đã giảm thấm trên 80%An ninh thủ đô
Thuỷ điện Việt Nam và phép thử Sông Tranh 2VietNamNet
- 40 hộ dân bỏ nhà cửa đi trốn động đất (DV). – Kiến nghị cho tích nước thủy điện Sông Tranh 2 (NLĐ). – Chờ Chính phủ cho phép tích nước hồ thủy điện Sông Tranh 2 (Petrotimes). – Chưa rõ nguyên nhân động đất (NLĐ). - An toàn cho dân là trên hết!(TT). - Di dân nếu động đất không giảm cường độ và nếu đập chưa … vỡ ? (TN). - Thủy điện Sông Tranh 2: Mức độ thấm đã giảm 99,9% (VOH). - Phiếm: Lập luận đanh thép (SGTT).
Sông Tranh 2 đánh cược tính mạng người dânĐài Á Châu Tự Do
Động đất Sông Tranh 2: EVN vội kết luận rất nguy hiểm!*bxvn--“Nói an toàn khi động đất tới 5,5 độ Richter là không khoa học”-- Bauxite Việt Nam --Liệu đập thủy điện Sông Tranh 2 có bị vỡ? bxvn
- Thanh Hóa vỡ đê hàng nghìn hộ bỏ nhà (BBC). – Chủ tịch xã kể vụ vỡ đê ở Thanh Hóa (BBC). – Lợi và hại của thuỷ điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A (RFA).
- Canhco: Con số biết khóc (RFA’s blog). “Trong khi người dân Huyện Bắc Trà My đứng ngồi không yên thì tại Hà Nội ‘nhà nước ta’ ung dung mài bút ký một quyết định rất táng tận lương tâm, đó là cho phép Bộ Xây dựng bắt tay vào làm một đập thủy điện khác ngay giữa lòng Hà Nội. Con đâp thủy điện này mang tên: ‘Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam’.”

- 11.277 tỉ làm bảo tàng, lãng phí và chưa đúng lúc? - Tuổi trẻ -Đừng để 11.000 tỷ đồng trong… tủ kính, PLVN --2.300 tỉ: Bảo tàng Hà Nội: Khánh thành rồi… dang dở (VNN), Bảo tàng Hà Nội: Công trình “khủng” nhất, tai tiếng nhất(GĐ), Sụt lún tại bảo tàng Hà Nội: Đã khắc phục nhưng vẫn còn nhiều chỗ hở (GDVN).

- Thủy điện Sông Tranh 2: Vẫn chưa ngớt những tiếng nổ trong lòng đất (CAND). - “Nói an toàn khi động đất tới 5,5 độ Richter là không khoa học” (SGTT). – Động đất ở Bắc trà my, GS.TS Nguyễn Đình Xuyên: Chấm dứt ngay đoán mò. - Chậm trễ là vô cảm (TP). - Sống trong vùng động đất (TP). - “Thủy điện Sông Tranh 2 đủ điều kiện để vận hành” (TTXVN). - Động đất tại công trình thủy điện Sông Tranh 2: Đây là chuyện “quốc gia đại sự” (VH). - Mức thấm Thủy điện Sông Tranh 2 đã giảm 99% (Infonet).- EVN ĐANG ĐI NGƯỢC QUYỀN LỢI ĐẤT NƯỚC, COI THƯỜNG TÍNH MẠNG DÂN(Phạm Viết Đào). - EVN sắp vay thêm gần 22.500 tỷ đồng (VnEco).
- Bắt đầu khảo sát nguyên nhân động đất ở Sông Tranh 2 (VTV). - Cần kết luận rõ ràng để an dân (NNVN).
*****************
10/09/2012 Ông Lê Trí Tập - nguyên Chủ tịch tỉnh Quảng Nam: -Tôi không tin số liệu chủ đầu tư công bố
--Đập không bị ảnh hưởng từ động đất
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Lê Trí Tập, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, chuyên gia thủy lợi, cho rằng, việc cấp bách ngay bây giờ là các nhà khoa học vào cuộc, đưa ra những số liệu làm an dân, còn những gì mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố không thật sự khách quan.


Ông Lê Trí Tập đang vẽ lại bản đồ đới đứt gãy ở Quảng Nam. Ảnh: Nam Cường.

Ông Lê Trí Tập cho hay, mấy chục năm công tác ở ngành thủy lợi cũng như ở cương vị lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, ông đã biết và nghiên cứu về đới đứt gãy ở Trà My từ lâu.

"Không phải là chúng ta phát hiện mà là tài liệu của người Pháp công bố từ trước giải phóng. Có thể nói, sông Tranh 2 nằm giữa vùng giao nhau của 2 đường đứt gãy Tam Kỳ - Phước Sơn và Hương Nhượng - Tà Vi.

Cái tôi không hiểu là đã có cảnh báo động đất nhưng người ta vẫn làm một công trình rất cẩu thả, bằng chứng là rò rỉ nước ào ạt qua thân đập vào tháng 3 vừa rồi".

Có nghĩa việc tích nước của Sông Tranh 2 khiến động đất xảy ra thường xuyên?

Cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng mới kết luận được, tuy nhiên, tôi thắc mắc với giả thuyết này. Nên nhớ rằng, hiện Sông Tranh 2 chưa tích nước cực đại thì lấy gì mà kích thích động đất do áp suất nước? Tôi nghiêng về giả thuyết động đất do kiến tạo cộng với một ít kích thích.

Có nghĩa là động đất kép, nếu đúng như vậy thì vô cùng nguy hiểm bởi nó có thể làm vỡ thân đập bất cứ lúc nào. Động đất do kiến tạo, có thể một dư chấn ngủ yên hàng trăm năm, nhưng chỉ đến một điểm thích hợp, nó sẽ đột ngột thức dậy.

Ở đây, sự tích nước bây giờ của Sông Tranh 2 (khoảng 200-300 triệu khối) đã đánh thức đới đứt gãy. Vì thế, không chỉ ở Sông Tranh 2 mà cả Nam Trà My, Phước Sơn, Nông Sơn, Hiệp Đức cũng đang bị rung lắc nhẹ.

Tôi cho rằng, các nhà khoa học khi đặt thiết bị quan trắc không nên chỉ đặt ở Sông Tranh 2 mà nên đặt khắp vùng Bắc Trà My để thu thập số liệu. Như thế mới chính xác được.

Số liệu mà EVN công bố cho thấy thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn?

Ai kiểm chứng số liệu, thông tin đó là khách quan, đúng sự thật. Tôi nghi ngờ lắm. Đến cả báo chí còn bị cấm cửa trong thời gian dài, rồi lãnh đạo tỉnh, huyện bị qua mặt, cấm mang theo máy chụp hình khi vào hầm.

Số liệu ở đây, muốn trung thực nhất thì phải mau chóng lắp đặt thiết bị quan trắc khắp vùng. Các nhà khoa học ghi lại từng giờ, từng ngày trong vùng tâm chấn.

Ngoài nguyên nhân khách quan nằm trong đới đứt gãy, còn nguyên nhân gì khiến đập thủy điện Sông Tranh 2 bị rò rỉ?

Giả thuyết thế này nhé, tôi mà là đương nhiệm Chủ tịch tỉnh, tôi bắt làm theo kiểu khác. Chặt chẽ hơn, chất lượng hơn và đúng quy trình. Tôi từng chỉ thẳng mặt chủ đầu tư, nói hiện tượng rò rỉ nước ở công trình là do không có lõi đồng ở giữa các khối bê tông hoặc có mà là hàng kém chất lượng.

Họ cứng họng không cãi được. Mà không chỉ Sông Tranh 2, hầu như 100% thủy điện ở Quảng Nam thiếu 3 điều cốt lõi: cống xả đáy, diện tích hồ phòng lũ và hệ thống quan trắc. Vì sao? Vì họ sợ tốn tiền, họ chỉ nghĩ đến lợi nhuận.

Cảm ơn ông.

Nam Cường
Thực hiện

-Hiểm hoạ động đất: Chuyên gia động đất đến, Trà My liên tục rung chuyển (VNN 9-9-12) -- Động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2: Các chuyên gia vào cuộc (TN 9-9-12) -- Cho đến nay, chuyên gia bận đi nhậu? Cảnh báo từ Sông Tranh 2 (NLĐ 9-9-12) Đập vỡ, dân chạy đi đâu? (RFA 7-9-12)
- Thủy điện Sông Tranh 2: Động đất liên tục, người dân lo sợ, muốn tản cư (RFI). – . – Lại tiếp tục xảy ra rung chấn tại huyện Bắc Trà My (TTXVN). – Cảnh báo từ Sông Tranh 2 (NLĐ). – Động đất Sông Tranh 2: EVN vội kết luận rất nguy hiểm! (VTC). – Liệu đập thủy điện Sông Tranh 2 có thể vỡ? (RFA). – Hãy soi gương và chuẩn bị (RFA’s blog).- - Dân khu Thủy điện Sông Tranh 2: đối mặt động đất (TT).

-Thủ tướng yêu cầu khắc phục sự cố sạt lở ở Yên Bái (VN+ 9-9-12) -- Văn phòng Thủ tướng cũng đã thảo sẳn công điện "Yêu cầu khắc phục sự cố Sông Tranh". Khi động đất xong thì sẽ gửi.

Vụ sạt lở núi ở Yên Bái: Thảm họa đã được báo trước (NLĐ). – Phút lở núi kinh hoàng qua lời kể của nạn nhân (DV). – Thủ tướng yêu cầu khắc phục sự cố sạt lở ở Yên Bái (TTXVN). – Thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân sạt lở đất ở Yên Bái (Infonet). – Kết thúc “Chuyến xe thồ” lên Mù Cang Chải (blog Thành).
- Hoãn tuần lễ văn hóa Mù Cang Chải để lo cứu hộ La Pán Tẩn (Infonet).
- Thanh Hóa: Vỡ đê, hàng trăm tỉ đồng ngập chìm trong nước (Kiến thức). – Nhiều địa phương ở Thanh Hóa vẫn bị lũ cô lập (TN). – Thanh Hóa: Gần 700 ngôi nhà ở xã Quảng Phú ngập trong lũ (VOV). – Phóng sự ảnh: Vùng rốn lũ Nghệ An (VOV). – Nghệ An: 5 người chết vì mưa lũ, thiệt hại khoảng hơn 600 tỷ đồng(DT). - Ít nhất 35 người chết và bị thương do mưa lũ (LĐ).- Xem lại số phận cồn cát trên sông Hậu (TT).


-Hoảng hốt cảnh "moi ruột" núi rừng ở Thủ đô (NĐT 9-9-12)

-“Nói an toàn khi động đất tới 5,5 độ là không khoa học” SGTT.VN - Trong khi người dân khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2 đang “ăn không ngon, ngủ không yên” vì các trận động đất thì các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất đánh giá về nguyên nhân gây ra hiện tượng trên.
- Lại xảy ra rung chấn gần thủy điện Sông Tranh 2 (VOV). - Thủy điện Sông Tranh 2: Đang hoàn thiện khâu cuối việc xử lý thấm nước (PNTP). - Những hình ảnh bên trong hầm đập thủy điện Sông Tranh 2 (NLĐ). - Lại xuất hiện động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (TN). - Chuyên gia động đất đến, Trà My liên tục rung chuyển (VNN). - Gấp rút ‘vá’ đập thủy điện Sông Tranh 2 (VNE). - Thuỷ điện Sông Tranh và những đêm trắng (Khám phá). - Nỗi buồn mang tên Thủy điện Sông Tranh 2 (ĐĐK). - Động đất ở đập thủy điện Sông Tranh 2: Dân tình lo lắng! (NNVN).
- Ai nói an toàn, hãy dọn về gần Sông Tranh 2 mà sống! (NLĐ). - Thử đi, cho biết đá, vàng (PLTP). Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My: “Tôi đề nghị những người nói đập vẫn an toàn, không có vấn đề gì hãy lên sống dưới chân đập một thời gian cùng người dân sẽ “biết đá biết vàng” ngay”.Hiểm hoạ động đất:
--  Những vết nứt toác vì động đất dồn dập (VnEx 8-9-12) Đứt gãy gần sông Tranh 2 “cựa quậy”? (TP 8-9-12) -- Khó tin: Đập thủy điện có thể vỡ do thiếu...2 tỷ đồng (VTC 8-9-12) -- Cầu an (TN 8-9-12) -- "Mật độ rung chấn khu vực này ngày một "dày" hơn và cường độ mạnh hơn. Hiện tượng này không thể gọi là bình thường mà là bất thường"

- Chưa thống nhất về nguyên nhân động đất ở Bắc Trà My (VOV). - Sớm làm rõ nguyên nhân động đất tại Quảng Nam (CP). - Bỏ chạy khỏi vùng động đất (NLĐ). - Động đất tại Quảng Nam: Không còn là chuyện của thủy điện (PNTP). - Chuyên gia: Thuỷ điện sẽ gặp nạn do thiếu…2 tỷ đồng (VTC). - An dân khi động đất (ĐĐK). - Còn “bói” động đất đến bao giờ? (TT).

- Các chuyên gia hàng đầu khảo sát nguyên nhân động đất (TT). - Các chuyên gia Viện Vật lý địa cầu đến vùng tâm chấn (VNN). - Những vết nứt toác vì động đất dồn dập (VNE). - ‘Sống trong sợ hãi’ vì động đất dồn dập (VNE). - Dân phập phồng với… “túi nước” thủy điện Sông Tranh 2 (CAND). - Động đất không ảnh hưởng tới thuỷ điện Sông Tranh (VOV). -Cầu an GS Cao Đình Triều, Viện Vật lý địa cầu, cho biết sau hơn một năm theo dõi, nghiên cứu, các trạm quan trắc, máy đo gia tốc đã ghi nhận tổng cộng 52 rung chấn lớn nhỏ xảy ra ở công trình thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam), tính đến ngày 3.9. Trong đó có động đất cường độ đáng kể vào ngày 27.11.2011 (3,4 độ Richter) và ngày 3.9.2012 (4,2 độ Richter).

-Có thể xảy ra động đất nguy hiểm khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2

- Động đất lần thứ 10 tại thủy điện Sông Tranh 2 (RFA). – Hoang mang vì động đất (NLĐ). – Bất an NLĐ). – Thủy điện Sông Tranh 2 xây trên đới đứt gãy (PN Today). - Lắp camera theo dõi 5 hồ chứa lớn (SGGP). -Lắp đặt 4 trạm quan trắc tại Bắc Trà My để cảnh báo sớm động đất (SK&ĐS). – PGS.TS Nguyễn Hồng Phương -Viện Vật lý địa cầu: Sẽ còn chuỗi động đất mạnh xảy ra tại Quảng Nam (Zing). – Đập vỡ, dân chạy đi đâu?(RFA). – “Thủy điện Sông Tranh 2 chỉ làm dân khổ!” (PNTP). - Nếu cần, sẽ kiến nghị bỏ thủy điện Sông Tranh 2 (TT). 11 người chết vì mưa lũNếu cần, sẽ kiến nghị bỏ thủy điện Sông Tranh 2
--Đứt gãy gần sông Tranh 2 “cựa quậy”?
TP - Các trận động đất lớn nhất mới đây, kể cả trận vừa xảy ra sáng thứ sáu, 7-9, khiến một số nhà khoa học bắt đầu nghĩ đến khả năng đứt gãy (Đứt gãy hiểu nôm na là vết nứt của lớp vỏ trái đất - (NV)) gần nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) đang hoạt động. Tiền Phong trao đổi với PGS.TS Nguyễn Hồng Phượng, Phó Giám đốc Trung tâm BTĐĐ&CBST.– Được khen thưởng nhờ…sạt lở chết người ? (TTXVA). Hà Nội nhiều núi lửa là đằng khác“ “Hà Nội nhiều núi lửa cổ và nó có hoạt động trở lại hay không thì chẳng ai biết được“.
*********

-Thủy điện Sông Tranh 2 xây trên đới đứt gãy-(Đời sống)- "Nếu Viện Vật lý Địa cầu khuyến cáo động đất có thể lên tới 6,7 hay 8 độ richter thì chúng tôi sẽ phải thiết kế sao cho nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2 chống đỡ được động đất mức đó dù đầu tư sẽ cao hơn".
Trước thông tin động đất mạnh nhất có thể xuất hiện tại khu vực hồ Sông Tranh 2 đạt xấp xỉ 5,5 - 6,1 độ richter, PV đã liên lạc với ông Lê Huy Minh Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu (đơn vị khảo sát địa chất cho nhà máy thủy điện Sông Tranh 2) và ông Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng đoàn Thiết kế Thủy điện Sông Tranh 2 (Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế và Xây dựng Điện I).

Khảo sát địa chất: Làm từ năm 2003

Ông Lê Huy Minh không bình luận gì về thông tin nói trên vì chưa có đủ thông tin. Ông nói, trong tuần này, đoàn khảo sát sẽ vào để khảo sát khả năng động đất của thủy điện Sông Tranh 2.

Tuy nhiên, ông vẫn khẳng định, kết quả khảo sát địa chất năm 2003 cho thấy, động đất mạnh nhất có thể xuất hiện ở khu vực này là 5,5 độ richter.
Đến năm 2006, nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2 mới bắt đầu được xây dựng và hoàn thành vào năm 2009.

Ông Minh thống kê, tháng 11/2011, tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2, xảy ra hai trận động đất mạnh 3,2 và 3,4 độ richter. Tháng 2/2012, xảy ra trận động đất mạnh 3,1 độ richter. Trận động đất mạnh nhất trong vòng 2 năm nay xảy ra tại khu vực này là 4,2 độ richter tối 3/9 vừa qua.
Động đất liên tiếp xảy ra ở khu vực nhà máy thủy điện Sông Tranh 2
Động đất liên tiếp xảy ra ở khu vực nhà máy thủy điện Sông Tranh 2

Tư vấn thiết kế: Chúng tôi làm theo khảo sát  của Viện Vật lý Địa cầu

"Trước khi làm thiết kế, chúng tôi đã thuê Viện Vật lý Địa cầu khảo sát và làm theo số liệu dự báo động đất tối đa là 5,5 độ richter theo tư vấn của Viện Vật lý Địa cầu. Chúng tôi cũng có hợp đồng tư vấn, theo đó, nếu có sai sót trong dự báo, phía khảo sát địa chất phải chiu trách nhiệm" - Đại diện bên tư vấn thiết kế Thủy điện Sông Tranh 2, ông Nguyễn Văn Tuấn nói về thông tin dự báo động đất mạnh nhất ở thủy điện Sông Tranh 2 cao hơn số liệu khảo sát.

Về vị trí xây đập và hồ chứa Thủy điện Sông Tranh 2, theo ông Tuấn, đó là vị trí tối ưu mà bên tư vấn thiết kế đã chọn, về mặt an toàn và hiệu quả đầu tư.
Sau khi tiến hành khảo sát địa chất, Viện Vật lý Địa cầu không có ý kiến về vị trí mà chỉ đưa ra khuyến cáo về các đứt gãy và dự báo mức độ động đất tối đa có thể xảy ra.

Ông Tuấn khẳng định: "Tất nhiên là hiệu quả và an toàn phải tính song song. Ví dụ, nếu Viện Vật lý Địa cầu khuyến cáo động đất có thể lên tới 6,7 hay 8 độ richter thì chúng tôi sẽ phải thiết kế sao cho chống đỡ được động đất mức đó dù đầu tư sẽ cao hơn".
GS Cao Đình Triều, chuyên gia Viện Vật lý Địa cầu nhận định, động đất mạnh nhất có thể xuất hiện tại khu vực hồ Sông Tranh 2 đạt xấp xỉ 5,5 - 6,1 độ richter. Nếu động đất mạnh xảy ra trong lòng hồ thì nguy cơ tạo nên cột sóng lớn (sóng thần) tác động trực tiếp vào thân đập có nguy cơ gây vỡ đập.
Do hoạt động động đất thường xuyên, độ sâu chấn tiêu nông có thể gây nên biến đổi môi trường của đới đứt gãy đã có trước, làm tăng nguy cơ hoạt động của các tai biến địa chất khác như: trượt, lở, nứt, sụt đất, lũ quét.

GS Triều phân tích, căn cứ vào những điểm trượt lở đất, vai trái của đập thủy điện Sông Tranh 2 nằm vuông góc với đới đứt gãy địa chất. Nhà máy công trình này được xây dựng trong khu vực xung yếu của vỏ trái đất. Nếu hiện tượng động đất gia tăng và có cấp độ mạnh thì dễ gây ra nguy hiểm không chỉ cho riêng nhà máy, mà còn ảnh hưởng tới đời sống của cộng đồng dân cư đang sinh sống tại đây.
Theo VNE
-  Có thể xảy ra động đất nguy hiểm khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2 (SGTT). - EVN: “Động đất không ảnh hưởng đến đập thủy điện Sông Tranh” (SGTT). - Quảng Nam: người dân hốt hoảng vì rung chấn mạnh (TT). - Trận động đất thứ 10 tại thủy điện Sông Tranh 2 (DT). - Quảng Nam: Động đất “đùng đùng”, học sinh khóc thét (NLĐ). -“Động đất tại Sông Tranh sẽ mạnh hơn nhưng không vượt quá 5,5 độ richter” (Thiên nhiên). - Động đất ở Quảng Nam: UBND tỉnh kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo khảo sát (GĐ). - Quảng Nam lên phương án di dời dân (Xzone). -Chuẩn bị kịch bản xấu nhất ứng phó động đất (Kiến thức). - Tích nước tới cực đại, dễ xảy ra sự cố (TP). - Khai thác thuỷ điện: Hiệu quả và rủi ro tiềm ẩn (VNN). - Tiếp tục động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh (RFA). –Liên tục động đất tại thủy điện Sông Tranh 2 (TT). – Động đất đe dọa thủy điện Sông Tranh 2 (NLĐ). Động đất đe dọa thủy điện Sông Tranh 2 (NLĐ 6-9-12)– Quảng Nam báo cáo về động đất ở huyện Bắc Trà My (VOV). – Động đất ở thuỷ điện Sông Tranh 2 sẽ chưa dứt (LĐ). – Ì ạch xây dựng trạm quan trắc động đất ở Bắc Trà My (TQ). - Nín thở dưới miệng đập thủy điện Sông Tranh 2 (PN Today). – Động đất Sông Tranh 2: Người dân làm gì để thoát thân? (VTC).

- Rung chấn mạnh, Quảng Nam kêu cứu Viện Vật lý Địa cầu (VTC). - Báo cáo Thủ tướng về rung chấn tại thủy điện Sông Tranh 2 (TN). - Yêu cầu bổ sung phương án vỡ đập Thủy điện Sông Tranh 2 (VOV). - Lường trước mọi điều (TP). - Chủ động ứng phó với động đất tại thủy điện Sông Tranh 2 (CAND). - Động đất ở Quảng Nam liên quan đến thủy điện Sông Tranh 2? (VOV).

Tiếp tục động đất tại thủy điện Sông Tranh 2 (LĐ 5-9-12) Tối 4.9 và rạng sáng ngày 5.9 người dân sống gần công trình thủy điện Sông Tranh 2 tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam lại chứng kiến những trận động đất liên tục xảy ra.


Đoàn công tác Hội đồng nghiệm thu Nhà nước kiểm tra đập thủy điện Sông Tranh 2 nhưng không cho báo chí tiếp cận.
Ngày 5.9, đoàn công tác của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước cùng Ban QL thủy điện Sông Tranh 2 đã khảo sát, kiểm tra đường hầm bên trong thân đập chính, và các hạng mục khác của công trình thủy điện.

Cũng như nhiều lần trước, toàn bộ các phóng viên bị Ban QL thủy điện “cấm cửa”, không cho gặp các chuyên gia, kể cả chính quyền địa phương cũng không được tham dự.

Đập thủy điện Sông Tranh 2 được cho là an toàn nhưng vẫn chưa tích nước.

Trong khi đó, người dân và chính quyền địa phương đang hết sức lo lắng, hoang mang khi động đất liên tục xảy ra. Tối 4.9, hàng ngàn người dân ở các xã xung quanh thủy điện lại một phen hoảng loạn, bỏ chạy ra đường vì động đất.

Bà Nguyễn Thị Thuận, nhà ở ngay dưới chân đập thủy điện (thuộc xã Trà Tân) cho biết: “Khoảng 10h tối 4.9, khi tôi đang ăn cơm thì nghe lòng đất phát nổ, đất rung rinh, tôi vội bỏ chạy ra đường như quán tính. Rồi đến khoảng 1 giờ sáng 5.9, đang ngủ say thì một đợt rung chấn nữa lại xảy ra. Cứ động đất ngày càng lớn, chúng tôi như sống trên trái bom nổ chậm, không thể ở yên được”. Theo bà Thuận, căn nhà nhỏ mới xây phải bỏ trống không dám ở, vì động đất đã làm nứt toác bờ tường.

Tuy không lớn bằng trận động đất có cường độ 4,2 richter vào đêm 3.9, nhưng 2 trận động đất vào tối 4.9 rạng sáng 5.9 cũng khiến nhiều người dân các xã xung quanh thủy điện Sông Tranh 2 càng thêm hoảng sợ. Ông Đặng Phong - Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My bức xúc: “Người dân đang hết sức lo lắng vì động đất liên miên và gần đến mức cực đại. Ngặt nỗi, huyện cũng không thể giải thích và thuyết phục được dân, vì không được phía thủy điện và các cơ quan chuyên môn công bố các số liệu đo đạc, theo dõi động đất hay độ an toàn của đập một cách tận tường, kịp thời để tuyên truyền cho dân biết".

Cũng theo ông Phong, quan điểm của huyện là phía thủy điện và các cơ quan chức năng phải tiếp tục nghiên cứu, xác định rõ hiện tượng động đất, đồng thời đưa ra thông tin giải thích và cảnh báo một cách minh bạch, rõ ràng với người dân, chính quyền địa phương và với báo chí thì mới có thể làm an lòng dân, chứ cứ họp kín, không công bố thông tin kịp thời thì sẽ gây khó khăn cho việc an dân, ổn định tình hình của địa phương.


Lại động đất mạnh ở thủy điện Sông Tranh 2 (LĐ). - Nổ mạnh kèm rung chấn giữa ban ngày ở Quảng Nam (Infonet). - Lại động đất mạnh ở thủy điện Sông Tranh 2 (LĐ). - Sáng nay, lại xảy ra động đất ở Quảng Nam (TN).
- Động đất liên tiếp, nhà nứt, dân sợ hãi đòi sơ tán (VTC). – Rung chấn ở khu thủy điện Sông Tranh 2: Dân ngồi trên đống lửa (PN). – Thủy điện Sông Tranh 2 có an toàn khi động đất ? (RFI). - Hoảng sợ động đất ở thủy điện Sông Tranh 2(RFA). - Cần minh bạch thông tin để an dân (LĐ).


- Chính sách máy lạnh (Đào Tuấn).

- Cho phép Thủy điện Sông Tranh 2 tích nước (VOV). - Đập Sông Tranh 2 an toàn đến bao giờ? (VNN). - Chủ tịch huyện không tin đập Sông Tranh 2 an toàn (NLĐ).
- Động đất, nổ liên tiếp tại khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2: Không thể chủ quan với số phận người dân (SGTT). Sự cố rò rỉ nước ở đập thuỷ điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) vừa được khắc phục xong thì tối ngày 3.9, tại khu vực xung quanh công trình này xảy ra đến sáu trận động đất, gây hoang mang cho hàng chục ngàn hộ dân.

- Tổng kiểm tra độ an toàn của các đập hồ thủy điện, thủy lợi (SGTT).Động Đất ở Quảng Nam: Động đất gần thủy điện Sông Tranh 2: Lo ngại! (LĐ 4-9-12) -- Rung chuyển mạnh ở thủy điện Sông Tranh 2 (infonet 4-9-12) Một đêm, 4 trận động đất tại Quảng Nam (TN 4-9-12) Động đất tái phát dữ dội tại thủy điện Sông Tranh 2 (LĐ 4-9-12) -Động đất chưa từng thấy tại thủy điện Sông Tranh 2 tno- Tổng kiểm tra độ an toàn của các đập hồ thủy điện, thủy lợi (SGTT). - 5 vụ rung chấn trong đêm, lãnh đạo tỉnh ‘cầu cứu’ chuyên gia (Infonet/ Zing). - Hốt hoảng vì rung chấn trong đêm (NLĐ). – Chưa thể khẳng định ảnh hưởng của động đất đến đập Sông Tranh 2 (TQ). – Cần lắp đặt trạm quan trắc động đất tại Sông Tranh 2 (Tin tức). – Trạm quan trắc Sông Tranh 2 không ghi được động đất? (PN Today). – Hoàn thành chống thấm đập Thủy điện Sông Tranh 2 (VOV). – ‘Thủy điện Sông Tranh 2 chịu được động đất 5,5 độ richter’ (VNE). – Đập Sông Tranh 2 “vẫn an toàn”? (NLĐ). - Động đất 4,2 độ richter tại Quảng Nam (VOV). – Phỏng vấn TS Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần: Một đêm, 4 trận động đất tại Quảng Nam (TN). - Quảng Nam: Động đất 5 lần trong đêm (NLĐ). - Trận động đất đã làm người dân hoang mang (TN). - Động đất không ảnh hưởng đến đập Thủy điện Sông Tranh (CP). -Hai giả thiết về trận động đất ở Quảng Nam tối 3/9 (TTXVN). - Chuyên gia: Nổ lớn ở Sông Tranh ‘rất đáng quan ngại’ (VTC).


- Lại rung chuyển mạnh ở thủy điện Sông Tranh 2
TTO - Từ 19g đến 21g tối 3-9, tại thị trấn Trà My và hàng loạt các xã xung quanh khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) lại xảy ra hiện tượng nổ trong lòng đất. Mặt đất rung chuyển mạnh.

Trong khi các nhà thầu Trung Quốc đang tìm cách khắc phục sự cố rò rỉ nước ở thân đập thủy điện Sông Tranh 2 thì hiện tượng động đất lại tiếp tục diễn ra vào tối 3-9 - Ảnh: Tấn Vũ
Hàng ngàn người dân đã hốt hoảng chạy ra khỏi nhà vì những tiếng nổ và những cơn rung chuyển từ lòng đất.
Theo những người dân địa phương, những đợt rung chấn mỗi lúc một mạnh dần. Trong đó, rung chấn lúc 20g47 làm hàng loạt vật dụng trên bàn như ly, tách rơi xuống đất. Nhiều căn nhà bị nứt tường, lung lay.
Phó chủ tịch xã Trà Bui, Nguyễn Thanh Hưng, cho hay nhà của ông bị rung lắc mạnh, mọi thứ chao đảo. Trong khi nhà sàn của ông Hồ Văn Lợi - chủ tịch xã Trà Đốc - cũng chao đảo liên tục 5 lần, mạnh nhất lúc 21g.
Có mặt tại hiện trường, chủ tịch huyện Bắc Trà My, ông Đặng Phong, cho biết khoảng 5 ngày trở lại đây ở Bắc Trà My liên tục có hiện tượng rung, nhưng hôm nay rung nặng nhất, kéo dài khoảng 8 giây.
“Đây là trận rung lắc mạnh nhất từ ngày thủy điện Sông Tranh 2 tích nước đến nay. Người dân rất lo lắng. Ngày mai, khi chính quyền huyện họp với Bộ Xây dựng về tình hình khắc phục rò rỉ nước ở thủy điện Sông Tranh 2, chúng tôi sẽ báo cáo lại sự việc” - ông Phong nói.
Ông Phong cho biết chính quyền địa phương đang phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý dự án thủy điện 3 để theo dõi số đo từ các máy quan trắc của công trình xem tầng số đo được của đợt rung chấn là bao nhiêu và thông báo cho người dân có hướng xử lý.
Theo Trưởng Ban quản lý dự án thủy điện 3 Trần Văn Hải, đây là trận động đất mạnh nhất từ trước đến nay, tuy nhiên vẫn chưa có dấu hiệu gì ảnh hưởng đến công trình thủy điện.
Ông Hải cho hay các kỹ sư của thủy điện đang thu thập số liệu từ các máy đo động đất lắp đặt quanh thủy điện Sông Tranh 2 để tìm và phân tích các tần số nhưng vẫn chưa có kết quả.


**************


Thủy điện Sông Tranh 2 ứng phó thảm họa vỡ đập

- Sắp chống thấm xong Thủy điện Sông Tranh 2


-Động đất tái phát dữ dội tại thủy điện Sông Tranh 2Lao động
Động đất liên tiếp với cường độ mạnh nhất từ trước đến nay ở khu vực hồ thủy điện Sông Tranh 2, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) đã xảy ra vào tối 3.9. Động đất kích thích và an toàn đập thủy điện Sông Tranh 2 gây ảnh hưởng đến đời sống người dân địa ...
Tiếp tục động đất ở khu vực Thủy điện Sông Tranh 2Tiền Phong Online
Quảng Nam: Động đất 5 lần trong đêmTin tức 24h
Ðộng đất ở đập thủy điện Sông Tranh 2, hàng ngàn người lo sợ Nguoi Viet Online
Một trận động đất vừa xảy ra tại khu vực đập thủy điện Sông Tranh 2 ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam vào tối 3 tháng 9. – Kiến nghị chủ tịch nước ngừng dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A (RFA).

Lại động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2Báo Đất Việt

 -- Xử lý sự cố Thuỷ điện sông Tranh 2 Loay hoay tư duy “họp kín” (ĐĐK). - TS Đào Trọng Tứ: Thủy điện: Thận trọng không bao giờ thừa (ĐV).-

- Thủy điện và những hệ lụy – Bài 4: Thủy điện: mạnh ai nấy làm (TP). Dân đói, rừng bị tàn phá : TP - Hơn 5 năm qua, hàng trăm hộ dân hai huyện Sơn Hòa, Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) phải rời bỏ nhà cửa, ruộng vườn để nhường đất xây dựng các công trình thủy điện. Các công trình thủy điện cũng ngốn hàng ngàn hécta rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ.
Bài 2: Tái định cư bên miệng vực

Bài 1: Sau thủy điện sông tranh 2: Rừng tan hoang: TP - Phá rừng, dân bị đẩy vào vùng tái định cư nguy hiểm, mưa góp lũ, nắng gây hạn…, những hậu quả để lại sau khi hàng trăm thủy điện không mới.
-- EVN trần tình về hiện tượng rò rỉ tại Thủy điện Sông Tranh 2- Sông Tranh 2: Nhà chức trách phát ngôn phi kỹ thuật? (Bee). - Công khai quy trình kỹ thuật,nhật ký thi công (TQ).- Thủy điện và những hệ lụy – Bài 1: Sau thủy điện sông tranh 2: Rừng tan hoang (TP).-- – Động đất khiến đập Sông Tranh bị nứt (VnMedia).- Người dân đã yên tâm với thuỷ điện Sông Tranh 2? (VNN). - Thủy điện miền Trung: Thiếu phương án ứng phó vỡ đập (SGGP).


– GS Nguyễn Khắc Nhẫn: Nên hạ gấp mức nước đập Sông Tranh 2 ! — (Diễn Đàn). - Quảng Nam ‘gánh’ 47 công trình thủy điện (VNE). – Nhiều hộ dân bỏ khu tái định cư thủy điện Sông Tranh 2 (CAND). – Bích Ngọc: Khi thủy điện thành… thủy quái! (BoxitVN).


- Quảng Nam: Gần 300 vụ phá rừng trong quý 1/2012 (DT). - Khởi tố 3 cán bộ kiểm lâm (TN).

-- Vụ Thủy điện Sông Tranh 2: Lập phương án sơ tán dân (DV 4-4-12) -- Nên hạ gấp mức nước đập Sông Tranh 2! (Diễn Đàn 4-4-12) -- Bài GS Nguyễn Khắc Nhẫn

-Đứt gãy, động đất và núi lửa ngầm tác động làm nứt đập Sông Tranh 2 (SGTT 4-4-12) SGTT.VN - Đập Sông Tranh 2 bị rò rỉ (chính xác hơn là bị nứt) do đâu? Nếu là do các khe nhiệt thì nó đã phải xảy ra ít ngày sau khi tích nước, bởi áp lực nước từ hồ vào thành đập không nhỏ mà chiều dày đập lại không quá dăm chục mét. Một nguyên nhân khác chúng tôi muốn lưu ý trong vụ việc này: động đất. Nếu động đất xảy ra ở khu vực này mạnh như cuối tháng 11.2011 thì đập Sông Tranh 2 sẽ khó đứng vững.



Bản đồ trường từ toàn phần T vùng Trà My - Quảng Nam do Hải quân Mỹ thành lập (1964 – 1968).

Động đất ở vùng đập Sông Tranh 2 có thể đến cấp mấy?
Theo công bố của các cơ quan liên quan thì động đất xảy ra hồi cuối năm ngoái ở cấp 3 và đo được tại Huế, cách xa Trà My khoảng 100km. Theo bảng phân chia cấp động đất quốc tế MSK, động đất cấp 3 là động đất yếu; ít người nhận biết được vì chấn động chỉ như được tạo ra bởi một ôtô vận tải nhẹ chạy qua. Còn động đất cỡ cấp 6 thì đa số người cảm thấy động đất, nhà cửa bị rung nhẹ, lớp vữa bị rạn. Cấp 7 thì hư hại nhà cửa, đa số người sợ hãi, nhiều người khó đứng vững, nứt lớp vữa, tường bị rạn nứt.

Cư dân xã Trà Đốc nằm sát phía bắc đập Sông Tranh 2 mô tả: “Chúng tôi đang xem tivi thì bỗng tivi tắt cái bụp, nghe tiếng nổ lớn, mặt đất phập phồng, nhún nhảy, bàn ghế rung rinh, giường tủ chao đảo chực ngã, nhất là nồi xoong bát đũa cũng nảy lên, rớt xuống kêu loảng xoảng. Chủ tịch UBND xã Trà Đốc, ông Hồ Văn Lợi, cho biết: “Đã có mười ngôi nhà dân bị nứt tường do trận động đất tối 27.11.2011...”. Dựa vào mô tả này, có thể đoán động đất xảy ra đêm 27.11.2011 tại vùng đập Trà My 2 xếp ở giữa cấp 6 và 7. Trận động đất này đã tạo ra một hố sụt lớn ở vai phía đông bắc đập Sông Tranh 2 và nhiều hiện tượng nứt tường khác.

Trong khi đó, ngày 21.3.2012, tại vùng đập Sông Tranh 2, giám đốc ban quản lý dự án thuỷ điện 3 – ông Trần Văn Hải một lần nữa nhắc lại luận chứng cơ sở khoa học đã được cơ quan chuyên môn kiểm chứng, là công trình bờ đập được tính toán đủ chịu đựng động đất cấp 7 (5,9 độ Richter), các đợt động đất kích thích vừa qua không đủ mạnh để ảnh hưởng đến bờ đập!

So sánh thực tế động đất ngày 27.11.2011 với lời nói trên thì thấy trận động đất ấy mạnh xấp xỉ với tính toán thiết kế của đập. Và nếu khi xây dựng đập người ta thực hiện “thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ” nữa thì đập không bị nứt mới là chuyện lạ!

Nguồn gốc động đất vùng đập Sông Tranh 2

Giải thích của một số lãnh đạo cơ quan hữu trách rằng nguồn gốc gây ra động đất và tiếng nổ ở vùng đập Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My – Quảng Nam) là động đất kích thích (do hồ thuỷ điện Sông Tranh 2 tích nước, nước ngấm xuống sâu vào các đứt gãy và kích thích gây động đất). Giải thích này không ổn. Cột nước cao 100m của hồ chỉ gây được áp lực 10kg/cm2, hơn nữa, trong thung lũng Sông Tranh các đứt gãy, hang hốc luôn no nước, làm sao mà nước hồ có thể ngấm xuống sâu hàng trăm mét để kích thích gây ra động đất với chấn tâm tới 3 – 5km?





Nằm bên tuyến đường ĐT 616, một vết sạt lở gần bờ đập thuỷ điện Sông Tranh 2 lộ ra quặng sắt dạng laterit, dăm, cuội, dung nham núi lửa bị phong hoá tại chỗ.




Chúng tôi có thể khẳng định động đất kèm tiếng nổ ở vùng Sông Tranh 2 là do sự hoạt động của các núi lửa ngầm (phun nghẹn) liên quan với sự tái hoạt động của khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ thành phần bazơ trong lòng đất Trà My. Tại giao điểm của 3 – 4 đứt gãy trong khu vực, các tia dung nham của các họng núi lửa ngầm dâng lên cao, gặp nước ngầm trong các hang, hốc, đới dập vỡ chứa nước sẽ phát ra tiếng nổ lớn kèm chấn động mạnh, giống hiện tượng chúng ta đổ gang nóng chảy xuống nước. Kiểu động đất kèm tiếng nổ này năm vừa qua ở Việt Nam đã gặp ở Cao Bằng, Thanh Hoá, Nghệ An, mặc dù những nơi đó không có đập thuỷ điện, nên cũng không có sự tích nước gây động đất kích thích.


Cơ sở khoa học của kết luận trên là các dấu hiệu địa vật lý, địa chất và địa chất thuỷ văn như sau:


• Dấu hiệu địa vật lý: Trong những năm 1960 của thế kỷ trước, Hải quân Mỹ đã bay, đo trường từ toàn phần T của toàn miền Nam tỷ lệ 1/1.000.000. Dị thường từ Trà My được phát hiện với cường độ rất mạnh và diện tích phủ gần hết huyện Trà My cũ. Giữa những năm 1980, liên đoàn Vật lý địa chất thuộc tổng cục Địa chất đã bay đo địa vật lý hàng không tỷ lệ 1/200.000 toàn miền Nam và 1/50.000 ở các vùng có dị thường, trong đó có vùng Trà My bằng các phương pháp xạ và từ hàng không. Năm 1987, chúng tôi, khi đó là chủ phương án thuộc liên đoàn Vật lý – địa chất đã tiến hành kiểm tra mặt đất nhằm giải thích địa chất các dị thường địa vật lý hàng không vùng Xuân Lãnh (tỉnh Phú Yên), Sông Tranh và Quế Sơn (tỉnh Quảng Nam). Kết quả kiểm tra mặt đất dị thường địa vật lý vùng Sông Tranh đã cho kết luận là: dị thường địa vật lý vùng Sông Tranh là do khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ thành phần bazơ – kiềm chứa quặng nhiều thành phần, trong đó có vàng, gây nên.


• Dấu hiệu nham thạch: Tại vai đập chính hồ thuỷ điện Sông Tranh 2, nơi tiếp giáp với đường ĐT 616 có một hố sâu gần 2m, kéo dài khoảng 20m chạy dọc theo đường ĐT 616 cho đến bờ đập. Mực nước hồ thuỷ điện Sông Tranh 2 mấp mé gần hố sâu, trong khi phía bên kia là vực thẳm khoảng 80m. 730 triệu m³ nước hồ thuỷ điện Sông Tranh 2 cách vực thẳm chỉ vài mét đường ĐT 616 loang lổ. Chưa hết, cách bờ đập khoảng 50m về hướng đông, một vết lở khoét sâu từ đường ĐT 616 kéo dài hàng trăm mét vào lòng núi. Theo người dân bản địa, sạt lở taluy dương ở miền núi là bình thường nhưng hiện tượng đất bị khoét sâu kéo dài vào lòng núi như điểm này rất hiếm.


Sự xuất hiện của những vụ sụt lở đất trùng khớp vào thời điểm xảy ra rung chấn địa chất, khiến người dân lo sợ động đất lớn sẽ xảy ra tại đây.









Vai đập hồ thuỷ điện Sông Tranh 2 xuất hiện nhiều điểm sụt lở.




Với hàng trăm lỗ khoan thăm dò và nhiều công tác địa chất, địa vật lý trên nhiều vùng của Việt Nam có loại nham thạch tương tự, chúng tôi xác định đây là nham thạch họng núi lửa bị phong hoá tại chỗ thành laterit (ở trên mặt), sét – kaolin chứa dăm, cuội, sỏi cát nhiều thành phần và quặng đa khoáng.


Loại nham thạch này chỉ xuất hiện nơi giao điểm của bốn đứt gãy đã có hoạt động núi lửa phun trào hoặc phun nghẹn rồi bị bào mòn, phong hoá tại chỗ. Có thể kiểm tra điều này bằng cách đãi các mẫu đất đá màu nâu đỏ lộ ra tại hố sụt sẽ thấy nhiều mảnh dăm, cuội bị bọc oxít sắt, quặng sắt (manhetit, limonit), các hạt quặng sulfua đa kim (như pyrit, chancopyrit, chì), các khoáng vật nặng như titan, monazite, zircon…


• Dấu hiệu địa chất thuỷ văn: Theo người dân ở làng Trà Đốc và làng Nước Ka, khu vực khe Nước Vin trước đây nguyên thuỷ là một khe nước nóng. Nước sôi ùng ục có thể nhúng gà vào để nhổ lông, con tôm nhúng vào đây có thể chín đỏ để ăn được. Khi thuỷ điện tích nước, con suối nước nóng này vĩnh viễn chìm dưới đáy của lòng hồ thuỷ điện.


Dễ dàng công nhận rằng núi lửa là nguồn cung cấp nhiệt cho các suối nước nóng. Các núi lửa này có thể đã phun trào lên mặt đất trong quá khứ chưa lâu (nên vẫn còn rất nóng), hoặc còn đang là núi lửa phun nghẹn dưới sâu trong lòng đất vùng Sông Tranh đang cung cấp hơi nóng và nước nóng cho khe Nước Vin.


Từ những dấu hiệu địa vật lý, địa chất, địa chất thuỷ văn nêu trên, có thể kết luận: dưới lòng đất vùng đập Sông Tranh 2 – huyện Trà My (khoảng chục kilômét) có một khối macma nóng chảy kiểu xâm nhập nông á núi lửa đang còn hoạt động. Quá trình quay cùng trái đất, khi tích đủ năng lượng, lực ly tâm mạnh hơn lực hướng tâm sẽ gây ra động đất, tái hoạt động đứt gãy và hoạt động núi lửa, chủ yếu dưới dạng phun nghẹn. Những hoạt động này đã và sẽ ảnh hưởng đến đập Sông Tranh 2. Cần khẩn trương có trạm đo động đất ở đập Sông Tranh 2.


LÊ HUY Y,

LIÊN HIỆP KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VÀ DU LỊCH, TỔNG HỘI ĐỊA CHẤT VIỆT NAM

(ẢNH TRONG BÀI DO TÁC GIẢ CUNG CẤP)





Đứt gãy và động đất đã tác động làm phát sinh các khe nứt và mở rộng khe nhiệt


Theo chúng tôi, vùng đập Sông Tranh 2 có thể tìm ra rất nhiều đứt gãy. Nếu không có đứt gãy thì cũng không có sông, suối và thung lũng để làm hồ chứa nước cho thuỷ điện, nên có lẽ không có đập nước nào mà không đè lên một số đứt gãy kiến tạo. Nhưng sai lầm đáng tiếc nhất của dự án đập Sông Tranh 2 là đã đặt đập vào vị trí rất nguy hiểm, đó là nơi giao điểm của nhiều đứt gãy và các họng núi lửa đã phun lên trong quá khứ đang tái hoạt động (chúng tôi còn thấy không ít hơn hai đập thuỷ điện cũng nằm gối đầu lên nham thạch họng núi lửa cổ). Bởi tại các vị trí này khi lòng đất có sự cựa quậy thì các giao điểm đứt gãy và các họng núi lửa có động đất mạnh nhất. Từ khi tái hoạt động đến nay, khối xâm nhập nông á núi lửa thành phần bazơ – kiềm Trà My nêu trên đã sinh ra đứt gãy, động đất liên miên và núi lửa ngầm gây tiếng nổ. Đồng thời đã tác động vào thân đập làm om bêtông dẫn tới phát sinh các khe nứt, mở rộng các khe nhiệt làm cho nước từ thượng lưu đập theo đó chảy xuống hạ lưu.


Nếu giả thiết nêu trên là đúng thì sự vá víu đập là không có tác dụng. Nước sẽ vẫn chảy ngày một mạnh thêm, thân đập sẽ còn chịu tác động rung chấn (ứng suất cắt, ứng suất mỏi, v.v.) và đến một lúc nào đó có hoạt động kiến tạo mạnh bằng hoặc hơn cuối năm ngoái thì dù đập có xây dựng chịu đựng được động đất lớn hơn cấp 7 cũng không đứng được.


Xây thêm đập “bảo hộ” cho đập Sông Tranh 2 ở hạ lưu


Để đảm bảo an toàn cho nhiều vạn cư dân vùng hạ lưu đập, theo chúng tôi, dù có tốn kém thêm nhiều tiền của vẫn nên đắp khẩn cấp thêm một đập mới ở phía hạ lưu. Đập này cách đập Sông Tranh 2 một khoảng cách đủ lớn (1 – 5km) để nếu khi đập Sông Tranh 2 bị vỡ vì động đất thì đập mới sẽ giữ nước, giúp giảm thiệt hại về người và của cho nhiều vùng dưới hạ lưu. Đập mới này phải đặt ở vị trí không có giao điểm các đứt gãy và họng núi lửa cổ (liên hiệp Khoa học địa chất và du lịch thuộc tổng hội Địa chất Việt Nam có thể giúp được việc này), xây dựng đập phải kiên cố, chịu được động đất cấp 8 đến cấp 9. Ngoài ra, trong thời điểm hiện tại không được tích nước vào hồ thuỷ điện Sông Tranh 2 mà phải khẩn cấp xả hết nước hồ để kiểm tra, sửa chữa đồng thời chú ý đề phòng vỡ đập.







--Ồ ạt phá rừng phòng hộ ở lưu vực thuỷ điện Sông Tranh 2 (02/04) - Sông Tranh 2: Tiếp tục hạ mực nước để xử lý (VTC). - Xả nước ở thủy điện Sông Tranh 2 (TN). - Ngày 31-7, khắc phục xong sự cố thủy điện Sông Tranh 2 (NLĐ). – Nông Viết Lù: Đập thủy điện Sông Tranh 2 có an toàn hay không? (BoxitVN). – Tống Văn Công: Chịu trách nhiệm? – (viet-studies). Vị đáng hậu thủy diện: Vật vạ tái định cư (NLĐ 3-4-12)






- Vụ rò rỉ đập thủy điện Sông Tranh 2: Chưa ai nhận trách nhiệm (TN). - Sự cố Sông Tranh 2: Sẽ làm rõ trách nhiệm cá nhân liên quan (VOV).- Sự cố đập thủy điện Sông Tranh 2: Nhà thầu báo cáo trễ ? (NLĐ). - Rò rỉ đập Thủy điện Sông Tranh 2: Dân vẫn lo (TP).- Sự cố thấm nước tại thủy điện Sông Tranh 2, Quảng Nam: Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm (LĐ). - Tính mạng dân – chớ đùa (ĐĐK). - Thủy Tinh “nhúng tay” vào vụ Sông Tranh 2? (DV).


- Đập thủy điện Sông Tranh 2: Nước vẫn chảy xối xả ở đường hầm (NLĐ). – Cần sớm kết luận về đập thủy điện Sông Tranh 2 (Thanh tra). – “Xử lý thấm tại Sông Tranh 2 phải xong trước 15/4″ (TTXVN). – Sự cố tại đập thủy điện Sông Tranh 2 – Tổng lượng nước thấm đã giảm xuống còn 7-8 lít/giây (SGGP). – Bộ Công thương họp báo về thủy điện Sông Tranh 2: “Bêtông có khuyết tật, nhưng công trình vẫn… an toàn” (Tuổi Trẻ). – --'Tôi chịu trách nhiệm khi nói thủy điện Sông Tranh 2 an toàn' (VnEx 28-3-12) -- Thứ trưởng Bộ Công thương nói. Chuyên gia địa chất "mổ xẻ" thủy điện Sông Tranh 2 (Bee.net 28-3-12) -- Quốc hội yêu cầu làm rõ nguyên nhân vụ ‘Thủy điện Sông Tranh 2′ (TP). - Phó Thủ tướng: Đảm bảo Sông Tranh 2 an toàn tuyệt đối(VNN/Chinhphu.vn). - Rút nước càng nhanh càng tốt (TP). - Hãy minh bạch thông tin sự cố Thủy điện sông Tranh 2 (ĐĐK). - Quảng Nam: Lắp đặt hệ thống quan sát động đất tại khu vực Thủy điện Sông Tranh 2 (ĐĐK).-- Thủy điện Sông Tranh 2: Nước vẫn tuôn như suối! (NLĐ). - Nước rò đập Sông Tranh 2 vẫn chảy như suối (VNE). – GS-TS Nguyễn Thế Hùng, ĐH Bách khoa Đà Nẵng: “Đập Sông Tranh 2 không an toàn như EVN nói!”Sự cố ở Sông Tranh 2 rất nguy hiểm (PLTP). – Phải khắc phục triệt để nước thấm tràn qua mái đập hạ lưu (TN). - Nông Viết Lù: Về biện pháp xử lý sự cố đập thủy điện Sông Tranh 2 (BoxitVN). - Nứt đập thủy điện: ‘Nên mời thêm chuyên gia nước ngoài’ (VTC). - Sự cố nứt đập sông Tranh 2: Quảng Nam kiến nghị Thủ tướng vì cho rằng “EVN đã quá vội vàng khi kết luận là đập Thủy điện không bị nứt, vẫn an toàn” (Bee/KT). - Chính phủ kết luận việc thấm nước tại thủy điện Sông Tranh 2 (SGGP). - Phải khắc phục triệt để việc thấm nước ở thủy điện sông Tranh (DT). - Vụ rò rỉ đập thủy điện Sông Tranh 2: Cách xử lý chưa ổn (TN). -Hại… nhân dân! (RFA’s blog).- KS Đặng Đình Cung: Sự cố Sông Tranh 2 và những điều đáng quan ngại – (RFA). - Thủy điện Sông Tranh 2 chưa chuẩn bị chu đáo phương án chống lũ (VOV). - Vùng thủy điện sông Tranh 2: Nguy cơ động đất tiếp diễn (TP). - Sự cố thủy điện Sông Tranh 2: Quân khu V yêu cầu lên phương án đảm bảo an toàn (TP). - Vụ đập thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng nam): Phải đặt an toàn của dân trên hết (TT). - Thủy điện Sông Tranh 2 rò rỉ: Quân khu V lên phương án đối phó (SGTT). - Cơ bản khắc phục xong… phần ngọn (LĐ).- Phó Thủ tướng kết luận về sự cố Thủy điện Sông Tranh 2 (VOV/Chinhphu.vn). - Yêu cầu giám định độc lập thủy điện Sông Tranh 2 (VNN). - “EVN đang trốn tránh sự thật” (CAND). - Rà soát hơn 40 đập thủy điện ở Quảng Nam(VNE). - Xung quanh vụ nước thấm qua thân đập Thuỷ điện sông Tranh 2: Phải có phương án đề phòng tình huống xấu nhất (ĐĐK).- EVN phủ nhận đập Sông Tranh 2 bị nứt (NLĐ). - Vụ đập thủy điện Sông Tranh 2 bị rò rỉ: EVN trốn tránh sự thực (TN). - Nước vẫn rò rỉ ở đập chính thủy điện Sông Tranh 2 (TTXVN). - Từ sông Tranh 2, nhìn lại an toàn thủy điện (TVN). – Thủy điện Sông Tranh 2: Quân khu 5 tính phương án ứng phó sự cố (PLTP). – Vụ đập chính Thủy điện Sông Tranh 2 rò nước: Bộ Công an vào cuộc (ĐV). – Quân khu V làm việc với Nhà máy Thuỷ điện Sông Tranh 2 (VOV). - Bộ Tư lệnh QK 5 thị sát đập thủy điện Sông Tranh 2 (VTC). - Sẽ tổng kiểm tra đập thủy điện Sông Tranh 2 (TTVH).


- TS Tô Văn Trường: Bên trong đường hầm đập thủy điện Sông Tranh 2 (BoxitVN). Từ sông Tranh 2, nhìn lại an toàn thủy điện (TVN 26-3-12)


-'Giải pháp vá vết nứt đập thủy điện Sông Tranh 2 quá thô sơ'


Zing News


“Cần rà soát lại toàn bộ các dự án thủy điện đang xây dựng tại Việt Nam!”, Chủ tịch Hiệp hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam (VNcold), ông Phạm Hồng Giang thẳng thắn. Đã có nhiều phương án được đưa ra để khắc phục sự cố nứt đập thủy điện Sông ...


Vụ Thủy điện Sông Tranh 2 bị thấm nước: Chắc chắn có lỗi hệ thốngAn ninh thủ đô


Vụ thủy điện sông Tranh 2 gặp sự cố: Nhiều công trình liên quan ...Thanh Niên



Vụ rò rỉ nước đập thủy điện Sông Tranh 2 - Nước vẫn chảy xối xảSài gòn Giải Phóng


Người Lao Động -Tiền Phong Online -24 giờ

- Đập thủy điện Sông Tranh 2: Nước vẫn tuôn chảy (TP). - - VỤ THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2: “Chưa xử lý xong thì không cho tích nước” (NLĐ). - Sau một tuần vẫn chưa khắc phục sự cố (TN). - Từ một vụ nứt đập thủy điện - (NV). - Lo lũ về sớm gây thảm họa (NLĐ). - KS Lê Quốc Trinh: Vỡ đập thuỷ điện Sông Tranh 2: nguy cơ rình rập? (boxitvn). - SỰ CỐ ĐẬP THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2 – QUẢNG NAM: Phải quy rõ trách nhiệm (NLĐ). – Bình thường và bất bình thường (NB&CL). - - Kỳ lạ, hiện tượng nứt đập thủy điện sông Tranh 2 (VNN). - Vụ rò rỉ nước đập thủy điện Sông Tranh 2 – Nước vẫn chảy xối xả (SGGP). - Vụ thủy điện sông Tranh 2 gặp sự cố: Nhiều công trình liên quan cũng kém chất lượng (TN). -

-EVN: Đập Sông Tranh chưa bị nứt trong bê tông- EVN lý giải lỗi thuỷ điện Sông Tranh (VnMedia). Nước vẫn tuôn xối xả giữa lòng đập Thủy điện Sông Tranh 2 (CAND 25-3-12)- Bình luận kèm hình ảnh bên trong đuờng hầm đập thủy điện sông Tranh 2: Bình Luận của TS Tô Văn Trường(Người lót gạch). - Hiện tượng thấm ở đập thủy điện Sông Tranh xuất hiện từ tháng 2 (DT). - EVN nhận lỗi về sự cố thủy điện Sông Tranh 2 (TP).

- Lập phương án cứu hộ, cứu nạn thủy điện Sông Tranh 2 (TP). - Sự cố rò rỉ nước tại thủy điện Sông Tranh 2: EVN cam kết xử lý xong trước mùa lũ 2012 (TN). - EVN vẫn khẳng định thủy điện Sông Tranh 2 “an toàn” (SGTT). - EVN khẳng định thấm nước ở Sông Tranh 2 giảm (TTXVN). - Đập thuỷ điện Sông Tranh 2: Lại lo “suối” trong thân đập (LĐ). - Rò rỉ từ đập thuỷ điện Sông Tranh 2: Chính quyền phân vân, dân sống trong sợ hãi (SGTT). - Tiến sĩ Tô Văn Trường: Đừng phán chung chung để trấn an dân (TT).

- Khoan, trám vết rò có thể tăng nguy hiểm cho đập (TP). -Nước tuôn như suối trong lòng đập Tuổi Trẻ

Chiều 23-3, trao đổi với Tuổi Trẻ sau cuộc họp của Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng với Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), TS Bùi Trung Dung - phó cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ...Vỡ đập thì sao?Tiền Phong Online





Khắc phục xong mới nghiệm thuLao động

Xử lý sự cố đập Sông Tranh 2 trước mùa lũNgười Lao Động - ‘Chưa xử lý xong rò đập thủy điện thì không cho tích nước’ (VNE). - Thủy điện Sông Tranh 2 rò nước không phải do động đất (PLVN). - -Chủ đầu tư đập thủy điện Sông Tranh 2 phải chịu trách nhiệm tp- TP - TS. Bùi Trung Dung - Phó Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước xã hội về sự cố rò rỉ đập sông Tranh. (Ai vậy ?? EVN)





Ông đánh giá thế nào về lỗi thiết kế và nó ảnh hưởng đến an toàn của đập ra sao?


Có thể khẳng định hiện tại đập vẫn đảm bảo an toàn kể cả sau khi có một số trận động đất kích thích trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, theo thiết kế thì hiện tượng thấm xuất hiện ở vị trí khe co ở hạ lưu đập như hiện nay là không được phép, phải được tích cực xử lý sớm.


Ai phải chịu trách nhiệm lỗi đó, thưa ông?


Theo Luật chất lượng hàng hóa, ai làm ra sản phẩm hàng hóa thì người đó phải chịu trách nhiệm. Chủ đầu tư hiện nay đang chịu trách nhiệm toàn thể để tổ chức việc này. Và chủ đầu tư đương nhiên chịu trách nhiệm trước toàn thể xã hội.


Vậy, Cục đưa ra hướng xử lý thế nào?


Trước mắt phải thu nước vào trong đường hầm theo đúng thiết kế yêu cầu. Về lâu dài thì phải xử lý chống thấm sao cho lượng nước thấm qua thân đập ít theo kỳ vọng của thiết kế là bằng một nửa chỗ nước đó. Sau này khi hạ mực nước hồ xuống thì người ta phải làm việc đấy. Vì chống nước thấm qua bê tông phải cần có thời gian: Từ vài tháng đến một năm. Thậm chí người ta phải đo được lượng nước thấm qua đập. Khi lượng nước thấm qua đập vượt quá ngưỡng thiết kế thì người ta phải xử lý.


Vậy chi phí cho việc khắc phục là bao nhiêu?


Tại thời điểm này chủ đầu tư chưa mất đồng nào, họ chỉ chịu trách nhiệm tổ chức. Vì đang trong thời gian bảo hành.

- Sông Tranh 2: Thảm họa vỡ đập không quá xa vời (Bee.net 23-3-12) - "Tôi không hiểu sao nhà thầu lại phát ngôn rằng chuyện nứt đập là chuyện bình thường. Dù gì, nguy cơ vỡ đập là có. Rõ ràng chính các kỹ sư thi công cũng chưa hiểu hết về kỹ thuật nên mới có một vài tuyên bố như vậy". Đó là chia sẻ của GS.TSKH Phạm Hồng Giang về sự cố nứt Đập Thủy điện Sông Tranh 2.





Lỗi không ở công nghệ

Theo đánh giá của ông, sự cố nứt đập của thủy điện Sông Tranh 2 đang ở mức độ nào?







Theo như kinh nghiệm trong ngành thì đó là việc nghiêm trọng. Không thể nói nó là bình thường. Trong kỹ thuật xây dựng đập, việc để nước từ thượng lưu chảy xuyên qua đập, tràn qua mặt đập, mái đập là không được phép.





Chiều 21/3, nhà thầu đã nhận lỗi kỹ thuật. Nhưng có người lại đặt dấu hỏi về công nghệ được lựa chọn?

Không. Đập bê tông đầm lăn là công nghệ của Nhật Bản, được sử dụng vào khoảng hơn 30 năm trở lại đây. Đập đầm lăn có nhiều ưu điểm, sử dụng ít xi măng, tiết kiệm, việc tỏa nhiệt ít hơn nên nó cho phép đổ những khối bê tông rất lớn, tiến độ thi công rất nhanh. Vì sử dụng ít xi măng nên khả năng chống thấm của nó kém hơn. Bởi thế việc chống thấm cho bê tông đầm lăn phải làm rất cẩn thận. Đối với thiết kế đập, người ta phải làm những đường hành lang bên trong đập để gom những phần thấm không chặn hết ở thượng lưu chứ không bao giờ được phép để tràn ra mái hạ lưu.





Lúc mới xảy ra sự cố, nhà thầu khẳng định đó là hiện tượng bình thường. Chắc hẳn vì cho rằng đã là đập bê tông đầm lăn thì phải chấp nhận nước thấm qua?

Tôi thấy rất buồn cười khi họ phát ngôn như thế. Chúng ta đã làm những đập đầm lăn lớn như đập Sơn La, Bản Vẽ... Không phải cứ đập đầm lăn thì đương nhiên nó phải thấm. Nếu làm chống thấm tốt thì nó sẽ không như thế. Có rất nhiều cách để giải quyết chống thấm. Vì thế hoàn toàn không phải do công nghệ.





Nguyên nhân thì đã rõ, liệu có xử lý được không thưa ông?

Tôi khẳng định lại, việc để nước chảy tràn ra ở mái hạ lưu là không được phép. Giọt thấm sinh ra do độ chênh lệch mực nước ở thượng lưu và hạ lưu. Đập cao hàng trăm mét như thế thì thế năng dòng nước ở thượng lưu là rất lớn. Khi chảy trong đập thì nó có thể cuốn theo làm phá hủy các loại vật liệu dọc đường thấm. Khi nó thấm như thế, tràn qua mái đập, thì chỗ mái đập hạ lưu là chỗ dễ bị phá hủy nhất. Nếu là đập đất thì khả năng vỡ đập đã thấy rõ. Nhưng đây là đập bê tông đầm lăn nên nó chưa thể vỡ ngay được. Vì thế phải xử lý bằng được.






GS.TSKH Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam.


Tôi không hiểu sao họ lại mắc lỗi như thế!

Nguyên nhân đã được xác định rõ là do lỗi quên khâu thiết kế đường ống hút nước trong thân đập, ông có bình luận gì về nguyên nhân này?

Khi sự cố vừa xảy ra, một vài kỹ sư của nhà thầu có nói rằng nguyên nhân là do nước từ các khe tỏa nhiệt của khối bê tông thấm xuống hạ du. Tôi tự hỏi không thể hiểu vì sao mà họ lại mắc lỗi như vậy được. Vì rõ ràng về nguyên tắc căn bản thiết kế xây dựng đập, không thể làm tắc trách như vậy được.





Nghĩa là người ta đã "quên" khâu xử lý khe?

Đúng vậy. Khi đổ các khối, các khe giữa các khối là phải xử lý, người ta có thể có nhiều cách. Có thể làm các khớp giữa các khối để ngăn không cho nước vào trong khe. Các khe đó có thể làm bằng cao su, nhựa nhưng tốt nhất là làm bằng đồng. Nếu không thì chụp, phun chất chống thấm vào đó khi thi công như đổ nhựa đường, vữa chống thấm. Phải làm như thế, chứ không thể để các khe toang hoác như thế, dòng thấm nó đi qua là đương nhiên. Nhưng tôi không thể lý giải vì sao người ta lại có thể "quên" khâu này.





Trước khi nguyên nhân được công bố, ông có nghĩ đến giả thiết này?

Khi họ nói rằng có nước thấm qua khe nhiệt, tôi đã có thể khẳng định các khe chưa được xử lý đúng kỹ thuật. Tại sao họ làm như thế thì tôi cũng chịu. Không biết là do thiết kế đã có phương án kỹ thuật xử lý đầy đủ nhưng thi công không làm theo, hay thiết kế không chú ý đến chỗ đó, người ta cũng không làm... thì mình không khẳng định được.





Vậy khi họ nói đó là sự cố "bình thường", ông nghĩ gì?

Những người am hiểu thì không ai phát biểu như thế. Bảo là bình thường là không được. Chỉ khi anh thi công không đúng kỹ thuật thì nó mới xảy ra sự cố như vậy.




Xử lý phức tạp, tốn tiền

Trên thế giới đã bao giờ xảy ra sự cố tương tự chưa thưa ông?

Cũng có. Ở Hy Lạp năm 2002 cũng có hiện tượng rò rỉ đập giống như ở Sông Tranh 2. Người ta phải khắc phục bằng giải pháp chống thấm ở thượng lưu. Các đập đất bị vỡ nhiều, chứ đập bê tông đầm lăn thì chưa.





Cách xử lý có phức tạp không?

Hoàn toàn có thể xử lý được, không phức tạp. Việc trám xi măng vào chỗ rò rỉ chảy nước chỉ là biện pháp rất tạm thời thôi. Về lâu dài nó sẽ không thể duy trì sự an toàn của đập.





Vậy thì phải làm sao thưa ông?

Phải chống thấm từ phía thượng lưu. Với một khối lượng nước lớn như vậy ở hồ chứa thì người ta có 2 cách là làm khô hoặc làm ướt. Làm khô là sẽ phải hạ thấp mức nước hồ chứa xuống cho khô mặt đập, tìm xem chỗ nào thấm. Sau đó dán một lớp màng chống thấm vào đó hoặc là sơn phủ bề mặt bằng một loại sơn đặc biệt. Cũng có thể là khoan và phụt vật liệu chống thấm vào các khe, ngăn được dòng thấm từ thượng lưu. Cách làm ướt là có thể cử thợ lặn xuống nước dán lớp màng chống thấm vào khe nứt. Nhưng trước tiên là phải xác định được nó rò rỉ ở chỗ nào. Ở Hy Lạp, người ta cũng xử lý dán trong nước sau khi xác định được vùng thấm.





Chi phí sửa chữa có nhiều không thưa ông?

Cụ thể thì tôi không có số liệu chi tiết nhưng theo tôi biết là rất đắt. Nhưng để đảm bảo an toàn cho đập thì đắt đến mấy cũng phải làm.




Có thể cả một huyện sẽ bị xóa sổ

Sau khi xử lý như vậy thì độ an toàn của đập sẽ thế nào thưa ông?

Sau khi xử lý thì sẽ không có vấn đề gì hết. Nhiều người lo ngại nó mất an toàn, nhưng tôi nghĩ nếu làm tích cực thì có đủ thời gian. Như ở Hy Lạp thì người ta xử lý trong vòng 1 năm.





Thời gian đó có quá dài không thưa ông?

Phải nghiên cứu khảo sát, thi công và hoàn thành, thì phải cần đến chừng đó thời gian.





Nhưng một số chuyên gia có bày tỏ lo lắng rằng địa điểm đặt thủy điện Sông Tranh 2 nằm trong vùng tâm mưa của Trà My. Mà mùa mưa thì đang đến gần kề, liệu nguy cơ nào sẽ đe dọa người dân ở đây?





Theo tôi nhìn tổng thể đập thì chưa thể vỡ được ngay. Nó chỉ đe dọa sự an toàn nhưng chúng ta có đủ thời gian để làm. Với dung tích 730 triệu mét khối của Sông Tranh 2, nếu vỡ thì sẽ là một thảm họa rất lớn. Nó ục xuống một cái thì có khi cả một huyện sẽ bị xóa sổ. Thảm họa vỡ đập không quá xa vời, cần khẩn trương xử lý đúng kỹ thuật.





Xin cảm ơn ông!




Theo tôi thì người dân cũng phải bình tĩnh. Cần có những phương án sẵn sàng. Nếu xử lý không được thì phải di chuyển. Nhưng chắc không ai để cho xảy ra tình huống vỡ đập đâu. Tuy nhiên vẫn phải tính đến những rủi ro, nên phải tính các phương án đối phó đề phòng và có biện pháp khắc phục sớm. Nếu cứ để như vậy sẽ gây ra hư hại và ảnh hưởng đến sự an toàn của đập.


Tô Hội (Thực hiện)




-- Bất an với “ông” thuỷ điện (LĐ 23-3-12)- Sự cố Sông Tranh 2: Nghiêm trọng, cần xử lý khẩn trương (VEF). – Tháng 6 tới mới xử lý được rò rỉ nước thân đập thủy điện Sông Tranh 2 (QĐND). – Xử lý sự cố đập Sông Tranh 2 trước mùa lũ (NLĐ). – Cái khe vừa nứt vừa thấm!!! (Pleinforme). – Nước tuôn như suối trong lòng đập (TT). “Hôm qua 23-3, nhà điều hành của Ban quản lý dự án thủy điện 3 (đơn vị quản lý thủy điện Sông Tranh 2, Quảng Nam) được bảo vệ canh 24/24 giờ và không mở cửa cho báo chí”.- Đề nghị ngừng vận hành thủy điện Sông Tranh 2 – (RFA). –

- Thủy điện Sông Tranh 2 rò rỉ nước: Khắc phục chỉ ở mức an dân! (TT). - Bất an với “ông” thuỷ điện (LĐ). - Còn lại một nửa sự thật (BoxitVN). - Nứt đập thủy điện: Thanh tra làm rõ trách nhiệm (VTV). - GS.TSKH Phạm Hồng Giang: Sông Tranh 2: Thảm họa vỡ đập không quá xa vời (Bee). - Hiện tượng thấm ở đập thủy điện sông Tranh là không được phép (DT). - Thân đập thủy điện rò nước: Cần ngay tư vấn độc lập (TP).

- ‘EVN lúng túng trong xử lý rò nước đập thủy điện’ (VNE). - Nứt đập thủy điện: ‘Quên’ lắp đường ống gom nước thấm? (VTC). - Xử lý sự cố Thủy điện Sông Tranh 2: Lúng túng và ẩu (VOV). - Hành xử đúng khi làm sai (ĐĐK). - Đập thủy điện Sông Tranh 2 xì nước: Phải đặt an toàn của người dân lên trên hết (VH). - Toàn cảnh vụ nứt thủy điện sông Tranh(VnMedia). - Lãnh đạo Sở Công Thương Quảng Nam “đổ dầu vào lửa“ vụ vết nứt ở thủy điện Sông Tranh 2!? (PLVN). “… không đi kiểm tra thực tế, nhưng ông Vân vẫn khẳng định các vết nứt chảy nước xối xả của đập chính Thủy điện Sông Tranh 2 hoàn toàn không hề có nguy hiểm gì, đây là chuyện bình thường?! Ông Vân còn yêu cầu báo chí không được đưa tin về sự việc này nữa.”

Ai "rút ruột" những công trình này? Đập sông Tranh 2 bị nứt: Ngừng khắc phục? (Bee.net 22-3-12) --.Ba nguyên nhân gây ra sự cố đập thủy điện Sông Tranh (Dân trí) - Thường bị ăn bớt, rút ruột, nên chất lượng các công trình nhà nước, công trình công cộng, dân sinh ở ta luôn kém, thậm chí có khi tới mức tệ hại. Và theo tôi, đó cũng là một nguyên nhân hàng đầu gây sự cố đập thủy điện sông Tranh... >> Khẩn trương khắc phục sự cố ở thủy điện sông Tranh- Cận cảnh nứt đập thủy điện Sông Tranh 2 (VNN 22-3-12) 'Nứt đập thủy điện do sai sót tất cả các khâu' (VnEx 22-3-12) - Nứt đập thủy điện: EVN thừa nhận có lỗi kỹ thuật (VTC).

Vụ thủy điện Sông Tranh 2: Dự kiến hôm nay EVN sẽ công bố phương án xử lý (PLTP). – Nước xuyên thủy điện sông Tranh: Từ không vấn đề đến có vấn đề – (Cu Làng Cát). - Năng lực nói “có” và “không” (PLTP). – Sự cố Sông Tranh – người dân sẽ ra sao? – (RFA). - Rò rỉ nước đập Thủy điện sông Tranh 2: Nhà khoa học “nóng mặt”! (ĐV). - Vẫn bất an với thủy điện Sông Tranh 2 (TN). - Vụ đập thủy điện sông tranh 2 bị rỉ nước: Cách khắc phục chưa căn cơ (NLĐ). - Đập thủy điện Sông Tranh 2: Nỗi lo kép (TP).TẦM NHÌN QUY HOẠCH THỦY ĐIỆN (BS HỒ HẢI)-



- Đập thủy điện Sông Tranh 2: Khâu nào cũng có lỗi (TT). - Rò rỉ đập thủy điện Sông Tranh 2: Lỗi từ thiết kế, thi công đến vận hành đập (TP). - Thủy điện Sông Tranh 2: Rò rỉ nhìn từ bên ngoài thì rất sợ (Petrotimes). - Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục sự cố Thủy điện sông Tranh (VOV). - Kết luận bước đầu về hiện tượng rỉ nước tại đập thủy điện (VTV). - Vì sao thủy điện sông Tranh 2 vừa sử dụng đã “có vấn đề”? (CAND). - Nứt đập Thủy điện Sông Tranh 2: Không giảm chất lượng công trình? (ĐV). - Cận cảnh nứt đập thủy điện Sông Tranh 2 (VNN). - Chính quyền phải khẩn cấp di dời dân (ĐĐK). - Ngày 27/3, thông báo nguyên nhân nứt đập thủy điện (VNN). - ‘Nứt đập thủy điện do sai sót tất cả các khâu’ (VNE). - Đập sông Tranh 2 bị nứt: Ngừng khắc phục? (Bee).- Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Tập: “Đừng chủ quan với sinh mạng người dân” (TN). -Đập thủy điện Sông Tranh 2: Nếu vỡ, sẽ là đại họa -- Nứt thủy điện Sông Tranh 2: EVN nhận lỗi do kỹ thuật (Bee.net 21-3-12) Chủ đầu tư thừa nhận nứt đập là có vấn đề (VNN 21-3-12)- Yêu cầu khắc phục lỗi đập thủy điện Sông Tranh (TT). – Nước chảy ở vết nứt thủy điện Sông Tranh 2 có bàn tay của nhà thầu Trung Quốc? – (TT/ Cu Làng Cát). - Sông Tranh 2: Đặt an toàn của người dân trên hết (TTXVN). – . –Vietnam dam leaking but operator says no danger downstream (Asia One).- Vụ rò rỉ nước ở đập thủy điện Sông Tranh 2 (TN). - Nứt đập thủy điện: Phát hiện 2 vết nứt ở khe giãn nở (VTC). - Khẩn trương khắc phục sự cố ở thủy điện sông Tranh (DT). - Thủy điện Sông Tranh 2 rỉ nước: Lỗi ở khâu thiết kế, giám sát (NLĐ). – Phỏng vấn ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, Quảng Nam: ‘Rò rỉ ở Sông Tranh 2 là do lỗi thiết kế’ – (BBC). – Lo ngại thủy điện Sông Tranh 2 ‘bị nứt’ – (BBC). - -Nứt thủy điện Sông Tranh 2: EVN nhận lỗi do kỹ thuật -Đơn vị thi công đã “quên” khâu thiết kế đường ống hút nước trong thân đập nên mới xảy ra tình trạng rò rỉ nước tại đập thủy điện Sông Tranh 2 --Để nước xối qua đập thủy điện, EVN bị phản bác 'Nếu cho rằng đây là “khe nhiệt co giãn bê tông”Ban Quản lý dự án thủy điện 3 – EVN chỉ đạo công nhân dùng khoan máy khoan lỗ bơm ... - Đập thủy điện sông Tranh 2: Vết nứt có thể rộng thêm (VEF). - ‘Nứt đập thủy điện là tối kỵ’ (VNE). - Bộ xây dựng vào cuộc (TT). - Đập thủy điện Sông Tranh 2: Nếu vỡ, sẽ là đại họa (Bee). -“Xem thường vết nứt ở Thủy điện sông Tranh 2 là vô trách nhiệm” (DT). -Về vụ rò rỉ nước từ thân đập thuỷ điện Sông Tranh 2, Quảng Nam: Hiện tượng không bình thường (LĐ). - Trách nhiệm về những vết nứt Thủy điện Sông Tranh 2 thuộc về ai? (VOV). - Nếu không xử lý vết nứt, thuỷ điện Sông Tranh 2 có thể vỡ (SGTT). - Quảng Nam muốn mời tư vấn độc lập (TP). - Nứt đập thủy điện: “Văn bản khẩn của EVN quá chủ quan” (VTC). - Để nước xối qua đập thủy điện, EVN bị phản bác (ĐV).- Khẩn trương kiểm tra, khắc phục việc thấm nước tại thủy điện Sông Tranh 2 (Chinhphu.vn). - Lo lắng về sự cố đập thủy điện Sông Tranh 2 thấm nước (TN). - Thuỷ điện Sông Tranh 2 rò rỉ do lỗi thiết kế (VOV). - Trường Ban quản lý dự án thủy điện 3 Trần Văn Hải: Đập Sông Tranh “có vấn đề” (TT). - Đập thủy điện Sông Tranh có thể chịu động đất cấp 7 (TP). - Thủy điện Sông Tranh 2: Cảnh báo nguy cơ! (Petrotimes). - Sẽ là đại họa nếu vỡ đập Thủy điện Sông Tranh 2 (Petrotimes). - Cận cảnh sự cố Thủy điện Sông Tranh 2 (Petrotimes). - Khẩn trương kiểm tra, khắc phục việc thấm nước tại thủy điện Sông Tranh 2 (SGGP). - “Nhét giẻ, phun xi măng vào vết nứt thủy điện-buồn cười quá”(Bee). - Nứt đập Sông Tranh, Khi nào quan mới hoàn dân? (PN Today). - VN ‘trấn an Nhật về dự án hạt nhân’ - (BBC).- Khởi tố vụ án phá rừng lớn ở Hà Tĩnh (TT). -Nứt đập thủy điện sông Tranh 2: Chuyên gia lo ngại Đài Truyền Hình Việt Nam


Tình trạng rò rỉ nước ở đập thủy điện sông Tranh 2 tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam khiến rất nhiều chuyên gia bày tỏ sự lo ngại...


Điều đáng nói là dù đơn vị chủ đầu tư và vận hành công trình này là Ban Quản lý Dự án Thủy điện 3 (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) khẳng định, các dòng thấm chảy ra phía hạ lưu đập và toàn bộ lưu lượng thấm đo được khoảng 30lít/giây không ảnh hưởng đến an toàn, ổn định đập, nhưng một số chuyên gia lại bày tỏ nhiều lo ngại.



Trước thông tin về hiện tượng thấm, rò rỉ nước qua thân đập thủy điện sông Tranh 2, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, sáng 19/3, GS.TS. Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học thủy khí Việt Nam, Tổ trưởng Bộ môn cơ sở kỹ thuật thủy lợi khoa xây dựng thủy lợi thủy điện, ĐH Bách khoa Đà Nẵng đã có buổi thị sát bờ đập công trình thủy điện này. Qua khảo sát, Giáo sư Hùng khẳng định, hiện tượng thấm như thế này là điều không bình thường và về lâu dài nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và sự an toàn của công trình.



“Đây là dấu hiệu không bình thường vì nguyên tắc là không cho nước thấm qua đập bê tông. Nhưng hiện nay, nước chảy không theo quy trình mong muốn. Điều này không chỉ làm giảm tuổi thọ công trình, mà nếu có dư chấn sẽ làm đập toác ra, vỡ đột ngột…” - GS.TS. Nguyễn Thế Hùng cho biết.



Tại hiện trường, Ban Quản lý Dự án Thủy điện 3 đang triển khai giải pháp khắc phục bằng cách khoan các lỗ ở khe nhiệt ở khu vực phía mái đập để phun keo dính vào trong khe nhiệt nhằm hạn chế dòng chảy. Giáo sư Hùng cũng khẳng định, hiện tại đập vẫn đảm bảo an toàn, nhưng cần có ngay những giải pháp khắc phục mang tính bền vững, ổn định lâu dài hơn cho công trình. Hiện tại, do áp lực lớn của hồ nước bên trên nên phía dưới đã có những vòi nước chảy xì khá mạnh theo nguyên tắc bình thông nhau và cách ngăn dòng nước chảy ra từ phía mái đập sẽ rất khó khắc phục triệt để trong dài hạn.



Cũng theo giáo sư Hùng, giải pháp tích cực là thành lập đoàn khảo sát, tiến hành quan trắc, sau đó khoan để xác định thấm mức độ nào, sau đó dùng công nghệ phun xi măng, tương lai cần có giải pháp đề phòng động đất, dư chấn, mưa siêu tần suất… Bên cạnh đó, phải có dự báo để chính quyền và người dân lường trước, bố trí dân cư, xây dựng công trình nhà ở phía hạ lưu hợp lý, tránh thiệt hại lớn.



Trong công văn trả lời UBND tỉnh Quảng Nam và một số cơ quan báo chí mới đây, Ban Quản lý Dự án Thủy điện 3 cho biết, công trình đã được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng, Hội đồng nghiệm thu cấp EVN, Hội đồng nghiệm thu cơ sở, cơ quan thiết kế là Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 1 đánh giá là đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình. Việc xử lý thấm của đập để làm giảm tổng lượng thấm nêu trên nhằm mục đích để chất lượng công trình được tốt hơn.


UBND tỉnh Quảng Nam cũng cho biết, ngày 21/3 sẽ cử đoàn công tác lên thủy điện sông Tranh 2 ghi nhận hiện trường. ... - EVN làm việc vụ thủy điện Sông Tranh 2 (TT). - “Nứt thủy điện Sông Tranh 2 là do động đất kích thích” (Bee). -Nước chảy như suối qua vết nứt đập thủy điện (VNE). – Hiện tượng không bình thườngLao động Sự cố ở Thủy điện Sông Tranh 2: Không thể coi thườngHà Nội Mới Rò rỉ nước ở đập thuỷ điện Sông Tranh 2 - Nhiều ý kiến trái ngượcĐài Tiếng Nói Việt Nam - Nứt thủy điện Sông Tranh 2: Chuyên gia bày tỏ lo ngại (VOV). - Nứt ở Thủy điện Sông Tranh 2, dân 5 huyện lo (DV). Thủy điện Sông Tranh 2 bị nứt: Chuyện bình thường? (Bee.net 19-3-12) 'Khắc phục ngay vết nứt thủy điện để tránh gây thảm họa' (VnEx 19-3-12) -- Một đại họa đã được báo trước? (Đọc lại bài này: Ðập thủy điện Sơn La nứt: Ai chịu trách nhiệm khi 15 triệu người thiệt mạng?(NV 12-2-09) ◄ - Nhiều vết nứt trên đập thủy điện Sông Tranh 2 (Tuổi Trẻ). – Người dân hoang mang vì lo vỡ đập thủy điện Sông Tranh 2(PLVN). - Cận cảnh vết nứt đập thủy điện khiến cả vùng hoang mang (VTC). - Cận cảnh vết nứt khiến 40.000 người hoang mang (VTC). - “Thủy điện Sông Tranh 2 rỉ nước là hiện tượng bình thường” (VOV). – Thủy điện Sông Tranh 2 rỉ nước: Phải bảo đảm an toàn cho dân (NLĐ). - Vết nứt trên thủy điện sông Tranh: Đang xử lý giảm độ thấm (TN). – Khẩn trương xử lý các vết rò rỉ nước ở bờ đập chính thủy điện Sông Tranh 2 (ND). - Quảng Nam giải quyết rò rỉ thủy điện Sông Tranh 2 (TTXVN). - Rò rỉ nước ở đập thuỷ điện Sông Tranh 2 – Nhiều ý kiến trái ngược (VOV). – Video:Hiện tượng nứt trên bờ đập thủy điện Sông Tranh 2 (TTVN/ VTV). – Nứt đập thủy điện Sông Tranh 2: Chuyên gia bày tỏ lo ngại(VOV). – Thủy điện sông tranh 2: Lý giải của Ban QLDA chưa thuyết phục (PLTP). – Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước vào cuộc kiểm tra vết nứt Thủy điện Sông Tranh 2 (PLVN). – “Chưa thấy công trình nào như thuỷ điện Sông Tranh 2″ (Bee).





- Ước mơ bên đập thủy điện -

-Vùng hạ lưu công trình thủy điện sông Tranh 2, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) liên tiếp phát ra tiếng nổ lớn từ lòng đất. Ảnh: Trí Tín. Tiếng nổ trong lòng đất có thể do dung nham núi lửaVNExpress -Chuyên gia thuộc Tổng hội địa chất VN cho rằng những tiếng nổ lớn trong lòng đất vùng hạ lưu đập thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) có thể do dung nham núi lửa xâm nhập vào hang, ổ cột rỗng đầy nước trong lòng đất. - Tiếng nổ bất thường từ lòng đất Quảng Nam/ Nổ bất thường ở Quảng Nam do động đất Trước hiện tượng lòng đất vùng hạ lưu công trình thủy điện sông Tranh 2 ở huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) liên tiếp phát ra tiếng nổ, các nhà khoa học đã mổ xẻ nguyên nhân. Tiến sĩ địa chất Lê Huy Y, Tổng hội địa chất Việt Nam, cho rằng, các dòng dung nham núi lửa ngầm có thể xâm nhập vào hang, ổ, cột rỗng đầy nước trong lòng đất làm phát ra những tiếng nổ lớn và gây ra động đất. Theo ông, từ hiện tượng này có thể thấy vùng địa chất huyện Trà My đang có sự hoạt động kiến tạo trở lại của các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ.


Tiến sĩ Y đề xuất các cơ quan chức năng và địa phương nên kiểm tra, khảo sát kỹ để đánh giá chính xác, đầy đủ mọi đứt gãy kiến tạo, các giao điểm đứt gãy và họng núi lửa cổ phân bố ở vùng xung quanh thân đập chắn nước Sông Tranh 2. Hiện tại các đứt gãy của vùng Trà My vẽ trên bản đồ địa chất còn thiếu rất nhiều. Nếu có tâm chấn gần thân đập thì sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng cho cư dân phía dưới vùng hạ lưu công trình thủy điện sông Tranh 2.


Trao đổi với VnExpress.net, giáo sư, tiến sĩ Cao Đình Triều, chuyên gia Viện vật lý địa cầu khẳng định dư chấn ở vùng hạ lưu Bắc Trà My thời gian qua đều dưới 3,5 độ richter, thuộc dạng động đất kích thích nên chưa thể gây nguy hiểm cho tính mạng, tài sản của người dân trong vùng. Viện vật lý địa cầu đã cử cán bộ chuyên môn theo dõi sát diễn biến động đất ở địa phương này.


Theo ông Triều, dựa vào bản vẽ địa chất đã đo đạc được ở huyện Bắc Trà My thì đới đứt gãy tại địa phương này đang hoạt động khá mạnh. Do đó với hiện tượng lòng đất liên tiếp phát nổ trong thời gian dài vừa qua, tỉnh Quảng Nam nên sớm đề xuất các cơ quan chuyên môn vào cuộc nghiên cứu nhằm giúp người dân chủ động phòng tránh khi có bất trắc xảy ra. "Đừng để lúc 'nước đến chân mới nhảy' thì e không kịp", ông Triều nhấn mạnh.






Hồ chứa nước công trình thủy điện sông Tranh 2 được các chuyên gia cho là thủ phạm chính gây ra hiện tượng bất thường lòng đất ở huyện Bắc Trà My. Ảnh: Trí Tín.



Năm 2009, tỉnh Quảng Nam đã hợp tác với Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng, phân vùng cảnh báo chi tiết nguy cơ, đề xuất các giải pháp phòng tránh tai biến nứt đất, trượt lở đất làm cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam”. Đề tài do tiến sĩ Phạm Văn Hùng, Viện địa chất chủ trì.


Kết quả nghiên cứu cho thấy, tai biến nứt và trượt lở đất ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam ngày càng tăng nhanh. Các nhà khoa học đã khoanh vùng sơ đồ cảnh báo nguy cơ trượt lở đất trên địa bàn tỉnh với 5 cấp nguy hiểm. Trong đó, vùng có nguy cơ trượt lở đất rất cao gồm 7 huyện, riêng Bắc Trà My nằm trong vùng cảnh báo nguy hiểm trượt lở đất thuộc nhóm cao nhất.


Các chuyên gia từng khuyến cáo tỉnh Quảng Nam nên theo dõi, dự báo, cảnh báo tai biến địa chất đã và đang xảy ra, có nguy cơ xảy ra; quản lý quy hoạch, con người để giảm thiểu rủi ro về người và tài sản.


Trước đó 2h sáng 23/11, người dân các xã Trà Tân, Trà Sơn và thị trấn Trà My lần thứ 5 trong vòng vài tháng qua ghi nhận có tiếng nổ lớn trong lòng đất làm rung chuyển nhà cửa. Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Nam đã cử đoàn về xác minh, kiểm tra hiện tượng này. Ông Phạm Ngọc Sinh, Phó giám đốc Sở cho biết đã đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ mời chuyên gia về theo dõi, nghiên cứu, tìm nguyên nhân lòng đất rung chuyển, phát ra tiếng nổ.

Trí Tín -Nguồn:Tiếng nổ trong lòng đất có thể do dung nham núi lửaVNExpress Nổ lớn trong lòng đất ở hạ lưu thủy điện Sông Tranh Dân Trí Rạng sáng 23/11, hàng ngàn người dân ở vùng hạ lưu công trình thủy điện sông Tranh 2 tại các xã Trà Tân, Trà Sơn và thị trấn Trà My (huyện Bắc Trà My - Quảng Nam) lo sợ vì lòng đất tiếp tục phát ra tiếng nổ lớn. Người dân các khu vực trên đang say ngủ ...
Thủy điện xả lũ, miền núi lại bị cô lậpThanh Niên Mất ngủ ở Trà Bui…Lao động -- Tiếp tục nổ ở hạ lưu thủy điện Sông Tranh (NLĐ). – Đập thuỷ điện: Lợi bất cập hại?– (RFA).- Động đất mạnh rung chuyển Fukushima (Gafin). - Đập Xayaburi: Xây trước, điều chỉnh sau (?) (SGTT). - Tìm thấy ‘kho báu’, một gia đình ở Bắc Kạn phát điên (VTC). - Phỏng vấn TS. Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Phó Giám đốc Viện Vật lý địa cầu: Động đất tại Bắc Trà My là do yếu tố nhân tạo(Tin tức).


- VN sắp nhận các trạm thủy văn trên sông Mekong (TTXVN). - 3.500 tấn titan “vô chủ”? (PLTP).

-- Lấp vịnh biển VN đẹp nhất thế giới để xây công viên? (Bee). -- ‘Người chết đầu thai’ náo loạn đất Hòa Bình (DT)


- ĐƯỜNG CAO TỐC TPHCM – TRUNG LƯƠNG HƯ HỎNG: Đổ lỗi cho… bê tông! (NLĐ). – Hầm chui chưa đạt tiêu chuẩn Việt nam(Lê Dũng).


'Độc chiêu' quăng lưới bắt... 'quái xế' của CSGT Hơn một tháng qua, Công an TP Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) dùng “độc chiêu” lưới đánh cá vây bắt “quái xế”. Hàng trăm người vi phạm định bỏ chạy đã “sa lưới”. Có nhiều luồng dư luận trái chiều quanh sáng kiến này.


-


-Tình yêu của những tay khủng bố - (VOA)."Có bán thầu, có tiêu cực trong đăng kiểm..."


-"Ngưng cho nước ngoài thuê đất trồng rừng"


- Hà Tĩnh: Đường trăm tỷ lòi ‘ruột’: Nghi vấn sai phạm! (VNN). – “Đường trăm tỷ” xuống cấp: Chủ đầu tư và nhà thầu cùng sai phạm (DT).- Thả tiếp “đinh tặc” Đỗ Văn Chuyền (TT). - Bát nháo taxi Hà Nội (TN). - Lặn lội cá đồng: Kỳ 1: Du cư mùa nước nổi(TT).



Khởi tố nghi can lăng mạ, tát cảnh sát Tuổi Trẻ TTO - Ngày 24-11, Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết đã khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bà Nguyễn Thị Luyện (34 tuổi, trú huyện Chương Mỹ, Hà Nội) về hành vi chống người thi hành công vụ. Cơ quan điều tra tình nghi bà Luyện là ... Tạm giam phụ nữ tát tới tấp cảnh sát trên phốNgười Lao Động Người đàn bà chửi sa sả cảnh sát bị khởi tốNgôi Sao Người phụ nữ tát cảnh sát cơ động bị khởi tốThể thao văn hóa


-- 20 thanh niên gây gổ trong khách sạn ở Hà Nội Zing News Khoảng 20 thanh niên cầm theo vũ khí có hình dạng như súng tự chế, dao, kiếm xông vào khách sạn ở Sơn Tây gây gổ. Vụ việc xảy ra vào khoảng 1h30 ngày 22/11, tại khách sạn Bạch Dương, phường Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Theo thông tin ban đầu, ... 20 thanh niên vác súng náo loạn khách sạnDân Trí Mang súng tự chế đi giải quyết mâu thuẫnAn ninh thủ đô Hà Nội: Nổ súng tại khách sạnVietNamNet Hà Nội Mới -Tin nhanh



- Sẽ phạt ‘nóng’ tại hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á (VTC). - Xử nghiêm vi phạm giao thông trong hầm Thủ Thiêm (NLĐ). - Một khách nước ngoài mở cửa thoát hiểm máy bay (TN). - Hành khách suýt bung cửa thoát hiểm vì tưởng… cửa toilet (NLĐ).


-Một khách nước ngoài mở cửa thoát hiểm máy bay Tuổi Trẻ TTO - Cụm cảng hàng không miền Nam cho biết đã lập biên bản một hành khách người Đài Loan (Trung Quốc) về hành vi mở cửa thoát hiểm máy bay. Hồ sơ đã chuyển cho Bộ Giao thông vận tải đầu tuần qua. Hành khách tên Chuang Wen (sinh năm 1930) đi trên ... Hàng khách suýt bung cửa thoát hiểm vì tưởng... cửa toiletNgười Lao Động Mở cửa thoát hiểm khi máy bay đang bay24 giờ Hành khách lại nghịch cửa thoát hiểm máy bayVNExpress





Hơn 30% phụ nữ bị bạo lực do chồng gây ra (QĐND) - Đã có 60% người dân biết đến Luật phòng, chống bạo lực gia đình, tuy nhiên bạo lực gia đình vẫn tăng và diễn biến phức tạp...






-Tôn vinh các Hiệp sĩ đường phố Sài gòn Giải Phóng (SGGPO).- Ngày 23-11-2011, Bộ Công An, Báo Công an Nhân dân và Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam đã tổ chức lễ tôn vinh các Hiệp sĩ đường phố. Tại buổi lễ, Prudential đã trao tặng 80 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Phú - An Tâm cho các “Hiệp sĩ ... Tặng 100 hợp đồng bảo hiểm cho “Hiệp sĩ đường phố”Nhân Dân 100 hiệp sĩ đường phố được bảo hiểmVNExpress Tặng bảo hiểm cho các 'hiệp sĩ đường phố'VietNamNet Người Lao Động



-- Nghệ An: Trói 2 cháu nhỏ suốt 2 tiếng vì nghi là ăn trộm (DT). - Học sinh Việt thiệt mạng vì tai nạn thảm khốc ở Mỹ (VNE).


- - Nghi vấn cô giáo dùng băng dính dán vùng kín học trò (GDVN).-Kẻ ăn thịt trẻ con trở về, cả làng kinh hãi


- Bán vé tàu tết đợt 2: website lại nghẽn mạng (TT).-- Bày trò “triệu phú”, Vinaphone hốt bạc (TT). - Người Sài Gòn xăm mình – Kỳ 2: “Hiệp hội” thợ xăm (TT).- Lễ giỗ lần thứ 82 cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (Tin tức).


- Việt Nam đề mục tiêu đến năm 2015 giảm số bệnh nhân lao còn phân nửa(VOA) - - Người bệnh tố bị ép mua thuốc tại bệnh viện (VNE). – Kết luận bước đầu về căn “bệnh lạ” ở Quảng Ngãi (TTXVN). -- Kết luận bệnh trạng cô gái già trước tuổi (TN). - Cô gái hóa bà lão: Bệnh nhân thứ 2 trên thế giới (DT). - Phòng chống sida tại Việt Nam ngày càng tiến triển(RFI). – Phương pháp kháng virus ART (Anti- Retroviral Therapy): Số người chết vì AIDS giảm kỷ lục (SGGP).


- Nghị quyết nuôi mèo (NNVN).


- TỔNG KẾT MỘT CHUYẾN ĐI – (Blog Thành). -- “Phù phép” đậu, bắp thành cà phê (TT). -.-- Ngộ độc nấm mọc từ đống rơm (TT).- Án mạng ở khách sạn Sheraton (VNE).-- Dịch vụ lạ ở Sài Gòn: ‘Bới đen, tìm bạc’(NV).


- Bài phỏng vấn gây sốc của nữ sinh khỏa thân xứ Hồi giáo (VTC).




- Ớn lạnh thịt thối (TN).


- Ma túy ở đảo (VOV).


- Man catches 881-pound tuna, seized by feds‎ (AP).

Làm gì để nâng tầm văn học Đồng bằng sông Cửu Long? (viet-studies 23-11-11) -- Bài Nguyễn Trọng Bình◄ Giảng viên chê làm tiến sĩ trong nước (TN 23-11-11) 'Người trong cuộc' nói về chất lượng đào tạo dân lập (TP 23-11-11) Giấy chứng nhận và bổ nhiệm GS: Bên khinh, bên trọng? (TVN 23-11-11) “Xã hội thay đổi thì ngôn ngữ cũng thay đổi” (CAND 23-11-11) -- P/v GS Nguyễn Đức Dân Học giả An Chi: “Nên nhớ, ngôn ngữ có tính kế thừa” (CAND 23-11-11) Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan: “Một khi măng đã thành tre” (CAND 23-11-11) 'Hương thơ Việt' - tập thơ dịch của nữ doanh nhân gốc Việt (eVan 23-11-11) Buông thả đã đời, vài triệu là vá xong "đời con gái"? (ANTĐ 23-11-11) ---

Tổng số lượt xem trang