Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

“Ông già ozone” sẽ kiện tiến sĩ Viên Quang Mai ra toà

“Ông già ozone” sẽ kiện tiến sĩ Viên Quang Mai ra toà (LĐ). Lập tổ cấp cứu lưu động chữa bệnh tay chân miệng (VNE).Phản hồi của TS Nguyễn Văn Khải – Ông già Ozon gửi bạn đọc  – (DLB).Chuyên gia tại Mỹ bàn về phương pháp của “TS xin đi tù” (GDVN).Phó viện Pasteur Nha Trang “phản pháo” TS xin đi tù (GDVN). – Số ca ngộ độc thuốc cam tăng mạnh (TP).  – Sao Bộ Y tế vẫn im lặng? -

Nan giải bài toán quá tải bệnh viện (TP).  - ‘Đến năm 2015, TP HCM sẽ hết quá tải bệnh viện’ (VNE).  – Sẵn tiền nhưng bệnh viện không xây được (TN). Hà Nội chưa triển khai phố đi bộ từ 1.12 vì… đánh máy nhầm (DV).

 Ninh Thuận: Bệnh tay chân miệng giảm mạnh (NLĐ).- Gần 11.500 ca mắc bệnh tay chân miệng tại TP.HCM  (TN).
- “Ông già Ozon” và các chuyên gia đối nhau chan chát -(GDVN) - Viện phó Viện Pasteur Nha Trang cung cấp tài liệu gồm cả tiếng Việt và tiếng Anh cho PV Báo GDVN để làm rõ hơn tác động của Anolyt tới con người.
"Ủng hộ TS Khải là thiếu đạo đức y học"
Một trong các tài liệu này có đoạn, do đặc tính oxy hóa mạnh của ozone nên có thể ảnh hưởng đến đôi mắt, hệ thống hô hấp và có thể bị nguy hại ngay cả nồng độ thấp. Trung tâm An toàn Nghề nghiệp và các báo cáo y tế Canada nói: "Thậm chí nồng độ rất thấp của ozone có thể gây hại cho đường hô hấp và phổi, mức độ nghiêm trọng của chấn thương phụ thuộc vào nồng độ ozone và thời gian tiếp xúc. Phổi có thể bị tổn thương nặng, vĩnh viễn hoặc tử vong dù thời gian tiếp xúc ngắn, với nồng độ tương đối thấp”.

TS.BS Trần Tịnh Hiền - Nguyên Phó giám đốc BV Các bệnh Nhiệt đới, hiện đang làm cố vấn cho đơn vị nghiên cứu của ĐH Oxford tại TP.HCM, được Trường ĐH Oxford Anh quốc phong Giáo sư nói rằng: “Tôi nói những người ủng hộ TS.Khải là thiếu đại đức (trong y học) vì đạo đức không phải là ôm bệnh nhân hay cho bệnh nhân điều trị đủ thứ thuốc men mà đạo đức ở đây là tôn trọng sự an toàn về thể chất cũng như tinh thần của người bệnh.
TS.BS Trần Tịnh Hiền
Tôi xin hỏi TS Khải và các bạn nhé: “Các bạn bay ra Hà Nội bằng 1 chuyến phi cơ do 1 BS chưa học gì về bay cầm lái. Bạn có lên phi cơ không? Thế thì TS Khải không biết một tí gì về y khoa làm sao chữa trị bệnh TCM? Vì vậy, tôi mới kết luận như thế là tội ác. Việt Nam đã có luật Dược, thử nghiệm lâm sàng... rồi đó nếu xét ra thì có thể đưa TS Khải ra tòa.
Đưa một người không có kiến thức y học, không có giấy phép hành nghề bác sĩ, sử dụng một hoá chất chưa qua quy trình thử nghiệm lâm sàng là những việc làm sai trái về mặt khoa học và vi phạm đạo đức trong y học”.
Cũng theo BS Hiền, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận đã làm một việc không đúng là mời một vị TS Vật lý vào điều trị cho các cháu mắc bệnh TCM. “Đưa một người không có kiến thức y học, không có giấy phép hành nghề bác sĩ, sử dụng một hóa chất chưa qua quy trình thử nghiệm lâm sàng là những việc làm sai trái về mặt khoa học và vi phạm đáo đức trong y học”, BS Hiền nói.
Theo BS Hiền, về đạo đức y học: thuốc điều trị cần tác động vào virus phải ngăn chặn được sự phát triển của chúng hay điều chỉnh được những phản ứng quá mức của cơ thể. Thuốc, nếu có, phải được đưa đi khắp cơ thể vào trong máu đến tận tế bào.

Vì vậy, một chất muốn được gọi là thuốc thì nó phải qua một quy trình thử nghiệm trong phòng xét nghiệm, trên súc vật và qua các giai đoạn trong cơ thể con người để xác định độ an toàn và tác dụng, liều lượng, đường dùng của chất đó theo những quy định nghiêm ngặt được quốc tế công nhận.
Từ những kinh nghiệm đau thương trong quá khứ, nhất là trong chiến tranh thế giới lần hai về thử nghiệm trên con người, mà cộng đồng quốc tế đã hình thành những quy định gọi là “Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học” và những cơ quan giám sát các hoạt động như thế như hội đồng đạo đức, cơ quan quản lý thuốc... Tất cả những gì được gọi là thuốc phải qua những quy trình xem xét và thử nghiệm như vậy. Việc một cá nhân sử dụng, một cơ quan cho phép sử dụng một dung dịch hoá chất như nước Anolyt (?) trên bệnh nhân trong bệnh viện chưa qua thử nghiệm lâm sàng, là một hành động thiếu khoa học và đạo đức.
Trước đó, TS.Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh Bộ Y tế cho biết: “Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế đã họp cùng với các cơ quan chức năng về việc thử nghiệm chữa bệnh dịch TCM bằng nước ozon của TS. Nguyễn Văn Khải. Sau khi xem xét và phân tích đánh giá hiệu quả, tác dụng, Hội đồng chuyên môn hoan nghênh đề xuất và thử nghiệm của TS.Khải nhằm tham gia công tác phòng chống dịch bệnh TCM. Hội đồng chuyên môn khẳng định: Việc sử dụng nước ozon cùng với chanh, muối... chỉ mang tính hỗ trợ cho bệnh nhân mắc bệnh TCM giai đoạn 1 và giai đoạn 2a về ngoài da chứ không có tác dụng chữa bệnh, không được sử dụng cho bệnh nhân uống.
Theo TS.Mai: “Viện và Sở Y tế Ninh Thuận đã họp bàn về phương pháp chữa bệnh TCM bằng dung dịch hoạt hóa điện hóa anolyte và catolyte của TS. Khải. Anolyte là một chất độc tiềm ẩn không nên dùng cho người, huống hồ ông ấy đem cho trẻ uống. Đây là một hành động phản khoa học”.
TS Khải đang vận hành chiếc máy tạo Anolyt của BV tỉnh Ninh Thuận để giúp trẻ em bị TCM
TS Khải: "EV71 bất hoạt bởi ozon"
Ở chiều ngược lại, TS.Khải cung cấp cho PV một số tài liệu khoa học trong đó nói tới ảnh hưởng của phơi nhiễm ozone ngừng hoạt động trong nội bộ và ngoại bào enterovirus 71 (EV71). Nghiên cứu này đã thông qua Cục Công nghệ sinh học Đài Loan từ tháng 5/2005.
Tại nghiên cứu này, tiềm năng của ozone trong bất hoạt những phần tử không có EV71 đã được nghiên cứu, bằng cách sử dụng một trong hai mức ozone dòng chảy khác nhau là 100, 80 hoặc 60 mg/h hoặc tỷ lệ dòng chảy liên tục của 80mg/h, cho chảy vào môi trường nuôi cấy với PH khác nhau hoặc môi trường nuôi cấy khác nhau có chứa EV71.
Kết quả đã chứng minh rằng, EV71 bất hoạt bởi ozon liên quan đến động học của ozone hòa tan và 99% ngừng hoạt động. Tuy nhiên, tỷ lệ ngừng hoạt động phụ thuộc vào tỷ lệ ozone dòng chảy đầu vào và tích cực tăng cường ở PH axit.
Bất hoạt của EV71 trong tế bào cũng đã được nghiên cứu. Tại một nguồn cung cấp ozone liên tục là 60 mg/h, giảm đáng kể chỉ số virus trong tế bào (≥ 99%, p <0,01) thu được sau khi tiếp xúc 45 hoặc 60 phút, nhưng khả năng tồn tại của các tế bào tiếp xúc cũng thấp. Kết quả cho thấy tác dụng khử hoạt tính của ozone trên virus EV71 nội bào phụ thuộc vào tiếp xúc thời gian.
EV71 là một loại virus RNA một sợi, là thành viên của chi Enterovirus thuộc họ Picornavirus. Virus này là mầm bệnh căn nguyên phổ biến nhất ở các bệnh nhiễm khuẩn trẻ em và đã được kết hợp với một số dịch bàn tay, bệnh chân-miệng, từng gây ra bệnh lý thần kinh nghiêm trọng tại Úc, châu Âu, Mỹ. Các biến chứng thần kinh trung ương liên quan với nhiễm EV71 được báo cáo với tần suất ngày càng tăng.
Gần đây nhất, sự bùng phát của EV71 nhiễm trùng với các trường hợp nghiêm trọng và gây tử vong do viêm não đã xảy ra tại Malaysia trong năm 1997 và Đài Loan năm 1998, gây ra cái chết của hơn 100 trẻ em. Tuy nhiên, hiện chưa có thuốc kháng virus hiệu quả để điều trị các các trường hợp EV71 gây nhiễm trùng, biến chứng.
Trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam, một chuyên gia khẳng định: TS Mai, Viện phó Viện Pasteur Nha Trang đã có sự nhầm lẫn giữa ozon và anolyt. Từ đó dẫn đến cách hiểu sai lầm tai hại về phương pháp chữa trị của TS Nguyễn Văn Khải. Báo GDVN sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc trong các bài viết tới.
Ngọc Quang









Chấn động: Bộ Y tế tung “hư chiêu” vụ “Tiến sĩ xin đi tù”? (GDVN).  (GDVN) - Theo Viện phó Viện Pasteur Nha Trang, Bộ Y tế chưa có văn bản giao chính thức việc nghiên cứu cách chữa bệnh TCM của TS. Nguyễn Văn Khải.

Tối qua (24/11), Báo GDVN đã liên hệ với TS.Viên Quang Mai để tìm hiểu về thời gian công bố thông tin nghiên cứu về biện pháp chữa bệnh TCM mà phía Bộ Y tế giao cho Viện Pasteur Nha Trang. Tuy nhiên, TS.Mai cho hay: “Hiện nay, chúng tôi chưa làm gì cả, để nghiên cứu sâu về vấn đề này thì cần có thời gian, cần có sự phối hợp của các đơn vị, các bộ phận khác nữa chứ mình Viện thì không thể làm được. 


Hơn nữa, Bộ cũng chưa có văn bản yêu cầu Viện làm việc này, tất cả mới chỉ dừng lại ở lời nói vậy thôi. Chúng tôi đang tập trung hết sức vào việc phòng chống dịch chứ làm gì đã có thời gian mà nghiên cứu vấn đề ấy”.
Như vậy là sau khi có thông tin Bộ Y tế giao cho Viện Pasteur nghiên cứu phương pháp chữa bệnh TCM của TS.Nguyễn Văn Khải vào ngày 14/11 thì vào ngày hôm nay TS.Viên Quang Mai đã khẳng định Viện chưa tiến hành nghiên cứu, do chưa có chỉ đạo cụ thể.

Trước những thông tin này, dư luận cũng đang đặt câu hỏi: Phải chăng vì việc TS.Khải tuyên bố chữa được bệnh TCM đã khiến dư luận có nhiều phản ứng gay gắt, nhất là sau khi ông bị "đuổi khéo" khỏi BV Đa khoa Ninh Thuận và Bộ Y tế phải tung "hư chiêu" là giao cho Viện Pasteur Nha Trang nghiên cứu?
TS.Mai: Bộ Y tế chưa có văn bản nào chỉ đạo Viện nghiên cứu
phương pháp chữa bệnh của TS.Khải
Câu chuyện về cách chữa bệnh TCM của TS.Khải đã thu hút sự quan tâm của hàng nghìn độc giả trong suốt 1 tháng qua và trong lúc mà dịch bệnh bùng phát mạnh, số trẻ tử vong tăng cao (tính tới thời điểm này thì số người mắc bệnh TCM đã tăng gấp 10 lần năm ngoái) khiến cho dư luận bức xúc với trách nhiệm của ngành y tế, đặc biệt là với cao nhất chính là Bộ Y tế. Và cho tới lúc này thì dư luận sẽ một lần nữa “sôi lên” khi biết tin Viện Pasteur Nha Trang chưa thể đưa ra kết luận về phương pháp của TS.Khải, trong khi đó hàng ngày vẫn đang có nhiều gia đình tìm tới TS.Khải để “cầu cứu”, xin Anolyt bôi lên các nốt mụn cho trẻ bị TCM.
Theo TS.Mai: “Anolyt có tính oxy hóa khử mạnh nên mặt lợi là diệt được vi khuẩn, nhưng mặt khác thì nó có thể gây ra phản ứng phụ nếu không sử dụng đúng cách”.

TS Mai cũng cung cấp thêm cho PV Báo GDVN một số tài liệu nghiên cứu của nước ngoài mà theo vị Phó Viện trưởng Viện Pasteaur Nha Trang là nói lên sự nguy hiểm trong việc áp dụng phương pháp chữa trị TS Khải đang áp dụng.

Tiếp tục có một số nhà khoa học lên tiếng phản bác TS Khải, thậm chí, một giáo sư hiện đang làm cố vấn cho đơn vị nghiên cứu của ĐH Oxford tại TP Hồ Chí Minh còn khẳng định: "Những người ủng hộ TS Khải là thiếu đạo đức trong y học...".

Để phản bác, TS Nguyễn Văn Khải cũng cung cấp cho phóng viên nhiều tài liệu gốc do một cơ quan nghiên cứu nước ngoài tiến hành, trong đó khẳng định Anolyt có khả năng "trị" được virus EV71, nguyên nhân chính gây tử vong cho trẻ nhiễm bệnh TCM.

Cũng cần phải nhắc lại, nhiều chuyên gia của Bộ Y tế khẳng định: Nếu tuân thủ phác đồ điều trị bệnh TCM của Bộ Y tế sau một tuần điều trị sẽ khỏi, trừ những ca mắc chủng virus EV71 thì có thể tử vong.

Xin mời bạn đọc tiếp tục theo dõi thông tin này trong bài viết được đăng tải vào chiều nay, 25/11.
Ngọc Quang




– Bác sĩ Nhiệt đới nói về cách dùng nước ozôn chữa tay chân miệng (VNE).Đã có địa phương khống chế được bệnh TCM (VNN).--Tay chân miệng và sốt xuất huyết tăng mạnh“Nói Anolyt có thể gây ung thư là không phù hợp với y đức” (GDVN).-- Bộ Y tế “mở đường” cho các địa phương công bố dịch tay chân miệng (SGGP).  – Sẽ có nhiều địa phương đồng loạt công bố dịch tay chân miệng (ĐĐK). 
-Ông già Ozon và tay, chân, miệng (danlambao)-TAY CHÂN MIỆNG  —  (Faxuca)
Truyền thông nguy cơ của bộ Y tế đang ở đâu? (SGTT).  – Chuyên gia y tế: “Cần ghi nhận việc làm của TS. Khải”  – Viện phó Viện Pasteur: “TS xin đi tù” kiện thì cứ kiện”   – Y tế các nước trên thế giới đánh giá về tác dụng của Anolyt (GDVN).MỘT SỰ QUAY LƯNG RẤT KHÓ HIỂU (Nguyễn Tường Thụy).- 
Sẽ thêm nhiều nơi công bố dịch tay chân miệng? (TT).
-- Thêm nhiều tỉnh phải công bố dịch tay chân miệng? (VNN).  – Tự ý chữa bệnh tay chân miệng có thể gây ngộ độc cấp (ANTĐ).



-Ngành y tế lúng túng trước dịch tay chân miệng? (VNN).  – Nhà vệ sinh học đường: Tác nhân lan rộng bệnh tay-chân-miệng (LĐ).  –“TS xin đi tù” kiện Phó Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang? (GDVN). Dịch tay chân miệng: Hơn 10.000 người mắc bệnh/tháng (VOV).  – Ngành Y tế có nên dùng Anolyte trong hỗ trợ chữa bệnh TCM? (GDVN). THƯ GỬI VIỆN TRƯỞNG VIỆN PASTEUR NHA TRANG  – (Nguyễn Xuân Diện).
Hơn 90,000 ca Tay Chân Miệng, 153 chết (Nguoi-Viet Online) -Cấm một ông tiến sĩ giúp chữa bệnh có vẻ hiệu quả bằng nước Ozone, Bộ Y Tế đang mở chiến dịch “rửa tay bằng xà phòng nhằm phòng chống dịch bệnh tay chân miệng” (TCM) trong khi dịch bệnh vẫn gia tăng.



Bộ trưởng Y tế:”Chữa như TS Khải là thiếu cơ sở khoa học” (GDVN).- Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Bệnh tay-chân-miệng: Phòng ngừa là chính … (PLTP).  - Không được cho bệnh nhân tay chân miệng uống nước ozone (TT). - Nước ozone không thể chữa bệnh tay chân miệng (SGGP).Bệnh tay chân miệng vẫn hoành hành (TNO) Tình hình dịch bệnh tay chân miệng (TCM) trong cả nước đang ở trong tình trạng hết sức cấp bách. Đó là nhận định của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong Hội nghị Tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh TCM diễn ra hôm nay (20.11). ...

VietNamNet -Báo điện tử Chính phủ
--- Chống dịch cuối mùa (SGTT).- Kho thuốc của những lão nông (TTCT).-“Chữa bệnh theo cách của ‘TS xin đi tù’ là phản khoa học!” (GDVN).  – Về cách chữa tay chân miệng của TS Khải: Rửa tay chân bằng anolyt chỉ là phòng bệnh (Bee). Bộ trưởng Y tế: Không tự chữa tay chân miệng! (VNN). – Bộ Y tế bác cách điều trị tay chân miệng của ‘ông già ozôn’(VNE). – Nước ozone chỉ hỗ trợ chữa bệnh tay chân miệng (TTXVN).


Trên 90.000 trường hợp mắc tay chân miệng, 153 ca tử vong (LĐ). – Bộ trưởng Y tế thị sát ổ dịch tay chân miệng (VNE).  – Tản mạn chuyện lang tỳ, lang phế, lang băm… (Gocomay). Cháu bé lâm nguy do thầy lang châm kim (TN).  – Bé sơ sinh nguy kịch vì bị “thầy lang” dùng kim chích hơn 30 vết (Dân Trí).

Viện Pasteur Nha Trang bác bỏ cách chữa bệnh của TS Khải (TN).  Hôm qua 18.11, Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận đã họp bàn về phương pháp chữa bệnh tay chân miệng (TCM) bằng dung dịch hoạt hóa điện hóa (Anolyte và Catolyte) của TS vật lý Nguyễn Văn Khải.

Tại cuộc họp, TS Viên Quang Mai - Phó viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang cho rằng, phương pháp chữa bệnh này phản khoa học và trên thế giới chưa có tài liệu nào chứng minh dung dịch Anolyte có thể chữa bệnh TCM. Theo một số tài liệu khoa học, nếu đưa dung dịch Anolyte vào cơ thể sẽ gây nguy hại cho sức khỏe, về lâu dài có thể dẫn đến ung thư. Dùng bôi ngoài da thì dung dịch Anolyte có tác dụng như ô xy già là sát khuẩn, chứ không có tác dụng chữa bệnh TCM như TS Khải nói. Viện đề nghị Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận dừng ngay phương pháp chữa bệnh của TS Khải, đồng thời tuân thủ phác đồ điều trị bệnh TCM của Bộ Y tế.

Lê Xuân– Bác sỹ ‘bắt bệnh’ câu chuyện TS Khải và bộ Y tế (GDVN).  – Vụ TS xin đi tù: ‘Bộ Y tế im lặng vì chưa được hỏi’.- - ‘Ngành y tế và các chuyên gia phải hành động ngay mới kịp’! (GDVN).  – Rửa tay xà phòng để phòng dịch tay chân miệng (TTXVN).
-CÁI NHÌN TOÀN CỤC BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở VIỆT NAM 
Nếu ai đã từng theo dõi blog của tôi trên 1 năm đều có thể nhớ rằng, đã có một lần tôi góp ý với một bác sỹ y khoa ở Mỹ về vấn đề tư vấn thuốc men, điều trị cho người bệnh trên báo phổ thông như trang VOA online (Voice of America). Vì y khoa là một ngành liên quan đến tính mạng của con người mà, nó là một khoa học thực nghiệm. Không có khám bệnh nhân không được tư vấn về chẩn đoán, điều trị bất kỳ một bệnh nào. Không có học hành bài bản không được nhảy vào làm bậy trong lĩnh vực y khoa. Không được sử dụng thông tin truyền thông đại chúng không chuyên ngành để viết chuyện chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh cụ thể, v.v... Đó là luật của y khoa Quốc tế. Sau đó bác sỹ này có trả lời với tôi rất đàng hoàng. Tôi rất quý trọng. Ở các nước tiên tiến muốn mua được tạp chí chuyên ngành y dược, phải có bằng cấp của nghề y dược. Nó cũng giống như phải có giấy phép hành nghề y thì, mới được mở phòng khám bệnh và được phép kê toa cho người bệnh.
Nói sơ qua về một chút luật và sự nghiêm ngặt về nghề y, để nói chuyện chính hôm nay tôi muốn viết cho cộng đồng về bệnh tay chân miệng đứng trên nhiều góc độ khác nhau. Vì nhiều năm nay, truyền thông đại chúng trong nước, bộ y tế, thầy thuốc, và người dân Việt đã bị một nạn dịch gọi là sai luật ngành y dược, làm cho xã hội rối bời.

Trước hết, tôi xin định nghĩa dịch bệnh là gì - Epidemic - là một từ có nguồn gốc Hy Lạp. Nó gồm 1 tiếp đầu ngữ là epi- có nghĩa là ở trên. Tiếp vị ngữ là demic bắt nguồn từ chữ demos - có nghĩa là dân chúng. Nó hợp thành, và có được 3 định nghĩa. Thứ nhất là, một bệnh lý xảy ra trên nhiều người ở nhiều vùng địa lý trên cùng một thời gian. Định nghĩa thứ hai là, một bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao chỉ đôi khi xảy ra ở một cộng đồng dân cư. Định nghĩa thứ ba là, một mùa mà có tầng suất lan rộng của một bệnh cụ thể nào đó. Như vậy, chúng ta hãy đứng nhìn tổng hoà các mối quan hệ xã hội trên bệnh lý tay chân miệng ở Việt Nam xem sao?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới - WHO (World Health Organization) - bệnh Tay Chân Miệng (Hand Foot Mouth disease): HFMD (sẽ dùng từ này cho hết bài) - là một bệnh lý nhiễm thường gặp. Biểu hiện lâm sàng của nó là những bọng nước hoặc vết loét ở tay chân và miệng. Nó thường xuất hiện ở trẻ em, những vẫn có thể ở người trưởng thành và người già. Hầu hết các trường hợp là tự khỏi, mà không cần điều trị. Nguyên nhân do 2 dòng virus Coxackie và Enterovirus gây ra. Nhưng một tỷ lệ ít các trường hợp có thể nặng và biểu hiện triệu chứng thần kinh của viêm màng não, viêm não hoặc liệt mà, y học còn gọi tên là nhóm bệnh do enterovirus mà không phải do virus sốt bại liệt gây ra (non-polio enteroviruses). Nhóm bệnh này do chủ yếu dòng siêu vi enterovirus A, mà đặc biệt là Enterovirus 71 gây những biểu hiện nặng trên lâm sàng và có thể đưa đến tử vong.

Đường lây truyền của bệnh chân tay miệng là đường ăn uống. Trong y học, dịch bệnh lây theo đường không khí như cúm là loại được đưa lên hàng ưu tiên số một trong công bố. Vì không thể khống chế được không khí. Còn bệnh lậy theo đường ăn uống, đường máu thì thuộc loại dễ khống chế giáo dục cộng đồng tự bảo vệ mình, và tích cực phòng chống của y tế cơ sở kết hợp với trung ương. Nên loại này được xếp hàng thứ hai, không đáng sợ.

Cũng theo WHO, đến ngày 25/10/2011, HFMD đang hoạt đồng ở các nước vùng Đông Á với những con số sau đây: Trung Hoa đứng hàng đầu với số lượng bệnh này là 1.217.768 trường hợp, nhưng có khuynh hướng giảm so với năm 2010 với số trường hợp mắc bệnh lên đến 1.567.254. Đứng hàng thứ hai mắc HFMD trong năm 2011 là Nhật Bản với 317.461 trường hợp và có khuynh hướng gia tăng so với năm 2010 chỉ có 141.660 trường hợp bị mắc bệnh. Đứng hàng thứ ba là Việt Nam với 76.121 trường hợp mắc bệnh mà không có con số thống kê của năm 2010, dĩ nhiên có khuynh hướng gia tăng mạnh. Thứ tư là Singapore, thứ năm là Macao, thứ sáu là Hongkong và thứ bảy là Hàn Quốc đều có thống kê của năm 2010.

Chỉ riêng Việt Nam là duy chỉ có thống kê của năm 2011. Qua đó cho thấy HFMD có thể xuất nguồn từ Trung Hoa lục địa lan rộng sang các nước. Vấn đề nữa là, có thể tình hình HFMD ở Việt Nam không được cục vệ sinh phòng dịch lưu ý sớm, hoặc bệnh chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam năm 2011.

Nhưng có một vấn đề đáng lưu ý là, trong khi ở Nhật Bản thì do dòng Coxsackie gây ra là chủ yếu thì ở Macao thuộc Trung Hoa và Việt Nam thì con Enterovirus 71 lại nhiễm và gây bệnh có tỷ lệ cao hơn. Phải nói thêm về tình hình HFMD ở Việt Nam theo Tổ chức Y tế Thế giới như sau:

Báo cáo từ Việt Nam từ ngày 01/01 đến 19/10/2011 thì có 76.121 trường hợp mắc HFMD, trong đó có 135 ca tử vong. Khỏang 75% tử vong là gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi. Hầu hết những trường hợp mắc bệnh và tử vong chủ yếu tập trung ở miền Nam Việt Nam. Báo cáo đến ngày 19/10/2011 thì có đến 61% trường hợp mắc bệnh HFDM do con enterovirus 71 gây ra. Và Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo vào ngày 25/10/2011 với Việt Nam 6 biện pháp rất cụ thể như sau:

1. Tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng ngừa bệnh HFDM.
2. Tăng cường giám sát để phát hiện sớm và điều trị sớm bệnh HFDM.
3. Phối hợp đồng bộ giữa bộ y tế và bộ giáo dục để huấn luyện nhân viên y tế tuyến cơ sở và giáo viên mầm non kiến thức phòng chống bệnh tay chân miệng.
4. Ngăn chặn nguồn lây qua tiếp xúc nếu cần thiết phải đóng cửa các trường học khi phát hiện đây là nguồn bệnh xuất hiện và lây lan cho cộng đồng.
5. Theo dõi và kiểm soát các trường hợp lâm sàng và thực hiện chống nhiễm khuẩn ở bệnh viện như cách lý và khử trùng.
6. Phân bố lượng thuốc 22.415kg thuốc Chloramin B cho 2 viện Pasteur Sài Gòn và Nha Trang để đưa về các tuyến địa phương phòng dịch bệnh HFMD.

Ta hãy xem xét các vấn đề trong HFMD xem sao?

Đầu tiên là HFMD có phòng ngừa được không? Quá đơn giản khi mọi người dân biết giữ vệ sinh ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Vì nó lây qua đường ăn uống.

Thứ hai là HFMD có trị được không? Xin thưa là trị được, không khó như báo đài đã tung tin quá mức. Mắc bệnh chủ yếu ở trẻ có sức đề kháng yếu. Đối với trẻ khoẻ mạnh thì HFMD không đáng để làm người dân lo lắng. Vì nếu trẻ hay người lớn khoẻ mạnh bị nhiễm các con viruses này thì hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ loại chúng ra và chỉ cần phát hiện sớm, nâng thể trạng và vệ sinh tốt.

Thứ ba là, đã nên công bố dịch tay chân miệng ở Việt Nam chưa? Đứng trên phương diện định nghĩa về lý thuyết như tôi trình bày ở trên thì, ở Đông Á có 3 nơi, Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam phải công bố dịch HFMD, mặc dù số trường hợp tử vong của HFMD ở Việt Nam trong 10 tháng xảy ra bệnh này chưa bằng số tử vong trong vài ngày do tai nạn giao thông hay bão lũ!

Thứ tư là, về luật y khoa Quốc tế nhiều năm nay không biết có phải vì do ban tư tưởng trung ương của đảng cộng sản Việt Nam đã co hẹp khu vực báo chí được viết hay không mà, báo chí truyền thông từ báo giấy, báo mạng đến báo hình bắt đầu đưa những phóng viên, giáo sư tiến sĩ không có chuyên môn y khoa hoặc có chuyên môn chưa chín tư vấn, viết những bài về y học có cả giới thiệu thuốc điều trị cụ thể cho cộng đồng mà người dân tự làm bác sỹ, nhà thuốc tự kê toa làm loạn khâu quản lý y dược nước nhà. Đó là chưa kể những quảng cáo liên quan đến y học rất tai hại.

Thứ năm là, đảng quang vinh cần xem lại khả năng yếu kém của mình về mặt quản lý và điều hành xã hội, hòng cần nên rút lui bớt chuyện thọc tay đến những lĩnh vực khoa học, để các tổ chức độc lập gồm những người có tâm, có tầm đứng ra gánh vác. Nếu không thì tình trạng bác sỹ thì đi bán hàng đa cấp, còn tiến sĩ vật lý thì đi chữa bệnh kiểu "thuốc xuyên tâm liên"(2). Trong khi đảng không có người đủ chuyên môn và đạo đức để ngăn chặn những việc xằng bậy này ngay từ khi nó còn manh nha. Đây là một điều sỉ nhục cho y dược học nước nhà không thiếu người tài.

Bài viết này chỉ mong cộng đồng dân Việt trong nước hãy hiểu, và tin cậy vào lực lượng chuyên môn ngành y từ tư nhân đến công lập, họ dư khả năng để phát hiện và điều trị HFMD, mà đừng nghe lời xằng bậy của những ai đó. Ngoài ra, mỗi người dân có thể tự phòng bệnh cho mình. Cao hơn nữa, chỉ mong các cấp chính quyền lãnh đạo hãy biết khả năng, nhiệm vụ của mình ở trong giới hạn nào mà, ban hành mệnh lệnh cho đúng. Đừng để ông phó chủ tịch tỉnh mời ông tiến sĩ vật lý chữa HFMD. Và đừng để bộ y tế mới thò công bố dịch rồi lại thụt vào như vài tháng qua. Đó là những biểu hiện của một đất nước đang loạn, mất kiểm soát cả mọi mặt.



--147 cái chết vì tay chân miệng, trách nhiệm thuộc về ai? Tại sao Bộ Y tế không vào cuộc ngay lập tức để kiểm chứng biện pháp của TS.Khải?
  • Nếu chỉ căn cứ trên những số liệu thống kê chưa đầy đủ thì tới lúc này cả nước cũng đã có hơn 87 nghìn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (TCM) và 147 trường hợp tử vong mà nguyên nhân xuất phát từ bệnh này. 
Lời hứa xin đi tù, nếu…
Vào ngày 27/10, Báo GDVN đã đăng bài “Tôi xin đi tù nếu không chữa được bệnh chân tay miệng” nêu sự việc TS.Nguyễn Văn Khải công bố trên internet sử dụng Anolyt có thể phòng và điều trị cho trẻ bị TCM. Và kể từ khi TS.Khải công bố thông tin này, mỗi ngày đều có vài chục cuộc điện thoại gọi cho ông nhờ chỉ chỗ xin Anolyt và cách sử dụng.

Đã có hàng trăm người trong số đó xác nhận khỏi bệnh, dù nói gì đi chăng nữa thì sự thật vẫn là sự thật, cho dù có bác sĩ nói rằng bệnh này đa số tự khỏi đi chăng nữa thì những người đã áp dụng phương pháp trên cho con cái của mình vẫn thầm cảm ơn TS.Khải, vì nhờ ông mà họ biết thêm một phương thức cứu chữa. Sau này, họ có thể chủ động sử dụng Anolyt để phòng bệnh TCM cho những đứa con của mình.
Sau nhiều lần tiếp xúc với PV, TS.Khải trước sau vẫn bảo lưu quan điểm tự nguyện xin đi tù nếu không chữa được bệnh TCM. “Tôi rất mừng vì các cháu đã thoát bệnh. Tôi gần 70 tuổi rồi, không nói đùa với tính mạng con người được, đó là thế hệ tương lai của đất nước, là đồng bào của tôi… chỉ có những kẻ lòng dạ xấu xa thì mới nói những điều xằng bậy.
TS Khải: Nếu trẻ không bị ngứa thì sẽ không gãi, không dẫn tới lở loét
Biết bao nhiêu người dân nhờ tôi hướng dẫn, có nhiều người tới tận nhà tôi còn cho nước Anolyt không lấy tiền, không một ai trong số đó lại không khỏi, không một ai trong số đó nói xấu gì tôi. Tôi được biết vào tháng 8, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu ngăn chặn không để dịch TCM lây lan. Tôi là một công dân của đất nước và có thấy mình có trách nhiệm nói ra sự thật, đó là tác dụng của Anolyt”.
Mang theo lời thề ấy, TS.Khải đã tự liên hệ làm việc một ngày tại BV Đa khoa tỉnh Ninh Thuận và tạo ra “điều thần kỳ” – theo nhận xét của các bà mẹ có con đang điều trị bệnh TCM ở đây. Ngay cả Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, các nhân viên của bệnh viện và các phóng viên chứng kiến quá trình này cũng đã công nhận hiệu quả tích cực ban đầu mà TS.Khải áp dụng.
Tuy nhiên, vấn đề lên tới đỉnh điểm khi TS.Khải bị “đuổi khéo” khỏi BV Đa khoa tỉnh Ninh Thuận. Hàng nghìn bạn đọc phẫn nộ phản hồi về tòa soạn, trong đó hàng trăm ý kiến nêu cùng suy nghĩ: Tại sao Bộ Y tế không vào cuộc kiểm chứng biện pháp của TS.Khải? Vì sao trong lúc dịch TCM hoành hành khắp cả nước, có một người sẵn sàng “ngồi tù”, đánh đổi cả danh dự của mình để cứu những đứa trẻ, mà các chuyên gia y tế vẫn “im lặng”? Tại sao một ông Tiến sĩ gần 70 tuổi dám nói sẵn sàng ngồi tù mà không một lãnh đạo nào của Bộ Y tế lên tiếng, họ đang né tránh hay đùn đẩy trách nhiệm?
Lạ lùng cách ứng xử của Bộ Y tế
TS.Khải không phải là một quan chức của ngành y tế, cũng không phải bác sĩ, không bị ràng buộc bởi “Lời thề Hyppocrates” (lời thề khi tốt nghiệp của các thầy thuốc trước các vị thần), nhưng ông đã dám thề và đã khiến hàng triệu độc giả quan tâm. Biện pháp mà ông áp dụng cho những đứa trẻ bị TCM đã thành công bước đầu không khỏi khiến dư luận đặt ra những dấu hỏi lớn về lời hứa và trách nhiệm của lãnh đạo của Bộ Y tế cho tới lãnh đạo các Sở Y tế địa phương.
Trong buổi họp về phòng chống dịch chiều 25/10 vừa qua, Bộ trưởng Tiến cho hay: "Một số nước trong khu vực số ca mắc TCM, số tử vong cũng tăng vọt nhưng đã có nước nào công bố dịch đâu mà chúng ta công bố”.

Nói vậy thì có khác nào sức khỏe của những đứa trẻ ở Việt Nam lại phải phụ thuộc vào thông tin dịch bệnh và con số tử vong ở nước khác?
Cũng tại buổi họp báo này, Bà Tiến cho hay: “TCM là bệnh vẫn lưu hành hàng năm, chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi, lây truyền qua bàn tay bẩn nên chúng ta có thể kiểm soát được… Tôi khẳng định là có dịch TCM nhưng xét theo luật hay thực tế thì không ai công bố. Và cũng không có chuyện địa phương giấu vì bệnh thành tích. Ta vẫn có thể khống chế được vì bệnh lây qua đường tay bẩn. Nói thế nhưng chúng ta không được lơ là trước tính mạng của trẻ”.
Đọc những thông tin này, dư luận đã yên tâm hơn phần nào. Vậy mà chỉ chưa tới một tháng sau tuyên bố đanh thép đó, đã có thêm gần 7 nghìn trường hợp nữa mắc TCM và cũng chết thêm 6 người.

Bộ trưởng Tiến còn nói rằng: “Các nước xung quanh cũng có dịch TCM với tỷ lệ tử vong cao 10 -30% nhưng không ai công bố…”. Vậy phải chăng, với hơn 87 nghìn trường hợp đã mắc bệnh ở nước ta, nếu có chết từ 8 - 26 nghìn người thì cũng không cần công bố dịch (tương đương với 10-30%), thưa Bộ trưởng?
Số ca mắc TCM tăng đột biến trong thời gian gần đây
Có lẽ, không ai nghi ngờ cái tâm của Bộ Y tế với sức khỏe của người dân, nhưng dù thế nào đi chẳng nữa thì chúng ta vẫn có quyền đặt câu hỏi: Bộ Y tế đã áp dụng những biện pháp phòng chống dịch thế nào mà chỉ sau hơn 2 tháng (kể từ khi có công điện của Thủ tướng Chính phủ), số ca mắc TCM đã tăng hơn gấp đôi, từ hơn 33 nghìn lên tới 78 nghìn? Cho tới giờ đã có hơn 87 nghìn người mắc TCM khiến người ta không thể không đặt tiếp một dấu hỏi nữa: Phải chăng, Bộ Y tế đang gặp vấn đề với việc phòng chống dịch TCM? Do năng lực yếu kém hay do công tác triển khai ở các tuyến chưa tốt?
Dù là gì đi chăng nữa, thì xét một cách công bằng, Bộ Y tế không thể phủ nhận rằng, để dịch bệnh lây lan tới mức này họ cũng có một phần trách nhiệm. Còn trách nhiệm đó tới đâu thì tự những các lãnh đạo của Bộ này có lẽ cũng đã biết và nhân dân cũng biết, cũng đã đánh giá bằng chính những phản hồi của họ rồi.

Chúng ta không đổ lỗi
Tuy nhiên, người viết bài này đánh giá một cách khách quan rằng, nếu chúng ta cứ đổi lỗi hoàn toàn cho Bộ Y tế thì cũng không đúng. Là cơ quan cao nhất trong ngành y của đất nước, chắc chắn rằng các lãnh đạo của Bộ hay những chuyên gia giỏi nhất cũng rất đau đầu với dịch TCM, chỉ có điều họ chưa thể làm được gì tốt hơn mà thôi.
Vấn đề chúng ta thấy là số người mắc bệnh và bị tử vong năm nay đã nhiều hơn năm ngoái, vẫn còn hơn 1 tháng nữa mới kết thúc năm 2011, và không một ai dám khẳng định sẽ không có thêm trường hợp nào tử vong. Dư luận có quyền đặt câu hỏi: Tới lúc này chưa có một biện pháp nào thực sự hữu hiệu để ngăn chặn bệnh TCM, vậy năm 2012 sẽ còn bao nhiêu trường hợp mắc bệnh, và bao nhiêu đứa trẻ tử vong?
Một đứa bé bị mất tích tại BV Phụ sản Trung ương thì cả nước dõi theo, nhưng 147 đứa trẻ đã chết vì TCM thì cũng cần hỏi rằng: Trách nhiệm ấy thuộc về ai? Chẳng lẽ chúng ta nghiễm nhiên cho rằng cứ có dịch TCM thì sẽ nhiều trẻ em bị chết? Và chúng ta cho rằng năm nay mới có 147 sinh linh tử vong vì căn bệnh "tay bẩn" là một thành công?
Có lẽ vì cách giải thích lằng nhằng và thiếu thuyết phục của những người có trách nhiệm, nên mặc dù Bộ Y tế đã công bố là giao cho Viện Pasteur Nha Trang nghiên cứu đánh giá phương pháp sử dụng Anolyt với bệnh nhân bị TCM, TS.Khải tỏ ra không tin tưởng: “Tôi chờ đợi, máy điện thoại luôn bật, nhưng không một ai có trách nhiệm ở Bộ Y tế gọi điện cho tôi cả.

Tôi không tin tưởng họ sẽ cho ra một kết quả giống như nghiên cứu của tôi. Cũng là một bát phở, có chỗ nấu ngon, có chỗ nấu dở, thậm chí dở đến nỗi ăn vào là tiêu chảy ngay. Người ta nhầm tưởng cứ cho muối và nước vào máy là tạo ra Anolyt, nhưng cho bao nhiêu, cho như thế nào thì họ tự làm mà không hề hỏi tôi, đó là điều khiến tôi cảm thấy không tin tưởng đánh giá của họ. Tôi không hiểu vì sao họ không gọi cho tôi, có lẽ họ đã biết tác dụng của Anolyt rồi chăng?”.
Ngọc Quang-(147 cái chết vì tay chân miệng, trách nhiệm thuộc về ai?GDVN) 


-Ông già Ozon “phản pháo” các chuyên gia y tế (15/11)(GDVN) - "Tôi không chê các phương pháp khác. Tôi cũng không nói phương pháp của mình công bố là duy nhất, nhưng rõ ràng đây là phương pháp có hiệu quả". Sau khi đăng bài “Các chuyên gia y tế: Ông già Ozon chỉ là lang băm”, Báo Giáo dục Việt Nam tiếp tục liên hệ với TS.Nguyễn Văn Khải để nghe những phản hồi từ ông.

Phán xét người khác thì rất dễ

TS.Khải cho hay: “Tôi đã đọc bài này và tôi không cảm thấy bất ngờ với những quan điểm trái chiều. Ở phần đầu của bài viết này, có một bác sĩ nói rằng Anolyt không có tác dụng chữa TCM… nó chỉ có tác dụng phòng bệnh TCM. Vậy thì tôi nói thế này, phòng bệnh còn hơn phải chữa bệnh, nhưng khi các cháu nổi nốt trên người rồi thì ai trả lời được rằng liệu trường hợp ấy sẽ tự khỏi hay sẽ biến chứng? Và một khi bị biến chứng thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn vô cùng, bằng chứng là 143 trường hợp đã tử vong.

Vậy thì điều quan trọng đầu tiên là phải tiêu diệt ngay những cái nốt đó, không để cho chúng phát triển thêm, điều nguy hiểm là các nốt đó khiến cho trẻ bị ngứa, chúng gãi toét ra và nếu không sát khuẩn kịp thời thì có thể bị nhiều loại virus, vi khuẩn tấn công. Ban đầu là bệnh TCM nhưng sau đó biến chứng và rất khó lường.

Đúng là tôi không học ngành y, nhưng tôi là một chuyên gia diệt virus, vi khuẩn… và tôi biết cái gì có lợi cho con người. Có hàng trăm trường hợp ở Hà Nội và các tỉnh khác, đặc biệt là một ngày tôi áp dụng phương  pháp này tại BV Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, lãnh đạo tỉnh, cán bộ nhân viên của viện, các nhà báo, các bà mẹ có con đang điều trị ở đây đã nhìn thấy tác dụng của Anolyt rất rõ ràng.
Người dân tìm tời nhà TS.Khải nhờ hướng dẫn sử dụng Anolyt
Tôi công bố trên mạng internet suốt từ ngày 29/9 đến nay, không có một trường hợp nào tôi hướng dẫn mà không khỏi, không trường hợp nào bị nặng lên. Rất nhiều trường hợp không chỉ điện thoại mà còn đến tận nhà tôi cảm ơn.

Tôi không chê các phương pháp khác. Tôi cũng không nói phương pháp của mình công bố là duy nhất, nhưng rõ ràng đây là phương pháp có hiệu quả. Phán xét người khác thì rất dễ, nhưng hãy làm đi, hãy diệt bệnh này đi, có ai dám nhận trách nhiệm không?".

Còn những người nghèo thì họ sẽ ra sao?
"Tôi cũng mới biết thông tin Bộ Y tế công bố giao cho Viện Pasteur Nha Trang đánh giá về phương pháp mà tôi công bố. Tuy nhiên, tôi không tin tưởng họ sẽ cho ra một kết quả giống như nghiên cứu của tôi.

Cũng là một bát phở, có chỗ nấu ngon, có chỗ nấu dở, thậm chí dở đến nỗi ăn vào là tiêu chảy ngay. Người ta nhầm tưởng cứ cho muối và nước vào máy là tạo ra Anolyt như tôi, nhưng cho bao nhiêu, cho như thế nào thì họ tự làm mà không hề hỏi tôi, đó là điều khiến tôi cảm thấy không tin tưởng đánh giá của họ”.

TS Nguyễn Văn Khải
PV cũng nêu quan điểm của một vị GS nói rằng: “95% người mắc bệnh TCM có thể tự khỏi bệnh. Chỉ có 5 % thể nặng bị biến chứng thành những bệnh khác, nguy hiểm đến tính mạng và phải điều trị theo những pháp đồ bệnh chuyên biệt. Những trường hợp đã khỏi bệnh chữa theo phương pháp của ông Khải chẳng qua là những trường hợp bệnh nhân thể nhẹ. Họ đã tự khỏi bệnh nhờ chính hệ thống miễn dịch trong cơ thể họ và điều kiện chăm sóc, vệ sinh cá nhân tốt hơn… Việc ông Khải khẳng định, dung dịch nước muối chữa được bệnh TCM không khác gì “lang băm” từ “chào hàng”, quảng bá bản thân”.
Bình luận về ý kiến trái chiều này, TS.Khải nói rằng: “Nếu nói là 5% bị biến chứng thành các bệnh khác thì quả thật là bệnh TCM quá nguy hiểm rồi. Hãy nhân với 85 nghìn trường hợp mắc TCM, chúng ta sẽ có hơn 4 nghìn trường hợp bị biến chứng thành bệnh nặng, và điều nguy hiểm là số người bị TCM miệng chưa dừng lại. Với những thông tin mà báo chí nêu mấy ngày qua về giá thuốc điều trị với những trường hợp bị biến chứng từng bệnh TCM thử hỏi có bao nhiêu gia đình đủ tiền? Những gia đình kinh tế khá giả đã đành, còn những người nghèo thì họ sẽ ra sao?
Những trường hợp mà tôi tư vấn và trực tiếp hướng dẫn sử dụng Anolyt thì có không ít cháu bị bệnh kéo dài nhiều ngày không tự khỏi, còn rõ nhất là 2 trường hợp ở BV Đa khoa tỉnh Ninh Thuận mà báo chí đã nêu. Vậy tôi đã gặp may hay sao? Tôi gặp may với hơn 1 nghìn trường hợp? Tôi không nghĩ mình lại may mắn đến vậy.

Thêm nữa, tôi cũng nói luôn rằng nói tôi là lang băm là một sự xúc phạm ghê gớm, tôi không bán hàng (Anolyt) mà trên đất nước Việt Nam này có vài trăm chiếc máy đó rồi, chỉ có điều người ta không biết hoặc giả vờ như không biết tác dụng của nó”.
Kết thúc cuộc trao đổi với PV, TS.Khải nói: “Tôi biết rằng những phát biểu quá thẳng thắn của tôi khiến cho một số người khó chịu, nhưng nếu ai đó có trách nhiệm trong việc chữa trị bệnh TCM thì họ cần phải lắng nghe. Trước tiên, họ không biết thì phải tìm hiểu xem tôi đã làm như thế nào?

Hãy mở các tài liệu của thế giới ra mà đọc, các nước phát triển người ta dùng từ lâu rồi, mà nước Nga là một thí dụ điển hình. Hãy hỏi những trường hợp đã khỏi bệnh, đặc biệt là những trường hợp bị TCM điều trị ở BV Đa khoa tỉnh Ninh Thuận đã có tiến triển tốt thế nào".
Ngọc Quang




 - Các chuyên gia Y tế: “Ông già ozon chỉ là “lang băm”! (GDVN) -“Chúng tôi chẳng biết ông TS. Khải này là ai. Các anh, các chị đừng có mang 1 chuyện tào lao, không căn cứ ở đâu đó và bắt chúng tôi trả lời".
Diễn biến dịch bệnh Tay chân miệng (TCM) diễn biến ngày càng phức tạp khi số trẻ em mắc bệnh vẫn tiếp tục tăng cao, tại Ninh Thuận đã có thêm bệnh nhân chết vì căn bệnh này. Trong bối cảnh đó, những tuyên bố và hành động gần đây của TS Nguyễn Văn Khải thu hút sự quan tâm của dư luận. Những hiệu quả bước đầu mà phương pháp do TS Khải đưa ra được nhiều người bệnh, tại nhiều địa phương trong cả nước ghi nhận.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đầu ngành hiện nay lại không đồng tình với phương pháp chữa trị của TS Khải. Để rộng đường dư luận, báo Giáo dục Việt Nam đăng tải các ý kiến này.


Thạc sỹ, BSCK II, Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: “Dung dịch anolyd của TS. Nguyễn Văn Khải không có tác dụng chữa bệnh TCM”


Trao đổi với chúng tôi xung quanh câu chuyện chữa bệnh TCM của “ông già ozon”, Thạc sỹ, BSCK II, Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho hay: “Làm trong ngành y tế lâu năm nhưng đây là lần đầu tiên tôi nghe đến cái tên TS. Nguyễn Văn Khải. Và lại càng ngạc nhiên hơn khi biết đến thông tin vị TS này sẽ chữa khỏi bệnh TCM chỉ bằng một loại dung dịch nước muối sục qua máy tạo ozon…”.

Thạc sỹ Nguyễn Hồng Hà

Những ngày gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm và kỳ vọng vào tác dụng chữa bệnh của dung dịch “anolyd” do TS. Nguyễn Văn Khải sáng chế ra. Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn của phóng viên về việc có hay không tác dụng chữa được bệnh TCM từ dung dịch này, bác sỹ Hồng Hà nhấn mạnh: 

“Không cần phải nói đâu xa, ngay những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn, chưa học qua y dược ngày nào cũng biết đến tác dụng sát khuẩn, khử trùng vết thương của nước muối. Cũng từ rất lâu, trong các bệnh viện đã có loại dung dịch nước ozon, nước muối ozon dùng để rửa, sát khuẩn vết thương hở.

Loại dung dịch của ông Khải cũng chỉ là nước muối được sục qua máy tạo ozon, không có gì mới hơn. Do đó, nó không thể là một phát minh, càng không phải là một sáng chế gì đó cao siêu như nhiều người đang lầm tưởng.

Tôi dám lấy danh dự và kinh nghiệm từ những năm công tác trong ngành y tế của mình ra mà khẳng định rằng: “Dung dịch này không hề có tác dụng chữa bệnh TCM. Nó chỉ có tác dụng sát khuẩn, khử trùng vết thương. Nó chỉ có tác dụng giúp phòng chống bệnh tay chân miệng mà thôi.”

Thạc sỹ Nguyễn Hồng Hà phân tích: “Ozon sản phẩm của nó là O3, khi ra ngoài được tách ra thành oxi nguyên tử và oxi phân tử. Oxi phân tử có tác dụng oxi hóa cực mạnh và có tác dụng sát khuẩn. Nước bình thường và nước muối khi được lọc qua máy ozon trở nên vô trùng và có tác dụng sát khuẩn rất tốt. Điều này khoa học đã chứng minh từ lâu.

Nước ozon và nhất là loại dung dịch nước muối ozon đã được sử dụng trong các bệnh viện từ lâu để khử trùng và rửa vết thương cho bệnh nhân. Và chúng tôi cũng sử dụng dung dịch này không chỉ riêng với bệnh TCM mà còn với hầu hết các loại bệnh khác.
Ai cũng biết bệnh tay chân miệng là bệnh thâm nhập theo con đường lây lan của virút trong không gian, truyền từ phân, hậu môn đến tay, chân và miệng. Đây là căn bệnh tự khỏi nhờ hệ thống miễn dịch của cơ thể con người. Căn bệnh TCM này tỉ lệ tự khỏi là trên 95%, chỉ có những trường hợp quá nặng mới cần sự can thiệp của các bệnh pháp chống sốc, điều trị hồi sức. Tỉ lệ tử vong của căn bệnh này là 0,17% gây biến chứng lên trung khu thần kinh trung ương mới có khả năng dẫn đến tử vong.

Một số bệnh nhân đã không may mắn tử vong là do bệnh đã bị biến chứng thành những bệnh khác khiến não bộ, trung khu thần kinh bị tổn thương nặng dẫn đến suy hô hấp, tụt huyết áp, co giật,... nguy hiểm đến tính mạng.

GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, nguyên giám đốc Bệnh viện K, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư Quốc gia: “Chỉ là lang băm, tự tung hô bản thân…”

Trao đổi với phóng viên báo Điện tử Giáo dục Việt Nam qua điện thoại, GS. TS Nguyễn Bá Đức nêu quan điểm: “Thật là ngô nghê, phi lý và phản khoa học khi nói dung dịch nước muối ozon thành thuốc chữa được bệnh TCM.
Cơ sở khoa học sát khuẩn, khử trùng của nước muối ozon thì khoa học đã chứng minh từ lâu và được dùng từ lâu. Nhưng chưa có môt nghiên cứu chính thống nào, một kết luận nào của các tổ chức y tế, bệnh viện, cơ sở sản xuất, điều chế thuốc, chuyên gia y tế... khẳng định loại dung dịch khử trùng này là thuốc chữa bệnh. Có chăng đó chỉ là dung dịch bôi ngoài da dùng để rửa và sát khuẩn vết thương…”

“Tôi vô cùng thấy bất bình khi dư luận đã bị “đánh lừa” bởi những lời hứa, lời tuyên bố quá chớn của vị TS này. Ông này có được học qua trường lớp về y, dược ngày nào không, đã là bác sỹ ngày nào chưa, đã có giấy phép hành nghề chưa… mà có thể tuyên bố một điều phi lý đến như vậy.

Nếu đó là một kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo cần được mang ra để hội đồng các cơ quan y tế kiểm tra, đánh giá và thẩm định.

Đó là chưa xét về mặt y đức, không ai mang cái tâm đi chữa bệnh lại tự vỗ ngực lăng xê, quảng cáo cho mình cả…”, GS Đức bức xúc.

Lý giải về những trường hợp mắc TCM đã khỏi bệnh nhờ phương pháp chữa bệnh của TS. Nguyễn Văn Khải, ông Đức cho rằng: “95% người mắc bệnh TCM có thể tự khỏi bệnh. Chỉ có 5 % thể nặng bị biến chứng thành những bệnh khác, nguy hiểm đến tính mạng và phải điều trị theo những pháp đồ bệnh chuyên biệt. 

Những trường hợp đã khỏi bệnh chữa theo phương pháp của ông Khải chẳng qua là những trường hợp bệnh nhân thể nhẹ. Họ đã tự khỏi bệnh nhờ chính hệ thống miễn dịch trong cơ thể họ và điều kiện chăm sóc, vệ sinh cá nhân tốt hơn…”

“Việc ông Khải khẳng định, dung dịch nước muối chữa được bệnh TCM không khác gì “lang băm” từ “chào hàng”, quảng bá bản thân”, bác sỹ Đức nhấn mạnh.

TS. Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương: “Cái tên “anolyd” không hề có trong từ điển y học”.

Khi được hỏi về tác dụng của dung dịch anolyd trong y học, bác sỹ Trần Minh Điển đã lên tiếng: “Bản thân tôi chưa bao giờ nghe đến tên dung dịch anolyd có trong từ điển y học. Không biết TS Khải nào đó lấy dung dịch này ở đâu ra. Còn về tác dụng chữa bệnh thì chưa hề có một công trình nghiên cứu nào. Tổ chức y tế thế giới cũng không công bố có thuốc chữa được căn bệnh TCM.

Mọi biện pháp y học sử dụng hiện nay là sát trùng vết bỏng đã bị vỡ, phục hồi sức khỏe để hệ thống miễn dịch của bệnh nhân tự loại trừ vi rút. Chứ chưa có loại thuốc đặc hiệu riêng cho chủng virut TCM này.

TS Điển đưa ra lời khuyến cáo. “Để phòng chống bệnh cần phải vệ sinh môi trường sống để bệnh không lây lan rộng trong cộng đồng. Khi thấy các dấu hiệu về bệnh các bậc phụ huynh cần đưa con em đến theo dõi tại cơ sở y tế để có thể can thiệp kịp thời khi bệnh biến chứng.

Về lâu dài cần phải có thuốc vacxin phòng bệnh. Tôi tin là nước ta có khả năng sản xuất vacxin phòng bệnh TCM vì chúng ta đã có những kinh nghiệm trong việc phòng chống bệnh bại liệt”

PGS Phạm Nhật An, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương: “Chưa có báo cáo gì về việc này nên chúng tôi không bàn luận gì thêm”

Khi phóng viên báo Giáo dục Việt Nam đưa vấn đề TS Nguyễn Văn Khải tự tin chữa được bệnh TCM trong vòng 1 tuần, PGS Phạm Nhật An, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đã thẳng thắn lắc đầu. “Chúng tôi không biết ông Khải là ai. Ông ấy không phải là bác sỹ, không có công trình, báo cáo khoa học nào về việc dùng nước muối sục ozon chữa được bệnh TCM. 

Chúng tôi không muốn mất thời gian để nói về những vấn đề không thiết thực, mơ hồ, vô bổ này. Nếu muốn được công nhận cần phải thành lập hội đồng phản biện với các bác sỹ chuyên khoa đầu ngành, chứ cứ tự đi tung tin thế nọ thế kia thì không ai có đủ hơi sức mà chạy theo.”

Thu Hòe – Bích Thảo


.Bộ Y tế chỉ đạo nghiên cứu cách chữa bệnh TCM của TS.Khải (15/11)-Bộ Y tế xét lại cách chữa tay chân miệng bằng nước ozôn VNExpress
Dù ghi nhận một số trẻ mắc tay chân miệng tại Ninh Thuận đã lui bệnh sau khi dùng nước ozôn, các bác sĩ vẫn cho rằng chưa có cơ sở để công nhận hiệu quả cách chữa này. Trong khi đó, số trẻ mắc bệnh vẫn ngày một tăng lên. Trước đó, ngày 11/11, ...
147 ca tử vong do dịch tay chân miệngThanh Niên
Đã có 147 ca bệnh tay chân miệng tử vongTuổi Trẻ
'Vì Bộ Y tế, đề nghị TS Khải thông cảm!'VietNamNet
Lao động -VTC -Tiền Phong OnlineTiến sĩ Ozon và những điều kỳ diệu tại Ninh Thuận147 ca tử vong do dịch tay chân miệng (TN). - Đã có 147 ca bệnh tay chân miệng tử vong (TT). – Đã có 147 ca bệnh tay chân miệng tử vong (TT).  – Bộ Y tế có Ý kiến về dung dịch Ozone chữa trị tay chân miệng (TTXVN). -


-Tiến sĩ Khải phải ngưng chữa bệnh tay chân miệng Thanh Niên
Như Thanh Niên đưa tin, ngày 11.11, tiến sĩ Nguyễn Văn Khải đã chữa bệnh tay chân miệng (TCM) cho trẻ em ở Ninh Thuận bằng cách dùng dung dịch hoạt hóa điện hóa (Anolyte và Catolyte), nước chanh tươi, vitamin B1, muối sạch có nồng độ tinh khiết lớn hơn ...
Chữa tay chân miệng bằng Anolyte, Bộ Y tế làm thinh?Lao động
Cần khẩn trương vào cuộcAn ninh thủ đô
“Ông già Ozon” bị “đuổi” khỏi Ninh Thuận24 giờ


VNExpress
Tiến sĩ vật lý tình nguyện giúp dập dịch tay chân miệng (VNE).  – “Ông già Ozon” tố bị “đuổi khéo” khỏi Bệnh viện Ninh Thuận (GDVN). Một tiến sĩ tình nguyện giúp chữa tay chân miệng Thanh Niên
Ngày 11.11, tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải từ Hà Nội đã đến Ninh Thuận để hỗ trợ tỉnh này chữa bệnh tay chân miệng (TCM). Ngay trong ngày, tiến sĩ Khải đã chữa bệnh cho các cháu tại khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận. ...
Ninh Thuận mời chuyên gia dập dịch tay chân miệngNgười Lao Động
Dung dịch Anolyt làm giảm bệnh, tay, chân, miệngNhân Dân


“Ông già Ozon” thề dập dịch trong 7 ngày24 giờ
Ninh Thuận mời chuyên gia dập dịch tay chân miệng (NLĐ). - Một tiến sĩ tình nguyện giúp chữa tay chân miệng (TN). - Bệnh tay chân miệng tiếp tục tăng ca tại ổ dịch Ninh Thuận (VNE). – Ông già ozon và bà Bộ trưởng   —  (Tuanddk).   – Căng thẳng dịch tay chân miệng  (VNN). - Đến bệnh viện lại thấy lo! (NLĐ).

“Tiến sĩ xin đi tù” nổi giận sau cuộc điện cho GĐ Sở Y tế (GDVN) - “Nhưng nếu ông Giám đốc Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận coi việc tôi muốn cứu chữa cho dân như là 'chào hàng' thì thật vô lương tâm”.
Trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam, TS. Nguyễn Văn Khải cho hay: “Tôi đã chủ động đề nghị với những người có trách nhiệm của tỉnh Ninh Thuận tạo điều kiện để tôi đến giúp bà con dập dịch tay châm miệng (TCM) miễn phí, chỉ trong vòng 7 ngày sẽ xử lý xong”.



Cho đến thời điểm này, số người gọi điện cho TS.Khải vẫn đang tăng lên với con số chóng mặt. Có rất nhiều trẻ được áp dụng phương pháp sử dụng Anolyt đã khỏi.

Chiều 8/11, TS.Khải đã liên hệ với những người có trách nhiệm ở Ninh Thuận thông báo là tự nguyện vào giúp dân dập dịch TCM, nhưng khi thông tin lại cho PV thì ông tỏ ra thất vọng, thậm chí giận dữ.

“Hơn 15h, tôi gọi điện đến Nhà báo Mai Ty - Tổng Biên Tập Báo Ninh Thuận và được giới thiệu gặp Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Xuân Hòa. Ông Hòa nói rằng rất mừng nếu Bác Khải vào trong này giúp dân, mặc dù đang họp nhưng cũng rất nhiệt tình cho người tìm số điện thoại của Giám đốc Sở Y tế cung cấp cho tôi.

Tuy nhiên, khi tôi gọi đến ông Định - Giám đốc Sở Y tế nói là đã giúp cho một số bà con ở Ninh Thuận sử dụng Anolyt chữa bệnh tay chân miệng, nhưng bà con đang phải xin nước từ Bình Thuận mang ra, bây giờ muốn làm trên diện rộng thì cần đưa một máy từ Hà Nội vào. Tôi nói đến đây thì ông này ngắt lời, bảo rằng: Tôi đang bận họp, anh giới thiệu vào lúc khác.

Tôi có quyền đặt câu hỏi là: Tại sao một Nhà báo thì nhiệt tình như thế? Tại sao một Phó Chủ tịch Tỉnh nhiệt tình như thế (trong lúc cũng đang họp)? Còn một ông Giám đốc Sở Y tế thì lại bảo là “lúc khác giới thiệu”? Chẳng lẽ cái cuộc họp của ông ta quan trọng hơn sinh mạng của hàng trăm đứa trẻ à?

Chắc ông ta nghĩ tôi bán hàng, vậy thì ông ấy lạc hậu quá, không chịu đọc báo chỉ gì cả, tôi có phải là người bán hàng đâu, bao nhiêu năm nay tôi giúp bà con dập nhiều loại dịch mà có lấy đồng nào đâu. Còn nếu ông Giám đốc Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận coi việc tôi muốn cứu chữa cho dân như là 'chào hàng' thì thật vô lương tâm”.
TS.Khải đến tận nhà một số gia đình ở Hà Nội để hướng dẫn trực tiếp
Tính đến thời điểm này, cả nước đã ghi nhận hơn 84.800 trường hợp mắcTCM tại 63 tỉnh, thành và có 142 trường hợp tử vong. Các trường hợp mắc TCM chủ yếu ở khu vực miền Nam chiếm 67,4% và số ca tử vong chiếm 88,1% của cả nước.

Ninh Thuận là tỉnh đầu tiên trong cả nước công bố dịch TCM. Quyết định công bố dịch nêu rõ địa điểm và quy mô xảy ra dịch tại 16 xã, phường thuộc 6/7 huyện, thành phố gồm 4 xã tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm; 6 xã, thị trấn thuộc huyện Ninh Phước; 3 xã ở huyện Ninh Sơn; 2 xã huyện Ninh Hải, 1 xã huyện Thuận Nam và 1 xã ở huyện Thuận Bắc.
Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã phát hiện gần 550 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó đã có 3 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2010 số người mắc bệnh này trong tỉnh đã tăng hơn 23 lần, đối tượng bị chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi.

Dịch xuất hiện tại Ninh Thuận từ tháng một và bùng phát mạnh từ tháng bảy. Dù ngành y tế của tỉnh đã ra sức tiến hành nhiều biện pháp tuyên truyền và phòng dịch cho người dân, nhưng dịch bệnh đã vượt quá dự báo ban đầu và khả năng kiểm soát của ngành y tế địa phương.

Về phía chính quyền địa phương, UBND tỉnh Ninh Thuận đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và ủy ban nhân dân huyện, thành phố phối hợp với ngành y tế triển khai các biện pháp khẩn cấp phòng chống dịch TCM, không để phát sinh các ổ dịch mới; huy động các nguồn ngân sách, nguồn lực của địa phương để hỗ trợ công tác phòng chống dịch và tổ chức tốt công tác điều trị bệnh nhân bị nhiễm bệnh.

TS. Khải cũng đưa ra cảnh báo: “Một số bà mẹ rất coi thường bệnh, có người bảo con mới bị vài cái mụn ở tay chân nên cứ từ từ đã xem thế nào. Tôi thấy họ lạ quá đi mất, thế thì định chờ đến khi bệnh nặng rồi mới đi chưa à? Có những người thì đến viện chữa không đỡ, điện thoại cho tôi hỏi rồi, nhưng khi ngâm Anolyt xong vẫn mua lung tung các thứ thuốc bôi vào, thế có nghĩa là người ta chẳng tin ai cả, điều này là vô cùng nguy hiểm”.
Một trong những trường hợp "cầu cứu" TS.Khải
Cũng theo “ông già Ozon”, Mỹ đã sử dụng Anolyt hỗ trợ điều trị cho binh lính bị thương và chống bệnh than. “Tôi biết những thông tin này là vì tôi đã từng làm luận án Phó Tiến sĩ tại Đại học Vác-xa-va Ba Lan. Năm 2003, tôi đã công bố tài liệu này ở một số cuộc hội thảo, và nói thật là cho tới nay đã có nhiều người biết về Anolyt nhưng họ giả vờ như không biết đấy thôi”, TS Khải nhấn mạnh.

Quá bức xúc với tình hình dịch bệnh lây lan nhanh, TS. Khải nói: "Nếu ông nào trên thế giới này bảo là bệnh TCM không điều trị được vì các loại virus cực độc thì mang con virus ấy đến đây. Nếu tôi không diệt được, tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm, còn nếu tôi mà diệt được thì người ấy phải trả toàn bộ chi phí mà trẻ em Việt Nam đã điều trị TCM tại các bệnh viện. Bây giờ, khoa học đã phát triển lắm rồi, làm cái gì cũng cần hiệu quả mà không hại cho con người, gần gũi với môi trường.

Những nước tiên tiến như Anh và Mỹ cũng hành động rất dứt khoát, đó là chuyện họ từng dùng thuốc trừ sâu DDT rất phổ biến, sau này chính họ đi đầu trong việc phải bỏ loại thuốc này vì nó có hại với con người. Chúng ta cũng cần phải như vậy, cần phải áp dụng cái mới có lợi cho con người chứ đừng bảo thủ”.

Ngọc Quang
-Bộ Y tế sẽ công bố dịch tay chân miệng nếu thêm 1 tỉnh công bố dịch (TN). - Số ca mắc tay chân miệng lại tăng (TT).


đúng là xã hội đảo điên !

TỪ TẮM GIA SÚC ĐẾN TẮM TÔM, BÂY GIỜ TẮM NGƯỜI!

-BS Hồ Hải

Không thể không viết để cảnh báo với cộng đồng, vì người mà tôi viết ra đây đã từng lên truyền hình báo đài rất nổi tiếng. Và bây giờ đang đình đám với một việc phi khoa học, sai ngành nghề nhưng lại rất nguy hiểm cho một xã hội có nền văn hóa truyền mồm như Việt Nam.

Ông là tiến sĩ Nguyễn Văn Khải. Mặc dù ông xuất thân là một tiến sĩ khoa học tự nhiên, đã từng làm việc ở trung tâm phát triển công nghệ cao thuộc Viện khoa học vật liệu Việt Nam, nhưng tôi không thấy ông nổi tiếng về chuyên ngành của ông mà, ông nổi tiếng nhờ vào hai việc khác.

Việc thứ nhất làm ông nổi tiếng thêm gần đây là việc ông cùng nhân sĩ trí thức Hà Nội đi biểu tình phản đối Trung Hoa xâm lấn biển Đông. Sau đó ông còn đi biểu tình vụ kiện đài truyền hình Việt Nam đưa tin thất thiệt việc các nhân sĩ trí thức Hà Nội biểu tình chống Trung Hoa. Chuyện này không đáng để nói, vì đó là cách thể hiện lòng yêu nước của một công dân. Chuyện đáng để nói ở đây là chuyện thứ hai, mà là chuyện làm ông nổi tiếng nhất.

Năm 2004 khi cúm gia súc lỡ mồm long móng lây lan nhiều, trên văn đàng Việt Nam xuất hiện một ông tiến sĩ sinh ra chiếc máy chế ra "nước điện" mà ông đặt tên là onalyt, về nông thôn chữa bệnh cho gia cầm bị cúm. Từ đó danh ông nổi như cồn với cái biệt hiệu gắn với nước thần ôzôn - Ông già Ôzôn.

 Ông TS Nguyễn Văn Khải trong một lần dập dịch giúp dân (Nguồn ảnh báo Giáo dục Việt Nam)

Bẳng đi một thời gian, năm 2007, trên văn đàng lại xuất hiện tin ông đi tắm tôm bị dịch bệnh bằng nước ôzôn và bị thân chủ kiện ông phải bồi thường vì cái nước thần ôzôn của ông làm chết tôm hùm và thiệt hại tinh thần. Mặc dù ông đã từng được báo chí đưa lên như một người hùng trong việc lo cho yên dân với dịch bệnh. 

Năm nay nước Việt bị cơn bệnh chân tay miệng hoành hành. Tính đến cuối tháng 10/2011, theo thống kê của bộ y tế có 77.895 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng ở 63 tỉnh thành và có 137 trường hợp tử vong ở 27 tỉnh thành phố trong cả nước. Nếu tính theo thống kê mô tả thì, tỷ lệ tử vong do bệnh chân tay miệng là 0,17%. Nhưng không hiểu tại sao bộ y tế chưa công bố dịch, nên là một nhà khoa học trái ngành, ông nóng ruột nghĩ rằng nước ôzôn của ông chữa được bệnh tay chân miệng với lý luận là: "tất cả những ai là dân miền biển, họ tiếp xúc thường xuyên với nước biển thì không bao giờ bị ngứa ngáy, lở loét gì. Đó chính là căn nguyên mà chúng ta phải tìm hiểu về cách điều trị bệnh “chân tay miệng”. Nên ông tuyên bố: Tôi xin đi tù nếu không chữa được bệnh tay chân miệng!

Tôi xin thưa với ông tiến sĩ rằng, trong y học hay bất kỳ một ngành nghề nào triết học cũng đóng vai trò rất quan trọng. Trong đó, cặp phạm trù nhân quả luôn đóng vai trò rất biện chứng trong điều trị bệnh. Không tìm ra được nguyên nhân gây bệnh thì không thể chữa hết bệnh. Và tôi đã từng viết một bài về y triết ở blog này. Thế thì bệnh tay chân miệng do nguyên nhân gì gây ra? Xin thưa, nó do virus gây ra bệnh. Hai dòng virus gây ra bệnh này là: Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 gây ra bệnh qua đường lây truyền của ống tiêu hóa. Trong đó, dòng Coxsackie A16 ít khi gây biến chứng nặng, mà dòng Enterovirus 71 mới là dòng thường gây ra bệnh nặng và biến chứng đi đến tử vong.

Khi cú lừa toàn cầu vì cúm gia cầm H5N1 xảy ra cuối năm 2009 âm lịch, tôi đã có loạt bài viết về nó. Trong đó có bài Virus và cúm, để nói lên bản chất của virus tại sao cho đến giờ này chưa có thể diệt nó bằng thuốc, dù đã có thuốc diệt nó, mà chỉ có vaccine phòng nó là vì:

Khác với vi trùng là động vật đơn bào. Vi trùng có thể tự ăn, uống, sống và sinh sản, vì nó có khả tự nhân đôi như tế bào con người để sinh sản. Virus không làm được chức năng ăn uống và sinh sản. Vì nó chỉ có 1 chuỗi DNA hoặc RNA tùy theo dòng. Nên đặc điểm quan trọng của virus là nó chỉ sống được bên trong tế bào. Nó không sống được bên ngòai tế bào. Và ở trong tế bào nó dùng chuỗi DNA hoặc RNA chỉ huy bộ nhiễm sắc thể của tế bào người hoặc động vật mà nó xâm nhập sinh đẻ, ăn, uống dùm. Đây là điểm đặc thù khác nhau giữa vi trùng và virus, ngoài các đặc điểm khác. Và nó cũng là đặc điểm quan trọng mà việc điều trị vẫn còn là cánh cửa mở của y học thế giới. Qua đó, ta thấy cái từ virus máy tính là copy từ virus gây bệnh trong y học.

Tùy theo mỗi loài virus mà có một loại tế bào đích để sinh sống bên trong nội bào. Ví dụ, con cúm Influenza thì chọn tế bào niêm mạc đường hô hấp để sống. Con viêm gan siêu vi thì chọn tế bào gan chui vào để mà sống. Con HIV thì chọn tế bào bạch cầu chui vào để sống. Khi vào trong tế bào, virus cúm sẽ dùng RNA của nó chỉ huy bộ nhiễm sắc thể của tế bào niêm mạc hô hấp sinh sản, ăn, uống dùm nó. Sau khi đã ăn, uống no say hết tế bào chất và sinh sản đủ, chúng phá vỡ màng tế bào rồi chui vào những tế bào lành khác để tiếp tục chu trình cũ. Cứ tưởng tượng nó giống như phản ứng hạch tâm của bom nguyên tử. Cơ chế này là chung cho tất cả mọi virus, chứ không chỉ riêng cho con virus cúm Influenza.
Khác với thuốc diệt vi trùng - kháng sinh diệt vi trùng chỉ diệt vi trùng mà không giết tế bào sống của con người - thuốc diệt virus là con dao 2 lưỡi, nó diệt cả virus và cả tế bào đang nuôi con virus. Cho nên, vấn đề bế tắc trong điều trị virus hiện nay là: dù đã có thuốc tiêu diệt virus, nhưng không thể diệt hết nó vì để đủ nồng độ thuốc tiêu diệt hết virus thì tế bào mà nó nằm trong đó để sai khiến đẻ đái dùm cũng chết theo. Điều hiển nhiên là người bệnh cũng đi theo ông Marx ông Ninh. Chính vì thế, mà sử dụng thuốc trong liều lượng cho phép và nâng đỡ thể trạng để chờ hệ thống miễn dịch cơ thể tiêu diệt con virus gây bệnh, là vấn đề chính hiện nay trong điều trị cho tất cả các loại virus. Ông có hiểu không?

Và chuyện điều trị virus nó cũng không đơn giản như ông hiểu, cho nên năm nay cái giải Nobel cũng chỉ để trao cho tới 3 nhà khoa học chỉ làm được việc đặt nền tảng khoa học ban đầu cho một trong những việc trong tương lai là tìm ra phương pháp phòng ngừa và điều trị virus. Ông có hiểu không?

Thế thì cái nước ôzôn của ông dùng bằng cách rửa chân, tay, miệng 2 ngày là hết bệnh. Với cách rửa của ông để nước thần ôzôn của ông chui vào bên trong tế bào để tiêu diệt virus? Còn con virus nằm trong ông tiêu hóa của trẻ thì ông làm sao? Cho uống thuốc sát trùng onalyt? Chưa hết, liệu ông đã chứng minh là cái nước onalyt của ông có diệt được virus, mà là virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71 chưa? Với nồng độ nào và bao lâu thì 2 dòng này nó chết trong ông nghiệm, và trong cơ thể sống? 

Giả sử như nó diệt được thì, liệu với nồng độ diệt được đó nó có làm chết tế bào sống của người bệnh không? 

Rồi lại giả sử như cái nước thần ôzôn của ông trị được con virus mà không làm chết bệnh nhân thì nó còn gây những tác dụng phụ gì? Di chứng lâu dài nó để lại trên người bệnh là những gì, v.v... 

Hỏi tới đây tôi cũng thấy mệt lắm rồi. Và có lẽ ông đã thấy nhà tù hiển hiện ngay trước mắt ông vì ông vi phạm vào luật sản xuất thuốc điều trị bệnh, chưa nói đến ông phải ngồi tù vì lời hứa của mình khi thất bại. Thôi thì tôi xin có chút ý kiến này, có lẽ con người Việt Nam quá rẻ rúng dưới thời Xã hội chủ nghĩa, nên ở đất nước này hiện nay, có lắm người muốn làm bác sĩ, dược sĩ từ cô osin đến ông tiến sĩ. Và ở đất nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa hôm nay cũng có lắm người đang làm bác sĩ thì muốn đi bán hàng đa cấp bằng thực phẩm chức năng mà, xem thường luật y khoa chăng?

Tôi viết bài này để cho 2 việc: thứ nhất là cảnh báo cộng đồng, Thứ hai là, góp ý ông đừng làm xã hội thêm rối ren, khi nó đã như một nùi tơ vò từ chính trị đến kinh tế, giáo dục, y tế, giao thông vận tải, công nông lâm ngư nghiệp, v.v... dưới sự lãnh đạo của đảng rồi. Ngoài ra, tôi không có ý gì khác. Tôi ghi nhận ở đây tấm lòng của ông, nhưng tôi trăm ngàn lần lạy ông, ông dừng cho xã hội nhờ. Có gì xúc phạm mong ông lượng thứ. Vì tôi mất thời gian viết blog chỉ vì cái chung, chưa bao giờ viết cho riêng tôi.

Asia Clinic, 13h55' ngày thứ Tư, 02/11/2011



TỪ TẮM GIA SÚC ĐẾN TẮM TÔM, BÂY GIỜ TẮM NGƯỜI!


Tổng số lượt xem trang