(TBKTSG) - Ở một nền kinh tế thị trường, hầu hết giá cả mang tính cạnh tranh, thuận mua vừa bán, không có sự kiểm soát hay kiềm chế của Nhà nước ở mức vi mô, tức là ở cấp độ từng sản phẩm, dù là giá gạo, giá điện hay giá xăng dầu thiết yếu cho đời sống của người dân và nhà sản xuất.
Về mặt bằng giá nói chung, Chính phủ có thể vận hành bằng chính sách vĩ mô (qua chính sách tiền tệ và tài khóa) để ảnh hưởng mức giá nói chung, tức là không để lạm phát ở mức cao nhằm bảo đảm sự ổn định của nền kinh tế.
Về các sản phẩm cụ thể không mang tính độc quyền, như gạo, Chính phủ có thể xây dựng các kho dự trữ, nhằm tác động đến giá khi cung bị ảnh hưởng của thiên tai.
Về các sản phẩm cụ thể thiết yếu mang tính độc quyền, dù ngay trong một nền kinh tế thị trường cũng vẫn có, Chính phủ thường có sự kiểm soát thông qua chính sách vi mô mang tính hành chính. Nhưng vì được xây dựng như chính sách, dù là hành chính, nó cũng không mang tính tùy tiện, có nghĩa là khi nào cần thì làm. Một sản phẩm được coi là mang tính độc quyền, khi một vài công ty cung ứng làm chủ trên phân nửa thị trường và do đó có thể thông đồng với nhau làm giá.
Phương pháp định giá thế nào là nội dung của bài viết này. Tuy nhiên, trước khi bàn về phương pháp, cần tránh những hành động không dựa vào hiểu biết đúng đắn về vai trò của Nhà nước trong việc kìm giá, thường hết sức tùy tiện, lợi bất cập hại.
Những hiểu biết sai về việc kìm giá
Chúng ta đều biết giá cả sản phẩm cụ thể tăng có thể vì giá thế giới lên nhưng nó mang tính ngắn hạn. Nếu mang tính dài hạn, đó là vì lạm phát, gây ra do chính sách vĩ mô. Khi giá tăng do lạm phát, không có lý do gì Nhà nước lại nghĩ đến việc áp lực hoặc đòi hỏi các doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp nhà nước, giữ giá thấp hoặc chịu lỗ để kìm lạm phát.
Việc đòi hỏi doanh nghiệp nhà nước chấp nhận giá thấp và chịu lỗ là con đường dẫn đến không chỉ một nền sản xuất không hiệu quả mà còn đến một nền tài chính quốc gia thiếu trong sạch. Khi giá điện và xăng quá thấp người ta sẽ dùng phí phạm điện và xăng, ngân sách phải chi tiêu lớn để đầu tư tăng nguồn điện, nếu lại phải bù lỗ thì tổng chi phí lại càng lớn lên khi tăng nguồn cung để đáp ứng cầu lớn lên, cả hai điều trên đều làm tăng thiếu hụt ngân sách, dân phải đóng thuế thêm và nếu không Nhà nước phải phát hành thêm tiền bù đắp.
Như ta biết hiện nay, do sản xuất sắt thép và xi măng cần nhiều điện, các công ty nước ngoài đã lợi dụng giá điện rẻ, đem máy móc tới chủ yếu là để cán sắt thô nhập khẩu thành sắt thành phẩm. Rõ ràng họ không mang đến công nghệ luyện kim cần kỹ thuật cao. Như thế khi xuất khẩu thép, thật sự họ xuất điện và lao động rẻ tiền. Chính phủ bỏ tiền đầu tư vào ngành điện, các công ty sản xuất thép bỏ tiền đó vào túi họ. Điện không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất thép mà còn tất cả các ngành công nghệ khác. Không những thế, còn các ngành khác hiện cũng bị định giá thấp hơn giá thế giới như than đá, xăng dầu bán trong nước... Với cách vận hành như thế thì khó tránh khỏi nhập luôn luôn cao hơn xuất.
Phương pháp định giá sản phẩm mang tính độc quyền
Chính phủ cần kiểm soát giá sản phẩm mang tính độc quyền bằng các chính sách vi mô mang tính hành chính. Đây là nhằm bảo vệ người tiêu dùng, không cho phép doanh nghiệp phù phép làm giàu, đồng thời không cản trở sự vận hành hữu hiệu của doanh nghiệp và nền kinh tế. Gọi là chính sách vì nó đặt ra khung pháp lý để các việc điều chỉnh giá tự vận hành mà không cần đến sự chỉ đạo hay can thiệp trực tiếp, tùy tiện của Nhà nước.
Để việc điều chỉnh giá không bị can thiệp chính trị, các nước đều phải dựa vào một ủy ban chuyên gia họp định kỳ, quyết định giá, bằng việc áp dụng công thức dựa trên cơ sở kỹ thuật.
Lấy một thí dụ đơn giản như sau:
Thí dụ về hình thành giá mới (xem bảng).
Ở thí dụ này, nếu chi phí sản phẩm tăng 20%, lương tăng 10%, lợi nhuận không tăng thì giá mới được tăng là 13%. Tất nhiên trong thí dụ này lợi nhuận không tăng thì trong chi phí mới, tỷ trọng lợi nhuận giảm từ 0,1 xuống 0,088. Những thông tin về tỷ trọng chi phí và chỉ số giá hiện nay đã được Tổng cục Thống kê thu thập nhưng thực tế áp dụng sẽ đòi hỏi thông tin chi tiết hơn.
Việc quyết định giá trong trường hợp cụ thể thường phức tạp hơn, nhất là khi một sản phẩm có thể được sản xuất bằng nhiều công nghệ khác nhau. Thí dụ, điện có thể sản xuất từ đập nước, lò gas, lò than, lò khí, năng lượng gió... Mỗi công nghệ đều có hệ số chi phí khác nhau và giá thành khác nhau. Nhà nước có thể định giá bán điện cho người tiêu dùng độc lập với giá thành sản xuất điện, như vậy Nhà nước là người mua điện. Giá điện mua vào có thể thay đổi tùy theo chỉ số giá chi phí nhưng các tỷ trọng áp dụng cho từng công nghệ sản xuất điện sẽ khác nhau. Nhà nước có thể quyết định giá bán điện dựa vào giá thành trung bình, nhưng với mỗi loại công nghệ đều bảo đảm có tỷ trọng lãi giống nhau (tức là loại công nghệ có giá thành thấp có thể bị đánh thuế, để bù cho công nghệ có giá thành cao).
Việc hình thành giá cũng cần tính đến so sánh giá thành giữa các nước để nhằm khuyến khích công nghệ mới và hiệu quả sản xuất. Ngoài ra, việc định giá không phải chỉ cho một sản phẩm mà phải xử lý cho nhiều sản phẩm độc quyền cùng một lúc vì sản phẩm độc quyền này có thể là nguyên liệu cho sản phẩm độc quyền khác. Những vấn đề này chỉ được nói qua ở đây vì cần đi vào chuyên sâu mới có thể làm rõ được. Tuy nhiên trong vấn đề phức tạp trên, không khó gì đưa ra các công thức phù hợp.
Thể chế quyết định giá
Thể chế quyết định giá cần dựa vào chính sách nhằm tạo ra sự công bằng, tính cạnh tranh và khách quan.
Ở đây, tôi sẽ dựa vào kinh nghiệm làm việc tại Liên hiệp quốc trong việc quyết định tỷ lệ đóng góp của từng nước vào ngân sách của tổ chức. Trong cách làm việc, Liên hiệp quốc tổ chức ra:
Ở đây, tôi sẽ dựa vào kinh nghiệm làm việc tại Liên hiệp quốc trong việc quyết định tỷ lệ đóng góp của từng nước vào ngân sách của tổ chức. Trong cách làm việc, Liên hiệp quốc tổ chức ra:
- Ủy ban chuyên gia độc lập có nhiệm vụ quyết định công thức và các hệ số sử dụng và đưa ra tỷ lệ đóng góp. Theo nguyên tắc, quyết định của ủy ban phải đưa ra đại hội đồng bỏ phiếu, nhưng đây là chuyện gần như không bao giờ xảy ra. Các nước thành viên đều có quyền nêu ra các mục tiêu mới, và nếu được đại hội đồng thông qua thì ủy ban nghiên cứu đưa vào công thức.
- Cục Thống kê Liên hiệp quốc có nhiệm vụ thu thập và tính toán các số liệu, nghiên cứu giúp ủy ban thực hiện việc sửa đổi công thức nhằm đạt được mục tiêu do đại hội đồng thông qua, và tính toán thử nghiệm cũng như tính toán hệ số thực thi khi công thức được chấp nhận. Các nước có thể có ý kiến về số liệu nhưng đây chính là số liệu các nước nộp lên, nên không thể bác bỏ. Việc chuyển đổi ra đồng đô la Mỹ thì theo các công thức do chính ủy ban chuyên gia quyết định.
- Thực chất, việc nghiên cứu đưa ra các thay đổi về công thức nhằm tính đến các vấn đề kinh tế đặc biệt hay giá chuyển đổi đều do Cục Thống kê làm nhưng tất nhiên là dưới sự chỉ đạo của ủy ban chuyên gia độc lập trên.
Chuyên gia độc lập là những người có đủ hiểu biết để đánh giá số liệu, hiểu biết kỹ thuật và đánh giá ý nghĩa của các công thức.
Họ có quyền bỏ phiếu mà không chịu sự chỉ đạo của bất cứ ai. Để làm được công việc, và nhiều khi để tránh vấn đề chuyên môn nhưng mang tính chính trị dồn lên vai Cục Thống kê, Cục Thống kê có thể yêu cầu mời các chuyên gia ở các tổ chức khác như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) hay chuyên gia độc lập tới trình bày ý kiến độc lập về những vấn đề chuyên môn liên quan đến họ.
- Ủy ban chuyên gia họp mỗi năm một lần, mỗi lần ba tuần. Liên hiệp quốc chi ra chi phí đi lại và ăn ở trong thời gian họp và không trả lương. Trong mỗi lần họp, các nước đều có thể yêu cầu ủy ban cho phép phát biểu nêu vấn đề của mình. Ủy ban chỉ hỏi để làm rõ vấn đề nhưng không để bất cứ ai khác không phải là ủy viên ngồi trong phòng họp khi bàn luận quyết định. Cục Thống kê chỉ được phát biểu khi được hỏi tới, chứ không được quyền có ý kiến với ủy ban.
Như vậy, Chính phủ Việt Nam cũng có thể thiết lập ra một thể chế tương tự, tức là có một ủy ban chuyên gia độc lập về giá như trên. Các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ phục vụ ủy ban trên là Tổng cục Thống kê, Viện Vật giá, Bộ Tài chính... Các công ty có sản phẩm bị định giá có thể gửi chuyên gia tới phát biểu về tính khách quan của các hệ số và chỉ số. Người tiêu dùng cũng có thể gửi người tới phát biểu. Một điều có thể vượt tầm ủy ban là việc định tỷ suất lợi nhuận hay lương bổng. Đây là vấn đề của Quốc hội quyết định dựa trên đề xuất của Chính phủ.
Nói tóm lại, với một ủy ban độc lập quyết định dựa trên công thức và các chỉ số khách quan, khi giá đầu vào thay đổi, thì giá đầu ra đương nhiên thay đổi. Tất nhiên để tránh thay đổi đột ngột và quá lớn, ủy ban có thể sẽ áp dụng chính sách thay đổi từ từ làm nhiều chặng, nhưng việc quyết định này cũng dựa vào công thức đã định sẵn. Và đây cũng là điều mà ủy ban đóng góp của Liên hiệp quốc đã làm.
(TBKTSG) - Bà Sri Muliani Indrawati, Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB) - người từng làm Bộ trưởng tài chính Indonesia những năm khủng hoảng 1990 - đã nhận định như thế tại cuộc họp báo ngày 3-12-2011 ở Hà Nội, khi nói về tái cơ cấu kinh tế với ba trọng tâm là đầu tư công, hệ thống ..
-- Việt Nam sẽ cổ phần hóa hầu hết doanh nghiệp nhà nước — (VOA).- Nguyễn Quang A: Bộ Kế hoạch và Đầu tư không biết? (Bee). “Các DNNN phải hoạt động trong khung pháp lý như bất cứ doanh nghiệp nào chứ không thể có khung pháp luật riêng cho chúng. Chúng và nhiều quan chức rất muốn có khung pháp lý riêng cho chúng, đấy là việc không được phép. …”.
- Trọng tâm năm 2012 là thực hiện toàn diện, lâu dài tái cơ cấu nền kinh tế (Tầm nhìn). – Mở lối tái cấu trúc kinh tế (Đầu tư).Dự báo 2 kịch bản của triển vọng kinh tế Việt Nam (VN+ 22-12-11)
- Phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP khoảng 6% (TTXVN). - Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 ước khoảng 0,53% (TTXVN). - Năm 2012: Kiểm soát lạm phát ở mức 9% (Dân Việt).
- VN ‘sẽ giảm lãi suất và tăng tín dụng’ — (BBC). – Khẩn cấp hạ lãi suất cho vay (NLĐ). - Thống đốc: ‘Lãi suất huy động cuối 2012 còn 10%’ (VNE). - Mở rộng đối tượng được ưu tiên vay tín dụng (TN). – Chỉ được mua bán ngoại tệ với ngân hàng (PLTP).
- Nhận định thị trường chứng khoán ngày 23/12 (VnEconomy).
'Tăng giá điện vì sợ ngân hàng ngừng cấp vốn' (VnEx 22-12-11) -- Lý do này chưa hay! Phải nói là tăng giá điện vì sợ đảng Cộng Hoà ở Mỹ không chấp thuận tiếp tục giảm thuế cho lao động Mỹ, khiến Mỹ đi vào khủng hhoảng, khiến ngân hàng Mỹ phá sản, khiến ngân hàng Trung Quốc phá sản theo, khiến đất ở Bermuda sụt giá, khiến chim sẻ ở châu Phi chết hàng loạt, khiến.. khiến ... (quên rồi, tôi nói đến đâu rồi?)
Giá điện: Vị thế độc quyền và nghệ thuật 'lobby' của EVN (VEF 22-12-11)
Đừng nói đạo đức với doanh nghiệp xăng dầu (DT 22-12-11) -- Cái doanh nghiệp khác (nhất là EVN) ganh tức: Thế thì tại sao lại nói đạo đức nghề nghiệp với chúng tôi?
- Xăng dầu chuyển lãi thành lỗ: Đã làm từ lâu (VEF). - Tước giấy phép 11 doanh nghiệp xăng dầu vi phạm (TN).
- EVN ‘Tăng giá điện vì sợ ngân hàng ngừng cấp vốn’ (VNE). - Năm 2012 sẽ không thiếu điện (TN). - Sau tết, giá điện sẽ lại tăng? (PLTP). - Tư bản nhà nước kiểu Ấn Độ và chuyện ngành điện (TVN).
- Xuất khẩu 2012: Tăng trong hồi hộp (PLTP). -- Giá thuốc lặng lẽ tăng (NLĐ).
- Chủ tịch tỉnh muốn có thêm sân golf (VNN). - : Par Value: Vietnamese Investors Sink Savings Into Golf Memberships (WSJ).
-
-Nguồn:- Vén bức màn bí ẩn của Nền kinh tế Trung Quốc
Justin Yifu Lin, Kinh tế gia Trưởng và Phó Chủ tịch cấp cao tại Ngân hàng Thế giới.
Người dịch: Nguyễn Quang A
22-12-2011
WASHINGTON, DC – Trung Quốc đã có một nền văn minh tiên tiến và thịnh vượng trong cả ngàn năm cho đến thế kỷ thứ mười tám, nhưng sau đó đã sa sút thành một nước rất nghèo trong 150 năm. Bây giờ nó đã lại nổi lên thành nền kinh tế năng động nhất thế giới kể từ khi bắt đầu chuyển đổi thành một nền kinh tế thị trường vào năm 1979. Cái gì đã thúc đẩy những thay đổi mang tính quyết định này?
Trong cuốn sách mới đây của tôi, cuốn Demystifying the Chinese Economy- Vén bức màn bí ẩn của Nền kinh tế Trung Quốc, tôi cho rằng, đối với bất cứ nước nào tại bất cứ thời điểm nào, nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững là đổi mới công nghệ. Trước Cách mạng Công nghiệp, các thợ thủ công và nông dân đã là nguồn chủ yếu của sự đổi mới. Với dân số lớn nhất trên thế giới, Trung Quốc đã là một nước dẫn đầu trong đổi mới công nghệ và phát triển kinh tế suốt hầu hết lịch sử của mình bởi vì nó đã có một khối lượng lớn các thợ thủ công và nông dân.
Các mạng Công Nghiệp đã gia tăng nhịp độ tiến bộ của Phương Tây bằng cách thay thế sự đổi mới công nghệ dựa vào kinh nghiệm bằng các thí nghiệm được kiểm soát do các nhà khoa học và kỹ sư tiến hành trong các phòng thí nghiệm. Sự thay đổi hình mẫu (paradigm) này đã đánh dấu sự ra đời của tăng trưởng kinh tế hiện đại, và đã đóng góp vào “sự Phân kỳ Vĩ đại – Great Divergence” của nền kinh tế thế giới.
Trung Quốc đã không trải qua một sự thay đổi giống thế, chủ yếu do hệ thống thi cử-quan lại nhấn mạnh đến việc học thuộc lòng các tác phẩm kinh điển của Khổng Tử và ít tạo khuyến khích cho giới ưu tú để học toán và khoa học.
Sự Phân kỳ Vĩ đại đã mang lại một tia hy vọng: các nước đang phát triển có thể dùng chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến để đạt một tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn các nước đã đi tiên phong về công nghiệp. Nhưng Trung Quốc đã không khai thác được lợi thế này của sự lạc hậu cho đến khi sự chuyển đổi khỏi nền kinh tế mệnh lệnh bắt đầu một cách nghiêm chỉnh.
Ngay sau sự chiếm quyền cộng sản năm 1949, Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo chính trị khác đã hy vọng đảo ngược sự lạc hậu của Trung Quốc một cách nhanh chóng, chấp nhận và thực hiện một sự thúc đẩy lớn để xây dựng các ngành tiên tiến thâm dụng-vốn. Chiến lược này đã cho phép Trung Quốc thử nghiệm bom hạt nhân trong các năm 1960 và phóng các vệ tinh trong các năm 1970.
Nhưng Trung Quốc vẫn đã là một nền kinh tế nông nghiệp, nghèo nàn; nó đã không có lợi thế so sánh nào trong các ngành thâm dụng-vốn. Các hãng trong các ngành đó đã không thể đứng vững nổi trong một thị trường mở, cạnh tranh. Sự sống sót của chúng đòi hỏi sự bảo hộ, các khoản bao cấp, và các chỉ dẫn hành chính của chính phủ. Các biện pháp này đã giúp Trung Quốc thiết lập các ngành hiện đại, tiên tiến, nhưng các nguồn lực đã được phân bổ sai và các khuyến khích bị méo mó. Thành tích kinh tế đã kém. Sự nóng vội gây ra lãng phí.
Khi chuyển đổi thị trường của Trung Quốc bắt đầu năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã chấp nhận một cách tiếp cận thực dụng, hai-tuyến, hơn là theo công thức “Đồng thuận Washington” về tư nhân hóa nhanh và tự do hóa thương mại. Một mặt, chính phủ đã tiếp tục tạo sự bảo hộ quá độ cho các hãng của các khu vực ưu tiên; mặt khác, nó đã tự do hóa toàn bộ các doanh nghiệp tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu vực thâm dụng-lao động phù hợp với lợi thế so sánh của Trung Quốc mà lợi thế đó đã bị kìm hãm trong quá khứ.
Cách tiếp cận này đã cho phép Trung Quốc đạt đồng thời sự ổn định và tăng trưởng năng động. Quả thực, các lợi ích của sự lạc hậu đã thật ngoạn mục: sự tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 9.9% và sự tăng trưởng thương mại hàng năm 16.3% trong suốt 32 năm qua – một thành tích xuất sắc chứa đựng các bài học đáng giá cho các nước đang phát triển. Bây giờ Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và hơn 600 triệu người đã được kéo ra khỏi cảnh nghèo nàn.
Thế nhưng thành công của Trung Quốc đã không phải không có cái giá của nó. Sự chênh lệch thu nhập ngày càng rộng, một phần do sự tiếp tục của các chính sách méo mó trong các khu vực khác nhau, kể cả sự thống lĩnh của bốn ngân hàng quốc doanh lớn của Trung Quốc, tiền thuê mỏ gần bằng không, và sự độc quyền trong các ngành chủ yếu, bao gồm viễn thông, điện lực, và dịch vụ tài chính. Bởi vì những sự méo mó như vậy (một di sản của sự chuyển đổi hai-tuyến) đã tạo ra những chênh lệch thu nhập, rốt cuộc chúng kìm hãm tiêu dùng nội địa và đóng góp vào bất cân đối thương mại của Trung Quốc. Những bất cân đối này vẫn sẽ còn cho đến khi Trung Quốc hoàn tất sự chuyển đổi thị trường của mình.
Tôi vững tin rằng, bất chấp sóng gió thổi từ khủng hoảng vùng euro và sự sa sút về cầu trên toàn thế giới, Trung Quốc có thể tiếp tục sự tăng trưởng năng động của mình. Năm 2008, thu nhập đầu người của Trung Quốc bằng 21% mức của Hoa Kỳ (đo bằng sức mua tương đương), và đã tương tự như mức thu nhập đầu người của Nhật Bản năm 1951, của Hàn Quốc năm 1977, và của Đài Loan năm 1975. Tăng trưởng GDP bình quân năm ở mức 9.2% ở Nhật Bản từ 1951 đến 1971, 7.6% ở Hàn Quốc từ 1977 đến 1997, và 8.3% ở Đài Loan từ 1975 đến 1995. Căn cứ vào những sự giống nhau giữa kinh nghiệm của các nền kinh tế này và chiến lược phát triển sau-1979 của Trung Quốc, chắc là Trung Quốc có thể duy trì mức tăng trưởng 8% trong hai thập niên sắp đến.
Một số người có thể nghĩ rằng thành tích của một nước có một không hai như Trung Quốc, với hơn 1.3 tỷ dân, là không thể sao chép được. Tôi không đồng ý. Mỗi nước đang phát triển có thể có các cơ hội tương tự để duy trì sự tăng trưởng nhanh cho nhiều thập kỷ và giảm nghèo một cách đột ngột nếu biết khai thác các lợi ích của sự lạc hậu, nhập khẩu công nghệ từ các nước tiên tiến, nâng cấp các ngành của mình. Nói đơn giản, không có gì thay thế cho sự hiểu về lợi thế so sánh.
Nguồn: Project Syndicate
-Kinh tế Trung Quốc: Demystifying the Chinese Economy (Project Syndicate 22-12-11) -- Bài Justin Yifu Lin-
-
- giangle Bài này của Justin Lin, chief economist của WB, vẫn cố tình lảng tránh vấn đề thể chế trong phát triển kinh tế. Đúng là khoa học kỹ thuật có vai trò cực kỳ quan trọng nhưng sự bứt phá của phương Tây trong 2-300 năm qua không chỉ vì industrial revolution mà còn vì các cải cách trong thể chế kinh tế và chính trị. Chính thành công về kinh tế của TQ sau khi Đặng Tiểu Bình mở cửa cho thấy thể chế kinh tế quan trọng như thế nào. Justin Lin rất "dũng cảm" khi dự báo kinh tế TQ sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 8%/năm trong 2 thập kỷ tới, một dự báo lạc quan nhất mà tôi từng biết. Càng đọc nhiều về ông này càng thấy ông ta là một politician hơn là một economist.
Demystifying the Chinese Economy - Justin Yifu Lin - Project Syndicate
Sapporo Favoring Vietnam Over China Because of Guzzlers: Retail (BusinessWeek 22-12-11)Tôn Tử là học giả cổ đại duy nhất của TQ không hề hấn gì trong Cách mạng Văn hóa, thậm chí các lãnh đạo TQ từ Mao Trạch Đông đến Hồ Cẩm Đào đều lấy Binh pháp Tôn Tử làm cẩm nang cho mình.
Theo bài báo này của The Economist, gần đây TQ đang tìm cách phục hồi và quảng bá tư tưởng Tôn Tử, có lẽ để trám vào chỗ trống mà những khái niệm như harmonic society hay peaceful rise được Hồ Cẩm Đào đưa ra dựa vào tư tưởng Khổng Tử đang dần dần rơi vào quên lãng. Bài báo này cho rằng việc TQ cố vực dậy các tư tưởng cổ đại (Khổng Tử, Tôn Tử) là để gia tăng soft power của mình, nhưng có vẻ không thành công.
Theo bài báo này của The Economist, gần đây TQ đang tìm cách phục hồi và quảng bá tư tưởng Tôn Tử, có lẽ để trám vào chỗ trống mà những khái niệm như harmonic society hay peaceful rise được Hồ Cẩm Đào đưa ra dựa vào tư tưởng Khổng Tử đang dần dần rơi vào quên lãng. Bài báo này cho rằng việc TQ cố vực dậy các tư tưởng cổ đại (Khổng Tử, Tôn Tử) là để gia tăng soft power của mình, nhưng có vẻ không thành công.
Sun Tzu and the art of soft power
IN HUIMIN COUNTY in the Yellow River delta, a push by China to build up the nation's global allure has fired the enthusiasm of local officials.
Ảnh hưởng đến châu Á của khủng hoảng châu Âu: Asia feels impact of European woes (FT 22-12-11) -- Việt Nam đuợc nói đến trong câu này: "Vietnam is particularly dependent on syndicated loans with a high degree of European bank participation, given its weak external accounts and high domestic funding costs, according to Citigroup Global Markets"
-- Mỹ đe dọa trả đũa EU về thuế xanh hàng không (DĐDN). - Mỹ và Trung Quốc phản đối châu Âu đánh thuế khí thải đối với các hãng hàng không — (RFI).- Những chuyện khuấy động kinh tế thế giới 2011 (VEF).
- Thị trường và đạo đức (Kì 7) (Phạm Nguyên Trường).---