Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

Hãy gọi đích danh cho nhóm đặc quyền

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn trước Quốc hội - Ảnh: Việt Dũng (Tuổi Trẻ)
Hãy gọi đích danh cho nhóm đặc quyền (Nhã Nam) 
Nhân dân có quyền nghi ngờ lời hứa của người đứng đầu bộ máy cầm quyền. Vậy hãy gọi tên lại cho đúng về "nhóm đặc quyền" ấy, nó còn có tên là "siêu mafia".
 Về "Thông điệp đầu năm mới của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng", Báo Pháp Luật TPHCM hôm nay, 03/01/2012 có bài bình luận Khi Thủ tướng thừa nhận có “nhóm lợi ích” của tác giả Vạn Bảo.

Bài của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một thông điệp quan trọng, gửi đến toàn dân nhân dịp đầu năm 2012. Lời bài viết giống như một văn kiện trong các kỳ đại hội, đánh giá về kinh tế đất nước trong quá trình đổi mới được mệnh danh là "kinh tế thị trường định hướng XHCN", ông Dũng thừa nhận nhiều sai sót, bất cập về kinh tế khiến những chủ trương vĩ mô đã không thể thực hiện và nảy sinh nhiều khó khăn mới. Sau đó nêu những hướng hành động quyết liệt để vượt qua sức ỳ của quá trình khởi động, đặt tiến trình phát triển của đất nước vào quỹ đạo mới - Quỹ đạo phát triển bền vững đề ra những phương sách để tái cơ cấu... Tựu chung vài điểm chính:

- Kinh tế thị trường của Việt Nam chưa hoàn chỉnh, hoặc chưa phục vụ đối tượng chính của thị trường là người tiêu dùng, chưa có cạnh tranh lành mạnh. Nhà nước đã can thiệp quá sâu vào thị trường.

- Sự hình thành "nhóm lợi ích",

- Phải tái cơ cấu doanh nghiệp nhằm đưa kinh tế vào chiều sâu.

- Phải công khai minh bạch các đề án, cho người dân giám sát các quyết định của các cơ quan quản lý nhằmngăn ngừa tham nhũng và sự tác động của các “nhóm lợi ích” vào quá trình ra quyết định.

Bài viết của tác giả Vạn Bảo đặc biệt quan tâm đến việc ông thủ tướng công khai nhắc đến "nhóm lợi ích" và những tác động của nó. Tác giả phân tích thêm: "Có lẽ sau khi Hội nghị Trung ương 3 kết thúc, đây là lần thứ hai cụm từ “nhóm lợi ích” được nhắc tới bởi cấp cao nhất, dù thực tế người dân, các chuyên gia hay các tổ chức xã hội đã cảm nhận thấy “nó” một cách rõ ràng, không chỉ trong từng đề án (sử dụng tài nguyên hay ưu đãi chính sách) cụ thể, mà ở cả những quyết định quan trọng. Đặc biệt, khi nguồn lực và các tài nguyên (như nhân công giá rẻ, đất đai, khoáng sản, thương quyền kinh doanh…) ngày càng trở nên hạn hẹp, các “nhóm lợi ích” gần như công khai tác động vào các khâu (ảnh hưởng và ra quyết định) nhằm thu lợi cho mình".

Vì là nhà báo chính thống, nên tác giả chỉ có thể viết như vậy thôi. Thực tế, cái "nhóm lợi ích" ấy phải gọi đúng tên là "nhóm đặc quyền, đặc lợi". Hơn 20 năm Việt Nam đổi mới, từ một nền kinh tế đã bị rớt xuống gần chạm đáy của nghèo khổ, nay tương đối đã thoát khỏi bóng ma của đói kém. Nhưng cái giá phải trả cho sự vượt thoát đó không hề nhỏ: Tài nguyên thiên nhiên của quốc gia đã bị khai thác cạn kiệt, lợi thế nhân công rẻ của một quốc gia đang phát triển mất tác dụng, những ưu đãi dành cho người đầu tư bị lũng đoạn, tham nhũng trở thành quốc nạn...

Ai là kẻ hưởng lợi nhiều nhất từ cái giá phải trả của toàn dân? Chỉ có một câu trả lời: "Nhóm đặc quyền", từ "đặc quyền" sinh ra "đặc lợi". Dĩ nhiên đó cũng chính là "nhóm lợi ích" mà ông thủ tướng dè dặt nhắc đến. Nhưng dùng từ "nhóm lợi ích" là một cách đánh tráo khái niệm vì nó mơ hồ, hiểu sao cũng được. Còn "đặc quyền" chính là con đẻ của bộ máy điều hành đất nước. Khi những quyết sách từ vĩ mô đến vi mô khởi động, đều có bóng dáng của những bàn tay móc ngoặc, chia sẻ thông tin, đấu thầu quyền lợi. Tất nhiên những kẻ đóng dấu vào các quyết sách ấy có toàn quyền nhận phần của mình, chia phần cho kẻ khác, tùy theo sự lương hảo.

Đáng sợ hơn cả, đó là sự thông đồng, hợp tác với nhau và hình thành nên các "nhóm" ở nhiều lĩnh vực. Do lòng tham và sự phân chia chênh lệch không đồng đều, các nhóm ấy có thể gây ra xung đột. Song cũng có thể ở một tầm khác, họ che chắn, đỡ đòn cho nhau hầu chấp nhận một "luật ngầm" khác, an toàn hơn, hưởng lợi lâu dài hơn. Hãy nhìn nước Nga hậu Liên Xô và Trung Quốc hiện tại, những nguồn tài sản, tài nguyên khổng lồ của quốc gia bị xâu xé và chia cho nhau, hãy nhìn sự hình thành của giai cấp "tư bản đỏ" đối nghịch quyền lợi với đại bộ phận quần chúng cơ cực. Từ đó phát sinh ra hố sâu phân rẽ khủng khiếp của giai tầng xã hội. Đó là nguyên nhân chính của sự thiếu dân chủ, dẫn đến sự bất ổn của kinh tế quốc gia.

Chắc chắn, ở vị thế của mình, ông thủ tướng thừa hiểu cái nguyên nhân ấy. Thông điệp đầu năm của ông ta dù mới chỉ đề cập nhẹ nhàng đến điều khó nói đó, nhưng dù sao cũng nên ghi nhận. Vấn đề là những "hứa hẹn cải tổ", những "quyết liệt hành động" và "phải bảo đảm quyền của người dân trong tiếp cận thông tin và phản biện xã hội" mà ông đề ra có được sự tin cậy của nhân dân hay không? Thử nhìn vài động thái mang tính cách gia đình của ông gần đây, như đưa cậu con trai trẻ tuổi Nguyễn Thanh Nghị vào ghế thứ trưởng Bộ Xây Dựng, như để con gái Nguyễn Thanh Phượng nắm nguồn quỹ tài chính khổng lồ "Bản Việt" (Viet Capital Asset Management) và đang thâu tóm nhiều ngân hàng...

Nhân dân có quyền nghi ngờ lời hứa của người đứng đầu bộ máy cầm quyền. Vậy hãy gọi tên lại cho đúng về "nhóm đặc quyền" ấy, nó còn có tên là "siêu mafia".
Nhã Nam
Lời đầu năm (Pleinforme). Viết về Bài viết của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân dịp năm mới 2012.  – Bữa kia BS có điểm và bình bài viết ca ngợi TT Dũng là “nhân vật ảnh hưởng nhất trong năm 2011” trên Korea Herald, Dân trí dịch đăng, VNN thì đăng nguyên bản tiếng Anh, nhưng đổi “tên” tác giả. Rồi bữa qua có độc giả méc là VNN đã gỡ bỏ bài. Vậy mà không báo cho BS một câu, e bà con tưởng BS nói dóc. May mà vẫn còn lưu trên mạng. Lạ là sao VNN không học Dân trí (tiếng Anh), chỉ cần sửa chút, bỏ cái danh hiệuchủ công ty TNHH thôi, là ổn. Hề hề! Người đọc ngó vô, không chừng tưởng là một tay nhà báo thượng thặng nào đó. Tuyệt! Đúng là “Bài báo không mất tiền mua / Lựa chiều biến hóa cho vừa lòng quan”. - Khi Thủ tướng thừa nhận có “nhóm lợi ích” (PLTP).
-  Bài viết của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân dịp năm mới 2012 (VTV).  – Thông điệp 2012 của Thủ tướng(VNN).  – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường(NLĐ). - Chuyển từ can thiệp trực tiếp sang kiến tạo phát triển (VTC). – Đưa đất nước vào quỹ đạo phát triển bền vững(VNE). – Chuyện lạ đầu năm 2012 : Đống rác cũ được tái chế lại? – (DLB).
Nhà kinh doanh tư nhân: từ cấp 5 lên cấp 4 – (VOA’s blog). 


-Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
-Thủ tướng ‘khen 10, chê 7′ (ĐV).
  Nguồn:-Dự kiến Thủ tướng được tăng nhiều quyền hạn 
(VTC News) – Dự kiến bổ sung nhiệm vụ thực hiện lệnh thiết quân luật, lệnh giới nghiêm… cho Thủ tướng Chính phủ.

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, Luật tổ chức Chính phủ năm 2001 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Bộ Nội vụ được Thủ tướng Chính phủ phân công chủ trì soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Chính phủ năm 2001.

Bộ đang khẩn trương xây dựng dự thảo Luật này, dự kiến đặt tên các điều và sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ năm 2001 như sau:

Điều 6: Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ

Bổ sung quy định có tính nguyên tắc về tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; tổ chức, bộ máy Chính phủ bao quát hết các nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ; phân công, phối hợp, phân cấp quản lý giữa Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và chính quyền địa phương.

Điều 8: Về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ

Khoản 3, bổ sung cụm từ “dự án, công trình quan trọng quốc gia” sau cụm từ “pháp lệnh”.

Khoản 4, bổ sung thêm về điều tiết kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

Khoản 5, bổ sung về thực hiện chính sách và giải pháp về tiến bộ và công bằng xã hội.

Khoản 8, bổ sung về thống nhất quản lý địa danh trên lãnh thổ và vùng biển, đảo thuộc chủ quyền tài phán của Việt Nam. 

Bổ sung 01 khoản quy định về: nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với tài nguyên quốc gia, tài sản công, vốn của nhà nước; quản lý nhà nước về hội, tổ chức phi chính phủ; quyết định phân cấp quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo quy định của các luật chuyên ngành. 

Điều 14. Về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội

Bổ sung nhiệm vụ động viên nền kinh tế quốc dân cho quốc phòng; giáo dục quốc phòng – an ninh; phòng thủ dân sự; thực hiện lệnh thiết quân luật, lệnh giới nghiêm cho phù hợp với quy định của Luật quốc phòng năm 2005.

Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực tổ chức hệ thống hành chính nhà nước

Bổ sung 01 khoản quy định về: “Chính phủ quyết định biên chế công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập”.

Điều 20. Về nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ

Bổ sung vào khoản 4 cụm từ: thành lập Ban chỉ đạo, Ban công tác…; các tổ chức hành chính, sự nghiệp dịch vụ công khác không thuộc thẩm quyền của Chính phủ cho phù hợp với các văn bản quy định hiện nay.

Bổ sung 01 khoản: phê duyệt tổng biên chế công chức, biên chế công chức dự phòng, biên chế công chức làm việc ở nước ngoài của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.

Bổ nhiệm có thời hạn Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bổ sung thẩm quyền này là cần thiết để đảm bảo sự thống nhất, thông suốt của hệ thống hành pháp giữa Trung ương và địa phương theo tinh thần Đại hội X của Đảng nhằm thực hiện cơ chế “Thủ trưởng cơ quan hành chính cấp trên bổ nhiệm chức danh người đứng đầu cơ quan hành chính cấp dưới. 

Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thường trực HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 

Đình chỉ và bãi bỏ Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. 

Đình chỉ và bãi bỏ thực hiện các văn bản hành chính của các cơ quan nhà nước trái Hiến pháp, luật thuộc phạm vi chức năng quản lý hành chính nhà nước của Chính phủ. 

Thành lập các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, chấp thuận để Hội đồng thành viên bổ nhiệm Tổng giám đốc tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo quy định của Chính phủ.

Điều 22. Bộ, cơ quan ngang bộ

Bỏ quy định bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển xuống quy định ở nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ. Vì chức năng này chỉ có ở một số bộ.

Bỏ thẩm quyền ban hành “quyết định, chỉ thị” của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ cho phù hợp với quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.

Điều 23. Về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

Tại khoản 5, bổ sung thẩm quyền thành lập các tổ chức tư vấn, phối hợp liên ngành, tổ chức sự nghiệp nhà nước không thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bổ sung thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Cục trưởng, Phó Tổng Cục trưởng và các chức vụ tương đương.

Tại khoản 11, bổ sung về quyết định, chỉ đạo và chịu trách nhiệm việc thực hiện cải cách hành chính thuộc ngành, lĩnh vực.

Điều 31. Về cơ quan thuộc Chính phủ

Điều này sửa đổi như sau: Cơ quan thuộc Chính phủ là đơn vị sự nghiệp thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ công, không có chức năng quản lý nhà nước. 

Về nguyên tắc làm việc của Chính phủ

Bổ sung cụm từ: “Mọi hoạt động của Chính phủ, thành viên Chính phủ phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tuân thủ các quy định của pháp luật và bảo đảm quyền, lợi ích của nhân dân”. 

Các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 nêu trên có liên quan đến sửa Hiến pháp năm 1992 bao gồm các điều: 8, 56, 63, 91, 109, 112, 114, 116, 123 và thể chế hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ X và dự thảo Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng.

Tổng số lượt xem trang