Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

Chiến lược quốc phòng 10 năm của Mỹ

-Chủ Tịch Hồ Cẩm Ðào cho rằng thế lực thù địch nào đó đang muốn gây chia rẽ và Tây phương hóa Trung Quốc. (Hình: Liu Jin/AFP/Getty Images)
-Chiến lược quốc phòng 10 năm của Mỹ - (BBC)-Tổng thống Obama dự kiến sẽ công bố chiến lược quốc phòng mới đi kèm kế hoạch cắt giảm bộ binh
Hoa Kỳ sẽ cắt giảm hàng nghìn binh sĩ trong chương trình tái bố trí quốc phòng sâu rộng nhằm tiết kiệm chi tiêu quân sự trong thập niên tới nhưng sẽ chuyển hướng sang châu Á.
Ngày 5/12 Tổng thống Barack Obama và Bộ trưởng Leon Panetta dự kiến sẽ công bố tại Ngũ Giác Đài, trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ một loạt kế hoạch nhằm chấm dứt tình trạng ‘lưỡng bề thọ địch’ của quân đội Mỹ.
Trong vòng 10 năm tới, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ sẽ cắt 450 tỷ USD, và vào đầu năm 2013, một khoản cắt 500 tỷ USD nữa có thể sẽ được áp dụng.

Nhưng dù vậy, trong năm tranh cử 2012, ông Obama sẽ vẫn nhấn mạnh rằng ngân sách quân sự của Hoa Kỳ tiếp tục tăng tuy với tốc độ chậm hơn trước.
Các quan chức Mỹ, được báo chí trích lời hôm 4/12, nêu ra với truyền thông rằng tổng thống Hoa Kỳ sẽ cho cắt giảm quân lính chỉ sau khi có các báo cáo chiến lược của cấp tư lệnh lực lượng.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, Jay Carney mô tả các kế hoạch cắt giảm là “mang tính phẫu thuật”, và được biết tổng thống Obama theo dõi chặt chẽ quá trình ra quyết định.
Vào trưa thứ Năm 05/12 theo giờ Mỹ, ông Obama sẽ không công bố chi tiết về con số cắt giảm quân lính mà chỉ nhấn mạnh đến các ưu tiên mới cho chi phí quốc phòng và các quyết định cho tương lai.
Nhưng hãng Reuters đã nêu rằng các quan chức Hoa Kỳ đang xem xét cắt giảm 10-15% lực lượng Bộ binh và Thủy quân Lục chiến trong 10 năm tới, tương đương 10 nghìn quân.
Bộ binh và Thủy quân Lục chiến của Mỹ sẽ bị cắt giảm quân số
Châu Á là trọng tâm
Tương lai của quân lực Hoa Kỳ được nói là sẽ nhắm vào châu Á và chấm dứt tình trạng quân Mỹ phải chiến đấu cùng lúc trên hai mặt trận được cho là kéo dài 10 năm qua.
Cùng với kế hoạch cắt giảm bộ binh là hướng tăng cường không quân và hải quân ở châu Á.
Mùa thu năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã nêu rõ rằng châu Á sẽ là trọng tâm của chiến lược an ninh Hoa Kỳ, gồm cả mục tiêu ngăn ngừa ảnh hưởng của Trung Quốc và coi Thái Bình Dương là “ưu tiên hàng đầu”.
Nhưng theo các hãng thông tấn, sự chuyển hướng chiến lược này có cả mục tiêu nhắm vào Iran.
Theo Washington Post, ngoài hai "mối đe dọa Trung Quốc và Iran", Hoa Kỳ cũng chuẩn bị cho các biến động ở Bắc Triều Tiên.
Đổi lại, quân bộ đóng tại châu Âu và chi phí cho các chương trình vũ khí hạng nặng sẽ bị cắt, theo báo chí Hoa Kỳ.
Tại cuộc họp báo hôm nay, Tổng thống Obama dự kiến cũng sẽ chỉ ra cả các tiêu chí mới cho quốc phòng như ngăn chặn chiến tranh trên mạng Internet (cyber warfare) và nạn khủng bố.
Ngũ Giác Đài đã bàn thảo về kế hoạch rút khỏi cảnh lâm chiến một lúc hai nơi từ nhiều năm nay.
Ngay từ tháng 6/2001, Bộ trưởng Quốc phòng khi đó, ông Donald Rumsfeld nói với Quốc hội rằng chiến lược “hai cuộc chiến” là không hiệu quả.
'Thực tiễn hơn'
Khi Hoa Kỳ lâm trận cùng lúc ở cả Iraq và Afghanistan, quân lực Mỹ rơi vào cảnh thiếu quân.
Về hướng tới châu Á, Bộ trưởng Quốc phòng trước, ông Robert Gates hồi 2010 cũng đã từng phát biểu rằng: "Hoa Kỳ muốn có một sự hiện diện quân sự lớn hơn ở châu Á".
Hoa Kỳ sẽ chính thức tăng cường hải quân ở châu Á
Trên đường đến Australia để dự hội đàm an ninh thường niên hồi 11/2010, ông Gates cho biết mối quan hệ gần gũi hơn với nước Úc sẽ giúp Hoa Kỳ mở rộng vai trò của mình tại Đông Nam Á.
Ngoài ra, các quan chức Mỹ cũng nói họ quan tâm rộng rãi đến an ninh khu vực, từ Đông Bắc Á, Đông Nam Á sang đến Ấn Độ Dương.
Nay, thay đổi chiến lược sẽ chuẩn bị cho quân Mỹ chỉ tham chiến ở một nơi và đồng thời duy trì chiến dịch ở một nơi khác với mục tiêu phá thế đe dọa của đối phương thứ nhì.
Quan chức Mỹ nêu ra ví dụ gần đây để chỉ đạo cho các quyết định này.
Chẳng hạn, Hoa Kỳ nay tin rằng trong chiến sự “không nhất thiết phải có quân trên bộ liên tục,” một quan chức nói với Reuters,
Ông này cũng nói quân đội Hoa Kỳ "đang điều chỉnh chiến lược để có tính thực tiễn hơn".
Trong lúc nhiều nước đồng minh Nato ở Libya cũng gặp cảnh phải cắt giảm chi tiêu quân sự, ông Obama có thể sẽ bị phe diều hâu tại Quốc hội chỉ trích.
Trong số họ sẽ có cả những nhân vật Cộng hòa ra thách thức ông vào kỳ tranh cử tổng thống tháng 11 này.


-Trung Quốc sẽ tạo ra thay đổi lớn
CHÂU GIANG (DỊCH TỪ HOOVER INSTITUTION STANFORD UNIVERSITY) -Trung Quốc đang đứng trước hai thay đổi lớn có thể sẽ đem lại những bất ngờ: về kinh tế và chính trị.Trật tự diễn ra các thay đổi này sẽ ảnh hưởng tới các tác động của chúng. Trong mọi trường hợp, những thay đổi này sẽ xảy ra trước năm 2020.
Thay đổi về xã hội
Nền kinh tế nước này đã tăng trưởng nhanh chóng trong nhiều năm qua, hơn 30 năm với mức tăng trưởng trung bình 9%/năm, đến mức quy mô của nền kinh tế đã đưa nước này trở thành một tác nhân chính trong các lĩnh vực thương mại và tài chính, và dần dần trong lĩnh vực quân sự và chính trị. Mức tăng trưởng này không chỉ có tầm quan trọng quốc tế, mà còn tạo ra các tác động xã hội trong nước và sớm hay muộn sẽ gây ra các tác động về chính trị ở nước này.
Có một điều chắc chắn là tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc rốt cuộc sẽ dẫn tới thay đổi về chính trị. Đặng Tiểu Bình đã nói năm 1988 rằng Trung Quốc sẽ trở thành một nền dân chủ trong 50 năm, có nghĩa là "Hãy quên nó đi".
Nhưng một số người nghĩ rằng thay đổi chính trị sẽ diễn ra ngay trong thập kỷ này. Tuy nhiên, mọi chuyện không hề đơn giản (và chưa bao giờ đơn giản), có một cách lập luận khác, được thảo luận sau đây, theo đó sẽ có một cơ hội để kinh tế giảm tốc một cách đáng ngạc nhiên trong giai đoạn này.
Một số người khác cho rằng các sự kiện giả định này sẽ không diễn ra độc lập; xáo trộn về chính trị sẽ làm tổn thương nền kinh tế, và sự giảm tốc mạnh của kinh tế sẽ chắc chắn gây hậu quả tới chính trị. Tất nhiên, tác động qua lại giữa sự thay đổi về chính trị và một cú lắc kinh tế có thể chỉ là một chuyện đồn thổi.
Thời điểm ngay trước khi các sự kiện này xảy ra là năm 2015 - đủ sớm để khiến chúng ta phải chú ý - với các ảnh hưởng ngày càng tăng trong những năm tiếp theo. Nhân tố chung nối các sự kiện này lại là Trung Quốc sẽ đạt mức GDP trên đầu người 17.000 USD (theo cân bằng sức mua năm 2005). Đây là mức mà mọi quốc gia không nhiều dầu mỏ được xếp hạng "tự do một phần" hoặc  "tự do hoàn toàn" theo đánh giá của Freedom House. Một "điểm" khác để đủ đạt hạng "tự do" là trình độ giáo dục, và điểm này cũng đang được tăng cường vững chắc tại Trung Quốc. Dù ngày nay Trung Quốc đang bị xếp ở thứ hạng "không tự do", với mức tăng trưởng vẫn giữ ở 9 - 10%/năm, nhưng họ sẽ đạt tiêu chuẩn "tự do" vào năm 2015; nếu tăng trưởng giảm xuống còn 7%/năm như Thủ tướng Ôn Gia Bảo nghĩ, thì nước này sẽ đạt tiêu chuẩn "tự do" không lâu sau đó - vào năm 2017.
Khoa học đang thay đổi cách tiếp cận thông tin của người dân và khả năng họ giao tiếp với nhau. Ngày nay, khoảng 850 triệu người đang sử dụng điện thoại di động tại Trung Quốc, và trong vài năm tới, con số này sẽ lên tới hơn 1 tỉ người. Với hơn nửa triệu tin nhắn được gửi đi mỗi ngày, chính phủ không kiểm soát được việc người dân truyền bá thông tin cho nhau, tổ chức biểu tình hay cáo buộc tham nhũng. Điện thoại di động là một công cụ tổ chức cho các cuộc biểu tình lớn trong các sự kiện gây xáo trộn.
Tầm quan trọng của Internet cũng không thể phủ nhận. Hiện ở Trung Quốc có khoảng 500 triệu người sử dụng mạng Internet và con số này sẽ còn tăng mạnh, nên tác động xã hội của nó sẽ rất lớn. Việc này tạo ra một cuộc chơi giữa những người sử dụng muốn tìm kiếm thông tin, với những người viết blog, và các nhà quản lý.
Đổ vỡ về kinh tế và chính trị?
Nhưng tỷ lệ tăng trưởng cao của Trung Quốc có bền vững? Rõ ràng tỷ lệ hơn 9%/năm sẽ giảm bớt; bởi cái cây không thể cao đến tận trời và 30 năm tăng trưởng cao đã là một ngoại lệ.
Mọi người đều cho rằng sự giảm bớt sẽ diễn ra dần dần, cùng với một lực lượng lao động tăng trưởng chậm hơn, một dòng chảy nhân công chuyển từ các công việc đồng áng có năng suất thấp tới các công việc ở đô thị có năng suất cao hơn cũng ít dần, và cách tiếp cận của nước này với công nghệ thế giới.
Có một quan điểm đối lập được một số học giả đưa ra, mà gần đây là Barry Eichengreen, Kwanho Shin và Donghyun Park. Họ phát hiện ra rằng mức tăng trưởng cao tại hầu hết các nền kinh tế không xuất khẩu dầu mỏ đều đi đến một kết cục đột ngột là GDP bình quân đầu người đạt 16.740 USD (theo cân bằng sức mua năm 2005), mức tăng trưởng chậm lại từ 5,6% xuống còn 2,1%. Họ cho rằng Trung Quốc đang trên đường đạt đến mức này vào năm 2015 (hoặc 2017 nếu tăng trưởng của họ đạt 7%/năm). Cả ba học giả trên thấy rằng chỉ hai nền kinh tế phát triển nhanh nhất vượt qua mức 16.000 USD mà không gặp trở ngại gì là các thành phố - quốc gia Hong Kong và Singapore.
Lý do cơ bản là với mức GDP đó, lương của những công nhân chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp giảm, và vì vậy, lợi nhuận từ việc sử dụng công nghệ phát triển của nước ngoài cũng giảm. Góp phần gây ra sự suy giảm này sẽ là tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ thấp hơn giá trị thực rất nhiều.
Trung tâm của hiện tượng này là sự chậm lại của mức tăng năng suất. Họ viết:
Sự suy giảm diễn ra vào một thời điểm trong quá trình tăng trưởng, mà ở đó không thể thúc đẩy năng suất thêm nữa bằng cách chuyển đổi công nhân từ nông nghiệp sang công nghiệp, và ở đó lợi nhuận từ việc nhập khẩu công nghệ nước ngoài cũng giảm. Nhưng sự giảm mạnh về tăng trưởng TFP (năng suất nhân tố tổng hợp) từ mức cao bất thường hơn 3% xuống còn 0% là rất đáng chú ý.
Tuy nhiên trong bối cảnh này, Trung Quốc có một lợi thế duy nhất có thể giúp họ tăng trưởng với một tỷ lệ tốt: đó là một khu vực rộng lớn mà đầu tư vốn có thể dồn vào. Các tỉnh miền Tây của họ vừa đông dân lại nghèo.
Về điểm này, các tác giả viết: Nếu có thể tạo ra tăng trưởng kỳ diệu bên trong Trung Quốc, thì phát triển kinh tế của các tỉnh nội địa, nơi có đông dân cư hơn hầu hết các các khác và là nơi ở của phần lớn người dân Trung Quốc, thì có thể duy trì tăng trưởng quốc gia trong nhiều năm tới. Chính phủ Trung Quốc cũng đã mở rộng cơ sở hạ tầng vật chất, như đường cao tốc và đường sắt, tới các tỉnh kém phát triển để chuẩn bị cho họ trước sự chuyển đổi này.
Dù đoán biết được một sự sụt giảm bất ngờ sẽ xảy ra, nhưng hậu quả của nó sẽ là gì? Ở trong nước, các hậu quả này phụ thuộc nhiều vào sự phân chia suy giảm về mặt địa lý và trong các lĩnh vực. Trên thực tế, nhiều vốn đầu tư ở vùng duyên hải có lẽ đã ít trở lại. Điều này đúng đối với khoản đầu tư 300 tỷ USD cho đường sắt cao tốc. Liệu chính phủ có đối phó bằng việc cắt giảm một số loại đầu tư (những loại mà lẽ ra phải đầu tư trong mọi trường hợp) và khuyến khích hoạt động tiêu dùng vốn đã giảm xuống mức thấp đáng kể là 36% sản lượng, hay không? Họ đã nói là muốn làm vậy.
Rõ ràng là để ổn định, Trung Quốc cần mức tăng trưởng cao bền vững - tối thiểu 7%/năm. Dù sự tồn tại một ngưỡng kỳ diệu không đáng tin và tỷ lệ đó có thể được xem là tuyệt vời ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, nhưng mức tăng trưởng chậm lại rõ ràng sẽ gây ra những hậu quả đối với Trung Quốc, cũng như ở nước ngoài.
Ở trong nước, khả năng tăng trưởng chậm lại đặt ra nhiều câu hỏi. Ví dụ, đâu là các tác động khác nhau của tăng trưởng chậm lại đối với phân phối thu nhập? Các lĩnh vực kinh tế nào sẽ bị tác động nhiều nhất? Một bong bóng bất động sản sắp nổ tung, với tình trạng thất nghiệp gia tăng trong giới công nhân xây dựng. Điều gì sẽ xảy ra với lĩnh vực xe hơi, vốn lớn nhất thế giới với hơn 18 triệu xe được bán trong năm 2010 và dự báo chính thức sẽ đạt 50 triệu vào năm 2021? Điều gì sẽ xảy ra với thất nghiệp và tình trạng không sử dụng hết lao động, vốn đang là một vấn đề liên quan đến những sinh viên mới tốt nghiệp? Người dân sẽ phản ứng thế nào khi họ không đạt được điều mong đợi? Liệu sự không hài lòng với Đảng có gia tăng?
Về các tác động quốc tế có thể, Eichengreen và các cộng sự nói: "Theo một số ước tính, riêng Trung Quốc chiếm 30% tăng trưởng cầu toàn cầu, các nước BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) chiếm 45%, và các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển chiếm đa số tổng tài sản". Tóm lại, một sự suy giảm của Trung Quốc sẽ tác động nghiêm trọng tới tăng trưởng của thế giới.
Bị tác động rõ nhất sẽ là các nước cung cấp nguyên liệu đầu vào như Brazil, Indonesia, và Australia, và cả các nước cung cấp máy móc như Nhật Bản và châu Âu. Và vì đặc tính đa phương trong thương mại toàn cầu, lĩnh vực xuất khẩu của Mỹ cũng sẽ bị tổn thương.
Chính sách quốc phòng và ngoại giao của Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm kinh tế theo nhiều cách khác nhau. Tăng trưởng giảm đồng nghĩa với việc tiềm năng quân sự tương lai sẽ không lớn. Nước này sẽ thấy khó khăn hơn trong việc trang bị các loại vũ khí tối tân mà nhiều người cho là họ sẽ có, và Quân Giải phóng nhân dân cũng mong được sở hữu. Nếu những khó khăn của Trung Quốc đủ lớn, Đảng sẽ có thể đổ lỗi cho bên ngoài về những rủi ro này. Và mục tiêu đầu tiên sẽ là Mỹ.
Đảng đã chọn cách cố gắng tránh một sự chuyển dịch lớn có thể xảy ra bằng cách dần dần tiến hành những thay đổi chính trị từ dưới lên. Đó là điều mà Quốc dân Đảng, một thời từng là một đảng theo Lenin, đã làm ở Đài Loan. Các lựa chọn chính trị đã lần đầu tiên được đưa vào chính quyền địa phương, sau đó vào quốc hội, và cuối cùng là bầu Chủ tịch nước. Quá trình này không phải là diễn ra một cách êm xuôi, không có khó khăn.
Tương tác giữa các sự đổ vỡ
Trở lại với các ý kiến ban đầu: nhiều khả năng diễn ra thay đổi về kinh tế hoặc chính trị, hoặc cả hai, ở Trung Quốc sẽ xảy ra trước năm 2020. Nếu đúng như vậy, trật tự xảy ra hai sự kiện này có thể tạo ra một khác biệt lớn, bởi chỉ có thể đoán được các sự kiện này sẽ diễn ra như thế nào.
Nếu tự do hóa chính trị lớn diễn ra trước, thì khi đó sự suy giảm kinh tế nhẹ hơn sẽ không gây tác động chấn thương.
Nhưng nếu điều ngược lại diễn ra, nếu thay đổi kinh tế diễn ra trước thay đổi chính trị, tức là suy giảm kinh tế lớn có thể dẫn tới tự do hóa chính trị, thì hoặc một bộ phận bảo thủ sẽ thành công trong việc thắt chặt con vít, hoặc sẽ có một thời kỳ rối loạn chính trị kéo dài. Đơn giản là chúng ta không thể biết được.
Theo cách này hay cách khác, các diễn biến ở Trung Quốc trong thập kỷ tới có một khả năng ảnh hưởng lớn đến phần còn lại của thế giới - hơn nhiều trước đây và theo các cách thức hoàn toàn khác./.
  • Thông tin tác giả: Henry S. Rowen là thành viên Viện Hoover, giám đốc danh dự của Trung tâm nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương Shorenstein, và giáo sư danh dự tại Trường cao học Kinh doanh, thuộc Đại học Stanford.


-- - Quảng Ngãi: Một ngư dân thoát tay “thủy thần” sau hơn 7 giờ vật lộn trên biển(DT).
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam thăm Trung Quốc (TXVN).
Trung Quốc tăng kiểm soát báo chí  —  (BBC).  - Trung Quốc và cuộc chiến văn hóa mới (VNN/Diplomat).

-Trung Quốc lại thử nghiệm máy bay tàng hình J-20 





-Trung Quốc: Dự kiến nhân sự cấp cao khóa 18 Đảng Cộng Sản-

Vấn đề phân phối quyền lực tối cao của Trung Quốc tại Đại hội 18 Đảng Cộng sản đã trở thành điểm nóng của giới truyền thông quốc tế. Tạp chí Open của Hồng Công căn cứ vào các thông tin rò rỉ và nhận định của các chuyên gia công bố Bản danh sách 20 người sẽ lãnh đạo Trung Quốc trong 5-10 năm tới, bao gồm 9 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và 11 Ủy viên Bộ Chính trị.

Sau khi Thời báo Niu Yoóc (Mỹ) đưa ra dự đoán về nhân sự cấp cao khóa 18 của Trung Quốc, gần đây giới truyền thông còn lưu truyền một bản danh sách các nhà lãnh đạo khóa 18 của Trung Quốc có xuất xứ từ Hàn Quốc. 
Theo tạp chí Open, các phóng viên nước ngoài rất khó có thể hiểu được nền chính trị của Trung Quốc, nhưng lại thường biết lợi dụng giá trị của mình để moi lấy một số thông tin nội bộ. Bản danh sách đang được lưu truyền nêu trên gồm có 9 vị Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và 11 vị Ủy viên Bộ Chính trị, tổng cộng là 20 người. Cụ thể như sau: 
Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm:
1/ Tập Cận Bình (Phó Chủ tịch nước đương nhiệm) làm Tổng Bí thư, chờ đảm nhiệm chức Chủ tịch nước;
2/ Lý Khắc Cường (Phó Thủ tướng Thường trực đương nhiệm) làm Chủ tịch Quốc hội; 3/ Vương Kỳ Sơn (Phó Thủ tướng đương nhiệm) làm Thủ tướng;
4/ Lưu Diên Đông (Ủy viên Quốc vụ viện đương nhiệm) làm Chủ tịch Chính hiệp;
5/ Bạc Hi Lai (Bí thư Thành ủy Trùng Khánh đương nhiệm) làm phó Thủ tướng;
6/ Lưu Vân Sơn (Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương đương nhiệm) làm Ủy viên Bộ Chính trị;
7/ Lý Nguyên Triều (Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đương nhiệm) chờ đảm nhiệm chức Bí thư Ủy ban Kỉ luật Trung ương;
 8/ Lệnh Kế Hoạch (Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương đương nhiệm) chờ làm phó Chủ tịch nước và
9/ Mạnh Kiến Trụ (Bộ trưởng Công an đương nhiệm) chờ làm Bí thư Ủy ban Chính trị-Pháp luật Trung ương. 
11 vị Ủy viên Bộ Chính trị gồm:
10/ Vương Hộ Ninh (Chủ nhiệm Ban Nghiên cứu Chính sách Trung ương đương nhiệm);
11/ Tôn Chính Tài (Bí thư Tỉnh ủy Cát Lâm đương nhiệm);
12/ Doãn Úy Dân (Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Nhân lực và Bảo đảm Xã hội)
13/ Quách Kim Long (Thị trưởng Bắc Kinh đương nhiệm);
14/ Triệu Hồng Trúc (Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang đương nhiệm);
15/ Thường Vạn Toàn (Ủy viên Quân ủy Trung ương đương nhiệm);
16/ Hứa Kỳ Lượng (Tư lệnh Không quân đương nhiệm);
17/ Uông Dương (Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông đương nhiệm, chờ thay Lưu Vân Sơn làm Trưởng Ban Tuyên truyền);
18/ Trầm Dược Dược (Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương đương nhiệm);
19/ Khương Dị Khang (Bí thư tỉnh ủy Sơn Đông đương nhiệm) và 20/ Hàn Chính (Thị trưởng Thượng Hải đương nhiệm). 

Open cho rằng so với những gì tờ tạp chí đã đưa, bản danh sách này đáng được phân tích ở một số điểm như sau: 
Thứ nhất là vị trí của Lý Khắc Cường. Nhân vật này vào Thường vụ Bộ Chính trị từ Đại hội 17, là người kế cận của phái Đoàn Thanh niên, lọt vào mắt xanh của Hồ Cẩm Đào. Sau khi Giang Trạch Dân chọn Tập Cận Bình, phe Thái tử chiếm ưu thế trong vấn đề kế nhiệm. Đến nay, vị trí kế nhiệm của Tập Cận Bình trở thành vấn đề đã định, không ai có thể thách thức. Từ chỗ được bồi dưỡng làm người kế cận thứ nhất, trong Đại hội 17, Lý Khắc Cường đã chuyển sang thành lựa chọn thứ hai. Vị trí tương lai của Lý Khắc Cường là chiếc ghế Thủ tướng có thực quyền. Sau Hội nghị Trung ương 6 khóa 17 diễn ra vào trung tuần tháng 10 vừa qua, nhận thức chung về “thể chế Tập-Lý” đã hình thành. 
Nếu Lý Khắc Cường kế nhiệm chức Chủ tịch Quốc hội (hiện do Ngô Bang Quốc nắm giữ), điều đó cho thấy phe Đoàn Thanh niên tiếp tục thua thêm một nước cờ nữa trong vòng cạnh tranh chính trị lần này. Việc không bảo vệ được vị trí Thủ tướng của Lý Khắc Cường không chỉ nói lên rằng phe Hồ Cẩm Đào đã bất lực trong việc ủng hộ nhân vật này, mà còn cho thấy tình trạng hoài nghi về năng lực cầm quyền của Hồ Cẩm Đào vẫn chưa thay đổi. Vương Kỳ Sơn là quan chức đợt đầu được lựa chọn trong làn sóng trẻ hóa cán bộ sau cải cách mở cửa, có thời gian dài công tác trong lĩnh vực kinh tế, chủ trương hội nhập tiến trình quốc tế hóa, rất được phố Uôn hoan nghênh. Nếu sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc trong tương lai yếu, cần gấp tới sự giúp đỡ của bên ngoài, Vương Kỳ Sơn làm Thủ tướng sẽ tốt hơn Lý Khắc Cường. Việc Lý Khắc Cường hay Vương Kỳ Sơn làm Thủ tướng vì thế vẫn còn phải chờ tới kết quả đấu tranh giữa hai phe Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân. 
Thứ hai là việc Lưu Diên Đông vào Thường vụ Bộ Chính trị. Trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngoài Giang Thanh dựa vào sự bá quyền của Mao Trạch Đông để bước vào tầng lớp lãnh đạo tối cao, chưa ai làm được điều này. Vì thế, mọi người thông thường cho rằng khả năng Lưu Diên Đông vào Thường vụ Bộ Chính trị không phải là rất cao và không có tiền lệ. Lưu Diên Đông chỉ có thể phá vỡ tiền lệ nếu có cống hiến to lớn, được ghi vào lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Xem xét việc Lưu Diên Đông từng kinh qua chức Trưởng Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương, vị trí tới đây nhiều khả năng nhất của Lưu Diên Đông là Chính hiệp, nhưng các đời Chủ tịch Chính hiệp chưa nhân vật nào từng làm Trưởng Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương đảm nhiệm. Do đó, khả năng Lưu Diên Đông tiếp bước tiền lệ Ngô Nghi, tấn thăng làm phó Thủ tướng, là tương đối lớn. 
Tuy nhiên, Lưu Diên Đông cũng có khả năng vào Thường vụ Bộ Chính trị. Gần đây, trong một số bài báo, việc Lưu Diên Đông được xếp cùng với Lý Nguyên Triều và Lưu Vân Sơn dường như cho thấy công tác nhân sự Thường vụ Bộ Chính trị đang phát triển theo hướng có lợi cho nhân vật này. Xem xét ở khía cạnh thành tích chính trị, 9 vị Thường vụ Bộ Chính trị hiện nay cũng thường thường, không thấy nổi trội. Nhưng việc xuất hiện một nữ Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị kèm theo hi vọng giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc tạo ra ấn tượng quốc tế mạnh vẫn là một ẩn số. Được biết, có không ít nhà quan sát đánh giá cao khả năng Lưu Diên Đông vào Thường vụ Bộ Chính trị, cho rằng Lưu Diên Đông là nhân vật thuộc phái Đoàn Thanh niên, nên có thể giành điểm. 
Thứ ba là khả năng Bạc Hi Lai vào Thường vụ Bộ Chính trị. Thông thường mà nói, trong việc phân công công tác của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, quan chức cao cấp thiên tả về chính trị sẽ được sắp xếp phụ trách công tác đảng. Bạc Hi Lai có kinh nghiệm cả trong công tác hành chính lẫn ở cương vị người đứng đầu địa phương. Hơn nữa, Bạc Hi Lai từng kinh qua vị trí của một trưởng ngành (Bộ trưởng Thương mại), nên có thể nói lý lịch của nhân vật này là hoàn chỉnh, có ưu thế hơn người khác, thậm chí không loại trừ mục tiêu cuối cùng của Bạc Hi Lai là chiếc ghế Phó Chủ tịch nước. Tuy nhiên, điểm bất lợi của Bạc Hi Lai là một số cán bộ lão thành và phần tử tri thức trải qua Cách mạng Văn hóa rất phản cảm với phong cách chấp chính của nhân vật này cũng như việc Bạc Hi Lai cổ súy hát nhạc đỏ, tán tụng Mao Trạch Đông. Họ thậm chí còn cho rằng nếu Bạc Hi Lai lên nắm quyền, Đảng Cộng sản Trung Quốc sụp đổ càng nhanh hơn. Bên cạnh đó, ở Trung Quốc hiện còn tồn tại lo lắng rằng nếu Bạc Hi Lai chủ quản Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương, tiến hành tấn công xã hội đen trên toàn quốc, không biết số vụ án oan sẽ là bao nhiêu. Chỉ có điều người ta không biết những phản ứng này ở bên dưới sẽ ảnh hưởng ở mức độ nào tới quyết sách cấp cao? 
Thứ tư là liên quan tới Uông Dương. Vì tồn tại sự cạnh tranh giữa Uông Dương và Bạc Hi Lai, nên khả năng tấn thăng quyền lực và những bất đồng chính trị giữa Uông Dương và Bạc Hi Lai trở thành điểm nóng của truyền thông, thậm chí đã xuất hiện thuyết “mô hình Trùng Khánh” và thuyết “mô hình Quảng Đông”, nhận được sự quan tâm lớn của truyền thông Anh, Mỹ. Bạc Hi Lai chủ trương chia bánh công bằng, Uông Dương chủ trương trước tiên phải làm cho chiếc bánh to lên. Uông Dương cho rằng lý luận phát triển của Đặng Tiểu Bình tuyệt đối quan trọng hơn chủ nghĩa Mác-Lênin truyền thống. Ngược lại với việc tấn công các điểm đen xã hội của Trùng Khánh, Quảng Đông đồng tình với phong trào công nhân, chủ trương đàm phán với công hội, nhận được những bình luận tốt của “chủ nghĩa thực dụng”. Giới học giả còn cho rằng cuộc đấu tranh giữa Trùng Khánh và Quảng Đông là sự kéo dài của cuộc đấu tranh giữa hai đường lối trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vì thế, không có ai hoài nghi khả năng hai nhân vật đại diện cho nó là Bạc Hi Lai và Uông Dương sẽ vào Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18. 
Tuy nhiên, trong bản danh sách trên, Uông Dương không vào được Thường vụ Bộ Chính trị và xếp ở vị trí thứ 17. Về phía Trùng Khánh, tin đồn về việc Hồ Cẩm Đào khảo sát Trùng Khánh không ngừng xuất hiện (trong 9 vị Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc hiện nay, chỉ có Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo là chưa tới Trùng Khánh). Nếu xem xét việc phái tả giương oai thế lực khắp nơi, Uông Dương dường như lép vế. Nếu không vào được Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18, làm Trưởng Ban Tuyên truyền, Uông Dương sẽ giống như Lý Trường Xuân, phải đợi thêm một khóa mới vào được Thường vụ Bộ Chính trị, con đường hoạn lộ sẽ ngày càng hẹp. Uông Dương khẳng định sẽ không muốn bỏ lỡ 5 năm ở vị trí bê bối mà Lý Trường Xuân và Lưu Vân Sơn nắm giữ nhiều năm. Vị trí mà Uông Dương muốn hướng tới là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và phó Thủ tướng. 
Thứ năm là việc Lý Nguyên Triều chờ đảm nhiệm chức Bí thư Ủy ban Kỉ luật Trung ương. Lý Nguyên Triều nhiều năm làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, rất thích hợp với vị trí Bí thư Ủy ban Kỉ luật Trung ương. Từng kinh qua chức vụ tại Bộ Văn hóa, tỉnh ủy Giang Tô và Ban Tổ chức Trung ương, Lý Nguyên Triều rõ ràng là đối thủ mạnh nhất của Bạc Hi Lai. Do đó, Lý Nguyên Triều cũng có khả năng trở thành phó Chủ tịch nước. Nếu phe Hồ Cẩm Đào nhượng bộ trong vấn đề chức vụ của Lý Khắc Cường, đương nhiên sẽ phải tìm sự cân bằng ở vị trí tương lai của Lý Nguyên Triều. Bố cục “song Lý” của Hồ Cẩm Đào sớm bắt đầu từ khi Lý Nguyên Triều ở tỉnh ủy Giang Tô. 
Về khả năng Mạnh Kiến Trụ vào Thường vụ Bộ Chính trị, chờ đảm nhiệm chức Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương, theo tạp chí Open, đây là sự sắp xếp mang tính chiết trung. Bộ Công an tiếp nhận chức Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương nên là thông lệ, nhưng rõ ràng là việc này đã che phủ dư luận xuất hiện gần hai năm nay trên chính trường Bắc Kinh rằng Bạc Hi Lai có khả năng tiếp quản Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương. Là nhân vật lãnh đạo thuộc phái Thượng Hải, có khuynh hướng xử lý công tác giữ gìn ổn định mềm dẻo, Mạnh Kiến Trụ là một ứng cử viên cho chức Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương tương đối gây tranh cãi. 
Về việc Lệnh Kế Hoạch vào Thường vụ Bộ Chính trị, tạp chí Open cho rằng đây cũng là chuyện khó lý giải. Lệnh Kế Hoạch và Vương Hộ Ninh (Chủ nhiệm Ban Nghiên cứu Chính sách Trung ương) được coi là cánh tay trái và cánh tay phải của Hồ Cẩm Đào, chỉ là những quan chức đại nội, khi chủ không còn cầm quyền, nhiều khả năng không thể tấn thăng làm lãnh đạo nhà nước. 
Tạp chí Open kết luận từ nay tới Đại hội 18 còn gần một năm, việc phân phối quyền lực ở Trung Quốc chắc chắn vẫn chưa kết thúc. Do đó, danh sách Thường vụ Bộ Chính trị nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và chỉ có thể phản ánh một số động hướng nào đó trong giai đoạn hiện nay. Nếu Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18 vẫn giữ kết cấu 9 ủy viên, chí ít có hai đến ba nhân vật trong danh sách trên đứng trước nguy cơ không xác định rất lớn. 
Theo tạp chí Open (HongKong)
Thùy Anh(gt)

Điều gì chờ đợi TQ trong năm 2012? - (BBC)--Trung Quốc bước vào năm chuyển giao quyền lực với nhiều bất ổn tiềm tàng và lãnh đạo nước này đang thận trọng.
Hồ Cẩm Ðào: Thế lực thù địch muốn chia rẽ Trung Quốc

BEIJING (AP) - Chủ tịch nhà nước Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Ðào (Hu Jintao), mới đây lên tiếng báo động với các đảng viên rằng “thế lực thù địch” ở ngoại quốc đang tìm cách Tây phương hóa và chia rẽ Trung Quốc qua các ảnh hưởng văn hóa và cán bộ đảng viên phải đề cao cảnh giác về các nỗ lực này.


Tạp chí Tìm Sự Thật của đảng Cộng Sản Trung Quốc tuần này đăng tải một tóm tắt của bài diễn văn ông Hồ Cẩm Ðào đọc trước thành phần lãnh đạo đảng hồi Tháng Mười, trong đó ông nói rằng Trung Quốc đang phải đối diện với một cuộc tranh đấu gay go về chủ thuyết.
“Chúng ta phải nhìn thấy rõ rằng các thế lực thù địch quốc tế đang gia tăng âm mưu chiến lược nhằm Tây phương hóa và chia rẽ Trung Quốc, và các lãnh vực chủ thuyết cùng văn hóa đang là những nơi chúng đang nhắm tới để xâm nhập trường kỳ,” theo ông Hồ Cẩm Ðào.
Ông không nói rõ các thế lực thù địch này là ai, nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn tìm cách củng cố thế chính thống của họ trước sự bất mãn ngày càng gia tăng của dân chúng bằng cách cho rằng Trung Quốc đang trong cuộc chiến chủ thuyết và văn hóa với Tây phương.
Lời tuyên bố của ông Hồ Cẩm Ðào được coi là một phần trong nỗ lực của đảng Cộng Sản Trung Quốc nhằm chống lại lời kêu gọi cho dân chúng Trung Quốc được tự do hơn, hay đi theo các giá trị chung của thế giới như tự do phát biểu, vốn vẫn thường bị hệ thống truyền thông nhà nước coi là các khái niệm của thế giới Tây phương, không thích hợp với trường hợp đặc thù của Trung Quốc. (V.Giang)

Năm Thìn dự đoán chính sách đối ngoại Trung Quốc (TVN).- Dịch bài: Year of the Dragon predictions for China's foreign policy (AsiaOne/China Daily 15-12-11)
Các phóng viên Nhật báo Trung Quốc trong nước và ở nước ngoài đã phỏng vấn những chuyên gia cao cấp nghiên cứu về kinh tế, chính trị và quốc tế, nói về những thách thức mà nước này đối mặt trong lĩnh vực ngoại giao và các giải pháp trong năm 2012.

Năm 2011 là một năm không dễ dàng trong các vấn đề đối ngoại của Trung Quốc. Nước này đã trải qua cuộc sơ tán công dân lớn nhất từ trước tới nay khỏi một quốc gia nước ngoài, Libya, khi chiến tranh xảy ra. Trung Quốc cũng phải đối mặt với sự trở lại chiến lược của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương; hay chuyện tranh chấp hàng hải với các láng giềng châu Á. Trong khi đó, phương Tây tuy tình hình kinh tế ảm đạm nhưng lại gia tăng vị thế ngoại giao, quân sự khiến Bắc Kinh cần có phản ứng thích hợp.


Bất ổn tiếp tục kéo dài ở Trung Đông có thể làm giá dầu tăng cao cũng như đặt ra những thách thức chiến lược; những gương mặt chính trị mới nổi sau các cuộc bầu cử tại một số quốc gia lớn; và nền kinh tế thế giới ảm đạm có thể dẫn tới những hậu quả chính trị-kinh tế tiêu cực... đặt ra những áp lực thậm chí lớn hơn với ngoại giao Trung Quốc trong năm con rồng sắp tới.
Những mối quan hệ
Mặc dù Mỹ đã phủ nhận quan điểm phổ biến cho rằng, họ đang tìm cách đối trọng với một Trung Quốc đang trỗi dậy trong khu vực bằng cách "tái khởi động" chính sách châu Á - Thái Bình Dương, nhưng thế giới giờ đây đang tập trung xem xét hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hợp tác thế nào vì lợi ích của họ trong khu vực, diu trì tăng trưởng kinh tế thế giới và đảm bảo cân bằng chiến lược.
Donald Nuechterlein, nhà khoa học chính trị tại Mỹ và chuyên gia về chính sách đối ngoại Mỹ đã bình luận về chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ đăng trên trang web Daily Progress: Trung Quốc có lẽ là lợi ích quốc gia quan trọng nhất của Mỹ ngày nay và Tổng thống Mỹ, cũng như ngoại trưởng, bộ trưởng quốc phòng đang "xây dựng một liên minh gồm những nước châu Á" để ngăn chặn Trung Quốc "mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ở Đông Bắc và Đông Nam Á". Ông nói rằng, chiến lược ấy bao gồm việc Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton có chuyến công du sau cả nửa thế kỷ tới Myanmar và thoả thuận gần đây giữa Australia với Mỹ về việc triển khai lính thuỷ đánh bộ Mỹ tới căn cứ ở bờ biển phía bắc nước Úc.
Theo Peng Guang-qian, một nhà chiến lược tại Bắc Kinh, phép thử ngoại giao lớn nhất cho Trung Quốc năm tới bắt nguồn từ cảnh quan thay đổi địa chính trị khu vực mà khởi đầu là sự trở lại chiến lược của Mỹ ở vành đai châu Á-Thái Bình Dương. "Chiến lược châu Á-Thái Bình Dương mới của Mỹ là thách thức rất lớn với trật tự thế giới hiện nay, và nó hoàn toàn sẽ cơ cấu lại bối cảnh chiến lược toàn cầu, đặt ra áp lực chưa từng có trong tiền lệ với an ninh quốc gia của Trung Quốc", Peng nói.
Ông này khẳng định, sứ mệnh ngoại giao lớn nhất của Trung Quốc trong năm 2012 là "xoay xở" thế nào để sử dụng sức mạnh kinh tế và chính trị của mình đối phó với cái gọi là chính sách ngăn chặn từ Mỹ.
Bài viết đăng trên Nhật báo Trung Quốc cho rằng, chính sách châu Á - Thái Bình Dương mới của Mỹ cũng là một phần lý do đằng sau áp lực của một số nước khu vực với Trung Quốc về tranh chấp hàng hải, biến khu vực trở thành một điểm nóng ngoại giao. (Biển Đông là nơi tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và bốn quốc gia Đông Nam Á. Và trong đó, Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền lớn nhất, bao trùm hầu hết vùng biển).
Báo này viện dẫn tờ Lianhe Zaobao của Singapore trong bài bình luận đăng tháng 10 nói rằng "Mỹ đang thiết lập một liên minh trong khu vực và chơi trò ngoại giao ý thức hệ để cô lập Trung Quốc". Bình luận này khuyến cáo Trung Quốc cố gắng tránh đối đầu trực tiếp trong khi hiểu rõ bản chất chiến lược chính sách ngăn chặn từ Mỹ. Nó cũng thúc giục Trung Quốc tận dụng tối đa sức mạnh kinh tế và tăng cường quan hệ với những người chơi khác trên thế giới để đối trọng với Mỹ, tự gỡ rối những tranh chấp hiện nay.
Vương Dĩ Châu, phó hiệu trường trường Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh nói rằng, Trung Quốc nên khai thác một cách sáng tạo và tối đa hoá tài nguyên của mình để tham gia cuộc chơi tích cực hơn. Vương nhấn mạnh, sáng kiến như vậy có thể được áp dụng trong giải quyết vấn đề Biển Đông, trong sự trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ và trong thay đổi lãnh đạo Trung Đông.
Kinh tế phục hồi
Mỹ đang vật lộn để thúc đẩy một nền kinh tế tụt hậu, châu Âu rơi vào cuộc khủng hoảng nợ nghiêm trọng kể từ khi khủng hoảng tài chính tác động tới những nền kinh tế lớn trong năm 2008. Văn phòng Quản lý và Ngân sách Nhà Trắng đưa ra thông báo hồi tháng 10 rằng, tăng trưởng kinh tế năm tới sẽ ở mức 2,6 - 3,3% và tỉ lệ thất nghiệp là 8,3-9%. Điều đó có nghĩa là Mỹ sẽ tiếp tục duy trì tình trạng thâm hụt cao, thất nghiệp lớn và tăng trưởng thấp.
Duncan Freeman, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc đương đại ở Brussels nói rằng, ngoại giao kinh tế sẽ đặt ra những thách thức lớn với Trung Quốc trong năm 2012. "Khủng hoảng tiếp tục ở EU và Mỹ sẽ có ảnh hưởng quan trọng tới toàn cầu. Sẽ có yêu cầu Trung Quốc giải cứu châu Âu và vì thế cũng có thể va chạm với Mỹ. Và khi cuộc khủng hoảng ở Âu, Mỹ gia tăng, thì những yêu cầu cũng tăng theo", ông nói.
"Các vấn đề kinh tế và hậu quả khủng hoảng sẽ tiếp tục là trung tâm hoạt động chính trị toàn cầu, và Trung Quốc sẽ gặp nhiều thách thức để đóng vai trò mạnh mẽ hơn trong việc đưa ra các giải pháp sắp tới", Duncan nhấn mạnh.
Theo Vương Dĩ Châu, các nền kinh tế ảm đạm EU và Mỹ sẽ tác động tới chính sách nội địa của họ, khiến hoạt động ngoại giao hướng về phía Trung Quốc trở nên bảo thủ và bảo hộ hơn. Bởi Trung Quốc không chỉ là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mà còn là nước nắm giữ dự trữ ngoại tệ lớn.
Lí Đạo Khôi, cố vấn cho ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cảnh báo rằng, sự sụt giảm kinh tế của EU và Mỹ là lý do căn bản đằng sau những thay đổi phức tạp trong bối cảnh toàn cầu. "Kiểm soát kinh tế suy yếu của các nước phát triển đồng nghĩa với sự suy giảm kiểm soát của họ với hệ thống toàn cầu", ông Lí nói tại diễn đàn do Viện quan hệ quốc tế hiện đại thuộc Đại học Thanh Hoa tổ chức ở Bắc Kinh ngày 4/12. "Rắn thì thường không cắn, nhưng sẽ làm vậy nếu cảm thấy bị đe doạ", vị cố vấn này ví von như vậy.
Điểm nóng toàn cầu
Tình hình kinh tế và chính trị thế giới dễ bị tổn thương trong năm 2012, cùng với những cuộc bầu cử ở một số nước lớn, sẽ làm cho những vấn đề nóng trong khu vực và toàn cầu tiếp tục duy trì sự thu húttrong năm tới. Những điểm nóng khu vực có thể ảnh hưởng tới các lợi ích chiến lược của Trung Quốc - một quốc gia mà giờ đây có sự hiện diện cũng như các lợi ích chính trị, kinh tế ở khắp thế giới.
Năm 2012 có thể chứng kiến bất ổn, bạo lực gia tăng và cả những cuộc xung đột vũ trang tại Trung Đông, Bắc Phi, nơi khủng hoảng chính trị kích động một cuộc chiến quốc tế và bạo lực trong nước, như tại Libya, Tunisia, Ai Cập và Syria trong năm 2011. Trong lúc đó, các cuộc xung đột kéo dài từ lâu nay liên quan đến bán đảo Triều Tiên, vùng Vịnh cũng có thể bùng nổ nếu các cuộc đàm phán chệch hướng.
Trung Quốc cần phải chuẩn bị đầy đủ cho các hiệu ứng có thể "lan tràn" ví dụ như bất ổn kéo dài ở Trung Đông đẩy giá dầu tăng cao và đặt ra các thách thức chiến lược, Vương Dĩ Châu nói. Mark Frazier tại Đại học Oklahoma cho hay, hai trong số các thách thức ngoại giao lớn mà Trung Quốc đối mặt năm 2012 sẽ là áp lực phương Tây về vấn đề Iran và bạo lực leo thang cũng như khả năng xung đột vũ trang ở Syria.
Cuối cùng, Dennis Pamlin, giám đốc Sáng kiến Carbon thấp LHQ dự đoán, 2012 sẽ gia tăng áp lực với Trung Quốc khi nước này ở cương vị dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực. Pamlin nói: "Vai trò lãnh đạo kêu gọi là cách để các nước khác chuyển hướng tập trung từ trách nhiệm của họ". Mẫn Thanh, giáo sư quan hệ EU - Trung Quốc tại Trường châu Âu ở Bỉ nhấn mạnh, một vấn đề đặt ra với Trung Quốc là cân bằng phát triển trong nước và các trách nhiệm của họ ở bên ngoài. "Là một cường quốc trỗi dậy, Trung Quốc đối mặt với áp lực ngày càng lớn từ những nước khác về việc gia tăng trách nhiệm quốc tế. Nhưng trách nhiệm ấy lớn thế nào và trong lĩnh vực gì là điều mà Bắc Kinh phải rất chú ý", giáo sư Mẫn nói.
Theo Nghiêm Hiếu Đồng, phụ trách Viện Quan hệ quốc tế hiện đại tại Đại học Thanh Hoa thì, Trung Quốc - trong vai trò là một cường quốc thế giới - không nên chấp thuận sự trung lập hay không đưa ra một chính sách rõ ràng. "Trung Quốc sẽ không phản đối nước dẫn đầu trong các lĩnh vực mà họ có thế mạnh, nhưng cùng lúc ấy, Trung Quốc nên san sẻ nhiều hơn trách nhiệm toàn cầu ở những phương diện họ tiến bộ", ông nói.
- Dịch bài: Year of the Dragon predictions for China's foreign policy (AsiaOne/China Daily 15-12-11)
Missing Dissident Chinese Lawyer Said to Be in Remote Prison NYT -The brother of Gao Zhisheng, a prominent dissident rights lawyer who had been missing for 20 months, said Sunday that he was being held in a prison in Xinjiang.

-Nguồn: Thầy phong thủy dự đoán gì về năm 2012?
Trong khi cả thế giới đang còn tồn tại nhiều tranh luận xoay quanh ngày tận thế 21 tháng 12 năm 2012 thì người Trung Quốc với lịch âm dựa trên quy luật phong thủy lâu đời lại cho rằng, 2012 sẽ là một năm đầy hứa hẹn, tuy vẫn còn tồn tại một số muộn phiền.

Năm 2012 sẽ là một năm tốt đẹp, thầy phong thủy Quayan dự đoán. (Ảnh minh họa)


Đã có rất nhiều cuộc tranh luận và các tác phẩm nghệ thuật xoay quanh ngày tận thế của thế giới vào năm 2012 dựa trên lời tiên tri cổ xưa của nền văn hóa Maya. Theo như lời tiên tri huyền bì thì chu kì của Trái đất sẽ được bắt đầu từ ngày 11 tháng 8 năm 3114 trước công nguyên tới ngày 21 tháng 12 năm 2012. Tuy nhiên, âm lịch Trung Quốc, dựa theo quy luật phong thủy lâu đời thì năm tới sẽ là một năm đầy hứa hẹn, mặc dầu vẫn còn tồn tại một số muộn phiền.
"Nhìn chung, năm 2012 sẽ ổn định và hòa bình hơn"- thầy phong thủy Erwin Quayan tại văn phòng Deira, Dubai nhận định.
Quayan cũng cho biết năm 2012 là năm Rồng nước dựa trên chu kỳ 12 năm theo cách tính âm lịch của người Trung Quốc. Từ đó có thể xem phong thủy dựa trên sự hiện diện hay vắng mặt của năm yếu tố cơ bản của môi trường: Kim (kim loại), Mộc (cây cỏ), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất) ứng với biểu đồ ngày sinh của một con người.
"Phong thủy là một quy luật của sự hấp dẫn liên quan tới quy luật của tự nhiên, mục đích là để đạt được sự thông suốt giữa tất cả các nguồn năng lượng trong cuộc sống, đưa ra những tính toán cân bằng phù hợp với năm yếu tố cơ bản của môi trường-Quayan giải thích.
Ông cũng cho biết phong thủy có nguồn gốc từ Vastu của Ấn Độ, một môn khoa học cổ về nghệ thuật hài hòa trong kiến trúc.
Từ thời xa xưa, người Trung Quốc đã biết củng cố môn khoa học này bằng cách kết hợp với Lịch âm lịch và tất cả mọi thứ họ quan sát thấy để cải thiện cuộc sống của mình như xem xét địa hình, hướng gió...để tăng sản lượng cây trồng.
Theo Lịch âm của Trung Quốc, năm 2012 sẽ bắt đầu vào ngày 23 tháng 1 Dương lịch và những người sinh năm này sẽ cầm tinh con rồng, mang mệnh Thủy. "Năm 2012 là năm đẹp bởi theo quan niệm dân gian, rồng gặp nước là một biểu tượng tốt".
Trong khi đó, biểu đồ Sao Bay, một ngành học phụ của phong thủy, nghiên cứu về phương hướng đông, tây, nam, bắc, lại cho thấy có không năm 2012 là một năm không suôn sẻ cho lắm.
Tuy nhiên, Quayan khẳng định điều này có thể khắc phục bằng cách duy trì một cái nhìn tích cực và thông qua phong thủy, cũng như bố trí nội thất và kiểu dáng để thu hút các nguồn năng lượng tích cực.
Quan trọng hơn là "trước năm mới, mọi người phải loại bỏ những suy nghĩ và cảm giác tiêu cực, tha thứ cho những lỗi lầm và từ bỏ những thói hư, tật xấu"-thầy phong thủy Quayan nói thêm.
Cũng theo biểu đồ Sao Bay, năm 2012, vị trí trung tâm là vùng không bị ảnh hưởng bởi những chuyện phiền não như vấn đề sức khỏe, thiệt hại tài chính hay các vấn đề pháp lý.
Theo đó, Quayan nói rằng năm tới Trung Đông sẽ là nơi thu hút nhiều khách tham quan, du lịch và không có biến động chính trị như năm 2011.
Vì năm Rồng nước thiếu yếu tố kim loại nên các hoạt động xây dựng sẽ không hưng thịnh trong năm 2012.
Ngược lại, các ngành công nghiệp như ngân hàng, tài chính, bất động sản, truyền thông và thông tin liên lạc, đặc biệt là Internet, nguồn nhân lực cũng như các ngành kinh doanh nhà hàng, giải trí, thể thao...sẽ phát triển mạnh mẽ. Điều này được giải thích rằng các yếu tố môi trường đi kèm với những ngành trên rất ổn định trong năm 2012 với ngân hàng, tài chính (nước), bất động sản (đất), truyền thông và thông tin (nước), nguồn nhân lực (đất), giải trí, nhà hàng (lửa).
Năm con Rồng sẽ kết thúc vào ngày 9 tháng 2 năm 2013 dương lịch và những người cầm tinh hổ, chuột, mèo, gà, khỉ sẽ gặp may mắn trong năm này.
Sầm Hoa (Theo gulftoday)


--TIN BÀI KHÁC:
Không khí đón năm mới tại Nhật Bản--- Phà Thủ Thiêm: Trăm năm đi vào kỷ niệm (TT).  – NSƯT Ngọc Giàu xúc động chia tay bến phà Thủ Thiêm (NLĐ). - Hành trình Thiện Nhân – Kỳ 7: Hành trình của sẻ chia (TT).
Phan Thiết: Sập hàng chục nhà do biển xâm thực (TTXVN).  - Chùm ảnh: Dân bị nước ồ ạt tấn công ngày đầu năm (VTC).- “Khan hiếm các nguồn đất, nước đe dọa nhân loại” (TTXVN).- 10 câu chuyện môi trường năm 2011 (Thiennhien).- Thái Lan, CPC xây dựng đập thủy điện ở Koh Kong (TTXVN).- Trung Quốc lại phát hiện độc tố gây ung thư trong lạc, dầu ăn (VOV).-
Dân Trí
Mặc dù cơ quan điều tra từ chối cung cấp thêm danh tính của một quan chức trong vụ hai quan chức ở Sóc Trăng đánh những ván cờ bạc tỉ, tuy nhiên theo nguồn tin của báo Cần Thơ thì vị quan chức này từng làm bí thư phường. Liên quan vụ hai quan chức ở ...
Lộ thêm 1 “sếp” vụ chơi cờ bạc tỷĐài Tiếng Nói Việt Nam
Lộ thêm 1 kỳ thủ vụ ván cờ bạc tỉNgười Lao Động
Nghi vấn có thêm quan chức đánh cờ tiền tỷTiền Phong Online
cand.com---

Tổng số lượt xem trang