1- Nhận lời mời của Quốc vương Cam-pu-chia Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thăm hữu nghị cấp Nhà nước Vương quốc Cam-pu-chia, từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 12 năm 2011.
Trong cuộc hội đàm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Quốc vương Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni đã trao đổi ý kiến sâu rộng về mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Cam-pu-chia. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chào Thái Thượng hoàng Preah Bat Samdech Preah Norodom Sihanouk và Hoàng Thái hậu Norodom Monineat Sihanouk. Quốc vương Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni đã mở Quốc yến chào mừng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có các cuộc hội kiến với Samdech Akka Moha Thomma Pothisal Chea Sim, Chủ tịch Đảng Nhân dân Cam-pu-chia (CPP), Chủ tịch Thượng viện; Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen, Phó Chủ tịch CPP, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Cam-pu-chia; quyền Chủ tịch Quốc hội Cam-pu-chia Nguôn Nhel; thăm Samdech Preah Akka Maha Sangharajah Dhipati Tep Vong, Vua sư dòng Dhamma Mahanikaya và Samdech Preah Abhisiri Mahasangharajah Bour Kry, Vua sư dòng Dhammayuttnikaya; tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Cam-pu-chia – Việt Nam.
Trong chuyến thăm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến dâng hoa tại Đài Độc lập và Đài Kỷ niệm Hữu nghị Việt Nam – Cam-pu-chia; thăm một số cơ sở kinh tế, văn hóa ở Thủ đô Phnôm Pênh và tỉnh Xiêm-riệp; thăm và nói chuyện thân mật với cán bộ Đại sứ quán Việt Nam, đại diện các doanh nghiệp, lưu học sinh và cộng đồng người Việt Nam ở Cam-pu-chia.
2- Trong không khí thắm tình đoàn kết hữu nghị, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Quốc vương Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni và các Nhà lãnh đạo Cam-pu-chia đánh giá cao và nhiệt liệt chúc mừng những thành tựu to lớn, toàn diện, có ý nghĩa lịch sử mà nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia đã đạt được trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước; cảm ơn sâu sắc về sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn, kịp thời và có hiệu quả mà lãnh đạo và nhân dân hai nước đã dành cho nhau trong đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ tin tưởng rằng, dưới sự trị vì anh minh của Quốc vương Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni và sự lãnh đạo sáng suốt của Chính phủ Hoàng gia Cam-pu-chia, nhân dân Cam-pu-chia sẽ tiếp tục giành được những thành tựu mới, to lớn hơn nữa trong công cuộc phát triển đất nước, tổ chức thành công cuộc bầu cử Thượng viện, Hội đồng xã - phường năm 2012 và cuộc bầu cử Quốc hội năm 2013, góp phần xây dựng Vương quốc Cam-pu-chia phát triển phồn vinh.
Quốc vương Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni và các nhà lãnh đạo Cam-pu-chia bày tỏ tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu mới, to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3- Hai bên bày tỏ vui mừng và tự hào về mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa hai nước ngày càng phát triển sâu rộng, thiết thực và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực. Hai bên một lần nữa khẳng định tiếp tục giữ gìn, phát huy và truyền tiếp cho các thế hệ mai sau mối quan hệ hữu nghị truyền thống quí báu giữa hai nước, trên cơ sở các nguyên tắc nêu trong các bản Tuyên bố chung Việt Nam - Cam-pu-chia năm 1999, 2005 và năm 2009, coi đây là một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước.
4- Hai bên nhất trí tăng cường các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cấp cao; tăng cường hợp tác toàn diện giữa các cơ quan lập pháp và hành pháp hai nước; khuyến khích mở rộng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các tổ chức quần chúng và các địa phương hai nước, nhất là các địa phương có chung biên giới và giữa thế hệ trẻ hai nước.
Nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, hai bên nhất trí lấy năm 2012 là “Năm hữu nghị Việt Nam – Cam-pu-chia”.
5- Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác kinh tế và cam kết tiếp tục mở rộng, nâng cao hiệu quả, chất lượng hợp tác kinh tế cho tương xứng với với mong muốn và tiềm năng to lớn của hai nước. Hai bên đánh giá cao kết quả Kỳ họp lần thứ XII Uỷ ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật Việt Nam – Cam-pu-chia, tháng 8 năm 2011 tại Hà Nội và Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại, tháng 4 năm 2011 tại Phnôm Pênh; khẳng định quyết tâm đưa kim ngạch hai chiều tăng gấp hai lần trong 5 năm tới, đạt 5 tỷ USD; khuyến khích các doanh nghiệp hai nước hợp tác đầu tư phát triển tại các khu vực biên giới, nhất là khu vực Tam giác phát triển. Hai bên cũng nhất trí tiếp tục mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, giáo dục và đào tạo, văn hóa, nghệ thuật, y tế, du lịch và thể thao, bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động của thiên tai và các thảm họa khác.
6- Hai bên khẳng định lại chính sách không cho phép bất cứ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của nước mình để đe dọa đến an ninh của nước kia; nhất trí tăng cường hợp tác đảm bảo giữ vững an ninh chính trị; phối hợp phòng chống các loại tội phạm xuyên quốc gia, nhập cư bất hợp pháp; tiếp tục phối hợp tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Cam-pu-chia.
7- Hai bên cam kết thực hiện có hiệu quả các Hiệp ước, Hiệp định và các Thỏa thuận giữa hai nước về biên giới; một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy nhanh tiến độ công tác phân giới cắm mốc biên giới trên bộ và xây dựng đường biên giới hai nước thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững; nhất trí tiếp tục mở rộng hợp tác tuần tra chung để duy trì sự ổn định trên vùng biển giữa hai nước và giao cho hai Uỷ ban Biên giới hai nước khởi động đàm phán phân định đường biên giới trên biển.
8- Hai bên tiếp tục tạo các điều kiện thuận lợi và dành sự đối xử công bằng cho kiều dân của nhau như đối với ngoại kiều khác ở mỗi nước. Phía Việt Nam đánh giá cao và chân thành cảm ơn Chính phủ và nhân dân Cam-pu-chia về sự quan tâm tạo điều kiện hợp pháp cho người Việt Nam sinh sống ở Cam-pu-chia.
9- Hai bên đã trao đổi ý kiến về những vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm; nhất trí tăng cường hợp tác với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào xây dựng khu vực Tam giác Phát triển giữa ba nước Cam-pu-chia - Lào - Việt Nam thành khu vực hòa bình, an ninh và phát triển bền vững; tích cực tham gia xây dựng Cộng đồng ASEAN, cùng đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và các cam kết khu vực.
Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác với các nước dọc sông Mê Công để quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước sông Mê Công trên cơ sở bảo vệ môi trường và tránh tác động tiêu cực đến tất cả người dân sinh sống dọc sông Mê Công.
10- Hai bên đánh giá cao kết quả tốt đẹp và ý nghĩa sâu sắc chuyến thăm hữu nghị cấp Nhà nước của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Vương quốc Cam-pu-chia, coi đây là một sự kiện lịch sử, góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống và sự hợp tác toàn diện Việt Nam – Cam-pu-chia phát triển lên tầm cao mới.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chân thành cảm ơn Quốc vương Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni, các nhà lãnh đạo và nhân dân Cam-pu-chia đã dành cho Tổng bí thư và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam những tình cảm hữu nghị và sự đón tiếp nồng ấm. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chân thành chúc Quốc vương Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni, Thái Thượng hoàng Preah Bat Samdech Preah Norodom Sihanouk và Hoàng Thái hậu Norodom Monineat Sihanouk và các nhà lãnh đạo Cam-pu-chia dồi dào sức khỏe, trường thọ và hạnh phúc, tiếp tục góp phần tích cực vào sự thịnh vượng của Vương quốc Cam-pu-chia và tình hữu nghị mãi mãi giữa hai nước Việt Nam – Cam-pu-chia.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trân trọng mời Quốc vương
Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni, Thái Thượng hoàng Preah Bat Samdech Preah Norodom Sihanouk và Hoàng Thái hậu Norodom Monineat Sihanouk và các nhà lãnh đạo Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ Hoàng gia Cam-pu-chia sang thăm cấp Nhà nước Việt Nam. Quốc vương Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni và các nhà lãnh đạo Cam-pu-chia đã chân thành cảm ơn và vui vẻ nhận lời.
Phnôm Pênh, ngày 8 tháng 12 năm 2011-Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni, Thái Thượng hoàng Preah Bat Samdech Preah Norodom Sihanouk và Hoàng Thái hậu Norodom Monineat Sihanouk và các nhà lãnh đạo Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ Hoàng gia Cam-pu-chia sang thăm cấp Nhà nước Việt Nam. Quốc vương Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni và các nhà lãnh đạo Cam-pu-chia đã chân thành cảm ơn và vui vẻ nhận lời.
Ông Nguyễn Phú Trọng đã sang thăm Campuchia hôm 6/12. Sau Lào và Trung Quốc, đây là lần đầu tiên ông sang thăm Campuchia kể từ khi được bầu vào chức Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam.
So với những chuyến công du gần đây của giới lãnh Việt Nam tới một số nước khác, như chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc, của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Ấn Độ và Philippines, hoặc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Nhật, chuyến đi này của ông ít thu hút sự quan tâm của dư luận.
‘Chuyến thăm hữu nghị’
Ngoại trừ báo chí Việt Nam, Campuchia và Tân hoa xã (của Trung Quốc), báo chí trong khu vực hình như không đưa tin hay phân tích sự kiện này. Chẳng hạn, sau ngày đầu của chuyến thăm, các tờ nhật báo lớn của các nước ASEAN như The Straits Times (Singapore), The Nation và The Bangkok Post (của Thái Lan) hoặc The Jakarta Post (Indonesia) không đưa tường thuật, bình luận về chuyến đi.
Có thể đối với dư luận chung, chuyến đi này không có tác động gì đặc biệt, không tác động lớn lên tình hình an ninh chung của khu vực.
Về mặt chính trị, mặc dù Campuchia đã được tổ chức theo hình thức quân chủ lập hiến, đứng đầu cơ quan hành pháp là Quốc vương và có đối lập, đảng Nhân dân Campuchia (CPP) – đảng nắm quyền từ 1979 và do Thủ tướng Hun Sen lãnh đạo từ 25 năm nay – vẫn là đảng chi phối mọi sinh hoạt chính trị của nước này. Do đó, việc người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam có chuyến “thăm hữu nghị cấp nhà nước” tới Campuchia không’ có gì là ngạc nhiên.
Xét về mặt kinh tế, Campuchia cũng không phải là một đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam cũng như nhiều nước khác trong vùng.
Theo số liệu của ASEAN năm 2010, năm 2009, tổng sản lượng (GDP) của Campuchia chỉ chiếm gần 0.7 % GDP của 10 nước ASEAN. Về mậu dịch, nước này chỉ chiếm gần 0.6 % tổng mậu dịch của các nước ASEAN. Campuchia cũng thu hút rất ít vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chỉ giữ 1.3 % tổng FDI của cả khối ASEAN.
Theo số liệu của EUROSTAT (Cơ quan thống kê của EU) năm 2011, trong năm 2010, Campuchia xếp thứ 17 trong số các đối tác thương mại của Việt Nam, với kim ngạch xuất nhập khẩu trị giá hơn một tỷ euro và chỉ chiếm 0,9 % tổng mậu dịch của Việt Nam.
Củng cố quan hệ
Nhưng điều đó không có nghĩa là chuyến thăm ba ngày này của ông Nguyễn Phú Trọng cũng như quan hệ quan song phương giữa Việt Nam và Campuchia không có ý nghĩa đối với cả hai nước.
Với Campuchia, Việt Nam là một trong những đối tác kinh tế tương đối quan trọng. Theo số liệu của EUROSTAT, với kim ngạch xuất nhập khẩu trị giá gần nửa tỷ và chiếm 4.6 % tổng mậu dịch Campuchia, năm 2010 Việt Nam xếp thứ bảy trong các đối tác thương hàng đầu của Campuchia, và thứ ba (sau Thái Lan và Singapore) trong các nước ASEAN.
Đầu tư của Việt Nam vào Campuchia trong những năm gần đây cũng tăng. Ước tính đến nay, với số vốn đầu tư hơn hai tỷ đôla, Việt Nam có gần 100 dự án đầu tư tại đây trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như hàng không, ngân hàng, cao su.
Cũng như Lào và Trung Quốc, Campuchia có chung đường biên giới trên đất liền rất dài với Việt Nam (khoảng hơn 1200 km). Dù có chung đường biên giới chung dài như vậy, hai bên đã thành công trong việc phân giới cắm mốc, tránh được những tranh chấp, xung đột giữa đôi bên.
Trong khi đó, mặc dù chỉ chung đường biên giới với Thái Lan hơn 800 km, xung đột và căng thẳng liên quan đến tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia đã xảy ra trong thời gian gần đây, gây quan ngại cho nhiều nước trong khu vực.
Tăng thêm ảnh hưởng
Ngoài việc đẩy mạnh hợp tác kinh tế, an ninh và nhiễu lĩnh vực khác nhau giữa hai nước, chuyến đi cũng nhằm giúp Việt Nam tăng sự ảnh hưởng, vị thế của mình tại đây, và qua đó giảm được tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.
Dù Campuchia và Lào không phải là hai nước quan trọng xét về mắt kinh tế, nhưng vì cả Việt Nam và Trung Quốc đều muốn duy trì, củng cố ảnh hưởng của mình tại hai nước láng giềng này để giới hạn, cạnh tranh lẫn nhau, Campuchia và Lào trở nên quan trọng với Hà Nội và Bắc Kinh.
Và trong những năm qua, với thế mạnh kinh tế của Trung Quốc, xem ra Bắc Kinh đang có nhiều ảnh hưởng lên hai nước này hơn Hà Nội.
Theo một bài viết của Brian McCartan được đăng trên trang mạng của Asia Times ngày 23/08/2011, Trung Quốc là nước viện trợ lớn nhất cho Campuchia. Trung Quốc cũng là nước có vốn đầu tư lớn nhất Campuchia, với gần tám tỷ đô la cho 360 dự án khác nhau trong bảy tháng đầu của năm 2011.
Cũng theo Brian McCartan, Trung Quốc là nước có vốn đầu tư lớn nhất tại Lào năm 2010 và Lào cũng là một trong ba nước (cùng với Campuchia và Miến Điện), Bắc Kinh tìm cách gia tăng quan hệ để tạo ảnh hưởng tại Đông Nam Á.
Trong một bài viết được đăng trên trang mạng của The Diplomat, hôm 28/11, Minxin Pei cho hay trong khi hầu hết các nước tham dự Hội nghị thượng đỉnh Á Đông (EAS) ở Bali, Indonesia, trong đó có cả Nga, chỉ trích thái độ của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông, hai nước Campuchia và Miến Điện [và có thể có cả Lào] im lặng.
Thời gian gần đây, có những dấu chỉ cho thấy Miến Điện đang xa dần quỹ đạo Bắc Kinh và xích gần với Việt Nam và một số nước khác trong khu vực.
Trong bối cảnh đó, dù chính thức nói ra hay không, một trong những mục đích quan trọng của chuyến đi này của ông Nguyễn Phú Trọng là nhằm tạo thêm ảnh hưởng của Việt Nam tại Campuchia.
Với mục đích như vậy, chuyến thăm diễn ra vào lúc này cũng mang tâm quan trọng của nó vì năm tới (2012) Campuchia sẽ là nước giữ chức chủ tịch ASEAN. Và trong cương vị đó, nước này sẽ là nước tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Á Đông năm tới.
Như những gì diễn ra tại Bali vừa qua cho thấy, EAS càng ngày càng trở nên quan trọng vì có sự tham gia của Mỹ, Nga, và nhiều nước lớn khác trong khu vực. Hội nghị này cũng không còn là một nơi chỉ để “nói chuyện suông” vì nhiều vấn đề an ninh quan trọng trong khu vực, như tranh chấp Biển Đông, cũng được đề cập đến hay thảo luận trong và bên lề hội nghị.
Vì vậy, nếu củng cố được quan hệ với Campuchia và tạo thêm được ảnh hưởng với Phnom Penh, Việt Nam có thể tác động lên chương trình làm việc của ASEAN và đặc biệt Hội nghị thượng đỉnh Á Đông năm tới, để đưa vào nghị trình những vấn đề khu vực mà Việt Nam quan tâm cũng như cách giải quyết vấn đề theo hướng Hà Nội mong muốn.-Nguồn:Ảnh hưởng của Việt Nam tại Campuchia?
-
--U.S. and South Korea Renew Talks on Nuclear Technology NYT -The question for Washington is whether the South, unlike the North, should be allowed to enrich uranium and reprocess spent nuclear fuel.
------