Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

Petro Vietnam thoái 800 tỷ vốn Nhà nước, thu 0 đồng

-Petro Vietnam thoái 800 tỷ vốn Nhà nước, thu 0 đồng
Khoản thoái vốn của Petro Vietnam liên quan tới 20% vốn góp tại OceanBank...

Báo cáo của Bộ Tài chính mới công bố có đề cập tới việc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) thoái 800 tỷ đồng vốn Nhà nước, nhưng thu về 0 đồng, là nguyên nhân khiến tổng số thu từ thoái vốn Nhà nước giảm so với giá trị sổ sách.


“Mất trắng” 800 tỷ



Báo cáo về tình hình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Tài chính cho biết, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thực hiện thoái vốn đầu tư vào 5 lĩnh vực nhạy cảm là bất động sản, chứng khoán, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm và quỹ đầu tư.


Trong giai đoạn 2011- 2015, các đơn vị đã thoái được trên 11.000 tỷ đồng, thu về hơn 10.700 tỷ đồng.


Về nguyên nhân số thu về giảm so với sổ sách, Bộ Tài chính cho biết, do Petro Vietnam thoái 800 tỷ đồng và Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) thoái 1,3 tỷ đồng với giá 0 đồng.


Khoản thoái vốn của Petro Vietnam liên quan tới 20% vốn góp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank). Ngân hàng này năm ngoái đã được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng.


Tại thời điểm đó, trả lời câu hỏi để “mất trắng” khoản đầu tư 800 tỷ đồng, Petro Vietnam sẽ bị xử lý trách nhiệm như thế nào, ông Đặng Quyết Tiến - Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho hay, các luật hiện hành đã quy định trách nhiệm cụ thể, nếu để xảy ra sai phạm đầu tư dẫn đến mất vốn sẽ bị xử lý nghiêm chỉnh tuỳ mức độ.


Tuy nhiên, ông Tiến cũng cho rằng: “Trên thực tế nếu tính tổng thể là có lãi, bảo toàn được vốn Nhà nước thì không thể vì một vụ việc đơn lẻ mà quy trách nhiệm. Bên cạnh đó, nếu quỹ dự phòng rủi ro khi thoái vốn thấp hơn giá trị sổ sách thì vẫn cân bằng được thì việc thoái vốn không có vấn đề gì”, ông Tiến cho biết.


Trước đó, theo chủ trương, Petro Vietnam đã nhiều lần công bố sẽ thoái vốn hoàn toàn tại OceanBank. Tuy nhiên, do muốn đảm bảo yêu cầu “thoái vốn đầu tư ngoài ngành mà vẫn bảo toàn vốn Nhà nước” nên kế hoạch này liên tục bị lùi lại.


Lo “mất ghế” sau cổ phần hoá


Báo cáo của Bộ Tài chính cũng cho thấy, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã thực hiện bán vốn tại 368 doanh nghiệp, tổng giá trị thu về xấp xỉ 7.000 tỷ đồng, gấp 2,4 lần giá trị đầu tư, thặng dư bán vốn hơn 4.000 tỷ đồng.


Bộ Tài chính cũng cho biết, nửa đầu năm nay (tính đến ngày 10/6/2016) đã có 39 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, trong đó có 6 tổng công ty gồm: Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp, Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp, Tổng công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam, Tổng công ty 36, Tổng công ty Lâm nghiệp và Tổng công ty Vật tư nông nghiệp.


Tổng giá trị thực tế của 39 doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa trên 27.000 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp hơn 21.600 tỷ đồng. Số lượng cổ phần bán đấu giá công khai từ 39 doanh nghiệp này xấp xỉ 3.900 tỷ đồng.


Cũng trong 6 tháng đầu năm nay, các đơn vị đã thoái được hơn 2.000 tỷ đồng vốn Nhà nước, thu về trên 4.100 tỷ đồng.


Theo đánh giá của Bộ Tài chính, tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và thoái vốn đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính, trọng tâm là thoái vốn tại 5 lĩnh vực nhạy cảm còn chưa đạt được như kỳ vọng.


Bộ Tài chính lý giải, nguyên nhân là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và những khó khăn của kinh tế trong nước, ảnh hưởng đến thị trường tài chính, thị trường chứng khoán làm cho nhu cầu sụt giảm.


Do đó, kế hoạch bán cổ phần ra công chúng của các doanh nghiệp cổ phần hóa không đạt được kế hoạch đề ra, tỷ lệ bán thành công chưa cao, nhiều doanh nghiệp sau bán cổ phần lần đầu vẫn còn số lượng vốn Nhà nước lớn.


Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận cán bộ ở các cấp, các ngành và các doanh nghiệp về chủ trương tái cơ cấu doanh nghiệp tuy đã có chuyển biến nhưng chưa hiểu đúng ý nghĩa quan trọng của việc tái cơ cấu doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội, còn tư tưởng e ngại, lo lắng về vị trí và vai trò lãnh đạo sau cổ phần hóa.


Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng cho biết, do đối tượng sắp xếp, cổ phần hóa hiện nay hầu hết là các có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành nghề, tài chính phức tạp nên cần có nhiều thời gian chuẩn bị, xử lý.


Mặt khác, việc thực hiện cổ phần hóa, tái cơ cấu đối với các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn cần sự tham gia của nhiều nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính và năng lực quản trị, đầu tư tốt nên cần nhiều thời gian để chuẩn bị.


-Minh bạch hoá, từ chuyện mua ngân hàng giá 0 đồng

Liệu giải pháp mua ngân hàng với giá 0 đồng mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiến hành trong thời gian qua với ba ngân hàng thương mại Xây dựng (VNCB), Đại Dương (OceanBank) và Dầu khí Toàn cầu (GPBank) có hợp lý hay không, có đảm bảo công bằng cho các bên liên quan hay không? Không ai có thể trả lời được câu hỏi này, ngoại trừ một số rất ít người trong NHNN, vì thiếu những thông tin thiết yếu làm cơ sở đánh giá.


Liệu giải pháp mua ngân hàng với giá 0 đồng mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiến hành trong thời gian qua với ba ngân hàng thương mại Xây dựng (VNCB), Đại Dương (OceanBank) và Dầu khí Toàn cầu (GPBank) có hợp lý hay không, có đảm bảo công bằng cho các bên liên quan hay không? Không ai có thể trả lời được câu hỏi này, ngoại trừ một số rất ít người trong NHNN, vì thiếu những thông tin thiết yếu làm cơ sở đánh giá.



Từ câu chuyện mua ngân hàng giá 0 đồng…
Bảng cân đối tài sản của Ngân hàng quốc gia Campuchia (NBC) cũng đã được công bố công khai và cập nhật hàng tháng từ năm 2005. Đây là thứ thông tin mà cho đến nay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa từng công bố cho người dân biết.

Đơn cử như với OceanBank. Theo các báo cáo tài chính được công bố công khai, đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán uy tín hàng đầu trên thế giới, trước khi bị mua với giá 0 đồng, ngân hàng này hoạt động tương đối tốt. Nếu đơn thuần chỉ dựa trên những thông tin công khai này thì rõ ràng các cổ đông của OceanBank đã bị Nhà nước, thông qua NHNN, “cưỡng đoạt” tài sản. Những cổ đông thiểu số bị mất tài sản mà hoàn toàn không hiểu tại sao.



Nhưng NHNN có những thông tin “mật” mà bên ngoài không biết (ngay cả công ty kiểm toán uy tín trước đó cũng thể không phát hiện ra để cảnh báo nhà đầu tư!) Dựa theo nguồn thông tin “mật” này thì OceanBank đã âm gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu và các cổ đông đã không thể đưa ra được giải pháp để khắc phục. Để đảm bảo an toàn hệ thống, NHNN quyết định mua lại ngân hàng này với giá 0 đồng, thay vì để nó phá sản. Lý lẽ mua hai ngân hàng còn lại với giá 0 đồng cũng tương tự.



Nhưng ngay cả khi các ngân hàng này đã rơi vào tình trạng âm vốn chủ sở hữu dựa trên nguồn thông tin “mật” này thì câu hỏi đặt ra là liệu có thể có giải pháp nào khác tốt hơn không? Liệu các ngân hàng này có thực sự rơi vào tình trạng phá sản hay không? Giá trị của một doanh nghiệp, đặc biệt là ngân hàng, không chỉ dựa đơn thuần trên vốn chủ sở hữu. Thương hiệu, mạng lưới khách hàng, kinh nghiệm vận hành… của doanh nghiệp mới là những thứ làm nên giá trị lâu dài của nó. Ngay cả khi bị âm vốn chủ sở hữu nhưng doanh nghiệp vẫn đảm bảo dòng tiền để trả nợ thì doanh nghiệp vẫn chưa rơi vào tình trạng phá sản. Cụ thể, theo một thông báo của NHNN, thì dự trữ thanh khoản của VNCB là 1.000 tỉ đồng, của GPBank là 3.000 tỉ đồng còn của Ocean Bank là 7.000 tỉ đồng. "Đây là khoản vốn đảm bảo chi trả cho người dân và nguồn vốn mới cho hoạt động", ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh thanh tra NHNN chia sẻ tại hội thảo "Ba năm nhìn lại tái cơ cấu và xử lý nợ xấu ngân hàng".[1]



Ngay cả khi các ngân hàng này rơi vào tình trạng mất thanh khoản thì vẫn còn có những giải pháp khác để cấp thanh khoản thay vì mua toàn bộ cổ phiếu của các ngân hàng này với giá 0 đồng. Chẳng hạn, Nhà nước mua lại nợ xấu, mua cổ phần ưu tiên, hoặc thậm chí mua lại cổ phần của các cổ đông lớn với giá 0 đồng để có quyền chi phối hoặc nắm quyền điều hành. Những giải pháp này, nếu khả dĩ, rõ ràng vẫn bảo vệ được cổ đông thiểu số, vẫn đảm bảo các ngân hàng này là các ngân hàng thương mại tư nhân chứ không phải là các ngân hàng thương mại nhà nước như hiện nay.



… đến việc cần minh bạch hoá hoạt động của NHNN



Đỏi hỏi minh bạch thông tin trong câu chuyện trên có lẽ chỉ là một phần của đòi hỏi cần minh bạch hoá các hoạt động điều hành của NHNN hiện nay. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế chủ yếu bằng các chính sách tài khoá và các chính sách tiền tệ. Mọi chính sách của Nhà nước, dù mang lại lợi ích cho toàn bộ người dân hay chỉ một bộ phận dân chúng, xét đến cùng đều phải tiêu tốn một số nguồn lực từ tài sản toàn dân, từ người đóng thuế, hoặc một số người nhất định.



Chính sách tài khoá thường được dư luận quan tâm và dễ yêu cầu minh bạch hơn bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của những đối tượng bị tác động. Nếu một chính sách tài khoá có tác động tiêu cực tới một nhóm người nào đó, nó sẽ bị phản ứng tức thì. Hệ quả là, dưới áp lực của dư luận, trong những năm qua, các yêu cầu minh bạch hoạt động thu- chi ngân sách, hoạt động đầu tư công, vấn đề nợ công… đã được các cơ quan liên quan như Quốc hội, Bộ Tài chính, và Bộ Kế hoạch Đầu tư đáp ứng khá tốt và đã có những cải thiện rõ rệt.



Nhưng chính sách tiền tệ thường gây ra thiệt hại chung cho toàn bộ người dân thay vì một nhóm đối tượng cụ thể. Để đem lại lợi ích cho một nhóm nào đó, NHNN sẽ phải dùng một số nghiệp vụ, mà dễ dàng nhất là gây ra lạm phát ở quy mô nhỏ, để có nguồn lực cung ứng. Lạm phát toàn dân phải gánh chịu nhưng không người dân nào phản ứng vì nó quá nhỏ, trong khi lợi ích mang lại cho một số đối tượng cụ thể thì lại dễ nhìn thấy để ghi nhận công trạng vì nó dễ đong đếm.



Hiếm khi dư luận đặt câu hỏi NHNN lấy nguồn lực từ đâu để hỗ trợ tín dụng cho các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, xuất khẩu, các chương trình mua nhà thu nhập thấp…, để cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) hoạt động, hay cho Bộ Tài chính vay 30 ngàn tỉ đồng… Các khoản hỗ trợ này bắt buộc phải lấy từ một số nguồn nào đó nhưng người bên ngoài chỉ có thể biết được nếu như nhìn thấy được Bảng cân đối tài sản của NHNN. Chúng ta không thể đánh giá liệu các biện pháp hỗ trợ này có hiệu quả không, có công bằng không khi không được cấp những thông tin khả tín.



Chính bởi lẽ các chính sách tiền tệ gây ra những ảnh hưởng chung cho toàn bộ người dân, hoạt động của các ngân hàng trung ương cần phải rất minh bạch để cho bất cứ ai cũng có thể mổ xẻ và giám sát. Không cần phải lấy ví dụ ở các nước phát triển, Ngân hàng quốc gia Campuchia (NBC), một quốc gia vẫn được xem là lạc hậu hơn Việt Nam, cũng đã có những hành động công khai hoá hoạt động của mình từ nhiều năm nay. Vào website tiếng Anh của NBC (http://www.nbc.org.kh/english/index.php), mọi người có thể tìm thấy hầu hết các thông tin cần thiết, được cập nhật thường xuyên, để phân tích, đánh giá các hoạt động của ngân hàng trung ương này. Ngay cả Bảng cân đối tài sản của NBC cũng được công bố công khai và cập nhật hàng tháng từ năm 2005. Đây là thứ thông tin mà cho đến nay NHNN chưa từng công bố cho người dân biết.





Quay trở lại trường hợp NHNN mua lại ba ngân hàng thương mại trên với giá 0 đồng. Theo lý giải của NHNN, giải pháp này không làm tốn ngân sách một đồng nào. Có quả thực như vậy không? Thực chất, NHNN đã đứng ra bảo lãnh hoạt động tín dụng của các ngân hàng này khi các tỷ lệ an toàn không đảm bảo. Về bản chất, việc này hoàn toàn giống với việc Nhà nước đứng ra bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhà nước vay vốn. Theo đúng nguyên tắc thì các khoản bảo lãnh vay vốn của Chính phủ phải được ghi nhận và làm tăng nợ công của Nhà nước. Nhưng tại sao hoạt động bảo lãnh này của NHNN lại không bị ghi nhận làm tăng nợ công chính thức của Nhà nước? Câu trả lời có lẽ là: bởi đó là hành động của NHNN và các hoạt động của NHNN vẫn nằm trong “hộp đen”, chưa được minh bạch hoá, nên nếu có ghi nhận thì cũng chỉ ghi nhận ngoại bảng, và chẳng người dân bên ngoài nào có thể biết.
Đinh Tuấn Minh
[1] http://vinanet.vn/ngan-hang/ngan-hang-xay-dung-gpbank-va-ocean-bank-co-11000-ty-dong-du-tru-thanh-khoan-632763.html


-GPBank sẽ bị mua lại với giá 0 đồng?Người Đưa Tin

Sau sự ra đi của VNCB và OceanBank, nhiều người e ngại rằng, GPBank sẽ đi theo “vết xe đổ” của 2 người hàng xóm trước đó.
Với những màn “trình diễn” ấn tượng của các ngân hàng lớn, sự tham gia của các nhà băng ngoại, màn “đổ vỡ” của các ngân hàng yếu kém cũng như những cuộc “hôn nhân” chênh lệch…., tất cả đã tạo nên một năm sôi động hơn bao giờ hết của ngành Ngân hàng.


Cách đây 2 tháng, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã ra quyết định mua lại bắt buộc toàn bộ vốn cổ phần của Ngân hàng Xây dựng (VNCB) với giá 0 đồng, trở thành chủ sở hữu 100% vốn điều lệ của VNCB, chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông đối với các cổ đông hiện hữu.
Đây được coi là phát súng đầu tiên bắt đầu quá trình thanh lọc các ngân hàng yếu kém, làm ăn thua lỗ của NHNN.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình từng tuyên bố: “Giai đoạn để cho các ngân hàng tự nguyện tái cơ cấu đã qua. Đã đến lúc các ngân hàng lớn vào cuộc, cần thiết sẽ có sự can thiệp của NHNN”.

Và mới đây nhất, phát súng thứ 2 đã được NHNN “bóp cò” khi mua lại bắt buộc toàn bộ cố phần của Ngân hàng Thương mại CP Đại Dương (OceanBank) với giá 0 đồng, chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông đối với các cổ đông hiện hữu.
   GPBank sẽ bị mua lại với giá 0 đồng? - Ảnh 1

GPBank sẽ tái cơ cấu thành công hay "về tay" NHNN với giá 0 đồng?



Sự ra đi của VNCB và OceanBank đã khiến mọi ánh mắt đổ dồn về phía Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank). Nhiều người e ngại rằng, GPBank sẽ là cái tên tiếp theo nằm trong “chiến dịch” 0 đồng của NHNN.

Tuy nhiên, trái với nhiều dự đoán rằng GPBank sẽ “buông xuôi” cho số phận, những tuyên bố gần đây của lãnh đạo GPBank đang cho thấy ngân hàng này sẽ dồn tất cả những gì còn lại để có một cú “lội ngược dòng” ngoạn mục.

Cụ thể, ông Phạm Quyết Thắng, Tổng giám đốc GP.Bank cho hay: “Thời gian vừa qua, ngoài các đối tác nước ngoài cũng có nhiều đối tác trong nước đến tìm hiểu và họ đã nhận thấy GPBank là ngân hàng ổn định, có những nền tảng cơ bản rất tốt nên đã quyết định đầu tư vào”.

Theo đó, GPBank cũng đã tiến hành lựa chọn được các đối tác trong nước là các cá nhân, doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế, có khả năng và kinh nghiệm quản lý, điều hành.

Ông Thắng khẳng định với quyết tâm tái cơ cấu của ban lãnh đạo ngân hàng cùng với sự trợ giúp đắc lực từ các đối tác chiến lược này, GPBank sẽ sớm hoàn thành công cuộc tái cơ cấu ngân hàng theo như chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

“Phương án của chúng tôi tuân thủ đúng theo chủ trương tái cơ cấu của Ngân hàng Nhà nước. Do đó, với quyết tâm của các bên và dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng phương án tái cơ cấu của Ngân hàng Nhà nước, tôi tin tưởng mọi công việc sẽ hoàn tất trong thời gian tới”, ông Thắng đưa ra thông tin đáng chú ý.

Với những thông tin trên, có thể thấy rằng, GPBank đang nỗ lực hết mình nắm lấy cơ hội cuối cùng để tự thân đứng dậy và tránh đi vào “vết xe đổ” của 2 người hàng xóm trước đó.

Liệu GPBank sẽ tái cơ cấu thành công, khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường hay sẽ là cái tên thứ 3 “về tay” NHNN với giá 0 đồng?
GPBank là 1 trong 9 ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu từ năm 2012. Trong thời gian qua, 8 trong số 9 ngân hàng đã tái cơ cấu thành công, chỉ còn duy nhất GPBank vẫn chưa có phương án khả thi.
Theo kế hoạch ban đầu, nhà điều hành dự kiến GPBank sẽ được xử lý thông qua bán 100% vốn cho một đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, thương vụ không thành công nên hướng quốc hữu hóa mới được tính đến.
PG Bank tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười, được thành lập cuối năm 1993. Đến 31/12/2014, PG Bank có vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng, tổng tài sản khoảng 25.779 tỷ đồng, tín dụng đạt 14.507 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 168 tỷ đồng, cùng với hệ thống mạng lưới gồm 16 chi nhánh, 63 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm. PG Bank có cổ đông chiến lược là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với tỷ lệ sở hữu 40% vốn điều lệ.

ĐHCĐ OceanBank: Bán mình giá 0 đồng

PVN 'tay trắng' tại OceanBank

Thống đốc nói gì về vướng mắc trong tái cơ cấu ngân hàng?




-Sáp nhập ngân hàng: Cuộc “kết hôn” của những đôi “đũa lệch”Đài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN -​Những vấn đề về lợi ích, sở hữu chéo… khiến quá trình “kết hôn” của các ngân hàng được ví như những đôi đũa lệch. Những động thái trên thị trường thời gian qua cho thấy quá trình sáp nhập ngân hàng sẽ diễn ra nhanh chóng, là tiền đề để giải ...
18:47Liệu phép màu có xảy ra với GPBank?Cafef.vn (lời châm biếm, lời chế nhạo) (lời tuyên bố phát cho các báo) (sự đăng ký)
Liệu phép màu có xảy ra với GPBank?NDH
-Ngân hàng MHB chính thức bị xoá tên(VTC News) - Ngày 25/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký Quyết định chấp thuận sáp nhập Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) vào Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 5/5. Cùng ngày, UBCK có Giấy chứng nhận số 19/GCN-UBCK về việc đăng ký phát hành cổ phiếu để hoán đổi theo tỷ lệ hoán đổi 1:1. 



Ngân hàng MHB chính thức bị xoá tên
Ngân hàng MHB chính thức bị xoá sổ tên 
Ngày 25/4/2015, Ban chỉ đạo sáp nhập MHB vào BIDV, HĐQT, Ban điều hành BIDV và MHB đã họp, quán triệt, triển khai thực hiện sáp nhập MHB vào BIDV theo đúng Quyết định của Ngân hàng Nhà nước. Tại cuộc họp, hai bên đã thống nhất lộ trình thực hiện sáp nhập như sau:

Kể từ 5/5-10/5/2015, BIDV cử cán bộ thực hiện công tác giám sát, rà soát, chuẩn bị các nội dung để thực hiện tiếp nhận bàn giao toàn bộ hệ thốngMHB về BIDV (bao gồm Trụ sở chính, các chi nhánh, các đơn vị thành viên, trực thuộc của MHB).

Từ 11/5- 17/5/2015, sẽ thực hiện bàn giao sáp nhập MHB vào BIDV cấp cơ sở, gồm các chi nhánh, phòng giao dịch, đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc và các cấu phần hoạt động của MHB.

BIDV cũng có trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long. 

Hoàn tất các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luậtvà Bố cáo sáp nhập theo quy định của pháp luật. 

Dự kiến ngày 22/5/2015, toàn bộ công tác bàn giao MHB về BIDV sẽ được hoàn tất. MHB chịu trách nhiệm hoàn tất các thủ tục chấp dứt pháp nhân, đăng ký bố cáo chấm dứt hoạt động theo qui định. 

Đồng thời BIDV hoàn tất giao dịch hoán đổi cổ phần cho các cổ đông MHB thành cổ đông BIDV, hoàn thành việc đăng ký kinh doanh của ngân hàng sau sáp nhập. 

Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV cho biết cùng với việc sáp nhập, BIDV sẽ điều chỉnh kế hoạch kinh doanh trong giai đoạn 2015 - 2017 và cam kết sẽ kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của MHB, đặc biệt là quyền lợi của người lao động trong và sau sáp nhập.

MHB được thành lập năm 2007 với gần 240 điểm giao dịch, tập trung tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và phát triển mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong khi đó, BIDV thành lập trước đó 50 năm, có thế mạnh ở các thành phố lớn và khu công nghiệp.



-Chính phủ VN mua lại OceanBank với giá 0 đồng BBC Tiếng Việt

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ mua lại Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) với giá 0 đồng.

Đây là trường hợp thứ hai sau Ngân hàng Xây dựng (VNCB) hồi tháng Hai.

Sau khi nguyên Chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm bị bắt tháng 10 năm ngoái, .OceanBank đã liên tiếp thay chủ tịch.


Ban đầu bà Nguyễn Minh Thu lên thay ông Thắm, nhưng chỉ hai tháng sau, bà cũng bị công an bắt tạm giam.

Hiện nay người lãnh đạo ngân hàng này là ông Đỗ Thanh Sơn, nhưng mọi hoạt động chịu sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tin về thương vụ 0 đồng được loan báo tại Đại hội cổ đông thường niên của OceanBank ngày 25/4.Nguyên Chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm bị bắt tháng 10 năm ngoái

Theo truyền thông trong nước, vốn điều lệ thực của OceanBank hiện chưa đủ mức vốn pháp định 3.000 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ trở thành chủ sở hữu (100% vốn điều lệ) của OceanBank, chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông của các cổ đông hiện hữu.

Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) sẽ tham gia quản trị, điều hành OceanBank.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền tại OceanBank sẽ được đảm bảo...
Ngân hàng Đại Dương bị mua lại với giá… 0 đồngDân Trí
Vì sao NHNN mua lại Ngân hàng TMCP Đại Dương?Báo điện tử Chính phủ
Ngân hàng Nhà nước chính thức mua toàn bộ cổ phần OceanbankBaotintuc.vn


Vietnam Plus -Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online -Hà Nội Mới-

-Ba ngân hàng Việt Nam lọt TOP 100 an toàn ở châu Á- TBD

(VEF.VN) - Tạp chí tài chính The Asian Banke đã xếp OceanBank, Techcombank và MB Bank vào TOP 100 Ngân hàng có Bảng cân đối kế toán mạnh nhất Khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Tạp chí The Asian Banker - tạp chí hàng đầu Châu Á chuyên cung cấp thông tin trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương mới đây đã công bố bảng xếp hạng và điều tra hàng năm về các ngân hàng lớn nhất và mạnh nhất Khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2011.
Theo đó năm nay, Việt Nam có 3 ngân hàng lọt vào Top 100 Ngân hàng có Bảng cân đối kế toán mạnh nhất ( an toàn nhất) Khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Asia Pacific's Strongest Balance Sheet) là OceanBank, Techcombank và MB Bank.


Trong đó, OceanBank cũng nằm trong Top 500 Ngân hàng Lớn nhất Khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Asia Pacific Largest Banks).
Để xếp hạng, Tạp chí The Asian Banker căn cứ vào các tiêu chí: tài sản, quy mô, tăng trưởng bảng cân đối kế toán, rủi ro, chất lượng và thanh khoản... Mục đích chính của Bảng xếp hạng là nhằm công nhận thành tích của các ngân hàng hàng đầu tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương và được sử dụng như nguồn chỉ dẫn về độ vững mạnh của các ngân hàng.


--  (VEF).- Tăng trưởng tín dụng 2012: Làm sao tránh “kẻ ăn không hết”? (VnEconomy).
Đến tháng 3/2012, giải quyết dứt điểm thanh khoản các tổ chức tín dụng xấu(DVT).  – Thống đốc: Xử lý dứt điểm ngân hàng yếu trong năm 2012(VnEconomy).- Tỷ giá cần uyển chuyển hơn (SGTT). -- Từ Đại hội đồng cổ đông bất thường ba ngân hàng hợp nhất: Quyền cổ đông và nỗi lo minh bạch (SGTT).- VN 2011 – kinh tế khó khăn nhất từ 1991  —  (BBC).-- Một số bất cập của thị trường tài chính-tiền tệ Việt Nam (Tầm nhìn).- Về thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam trong năm 2011, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cho rằng thị trường này năm 2011 tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi những năm trước, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng tín dụng quá cao.
Vợ chồng chủ tiệm vàng bỏ trốn cùng 12 tỉ đồng-(NLĐO) - Ông Phan Đình Hậu (SN 1980) và vợ là Nguyễn Thị Châu Thảo (SN 1977, cùng trú tại A 17, đường Điện Biên Phủ, phường Thống Nhất, TP Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk), chủ tiệm vàng Kim Nga Thảo đã bỏ trốn khỏi địa phương.
Chiết khấu lớn, vấn đề không nhỏ với các quỹ của VinaCapital (CafeF). LienVietPostBank đạt hơn 1.300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (StockPlus). - LienVietPostBank đã vượt chỉ tiêu lợi nhuận (VnEconomy).-- Lực mua vàng hãm đà giảm giá (TN). - Giá vàng giảm rất mạnh (NLĐ). - Vàng rớt giá, người mua bị lừa? (VNN).-- Chứng khoán: Trò chơi nghiệt ngã sắp kết thúc (NHDMoney). - Tâm lý cắt lỗ ngắn hạn chiếm ưu thế (Vietstock).VPBank triển khai sản phẩm Tiết kiệm Trực tuyếnDoanh nghiệp xăng dầu tăng chiết khấu cho đại lý lên 400 đồng/lít (Gafin).
Tái cấu trúc: Cần đặt DNNN ở môi trường bình đẳng (TTXVN).  – Tái cấu trúc DNNN: nói dễ, làm khó! (TBKTSG). -- Vốn cho doanh nghiệp: Rất thiếu và rất… nhiều! (VnEconomy). -Vụ “Công trình khu Quảng trường Văn hóa trung tâm tỉnh Cà Mau – Chậm do thích……đấu thầu”: Công trình không còn cần thiết? (SGGP). - 10 sự kiện kinh tế nổi bật trong năm 2011 (Tầm nhìn).

Trung Quốc bênh vực tăng thuế ôtô Hoa Kỳ  —  (VOA).  – Thương mại Mỹ – Trung: Ăn miếng, trả miếng bằng thuế nhập khẩu (SGTT).- Thế giới sắp quay lại thời kỳ Đại suy thoái 1930? (ĐV).-giangle Tỷ lệ construction/GDP của VN năm 2010 là 9.5% (tính theo 1994 price), tăng liên tục từ 7.5% năm 1995. Một điiểm ngạc nhiên là nếu sử dụng current price thì tỷ lệ này luôn nhỏ hơn (chỉ là 7.3% năm 2010). Điều này có nghĩa là giá nhà đất tăng chậm hơn giá của các hàng hóa dịch vụ khác trong GDP, một điều có vẻ rất nghịch lý. -China fact of the day — Marginal Revolution -…construction accounts for about 13 per cent of the country's GDP. Here is more.

Công nghiệp Trung Quốc có sức cạnh tranh nhất thế giới
 Đồng Rupee của Ấn Độ sụt xuống mức thấp nhất so với đồng đôla - VOA -Đồng rupee của Ấn Độ tiếp tục suy yếu ngày hôm nay, giảm xuống mức thấp kỷ lục so với đồng đôla trong 4 ngày liên tiếp. Trong phiên giao dịch sáng nay, đồng rupee được qui đổi ở mức 54 rupee đổi được 1 đôla. Tiền tệ của Ấn Độ đã mất gần 20% giá trị kể từ tháng 7. Việc sụt giá này chủ yếu là do các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rút tiền ra khỏi thị trường mà họ cho là mới nổi và đầy rủi ro.Nga chính thức trở thành thành viên WTO
Đài Tiếng Nói Việt Nam
(VOV) - Bộ trưởng các nước thành viên WTO sẽ thông qua việc chính thức kết nạp Nga là thành viên mới nhất vào ngày 16/12 tới. Sau 18 năm đàm phán khó khăn, ngày 16/12, Nga cuối cùng cũng đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). ...
WTO không phải phương thuốc chữa bách bệnh nhưng thích hợp với NgaTin thời sự, Bình luận về Nga và thế giới
Nga trở thành thành viên WTO sau 18 năm đàm phánThời báo Kinh tế Sài Gòn Online
Việt Nam dự hội nghị WTO cấp bộ trưởng lần thứ 8Vietnam Plus
Nga hứa giúp 10 tỉ đô la cho khu vực đồng euro  —  (VOA). - Thị trường và Đạo đức (Kì 1) (Phạm Nguyên Trường)-Một nửa dân Mỹ là người nghèo! -.Before it became a financial malady, debt was a moral and cosmological condition. We owed the gods, our parents, the cosmos... more

-- Chính phủ Ý kêu gọi Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm các biện pháp tiết kiệm  — (VOA).------

Tổng số lượt xem trang