Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

Cần Thơ: Cán bộ đi nước ngoài đào tạo bị mất tích

--Cần Thơ:Cán bộ đi nước ngoài đào tạo bị mất tích
Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP Cần Thơ, ông Nguyễn Duy Bình, vừa cho phóng viên Tiền Phong biết, một cán bộ được thành phố Cần Thơ cử đi đào tạo tại nước ngoài theo Chương trình 150 của thành phố mất tích nhiều năm nay.

Người được cho rằng mất tích là Nguyễn Thị Ngọc Anh (sinh năm 1984), thường trú tại 266, ấp C1, xã Thạnh Thắng, huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ), nguyên nhân viên Trường Đại học Cần Thơ.

Ông Nguyễn Văn Trúc-Phó Trưởng phòng Công chức - Viên chức, Sở Nội vụ TP Cần Thơ cho biết, Nguyễn Ngọc Anh được cử đi đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ công chúng tại Trường Đại học Sydney- Úc trong thời hạn 12 tháng, bắt đầu từ tháng 7/2008.

Dự kiến, sau khi đào tạo trở về, thành phố Cần Thơ sẽ bố trí Ngọc Anh vào một trong số các vị trí như chuyên viên phụ trách kinh tế đối ngoại, phụ trách trang web của thành phố, hoặc làm việc tại cơ quan thông tin và truyền thông.

Theo ông Trúc, việc mất liên lạc được xác định vào khi kết thúc khóa đào tạo tại Úc, tức vào tháng 7/2009. Ngay sau khi mất liên lạc, Ban chỉ đạo Chương trình, Công an và Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ đã phối hợp với Đại Sứ quán Việt Nam tại Úc để tìm kiếm nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin.

Các cơ quan chức năng cũng đã liên lạc với gia đình Ngọc Anh tại Vĩnh Thạnh nhưng không thành, do gia đình của Nguyễn Thị Ngọc Anh đã di chuyển khỏi địa phương kể trên từ lúc nào không rõ. Phóng viên Tiền Phong đã liên hệ với chính quyền địa phương nơi gia đình Ngọc Anh trước đây sinh sống để tìm hiểu tình hình nhưng chưa có câu trả lời.

“Việc mất liên lạc với một cán bộ được cử đi đào tạo ở nước ngoài là trường hợp hy hữu”- ông Trúc nói, đồng thời cho biết, quá trình chọn ứng viên và đưa đi đào tạo trải qua trình chặt chẽ, có sự phối hợp quản lý giữa Ban chủ nhiệm đề án Mekong 1.000 (trực thuộc Đại học Cần Thơ), Văn phòng 150 Cần Thơ (thuộc Sở nội vụ, TP Cần Thơ), gia đình các ứng viên và Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại. Ông Trúc cho biết thêm, các cơ quan chức năng đã dừng việc tìm kiếm Ngọc Anh từ nhiều năm nay, nhất là kể từ khi Chương trình 150 kết thúc vào năm 2013.




Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, PGS.TS Hà Thanh Toàn xác nhận với Tiền Phong, trường này hiện có trên 30 cán bộ được cử đi đào tạo nước ngoài nhưng không về nước hoặc không về trường công tác sau khi kết thúc chương trình đào tạo. Trưởng phòng Tài vụ Trường ĐH Cần Thơ, ông Nguyễn Văn Duyệt cho biết hiện đang rà soát để thu hồi cho ngân sách trên 10 tỷ đồng đối với trên 30 trường hợp không trở lại trường.

Theo Trường Ca
Tiền Phong

>> Cán bộ Sở Ngoại vụ trốn ở lại Mỹ: Tự ý xuất cảnh?
>> Cán bộ Sở Ngoại vụ đi công tác nước ngoài trốn luôn không về


-Một phó phòng sở ngoại vụ đi công tác trốn ở lại Mỹ (13/08)
TT - Ông Trần Ngọc Phi Long (phó trưởng phòng hợp tác quốc tế Sở Ngoại vụ TP Cần Thơ) được cử đi công tác tại Canada nhưng tự ý tách khỏi đoàn và trốn sang Mỹ.
Ngày 12-8, nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết ông Trần Ngọc Phi Long (31 tuổi) trốn sang Mỹ từ đầu tháng 7-2014, đến nay không về lại Việt Nam. Ông Long sau đó viết thư gửi về bằng đường bưu điện cho lãnh đạo sở xin nghỉ việc.

Ông Phạm Thế Vinh, giám đốc Sở Ngoại vụ TP Cần Thơ, xác nhận thông tin này và cho biết đang phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.
Ông Vinh nói việc cho cán bộ này nghỉ sẽ được xem xét theo Luật công chức và các nghị định của Chính phủ có liên quan. 
Ông Long được xác định là cán bộ nguồn, được ưu tiên đưa đi đào tạo ở nước ngoài theo đề án 150 của TP Cần Thơ. Đây là đề án chọn ra 150 người xuất sắc, có triển vọng phát triển trong sự nghiệp, đưa đi tu nghiệp sau đại học với bằng thạc sĩ. Số tiền địa phương bỏ ra đào tạo cho ông Long khoảng 300 triệu đồng.
Theo ông Trần Phước Sơn - phó giám đốc Sở Nội vụ Cần Thơ, ông Long đi theo chương trình hợp tác của Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam mời một đại biểu của TP Cần Thơ sang Canada giao lưu, được giám đốc Sở Ngoại vụ cử đi công tác, sau đó ông Long ở lại nước ngoài. Ông Sơn nói chưa thể xác định được mục đích ở lại nước ngoài của ông Long là gì.
-Nguồn Tuổi trẻ

-Thái Nguyên: Bắt khẩn Phó Tổng giám đốc công ty thép Gia Sàng
Ngày 29/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thái Nguyên đã quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Lê Xuân Hộ, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Luyện cán thép Gia Sàng (Thái Nguyên) về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo điều 281 Bộ luật Hình sự, để phục vụ công tác điều tra vụ án.

Thực hiện khám xét khẩn cấp tại nhà riêng và nơi làm việc của Lê Xuân Hộ (tức Động, sinh năm 1965, thường trú tại tổ 4 phường Gia Sàng, thành phốThái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thái Nguyên đã thu giữ một khẩu súng ngắn dạng côn và nhiều tài liệu chứng cứ liên quan đến vụ án. 

Hiện bị can Lê Xuân Hộ đã bị dẫn giải về trại tạm giam Công an tỉnh Thái Nguyên. 

Sự việc này đã diễn ra trước sự chứng kiến của hàng nghìn người dân và công nhân Công ty cổ phần Luyện cán thép Gia Sàng.

Nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng từng được coi là "con chim đầu đàn" của ngành thép Việt Nam sau giải phóng. Đây là nơi cho ra lò mẻ thép đầu tiên của ngành thép Việt Nam ngày 1/5/1975. Nhà máy luôn được bảo vệ 24/24 giờ.

Tuy nhiên, trong vòng 2 năm qua, tại các phân xưởng của nhà máy xuất hiện các hiện tượng lạ như máy móc bị phá hoại, bị rút ruột; toàn bộ hệ thống phương tiện, máy móc, dây chuyền sản xuất của phân xưởng luyện thép, phân xưởng cán thép có giá trị hàng trăm tỷ đồng đã bị tháo dỡ và tẩu tán. Công ty cổ phần Luyện cán thép Gia Sàng đã đứng trước nguy cơ đổ nát.

Nhiều cán bộ, công nhân, bảo vệ, người lao động đã biết một số khuất tất của cán bộ lãnh đạo nhà máy khi thực hiện tẩu tán tài sản Nhà nước ra ngoài nhưng họ đều bất lực trước những lệnh cấm của “sếp”./.

-Khởi tố một số lãnh đạo Tập đoàn Thiên Thanh
(Chinhphu.vn) - Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đang thụ lý điều tra vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ Luật hình sự xảy ra tại Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 29/7/2014, Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bị can đối với: Phạm Công Danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh; Phan Thành Mai, nguyên thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh; Mai Hữu Khương, nguyên thành viên Hội đồng quản trị, phụ trách tài chính Tập đoàn Thiên Thanh.Các đối tượng trên có tham gia Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam. Theo Ngân hàng Nhà nước, trước đó, ngày 28/7/2014, để bảo đảm hoạt động ổn định, an toàn và đúng pháp luật của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam đã có các Quyết định miễn nhiệm các đối tượng trên và đồng thời thống nhất bầu, bổ nhiệm nhân sự thay thế. Từ năm 2012 cho đến nay, Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của Tổ Giám sát do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập. Sự việc trên không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam.

Bắt tạm giam các ông Phạm Công Danh, Phan Thành Mai
Dân Trí
(Dân trí) - Tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tối nay 29/7 cho biết, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đang thụ lý vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Thiên Thanh.
Bắt Chủ tịch và TGĐ Ngân hàng Xây dựng Việt Nam
Bắt tạm giam nguyên Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh Phạm Công ...
NHNN lên tiếng về vụ bắt giam lãnh đạo Ngân hàng Xây dựng Việt ...
 - -


Bộ Công thương sa thải 2 cán bộ tự ý ở lại nước ngoài
Theo nguồn tin từ Bộ Công thương ngày 29.7, từ đầu năm đến nay, Bộ đã xử lý kỷ luật 4 cán bộ, chuyên viên. Trong đó, bà N.H.G, nguyên tùy viên thương mại tại Mỹ, đã không hoàn thành thủ tục kết thúc nhiệm kỳ công tác theo quy định đã tự ý nghỉ việc ở nước ngoài và ông B.N.L, chuyên viên Vụ Chính sách thương mại đa biên, không tuân thủ quy định về việc công chức đi học ở nước ngoài đã tự ý nghỉ việc, ở lại nước ngoài. Cả hai người bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.


Một chuyên viên khác của Vụ Chính sách thương mại đa biên cũng vi phạm quy định về nghỉ phép đi nước ngoài bị áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo. Đáng chú ý, một người là Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu cơ khí thuộc Bộ Công thương cũng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách vì vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình (sinh con thứ 3).


Kỷ luật bác sĩ từ chối nhận chức phó giám đốc sở
Tiền Phong Online
Ngày 29/7, một nguồn tin cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã có quyết định kỷ luật cảnh cáo BS Hồ Phi Long, Giám đốc BV Đa khoa Nam Bình Thuận (huyện Đức Linh). 

Bác sĩ Long bị kỷ luật vì không chấp hành quyết định điều động, bổ nhiệm của UBND tỉnh.
Trước đó, ngày 10/1, chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận ban hành quyết định bổ nhiệm ông Hồ Phi Long giữ chức vụ phó giám đốc Sở Y tế. Tuy nhiên, ông Long viết đơn xin chưa nhận nhiệm vụ. Theo BS Long, lý do là vì ông muốn ở lại huyện Đức Linh để chăm sóc mẹ ông (đã già và nhiều bệnh tật).
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, sở dĩ kỷ luật cảnh cáo BS Long (trước đó Hội đồng kỷ luật của UBND tỉnh đề nghị mức khiển trách) là do ông Long với vai trò là người đứng đầu cấp ủy Đảng và chính quyền tại bệnh viện nhưng không chấp hành quyết định điều động của cấp trên.
Đây là hành vi được Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn quy định phải áp dụng kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo....
Cảnh cáo giám đốc bệnh viện “từ chối” làm phó giám đốc sở




-
"Cán bộ phải yêu nước sâu sắc": Làm sao để đong đếm?
(ĐSPL) – Liên quan đến dự thảo của Bộ Nội vụ quy định "các cán bộ quản lý cấp cao phải có lòng yêu nước sâu sắc", nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc đặt câu hỏi: “Làm sao để đong đếm được lòng yêu nước?”.
Mới đây, Bộ Nội vụ công bố Dự thảo nghị định "Quy định tiêu chuẩn chức danh quản lý của công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước", trong đó yêu cầu "các cán bộ quản lý cấp cao phải có lòng yêu nước sâu sắc".
Ngay sau đó, trong dư luận có nhiều ý kiến cho rằng, việc đưa ra tiêu chuẩn "phải có lòng yêu nước sâu sắc" là không cần thiết và không hợp lý, bởi lòng yêu nước thì không cần phải quy định.






Ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: “Làm sao để đong đếm được lòng yêu nước?”

Nhận định về vấn đề này, ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng: “Đây là tiêu chuẩn số 1 của công chức. Tuy nhiên, tôi thấy không cần thiết khi đưa ra tiêu chuẩn “phải có lòng yêu nước sâu sắc”, bởi đó vốn dĩ là một điều hiển nhiên. Cái quan trọng là làm sao để biến lòng yêu nước đó thành hành động. Nếu nói một cách chính xác hơn, thì tiêu chuẩn đó phải là trung thành, tận tụy với công vụ, phục vụ nhân dân, phục vụ nhà nước, đó mới chính là yêu nước”.
“Còn yêu nước thì người dân thường cũng yêu nước chứ nói gì đến quan chức cao cấp, và làm sao để có thể đong đếm được lòng yêu nước? Nói chung, đưa ra tiêu chuẩn trên là thừa”, ông Phúc khẳng định.
Riêng về việc quy định: Thứ trưởng phải có trình độ ngoại ngữ từ bậc 6 trở lên, ông Phúc nhận định đây là một yêu cầu khá cao và không khả thi trong bối cảnh hiện nay của nước ta.
“Cách đây 10 năm khi sửa Luật Giáo dục, tôi cũng đã đề nghị phải đưa Tiếng Anh vào trong trường đào tạo như ngôn ngữ thứ 2 thì may ra 10 năm sau chúng ta mới có thể có được đội ngũ nói và làm việc được bằng tiếng Anh. Đó là bài học thành công của các nước ASEAN khi mà họ tham gia hội nhập và quan hệ quốc tế, tạo một cơ hội thuận lợi cho việc tiếp cận nền văn minh nhân loại và thương mại thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam lại chưa thực hiện được điều đó, vì vậy, việc đặt ra một tiêu chuẩn như trên là không phù hợp. Hơn nữa, có rất nhiều lĩnh vực, nên nếu đưa ra một tiêu chuẩn nào đó thì cần phải đặt nó trong một lĩnh vực cụ thể”, ông Phúc nhấn mạnh.






Ông Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội.

Trong khi đó, TS Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội cho rằng, những quy định trong dự thảo nêu trên thực ra cũng đã được nhắc đến trong các văn bản pháp luật khác như Luật cán bộ công chức, viên chức.
“Nếu xét về góc độ lượng hóa thì rất khó để xác định hay đong đếm lòng yêu nước, và khi đưa ra một quy định của pháp luật để xem xét cá nhân nào đó có đáp ứng hay không thì phải đưa ra được một tiêu chuẩn có định lượng cụ thể chứ không phải định tính, tránh những cái chung chung quá hay những cái mà không thể kiểm nghiệm được”.
“Giả sử giờ tuyển một người và hỏi người đó rằng anh có yêu nước hay không thì chắc hẳn người ta sẽ khẳng định là có, nhưng lấy gì để có thể xác định được điều đó. Vì vậy, việc yêu nước hay không phải được thể hiện bằng hành động, ví dụ như khi đất nước có xâm lăng thì anh có tham gia tích cực hay đóng góp sức người, sức của hay ủng hộ tinh thần cho đất nước hay không”, ông Thảo đặt vấn đề.
Còn về tiêu chuẩn Thứ trưởng phải có trình độ ngoại ngữ từ bậc 6 trở lên, ông Thảo khẳng định: “Đúng là nếu xét trong xu hướng hội nhập của nước ta hiện nay thì ngoại ngữ rất quan trọng, tuy nhiên, nếu đưa ra 1 tiêu chuẩn như vậy để áp dụng cho thời điểm hiện tại thì đúng là sẽ rất khó, bởi nhiều người có kinh nghiệm thực tế, rất giỏi nhưng lại chưa thực sự giỏi ngoại ngữ. Vì vậy cần xét với từng vị trí công việc cụ thể để đưa ra quy định”.






Ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: "Nếu đưa ra các tiêu chuẩn chung chung, mơ hồ và trừu tượng thì sẽ không đem lại bất cứ kết quả gì".

Đón nhận thông tin về dự thảo của Bộ Nội vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng, ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương rất hoàn nghênh khi Bộ Nội vụ suy nghĩ đến việc đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể cho đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên, trên quan điểm cá nhân, ông Hùng cho rằng những tiêu chuẩn đó vẫn còn quá chung chung.
“Việc xây dựng tiêu chuẩn là nhằm giúp cá nhân các cán bộ căn cứ vào đó để phấn đấu, để cho người dân và tổ chức lấy đó làm căn cứ để đánh giá, vì thế, nếu đưa ra các quy định chung chung, mơ hồ và trừu tượng thì sẽ không đem lại bất cứ kết quả gì, phải làm sao để xây dựng tiêu chuẩn một cách cụ thể, công phu để nhìn vào đó người ta có thể đánh giá chính xác nhất. Bên cạnh đó, không nên đi vào những chi tiết quá vụn vặt. Ví dụ như việc yêu cầu bằng cấp đối với các chức vụ như Thứ trưởng thì không nên quá cứng nhắc. Nếu quá câu nệ bằng cấp thì chắc chắn sẽ làm nảy sinh tiêu cực, mua bán bằng cấp” – ông Hùng khẳng định.
Dự thảo cần được lấy ý kiến rộng rãi
Trao đổi với Pv báo Đời sống và Pháp luật, ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho biết: "Theo tôi, tiêu chuẩn của cán bộ cao cấp phải dựa trên 2 điểm cơ bản: tài năng và đạo đức. Nếu chỉ chú trọng các quy định về nghiệp vụ chuyên môn mà không chú ý tới đạo đức thì không được. Ngoài ra, nếu có bổ sung thì chỉ nên thêm quy định phải có năng lực quản lý".
Ông Phương cho rằng, đã là cán bộ cao cấp tất nhiên phải có tinh thần yêu nước, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Do vậy, theo tôi tiêu chuẩn yêu nước có thể có trong quy định cũng được mà không có cũng chẳng sao.
Người Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, sẵn sàng đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Đó là phẩm chất đã ngấm vào máu thịt của toàn dân chứ không chỉ riêng lãnh đạo cấp cao. Vì thế đưa quy định đó vào là không cần thiết.
Về quy định cán bộ cấp cao phải trung thực, không cơ hội, ông Phương nhận định, để đánh giá được việc này phải theo dõi quá trình công tác của cá nhân đó. Quy định như thế là được vì đánh giá con người phải có tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng.
"Thế nhưng, như tôi đã nói ở trên chỉ cần quy định cán bộ phải có đạo đức là được bởi đạo đức bao gồm cả tính trung thực, không cơ hội… Tất nhiên phạm trù đạo đức khá rộng, quy định thế thì khá chung chung, nhưng nếu không vậy thì lại thành ra thiếu", ông Phương cho hay.
Liên quan đến quy định về trình độ ngoại ngữ của các cán bộ cấp cao như Thứ trưởng, ông Phương bình luận: "Thứ trưởng mà yêu cầu trình độ ngoại ngữ cấp bậc 6 như thế là chưa hợp lý, chưa phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Với thứ trưởng, ngoài năng lực chuyên môn, đạo đức thì năng lực quản lý là quan trọng chứ còn trình độ ngoại ngữ thì ở mức độ nào đó thấp hơn là phù hợp.
Muốn thực hiện được việc này phải có lộ trình tức là sau khoảng bao nhiêu năm nữa chúng ta sẽ đạt được chuẩn trên chứ hiện tại không thể áp dụng ngay được".
Theo ông Phương, Bộ Nội vụ nên phổ biến và lấy ý kiến rộng rãi ở các cấp, ngành, các lĩnh vực, các đối tượng và cả các nhà khoa học, người dân để có tiếng nói thống nhất. Nếu chỉ dựa vào ý kiến chủ quan của ai đó thì khi ban hành sẽ có nhiều luồng dư luận trái chiều.



Bộ Nội vụ vừa công bố Dự thảo nghị định "Quy định tiêu chuẩn chức danh quản lý của công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước" để lấy ý kiến đóng góp.

Theo dự thảo, 3 tiêu chuẩn chung cho các chức danh quản lý gồm: thứ nhất, có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Hai là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; có ý thức tổ chức kỷ luật; trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

Ba là có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.




Công chứng viên phải trung thành với Tổ quốc
Dự thảo luật Công chứng sửa đổi do Bộ Tư pháp xây dựng

Tổng số lượt xem trang