Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

Giá điện cho ngành thép và xi măng: Phải tính lại

(TBKTSG) - Theo Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, chỉ tính riêng năm 2010 ngành điện đã bao cấp cho ngành sản xuất thép và xi măng lên đến 2.547 tỉ đồng, chưa kể hai ngành này được mua than với giá thành chỉ bằng 57-63% giá xuất khẩu. Một cuộc “chấn chỉnh” về giá đầu vào cho các ngành sản xuất đã được nêu ra từ rất lâu nhưng đến nay vẫn chưa làm được.
Sự bất hợp lý đã tồn tại quá lâu
Để giải trình với đông đảo cử tri cả nước về số lỗ của ngành điện năm 2010 giữa tuần trước, Bộ trưởng Huệ bắt đầu bằng câu chuyện bù chéo trong các ngành sản xuất cơ bản ở Việt Nam. Giá than hiện bán cho ngành điện chỉ bằng 57-63% giá xuất khẩu (không phải giá tiêu thụ như ông Huệ nói ở nghị trường - NV).

Hai ngành sản xuất tiêu tốn điện năng là sản xuất thép và xi măng còn được bao cấp nhiều hơn. Ông Huệ dẫn lại kết quả kiểm toán năm 2010, ngành thép và xi măng tiêu thụ hơn 11% tổng lượng điện thương phẩm (982 triệu kWh) nhưng giá điện phải trả chỉ có 914 đồng/kWh, trong khi giá thành sản xuất điện năm 2010 là 1.180 đồng/kWh (theo công bố của Bộ Công Thương). Ngành điện đã bao cấp chéo cho sản xuất thép, xi măng lên đến 2.547 tỉ đồng, trong đó các liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sản xuất thép đã được “bao cấp” hơn 506 tỉ đồng.
Ngành điện đã bao cấp chéo cho sản xuất thép, xi măng lên đến 2.547 tỉ đồng, trong đó các liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sản xuất thép đã được “bao cấp” hơn 506 tỉ đồng.
Chính vì giá điện chưa được tính đủ nên liên tục trong những năm gần đây các nhà đầu tư nước ngoài đã tận dụng cơ hội này để đầu tư sản xuất thép và Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất thép giá rẻ để xuất khẩu. “Chúng ta phải khắc phục tình trạng này trong quá trình điều hành về giá”, người đứng đầu Bộ Tài chính mong muốn.
Ngay sau khi nghe ý kiến của Bộ trưởng Huệ, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Hữu Quang đã phản ứng ngay tại nghị trường: “Vậy có nên khuyến khích xuất khẩu [thép và xi măng] khi mà giá thành của sản phẩm chưa phản ánh thực chất và đầy đủ chi phí đầu vào?”.
Trao đổi thêm với TBKTSG, ông Quang nói rằng, việc doanh nghiệp sản xuất xi măng, thép được lợi nhờ giá điện, giá than rẻ thì đã rõ. Kinh nghiệm nhiều năm làm lãnh đạo ở Tổng công ty Xi măng Việt Nam cho ông thấy Việt Nam hiện mua điện của Trung Quốc với giá khoảng 1.400 đồng/kWh nhưng bán cho các ngành sản xuất như xi măng bình quân chưa đầy 1.000 đồng. Than bán cho ngành sản xuất xi măng hiện chỉ khoảng 1,7 triệu đồng/tấn nhưng giá than xuất khẩu là gần 3 triệu đồng/tấn dẫn đến chuyện xuất lậu than không ngừng tại vùng biên giới. Trong khi về nguyên tắc điều hành chỉ tạm thời chấp nhận mua điện giá cao, bán dưới giá thành hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp đảm bảo an sinh xã hội.
Ông Quang nói: “Khi còn làm ở Tổng công ty Xi măng, tôi đã từng nhiều lần đề nghị hạn chế xuất khẩu xi măng và clinker vì giá xuất khẩu thấp hơn giá trong nước. Doanh nghiệp có lợi nhưng Nhà nước cũng không được gì và các đối tượng mà Nhà nước cần trợ cấp, đảm bảo an sinh xã hội càng không được lợi gì”. Vì vậy ông Quang đề xuất từng bước phải tính đúng, tính đủ chi phí đầu vào của hai ngành thép và xi măng để không làm méo mó các ngành sản xuất liên quan khác.
Cách đây năm tháng, Bộ Tài chính cũng đề xuất tăng thuế xuất khẩu thép lên 3% do các doanh nghiệp trong lĩnh vực này được hưởng lợi từ chi phí điện, than giá rẻ. Tuy nhiên, Hiệp hội Thép đã chấp nhận tăng giá điện theo giá thị trường hơn là tăng thuế xuất khẩu. Hiệp hội cho rằng việc tăng giá điện cũng là một cơ hội để loại bỏ các nhà sản xuất có công nghệ lạc hậu, kém đồng thời kích thích quá trình tiết kiệm năng lượng.
Từ tâm lý bao cấp đến rào cản quyền lợi
Quay trở lại vấn đề của Bộ Tài chính, tại sao cơ quan này không điều chỉnh tăng giá điện, giá than bán cho ngành thép và xi măng? Bộ trưởng Vương Đình Huệ trả lời TBKTSG: “Kịch bản tính giá điện cho từng hộ kinh doanh phải được cân nhắc trên nhiều yếu tố, từ quy định điện sản xuất thấp hơn điện sinh hoạt ra sao, giờ sản xuất cao điểm thế nào, thấp điểm ra sao. Tuy nhiên phải làm từng bước và cân nhắc lợi ích tổng thể, không đơn giản”. Như vậy có thể hiểu việc đưa giá bán điện cho hai ngành thép và xi măng về cơ chế thị trường còn chưa tới hồi kết.
Thực ra hai ngành thép và xi măng từ nhiều năm nay đã vận hành theo cơ chế thị trường, Nhà nước không độc quyền. Việc đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân và FDI khiến cho tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên khốc liệt. Cùng với nó, việc bao cấp đồng loạt về giá điện, giá than lại đang làm méo mó thị trường, khiến cho doanh nghiệp có công nghệ sản xuất tiên tiến cũng bị đánh đồng với doanh nghiệp có công nghệ thấp, lạc hậu và việc so sánh sức cạnh tranh thông qua chi phí đầu vào càng khó hơn. Mặt khác, khi Bộ Tài chính đã công bố chính thức kết quả kiểm toán việc bù lỗ đầu vào cho ngành thép, xi măng thì việc tăng giá điện, than bán cho ngành thép, xi măng là một đòi hỏi hợp lý.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận xét về sự tính toán của Bộ Tài chính đối với giá điện, giá than bán cho ngành thép và xi măng xuất phát từ tâm lý bao cấp trong đường hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hàng chục năm nay. Với mục tiêu ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp nặng làm mũi nhọn, một số ngành như thép và xi măng vốn được coi là “bánh mì” cho nền kinh tế nên được tạo nhiều điều kiện ưu ái để phát triển. “Nên khi đụng đến quyền lợi của những ngành này thì sẽ gặp nhiều rào cản”, bà Lan nói. Cũng xuất phát từ tâm lý ưu tiên phát triển bằng mọi giá từ hàng chục năm nay nên khi có nhiều ngành cạnh tranh không nổi, người ta không xác định được nên chuyển hóa ưu tiên thế nào.
Nếu ngành thép, xi măng không sử dụng hiệu quả nguồn lực từ điện, than, từ hàng loạt các ưu đãi về đất đai, chính sách... thì không có lý gì mà không tính lại giá điện, giá than dành cho họ
-Nguồn:
Giá điện cho ngành thép và xi măng: Phải tính lại 
-- Thời báo Kinh tế Sài gòn - 

-
'Nợ xấu ngân hàng khoảng 40.000 tỷ đồng: không đáng ngại'- Cafe – F.vn 
Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng phần lớn do các hành vi tham ô, tham nhũng và yếu kém trong quản trị nội bộ, tuy nhiên các khoản này đều được trích lập dự phòng rủi ro.
Tại Hội nghị phòng chống sai phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng tổ chức ngày 30/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, tính đến thời điểm hiện nay, nợ xấu trong toàn ngành ngân hàng khoảng 40.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo ông, điều này cũng không quá lo ngại. "Bởi tất cả số tiền nợ xấu này đều đã được các nhà băng trích lập dự phòng rủi ro", ông Bình nói.
Theo ông, bản thân các ngân hàng thương mại là người lo lắng nhất đến vấn đề này. Bởi nếu nợ xấu của họ cao thì việc trích lập dự phòng rủi ro sẽ lớn. Khi đó, lợi nhuận của chính nhà băng sẽ bị thu hẹp lại.
Thống đốc cũng thừa nhận, thời gian qua, có thể do áp lực về tăng trưởng tín dụng nên nhiều nhà băng đã chạy theo chỉ tiêu và tạo ra nợ xấu. "Nhưng năm nay, tăng trưởng tín dụng đến 31/12 sẽ không quá 15%. Do đó, không còn lý do gì để các nhà băng phải chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng nữa", ông Bình nói.
Đại diện thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ ra, những sai phạm trong hoạt động tín dụng ngân hàng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như, một số đơn vị ngân hàng vì sức ép lợi nhuận, sức ép thành tích nên đã nới lỏng tín dụng, bỏ qua một số trình tự, thủ tục, quy định để cho vay; không chuyển nhóm nợ theo quy chế; cho vay không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo không đủ thủ tục….
Hơn nữa, tại nhiều ngân hàng, một số thành viên Hội đồng quản trị đồng thời là những cổ đông lớn đã chi phối việc cho vay, đầu tư tài chính phù hợp với lợi ích của mình nhưng lại gây rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra, quản trị ngân hàng thiếu chuyên nghiệp, công tác quản lý cán bộ buông lỏng, chưa tận tâm với công việc.
Trước thực trạng trên, đại diện Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho rằng, về cơ bản, nhà băng đã ban hành các quy định dựa theo quy định của Nhà nước. Song song đó, ngân hàng này sẽ đưa ra hai quy định về chế độ kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động của các đơn vị trong hệ thống và quy định về giám sát đặc biệt với các dự án, khoản vay…của khách hàng.
Ngoài ra, đại diện Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước nên sớm ban hành chế độ trách nhiệm công vụ đối với cán bộ, quy định hướng dẫn các tổ chức tín dụng trong việc cho vay đảo nợ đối với khách hàng.
Trong khi đó, đại diện Eximbank nhìn nhận, nguyên nhân dẫn đến những sai phạm trong hoạt động ngân hàng là do đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ, nhân viên ngân hàng xuống cấp, xuất phát từ công tác tuyển dụng và đào tạo. Công tác quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tác nghiệp, rủi ro hoạt động nói riêng của các ngân hàng chưa đảm bảo phòng ngừa các hành vi sai phạm, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa xứng với quy mô.
Trước những nguy cơ trên, ông cho biết bản thân Eximbank đã thành lập ban chỉ đạo phóng chống tội phạm ngân hàng tại Hội sở chính và thành lập tiểu ban phòng chống tham nhũng.
Việc tổ chức riêng một bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Hội sở hoạt động theo mô hình ba cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) sẽ giúp kiểm tra, giám sát tốt hơn đối với các đơn vị kinh doanh và hạn chế được rủi ro trong trường hợp các đơn vị kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận mà lỏng lẻo trong công tác tự kiểm tra.
Cuối cùng, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ngân hàng Nhà nước sớm báo cáo Chính phủ đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại. Ông cho rằng, hiện nay Việt Nam đang chạy theo số lượng ngân hàng mà chưa chú ý đến chất lượng. Quy chế chưa chặt chẽ, công tác thanh kiểm tra của ngân hàng chưa tốt, tiêu chuẩn quản lý cán bộ còn lỏng lẻo...
"Cần phải được củng cố sớm để lấy được lòng tin của nhân dân", Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Thống đốc Bình cam kết, thời gian tới, phía Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục đưa ra nhiều Nghị định, thông tư mới, có sự quyết liệt hơn để sắp xếp lại hệ thống ngân hàng. Đồng thời, cơ quan này sẽ ký thông tư liên tịch với Bộ Công an trong việc thanh, kiểm tra giám sát các ngân hàng nhà nước.
"Bằng nguồn lực của mình, hệ thống ngân hàng cũng sẽ thành lập Quỹ khen thưởng khoảng 20 tỷ đồng tặng cho các tổ chức và cá nhân phát hiện, tố cáo những người vi phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng", ông Bình nhấn mạnh.
Theo Lệ Chi
VnExpress

Trong năm 2010 và 9 tháng đầu năm 2011, cơ quan chức năng đã xử lý 69 vụ án, khởi tố 40 vụ liên quan đến 70 cán bộ ngân hàng

Thông tin trên được nêu ra tại hội nghị chuyên đề về “Phòng chống sai phạm, tham nhũng trong hoạt động tín dụng, ngân hàng (NH)” do Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng (PCTN) tổ chức ngày 30-11 ở TPHCM. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh  sai phạm, tham nhũng trong lĩnh vực tín dụng, NH đang có chiều hướng tăng, diễn biến ngày càng phức tạp.
Tiếp tay làm “loạn” lãi suất
Khảo sát 30 vụ án xảy ra trên lĩnh vực hoạt động tín dụng, NH  giai đoạn (2007 - 2011), Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN cho biết chủ thể phạm tội trong ngành NH thời gian qua có hai nhóm: Nhóm cán bộ NH và nhóm đối tượng ngoài ngành NH. Dù là ngoài ngành nhưng để thực hiện hành vi phạm tội thì đối tượng bên ngoài đều có sự thông đồng, cấu kết và được cán bộ NH tiếp tay.
Vụ gần đây nhất là một cán bộ NH thành lập các “công ty sân sau” để thực hiện đòn bẩy tài chính, chuyển tiền, ủy thác đầu tư cho các doanh nghiệp, các cá nhân nhằm tăng trưởng quy mô giả tạo, tiếp tay cho các hoạt động đầu cơ chứng khoán, bất động sản, tín dụng đen, làm lũng đoạn thị trường. Cũng theo Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, hành vi vi phạm này rất nghiêm trọng, đã phần nào đẩy lãi suất huy động lên cao, gây khó khăn cho Chính phủ, NH Nhà nước và các cơ quan quản lý trong điều hành kinh tế vĩ mô.
Hoạt động tài chính ngân hàng lành mạnh sẽ góp phần hạn chế tiêu cực, tham nhũng.
Ảnh minh họa từ Internet
Theo đại tá Nguyễn Đức Thịnh, Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C46), trong năm 2010 và 9 tháng đầu năm 2011, Tổng cục Cảnh sát  phòng chống tội phạm đã xử lý 69 vụ án, khởi tố 40 vụ, liên quan đến 70 cán bộ NH, thiệt hại hơn 8.000 tỉ đồng nhưng số tiền thu hồi chưa được 2.000 tỉ đồng. Đại tá Nguyễn Đức Thịnh cũng cho rằng các ngành cần sớm bắt tay vào thanh tra, kiểm tra các khoản nợ xấu để tránh thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước.
Có đại biểu cho rằng phần lớn những vụ sai phạm, tham nhũng trong NH là hành vi của người có chức vụ, đa số ở các NH quốc doanh, có vốn của Nhà nước chiếm đa số…
Ngân hàng bưng bít thông tin
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sai phạm, tham nhũng trong hoạt động tín dụng, NH gia tăng là do hệ thống NH thời gian qua phát triển “nóng” về lượng nhưng còn kém về chất, quản lý và quản trị rủi ro chưa tốt. Đáng nói hơn, theo một đại biểu ngành công an, công tác thanh tra, kiểm tra của chính NH đã không phát huy tác dụng. Các NH thương mại và NH Nhà nước đều có thanh tra nhưng hầu như chưa bao giờ các NH chuyển tài liệu về tình hình sai phạm của cán bộ NH sang để cơ quan công an xử lý.
Về việc này, ông Phạm Anh Tuấn, Phó chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, cho rằng: “Vì sợ giảm uy tín trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, sợ liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu nên một số tổ chức đã e ngại tố giác vi phạm... cũng như công khai thông tin. Nhiều vi phạm trong nội bộ bị bưng bít hoặc xử lý nội bộ, không chuyển đến cơ quan chức năng xem xét, xử lý theo thẩm quyền”.
Cũng theo ông Phạm Anh Tuấn, vì chú trọng về chỉ tiêu doanh thu, một số NH đã sẵn sàng áp dụng mọi hình thức kinh doanh để thu hút khách hàng.  Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ cán bộ NH không vững về chuyên môn, nghiệp vụ và yếu kém về phẩm chất đạo đức… nên dễ bị lôi kéo, mua chuộc, từ đó dễ xảy ra phạm tội.
Sẽ xử lý mạnh tay hơn
Để ngăn chặn các hoạt động phạm pháp, theo đại tá Nguyễn Đức Thịnh, cần rà soát, điều chỉnh lại các văn bản quy định pháp luật nhằm tăng cường phối hợp quản lý và xử lý vi phạm. Cụ thể, NH Nhà nước cần điều chỉnh quy định hiện hành “khi có lệnh khởi tố vụ án thì cơ quan công an mới vào lấy hồ sơ được”; thay vào đó có cơ chế để cơ quan công an vào cuộc ngay từ đầu.
Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết tổng tài sản của các NH hiện nay đã chiếm 2,5 lần GDP, tổng dư nợ tăng 1,2 lần GDP. Với việc quản lý hệ thống ngày càng lớn mạnh như thế, trong khi nền kinh tế đang gặp khó khăn, doanh  nghiệp hoạt động kém hiệu quả, phá sản hàng loạt thì nợ xấu tăng lên là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, ông cũng nhận trách nhiệm vì thời gian qua NH Nhà nước đã quản lý chưa tốt, để nợ xấu tăng, xảy ra sai phạm, tham nhũng trong ngành NH. Ông Bình cam kết tới đây  sẽ tăng cường, giám sát và xử lý mạnh tay các hành vi vi phạm, nhất là vi phạm của cán bộ NH.

Phối hợp chặt với ngành công an
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, cho rằng các NH cần chủ động, tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng ngành công an nhằm ngăn chặn hoạt động phạm pháp ở lĩnh vực tín dụng, NH; đừng để vụ việc xảy ra rồi mới xử lý.
Bên cạnh đó, các NH cần làm tốt công tác kiểm tra, giáo dục, chú trọng khâu tuyển chọn, đề bạt cán bộ, kiên quyết loại cán bộ có dấu hiệu, hành vi  tham nhũng, xử lý nghiêm những người có trách nhiệm đứng đầu. Không thể có chuyện để thất thoát hàng ngàn tỉ đồng mà không ai bị kỷ luật gì.
Tái cấu trúc ngân hàng: Rất cấp bách
Ngày 30-11, tại Hà Nội, Học viện Tài chính đã tổ chức hội thảo tái cấu trúc NH, công ty bảo hiểm và công ty chứng khoán. Số liệu báo cáo của NH Nhà nước cho biết tính đến hết tháng 8-2011, nợ xấu của hệ thống NH thương mại chiếm 3,21%, tương đương 76.000 tỉ đồng. Trong đó, nợ nhóm 5 (nợ mất vốn) có nguy cơ tăng nhanh từ đầu quý III khiến các NH có nguy cơ mất trắng 33.000 tỉ đồng.
Trước thực trạng trên, theo TS Nguyễn Thị Mùi, Hiệu trưởng Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực thuộc VietinBank, việc tái cấu trúc NH là rất cấp bách. Theo đó, phải rà soát lại hoạt động NH và các công ty con để làm rõ mọi hoài nghi về công ty sân sau trong hoạt động NH cũng như có hay không nhóm lợi ích đứng sau gây lũng đoạn một số NH.
Sơn Nhung

-
Một trong những biện pháp tái cơ cấu NHTM là thực hiện mua bán-sát nhập. Muốn làm được việc này thì minh bạch, trung thực trong hoạt động sản xuất – kinh doanh, nợ nần là yếu tố then chốt




-Thị trường vàng: Xếp hàng mua…quả đắng! (Diễn đàn Doanh nghiệp) – Thị trường vàng lại tái diễn cảnh xếp hàng mua… “quả đắng”. Sự lúng túng của cơ quan quản lý với Nghị định quản lý, kinh doanh vàng khiến thị trường thêm rối.--

Cần thận trọng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng-(TBKTSG Online) - Các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại nhằm tránh gây xáo trộn thị trường quan trọng nhất trong nền kinh tế.
Văn phòng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng đã công bố một số thủ đoạn phạm tội đặc trưng trong hoạt động tín dụng, ngân hàng (NH).
-Quản lý chặt đầu tư ra nước ngoài sử dụng vốn nhà nước(TBKTSG Online) - Các dự án đầu tư ra nước ngoài có sử dụng vốn nhà nước sẽ được thắt chặt quản lý nếu như dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2006/NĐ-CP về đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) hiện đang lấy ý kiến đóng góp thành hiện thực.-
Từ tháng 1-2007 đến tháng 7-2011, trong toàn ngành ngân hàng đã xảy ra 94 vụ vi phạm, với tổng thiệt hại hơn 856 tỷ đồng, hơn 700.000 USD, 3.400 euro…




  .Làm sao dẹp cà phê “bẩn”? ------Trung Quốc hạ tỷ lệ dự trự bắt buộc lần đầu tiên trong ba năm-(TBKTSG Online) - Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) ngày 30-11 cho biết từ ngày 5-12 sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) ngân hàng 0,5 điểm phần trăm lần đầu tiên trong ba năm nhằm tăng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng ..


-Bất cập trong cơ chế giá điện -– Nhận diện thủ đoạn của tội phạm tín dụng, ngân hàng (PLTP). - Xử lý nợ xấu ngân hàng: Những nghịch lý (Stockbiz). Xử lý nợ xấu ngân hàng: Những nghịch lý 
-Xử lý nợ xấu ngân hàng: Những nghịch lý
(Tamnhin.net) – Nếu Ngân hàng Nhà nước buộc phải làm rõ cơ cấu của tỷ lệ nợ xấu thì vô hình trung, những hệ quả từ mối quan hệ hết sức “tế nhị” ngân hàng – DN từ nhiều năm qua sẽ được công luận và nhiều người dân biết đến.Nhà băng khó đạt lợi nhuận dự kiến (ebank). - “Bóng đen” trong ngân hàng (TN). – 15 ngân hàng lớn tụt hạng tín dụng (NLĐ).
Một cách nhìn khác về đầu tư công-
Người dân không thể gánh chịu mức ...
Thắt chặt điều kiện ra đời tập đoàn, tổng ...
Hội chứng... “đang nghiên cứu”!
Xây dựng tiêu chí công bằng cho vốn
-Một cách nhìn khác về đầu tư công----

Tổng số lượt xem trang