Ai xác minh lại xem ????Nhan Tuan Truong-Cuộc chiến 1979 không có xóa địa danh lịch sử Pắc Bó.
Tin vui cho những người cộng sản Việt Nam : Thánh địa của những người cộng sản Việt, hang Bắc Bó, không bị sát nhập vào lãnh thổ Trung Quốc như các lời đồn đại trước đây. Bản đồ đính kèm Hiệp ước Biên giới 1999 cho thấy đường biên giới khu vực không thay đổi (khu vực các mốc cũ 107-108-108). Khu vực này đã viết trước đây, nay dẫn lại ở bên dưới.
Tuy vậy, trong vùng này phía TQ đã lấy được đất thuộc khu vực mốc 114, tại cửa ải Bình Mãng, phía hữu ngạn sông Bằng (Bằng Giang), cũng như đất khu vực giữa hai mốc 111-112 và khu vực mốc 113.
Để ý các khu vực đất của VN bị mất cho TQ trong vùng biên giới này, (cũng như ở các địa điểm khác trên đường biên giới), đôi khi rất nhỏ về diện tích (vài trăm mét vuông cho đến vài km²), nhưng luôn là các khu vực có tầm quan trọng về kinh tế (hay chiến lược).
Nhắc lại để biết, Công ước Pháp-Thanh bổ sung về biên giới năm 1895 nhượng lại cho VN vùng đất hữu ngạn sông Đà (gồm Lai Châu, Điện Biên và Sơn La giao cho TQ theo công ước 1887), diện tích hàng ngàn cây số vuông, để lấy một góc nhỏ đất thuộc Mường Khuơng và Phương Độ (thuộc Hà Giang), diện tích vài chục cây số vuông. So sánh giá trị việc trao đổi này, phía VN được cái « tiếng » còn phía TQ được cái « miếng ». Là vì khu vực đất giao cho TQ là vùng đất có rất nhiều quặng mỏ quan trọng. Trong khi khu vực đất giao cho VN là… trái bom nổ chậm. Khu vực Lai Châu, ngày xưa, vốn thuộc quyền của đầu lĩnh người Thái tên là Đèo Văn Trị, xưa nay sống tự trị, không thần phục TQ cũng không thần phục VN. Vui thì không nói chi, khi buồn họ nổi dậy quấy phá. Ngoài ra, các vụ loạn lạc (của người Hồi và Thái Bình Thiên Quốc) vào thế kỷ 18 đã làm chết khoảng 50 triệu người TQ, gây ra một làn sóng di cư vĩ đại xuống khu vực biên giới Việt-Trung, trải dài từ Lai Châu, Sơn La, Điện Biên… xuống tới các tỉnh Quảng Bình, Thanh Hóa, Nghệ An giáp ranh với Lào. Ngoài các sắc dân người thiểu số, di cư từ các tỉnh Vân Nam, Quí Châu, còn có các băng đảng cướp (Cờ Đen, Cờ Vàng…). Triều nhà Nguyễn suy sụp nhanh cũng do thành phần bất hảo này. Nói là « trái bom nổ chậm » là thích hợp.
VN từ xưa đến nay, là thùng rác chứa đồ phế thải, hay các thứ không thể tiêu hóa về kinh tế hay an ninh của TQ.
Xét mảnh bản đồ sau đây :
Bản đồ số 21 của bộ bản đồ đính kèm Hiệp ước biên giới 1999.
Các khu vực khoanh vòng xanh trên bản đồ là các địa điểm đường biên giới có thay đổi, lấn sang Việt Nam.
Khu vực khoanh vòng đỏ, các địa danh sông núi của VN được đổi tên, đặt sang tên nước ngoài, gồm suối Lê Nin và núi Các Mác.
Lãnh đạo CSVN đặt tên « nước ngoài » cho các địa danh VN thế cũng hay, nếu không nói là thâm thúy lắm !. Những phế phẩm của của chủ nghĩa Mác-Lê, như tượng Lê Nin, tượng Các Mác hay sách vở lý thuyết về chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội… của các nước trên thế giới vứt bỏ, từ nay không còn lo ngại việc ô nhiễm. Hang Pắc Bó nên đổi tên thành « thùng rác lịch sử của thế giới » cho hợp tình hợp cảnh. Không phải xưa nay VN đã là thùng rác của TQ hay sao ? Thêm chút rác rưởi nữa thì không hề gì.
Theo Công ước Pháp Thanh 1887, các cột mốc trong khu vực được định nghĩa như sau :
111, Lộng Canh Sơn弄…山, A un col entre les cirques de Lung-Kem (Chine) à Loc-Son (Tonkin) derrière une maison isolée qui appartient à l’Annam. Tạm dịch : Cắm trên một cái đèo, khoảng giữa các thung lũng nhỏ từ Lung-Kem (thuộc Trung Hoa) đến Lộc Sơn (VN), phía sau một ngôi nhà biệt lập thuộc VN.
112, Lộng Bình Lĩnh 弄平嶺, Au S et à l’environ 15m du sentier allant de Lung-Bin (Chine) à Lung-Heun adossée à un rocher isolé au milieu des champs. Cắm ở phía nam, cách khoảng 15m con đường mòn đi từ Lung-Bin (Trung Hoa) đến Lung-Heun ( ?), dựa vào một khối đá đơn độc ở giữa đồng.
113, Hạo Long Sơn 後龍山, Au bas de l’escalier descendant du fort chinois au N et près du chemin allant de Na-Sat à Bing-Mang. Cắm ở phía dưới chân cầu thang của công sự (Trung Hoa), phía bắc và kế cận con đường nối từ Na-Sat đến Bình Mãng.
114, Bình Mãng Ải Khẩu 平孟隘口, Près de la porte de Chine. A la patte d’oie formé par les chemins allant de Na-Sat à Soc-Giang (Soc-Hung) et Soc-Lung. Cắm gần của ải Bình Mãng. Tại ngả ba của hai con đường từ Na Sat đi Sóc Giang và Soc Lung.
Về địa danh Pắc Bó, chép lại bài viết đã đăng trước đây, nội dung như sau :
Cuộc chiến 1979 đã xóa địa danh lịch sử Pắc Bó ?
Tháng 2 năm 1979 Trung Quốc xua quân đánh VN, gọi là cuộc chiến « phản công tự vệ ». Trong vòng vài ngày, quân Q đã đánh chiếm và phá thành bình địa các tỉnh dọc biên giới như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai… Một trong những mũi tiến công của quân đội TQ vào chiếm Cao Bằng là đạo binh thiết giáp tiến vào cửa ngỏ cột mốc 108, đi qua Pác Bó, Trường Hà để tiến vào Cao Bằng. Từ thời Pháp thuộc, khu vực này có nhiều đường mòn nối từ phía TQ qua các bản làng bên VN. Theo các dữ kiện từ phía TQ, đạo quân thiết giáp đi vào ngả mốc 108 đã gặp rất nhiều khó khăn vì các đường mòn đã bị bỏ hoang từ lâu. Việc chiếm Cao Bằng do đó chậm trễ so với dự liệu. Theo các tài liệu của TQ về cuộc chiến biên giới 1979, mục tiêu của quân TQ đánh VN là « dạy cho VN bài học ». Vì thế cuộc chiến trước hết là giết chóc và « phá hoại ».
Các di tích lịch sử của CSVN như hang Pắc Bó (gồm có bảo tàng viện Hồ Chí Minh cùng các di tích thiên nhiên như núi Các Mác, suối Lê Nin…), nằm trên đường từ cột mốc 108 đến xã Trường Hà, tức nằm trên đường tiến quân của quân đội TQ.
Hang Pắc Bó thuộc bản Bó Bẩm, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Bản Bó Bẩm, cũng như các bản (làng) Khuổi Nậm, Nà Kéo, Nà Mạ, Nậm Lìn và Nà Lẹn là các bản (làng) thuộc xã Trường Hà có giáp ranh biên giới với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trên bản đồ của Sở Địa Dư Đông Dương 1948, địa danh Pắc Bó (ghi trên bản đồ là Pac Bo) ở về phía đông bắc xã Trường Hà (ghi là Trung Ha). Khoảng cách tương đối Pắc Bó cách đều cột mốc 108 và Trường Hà, khoảng 1 hay 2 km.
Hang Pắc Bó là một địa danh lịch sử của những người cộng sản Việt Nam, từng là nơi trú ẩn của ông Hồ Chí Minh, lúc từ Quảng Tây (Trung Quốc) trở về VN lần đầu, năm 1941, sau nhiều năm bôn ba hải ngoại. Nơi đây cũng là bản doanh đầu tiên của các lãnh tụ đảng CSVN trên đất VN. Người ta gọi địa danh này là « thánh địa » của những người CSVN.
Hình : một góc bản đồ tỉnh Cao Bằng SGI 1/100.100 năm 1948. Khu vực hang Pắc Bó kế cận các cột mốc 107, 108 …
Theo nhà báo Trần Đông Đức đã viết ở đây : http://www.rfavietnam.com/node/951 , thì hang Pắc Bó cùng quần thể di tích lịch sử này đã thuộc về lãnh thổ TQ.
Thực hư việc này ra sao ?
Một số chi tiết về các cột mốc biên giới được cắm theo công ước Pháp Thanh 1885-1897, dẫn từ bài trên :
Cột mốc 108 :
Trong hình ở trên, các ghi chú đọc được : bên phải ghi « Trung Quốc Quảng Tây Giới ». Ở giữa ghi « Frontière Sino-annamite ». Bên trái, có dòng chữ khắc lên 德 業卡 (Ðức Nghiệp Kha hay Ca). Số « N° 108 » là viết thêm vào mới đây bằng sơn trắng. Đối chiếu hình chụp hai trang biên bản (tiếng Pháp và tiếng Hán) :
Hình : Biên bản tiếng Hán.
Hình : Biên bản tiếng Pháp.
Ta thấy德 業卡 Ðức Nghiệp Kha là tên của cột mốc số 107. Như vậy số « N° 108 » mới viết có thể không đúng.
Trong khi đó hình của cột mốc « gọi là » 107 :
Thì tên cột mốc khắc trên bia (do mù mờ, có thể) là 凌 傑 山 (Lăng Kiệt Sơn). Đối chiếu với biên bản, tên này tương ứng cột mốc số 108.
Số 107 thấy trên bia, cũng như số 108 ở hình trên, có thể mới khắc vào sau này.
Vì thế có điều không rõ rệt ở hai cột mốc 107 và 108. Việc này có thể do bị chuyển dịch, dời đổi các cột mốc. Sự việc mài xóa số nguyên thủy và viết lại số mới (như trường hợp mốc 53 tại thác Bản Giốc), có thể do những người dời cột mốc viết lại cho phù hợp vị trí.
Tên và vị trí của hai cột mốc 107 và 108 được mô tả bằng tiếng Pháp như sau :
Borne n° 107, Ta-Nia, Sur le chemin de Linh-Wan (Chine) à Khen-Tac (Tonkin).
Borne n° 108, Lin-Tiao, Sur le chemin venant de Co-Ma (Chine) l’endroit où ce chemin venant du N tourne à l’O. pour suivre la frontière
Đối chiếu với văn bản tiếng Hán, tên cột mốc 107 là 德 業卡 (Ðức Nghiệp Kha hay Ca), được cắm ở vị trí « trên đường từ Linh-Wan (Trung Quốc) đến Khen-Tac (VN).
Tên cột mốc 108 là 凌 傑 山 (Lăng Kiệt Sơn), được cắm trên đường đến từ Co-Ma (TQ), tại điểm mà đường này đến từ phía bắc chuyển sang phía tây, rồi đi theo đường biên giới.
Về quần thể Pắc Bó hiện nay, theo các hình ảnh lấy trên Google Earth của các bạn Photos by 214615, Photos by Hung.TD, Photos by Vu Son… gởi lên, ta thấy rõ ràng là mới xây lại.
Bục đá bợ tấm bia, bờ suối Lê Nin, bàn đá… không còn nguyên nét thiên nhiên mà có bàn tay con người thay đổi.
Về « bàn đá của bác Hồ », có lẽ không ai dùng tảng đá giữa suối để « chông chênh viết sử đảng ». Hợp lý thì ở trong hang Pắc Bó, hoặc ở trên bờ suối, chứ không ở giữa suối như trong hình.
Con suối Lê Nin thì rõ ràng không còn (hay không phải) là suối thiên nhiên. Bờ suối có dấu mới đẻo, có thể nhằm vào việc khai mươn, dẫn nước vào, tạo thành con suối. Con suối do đó có thể là suối nhân tạo.
Cảnh trí ở Pắc Bó với suối Lê Nin và núi Các Mác hoàn toàn đánh mất tính lịch sử do việc tạo dựng lại. Lịch sử chú trọng ở « sự thật ». Nó cũng mất hoàn toàn mỹ tính của thiên nhiên, là điểm quan trọng để thẩm định giá trị thực sự một thắng cảnh, một di tích lịch sử, văn hóa.
Thực ra, di tích Pắc Bó với núi Các Mác và suối Lê Nin là một vết tích xấu hổ cho lịch sử của dân tộc VN. Vì đất đai, sơn thủy của tổ tiên lại bị đặt những cái tên người nước ngoài, những tên đồ tể nhân loại, đã bị thế giới lên án. Xét sâu xa, các nhân vật Các Mác, Lê Nin, (kể cả ông Hồ) đều đã không đem lại điều gì tốt đẹp cho đất nước và dân tộc VN, ngoài chiến tranh và sự nghèo đói. Sự việc quân TQ xóa bỏ di tích này cũng là một điều tốt cho dân VN, nếu nó không được xây dựng lại (một cách dối trá và vụng về).
Nhưng lịch sử luôn được viết bởi phía chiến thắng. Bi hài là chỗ đó.
-Cuộc chiến 1979 đã xóa địa danh lịch sử Pắc Bó ?
- Địa danh lịch sử Pắc Bó đã thuộc về Trung Quốc ? — (Trương Nhân Tuấn).-Hang Pắc Bó thuộc bản Bó Bẩm, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Bản Bó Bẩm, cũng như các bản (làng) Khuổi Nậm, Nà Kéo, Nà Mạ, Nậm Lìn và Nà Lẹn là các bản (làng) thuộc xã Trường Hà có giáp ranh biên giới với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Hang Pắc Bó là một địa danh lịch sử của những người cộng sản Việt Nam, từng là nơi trú ẩn của ông Hồ Chí Minh, lúc từ Quảng Tây (Trung Quốc) trở về VN lần đầu, năm 1941, sau nhiều năm bôn ba hải ngoại. Nơi đây cũng là bản doanh đầu tiên của các lãnh tụ đảng CSVN trên đất VN. Người ta gọi địa danh này là « thánh địa » của những người CSVN.
Trên bản đồ của Sở Địa Dư Đông Dương 1948, địa danh Pắc Bó (ghi trên bản đồ là Pac Bo) ở về phía đông bắc xã Trường Hà (ghi là Trung Ha). Khoảng cách tương đối Pắc Bó cách đều cột mốc 108 và Trường Hà, khoảng 1 hay 2 km.
Hình : một góc bản đồ tỉnh Cao Bằng SGI 1/100.100 năm 1948. Khu vực hang Pắc Bó kế cận các cột mốc 107, 108 …
Tháng 2 năm 1979 Trung Quốc xua quân đánh VN, gọi là cuộc chiến « đánh tự vệ ». Trong vòng vài ngày quân TQ đã đánh chiếm và phá thành bình địa các tỉnh dọc biên giới như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai… Tất cả những gì thấy được hiện nay tại các tỉnh này như nhà cửa, cầu cống… đều mới xây dựng lại sau này. Một trong những mũi nhọn tiến công của quân đội TQ vào chiếm Cao Bằng là đạo binh thiết giáp tiến vào cửa ngỏ cột mốc 108. Tại khu vực biên giới này, từ thời Pháp thuộc, từ phía TQ đã có nhiều con đường mòn nối các bản làng bên VN. Theo các tài liệu về cuộc chiến biên giới 1979, trên đường tiến quân của quân đội TQ, đến một con gà, một cây ăn trái của VN cũng bị quân TQ tàn phá. Các di tích lịch sử của CSVN như hang Pắc Bó (gồm có bảo tàng viện Hồ Chí Minh cùng các di tích thiên nhiên như núi Các Mác, suối Lê Nin…), nằm trên đường từ cột mốc 108 đến xã Trường Hà, dương nhiên cũng bị phá hủy.
Theo nhà báo Trần Đông Đức đã viết ở đây : http://www.rfavietnam.com/node/951 , hang Pắc Bó cùng quần thể di tích lịch sử này đã thuộc về lãnh thổ TQ.
Thực hư việc này ra sao ?
Nếu sự việc đúng như thế thì đây là một sự sỉ nhục lớn cho những người cộng sản VN : thánh địa của họ không những chỉ bị xúc phạm mà còn bị mất vào tay nước ngoài.
Đối với mọi người Việt, nếu sự việc đúng như thế, thì đảng CSVN là những người nói dối. Họ đã dựng lại các di tích lịch sử này (một cách vụng về) nhằm lừa dối người dân để che đậy việc họ không bảo toàn được lãnh thổ.
Mọi người VN có quan tâm đang chờ sự giải thích của nhà nước VN, với những bằng chứng cụ thể như việc công bố bộ bản đồ phân giới cắm mốc theo Hiệp ước biên giới Việt-Trung năm 1999, đã được hoàn tất từ năm 2008. Chỉ khi nào bộ bản đồ này công bố, ta so sánh nó với bản đồ của Sở Địa Dư Đông Dương do Pháp in theo các công ước Pháp Thanh 1887-1895, thì mới có thể có một kết luận chắc chắn.
Dầu vậy, nếu đọc những bài hồi ký của phía TQ, của các cựu chiến binh TQ tham dự cuộc chiến 1979, cho thấy có nhiều khả năng khu vực Pắc Bó đã thuộc về phía TQ, như nhận định của nhà báo Trần Đông Đức.
Trong khi chờ đợi, chúng tôi nhận thấy có một vài điểm cần làm sáng tỏ từ các bia đá (cột mốc) dẫn từ bài viết của nhà báo Trần Đông Đức (và dẫn từ các link giới thiệu dưới bài báo) :
Cột mốc 108 :
Theo các biên bản cắm mốc Pháp-Trung từ thế kỷ 19, cột mốc và qui ước cắm mốc được xác định, xem : http://vn.360plus.yahoo.com/truongnhantuan/article?mid=658
Các cột mốc biên giới vùng Quảng Tây được xác định theo : http://vn.360plus.yahoo.com/truongnhantuan/article?new=1&mid=832
Về các ghi chú trên cột mốc « gọi là 108 » ở trên thì phù hợp với qui tắc, các chữ khắc trên bia gồm : một bên là Trung Quốc Quảng Tây Giới, bên kia là Frontière Sino-annamite. Một bên là số cột mốc và một bên là tên cột mốc. Trên cột mốc « gọi là 108 » bên trái có dòng chữ khắc lên 德 業卡 (Ðức Nghiệp Kha hay Ca) trong khi các chữ « N° 108 » là viết thêm vào mới đây bằng sơn trắng. Đối chiếu hình chụp hai trang biên bản (tiếng Pháp và tiếng Hán) :
Hình : Biên bản tiếng Pháp.
Hình : Biên bản tiếng Hán.
Ta thấy德 業卡 Ðức Nghiệp Kha là tên của cột mốc số 107. Trong khi đó hình của cột mốc « gọi là » 107 :
Thì tên cột mốc khắc trên bia (do mù mờ, có thể) là 凌 傑 山 (Lăng Kiệt Sơn), tức là cột mốc số 108.
Số 107 thấy trên bia có thể mới khắc vào sau này (con số này khổ chữ lớn hơn so với khổ chữ nguyên thủy).
Vì thế người viết kết luận là có điều không rõ rệt ở hai cột mốc 107 và 108. Việc này có thể do bị chuyển dịch, dời đổi các cột mốc. Sự việc mài xóa số nguyên thủy và viết lại số mới (như trường hợp mốc 53 tại thác Bản Giốc) là do nhưng người dời cột mốc viết vào cho phù hợp vị trí. Nhưng vì không có tài liệu do đó họ đã lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia.
Dầu vậy, các sự kiện này cho thấy hai cột một 107 và 108 bị hoán chuyển vị trí. Việc này cho thấy các cột mốc cắm hiện nay ở các nơi trong hình chưa chắc ở đúng vị trí nguyên thủy năm 1894.
Tên và vị trí của hai cột mốc 107 và 108 được mô tả bằng tiếng Pháp như sau :
Borne n° 107, Ta-Nia, Sur le chemin de Linh-Wan (Chine) à Khen-Tac (Tonkin).
Borne n° 108, Lin-Tiao, Sur le chemin venant de Co-Ma (Chine) l’endroit où ce chemin venant du N tourne à l’O. pour suivre la frontière
Đối chiếu với văn bản tiếng Hán, tên cột mốc 107 là 德 業卡 (Ðức Nghiệp Kha hay Ca), được cắm ở vị trí « trên đường từ Linh-Wan (Trung Quốc) đến Khen-Tac (VN).
Tên cột mốc 108 là 凌 傑 山 (Lăng Kiệt Sơn), được cắm trên đường đến từ Co-Ma (TQ), tại điểm mà đường này đến từ phía bắc chuyển sang phía tây, rồi đi theo đường biên giới.
Về quần thể Pắc Bó hiện nay, theo các hình ảnh lấy trên Google Earth của các bạn Photos by 214615, Photos by Hung.TD, Photos by Vu Son… gởi lên, ta thấy rõ ràng là mới xây lại.
Bục đá bợ tấm bia, bờ suối Lê Nin, bàn đá… không còn nguyên nét thiên nhiên mà có bàn tay con người thay đổi.
Về « bàn đá của bác Hồ » thì có lẽ không ai lấy tảng đá giữa suối để « chông chênh viết sử đảng ». Bàn đá này hợp lý thì ở trong hang Pắc Bó chứ không ở giữa suối như trong hình.
Con suối Lê Nin thì rõ ràng không còn (hay không phải) là suối thiên nhiên. Bờ suối có dấu đẻo, chắc chắn là do sức người, có thể nhằm vào việc khai mươn, dẫn nước vào, tạo thành con suối. Con suối do đó có thể là suối nhân tạo.
Cảnh trí ở Pắc Bó với suối Lê Nin và núi Các Mác hoàn toàn dánh mất tính lịch sử do việc xây dựng lại. Vì lịch sử chú trọng ở « sự thật ». Nó cũng mất hoàn toàn mỹ tính của thiên nhiên, là điểm quan trọng để thẩm định giá trị thực sự một thắng cảnh, một di tích lịch sử, văn hóa. Thực ra, di tích Pắc Bó với núi Các Mác và suối Lê Nin là một vết tích xấu hổ cho lịch sử của dân tộc VN. Vì đất đai, sơn thủy của tổ tiên lại bị đặt những cái tên người nước ngoài, những tên đồ tể nhân loại, đã bị thế giới lên án. Xét sâu xa, các nhân vật Các Mác, Lê Nin, (kể cả ông Hồ) đều đã không đem lại điều gì tốt đẹp cho đất nước và dân tộc VN, ngoài chiến tranh và sự nghèo đói. Sự việc quân TQ xóa bỏ di tích này thực ra là một điều may cho dân VN, nếu nó không được xây dựng lại (một cách dối trá và vụng về).
Nhưng lịch sử luôn được viết bởi phía chiến thắng. Bi hài là chỗ đó.
Vị trí các cột mốc chung quanh Trường Hà, theo biên bản cắm mốc 1894, ghi lại theo bản như sau :
102 Lung-Hoai (Lũng Hoài Ca 隴 懷卡) Sur la route de Lung-Hoai à Lung-Po à un col fermé par un mur en pierres sèches qui domine la plaine de Lung-Po (tạm dịch : trên đường từ Lung-Hoai đến Lung-Po, tại một hẻm núi đá nhìn xuống Lung-Po)
103 Na-Lung (Ðại Long Sơn 大 龍 山) Sur la route allant de Ta-Lung (Chine) à Kha-Yan (Ton-Kin) au point où elle traverse un col (trên đường từ Ta-Lung (TQ) đến Kha-Yan (VN) tại điểm mà đường này đi qua một hẻm núi.)
104 Na-Ling-Ai (Na Lẫm Ải 那 廩 隘) Sur le chemin de Na-Linh à Tapéo (Tonkin) à environ une 50 de mètres de la porte de Chine (trên đường từ Na-Linh đến Tapéo (VN), cách khoảng 50 mét một cửa ải)
105 Na-Linh-Kha (Na Lẫm Ca 那 廩卡) Sur le chemin de Na-Linh à Pan-Thau (Ton-Kin) entre deux rochers (trên đường từ Na-Linh đến Pan-Thau (VN), ở giữa hai khối đá)
106 Lung-Tai (Lộng Ðới Sơn 弄 帶 山) Sur la bordure N du chemin allant à Lung-Tai à Nam-Son (Tonkin) à un col traversé par ce chemin (bên lề phía bắc của con đường đi từ Lung-Tai đến Nam-Son (VN), nơi mà đường này đi qua một cái đèo)
107 Ta-Nia (Ðức Nghiệp Ca 德 業卡) Sur le chemin de Linh-Wan (Chine) à Khen-Tac (Tonkin) (trên đường từ Linh-Wan (TQ) đến Khen-Tac (VN))
108 Lin-Tiao (Lăng Kiệt Sơn 凌 傑 山) Sur le chemin venant de Co-Ma (Chine) l’endroit où ce chemin venant du N tourne à l’O. pour suivre la frontière (cắm trên đường đến từ Co-Ma (TQ), tại điểm mà đường này đến từ phía bắc chuyển sang phía tây, rồi đi theo đường biên giới)
109 Pin-Kian (Bình Khích Lĩnh 平 郤 嶺) Sur le sentier indiqué ci-dessus dans la partie qui longe la frontière à l’environ 1800m (3k) de la borne précédente (trên con đường đã nói ở trên, trong đoạn đi dọc theo biên giới, các mốc trước khoảng 1800m)
110 Pin-Tian (Bình Khích Lĩnh 平 郤 嶺) Sur un mamelon au S d’un sentier allant de Pin-Tian au Tonkin à l’endroit où ce sentier sort de la vallée de l’arroyo de Pin-Thian (trên đỉnh một ngọn đồi về phía nam của con đường đi từ Pin-Tian sang VN, tại điểm mà con đường này ra khỏi thung lũng của suối Pin-Thian)
111 Lung-Kem (Lộng Canh Sơn 弄 … 山) A un col entre les cirques de Lung-Kem (Chine) à Loc-Son (Tonkin) derrière une maison isolée qui appartient à l’Annam (tại một hẻm núi, ở giữa các thung lũng từ Lung-Kem (Lộng Canh) đến Loc-Son (VN), phía sau một ngôi nhà đơn độc thuộc VN.)
112 Lung-Bin (Lộng Bình Lĩnh 弄 平 嶺) Au S et à l’environ 15m du sentier allant de Lung-Bin (Chine) à Lung-Heun adossée à un rocher isolée au milieu des champs (phía nam và cách con đường từ Lộng Bình đến Lung-Heun khoảng 15 mét, dựa vào một khối đá đơn độc ở giữa đồng)
-Nguồn:-Hang Pắc Bó cũng nằm bên Trung Quốc
Quần thể hang Pắc Bó không nằm ở Việt Nam
Trần Đông Đức
Hang chính Pắc Bó, còn gọi là hang Cốc Bó được xem là nơi thai nghén của cách mạng Việt Nam. Quần thể di tích Pắc Bó hiện nay ở biên giới Việt Trung còn được vinh danh bằng nhiều khái niệm thiêng liêng khác ghi dấu bước chân của các nhân vật lãnh đạo như Nguyễn Ái Quốc (Già Thu, Ông Ké, Hồ Chí Minh), Dương Hoài Nam (Anh Văn, Võ Nguyên Giáp)... Nhưng cho dù nhà nước Việt Nam hiện nay đang cố gắng tôn tạo di tích này nhằm hồn thiêng hóa nơi được xem là cội nguồn cách mạng thì sự thực các di tích này vốn không nằm trên đất Việt Nam như nhiều người lầm tưởng.
Căn cứ theo từng chi tiết miêu tả về các cột mốc Pháp Thanh (107 và 108) trong các trang hồi ký của Lê Quảng Ba (người Nùng), Võ Nguyên Giáp (người Kinh) trong các lần từ Quảng Tây về Cao Bằng vào năm 1941 đối chiếu lại tư liệu của Trung Quốc cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 thì sẽ thấy rõ sự thật này.
Đường đi của xe tăng vào cột mốc 107 và một 108 để chiếm cao điểm 473
Chính lúc Trung Quốc lúc xua quân sang Cao Bằng vào Pắc Bó cũng xuất phát từ các cột mộc này (107, 108, 109). Lấy mục tiêu là bao vây Pắc Bó - Sóc Giang và chiếm cho bằng được khu nhà lưu niệm Hồ Chí Minh để làm biểu tượng xuất quân (và họ đã làm điều đó) vì thế mà tư liệu về địa hình này không thiếu. Đem các thông tin hình ảnh thực địa này từ quân Trung Quốc rồi đối chiếu với vành đai biên giới Việt Trung theo vệ tinh google map cho thấy rằng Hang Pắc Bó, suối Lê Nin nơi mà Võ Nguyên Giáp (tức là anh Văn) và Hồ Chí Minh (tức là ông Ké) gặp nhau nơi điểm hẹn không phải là địa hình nằm trên quần thể di tích Pắc Bó bây giờ. Pắc Bó chính hang tuyệt đối không phải hang Cốc Bó trên núi Các Mác đang được phục chế (có phần ngụy tạo lộ liễu về chi tiết để nói rằng cội nguồn cách mạng này trên đất Việt Nam) mà là lãnh thổ đã thuộc về Trung Quốc được xác định qua cột mốc biên giới.
1. Chi tiết trong chuyến dẫn đường của Lê Quảng Ba vào ngày 28-2-1941
Vượt lên một đoạn dốc ngắn rồi xuống một sườn núi dài lởm chởm đá, hoa lau dọc sườn núi phớt nâu rung rinh trong nắng. Đồng chí Lê Quảng Ba đã nhận ra cây mậy rẫy (cây si) xum xuê như một cây đa cổ thụ, mọc không xa mốc đá 108. Mốc đá như một tấm bia, hai mặt có khắc chữ Trung Quốc và chữ Pháp. Bác dừng lại cúi đọc những chữ khắc sâu trên đá. Rồi Người hướng tầm mắt nhìn vọng hồi lâu về dải đất Tổ quốc trùng điệp… Từ cột mốc 108 nhìn về Nam chỉ thấy những ngọn núi nhấp nhô.
Đồng chí Lê Quảng Ba dự định sẽ đưa Bác về ở tạm nhà sàn của gia đình ông Máy Lì, người dân tộc Nùng, cơ sở cách mạng. Nhà ông đơn sơ gồm hai gian nhỏ và một gian mới làm thêm. Đến trưa Bác tới nơi. Ông Máy Lì ân cần đón tiếp Bác và cả đoàn. Bác ngồi uống nước, trò chuyện thân mật với ông Máy Lì như một người nhà vừa đi xa về.
Chợt Bác quay sang đồng chí Lê Quảng Ba nói nhỏ:
- Ta nhiều người nên ở trong núi thôi.
…
Không giữ được đoàn ở lại nhà mình, ông Máy Lì nói:
- Ở ngọn núi kề đây có hang kín đáo lắm, chỉ khi có thổ phỉ chúng tôi mới chạy tới thôi.
2. Hồi Ký của Võ Nguyên Giáp nói gì?
Trích dẫn: "Lần đầu về nước, tôi đi cùng một đồng chí giao thông.Qua một quả núi đất khá cao, lởm chởm đá, xuống một con đường mòn nằm quanh co giữa những nương rẫy bên sườn núi, đồng chí giao thông chỉ một phiến đá nhỏ, nói đó là cột mốc biên giới. Tôi dừng chân, đứng nhìn một lúc. Phiến đá có khắc mấy chữ Hán, dựng giữa hai nương ngô.
…
Đi chẳng bao xa, tôi đã nhận ra Bác đang ngồi trên một phiến đá. Sau bao năm xa nước, hoạt động từ Đông sang Tây, Bác đã trở về góc rừng hoang vắng của Tổ quốc với bộ quần áo chàm giản dị, rất tự nhiên trong vai một ông già người Nùng. Gần chỗ Bác ngồi, dưới chân những khối nhũ đá thấp nhỏ, hình thù kì dị, nước từ khe núi chảy ra đọng lại trong vắt.
Bác trỏ dòng nước rồi nói:
- Đây là suối Lê-nin.
Trèo qua một quả núi đá không cao lắm, lách người đi hết một đám lau rậm, thì thấy hiện ra một cửa hang.
Chiếu theo địa hình ghi lại trong trang hồi ký Võ Nguyên Giáp thì thấy rõ ràng đoàn Võ Nguyên Giáp đã đi qua Cột Mốc 107 từ Tĩnh Tây thuộc tỉnh Quảng Tây. Đây là địa điểm gần nhất để đi vào sát biên giới. Khi qua khỏi cột mốc, đoàn Võ Nguyên Giáp không thể đâm thẳng trèo lên dãy núi về phương Nam vì như thế là cách xa biên giới tới một bản khác không liên quan. Đoàn ta phải trèo qua quả núi đá men theo biên giới hướng Tây về phía Trường Hà cột mốc 108. Kỳ lạ thay, phiến đá dựng giữa nương ngô có khắc mấy chữ Hán vẫn còn đó. Trên phiến đá này có ghi Trung Quốc Quảng Tây Giới với số hiệu 107. Ngày nay, sau hiệp định biên giới Việt Nam - Trung Quốc được ký kết, địa điểm này mang số hiệu mới là 681.
Chiếu theo hình ảnh chụp được từ thực địa do cựu binh Trung Quốc chụp và hình ảnh thu từ vệ tinh, từ chỗ Võ Nguyên Giáp (107) tới chỗ Lê Quảng Ba (108) dài hơn 2km với nhiều đồi núi chập chùng. Khu vực này cũng là một trong ba mũi tấn công của Trung Quốc tấn công vào Việt Nam có nhiều hang động và ở vị trí đỉnh cao.
Qua chi Lê Quảng Ba tiết này cho thấy rằng nếu nhà Máy Lỳ (Lý Quốc Súng) ở cùng đỉnh núi với Cột Mốc 108 (theo thực tế hiện nay) thì di tích hang Cốc Bó trùng tu hiện nay càng không phải là cái chính hang đầu tiên vì nếu đi qua cột mốc 107 một quả núi thì không thể nào tới ngay cái hang động đó được.
Giả sử đó là một trong những cái hang ẩn náu theo sách sử thì nó phải gần về phía cột mốc 107 giữa với đoạn đường Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh gặp mặt. Khu vực này như đã nói nằm giữa hai cột mốc 107 và 108 vốn có rất nhiều hang động, phù hợp với hồi ký Võ Nguyên Giáp.
Thuộc về Trung Quốc rồi
Sau khi hiệp định biên giới Trung Quốc được ký kết cột mốc 108 biến thành475 và cột mốc 107 biến thành 481. Ở giữa hai cột này người ta gắn thêm 5 cột mốc khác 676, 677, 678, 679, 680 theo đường khoét sâu về phía Nam để các núi đồi sông suối hình cánh cung đều thuộc về Trung Quốc. Nếu tính theo đường chim bay nối giữa hai điểm thì toàn bộ khu vực này phải thuộc về Việt Nam theo thực tế của biên giới.
Đây cũng chính là một trong những chiêu thức thêm cắm mốc dày đặc thêm giữa hai cột mộc để xác định lại những khu vực cho nó thuộc về Trung Quốc.
Nếu đi dò xét từng cột mốc cũ theo đường biên giới thì sẽ thấy rõ những đoạn "bụng bà bầu" này đều khoét vào đất phương Nam rất nhiều.
Trong lúc các cột mốc biên giới cũ được người ta xem như là một văn vật, có giá trị cổ xưa thì Việt Nam thúc đẩy phải bứng đi và cho tiêu huỷ. Lý do, chính là chính quyền sợ người ta lại đem so sánh tại sao giữa hai cột mốc tính theo đường chim bay thì đồi núi vẫn thuộc về Việt Nam. Khi cột mốc dày đặc ra thì lại lại khoét sâu cho thuộc về Trung Quốc. Cột Mốc 107 và 108 là một bằng chứng rõ ràng về việc nhường đất, nhường đồi, nhường núi như thế này.
Ngay cả quần thể Pắc Bó, thai nghén cội nguồn cách mạng mà cũng phải nhường. Như thế mà cũng được à?
Phía Việt Nam phụ trách cắm các mốc đơn mang số chẵn, phía Trung Quốc phụ trách cắm các mốc đơn mang số lẻ. Do trong lúc Trung Quốc chưa huỷ cột mốc 107 theo yêu cầu của phía Việt Nam nên các cựu binh Trung Quốc chụp hình lưu lại, đem so sánh với thực địa và hình vệ tinh mới cho biết rằng khu vực hang Pắc Bó, suối Lê Nin thật, nơi Hồ Chí Minh gặp Võ Nguyên giáp, đoạn giữa cột mốc 107 và 108 theo sách hồi ký ghi chép lại đã nằm trên đất Trung Quốc.
Hang giả Cốc Bó hiện nay là một cái hang giả mang tính ngụy tạo cao vì khu vực hang thật trước nó phải nằm ở dãy núi cao hơn địa bàn hiện tại.
Đây chỉ là một chi tiết có thể kiểm tra bằng phương pháp khoa học dựa vào sự miêu tả tình cờ trong hồi ký cùng với hình ảnh vệ tinh xác định lại các điểm như cột mốc, đỉnh đồi, con suối. Nếu theo phương pháp này mà tìm thì sẽ thấy còn rất nhiều các chi tiết thú vị khác về con người, biên giới lịch sử và sự giao lưu thân mật giữa hai dân tộc Kinh - Nùng, mà sau này một bộ phận lớn người Nùng đã chuyển thành dân tộc Tày.
Pắc Bó có nghĩa là mó nước phun trào theo địa hình nham sơn thạch động vùng này mới có. Tuy nhiên trong tiếng Việt và tiếng Hán không có từ tương đương với tiếng Nùng do đó phải phiên âm hoặc dịch âm với một số dị bản. Hiện nay, trong tiếng Trung Quốc dịch âm Pắc cũng là Bắc (trong tiếng Nùng) và vì có lẽ theo địa hình là phương Bắc của của xã Sóc Giang. Bó thì phiên âm sang tiếng Trung Quốc mượn chữ Pha làm âm, có nghĩa là đèo. Cách gợi ý này cũng rất hợp lý về mặt địa hình. Phía Trung Quốc muốn tới Pắc Bó thì phải xuống đèo (hạ pha). Về mặt địa hình mà nói đứng từ biên giới phía Tịnh Tây mà nhìn thì quả đèo Pắc Bó hiện nay làm nơi cội nguồn đang ở một nơi quá thấp so với sự an toàn chiến lược thời đó và quá xa so với biên giới. Vì thế, nơi thai nghén cội nguồn cách mạng Việt Nam, Pắc Bó chính hang là ở trên đất Trung Quốc.
http://www.cand.com.vn/vi-vn/phongsu/2009/7/144675.cand
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/136847/print/Default.aspx
http://bbs.yournet.cn/bbs/ShowPost.asp?PageIndex=1&ThreadID=9669
http://bbs.yournet.cn/bbs/ShowPost.asp?ThreadID=9669
http://bike.yournet.cn/bbs/ShowPost.asp?PageIndex=21&ThreadID=8265
Trần Đông Đức
--- Bức tranh đa sắc của truyền thông Việt năm 2011 (Tia sáng).- Thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc — (BBC).-----