Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Vinashin hay 'Vinachia' thỏa hiệp đen bòn rút tài sản

Cuối cùng chỉ dân è cổ ra gánh nợ
-- Tái cơ cấu Vinashin: “Bình cũ và rượu cũng cũ” (DV).
Dân Việt - Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Quang A, là người nghiên cứu và theo dõi sâu về hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty.
Ông Nguyễn Quang A nói: Việc tái cơ cấu Vinashin, đổi tên thành Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) tôi cho đây là sự thừa nhận về thất bại của mô hình tập đoàn đúng như tôi đã cảnh báo vào thời điểm đầu năm 2006 khi mới bắt đầu thử nghiệm. Mô hình tổng công ty không tốt, đã có từ lâu nhưng không xấu như mô hình tập đoàn, và đấy là quay lại “bình cũ rượu cũ” chứ thậm chí không phải là “bình mới rượu cũ” nữa, nên không thể có hy vọng gì.

Theo ông, tái cơ cấu bằng cách đổi tên và thu hẹp lĩnh vực hoạt động liệu có hiệu quả không hay thực chất chỉ là một hình thức lách luật thay vì để cho phá sản?

- Tôi cho rằng lẽ ra đã phải cho phá sản từ lâu rồi và quy trách nhiệm cho từng cá nhân, nhất là những người ra quyết định, bởi vì Tập đoàn Vinashin đã thực sự phá sản. Cho phá sản một doanh nghiệp không hoàn toàn có nghĩa là vứt bỏ tài sản, nhân lực của nó mà là giao cho các chủ nợ quyết định việc tái cơ cấu nó.

Đáng tiếc Nhà nước lại đứng ra làm không theo quy luật kinh tế, kéo dài quá trình chết của doanh nghiệp để có thời gian biến báo, lấp liếm trách nhiệm và bơm thêm tiền để tạo ra cái tổng công ty được cho là mới, nhưng thực ra là rất cũ này.



Cách đây 3 năm khi đặt vấn đề tái cơ cấu Vinashin, cơ quan chức năng khẳng định năm 2013 - 2014 tập đoàn này sẽ hoạt động có lãi. Hiện tại, theo đánh giá của ông nó hoạt động có lãi không?

- Tôi nghĩ phải chất vấn, quy trách nhiệm chính những người ra quyết định và phát ngôn như vậy. Các chuyên gia thật sự khi đó chẳng có ai tin vào những tuyên bố “xa vời” như vậy và trong thâm tâm họ đã biết đấy chỉ là những lời nói thiếu sự đảm bảo.

Chính phủ đang đứng ra bảo lãnh khoản nợ cho Vinashin thông qua việc phát hành 600 triệu trái phiếu, liệu đây có phải là hình thức biến nợ doanh nghiệp thành nợ Chính phủ hay không?





Thực tế, từ 10-15 năm trước người ta phản đối mạnh cơ chế bộ chủ quản, Bộ vừa là chủ sở hữu, vừa quản lý ngành dọc. Nhưng thà để tập đoàn kinh tế chuyển về mô hình bộ chủ quản, vì dẫu sao chúng còn chịu sự quản lý của bộ, hơn là mô hình tập đoàn khi chức năng giám sát kiểm tra quản lý của các bộ khác bị vô hiệu hóa”.
TS Nguyễn Quang A
- Theo tôi, với Vinashin có 2 loại nợ. Nợ do Chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế (khoản 750 triệu USD) và Chính phủ cho Vinashin vay lại. Khoản này là khoản nợ Chính phủ từ đầu đến cuối, không phải là biến nợ công ty thành nợ Chính phủ.

Loại thứ hai là các khoản vay hay trái phiếu do Vinashin vay hoặc phát hành (650 triệu USD) hoặc Nhà nước phải bảo lãnh (khoản 650 triệu USD) cho khoản Vinashin vay của các ngân hàng nước ngoài.

Khoản này biến từ nợ công ty thành nợ Chính phủ. Khi Chính phủ bảo lãnh và doanh nghiệp không trả được thì đó đích thị là nợ Chính phủ.

Luật Lao động có quy định thứ tự ưu tiên khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, muốn cơ cấu lại thì phải đảm bảo các thứ tự ưu tiên như trả lương, sắp xếp công ăn việc làm cho người lao động, hiện nay việc ưu tiên trả nợ trước có tạo sự không công bằng với người lao động?

- Khi phá sản thì phải tuân thủ thứ tự đó. Tránh phá sản cũng là một cách để lách bị lên án gây ra mất công bằng như vậy.

Xin cảm ơn ông!

- Khai tử Vinashin, bình mới rượu cũ? (DNSG). – Tái cấu trúc Vinashin: Bài cuối: Trả món nợ của Vinashin bằng cách nào? (LĐ).


- CỨU TRỢ VINASHIN: VIỆT NAM THỬ TẤT CẢ MỌI CÁCH TRỪ TỰ DO BÁO CHÍ Bản dịch của Hành Nhân

(Defend the Defenders)
By Luke Hunt | Diplomat
Ngày 6/11/2013 - Các nhà nghiên cứu ở Hà Nội đã và đang bận rộn. Vá víu lại hàng rào tài chính đã bị làm hỏng của đất nước là một nhiệm vụ đáng kể cho người giám sát của một nền kinh tế lên kế hoạch tập trung kiểm soát bởi một nhà nước độc đảng tự do mình là đội tiên phong cộng sản. Quan tâm chiến lược là Tập đoàn Vinashin, công ty đóng tàu quốc doanh và một thời là niềm tự hào của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam, mà bị chìm trong món nợ 4 tỷ USD và vẫn còn có thể khiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải trả giá bằng chiếc ghế của ông.



Việt Nam sẽ mời chào 626 triệu đôla trái phiếu Chính phủ bảo đảm tại Thị trường chứng khoán Singapore để giúp công ty đóng tàu trả nợ cho những chủ nợ nước ngoài bị cơn nghiện nợ của công ty này lừa đảo. Công ty này cũng đang được đổi tên và trong tương lai sẽ được biết đến với tên Tổng Cty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC).

SBIC sẽ điều hành tám xưởng tập trung vào việc đóng tàu, sửa chữa, chuyển đổi và được tính phí với việc tái cơ cấu 234 công ty do Vinashin kiểm soát thông qua việc bán tài sản, nợ cho hợp đồng hoán đổi cổ phần và sáp nhập. Nhiệm vụ này rất lớn lao. Nhưng người tham gia thị trường nên được tha thứ cho việc tự hỏi nếu bước tiến mới nhất không gì hơn là một buổi trình diễn trên sàn của tàu Titanic. Những số liệu gần đây từ Bộ Tài chính cho thấy hai phần ba của các doanh nghiệp địa phương đã báo cáo thua lỗ trong việc kinh doanh vào năm nay.

“Các doanh nghiệp mong muốn rằng Sở Thuế vụ [sẽ] đặt ra một lộ trình cải cách hành chính để tạo ra một môi trường kinh doanh tự do hơn trong quá trình hội nhập kinh tế toàn thế giới”, ông Hoàng Quang Phong thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) Việt Nam cho biết. Vấn đề đối với ông Phong và Thủ tướng, mà các kết nối của họ để các doanh nghiệp tham nhũng đã có chứng từ tốt, là doanh nghiệp tư nhân hoạt động với việc ít chịu sự can thiệp của chính phủ đã phải lo lắng về việc đã ở tình trạng tốt hơn nhiều. Họ có xu hướng làm tốt hơn ở các nước khác, nơi mà báo chí được tự do báo cáo về nền kinh tế và việc kinh doanh không bị cản trở bởi những người gác cổng của chính phủ, những người dường như dành nhiều thời gian nhằm đưa các nhà phê bình vào tù hơn là nhắm vào các tài khoản lợi nhuận và thua lỗ của ngành công nghiệp nặng được nhà nước trợ cấp.

Thay vì sự chỉ trích, chính phủ Việt Nam ưa thích một tràng pháo tay bình thường hơn. Những sáng kiến ​​khác gần đây bao gồm đặt hàng hãng Việt Nam Airlines để huy động tiền mặt thông qua việc bán bắt buộc của khoảng 24 triệu cổ phiếu tại Techcombank như một phần của một chỉ thị nhà nước gần đây nói với hãng hàng không để thoái vốn từ các doanh nghiệp không cốt lõi của nó.

Ngân hàng trung ương cũng đã công bố một dự thảo Nghị định theo đó sẽ cấm những người không mang quốc tịch Việt Nam mở tài khoản tiết kiệm ngân hàng bằng ngoại tệ nhằm kiềm chế người nước ngoài không cho đặt cọc tiền ở nước ngoài của họ vào trong các ngân hàng địa phương để tận dụng lãi suất cao của Việt Nam. Động thái này sẽ phá vỡ những điều luật đã được giới thiệu như là một phần của một kế hoạch rộng lớn hơn để Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Có lẽ những quy định đó không áp dụng nữa. Nhưng phiền toái hơn chính là lý luận của họ đằng sau Dự thảo Nghị định, bởi vì nó “gây sức ép trên thị trường ngoại hối, đặc biệt là vào đúng thời điểm khi nó căng thẳng”.

Thị trường ngoại hối chỉ đơn giản là phản ánh tình trạng của nền kinh tế, mà ở Việt Nam là một lời kêu gọi khó khăn vì các phóng viên trung thực đều bị khóa miệng và các chính khách quá nhạy cảm là người đã tạo ra sự hỗn loạn tài chính ở nơi quan trọng hàng đầu dường như nghĩ rằng họ là những người duy nhất xứng đáng đưa ra một ý kiến ​​hoặc có đủ điều kiện để hành động.

Để đề nghị bất cứ điều gì khác – sẽ là không đúng theo pháp luật Việt Nam và có thể khiến một ai đó bị tống vào tù.

Nguồn: Diplomat- Vinashin Bailout: Vietnam Tries Everything But a Free Press
The boffins in Hanoi have been busy. Mending their country’s mangled financial fences is a considerable task for the minders of a centrally planned economy controlled by a one-party state with pretensions of being a communist vanguard.
Of strategic concern is Vinashin, the national shipbuilding company and once the pride of Vietnam’s state-owned enterprises, which buckled under $4 billion in debt and could still cost Prime Minister Nguyen Tan Dung his job.

Vietnam will offer $626 million of government-guaranteed bonds at the Singapore Stock Exchange to help the shipbuilder repay foreign creditors stung by the company’s addiction to debt. The company is also being rebranded and will in the future be known Shipbuilding Industry Corporation (SBIC).
SBIC will run eight yards focused on shipbuilding, repair and conversions and be charged with the restructuring of 234 companies that Vinashin controls through asset sales, debt for equity swaps and mergers. The task is massive.
But players in the markets should be forgiven for wondering if the latest moves are little more than a game of musical chairs on the decks of the Titanic. Recent figures from the Finance Ministry show two-thirds of local enterprises have reported losses in business this year alone.
“Enterprises wish that the taxman [would] set out a roadmap on administrative reform to create a more liberal business environment in the process of international economic integration,” said Hoang Quang Phong of the Vietnam Chamber of Commerce and Industry (VCCI).
The problem for Phong and the prime minister, whose connections to corrupt businessmen have been well-documented, is that privately run business with less government intervention to worry about have fared much better.
They tend to do even better in other countries where the press is free to report on the economy and business unencumbered by government gatekeepers, who seem to spend more time putting the critics in jail than on the profit and loss accounts of heavily state-subsidized industries.
Instead of criticism the Vietnamese government would prefer a simple applause.
Other recent initiatives include ordering Vietnam Airlines to raise cash through the forced sale of about 24 million shares in Techcombank as part of a recent state directive telling the airline to divest from its non-core businesses.
The central bank has also unveiled a draft decree which will prohibit non-Vietnamese people from opening bank savings accounts in foreign currencies to curb foreigners from depositing their offshore currencies in local banks to take advantage of Vietnam's high interest rates.
The move will circumvent laws that were introduced as part of a broader plan for Vietnam’s entry into the World Trade Organization (WTO). Perhaps those rules don’t apply anymore.
But more disturbing is their reasoning behind the draft decree, because it “exerts pressures on the foreign exchange market, especially at a time when it is strained.”
Foreign exchange markets simply reflect the state of an economy, which in Vietnam is a difficult call because honest reporters are locked-up and thinned-skinned politicians who created the fiscal mess in the first place seem to think they are the only ones who should merit an opinion or are qualified to act.
To suggest anything else – well that just wouldn’t be right under Vietnamese law and might land one in jail.
Luke Hunt can be followed on Twitter at @lukeanthonyhunt.



- Kinh tế Nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo
- Tái cơ cấu DNNN: Vẫn là hành chính hóa (ĐT).

- Chủ tịch TKV: Vướng thủ tục, Bauxite Tân Rai chưa chạy chính thức (Infonet). - Miễn thuế nhập thiết bị dự án bauxite, Bộ Tài chính “ưu ái” Vinacomin? (GDVN). - Chủ tịch Vinacomin: “Tôi hơi quá lạc quan về tiến độ dự án bô-xít” (DT).

- Xử lý sai phạm cựu chủ tịch EVN: Bộ Công thương nói gì? (Infonet). - Xăng dầu chưa giảm giá, EVN chưa xử được (ĐV).

- EVN đưa biệt thự vào giá điện: Chờ kết luận của Thủ tướng (DT).- EVN “đã cân bằng được tài chính” (VnEco).- Chưa “xử” vụ tính tiền xây biệt thự, sân tennis vào giá điện (TT). - Biệt thự, sân tennis vào giá điện: Chờ ý kiến Thủ tướng (VEF).- Nhiều án tham nhũng lớn “tắc” vì giám định tư pháp (CP).





- Truy tố Dương Chí Dũng tham ô tài sản (TT).- Thống đốc: Xử lý nợ xấu qua VAMC là đặc thù Việt Nam (VnEco).- Bauxite gặp khó vì không có đường! (NLĐ). - Dự án bôxít bị chậm: Vấn đề không phải ở đầu ra (LĐ). - Đặng Thành Tâm: ‘Thuế 0%, làm dự án bauxite để làm gì?’ (NĐT).- Xăng dầu: Doanh nghiệp đầu mối kêu lỗ, tổng đại lý nói lời (TBKTSG).

- Mặt trái trong sản xuất điện năm 2013 (ĐT).





-Vinashin hay 'Vinachia' thỏa hiệp đen bòn rút tài sản
- “Vinashin đã là thảm họa. Nhưng nguồn gốc thảm họa là Vinacho, và bên cạnh là Vinachia. Đấy là sự thỏa hiệp ngầm, thỏa hiệp đen để bòn rút tài sản của nhà nước” - ĐBQH Dương Trung Quốc trao đổi giờ giải lao phiên họp QH ngày 31/10.



Trao đổi về công tác phòng, chống tham nhũng, ĐBQH Dương Trung Quốc cho rằng, tham nhũng liên quan đến công quỹ của nhà nước nên sẽ không xảy ra ở những lĩnh vực khác. 

“Nó giống như một bệnh dịch. Ai là người có liên quan đến ngân sách tài sản của nhà nước? Là cán bộ công chức, những người có quyền định đoạt, những cán bộ mà quy định trước hết là phải là đảng viên. Tôi từng nói cuộc đấu tranh chống tham nhũng trước hết là cuộc đấu tranh bảo vệ Đảng. Nếu ý thức được chuyện đó, nó không chỉ là sự sống còn của quốc gia mà sự sống còn của chính Đảng”.

XEM CLIP ĐB DƯƠNG TRUNG QUỐC TRẢ LỜI PHỎNG VẤN:

Ông Quốc nêu câu hỏi: Một tổ chức chính trị có nhiều cơ sở nền tảng để giải quyết vấn đề nhưng tại sao cho đến bây giờ vẫn chưa giải quyết, thực hiện? 

“Một người không có chức quyền hay là ở những doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể là ăn cắp thôi, chứ họ không thể tham ô tài sản nhà nước. Tôi nghĩ rằng những gì đang diễn ra là do chúng ta buông lỏng”.

Con voi đi qua lỗ kim?

Cụ thể ở vụ Vinashin, ông nhìn nhận thế nào?

Như người ta nói không phải con voi đi qua lỗ kim, chắc chắn chúng ta không chỉ quy kết vào một vài nhân vật chịu trách nhiệm trực tiếp. Nó là cả một cơ chế bảo vệ. Và cơ chế là sự chia sẻ những lợi ích xã hội. 

Cho nên người ta hay nói vui như thế này: Vinashin đã là thảm họa. Nhưng nguồn gốc thảm họa là "Vinacho", và bên cạnh là "Vinachia". Chia như thế nào? Đấy là sự thỏa hiệp ngầm, thỏa hiệp đen để bòn rút cái tài sản nhà nước. 

Tôi cho đó chính là con bạch tuộc xuất hiện trong xã hội hiện đại. Cơ chế là cơ sở để giải quyết một cách căn bản nhất. Đã có thời kỳ tôi phát biểu và báo chí còn rút tít là “đấu tranh lên địa trận cuối cùng”. 

Không bảo vệ, không chống tham nhũng thì không bảo vệ được Đảng. Nếu nhận thức được chuyện đó, Đảng phải thẳng tay, trước hết phải bảo vệ tổ chức chính trị của mình, cũng là đóng góp bảo vệ cho cái sự nghiệp chung thì tôi tin hoàn toàn làm được.

Ông có bất ngờ khi số tiền tham nhũng vượt quá nửa giá trị của vụ nổi?

Tôi cũng bất ngờ. Một trong những chức năng quan trọng nhất của Quốc hội, nước nào cũng vậy, là gìn giữ tài sản quốc gia thông qua ngân sách. Ngân sách là tiền nhân dân giao cho QH chứ không phải giao cho Chính phủ. 

Còn QH giao cho Chính phủ bằng luật pháp, bằng giám sát, bằng những nghị quyết và quan trọng phải giám sát. Một ĐBQH không làm được trách nhiệm của mình để thất thoát tiền bạc thì người dân không bầu người đó làm đại biểu nữa. Ngược lại QH phải có đủ quyền để đặt chế tài với chính phủ.

Đánh giá của ông về tham nhũng trong kinh tế xã hội?

Đương nhiên, trước hết ta hiểu nó là sự thất thoát tài sản, tạo ra những sự bất công xã hội, đặc biệt là tạo ra mất lòng tin của xã hội. Tôi mong bài toán kinh tế đòi hỏi phải nâng trần lãi suất, phải phát hành thêm trái phiếu chính phủ để Chính phủ có điều kiện giải quyết những vấn đề. Đó có thể là bài toán cần thiết.

Nhưng tôi rất mong muốn QH lần này có một cam kết với Chính phủ, coi như hợp đồng cho Chính phủ, tôi giao cho anh món tiền anh làm được thì sao, mà anh không làm được thì như thế nào. Tôi nghĩ Thủ tướng nên lên hứa rằng chúng tôi sẽ thực hiện hiệu quả các giải pháp kinh tế này, không được thì sao, phải nói rõ ràng.

Ông có tin chống tham nhũng sẽ thành công?

Có thành công hay không tùy theo những người có trách nhiệm có thực sự chống tham nhũng hay không.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Lên án hối lộ
XEM CLIP: 
Triển khai minh bạch tại các cơ quan công quyền, để người dân giám sát thông qua thủ tục hành chính và cải cách hành chính. Đi liền là đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh lộ trình cổ phần hóa doanh nghiệp.

Bên cạnh đó tuyên truyền văn hóa phòng chống tham nhũng. Coi hối lộ tiêu cực không những là loại tội phạm mà đồng thời phải lên án, phê phán. Đặc biệt khi phát hiện tham nhũng và điều tra, truy tố, xử lý kiên quyết nghiêm khắc nhất để răn đe, ngăn ngừa có hiệu quả cái việc mà tham nhũng có thể xảy ra.

T.Lý - X.Quý - L.A.Dũng - H.Nhì 

Khi kinh tế nhà nước 'thay tên tráo họ'

- Bộ trưởng Nội vụ chờ báo cáo về ‘công chức cắp ô’ (VNN). - Có phải công chức nhiều làm túi tiền quốc gia eo hẹp? (RFA).- Kỳ họp thứ 6 QH khóa 13: Cán bộ ngày càng xa dân (PLTP). - ‘Nắm’ được dân là thắng (TN). - Xin đừng đại ngôn (PT). - Bồi bổ sức dân, doanh nghiệp (TT).- Giật mình siêu dự án! (NLĐ).



- Vay tiền dân phải biết cách dùng (PLTP). - Thu chi ngân sách: Đã đến lúc phải “thắt lưng buộc bụng” (Infonet). - Năm 2014, giãn lộ trình tăng lương, không mua xe công (VOV).

- Thuế và hải quan được doanh nghiệp hối lộ nhiều nhất (PLTP). - Doanh nghiệp “lót tay” công chức: Tại anh, tại ả… (VOV).

- Khai tử Tập đoàn Vinashin (TN). - Dùng kế “ve sầu thoát xác” để xóa lỗ, vứt nợ (ĐTCK).



- Nâng trần bội chi và nợ công là cần thiết nhưng chỉ là giải pháp ngắn hạn (ĐBND). – Video: Quốc hội thảo luận về kinh tế ngân sách (VTV).

- Ngành nào tham nhũng lớn nhất? (TTVN). - Kiên quyết trảm tham nhũng (TT). - Ngành thuế cam kết “không tham nhũng” (NLĐ). - Nhà đầu tư quan ngại tình hình tham nhũng tại Việt Nam (VOV). - Doanh nghiệp tư nhân chủ động hối lộ… doanh nghiệp nhà nước (ĐV). - 10 ‘đại án tham nhũng’ chậm ‘kết án’ vì ‘dính’ cán bộ có quyền? (NĐT).



- Bình luận Quốc hội: Lỗi tại hoa hồng! (LĐ). - Các Đại Biểu Quốc Hội Bị dọa: Đừng Bàn Tới Tham Nhũng; Dương Chí Dũng Chỉ Là Phần Nổi; 68% Doanh Nghiệp Phải Trả Hoa Hồng… (Việt Báo). - Vinashin hay ‘Vinachia’ thỏa hiệp đen bòn rút tài sản (VNN). - Giáng cấp Vinashin thành SBIC (ĐT). - Vinashin bị khai tử, chuyển thành SBIC (BBC). - Thành lập tổng công ty tàu thủy mới thay Vinashin (TBKTSG). - Xóa xổ Vinashin: Quái chiêu đổi tên để xù nợ của đồng chí X? (DLB).

Giáng cấp Vinashin thành SBIC (ĐT 31-10-13) -- "Tái cơ cấu" không xong nên đã "giải phẫu thẩm mỹ" từ Vinasink thành Sờ Bi để phi tang? Vinashin hay 'Vinachia' thỏa hiệp đen bòn rút tài sản (VNN 31-10-13) Những mốc khó quên của Vinashin trước khi giải thể (KT 31-10-13)

Diễn hài: Ngành thuế cam kết “không tham nhũng” (NLĐ 31-10-13) -- Doanh nghiệp vẫn khổ vì thuế và… hoa hồng (SM 31-10-13) Đa phần doanh nghiệp chủ động đưa hối lộ? (SGTT 31-10-13)

Ngành nào tham nhũng lớn nhất? (TTVN 31-10-13)

- Vinashin “thay tên đổi họ” thành SBIC (NLĐ). - Chính thức “khai tử” thương hiệu Vinashin
 Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) trở về mô hình tổng công ty, với một cái tên mới...Trong quá trình hoạt động, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã lỗ tới 86.000 tỉ đồng.
.Đúng như những thông tin đã được hé lộ trong vài tháng gần đây, Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức trả lại "chiếc áo" tổng công ty cho Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).


Quyết định số 3287/QĐ-BGTVT do Bộ Giao thông Vận tải mới ký ban hành đã chính thức mở đường cho việc thành lập Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy trên cơ sở tổ chức lại công ty mẹ và một số đơn vị thành viên của Vinashin, với tổng vốn điều lệ là 9.520 tỷ đồng.

Cùng với mô hình mới, Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy sẽ có tên giao dịch quốc tế là Shipbuilding Industry Corporation (SBIC), và sẽ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Công ty con gồm 8 công ty: Công ty TNHH Một thành viên Đóng tàu Phà Rừng; Công ty TNHH Một thành viên Đóng tàu Bạch Đằng; Công ty TNHH Một thành viên Đóng tàu Hạ Long; Công ty TNHH Một thành viên Đóng tàu Thịnh Long; Công ty TNHH Một thành viên Đóng tàu Cam Ranh; Công ty TNHH Một thành viên Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn; Công ty TNHH Một thành viên Đóng tàu và Công nghiệp hàng hải Sài Gòn và Công ty Cổ phần Đóng tàu Sông Cấm.

Vẫn theo quyết định trên, các ngành, nghề kinh doanh chính của tổng công ty sẽ tập trung vào công nghiệp đóng tàu, bao gồm đóng mới tàu thủy, thiết bị và phương tiện nổi; sửa chữa, hoán cải tàu thủy, thiết bị và phương tiện nổi; tư vấn, thiết kế tàu thủy và phương tiện nổi; tái chế, phá dỡ tàu cũ.

Ngoài ra, SBIC còn có nhiệm vụ khai thác cảng biển, cảng thủy nội địa, bến tàu, cầu tàu; kinh doanh hoạt động lai dắt, tàu kéo, tàu đẩy, sà lan, phương tiện nổi; xây dựng công trình thủy, nhà máy đóng tàu; sản xuất chế tạo kết cấu thép; các ngành, nghề sản xuất phụ trợ phục vụ trực tiếp cho ngành đóng mới và sửa chữa tàu thủy.

Quyết định của bộ cũng nhấn mạnh sau khi được thành lập, SBIC có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Vinashin; trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại công ty mẹ và vốn đầu tư vào công ty con, công ty liên kết.

Tổng công ty cũng sẽ phải thực hiện sắp xếp lại 234 doanh nghiệp thuộc cơ cấu Vinashin trước đây; không tiếp tục duy trì trong cơ cấu Tổng công ty bằng hình thức cổ phần hóa, bán chuyển nhượng vốn, chuyển giao, sáp nhập 69 doanh nghiệp; tiến hành bán, giải thể, phá sản 165 doanh nghiệp khác.

Trong thời gian chuyển đổi mô hình tổ chức, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch công ty, tổng giám đốc (giám đốc) và các cá nhân có liên quan của các đơn vị chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản, tiền vốn của đơn vị, không để hư hỏng, hao hụt, thất thoát.

Hội đồng Thành viên SBIC có trách nhiệm: xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty trình Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt; xây dựng ban hành quy chế tài chính và các quy chế quản lý nội bộ của Tổng công ty theo quy định; tổ chức, sắp xếp lại bộ máy giúp việc của Tổng công ty theo hướng tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty và bổ nhiệm cán bộ thuộc thẩm quyền của Tổng công ty theo quy định.

Đồng thời, phải tổ chức thực hiện đề án tiếp tục tái cơ cấu Vinashin đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; làm thủ tục đăng ký lại quyền sở hữu tài sản và đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.

Trước đó, như VnEconomy đã đưa tin, các nỗ lực trong việc tái cơ cấu Vinashin đã được thúc nhanh trong vài tháng gần đây, và quyết định mới này là kết quả cụ thể của quá trình này. Tuy nhiên, sẽ còn rất nhiều công việc khác liên quan đến công nợ, nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ với người lao động, với các doanh nghiệp "con cháu"... mà SBIC phải tiến hành trong thời gian tới.
 




Vụ Vinashin: Vietnam’s Shipbuilding SOE may Re-emerge (Asia Sentinel 28-10-13)


- Tập đoàn Vinashin chính thức ngừng hoạt động (DT). - Vinashin bị ‘khai tử’ (TN).
- Cần thay đổi cách “đánh” tội phạm tham nhũng (ĐĐK). - “Phù thủy” ngân hàng – Kỳ 3: Tham nhũng bậc thầy (TN). - Nghiệm thu khống nhà tình nghĩa (TP).

- Tham nhũng ở Vinalines – chỉ là phần nổi của tảng băng chìm (DT). - “Dương Chí Dũng không phải là cá biệt” (VnEco).
--“66% doanh nghiệp làm ăn không có lãi”

-Bán Vinamilk, Nhà nước có ngay 60.000 tỷ đồng chi tiêu (TTVN 29-10-13)- Hàng loạt “ông lớn” nợ BHXH, BHYT (HQ).
- “Quan” tham có biết xấu hổ? (LĐ). - ‘Phù thủy’ ngân hàng – Kỳ 4: Cá mập thế giới ngầm (TN). - Doanh nghiệp vừa là nạn nhân vừa là tác nhân của tham nhũng (SGGP). - Đa phần doanh nghiệp chủ động đưa hối lộ? (SGTT).

- Tinh giản bộ máy, biên chế: Đưa ai ra khỏi guồng máy? (ĐĐK).
- Dự án đường HCM: Xin thêm nhiều tiền và xin…chậm tiến độ (ĐV).

- Nhiều thách thức đang chờ doanh nghiệp (TBKTSG). - Doanh nghiệp tư nhân bị DNNN đòi hối lộ.

-- Đa phần doanh nghiệp chủ động đưa hối lộ?- “Hoa hồng”, “lại quả” vẫn phổ biến (VNN).


- ‘Ông lớn’ kiểm toán tiếp tay chuyển giá? (VTC). - Phải cảnh cáo các ông lớn FDI chuyển giá (TP).- “66% doanh nghiệp làm ăn không có lãi” (VnEco).

- Sẽ có gói cước 3G riêng cho ‘hộp đen’ ô tô (TN).

- 5 năm mở rộng Hà Nội: Thủ đô “được” gì? (VnEco).

- Đường xuống cấp, dân è cổ cõng phí sai vị trí (TN).

- Thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A bị loại khỏi quy hoạch: Tín hiệu tốt để những cái đúng dám lên tiếng (SGTT). - Làm rõ trách nhiệm ở 2 dự án thủy điện ở Đồng Nai (VOV). – Rà soát quy hoạch thủy điện: Thủ tướng đồng ý loại bỏ 577 dự án thủy điện (PT).- Phải làm rõ trách nhiệm trong quy hoạch thủy điện (VOV). - “Tỷ lệ 1/3 dự án bị loại nói lên chất lượng quy hoạch thủy điện!” (DT). - Quy hoạch thủy điện: Có xử lý người ra chủ trương sai? (VNN). - Bị khoán trắng, nhiều công trình thủy điện không đảm bảo (DT). - Phải quy định rõ đầu mối chịu trách nhiệm khi thủy điện xả lũ (TN).



Thi hành án vụ án Vinashin-Thất thoát 1.100 tỉ đồng nhưng chỉ mới thu được hơn 6 tỉ đồng (Sgtt)-SGTT.VN - Để chỉ đạo thi hành án (THA) kịp thi, hiệu quả đối với vụ án Vinashin, hôm qua (21.3), bộ Tư pháp đã tổ chức cuộc họp với các ban ngành liên quan để chỉ đạo việc THA đối với vụ án Vinashin.

Bà Vũ Thị Hằng (trưởng phòng nghiệp vụ 1 – tổng cục THA dân sự, bộ Tư pháp) cho biết, trong vụ án Vinashin, số tiền mà các đương sự phải liên đới bồi thường cho các doanh nghiệp nhà nước lên đến hơn 1.100 tỉ đồng và khoản án phí gần 2 tỉ đồng. Tuy nhiên, khi xét xử, toà án các cấp đã không áp dụng các biện pháp bảo đảm tài sản của các đương sự để THA nên việc THA sẽ gặp khó khăn. Mặt khác, đến nay bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng sáu doanh nghiệp là bên được THA chưa có đơn yêu cầu, khiến cơ quan THA chưa thể ra quyết định THA để thu hồi tài sản cho Nhà nước (vì năm trong số sáu bên được THA là doanh nghiệp nhà nước).


Ngay khi bản án có hiệu lực, cục THA dân sự TP Hải Phòng đã chủ động tổ chức THA đối với khoản tiền án phí của các đương sự được hơn 145 triệu đồng, chi trả 5 tỉ đồng tiền bồi thường của Nguyễn Văn Dương cho tập đoàn Vinashin và 1 tỉ đồng của Trần Quang Vũ cho tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu. Đồng thời, thực hiện uỷ thác toàn bộ phần THA chủ động là hơn 1,8 tỉ đồng tiền án phí hình sự, dân sự trong vụ án cho chi cục THA dân sự quận Hoàn Kiếm, huyện Từ Liêm, quận Hai Bà Trưng, quận Thanh Xuân (TP Hà Nội), huyện Giao Thuỷ (tỉnh Nam Định), quận Lê Chân (TP Hải Phòng).

Vấn đề “bất bình thường nhất” trong việc THA vụ án Vinashin chính là khoản bồi thường hơn 1.000 tỉ đồng được xác định chính là tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp (bên được THA) đang không được các “khổ chủ” yêu cầu cơ quan THA tổ chức THA để thu hồi công nợ. Không có đơn yêu cầu, cơ quan THA không thể ra quyết định THA vì theo luật, đây là phần THA theo yêu cầu.

Theo đại diện các bộ, ngành, mặc dù luật THA dân sự cho phép được quyền yêu cầu THA trong năm năm kể từ khi bản án có hiệu lực, nhưng với trách nhiệm bảo toàn vốn góp của nhà nước ở doanh nghiệp, việc các doanh nghiệp trong vụ án Vinashin chưa có đơn yêu cầu THA cần được bộ chủ quản là bộ Giao thông vận tải xem xét, điều chỉnh để nhanh chóng thu hồi được hơn 1.000 tỉ đồng cho Nhà nước.

Thứ trưởng bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính cũng thống nhất với đại diện các bộ, ngành về việc đề nghị bộ Giao thông vận tải phối hợp với các ngành có ý kiến để bên được THA có đơn yêu cầu THA, làm cơ sở cho việc tổ chức THA đối với khoản bồi thường hơn 1.000 tỉ đồng cho các doanh nghiệp nhà nước.Đề xuất lấy phiếu tín nhiệm cùng lúc Chủ tịch nước, Thủ tướngTại kỳ họp thứ 5 sẽ khai mạc cuối tháng 5/2013, lần đầu tiên Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm.

-Vinashin gây hại như thế nào? (NVP)
Thời báo Kinh tế Sài Gòn tuần này có hai bài quan trọng về hậu quả mà Vinashin đang gây ra cho hệ thống ngân hàng trong nước.
Đó là bài “Phá sản Vinashin, tại sao không?” của Hải Lý và bài “Nỗ lực lội ngược dòng của PVFC” của Ngọc Lan.
Lâu nay nói đến Vinashin chúng ta đều hình dung một cục nợ khổng lồ nhưng hầu như không có thông tin gì cụ thể về cục nợ này. Chỉ đến khi các ngân hàng hay công ty liên quan có vấn đề, phải sáp nhập, hợp nhất hay nói chung có động thái gì đó phải công khai thông tin thì “cục nợ Vinashin” mới dần lộ diện. Quy mô và sự độc hại của một Vinashin đang trên bờ phá sản có thể vượt quá sự hình dung của mọi người.
Nổi lên gần đây nhất là chuyện đảo nợ. Toàn bộ số tiền 600 triệu đô-la nợ của các tổ chức tài chính nước ngoài được Vinashin đề xuất hoán đổi thành trái phiếu kỳ hạn 12 năm, có sự bảo lãnh của Bộ Tài chính Việt Nam. Trước đó khoản trái phiếu quốc tế 750 triệu đô-la thì chắc chắn Nhà nước phải gánh vì do Chính phủ phát hành lấy tiền về giao cho Vinashin.
Bài báo của Hải Lý viết: “Nếu tính cả khoản trái phiếu quốc tế 750 triệu đô la Mỹ mà Chính phủ đã phát hành dành cho Vinashin, từ nay ngân sách nhà nước có khả năng phải gánh 1,35 tỉ đô la Mỹ nợ của tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy. Số tiền này gần bằng 30.000 tỉ đồng mà Ngân hàng Nhà nước dự tính sẽ tái cấp vốn cho 5 ngân hàng, do Nhà nước nắm quyền chi phối, trong ba năm để hỗ trợ viên chức, bộ đội mua, thuê nhà ở xã hội”.
Với những khoản nợ trong nước, nạn nhân đầu tiên của Vinashin là Habubank, phải sáp nhập với SHB vì không gánh nổi khoản nợ xấu hơn 3.345 tỉ đồngcủa Vinashin để lại. Rồi đến Tổng công ty cổ phần Tài chính dầu khí (PVFC) và Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) lên kế hoạch sáp nhập, phải xin phép Ngân hàng Nhà nước cho phép không tính hai khoản nợ xấu của Vinashin và Vinalines trị giá hơn 2.800 tỉ đồng vào tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hợp nhất.
Bài báo của Ngọc Lan kể lại: “Đầu năm 2010, khi công bố báo cáo tài chính năm 2009, PVFC đã phải giải trình về khoản dư nợ tín dụng 1.305 tỉ đồng cho các khách hàng thuộc nhóm Vinashin vay quá hạn thanh toán mà không tính vào nợ xấu. Tại thời điểm đó, PVFC viện dẫn tất cả các quyết định của Chính phủ và NHNN cho phép khoanh, cơ cấu lại các khoản nợ cũ của Vinashin, chưa đưa vào nợ xấu nhằm “giữ” được lợi nhuận hơn 500 tỉ đồng của năm tài chính 2009. Kết quả kinh doanh những năm tiếp theo cũng không khá hơn vì cục nợ này vẫn còn nguyên đó”.
Ngoài trường hợp cụ thể này, bài báo còn cho biết hàng chục ngân hàng chủ nợ khác cũng được Chính phủ chỉ đạo khoanh nợ, không yêu cầu nhận nợ bắt buộc, không phát mãi tài sản đối với con nợ Vinashin. Đổi lại, tất cả các khoản vay, mua trái phiếu của Vinashin tại các ngân hàng được hoán đổi thành trái phiếu đảo nợ có bảo lãnh của Chính phủ, thời hạn 10 năm nhưng có giá trị bằng 30% dư nợ gốc mà các tổ chức tín dụng đã cho Vinashin vay. Các ngân hàng thiệt hại đến 70%, rồi 10 năm nữa không biết sẽ nhận về được bao nhiêu. Mỗi ngân hàng thiệt hại cả ngàn tỷ đồng nhưng chưa biết sẽ hạch toán ra sao như “BIDV đã trích tới gần 4.000 tỉ đồng [dự phòng rủi ro đối với các khoản vay của Vinashin] mà vẫn chưa hết nợ”.
Chính vì thế bài của Hải Lý cho rằng cần phải để Vinashin phá sản vì “sự phá sản của Vinashin là một bài học cảnh tỉnh cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, buộc họ phải đẩy nhanh cải cách, tự nâng cao hiệu quả kinh doanh, vì nếu không họ sẽ bị đào thải”.
Dù còn chưa đi vào chi tiết, hai bài báo cũng bước đầu làm rõ cái tác hại của Vinashin lên nền kinh tế.
Xin mời mọi người mua báo để đọc.
*                      *                      *
Vấn đề đặt ra ở đây là vì sao không công khai thông tin giải quyết cục nợ Vinashin để xã hội giám sát? Sau khi vụ việc Vinashin nổ ra từ năm 2010, đã có nhiều văn bản liên quan đến chuyện tái cơ cấu tập đoàn này, trong đó luôn nhấn mạnh đến yêu cầu minh bạch thông tin nhưng tình hình làm ăn của Vinashin những năm gần đây, cách giải quyết nợ nần, cách sắp xếp tổ chức lại tập đoàn này ra sao thì hoàn toàn thiếu vắng thông tin.
Lúc trước các quan chức nói cũng có phần đúng là Vinashin nợ 86.000 tỷ đồng nhưng tiền không mất đi đâu, tiền nằm trong tài sản của Vinashin. Lúc mới nổ ra vụ việc, dù giá trị thật của tài sản Vinashin thấp hơn nợ nần nhưng dù sao cũng có giá trị nào đó. Nay bên nợ thì khoanh lại, không cho đòi, lại giải quyết theo kiểu “đẩy về tương lai” thì chắc chắn bên tài sản do không ai giám sát, không ai đòi quyết liệt, sẽ hao hụt theo ngày tháng. Lẽ ra đã phải cho Vinashin phá sản từ lâu để chủ nợ chăm lo việc thanh lý tài sản, biết đâu thu về còn nhiều hơn bây giờ.


Nhượng bộ (NVP)
Hơn hai năm trước vào tháng 12-2010, tôi có viết bài “Cứng rắn trước sức ép” để khuyên chính phủ không nên đứng ra trả nợ thay Vinashin. Đó là chuyện liên quan đến khoản trái phiếu quốc tế 600 triệu đô-la mà tập đoàn này phát hành không có bảo lãnh của chính phủ. “Vinashin vay không có sự bảo lãnh của Chính phủ thì cứ để Vinashin chịu trách nhiệm. Nếu chủ nợ tuyên bố Vinashin default (mất khả năng chi trả), ảnh hưởng là có và sẽ rất lớn. Nhưng chẳng thà chịu đau lần này, nhân đó thắt lưng buộc bụng để vượt qua các thử thách còn hơn vì lợi ích ngắn hạn mà nhượng bộ sức ép” (trích).

Sau đó là chuyện một chủ nợ (Elliott) kiện ra tòa, rồi dàn xếp và giờ đây cuối cùng 600 triệu đô-la không bảo lãnh (cộng 23 triệu lãi chưa trả) đã trở thành 623 triệu đô-la trái phiếu có bảo lãnh của chính phủ, 12 năm nữa đáo hạn, lãi suất 1% mỗi năm. Điều này đồng nghĩa với chuyện ngân sách trước sau gì cũng phải chính thức gánh chịu thêm một khoản nợ lớn nữa.
Cứng rắn không nổi bởi dù chính phủ không đứng ra bảo lãnh cho khoản vay này, Vinashin là một doanh nghiệp nhà nước, Vinashin không trả nợ thì uy tín tín dụng của Việt Nam bị ảnh hưởng, không một doanh nghiệp nào đi vay nước ngoài được nữa.
Có lẽ anh Vũ Quang Việt nói đúng, nợ doanh nghiệp nhà nước phải tính hết vô cho nợ công vì nợ của các tập đoàn nhà nước trước sau gì nhà nước cũng phải gánh chịu trách nhiệm.
Nhưng nợ Vinashin không chỉ có chừng đó. Không biết bao nhiêu chục ngàn tỷ Vinashin nợ các ngân hàng trong nước đang nằm trong cục nợ xấu chiếm đến 8,6% tổng dư nợ và không biết bao nhiêu trong số đó sẽ phải “cơ cấu lại” theo kiểu “đưa về tương lai, để từ từ rồi tính”. Nếu vậy đề án giải quyết nợ xấu mà có dùng ngân sách nhà nước để trang trải theo kiểu tương tự như trên thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên – đấy cũng là nợ xấu do các con cưng của nhà nước gây ra mà thôi.
Và 600 triệu đô-la chứ đâu phải một khoản tiền nhỏ, Vinashin vay về làm gì để giờ này không trả được nợ? Câu chuyện phát hành trái phiếu của Vinashin sau đó chia nhau khoản tiền này trong các thành viên của tập đoàn như thế nào được kể rõ trong các lần thanh tra Vinashin – tại sao thông tin này cho đến bây giờ vẫn chưa được công khai?


- Thủy thủ tàu Hoa Sen tiếp tục cầu cứu (VNE).- Bàn cách “lách” luật xử lý tàu “ma”? (LĐ).- Mỗi người Việt gánh 800 USD nợ công? (TP). - Cuộc đại phẫu những tập đoàn ‘khủng’ ở Việt Nam (VNE).- Ngân hàng Nhà nước có quyền mua cổ phần ngân hàng “yếu kém” (VnEco). - Lập ban chỉ đạo triển khai tái cơ cấu tổ chức tín dụng (VnEco). - Quy mô các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay ra sao? (TTVN/CafeF).
- Đề án công ty mua bán nợ đang trên bàn Bộ Tư pháp (VnEco).- Bốn liều thuốc xử lý nợ xấu (Infonet).
- Ngân hàng phải báo cáo định kỳ dư nợ tín dụng (TP). - Khi nào ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt? (Infonet).

-51% chủ nợ quốc tế đồng ý gia hạn cho Vinashin
600 triệu USD mà Vinashin mất khả năng thanh toán dự kiến sẽ được chuyển đổi thành trái phiếu do Chính phủ Việt Nam bảo lãnh với kỳ hạn 12 năm. Theo bài viết đăng hôm qua 12/3 trên trang IFRasia của Thomson Reuters, đề xuất tái cơ cấu của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã được 51% tổng số chủ nợ nắm giữ 75% khoản nợ chấp thuận.


Đề xuất tái cơ cấu của Vinashin bao gồm việc chuyển đổi khoản nợ 600 triệu USD cộng thêm khoản lãi suất phát sinh chưa thanh toán là 23 triệu USD thành trái phiếu không trả lãi định kỳ (zero-coupon bond). Số trái phiếu này có kỳ hạn 12 năm được bảo lãnh bởi Bộ Tài chính Việt Nam. Lãi suất của số trái phiếu này sẽ tăng 1%/năm và sẽ được trả khi đáo hạn, cùng với tiền vốn.

Thỏa thuận trên đạt được sau hơn 2 năm kể từ khi Vinashin mất khả năng thanh toán khoản vay 60 triệu USD đáo hạn vào tháng 12/2010. Tuy nhiên, việc thực hiện thỏa thuận cũng có thể bị trì hoãn nếu không đạt được sự đồng thuận của những chủ nợ còn lại.

Những chủ nợ chưa nhất trí với đề xuất của Vinashin sẽ được gia hạn thêm thời gian để thay đổi quyết định, hạn cuối để đưa quyết định là vào ngày 20/3.

Khoản vay 600 triệu USD kỳ hạn 8 năm được Vinashin ký với các chủ nợ vào tháng 6/2007. Nhóm chủ nợ này bao gồm hơn 20 ngân hàng, phần lớn được cho là các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sỹ đã đứng ra dàn xếp và môi giới khoản vay này.
***************************************************************************

-Bảo lãnh Vinashin 'có lợi đôi bên'
Giới kinh tế gia và chuyên gia tài chính Việt Nam tán đồng việc Bộ Tài Chính đề xuất tái cơ cấu khoản nợ xấu 600 triệu USD của Vinashin trước các chủ nợ nước ngoài.

Vào tuần này, Bộ Tài chính Việt Nam quyết định bảo lãnh cho đợt trái phiếu mới (620 riệu USD) thời hạn 12 năm) nhằm hoán đổi khoản Vinashin đi vay 600 triệu USD (cũng do phát hành trái phiếu năm 2007).

BấmKế hoạch này được Vinashin trình chủ nợ với hy vọng sẽ giúp chấm dứt vụ tai tiếng kéo dài từ năm 2010 khi không trả được nợ đáo hạn.


Dự kiện thời hạn trả lời cuối cùng cho đề xuất này là ngày 15/2 nếu có sự đồng ý của 2/3 số chủ nợ nước ngoài.

Trả lời BBC vào ngày 08/02/2013, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh mô tả điều ông gọi “đây là biện pháp cần thiết”.

“Bộ Tài Chính có đề xuất như vậy là phù hợp cam kết của chính phủ vì đây là việc chính phủ bảo lãnh phát hành trái phiếu nên Bộ Tài Chính phải có trách nhiệm nếu Vinashin không trả được.

Bình luận về việc để tồn đọng vụ việc nhiều năm không giải quyết, ông Doanh nói giả định rằng Vinashin sẽ phục hồi và tự trả được nợ là không được thực hiện.

“Các hệ lụy trên thị trường tài chính quốc tế ảnh hưởng tới mức tín nhiệm đối với Việt Nam thì tôi nghĩ rằng Bộ Tài Chính Việt Nam đã có các đề xuất như vậy và đề xuất này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế”.

'Cải thiện hình ảnh'

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Tuy nhiên ông Doanh cũng nói rằng bước đi này cũng chỉ giải quyết phần nào hình ảnh thông qua việc các chủ nợ than phiền và có một số chủ nợ đã từng tiến hành khiếu kiện.

Trong khi đó chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nói với BBC cùng ngày nói rằng đề xuất này là “có lợi cho Vinashin và cả các chủ nợ”.

“Với lãi suất thấp như vậy thì Vinashin có lợi nên chính phủ nên tận dụng giải quyết việc này cho tốt và cải thiện hình ảnh cho Vinashin.

“Muốn giải cứu cho Vinashin thì phải biết tình trạng doanh nghiệp này thế nào. Trong nhiều năm tình trạng tài chính cua Vinashin bọ bỏ lỏng và thanh tra nhà nước cũng không biết tình hình tài chính Vinashin thế nào.

“Chỉ mới một hai năm nay thanh tra và kiểm toán chính phủ mới thực sự nhìn vào sổ sách của Vinashin để biết bức tranh thực sự ra sao.


Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

“Vấn đề của Việt Nam là kế toán không minh bạch, nhất là các tập đoàn nhà nước và đây cũng là việc kiểm soát lỏng lẻo của chính phủ và đây cũng là bài học cho các tập đoàn khác”.

Bình luận về thực trạng thua lỗ tới hơn 4 tỷ đôla của Vinashin, ông Lê Đăng Doanh nói rằng cần phải có điều ông gọi là “phương án tổng thể”.

“Cho đến bây giờ đề án tái cấu trúc với việc chuyển một số tài sản về Petrovietnam chưa được báo cáo rõ.

“Phần chuyển về Vinalines thì đã thấy rõ hệ quả với rất nhiều tàu thuộc Vinashin mà bây giờ Vinalines đang sử dụng có nhiều tàu bị giữ ở nhiều nơi vì khoản nợ Vinashin không trả được.

“Một số thủy thủ Việt Nam Tết này cũng phải ăn Tết ngay trên các con tàu bị giữ lại đó”.

“Tái cơ cấu Vinashin là cần thiết nhưng hơi muộn” (GD 7-2-13)
"Đã dùng đến thuốc đặc trị rồi mà không chống được tham nhũng thì..." (GD 7-2-13) -- TS Đinh Xuân Thảo: "Hiện nay, chúng ta đã dùng đến “thuốc đặc trị” rồi mà không chống được tham nhũng thì chắc là sẽ chẳng có cơ quan nào có thể làm được việc này nữa."
Phát ngôn của Thống Đốc: Ghế “nóng” thì phải biết làm “nguội”! (VnE 7-2-13) -"Chừng nào mà Việt Nam vẫn chưa trở thành nước phát triển và chưa xử lý triệt để sự cách biệt giàu nghèo thì lúc đó, cuộc chiến lợi ích nhóm vẫn tiếp tục"  Nói như ông thì ở các nuớc phát triển không có cuộc chiến giữa các nhóm lợi ích? Ông Bình cũng than là ông cô đơn.

Tất cả Đảng viên đều là khoa học gia? Hội đồng khoa học TW triển khai nhiệm vụ 2013 (VN+ 7-2-13) -- Các cơ quan Đảng cũng có hội đồng khoa học!- Nhìn Trầm Bê để mà lo cuốn gói phòng thân… (VLB).
- Đứa nào không nhúng chàm DƠ tay lên! (DLB). – Trần Huy Thuận: Thách đối và đối lại (Trần Nhương). - Giáp Văn Dương: Câu chuyện của niềm tin (Tia sáng). 
- Thủ tướng bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (VnEco).

(Dân trí) - Credit Suisse, một chủ nợ của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), có thể sẽ chấp nhận kế hoạch tái cơ cấu nợ mà Vinashin đưa ra cho các chủ nợ quốc tế. Hơn 2 năm trước, Vinashin mất khả năng thanh toán khoản nợ quốc tế 600 triệu USD.

Theo tin từ
Theo tin từ Bloomberg, nguồn tin thân cận của hãng tin tài chính này cho biết, Credit Suisse vừa có một lá thư tới khoảng 20 chủ nợ khác của Vinashin. Trong thư, Credit Suisse nói rằng ngân hàng Thụy Sỹ này có kế hoạch chấp nhận đề xuất của Vinashin và đưa ra những lý do để thuyết phục các chủ nợ này làm điều tương tự.
Nguồn tin cho biết, trong đề xuất mà Vinashin đưa ra, tập đoàn này đề nghị hoán đổi 600 triệu USD tiền nợ, cộng thêm cả tiền lãi tích lũy và chưa thanh toán, bằng trái phiếu do Bộ Tài chính Việt Nam bảo lãnh.
Số vốn 600 triệu này được một nhóm chủ nợ quốc tế dẫn đầu là Credit Suisse cấp cho Vinashin vào năm 2007. Theo thông tin từ hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s, Vinashin đã không trả được khoản 60 triệu USD tiền gốc đầu tiên đáo hạn vào tháng 12/2010.
Cho tới thời điểm này, cả Vinashin và Credit Suisse đều cùng chưa có bình luận gì về thông tin nói trên.
Nguồn tin của Bloomberg cho hay, kể từ khi khoản vay được cấp cho Vinashin, phần lớn khoản vay này đã được “sang tên đổi chủ” trên thị trường thứ cấp. Khoảng một nửa số khoản vay hiện đang được nắm giữ bởi một nhóm ngân hàng khu vực quy mô nhỏ ở châu Á, phần còn lại nằm trong tay các nhà đầu tư tổ chức và các quỹ đầu cơ.
Theo nguồn tin, trong đề xuất của Vinashin, tập đoàn này muốn hoán đổi khoản vay thành trái phiếu không trả lãi định kỳ (zero-coupon bond), kỳ hạn 12 năm. Lãi suất đối với số trái phiếu này sẽ tăng 1% mỗi năm và sẽ được trả khi trái phiếu đáo hạn, cùng với tiền gốc và khoảng 22 triệu USD tiền lãi tích lũy.
Một cơ quan thuộc Bộ Tài chính sẽ phát hành số trái phiếu trên với tổng trị giá 622 triệu USD, trong đó gồm 600 triệu USD tiền gốc và 22 triệu USD tiền lãi tích lũy. Bộ Tài chính sẽ đứng ra bảo lãnh hoàn toàn cho số nợ này.
Nguồn tin cho biết thêm, số chi phí pháp lý 2,5 triệu USD mà các chủ nợ phải bỏ ra sẽ được Vinashin thanh toán vào thời điểm kế hoạch tái cơ cấu nợ có hiệu lực.
Để dàn xếp được với tòa án Anh, Vinashin cần phải nhận được sự nhất trí của các chủ nợ nắm giữ ít nhất 75% giá trị khoản nợ 600 triệu USD, hoặc 51% số chủ nợ, dành cho kế hoạch mà tập đoàn này đưa ra.

Phương Anh - Thanh Tùng
Theo Bloomberg

-Estonia bắt 28 người Việt Nam
Tallinn - Thủ đô Estonia
Năm ngoái Estonia bắt giữ gần 60 người Việt nhập cảnh trái phép
Estonia bắt 28 người Việt Nam nhập cảnh trái phép vào nước này qua biên giới với Nga hôm 3/2 và sẽ trục xuất 20 người về nước theo báo chí Estonia.

Tám trong số những người bị bắt đã bị trả về Nga hôm 6/2 vì họ có visa vào Nga hợp lệ.
Số còn lại đã phải ra Tòa Hành chính Tartu và tòa đã lệnh giam họ tại Trung tâm Trục xuất Harku.
Cảnh sát Estonia hiện đang kiểm tra lai lịch những người bị giam giữ trong khi chờ ngày trục xuất họ.
Trong số 28 người nhập cảnh lậu có một phụ nữ, ba bé trai và số còn lại là nam giới.
Báo chí Estonia nói Trung tâm Trục xuất Harku có thể giam giữ được tối đa 60 người.
Cục Cảnh sát và Biên phòng Estonia nói họ đã bắt tổng cộng 56 người Việt toan vào Estonia trái phép từ Nga.
Thu nhập cao
Estonia là thành viên của khối Schengen vốn cho phép người có visa vào một nước trong khối được tới tất cả 24 nước còn lại.
Nước cựu thành viên của Liên Xô cũ này gia nhập EU và NATO trong năm 2004.
Với dân số 1,3 triệu, Estonia là một trong những nước thưa dân nhất EU và có mức thu nhập bình quân đầu người trên 15.000 đô la Mỹ/năm.
Do sự di dân dưới thời Liên Xô cũ, khoảng 1/4 dân số Estonia là người Nga.
Đất nước Baltic này gia nhập khu vực đồng Euro hồi năm 2011, 20 năm sau khi độc lập khỏi Liên bang Xô viết.-Estonia bắt 28 người Việt Nam
- Hơn 40 ngư dân Việt bị bắt ở Thái được về ăn Tết (TTXVN).Những cô dâu Việt về quê
08:40 ngày 07.02.2013
SGTT.VN - Miền Tây mùa tết. Ruộng thơm mùi rơm rạ, thoang thoảng khói đốt đồng. Trái trĩu cành chờ tay người hái, hoa rực rỡ chờ được đưa tết về nhà. Bánh tét lúc lỉu. Gà vịt được vỗ căng tròn. Và miền Tây mùa này còn chờ những cô gái đi xa trở về..  - Nỗi niềm cô dâu Việt (NLĐ)..- 
Vụ tàu hoang: Điều tra nguyên nhân thủy thủ bỏ tàu
Vụ tàu Hải Đông 27 đã trở thành sự kiện hy hữu trong ngành hàng hải. Tàu không chìm nhưng toàn bộ thủy thủ vội vã bỏ tàu và hàng nghìn tấn hàng. Có hay không việc bỏ mặc cho tàu chìm để trục lợi bảo hiểm?
Phạt vì dùng ít điện: Chỉ bảo vệ người... bán!
(Kienthuc.net.vn) - Nhiều ý kiến cho rằng quy định "dùng điện ít cũng bị phạt" đi ngược lại với quy luật thị trường và thiệt cho người dùng.
EVN nhất định tăng giá điện để có lãi 2013
Năm 2013, giá điện sẽ tăng hơn 7%
Vài suy nghĩ về đời sống văn hóa tinh thần của nữ công nhân (Tạp Chí Cộng Sản 4-2-13) -- "So với nam công nhân thì nữ công nhân rất dễ bị rơi vào cạm bẫy tình ái, rất dễ sa ngã vào con đường mại dâm và cũng rất dễ trở thành nạn nhân của nạn buôn bán người và của tình trạng bạo hành." Bài này khá thực tế! (Vâng, THD là 1 trong 3 người trên thế giới đọc Tạp Chí Cộng Sản.)--Nỗi lòng công nhân trước ngày về quê ăn Tết (VOV). – Đắng lòng bán tết kiếm tiền (VEF).
*************










- TS Lê Đăng Doanh: Kỳ vọng gì ở năm 2013? (PT). 
-  Cần nhìn nhận lại chính sách tăng trưởng hiện nay (Phan Minh Ngọc). - Chủ nợ quốc tế có thể nhất trí tái cơ cấu nợ Vinashin (VnEco). - Vinalines thoái vốn, giải thể nhiều công ty (TN).- Ban Bí thư gặp mặt giới văn nghệ sỹ, khoa học, trí thức (TP).
- Chủ nợ có thể đồng ý với kế hoạch tái cấu trúc Vinashin (VNE). – Credit Suisse sẽ chấp nhận kế hoạch tái cấu trúc nợ của Vinashin (CafeF). – Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Vinalines (CP/Infonet). – Sẽ cho phá sản Vinashinlines (VNE).
- Thanh tra Chính phủ yêu cầu làm rõ vi phạm tại mỏ sắt Amusung (TP).
- 10 dấu hiệu cho biết chúng ta đang ở trong một nền kinh tế giả mạo (Idealist/ TCPT).
- “Đại gia” Dubai sẵn sàng đổ 30 tỷ USD xây “Phố Wall HN” giàu đến đâu? (KT/GDVN).
- Nhặt sạn Giấy phép lái xe mới (TP).- Hài kịch: Đổi đời (Phước Béo).- Ấm áp xuân tình nguyện (SGGP).
Cha con Trầm Bê tìm cách hạ cánh
Con trai ông Trầm Bê rời chức, thoái vốn
Cận cảnh Quốc lộ khủng khiếp nhất Việt Nam

- Công khai, minh bạch nợ công (ĐT).

- Phá giá VND: Chuyên gia: có, Ngân hàng Nhà nước: không! (VnEco).
- Vàng giảm về 45,5 triệu đồng/lượng (VOV).
- Chứng khoán bất ngờ tăng mạnh (TN). - Bất ngờ “vung” tiền trước Tết, VN-Index vọt tăng 11 điểm (DT). - Bất cập từ quy định về chào mua công khai? (ĐTCK).
- Starbucks có vượt qua những “rào cản” này ở thị trường Việt? (GDVN).
- Việt Nam xuất siêu hơn 1 tỷ USD sang Malaysia (TTXVN). - Khởi công xây khu công nghiệp Malaysia-Trung Quốc.- Dự báo kinh tế 2013: Chưa thể sáng sủa (Hải quan).
- Ngân hàng: Từ tuyên bố đến hành động (ĐĐK). – Lợi nhuận ngân hàng: Thêm Techcombank giảm mạnh (VnEco). –Ngân hàng hợp nhất SCB lãi 82 tỷ đồng (eBank).
- Đã đến lúc điều chỉnh tỷ giá VND (ĐT).
- Vàng vẫn “quý như vàng” (ĐĐK).
- Ngân hàng giải quyết sự cố ATM trong ngày tết (TT). – Ngân hàng “tận thu” phí ATM dịp Tết (VNN). – “Cháy” máy ATM (DT).
- Thấp nhất khu vực (ĐĐK).
- Kiểm soát chặt giao dịch chứng khoán (LĐ). – Triệu phú đôla 25 tuổi rút hẳn khỏi HĐQT Chứng khoán Phương Nam (DT). – Sau Tết, thị trường còn “lửa” (ĐTCK). – Sẽ “bịt” khe hở trong kế toán CTCK (ĐTCK).
- Địa ốc – khó nhưng không bó tay (SGGP).
- Vụ “đòi nợ như phim hành động”: Chủ nợ hết Chạp, chờ Giêng (DT).
- Việt Nam chiếm 7% thị phần nhập khẩu thủy sản vào Mỹ (VOV). – Mất mùa lộc trời tôm “nhí” (TN).
- Nông dân lo mất mùa vì… thủ đô cấm đường (DV).
- Thứ trưởng Bộ Công thương không nên mừng vì sức mua giảm sút vào dịp Tết (Songmoi).
- Cận Tết, gà thải Trung Quốc vẫn hoành hành chợ Hà Vỹ (Infonet).
- ASEAN-Mỹ đẩy mạnh hợp tác về lĩnh vực kinh tế (TTXVN).
- Kinh tế TQ, Mỹ, Ấn Độ đứng đầu thế giới năm 2050 (TTXVN). – Phố Wall trở lại ngoạn mục (VnEco).
- Công ty S&P bị tố giác hướng dẫn sai lạc các nhà đầu tư (VOA).
- Trường Trần Phú, Hà Nội: Giáo viên tố quyền hiệu trưởng bị đe dọa (DV).
- Thủ quỹ ‘mất tích’ cùng thưởng Tết của giáo viên (VNE).  - Giáo viên đã được thưởng Tết tiền triệu (DT).

- 3 tin để suy ngẫm những ngày cận tết (Alan Phan).
- Cạnh tranh hay bán? (DNSG).
- Chưa chào năm mới, điện đã lại đe tăng giá! (PLVN).
- VFA cam kết mua lúa trong tết (SGGP).
- Tết kiệm ước trong mùa suy thoái (RFA).
- Đà Nẵng thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (Gafin).
- Starbucks khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam (VOA).
- Ngó lơ hàng Trung Quốc (NLĐ).
- Chính phủ Mỹ kiện công ty thẩm định tài chính Standard and Poor’s (RFI).
- Rùng mình công nghệ làm thịt giả ở Hà Nội (VnMedia). - Thực phẩm độc hại tràn lan ở Việt Nam (Người Việt).
- Hiệp sĩ miền sông nước (ND).
- Cảnh “hành quyết” rắn hổ mang VN khiến mạng TQ sửng sốt (Kiến thức).
- Estonia bắt 28 người Việt Nam (BBC).
- Dân Hàn ngập đầu trong nợ (VNN).


Trung Quốc đầu tư kỷ lục ở nước ngoài
Các thương vụ thâu tóm, sáp nhập ở nước ngoài của Trung Quốc năm ngoái tiếp tục đạt kỷ lục mới trong khi thị trường trong nước chững lại.
China, America and the WTO
theDiplomat.com  Growing tensions in U.S.-China trade relations

Tổng số lượt xem trang