Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Liệu có liên minh tay ba chống Trung Quốc?

-Nguồn:Liệu có liên minh tay ba chống Trung Quốc?

Trong tuần này tại Washington đã diễn ra cuộc tham vấn ba bên của các nhà  ngoại giao Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ. Hoạt động này tiến hành ở cấp Thứ trưởng cơ quan đối ngoại. Một trong những đề tài chính được các nhà ngoại giao thảo luận là vai trò gia tăng về quân sự-chính trị của Trung Quốc ở châu Á và thế giới nói chung.
Hồi tháng Tám, cũng vấn đề này đã được các chuyên viên Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ  thảo luận bởi ở cấp không chính thức như dạng  "bản đồ lộ trình thứ hai”.
Tại cuộc gặp do Trung tâm Hoa Kỳ nghiên cứu quốc tế và chiến lược tổ chức, các đại biểu đã nhất trí rằng tăng trưởng mọi mặt của Trung Quốc là đối tượng quan tâm chung cho cả ba quốc gia. Trong tài liệu tổng kết cuộc gặp nêu khái quát rằng Trung Quốc đang cố gắng hiện đại hóa lực lượng vũ trang. Trong đó, theo ý kiến của các chuyên viên, chương trình quốc phòng của Trung Quốc không minh bạch. Gia tăng hoạt tính của CHND Trung Hoa trong không gian mạng và vũ trụ ngày càng  bộc lộ rõ lập trường của Bắc Kinh về những vấn đề khu vực và toàn cầu. Nổi bật trước hết liên quan đến những tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng.
Giáo sư Sergei Luzyanin Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Viễn Đông (Viện Hàn lâm khoa học Nga) cho rằng, mặc dù những cuộc tham vấn bộ ba Hoa Kỳ-Nhật Bản-Ấn Độ diễn ra khá lặng lẽ, nhưng yếu tố manh nha xuất hiện một hình thức liên minh mới là hết sức quan trọng. Cuộc gặp ở Washington nhấn mạnh sự gia tăng cạnh tranh của các cường quốc thế giới tại châu Á. Giáo sư Sergei Luzyanin nhận xét, không ngẫu nhiên mà tại các cuộc tham vấn này có sự tham gia của Ấn Độ, là nước cũng giống như Trung Quốc, đang ngày càng kiên quyết hơn lên tiếng tuyên bố về những lợi ích riêng.
“Ý tưởng của cuộc gặp tay ba Hoa Kỳ-Nhật Bản-Ấn Độ là cùng tìm kiếm tập hợp những nguồn lực chính trị và ngoại giao để kiềm chế Trung Quốc. Đây là một tam đầu chế  khác thường và mới mẻ. Nếu nói về Hoa Kỳ và Nhật Bản thì dễ hiểu. Đó là các đồng minh quen thuộc, ràng buộc với nhau bởi những thỏa thuận  an ninh. Còn Ấn Độ gắn bó với khu vực châu Á-Thái Bình Dương ở mức độ ít hơn. Và sự xuất hiện của Ấn Độ trong bộ ba này nói lên rằng đang phát triển tình huống khá phức tạp đối với Trung Quốc”.
 Quan hệ song phương giữa Ấn Độ và Trung Quốc không hoàn toàn chuẩn mực, hiện hữu vấn đề lãnh thổ. Trong đó Ấn Độ đứng về phía các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc về những hòn đảo trên biển Hoa Nam-Biển Đông. Ấn Độ cũng đã công bố kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự ở Thái Bình Dương, điều mà Trung Quốc không thích thú gì. Nói cách khác, đang diễn một số xu hướng khách quan cho thấy Ấn Độ chuyển sang phía liên kết với bộ đôi Mỹ-Nhật.
Chắc hẳn là Bắc Kinh sẽ tiếp nhận tin tức về những cuộc tham khảo ý kiến tay ba một cách thận trọng. Triển vọng tạo lập liên minh mới gồm ba cường quốc hùng mạnh sẽ giống như chiếc găng tay thách đấu ném ra trước Trung Quốc,  cũng như những hoạt động ngày càng ráo riết của người Mỹ trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Một trong những câu trả lời tiềm năng của Bắc Kinh, - theo giả thiết của Giáo sư Sergei Luzyanin -, là đẩy mạnh bình thường hóa quan hệ với New Delhi, để tách Ấn Độ ra xa liên minh kiềm chế Trung Quốc của hai nước Hoa Kỳ-Nhật Bản. Có thể là Trung Quốc sẽ mềm dẻo lập trường về việc tiếp nhận Ấn Độ vào Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Nếu thu hút được Ấn Độ vào hình thức tổ chức hợp tác này, thì ngoài vô số ưu điểm khác, lợi ích lớn nhất sẽ là tạo điều kiện phá hủy kế hoạch lập liên minh bộ ba Mỹ-Nhật-Ấn đối chọi với Trung Quốc.


-------

Tổng số lượt xem trang