Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Hai dự án BOT giao thông lớn bị phát hiện khai man vốn

-Hai dự án BOT giao thông lớn bị phát hiện khai man vốn
Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa phát hiện một số sai phạm trong việc lập dự toán và quản lý dự án đối với một số dự án giao thông theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) trên tuyến quốc lộ 1A do Bộ Giao thông Vận tải quản lý.

Đáng chú ý, kết luận thanh tra trên được đưa ra chỉ sau ít ngày Tổng công ty Đầu tư phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải được phép tăng thời gian thu phí lên 42,5 năm để hoàn vốn đối với 5 dự án cao tốc đầu tư theo hình thức BOT, trong đó có dự án Nội Bài - Lào Cai và Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Theo kết luận thanh tra, cả hai dự án dự án BOT Nghi Sơn - Cầu Giát và BOT Hà Nội - Bắc Giang đều bị phát hiện khai khống tổng mức đầu tư, với mục đích kéo dài thời gian thu phí hoàn vốn.

Dự án Nghi Sơn - Cầu Giát “khai man” hơn 1.200 tỷ

Theo cơ quan thanh tra, ngày 18/3/2013, Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt kết quả chỉ định nhà đầu tư dự án BOT Nghi Sơn - Cầu Giát là liên danh Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco4) và Tổng công ty 319.

Dự án có tổng chiều dài 33,93 km, thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT, tổng vốn đầu tư được phê duyệt là hơn 3.627 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ ngày 26/3/2013 đến ngày 31/1/2015. Hiện dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động.

Tuy nhiên, qua thanh tra, thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phát hiện nhiều sai phạm, thiếu sót tại dự án này.

Cụ thể, quá trình lập, thẩm định dự án đầu tư làm tăng tổng mức đầu tư hơn 39,3 tỷ đồng, Ban Quản lý dự án 1 (PMU 1) đã không hoàn thành nhiệm vụ, không thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước được giao, gián tiếp gây thiệt hại cho ngân sách gần 60 tỷ đồng.

Đáng chý ý, với trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước, nhưng Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt dự án khi chưa đủ điều kiện, ký hợp đồng chính thức quá chậm, cho phép khởi công khi chưa đủ điều kiện pháp lý…

Trong đó, sai sót nổi bật nhất là dự án BOT Nghi Sơn - Cầu Giát đã được khởi công ngày 26/3/2013, trong khi phải đến ngày 4/8/2014 mới có bản vẽ thiết kế thi công.

Theo đánh giá của cơ quan thanh tra, việc khởi công vội vàng đã kéo theo hậu quả lãng phí hơn 36 tỷ đồng do không thể đưa nhiều hạng mục vào sử dụng, hoặc buộc phải thiết kế lại.

Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã không thực hiện thu hồi gần 4,9 tỷ đồng chi phí lập dự án đầu tư và chi phí Ban Quản lý dự án, giảm trừ hơn 5 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư với một số thiết kế, không thực hiện chức năng quản lý nhà nước để nhà đầu tư điều chỉnh kết cấu áo đường khi chưa đủ cơ sở pháp lý làm tăng chi phí xây lắp thêm hơn 82,7 tỷ đồng.

Đối với nhà đầu tư, ngoài việc thay đổi kết cấu áo đường, còn có nhiều sai phạm khác như nghiệm thu vượt giá trị thực hiện cho nhà thầu xây lắp hơn 61 tỷ đồng… và các sai sót trong tính chi phí giải phóng mặt bằng, tư vấn đầu tư xây dựng, quản lý dự án…

Đặc biệt, theo thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phương án tài chính của dự án “có vấn đề” về số liệu đầu vào, dẫn đến việc đưa ra thời gian hoàn vốn là 17 năm 5 tháng 15 ngày là chưa chính xác.

Cùng với đó, theo tính toán trong phương án tài chính của dự án lập ngày 10/3/2015, tổng vốn đầu tư là hơn 3.581 tỷ đồng, tuy nhiên, tính toán của đoàn thanh tra cho thấy, mức đầu tư chỉ là hơn 2.378 tỷ đồng, chênh lệch hơn 1.202 tỷ đồng.

Với phát hiện trên, thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư xác định lại thời gian hoàn vốn phù hợp.

Dự án Hà Nội - Bắc Giang “rùa bò” và đội vốn đầu tư

Ngày 12/2/2014, Bộ Giao thông Vận tải đã có quyết định chỉ định liên danh đầu tư là Tập đoàn Đại Dương (OGC), Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại 319, Tổng công ty Vinaconex và Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú (Văn Phú Invest) làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang theo hình thức hợp đồng BOT.

Ngân hàng Techcombank là đơn vị cung cấp tín dụng cho dự án.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 4.213 tỷ đồng, được khởi công vào ngày 22/2/2014 và được hoàn thành vào tháng 6/2016.

Tuy nhiên, tại thời điểm khởi công, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công của dự án này vẫn chưa được lập và phê duyệt và đến thời điểm thanh tra - bắt đầu thanh tra từ tháng 1/2015, sau một năm thi công, dự án mới chỉ có 9/13 gói thầu có hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt, chưa phê duyệt được dự toán các gói thầu xây lắp và chưa ký hợp đồng thi công xây lắp chính thức với các nhà thầu.

Theo kết luận thanh tra, Techcombank đã không thực hiện cam kết thu xếp tài chính cho OGC để thực hiện dự án trong hồ sơ đề xuất là chưa đúng quy định của hồ sơ yêu cầu, số liệu kê khai về năng lực tài chính và số liệu theo báo cáo tài chính được kiểm toán năm 2011 của Vinaconex trong hồ sơ đã sai lệch hoàn toàn; 319 Invest không cung cấp được báo cáo tài chính theo yêu cầu, nhưng Bộ Giao thông Vận tải vẫn chấp thuận cho hai đơn vị này làm nhà đầu tư.

Tính đến thời điểm bắt đầu tiến hành thanh tra vào cuối năm 2014, các nhà đầu tư trong liên danh mới chỉ góp vốn hơn 211 tỷ đồng, đạt 84,5% tiến độ góp vốn theo cam kết.

Các doanh nghiệp trong liên danh thiếu sâu sát, năng lực điều hành dự án hạn chế nên đã chậm tiến độ so với cam kết. Tính đến thời điểm thanh tra, dự án đã trải qua 50% thời gian thực hiện, nhưng tiến độ mới đạt 10,5%.

Thanh tra còn phát hiện nhiều sai sót trong việc lập, thẩm định và phê duyệt tổng mức đầu tư làm tăng tổng mức đầu tư thêm hơn 819 tỷ đồng. Với tổng mức đầu tư được kiểm tra giảm trừ 819 tỷ đồng, thời gian kinh doanh khai thác để hoàn vốn theo hợp đồng sẽ phải giảm tương ứng để phù hợp với chi phí thực tế.
-Xây cầu treo 3,5 tỷ chỉ để phục vụ 2 hộ dân?  (vnn)Vào giữa tháng 6/2015, chiếc cầu treo dân sinh có vốn đầu tư khoảng 3,5 tỷ đồng tại xóm 6, xã Sơn Thọ (Vũ Quang - Hà Tĩnh) được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, nhiều người dân bàn tán xôn xao, cây cầu tiền tỷ này chỉ để phục vụ vài hộ dân, trong đó có nhà ông Chủ tịch xã?

Dân có được hưởng lợi?


Nằm trong Đề án xây dựng 186 cầu treo dân sinh trên phạm vi 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên của Bộ GTVT, tỉnh Hà Tĩnh đã được đầu tư để xây dựng 4 cây cầu.


4 địa điểm được chủ đầu tư Tổng cục đường bộ (Bộ GTVT) chọn xây cầu gồm xóm 6, xã Sơn Thọ và chợ Quánh, xã Hương Thọ (cùng huyện Vũ Quang); xóm 6, xã Hương Lâm và xã Hương Giang (cùng huyện Hương Khê).
cầu treo, xã Sơn Thọ, phục vụ, 2 hộ dân, Vũ Quang
Cây cầu treo dân sinh bắc qua Khe Tây, xóm 6, xã Sơn Thọ gây xôn xao khi chỉ phục vụ vài ba hộ dân.
cầu treo, xã Sơn Thọ, phục vụ, 2 hộ dân, Vũ Quang
Do chỉ vài hộ dân sử dụng nên cây cầu treo luôn sạch bóng.


Tại xã Sơn Thọ, cầu treo bắc qua Khe Tây (xóm 6) được đầu tư 3,5 tỷ đồng, đại diện thay chủ đầu tư là ban quản lý dự án III, khởi công xây dựng vào tháng 1 đến tháng 6/2015 hoàn thành.
Tuy nhiên, từ khi cây cầu này được đưa vào sử dụng, người dân địa phương bàn tán xôn xao rằng, cầu chỉ phục vụ nhu cầu đi lại của một vài hộ dân bên kia Khe Tây.
Và đặc biệt, cầu treo nối con đường thôn hướng thẳng vào ngõ nhà ông Nguyễn Khắc Hội, Chủ tịch UBND xã Sơn Thọ.
cầu treo, xã Sơn Thọ, phục vụ, 2 hộ dân, Vũ Quang
Trong khi cách đó không xa, vẫn có cây cầu khác kiên cố.
Chiếc cầu treo dân sinh dài khoảng 200m, rộng gần 2m, tải trọng chỉ 0,5 tấn. Cách cây cầu treo này không xa, vẫn còn cây cầu khác có tên gọi cầu “Gãy” vẫn còn rất kiên cố.
Con đường đất dẫn từ vài hộ dân tới cầu Gãy chừng vài trăm mét và phải qua một con rạch rộng vài mét.
“Các anh thấy đó, chiếc cầu cũ liên thôn còn dùng rất tốt. Ấy vậy mà người ta lại bỏ cả mấy tỷ để xây một cây cầu ngay bên cạnh, mà chỉ có vài hộ dân bên kia, trong đó có nhà ông Chủ tịch xã. Nhiều nơi còn cần cầu hơn ở đó”, một người dân khác phản ánh.
“Trên cho thì nhận chứ chưa cấp bách”
Trao đổi về vấn đề với VietNamNet, Chủ tịch UBND xã Sơn Thọ, ông Nguyễn Khắc Hội cho biết, cầu treo dân sinh mới dẫn vào khu dân cư của 23 hộ dân đã ở (trong kế hoạch là trên 50 hộ dân) thuộc xóm 6 của xã.
Có 5 hộ dân ở phía ngoài và 18 hộ dân cùng nhiều hộ có đất sản xuất ở phía phía sâu bên trong. Tuy nhiên theo tìm hiểu của PV thì thực tế chỉ có 2 hộ (trong đó có ông Hội) hưởng lợi trực tiếp từ cầu treo, còn những hộ còn lại phía trong chỉ quen đi đường tắt qua cầu Gãy.
cầu treo, xã Sơn Thọ, phục vụ, 2 hộ dân, Vũ Quang
Cầu phao Phương Mỹ, nơi hàng ngày có rất nhiều người dân phải đánh đu tính mạng khi qua đây lại không được chọn để xây cầu vì không đáp ứng yêu cầu.
Cũng theo ông Thọ, “cầu Gãy nằm trên tuyến đường khác, dẫn qua xã Hương Điền (huyện Vũ Quang) và đi lên xã Sơn Tây (huyện Hương Sơn), chứ không phục vụ cho xã Sơn Thọ”.
“Địa bàn rừng núi nên khe suốt bao bọc, chia cắt. Chỉ một cây cầu (cầu Gãy) không thể đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Để xây dựng cầu treo này, đích thân Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ đã trực tiếp về khảo sát thực địa 4 - 5 lần rồi mới đồng ý. Chứ không phải ai muốn làm là làm được”, ông Hội giải thích.
Còn theo Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang Phạm Quốc Thanh, vừa qua huyện giới thiệu 3 địa điểm và được chọn 2 nơi để xây cầu. Và việc xây ở đâu là quyết định của Bộ GTVT, huyện chỉ bàn giao mặt bằng.
Tuy nhiên, chính vị Phó chủ tịch cũng thừa nhận, việc xây cầu treo qua Khe Tây, xóm 6, xã Sơn Thọ chưa tới mức cấp bách.
“Trên cho thì nhận thôi. Nếu huyện đầu tư thì câu chuyện hoàn toàn khác” - ông Thanh bộc bạch.
Ông Nguyễn Quý Trung - Ban Quản lý dự án phát triển giao thông và quản lý vốn sự nghiệp Hà Tĩnh (Sở GTVT Hà Tĩnh), thành phần tư vấn quản lý dự án cầu treo dân sinh cho hay, mọi việc (điều tra khảo sát làm cầu treo) đều do ban quản lý dự án III làm. Đến lúc thi công, mới giao cho đơn vị quản lý dự án.
cầu treo, xã Sơn Thọ, phục vụ, 2 hộ dân, Vũ Quang
Dư luận đang bàn tán xung quanh chuyện đầu tư lãng phí đối với cây cầu này. Trong lúc đang còn rất nhiều nơi cần được đầu tư thì "dự án không về"
“Cầu treo dân sinh ở xóm 6 là theo đề xuất của xã Sơn Thọ và huyện Vũ Quang”, ông Trung nói.
Liên quan tới vấn đề, nhiều người đặt ra câu hỏi, liệu vị trí xây cầu treo dân sinh ở xóm 6, xã Sơn Thọ đã tới mức cấp thiết?
Trong khi tại xã Phương Mỹ - được xem là "rốn lũ" của huyện Hương Khê, nơi mỗi ngày hàng ngàn người dân phải đánh cược tính mạng khi đi qua chiếc cầu phao ghép từ những mảnh gỗ lâu năm đã nứt, chằng néo bằng dây thép qua sông Ngàn Sâu thì không được đầu tư.
Theo ông Nguyễn Quý Trung, yêu cầu để "duyệt" xây cầu treo là khu vực đó phải cao hơn mực nước lũ lịch sử 1m. Như thế thì đường vào cầu rất dốc, thậm chí dốc thẳng đứng.
Ngoài ra, khoảng cách giữa 2 đầu cầu phải từ 120m trở về, trong khi tại cầu phao Phương Mỹ lại dài hơn 200m.
Với những lý do đó, cầu tại xã Phương Mỹ không được chọn để làm, dù địa điểm này có trong danh sách nơi được xét duyệt để xây cầu treo.
Văn Đức - Xuân Song





-Đầu tư 27,5 tỉ đồng xây nhà cho… 10 người làm việc
Gần 7 năm nay, tòa nhà 9 tầng với tổng diện tích mặt sàn rộng tới 5.300 m2 của Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Nam Định được xây với số tiền lên tới 27,5 tỉ đồng nhưng chỉ phục vụ có… 10 người làm việc.

2/3 tòa nhà này đã bị bỏ phí suốt nhiều năm - Ảnh: Văn Đông
Trong vai một người đi thuê địa điểm mở công ty máy tính, PV đã có mặt tại Trung tâm Công nghệ thông tin (TT CNTT, thuộc Sở KH-CN tỉnh Nam Định) và được người trực hành chính của cơ quan này cho biết: “Trung tâm chỉ sử dụng 3 tầng dưới để làm việc, 6 tầng trên bỏ trống”.
Trong đó, tầng 1 là các phòng, ban; tầng 2 dành cho lãnh đạo TT; tầng 3 chỉ dùng 1 phòng để đặt máy chủ quản lý dữ liệu.
Theo quan sát, từ tầng 4 - 9 của tòa nhà bị bỏ không, một số phòng cửa mở hoặc khép hờ, riêng tầng 6 - 9 các cửa phòng khóa chặt, một số khóa còn niêm phong, hành lang bụi phủ dày... Tại tầng 4, tầng 5, hệ thống quạt gió, đèn điện hầu như đều hư hỏng, hệ thống nhà vệ sinh của 6 tầng phía trên trần bong tróc, trơ cả lõi bê tông.
Tòa nhà này thuộc dự án "Đầu tư xây dựng Trung tâm CNTT tỉnh Nam Định” với quy mô 9 tầng, 5.300 m2 sàn, trị giá xây dựng 27,5 tỉ đồng, từ nguồn ngân sách. Từ cuối năm 2008, TT CNTT bắt đầu sử dụng tòa nhà với nhiệm vụ “thành lập trung tâm đào tạo CNTT cho cán bộ công chức, doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, cung cấp dịch vụ, nghiên cứu phát triển ứng dụng và chế tác phần mềm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực, là đầu mối phát triển CNTT với các đối tác trong và ngoài nước và là "lồng ấp" các doanh nghiệp CNTT tỉnh Nam Định”.
Tuy nhiên, theo các nhân viên thì từ lúc thành lập đến nay, khi nhiều nhất trung tâm cũng chỉ có khoảng 15 người, nay là 10 người.
Cũng từ lúc thành lập, TT chưa từng sử dụng quá 3 tầng của tòa nhà, mỗi tầng cũng không sử dụng hết các phòng. Lần duy nhất các tầng 4 - 5 được sử dụng là để cho một đơn vị khác cũng thuộc Sở KH-CN Nam Định mượn tạm trong khi xây trụ sở mới.
Đáng nói là ngoài diện tích gần 1.000 m2 để xây tòa nhà, phần còn lại của dự án có diện tích 20.000 m2 này còn đang để cỏ mọc, riêng 10.000 m2 phía sau tòa nhà được Sở KH-CN tận dụng để... trồng khoai tây sạch.
Đặc biệt, TT này cũng chưa hoạt động theo mục tiêu đặt ra ban đầu. Mô hình dạy CNTT cho cán bộ, công chức của tỉnh chỉ mở được vài lớp thì tỉnh chuyển sang thuê doanh nghiệp tin học dạy. Công việc chính và duy nhất của TT hiện là quản lý vài trang thông tin điện tử của Sở KH - CN và vài sở, ngành, địa phương.
Theo ông Phạm Văn Khôi, Phó giám đốc Sở KH-CN Nam Định, nguyên nhân để lãng phí tòa nhà này là do dự án mới triển khai được một nửa là xây dựng xong tòa nhà trên thì Chính phủ cắt bỏ chương trình 95 nên thiếu vốn, đề án 112 cũng bị Chính phủ hủy bỏ nên TT không triển khai được các nhiệm vụ đề ra.
Ông Khôi cũng cho biết: cách đây 3 năm, UBND tỉnh Nam Định đã ký biên bản hợp tác với UBND TP.HCM về hợp tác phát triển CNTT. Trong đó, sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại tòa nhà kể trên, đơn vị hợp tác trực tiếp là Công ty phần mềm Quang Trung.
Tuy nhiên, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Bạch Ngọc Chiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nam Định khẳng định, hướng giải quyết trên rất khó khả thi vì nguồn đầu tư rất lớn, trong khi khả năng sinh lãi, khả năng phát triển lại rất thấp.
Theo ông Chiến, để thành lập được trung tâm dữ liệu như vậy, tỉnh phải đầu tư gần 40 tỉ đồng, hàng năm chi phí thêm khoảng trên 15 tỉ đồng phục vụ vận hành, việc thu hồi vốn đầu tư rất khó. Chưa kể khó cạnh tranh với các tập đoàn, doanh nghiệp tin học lớn, có thể dẫn tới lỗ, không hiệu quả.
Vì lý do này, tại cuộc họp bàn về định hướng phát triển CNTT tỉnh Nam Định giai đoạn 2015 - 2020 mới đây, trong các nội dung phát triển CNTT tỉnh Nam Định không hề nhắc đến nội dung liên kết thành lập trung tâm dữ liệu như lãnh đạo sở KH-CN đã đề cập. Điều đó có nghĩa, sự lãng phí tại tòa nhà 9 tầng trên chưa biết bao giờ được khắc phục.
Văn Đông
-





Cao ốc bỏ hoang trên đất vàng Thủ đô
BizLIVE
Giữa Thủ đô, trên những mảnh đất đắc địa, có nhiều công trình không hẹn ngày về đích. Sự hiện diện của chúng từng được kỳ vọng mang đến cho phố phường khang trang. Thế nhưng oái ăm thay, những tòa nhà đó lại có dấu hiệu bị bỏ hoang.

'Khiếp đảm” với những cao ốc “ma” toạ lạc giữa đất vàng Hà Nội
Báo An ninh tiền tệ và truyền thông
Giữa Thủ đô, trên những mảnh đất đắc địa, có nhiều công trình không hẹn ngày về đích. Sự hiện diện của chúng từng được kỳ vọng mang đến cho phố phường khang trang. Thế nhưng oái ăm thay, những tòa nhà đó lại có dấu hiệu bị bỏ hoang. Tin liên ...

Tại hội nghị về doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vừa diễn ra tại Hà Nội, cơ quan quản lý lao động cho hay lương của nhiều lãnh đạo DNNN được cơ cấu lên tới cả trăm triệu đồng (trong khi mức trần của Bộ chỉ 50 triệu đồng) khiến dư luận bất bình, bởi nhiều DNNN họ lãnh đạo đang thua lỗ dài dài…

Đáng nói ở chỗ nhiều DN đó được xem là chủ lực của nền kinh tế nên họ đang được độc quyền kinh doanh (như điện lực) hoặc được ưu tiên cao nhất trong sử dụng ngân sách và tài nguyên quốc gia, nên đương nhiên họ phải chịu sự giám sát cao nhất về các khoản chi phí theo quy định của Nhà nước.

Cũng trong tuần, hàng loạt địa phương ra chỉ thị đón tết Nguyên đán. Dĩ nhiên là tất cả lĩnh vực có liên quan đến… tết đều được liệt kê, song cụm từ “không dùng ngân sách làm quà biếu” thì tuyệt đại đa số các bản chỉ thị này đều nhắc đến. Nếu xem lại các chỉ thị năm trước, năm trước nữa… thì cụm từ trên cũng luôn có mặt, đến mức nó từng gây hiểu lầm rằng không ghi như thế thì cấp dưới lại... quên!
Thật ra, cả hai việc nêu trên đều đã quy định rất đầy đủ, chi tiết trong Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đến nay đã có hiệu lực được sáu năm! Thậm chí trách nhiệm cá nhân trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong luật này cũng đã nói rất kỹ như trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cơ quan, tổ chức (Điều 8) và trách nhiệm của cán bộ, công chức (Điều 9). Đồng thời, tại từng lĩnh vực cũng có quy định cụ thể chế tài, xử lý đối với cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi có hành vi gây lãng phí. Đó là bồi thường đi đôi với xử lý kỷ luật và xử lý vi phạm hành chính, trong đó bồi thường là biện pháp xuyên suốt áp dụng cho hầu hết các hành vi vi phạm gây lãng phí. Riêng về chế tài truy cứu trách nhiệm hình sự, luật có bố trí một điều riêng (Điều 84) quy định chế tài này để bao quát hết các trường hợp vi phạm gây lãng phí ở mức độ nghiêm trọng.
Thế nhưng sáu năm qua không thấy cơ quan nào công bố kết quả thực hiện luật. Trong khi lương lãnh đạo DNNN mỗi năm một tăng (dù DN lỗ) và chính quyền các tỉnh cứ đến tết lại nhắc “cấm dùng công quỹ làm quà biếu”!
Vậy luật này sẽ được ai thực hiện?-Nguồn: -Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở đâu?
Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở đâu? (PLTP).

- TẠI SAO LẠI VIẾT CÁC NỮ ANH HÙNG ĐI ĂN MÀY? (Nguyễn Quang Vinh). 
Phản biện giống như ‘đánh vào chỗ không’ (VNN).  – Tư vấn, phản biện: Đúng, sai cũng phải trả lời! (PLTP).  




Cán bộ kiểm lâm ‘ngồi xe chở gỗ lậu’  —  (BBC).  – Kiểm lâm nói cấp trên ‘nhờ hộ tống’ xe gỗ lậu bị lật (TP).  - Đề nghị xử lý 2 cán bộ CSGT tỉnh Bình Phước (TN).


– Cựu thủ tướng Thái bị hỏi cung về chuyện trấn áp người biểu tình – (DCVOnline). - Thai ex-PM grilled over deadly rally crackdown (AFP). – - KHÔNG TAM QUYỀN PHÂN LẬP LÀ QUAY LƯNG VỚI VĂN MINH NHÂN LOẠI (Ngô Minh).
– Học từ “văn minh hóa” của người Nhật (NLĐ).- - Trần Mạnh Hảo: Thông điệp mùa Giáng Sinh: Bỏ Mác Lê xuống là… thành Phật – (DLB). --- Thế giới đánh dấu Ngày Nhân quyền  —  (VOA). – GS. Nguyễn Thanh Trang nói về Ngày Nhân Quyền 10/12  —  (NV). - DB Loretta Sanchez kêu gọi đại sứ Mỹ giúp tù nhân lương tâm  —  (NV). – Tình trạng nhân quyền tại Việt Nam – (RFA). - Phạm Trần:Nước đã tràn ly chưa? (ethongluan).
Đào tiên sinh “đảng viên nhưng mà tốt”! (Gocomay). Nói về bài TÔI BỊ XẾP ĐẢNG VIÊN LOẠI 3 VÌ ĐI BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC GÂY HẤN  (Ba Sàm/ NXD).


-


Séc: Hai người Việt ra toà vì tội hối lộ (Vietinfo). – Nơi Xa Xứ: Tại châu Âu không nên hối lộ? (Vietinfo). - Hối lộ cảnh sát Ba Lan thành ra tiền mất tật mang (Vietinfo).------

Tổng số lượt xem trang