Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Dự luật "Journey For Freedom Day"


Thank You Canada Journey For Freedom Day Act Gala Dinner Sept 05/2015 Toronto: Tôn Thất Hùng, anh Phát, tài tử Kiều Chinh, Thư, Nga (Phát phu nhân). Hình chị Kiều Chinh chụp lúc chia tay với nhóm mình. Thank you Tôn Thất Hùng đã contact mời tài tử Kiều Chinh đến Toronto. Sự hiện diện của chị rất có ý nghĩa cho tiệc Gala cảm ơn chính phủ Canada đã ban hành Đạo Luật này, công nhận ngày 30/04 là ngày Hành Trình của Tự Do của người Việt Tị Nạn hải ngoại nói chung và người Việt tị nạn Canada nói riêng, vì tài tử Kiều Chinh người Việt Nam tị nạn đầu tiên đã landing tới phi truờng Toronto lúc 6pm ngày 30/04/1975. 3 ngày ngắn ngủi chị em mình sinh hoạt với nhau trôi qua nhanh quá. Chúc chị luôn mạnh khoẻ để tiếp tục cống hiến cho nghệ thuật thứ bẩy.


Nguyên Tấn Dũng viết thư cho Thủ tướng Canada phản đối dự luật về "Ngày tháng Tư đen tối": Vietnam ‘hurt’ by Senate bill commemorating ‘Black April Day’ (Globe & Mail 4-2-15) -
OTTAWA — The Globe and Mail


MPs are expected to start debate on the legislation, which has received Senate approval, on Thursday.

The bill was originally titled the Black April Day Act, and was introduced by its sponsor as a way of marking the day South Vietnam fell “under the power of an authoritarian and oppressive communist regime.” The title was later amended to the Journey to Freedom Day Act.

A diplomat from the Vietnamese embassy in Ottawa says the intent of the legislation has not changed. Viet Dung Vu said the bill still includes a reference to April 30 – the day in 1975 when the North Vietnamese captured Saigon – as “Black April Day.” The name Black April is often used by Vietnamese people overseas to refer to that day.

“We are not fighting against recognizing a day to commemorate the Vietnamese coming to Canada. But choosing April 30 hurts us,” he said in an interview. He said his government uses that day to recognize the end of the war and the beginning of reconciliation. He added that ambassador To Anh Dung was denied an opportunity to appear as a witness during the Senate’s consideration of the bill.

The tiff comes at a time when Canada is trying to grow its economic relationship with Vietnam and other Asian countries. The government has named Vietnam a priority market for investment, and is keen to show its interest in the region as it negotiates the Trans-Pacific Partnership trade agreement.

The Prime Minister’s Office referred a request for comment to the office of Employment Minister Jason Kenney, who is also responsible for multiculturalism. Mr. Kenney said in a statement that he supports the bill because it celebrates 60,000 people who “risked their lives in search of freedom, and found it in Canada.”

“Canada continues to have respectful relations with the Socialist Republic of Vietnam,” the minister added.

Thanh Hai Ngo, the Conservative senator who introduced the bill, insists it is not related to the current government of Vietnam. “My point of view is the bill has nothing to do with Vietnam, the bill has nothing to do with trade relations,” he said in an interview.

He said the legislation is meant to recognize those who fled Vietnam after the war and to acknowledge Canada’s decision to accept the refugees.

NDP foreign affairs critic Paul Dewar said the bill’s original text contained “a lot of negative language” but was changed significantly. He said he spoke with Mr. Ngo and the Vietnamese ambassador and hopes the bill will ultimately focus on the contributions of Vietnamese-Canadians to the country.

The bill is not the only irritant for Vietnam. Earlier this week, the ambassador contacted Canada’s foreign affairs department to register his concern about the use of South Vietnamese flags at an event in Mississauga on the weekend that Mr. Harper attended.

“We are very surprised and concerned about the fact that the yellow flags with three red stripes of the former Republic of Vietnam were displayed side by side with the Canadian flags in public places in Toronto,” the embassy said in a statement.

Mr. Kenney said the flag is a symbol chosen by Canadians of Vietnamese origin to celebrate their heritage.

Tại sao lại phản đối?  Nếu không có ngày ấy thì ông Nguyễn Tấn Dũng đâu có được một chàng rể học hành thành đạt, danh giá như ngày nay? Ông Dũng bức xúc dự luật tị nạn cộng sản (BBC 5-2-15)








-





-Ngô Thanh Hải: Ngày Quốc Hận – Nhớ Đến Những Hy Sinh Không Cần Thiết
Ngày Quốc Hận năm nay 2014, tôi dành thời giờ để tưởng nhớ đến những cuộc chiến xảy ra trên quê hương tôi kể từ năm 1945 đến năm 1975 để nhìn lại lịch sử mong ra rút ra được bài học hữu ích nào đó.
Sau khi chấm dứt thế giới chiến thứ hai, với sự tham dự của các nguyên thủ 3 cường quốc: Stalin (Liên Xô), Roosevelt (Hoa Kỳ) và Churchill (Anh), họp từ ngày 4-11 tháng 2 năm 1945 tại cung điện Livadia gần thành phố Yalta, miền nam http://vi.wikipedia.org/wiki/UkrainaUkraine, để giải quyết những bất đồng giữa ba cường quốc.

Hội nghị Yalta giữa Anh, Nga, Mỹ để giải quyết ba vấn đề căn bản của thế giới:
1. Việc nhanh chóng đánh bại phát xít.
2. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
3. Việc phân chia thành quả chiến thắng.
Trong hội nghị lịch sử nầy ba lãnh đạo Anh, Mỹ, Nga đã đồng ý việc trao trả độc lập cho các thuộc địa do một số cường quốc Âu Châu chiếm đóng. Hầu hết các nước thuộc địa được trao trả độc lập một cách êm thấm như Mỹ trả lại Philippines năm 1947, Anh trả Ấn Độ và Pakistan năm 1948. Ở Đông Dương chỉ có Việt Nam là phải hy sinh biết bao nhiêu xương máu của một thế hệ thanh niên mới có được độc lập. Hãy xem so sánh sau đây để có được đánh giá đúng mức những hy sinh nầy có cần thiết hay không.
Trước năm 1940: Việt Nam là thuộc địa của Pháp và Nam Dương là thuộc địa của Hoà Lan. Cùng là hai thuộc địa của hai nước Châu Âu, nhưng Nam Dương tốn rất ít xương máu mà vẫn có được độc lập, còn Việt Nam hy sinh bao nhiêu sinh mạng, tài nguyên quốc gia cũng để có độc lập. Xin nhìn vào bảng so sánh sau đây:
1- Cuối năm 1940: Nhựt thắng Pháp tại Lạng Sơn và làm chủ Đông Dương, lúc nầy Pháp chỉ đóng vai trò bù nhìn. Cũng trong cuối năm 1940 Nhựt thắng Hoà Lan và cai trị Nam Dương. Vậy thì cho đến cuối năm 1940 Việt Nam và Nam Dương đều là thuộc địa của Nhật.
2- Ngày 15 tháng 8 năm 1945: sau khi bị hai trái bom nguyên tử, Nhật đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện.
3- Hai ngày sau tức là ngày 17 tháng 8 năm 1945 Nam Dương tuyên bố độc lập, và ông Sukarno làm Tổng Thống.
4- Hai ngày sau nữa, tức ngày 19 tháng 8 năm 1945 Việt Minh cướp chánh quyền tại Hà Nội, ông Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch nước. (2/9/45).
5- Ngay sau đó Pháp trở lại chiếm Việt Nam và Hoà Lan trở lại tái chiếm Nam Dương.
6- Việt Nam và Nam Dương bắt đầu kháng chiến. Đến giai đoạn nầy thì Việt Nam và Nam Dương giống nhau như hai giọt nước, nhưng sau đó Việt Nam bắt đầu đi vào con đường hủy diệt cả một thế hệ thanh niên và làm điêu tàn đất nước. Xin theo dõi tiếp.
Nam Dương bắt đầu cuộc kháng chiến từ năm 1945 đến năm 1949 thì Mỹ can thiệp và buộc Hoà Lan phải chấm dứt chiến tranh và trao trả độc lập cho Nam Dương, Hoà Lan yếu thế phải rút quân về nước. Nam Dương kháng chiến chỉ có bốn năm đã giành được độc lập và được Mỹ ủng hộ gia nhập Liên Hiệp Quốc.
Ngược lại, Việt Nam kháng chiến gian khổ chín năm từ năm 1945 đến 1954 thì đất nước bị chia hai và người cộng sản chỉ chiếm được Miền Bắc và làm cho cả triệu người kinh hãi cộng sản di cư vào Miền nam. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy giữa Việt Nam và Nam Dương?
Câu trả lời thật đơn giản, nhưng gây đau thương quá nhiều cho dân tộc. Vì Nam Dương tranh đấu theo đường lối quốc gia, dân tộc. Đường lối nầy phù hợp với quyền lợi Mỹ, nên Mỹ ủng hộ, do đó cuộc chiến của người Nam Dương ngắn và tiết kiệm biết bao nhiêu xương máu của đồng bào họ, đất nước họ.
Còn Việt Nam kháng chiến theo đường lối cộng sản, xung khắc với quyền lợi Hoa Kỳ, chẳng những Mỹ không giúp người cộng sản đánh Pháp mà còn giúp Pháp đánh họ, do đó cuộc chiến kéo dài chín năm tiêu hao biết bao xương máu của cả một thế hệ trẻ Việt Nam, làm kiệt quệ đất nước, dân chúng đau khổ, cùng cực chín năm trời. (theo ông Hoài Sơn Ung Ngọc Nghiã). Thật đau thương cho thế hệ cha anh chúng tôi hy sinh vô nghĩa cho chủ thuyết cộng sản ngoại lai nầy.
Đó là chưa kể đến cả trăm ngàn nông dân vô tội bị chết oan ức trong chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất theo lệnh của quan thầy Trung Cộng.
Theo tài liệu thì trong chín năm chống Pháp chỉ riêng với trận Điện Biên Phủ (ĐBP), người cộng sản đã bắt ép 260,000 dân đi làm dân công chiến trường và “động viên” được 20,911 người đi kéo xe thồ chở lương thực cho bộ đội. Họ bị thiệt hại 4,020 người theo hồ sơ quân y của Việt Nam, 9.691 người bị thương, và 792 mất tích. Và trong trận ĐBP họ cũng “sáng tạo” được bốn tên anh hùng Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Trần Can. Thảm thương nhất cho Đại Đội 360, sau khi hành quân xong chỉ còn vỏn vẹn 5 người. (theo Wikipedia). Đó là con số do Hà Nội đưa ra, thường khác xa với thực tế từ 5 đến 10 lần. Thí dụ Phạm Văn Đồng tuyên bố tại Paris năm 1982 rằng có khoảng 100 ngàn sĩ quan và viên chức VNCH được tập trung cải tạo, nhưng trên thực tế gần 1 triệu người bị giam cầm trong các trại lao động khổ sai.
Tóm lại, nếu người cộng sản kháng chiến theo đường lối quốc gia dân tộc thì Việt Nam có thể đã độc lập từ năm 1949 như Nam Dương, và sẽ không có cuộc phân chia Nam Bắc năm 1954 mà hậu quả dẫn đến cuộc chiến tàn khốc từ năm 1954 đến 1975. Và sau đây tôi xin trình bày thêm hậu quả của cuộc xâm lược phương Bắc và sự tự vệ của người lính Việt Nam Cộng Hoà miền Nam.
Sau chiến thắng “thần thánh” ĐBP họ lại ký hiệp định Geneve với Pháp để chia đôi Việt Nam. Đại diện phái đoàn VNDCCH do ông Nguyễn Trung Vinh đã vui mừng ký hiệp định và coi đó là một chiến thắng của Hà Nội. Trái lại, phái đoàn Miền Nam do bác sĩ Trần văn Đỗ đã khóc khi ký tên vào hiệp định. Bác sĩ Đỗ có lẽ nghĩ rằng ngày ký lại một lần nữa là ngày bắt đầu sự đau thương mới cho dân tộc, cho cả hai miền đất nước.
Hiệp định Geneve vừa ký, người cộng sản phải tập kết về Miền Bắc để chờ cuộc Tổng Tuyển Cử thống nhất đất nước theo hiệp định, nhưng ngay khi chiếc tàu chở người tập kết rời bến sông Ông Đốc, Cà Mau năm 1954, Lê Duẩn lén trốn ở lại cùng với quân trang, quân dụng họ chôn dấu để thực hiện cuộc chiến tranh xâm chiếm Miền Nam. Họ thực hiện cuộc chiến không phải vì tổ quốc, dân tộc Việt Nam, mà vì quốc tế vô sản, họ chiến đấu cho Liên Xô, Trung Cộng. Chính Hồ Chí Minh, Lê Duẩn tuyên bố như vậy. Vì vậy họ không hề thương xót máu xương dân tộc Việt, họ đánh cho tới người Việt Nam cuối cùng để tỏ lòng trung thành với quan thầy của họ.
Chỉ nhìn sơ lược cuộc chiến từ sau 1954 đến 1975 với những trận đánh điển hình, vang dội như:
1. Trận Tết Mậu Thân
Theo Đại Tướng cộng sản Phạm Văn Trà nói; “Tiểu đoàn chúng tôi ngày xuất quân với 7 đại đội đủ quân, xấp xỉ một ngàn tay súng, sau khi kết thúc đợt 1, chỉ còn trên một trăm cán bộ, chiến sĩ. Có tiểu đoàn khi đánh vào Cần Thơ bộ đội ngồi chật cả trăm xuồng, khi ra chỉ còn vài chục chiếc, mỗi chiếc chở vài anh em” (bên Thắng Cuộc, Huy Đức). Ông Võ Văn Kiệt có mặt gần đình Bình Đông, quận Tám nói: “những người trực tiếp ở chiến trường như ông phải chứng kiến sự hy sinh quá lớn, lúc đó tôi đau đến mức nhiều lần bật khóc. Hơn 11 vạn quân (110,000) giải phóng đã hy sinh trên toàn chiến trường, còn thương vong của dân chúng thì không thể nào tính được” (Bên Thắng Cuộc, Huy Đức).
2. Mùa Hè Đỏ Lửa
Chiến dịch Xuân hè 1972 xảy ra trên 3 mặt trận chính:
• Mặt trận Trị Thiên Huế (Vùng 1 chiến thuật), ở hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế (từ 30/3 tới 31/1/1973) với 40.000 quân chính quy miền Bắc. Trong tháng 4 và 5/72, hai Sư đoàn 320 và 325 từ miền Bắc tiến xuống và Sư đoàn 312 từ Lào về tăng cường tấn công Cam Lộ, La Vang, Hải Lăng và thành phố Quảng Trị.
• Mặt trận Bắc Tây Nguyên (từ 30/3 đến 5/6/1972) tại Đăk Tô, Tân Cảnh, Kon Tum có 20.000 quân.
• Mặt trận Lộc Ninh, Bình Long và dọc đường 13, có 30.000-40.000 quân.
3 Sư đoàn 304, 308, 324, Mặt trận B5 (4 trung đoàn), 1 trung đoàn hỏa tiễn, 4 trung đoàn pháo binh, 3 trung đoàn chiến xa và 2 trung đoàn biệt lập địa phương.
Cùng với 150.000 tay súng của cái gọi là Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam và Sư đoàn 324B của cộng sản.
Kết quả, sau khi đã sử dụng 14 sư đoàn và 26 trung đoàn độc lập (gần như toàn bộ quân đội của mình) cho cuộc tấn công, đã chịu thương vong khoảng 100.000 người (Hoa Kỳ ước tính), mất hầu hết số xe tăng (58 xe tăng T-54, 18 xe tăng T-59 do Trung Quốc chế tạo, 27 xe tăng lội nước hạng nhẹ PT-76 do Ba Lan chế tạo, cùng với hơn 700 xe tăng, xe thiết giáp các loại. (theo Wilipedia)
3. Trận Chiến 30/4/75
Nhà báo Pháp Pierre Darcourt viết về những ngày giờ cuối của Việt Nam Cộng Hoà: Tận Mắt coi Trận Bom CBU 55 Lần Thứ 2: “Hai, rồi bốn, rồi sáu chiến đấu cơ A.37 đâm bổ xuống tác xạ từ phía sau của đoàn xe gây nhiều đám cháy, lửa khói mịt mù. Vài giây sau đó lại có hai chiếc vận tải cơ C.130 thả xuống từ trên cao hai thùng tròn đen, có dù, và khi gần chạm đất gây ra hai tiếng nổ thật kinh khủng và phi thường, tiếp theo sau đó là hai lằn ánh sáng ngắn màu xanh kỳ dị. Trọn một binh đoàn Bắc Việt với chiến xa đại pháo bị huỷ diệt chỉ trong một nháy mắt…”
Tổn thất chung:
1. Người Mỹ có số thương vong cao nhất với hơn 58.000 người chết và hơn 305.000 người bị thương (trong đó 153.000 bị thương nặng hoặc tàn phế). Vào khoảng từ 4.400 đến 5.000 binh sĩ Nam Hàn bị chết; Úc có khoảng 500 chết và hơn 3.000 bị thương; New Zealand 38 chết và 187 bị thương; Thái Lan 351 chết và bị thương; còn Philippines vẫn chưa có con số thống kê cụ thể.
2. Quân đội cộng sản Việt Nam và cái gọi là Quân Giải Phóng Miền Nam.
Số liệu chính thức về thương vong của phía cộng sản được chính thức công bố gần đây nhất là:
• 1,1 triệu quân nhân chết, trong số đó có 300.000 quân nhân vẫn mất tích (chưa tìm được xác)
• 600.000 quân nhân bị thương hoặc bị bệnh. (theo Wikipedia)
3 .Quân lực Việt Nam Cộng Hòa
• Khoảng 250.000-316.000 tử trận hoặc mất tích.
• Khoảng 1.170.000 bị thương.
Con số 220.357 tử trận được Lewy dẫn từ tài liệu lưu trữ của Bộ Quốc Phòng Mỹ, tính từ năm 1965 đến năm 1974. Cộng thêm con số tử trận trong giai đoạn 1974-1975 và trước đó cho ra ước tính khoảng hơn 250.000 tử trận. Nhà sử học R.J. Rummel đưa ra con số ước tính cao nhất có thể lên tới 316.000 tử trận.
Quân đội và nhân dân hai miền Nam Bắc là dân tộc Việt. Máu xương của quân đội hai miền là máu xương của con dân Việt. Người cộng sản chỉ vì tuân lệnh Liên Xô, Trung Cộng để làm nghĩa vụ quốc tế vô sản mà dân tộc mất cả núi xương, sông máu, hủy diệt tài nguyên đất nước, làm tan nát quê hương, đất nước nghèo nàn, tụt hậu.
Nếu Việt Nam không có đại hoạ cộng sản thì ta chắc chắn không kém gì Thái Lan, Nam Hàn. Thêm một thế hệ Việt Nam hy sinh cho chủ thuyết cộng sản ngoại lai một cách đau thương và không cần thiết.
Đó là những tổn thất vô cùng lớn lao cho cả hai thế hệ thanh niên, làm mất đi không biết bao nhiêu tài nguyên của đất nước. Nhưng điều quan trọng nhất là nếu đảng cộng sản Việt nam vẫn tiếp tục tồn tại, nó sẽ còn góp phần cản trở sự phát triển của quốc gia và đất nước sẽ lâm nguy trước hiểm hoạ bành trướng của Trung cộng.
Vì vậy, với tư cách là một Thượng Nghị Sĩ Canada gốc Việt Nam, tôi yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội thực hiện những điểm cốt yếu sau đây:
1- Thả ngay lập tức, vô điều kiện những tù nhân lương tâm, những tù nhân chánh trị, và giải tỏa tất cả mọi sự quản thúc tại gia đối với những nhân vật bất đồng chánh kiến và tôn giáo.
2- Thành tâm thực hiện Hoà Giải Hoà Hợp dân tộc, không dùng chiêu bài HHHG, hay chỉ có Hoà Hợp mà thôi, để hoá giải những lỗi lầm mà họ đã gây ra trong quá khứ. HGHH với người dân trong nước trước vì họ là nạn nhân hiện tại của chế độ. Nếu đồng bào trong nước chấp nhận, sẽ thực hiện với Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại. Những tội phạm chiến tranh phải đem ra xét xử trước công lý và những nạn nhân phải được bồi thường thỏa đáng là những bước đầu để hòa giải.
3- Phải minh định bằng luật và thực hiện đầy đủ rằng mọi người được hưởng quyền làm người đã ghi trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
4- Phải chấp nhận, tôn trọng đa đảng trong sinh hoạt chánh trị.
5- Phải bảo đảm bằng pháp luật là mọi người dân có quyền tư hữu, được sở hữu ngôi nhà, mảnh đất, miếng ruộng, tài sản của họ, kể cả tài sản trí tuệ.
6- Phi đảng hóa trong bộ máy công quyền kể cả quân đội, cảnh sát và công an.
Tôi tin tưởng mãnh liệt rằng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, với nhân lực dồi dào và trẻ, với bản tính cần cù, nhẫn nại, cộng thêm nguồn năng lực trí tuệ trẻ ở hải ngoại, chừng 20 năm con rồng Việt Nam sẽ cất cánh bay lên ngang hàng cùng Thái Lan, Đài Loan, có thể gần bằng Nam Hàn, Singapore, và sẽ không hề thua kém họ.
Và bản thân tôi cũng có trách nhiệm với đất nước, dân tộc tôi. Chừng nào tôi còn là Thượng Nghị Sĩ, tôi sẽ vận động chánh quyền Canada giúp đỡ phát triển, đầu tư vào Việt Nam, tôi sẽ xin những nước chủ nợ xoá, giảm nợ và hỗ trợ Việt Nam trong những kế hoạch kinh tế lớn của họ. Điều nầy chỉ xảy ra khi người dân Việt Nam có đầy đủ quyền tự do, dân chủ và nhân quyền.
Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải




-Thủ đô Ottawa công nhận ngày 30 tháng 4 là ngày Black April Day
Photo: Văn Phòng TNS Ngô Thanh Hải

Ottawa, Canada: Trong hôm 16 tháng 4, thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải và đại diện cộng đồng người Việt tại Ottawa đã gặp thị trưởng thành phố Ottawa, ông Jim Watson, nhân ngày tưởng niệm lần thứ 39 ngày miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản. Thị trưởng Jim Watson đã cho thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải bản tuyên ngôn của thành phố Ottawa công nhận ngày 30 tháng Tư là Black Friday Day.



Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải hôm Thứ Năm 17-4-2014 phổ biến Bản Tuyên Bố từ thành phố Ottawa công nhận ngày 30 tháng 4 là Ngày Quốc Hận. Đích thân Thị trưởng Jim Watson trao TNS Ngô Thanh Hải hôm 16-4 bản văn. TNS họ Ngô nói: “Bản Tuyên Bố không chỉ để tưởng nhớ nạn nhân Cuộc Chiến VN, nhưng cũng để vinh danh cộng đồng Canada gốc Việt ở Ottawa, và nhiều người sống sót và tỵ nạn từ cuộc chiến, đã có đóng góp tích cực và giá trị vào tính đa dạng văn hóa ở Ottawa.

*
*      *

PRESS RELEASE/COMMUNIQUÉ DE PRESSE
City of Ottawa recognizes April 30th 2014 as Black April Day

(La traduction française suit)

For Immediate Release

April 16, 2014

City of Ottawa recognizes April 30th 2014 as Black April Day

OTTAWA – On April 16th 2014, the Honourable Senator Thanh Hai Ngo met with Ottawa City Mayor Jim Watson and a delegate from the Ottawa Vietnamese community to commemorate April 30th as the thirty-ninth year of the fall of Saigon.

“This proclamation not only remembers the victims of the Vietnamese War, but also recoginizes the Vietnamese-Canadian community of Ottawa, and the many survivors and refugees of the war, who have made positives and valuable contribution to the cultural diversity in the city of Ottawa.” said Senator Ngo.

In the early 1980s, the City of Ottawa spearheaded “Project 4000” and became the new home of approximately 4 thousand Vietnamese who arrived in Canada after navigating through deadly storms, pirate threats, diseases and starvation. According to the United Nation High Commission for Refugees, 250 thousand Boat People perished at sea looking for freedom.

-30-

For more information:
613-943-1599
ngoth@sen.parl.gc.ca
www.senatorngo.com

Attachment: Picture of the Senator Ngo accepting the Proclamation from Mayor of Ottawa Jim Watson.

The Mayor of Ottawa Jim Watson and the Honourable Senator Thanh Hai Ngo

PRESS RELEASE/COMMUNIQUÉ DE PRESSE
Le 30 avril, la ville d’Ottawa soulignera le Jour de l’Avril noir

Pour diffusion immédiate

Le 16 avril 2014

Le 30 avril, la ville d’Ottawa soulignera le Jour de l’Avril noir

OTTAWA – Le 16 avril 2014, l’honorable sénateur Thanh Hai Ngo a rencontré le maire d’Ottawa, Jim Watson, et un délégué de la communauté vietnamienne d’Ottawa en vue de la commémoration, le 30 avril prochain, de la trente-neuvième année de la chute de Saigon.

« Cette proclamation non seulement honore la mémoire des victimes de la guerre du Vietnam, mais aussi salue la communauté vietnamienne‑canadienne d’Ottawa, ainsi que les nombreux survivants et réfugiés de la guerre qui ont fait des contributions positives et importantes à la diversité culturelle de la ville d’Ottawa », a déclaré le sénateur Ngo.

Au début des années 1980, la Ville d’Ottawa entreprit « le Projet 4000 » et est devenue le nouveau lieu de résidence pour environ 4 mille Vietnamiens qui ont dû affronter en mer des tempêtes mortelles, des pirates, des maladies et la faim. Selon le Haut-Commissariat des Nations Unies pour les Réfugiés, 250 000 réfugiés « boat people » ont péri en mer en quête de liberté.

-30-

Pour de plus amples renseignements :
613-943-1599
ngoth@sen.parl.gc.ca
www.senatorngo.com

Pièce jointe: Le sénateur Ngo acceptant la proclamation du maire d’Ottawa, Jim Watson.

Le Maire d’Ottawa Jim Watson et l’honorable sénateur Thanh Hai Ngo

Tanya Wood
Special Assistant / Adjointe spéciale
Office of the Honourable Senator Thanh Hai Ngo /
Bureau de l’honorable sénateur Thanh Hai Ngo
314, Victoria Building/Édifice Victoria
Tel/Tél: 613-943-1599

Tổng số lượt xem trang