Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Những Niềm Vui Vỡ Oà & Hạnh Phúc Lâng Lâng

-Những Niềm Vui Vỡ Oà & Hạnh Phúc Lâng Lâng
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến


Ông Đoàn Văn Vươn, người vừa được đặc xá nhân dịp 2/9 năm nay sau thời gian hơn 3 năm, bảy tháng bị tù giam trong vụ án chống lại cưỡng chế đất ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng năm 2012, nói ông 'vô tội' và 'sẽ vẫn hành động như trước' nếu một lần nữa bị 'dồn vào thế cùng.'

BBC

Cuối đời, tôi mới biết ra một điều vô cùng quan trọng và thú vị là nhân loại (không ít kẻ) chỉ ước mơ được làm ... người Việt. Vậy mà tôi lại dại dột vượt biên, rồi đi biền biệt mất tăm – suốt mấy mươi năm – và chả hề bao giờ ngoảnh lại … mãi cho tới bữa rồi!


Bữa đó, tình cờ đọc bài báo (“Hãy Về Thăm Để Được Tận Hưởng Cảm Gíac Đang Ở Nhà Mình”) của cái ông thổ tả tên Hải Âu (nào đó) khiến tôi bần thần, băn khoăn, và áy náy ... cả mấy ngày liền:


“Chúng tôi chỉ mong tất cả đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nếu trong 40 năm qua chưa có dịp về nước thì nên về - Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nói với báo giới như thế nhân 40 năm ngày thống nhất đất nước.


Người Việt Nam cho dù có những lúc ở hai chiến tuyến, cho dù mỗi bên đều mất mát người thân của mình nhưng nhớ lại lời Bác dạy đều là một gốc cả và đều có lòng yêu nước...”


Lời bộc bạch, lời mời tha thiết, chân thành của Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân khiến nhiều ngườixúc động...


Chỉ có những người tâm địa đen tối, những người đặt lợi ích cá nhân lên trên nghĩa tình, lên trên tình cảm thiêng liêng mới làm những chuyện chia rẽ đoàn kết dân tộc, chia rẽ anh emcùng một nhà.


Úy trời/đất, qủi/thần ơi! Nói gì mà nghe thấy ghê vậy, cha nội? Tôi thề danh dự là mình chả hề có chút “tâm địa đen tối” nào ráo trọi. Tui bỏ đi, đi lâu (và chắc đi luôn) chỉ vì vài ba chuyện nhỏ xíu hà:
Thiệt tình là về Việt Nam tui không biết ở đâu? Nhà tui đã “hiến” hồi “cách mạng đánh tư sản” mất tiêu rồi.
Và đâu phải “Việt Kiều” nào cũng có điều kiện dễ dàng để mà về “tham quan” đất nước, như ông Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (Nguyễn Thiện Nhân) mong đợi? Cái thứ lao động chân tay, với đồng lương tối thiểu như tui, mà phải lo đủ thứ tiền – tiền ăn, tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền xe, tiền bảo hiểm – rồi phải dành dụm (chút đỉnh) để gửi giúp cho bà con, anh em, bạn bè, chòm xóm cùng khổ nữa. Còn lấy gì ra để đi/về nữa!


Thôi thì đành “hướng về quê hương” bằng cách chăm chú theo dõi mọi tin tức qua truyền thông của nhà nước vậy. Báo Tin Nhanh vừa cho hay vô số tin (rất) vui khiến ai cũng phải nôn nao, háo hức:
Ra suối nhặt đá được cả thùng vàng đầy ắp
Một tỷ đồng bỏ lại bên lề đường
Sững sờ thấy 6 sổ tiết kiệm cùng két sắt vứt bên đường
Đi lượm ve chai nhặt được 5 triệu yên Nhật
Nhặt được vali tiền bên quốc lộ
Đi rẫy, nhặt được cục vàng 2,1kg
Nhặt được 11 cây vàng từ bãi rác
Rà phế liệu bắt được gần 10kg vàng


Thiệt là một đất nước diệu kỳ. Không ai cần phải học hành hay làm lụng gì ráo trọi. Cứ bước khỏi nhà là gặp tiến sĩ/giáo sư, và đi vơ vẩn chút xíu (ra rẫy, ra suối, ra bãi rác, ra bãi phế liệu ...) là nhặt được nguyên một va li tiền hay cả một thùng vàng. Thảo nào mà toàn thể nhân loại ai cũng khát khao “biến” được thành người Việt.


Vàng/bạc, tuy thế, không nhất thiết đã có thể mang lại hạnh phúc cho bất cứ ai – đúng không? Ôi, tưởng gì chớ hạnh phúc thì ở Việt Nam cũng thiếu mẹ gì – chỗ nào mà không có – kể cả ở những trại tù.


Báo Thanh Niên, phát hành ngày 29 tháng 8 năm 2015, vừa hớn hở đi tin: “Nụ cười đong đầy hạnh phúc của những phạm nhân trước ngày đặc xá tự do.” Trong số những người được đặc xá đợt này có hai tù nhân “nổi tiếng” là anh em ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý. Họ được giới truyền thông nhắc đến với rất nhiều ưu ái:
Báo Pháp Luật: “Gia đình vỡ òa trong niềm vui khi nghe tin chính thức anh em ông Đoàn Văn Vươn được đặc xá trong đợt 2-9.”
Báo Tuổi Trẻ : “Niềm vui vỡ òa của người thân khi hai anh em ông Vươn bước ra khỏi cổng trại giam.”
Báo Người Đưa Tin: “Gia Đình Đoàn Văn Vương Vỡ Oà Hạnh Phúc.”

Báo Vietnamnet: “Chị Nguyễn Thị Thương, Nguyễn Thị Hiền, vợ của anh Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý mấy ngày gần đây đang lâng lâng trong niềm hạnh phúc.”





Chiếc lán dựng ngay liền kề với ngôi nhà cũ của Đoàn Văn Vươn. Ảnh & chú thích:Vietnamnet


Niềm vui và hạnh phúc ở đâu (ra) mà “dễ ẹc” và “lảng xẹc” – vậy Trời?


Coi: Gia đình hai anh em ông Đoàn Văn Vương đang làm ăn đàng hoàng tử tế thì đất đai bị cưỡng chế. Họ chống lại bằng mìn tự chế và đạn hoa cải làm cho mấy nhân viên công lực bị thương, và khiến cho dư luận dậy sóng trong khoảng một thời gian không ngắn. Cuối cùng,Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng (cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khu vực 3 Hải Phòng, trong đó có huyện Tiên Lãng) đã có kết luận về vụ việc như sau – theo tường thuật của Gia Minh (RFA) nghe được vào hôm 2 tháng 10 năm 2012:


Tin cho biết cuộc làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hải Phòng bắt đầu từ lúc 2 giờ chiều, và đến 5 giờ Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam có cuộc họp báo thông tin về kết luận của Thủ tướng tại Trung tâm hội nghị quốc tế.


Theo ông Vũ Đức Đam thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận hai quyết định giao đất QĐ447 và QĐ220 của huyện Tiên Lãng đều không đúng pháp luật.


Đến hai quyết định thu hồi 460 và 461 cũng trái pháp luật. Vì quyết định thu hồi không đúng nên việc cưỡng chế cũng không đúng.


Còn về việc hủy hoại tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, thủ tướng yêu cầu xử lý theo đúng qui định của pháp luật.


Huyện Tiên Lãng sai phạm trong vụ cưỡng chế đất đầm gia đình ông Đoàn Văn Vươn, tuy nhiên theo ông Nguyễn Tấn Dũng còn có nguyên nhân khách quan từ những bất cập của luật đất đai Việt Nam.


Vì những bất cập này mà có đến 70% vụ khiếu kiện là khiếu kiện đất đai, và nhiều vụ chưa xử lý dứt điểm…


Ngay sau khi được biết kết luận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với vụ cưỡng chế buộc chồng và người thân của họ phải nổ súng hoa cải và mìn tự tạo làm cho bốn công an và hai dân quân bị thương, và họ bị buộc tội chống người thi hành công vụ, thì cảm tưởng đầu tiên của họ được bộc bạch như sau.


Trước hết của bà Nguyễn thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn:


“Gia đình rất mừng. Chúng tôi nhờ Đảng, chính phủ xử lý thích đáng đúng người đúng tội. Tôi mừng quá không nói được những điều mong muốn.”


...


Tiếp đến là những người cùng tham gia Liên chi hội Nuôi trồng Thủy sản Nước lợ huyện Tiên Lãng, những người suốt hơn tháng qua cũng lo lắng nhưng cương quyết lên tiếng vì sự thật và lẽ phải cũng chờ đợi giây phút thủ tướng ra kế luận về vấn đề liên quan đến khu đất đầm mà họ lâu nay nuôi trồng thủy sản để sinh kế.


Ông tổng thư ký liên chi hội Vũ Văn Luân cho biết:


“Đầu tiên rất vui vì đó là chân lý mà chúng tôi đã khẳng định từ năm 1993. Dân chúng hoan nghênh quyết định đúng lòng dân của chính phủ.


Ông Vũ Văn Luân cũng như bà Đoàn Văn Vương đều vui/mừng ... hụt ráo! Thằng chả nói chơi vậy thôi, chớ không phải vậy đâu.


Dù Thủ Tướng “kết luận” rằng quyết định thu hồi và cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng là sai nhưng anh em ông Đoàn Văn Vươn vẫn cứ phải vào tù, còn người chỉ huy vụ “trận đánh đẹp” phá hủy nhà cửa của nạn nhân (Đại Tá Đỗ Hữu Ca, Giám Đốc Công An Hải Phòng) thì được thăng cấp tướng.





Ông Đỗ Hữu Ca - Giám đốc CA TP HP được thăng hàm Thiếu tướng. Ảnh & thú thích: báo Pháp Luật


Sau khi ngồi bóc xong gần bốn cuốn lịch thì anh em ông Đoàn Văn Vương được đặc xá (nhân dịp ngày lễ Quốc Khánh) vì “cải tạo tốt” và “nghiêm chỉnh chấp hành nội qui trại giam.” Thế là cả hai ông đều “vỡ oà niềm vui” và hai bà vợ thì “lâng lâng hạnh phúc.”


Thiệt là quá đã, và quá đáng!


Niềm vui và hạnh phúc ở một nước độc lập/tự do không chỉ giản dị mà còn kỳ dị nữa kìa. Nó mà vỡ oà (tùm lum tùm la) ra ở đâu là nơi đó có đứa … chết dở. Cách đây chưa lâu, báo chí Việt Nam cũng đã hết sức hân hoan khi loan một tin “mừng” tương tự:
Báo Dân Trí: “Người nhận án oan 10 năm vỡ oà hạnh phúc ngày đoàn tụ gia đình.”
Báo Xã Luận: “Niềm vui vỡ òa trong gia đình ông Nguyễn Thanh Chấn.”
Báo Sức Khoẻ Đời Sống: "Niềm Vui Của Người Tù Oan 10 Năm Nguyễn Thanh Chấn."





Vỡ oà hạnh phúc ngày đoàn tụ của ông Nguyễn Thanh Chấn - người phải chịu án oan ngồi tù hơn 10 năm. Ảnh & chú thích: Dân Trí


Khi khổng khi không thì bị bắt bỏ tù năm/mười năm rồi ai cũng cảm thấy “niềm vui” và “hạnh phúc” bỗng cùng lượt ... “vỡ oà” khi được “tha” về lại nhà. Không hiểu là dân Việt dễ vui, hay giới lãnh đạo (và đám truyền thông) của sứ sở này đã cưỡng ép họ phải trở thành những người dễ tính?


Duy chỉ có mỗi nhà giáo Nguyễn Hoàng Khanh là vẫn (hơi) khó tính và xét nét:


Bắn giết cả vạn dân lành,
Vài câu nhận lỗi - tan tành nỗi oan!


Tui cũng vậy, cũng không dễ vui và không dễ tính lắm đâu. Bời vậy, e đành phải “phụ” tấm lòng “bao dung” của ông Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam (Nguyễn Thiện Nhân) thôi: “Chúng tôi chỉ mong tất cả đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nếu trong 40 năm qua chưa có dịp về nước thì nên về.” Nói gần nói xa chả qua nói thiệt là em chả dại đâu: “Đường thì xa, vé tầu thì đắt, thủ tục nhập cảnh thì lôi thôi rườm rà, và lỡ mà kẹt luôn thì ... chết mẹ!”


tuongnangtien's blog


-

-Thực hư về những người khởi xướng: Công lý cho Đoàn Văn Vươn

Báo Nhân dân cũng có bài viết phản ánh sự kiện này
Với bản lĩnh và phong cách sinh viên Luật, trước mỗi sự việc, chúng ta phải có sự tiếp nhận thông tin một cách đa chiều và biết thể hiện tiếng nói của mình đúng nơi, đúng lúc. Đặc biệt, là sinh viên Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, chúng ta phải biết nói “KHÔNG” trước những hành động sai trái, đi ngược lại với đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước.

Gần đây, một số trang mạng và phương tiện thông tin đại chúng đang đề cập đến bản “Tuyên ngôn: Công lý cho Đoàn Văn Vươn” được khởi xướng bởi nhóm ba sinh viên trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Đi kèm bản tuyên ngôn là lời kêu gọi cộng đồng mạng ký tên ủng hộ cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn nhằm tạo sức ép lên các cơ quan chức năng trong bối cảnh Tòa án nhân dân Tp. Hải Phòng đang tiến hành xét xử vụ án này. Dưới góc độ những sinh viên đang học tập tại trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, chúng tôi xin đề cập đến những khía cạnh thực chất đằng sau những sinh viên khởi xướng vấn đề này.
Thứ nhất, phải khẳng định rằng những cá nhân này không phải là đại diện cho tiếng nói sinh viên Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh nói chung trong việc khởi xướng nên “tuyên ngôn” này.Thực chất, đây chỉ là hành động nhằm mục đích đánh bóng tên tuổi cá nhân hoặc bị ảnh hưởng bởi những luồng tư tưởng phiến diện. Bởi vì, đây chỉ là những sinh viên năm hai, năm ba, chưa có sự tiếp cận một cách đầy đủ nhất về những quy định của pháp luật Việt Nam cũng như hệ thống pháp luật quốc tế.
Bên cạnh đó, sự hạn chế về mặt tư duy pháp lý của những sinh viên này còn được thể hiện phần nào qua sự hạn chế về kết quả học tập. Điển hình như: sinh viên Phạm Lê Vương Các điểm tích lũy học tập chỉ đạt 5.23 (xếp loại Trung bình yếu theo điểm tín chỉ)  và có nhiều môn thi chưa đạt, trong đó có môn Luật Hình sự phần chung; sinh viên Bùi Quang Viễn là học viên văn bằng hai với điểm tích lũy là 5.19 và cũng trong tình trạng còn nợ nhiều môn. Như vậy, phải chăng bản “tuyên ngôn” này là sản phẩm của những người có tư duy pháp lý chặt chẽ hay thực chất chỉ là hình thức đánh bóng tên tuổi cá nhân? Mượn "mác" sinh viên Luật để đánh bóng tên tuổi cá nhân?
Thứ hai, đa phần những sinh viên này hầu như không tham gia vào các hoạt động của trường nên không nắm bắt được hết tư tưởng, quan điểm định hướng dành cho sinh viên Luật. Do vậy, ở một khía cạnh nào đó, họ có thể đã bị tác động bởi những luồng tư tưởng không chính thống dẫn đến những hành động mang tính chất như vậy. Do đó, nội dung “tuyên ngôn” của nhóm sinh viên này trong những ngày qua không thể nào tạo nên sức ép đối với cơ quan xét xử được.

Vụ án Đoàn Văn Vươn đã có kết luận và Tòa đã tuyên án theo tinh thần "đúng luật, đúng người, đúng tội"
Bởi lẽ, Hiến pháp nước ta quy định rất rõ: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.”(Điều 130). Nếu theo dõi vụ án này một cách đầy đủ và cặn kẽ thì có thể thấy rằng hành vi sử dụng súng hoa cải và vật liệu nổ để chống lại lực lượng cưỡng chế của anh em ông Đoàn Văn Vươn là hành vi vi phạm pháp luật. Dẫu biết rằng, một phần nguyên nhân dẫn đến sự việc này cũng xuất phát từ những hạn chế trong quản lý của chính quyền địa phương. Việc xác định trách nhiệm pháp lý của các bên thuộc về thẩm quyền của các cơ quan nhà nước. Và hiển nhiên,mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cho nên, hành động khởi xướng “tuyên ngôn” như vậy không thể đem lại hiệu quả đòi công lý giống như trong nội dung của nó, ngược lại hành động này lại tạo nên ảnh hưởng xấu đến dư luận nói chung và cộng đồng Đoàn viên, sinh viên trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh nói riêng.

Sinh viên Luật đi đầu trong trong chấp hành và tôn trọng pháp luật là một trong 4 tiêu chí của chương trình Phong cách sinh viên Luật
Từ sự việc nêu trên, với vai trò là Đoàn viên, sinh viên Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, chúng ta phải biết cách lên tiếng thể hiện quan điểm của mình trước những vấn đề của xã hội. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ cổ súy cho những hành động tiêu cực để vô tình trở thành mục tiêu cho dư luận và các thế lực thù địch chống phá. Với bản lĩnh và phong cách sinh viên Luật, trước mỗi sự việc, chúng ta phải có sự tiếp nhận thông tin một cách đa chiều và biết thể hiện tiếng nói của mình đúng nơi và đúng lúc. Đặc biệt, là sinh viên Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, chúng ta phải biết nói “KHÔNG” trước những hành động sai trái, đi ngược lại với đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước.
- Đoàn trường ĐH Luật

Tuyên ngôn: Công lý cho Đoàn Văn VươnLời kêu gọi Công lý (CLCĐVV).


-Ý kiến của nhóm SV luật ra ‘Tuyên Ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn’
-(RFA) Gia Minh hỏi chuyện anh Phạm Lê Vương Các, một trong ba người ký tên đầu tiên vào Tuyên Ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn về điều đó, và trước hết anh này cho biết:

Không có căn cứ pháp lý thỏa đáng

Phạm Lê Vương Các: Là một trong những người đầu tiên ký tên vào tuyên ngôn công lý cho Đoàn Văn Vươn, sau khi biết mức án sơ thẩm đầu tiên dành cho những người trong gia đình của họ Đoàn, tôi nhận thấy rằng công lý dường như vẫn chưa được thực thi đầy đủ để đáp ứng sự kỳ vọng của công luận, bằng một bản án tha bổng hoặc án treo dành cho gia đình ông Vươn. Nhìn vào bản án thì thấy luật pháp hiện nay vẫn chưa thể là giá đỡ để giúp cho công lý và niềm tin được đứng vững.
Là một người học luật, tìm hiểu về luật, tôi cảm thấy rất thất vọng và lo ngại về bản án này.
Gia Minh: Từ góc độ của một người học luật, biết luật pháp, anh có thể cho những người không nắm rõ về luật biết những gì không tương thích với hiến pháp, với những qui định của Việt Nam cũng như quốc tế trong việc tuyên án cho những người trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn như thế?
Phạm Lê Vương Các: Sau khi biết được mức án dành cho ông Vươn và gia đình ông ta; bây giờ mà nói về mặt lý luận nữa tôi không có chút hứng thú gì nữa để nói về lý luận. Bởi vì tôi nghĩ nếu ngày hôm qua, quan tòa nếu dũng cảm để phân xử đâu là công lý, thì không có mức án như vậy. Chính vì vậy quan điểm của tôi cũng đơn giản thế này: tội danh giết người và chống người thi hành công vụ cho ông Vươn và những người trong gia đình là không có căn cứ pháp lý thỏa đáng.
Gia Minh: Anh có thể nói rõ hơn vì sao không có căn cứ pháp lý thỏa đáng như thế?
Phạm Lê Vương Các: Như tôi đã nói, bây giờ nếu nói về mặt lý luận nữa, tôi cảm thấy hơi mệt mỏi.

Phải tha bổng

Gia Minh: Theo chuẩn mực chung của luật quốc tế thì phải phán xét thế nào trong trường hợp này?
Phạm Lê Vương Các: Tôi nghĩ phải tha bổng thôi, vì nếu theo chuẩn mực chung thế giới mà chiếu theo Tuyên ngôn Thế giới về Quyền Con người, điều mở đầu viết rất rõ thế này ‘Điều cốt yếu là nhân quyền phải được một chế độ pháp trị bảo vệ để con người khỏi bị dồn vào thế cùng mà phải nổi dậy chống lại áp bức vào bạo quyền’. Như thế nhân quyền bị xâm hại trong vụ cưỡng chế đất đai của gia đình ông Vươn là gì? Đó là quyền tư hữu, quyền bảo vệ tài sản, quyền được sống trong một môi trường an toàn và quyền được tự vệ chính đáng.
Như ta đã thấy, chính quyền Tiên Lãng, Hải Phòng đã đặt gia đình anh Vươn vào trạng thái mất an toàn, khi có hành vi sai trái là đã tước đoạt đi tài sản, đất đai mà gia đình ông Vươn đã bao đời gây dựng và khai phá nên.
Cho nên tôi cho rằng nếu tuân theo chuẩn mực của luật pháp quốc tế, lẽ thường của cuộc sống, lẽ thường của tự nhiên thì ông Vươn và thân nhân xứng đáng được tòa tuyên vô tội.
Anh Phạm Lê Vương Các
Ngoài ra có thể thấy, chính quyền ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã thực thi pháp luật một cách tùy tiện là đẩy gia đình ông Vươn phải vào thế cùng là nổi dậy, chống lại sự sai trái và bạo quyền của chính quyền huyện Tiên Lãng.
Nơi nào có áp bức, nơi đó có đấu tranh; đó là lẽ thường của tự nhiên; cho nên tôi cho rằng nếu tuân theo chuẩn mực của luật pháp quốc tế, lẽ thường của cuộc sống, lẽ thường của tự nhiên thì ông Vươn và thân nhân xứng đáng được tòa tuyên vô tội.
Gia Minh: Lâu nay khi xét xử, thông thường ngoài việc căn cứ vào luật pháp của nơi sở tại, người ta còn có theo án lệ nữa; trong trường hợp này, là người nghiên cứu về luật, anh thấy ở tại Việt Nam từ trước đến nay có trường hợp nào tương tự có thể xem như án lệ để xét xử trong vụ này không?
Phạm Lê Vương Các: Trong thời gian gần đây nhiều nhà nghiên cứu về luật cũng nhắc đến vụ án Đồng Nọc Nạn ở thời kỳ Pháp thuộc. Hai vụ án này có một bản chất rất tương đồng với nhau. Thứ nhất đó là mâu thuẫn giữa người nông dân đi khai phá đất và chính quyền địa phương đại diện cho nhà nước trong việc thu hồi đất để rồi dẫn đến sự việc người nông dân bị dồn vào thế cùng phải sử dụng vũ khí nổi dậy chống lại chính quyền địa phương.
Chính vì vậy, tôi nghĩ nếu ở Việt Nam sử dụng tiền lệ vụ án Đồng Nọc nạn để đưa vào vụ án Đoàn Văn Vươn, thì về mặt lý luận hoàn toàn có thể được. Tuy nhiên, khá đáng tiếc là hiện nay tại Việt Nam, án lệ lại không được thừa nhận như là một nguồn luật chính thức khi xét xử.

Bản án răn đe

000_Hkg8442478-250.jpg
Gia đình ông Đoàn Văn Vươn trước tòa ngày 2 tháng 4, 2013. AFP photo.
Gia Minh: Sau khi có bản án, nhiều người có ý kiến là Nhà nước muốn răn đe đối với những người dám dùng vũ khí để chống lại chính quyền như trường hợp gia đình ông Đoàn Văn Vươn; theo anh thì mục tiêu răn đe có thể đạt được trong trường hợp này hay không?
Phạm Lê Vương Các: Đứng về mặt quản lý nhà nước, tôi nghĩ nếu dùng bản án như thế để răn đe là hoàn toàn vô tác dụng. Bởi vì chúng ta chỉ có thể xây dựng được một xã hội công bằng, bình đẳng và bác ái trên phương diện tất cả phải có tinh thần thượng tôn pháp luật. Và cần có một cơ chế để giám sát quyền lực nhà nước một cách hữu hiệu- bằng cách tư pháp độc lập là điều trước tiên.
Bản án đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn có tác dụng răn đe hay không? Trước hết tôi nghĩ, chúng ta cần tiếp cận chức năng và nhiệm vụ của tòa án Việt Nam. Như chúng ta biết, tòa án Việt Nam ngoài chức năng xét xử còn có chức năng bảo vệ chế độ. Cho nên tôi nghĩ việc tuyên án ông Đoàn Văn Vươn thiếu đi chuẩn mực như vậy, cũng chỉ nhằm ngăn chặn, răn đe của chính quyền đối với những người nông dân. Gần đây chúng ta thấy, nông dân đi khiếu kiện đất đai gia tăng ngày càng đột biến. Điều gì sẽ xảy ra nếu nông dân bất bình trong việc thu hồi đất mà phải hành động như gia đình ông Đoàn Văn Vươn?
Gia Minh: Là người học luật và sau này đi bào chữa cho thân chủ, bản thân anh có thấy quá khó khi mà hiện nay cũng còn có những án bỏ túi hay không?
Phạm Lê Vương Các: Là người học luật và có nhu cầu bào chữa trong tương lai, khi nhìn vào những án như anh nói ‘án bỏ túi’, thì phải thừa nhận tại Việt Nam vẫn còn tồn tại khá nhiều. Chính vì vậy, là người học luật, trước tiên, bất kỳ bản án nào dù cho không công bằng; đứng từ góc độ cá nhân tôi vẫn tôn trọng nó để tôi có thể thay đổi được nó. Dấn thân đi theo tiếng gọi của công lý và lương tri.
Gia Minh: Cám ơn.

- Xét xử sơ thẩm vụ hủy hoại tài sản tại Tiên Lãng: Nguyên chủ tịch huyện được đề nghị hưởng án treo (TN). - Vụ Tiên Lãng: Bị hại Đoàn Văn Vươn cho rằng bỏ lọt tội phạm phá nhà? (GDVN). - Ông Nguyễn Văn Khanh xin đổi tội danh (TT).

- Bị cho nghỉ việc vì tiếp xúc với báo chí ? (TN).


-Son Tran
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=180322345450559&set=a.178428185639975.1073741828.178019749014152&type=3&theater
Photo


Mục sư Thân Văn Trường.
Mục sư Thân Văn Trường.

-Tuyên bố của giai cấp nông dân bị áp bức bóc lột về vụ Đoàn Văn Vươn
Cầu Nhật Tân-30/03/2013
Ngày 5/1/2012, các cơ quan nhân danh nhà nước tại Hải Phòng huy động một lực lượng đông đảo bộ đội, công an được trang bị vũ khí cùng nhiều thiết bị quân dụng tối tân đã tấn công, nã súng vào mục tiêu dân sự (gia đình anh Vươn) trong một hành động có tính chất ăn cướp tài sản, hoàn toàn trái pháp luật và ngược với lương tri làm người.
Hơn một năm sau, những kẻ ăn cướp vẫn đang nhởn nhơ, người bị cướp thì sắp bị đưa ra xét xử. Thật trơ trẽn, các cơ quan công quyền vẫn đang hùa nhau vào để bảo vệ hành động ăn cướp và đàn áp dân thường phi đạo lý và trái pháp luật kia. Trước phiên tòa mà bọn cướp bày ra để xét xử anh Vươn, đông đảo nông dân bị áp bức bóc lột thuộc hai địa bàn nổi tiếng là Văn Giang và Dương Nội đã đưa ra tuyên bố như sau:
Chúng tôi yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng:
1 – Tha bổng cho tất cả những người trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn là bị cáo trong vụ án này. Đoàn Văn Vươn chính là anh hùng của nông dân Việt Nam, không chỉ trong lao động, khai phá miền đất mới mà còn trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền căn bản của người nông dân.

2 – Trừng trị nghiêm khắc những kẻ đã gây nên sự kiện ngày 05/01/2012, đã có những quyết định thu hồi và cưỡng chế đất trái pháp luật, đã có những hành vi cưỡng chế, tấn công quá giới hạn, xâm phạmđến quyền và tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn và ông Đoàn Văn Quý, gây nên làn sóng phẫn nộ trong dân chúng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Nhà nước Việt Nam.

Chúng tôi kêu gọi nông dân cùng đồng bào cả trong và ngoài nước cùng lên tiếng bảo vệ gia đình ông Đoàn Văn Vươn nhưmột cách để khẳng định quyền của người nông dân đối với ruộng đất của họ, cũng như khẳng định sự đấu tranh đến cùng, không khoan nhượng của người nông dân trong công cuộc giữ đất này.-
-- Văn thư của UBCLHB và TGM Hải Phòng về vụ xét xử ông Đoàn Văn Vươn (UBCL&HB).   - Ủy ban Công lý Hòa bình và Giám mục Hải Phòng kêu gọi trả tự do cho gia đình Đoàn Văn Vươn (RFI). - Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền: Tuyên bố về vụ án và phiên tòa tại Tiên Lãng, Hải Phòng (DLB).-Thu hồi đất: Khi nào, và bằng cách nào? (VnEco).


- Nguyễn Thị Ánh Hiền Sinh viên Luật, Đại học Luật HCM: Đi tìm sự hợp lý trong lý do biện minh "tự vệ" ở vụ án Đoàn Văn Vươn (Dân Luận).  - Vụ ông Vươn: 'Chính quyền sai hoàn toàn' (BBC). - Luật sư Trần Vũ Hải nói về phiên xử ông Vươn (BBC). .  - Bọn phản động Tiên Lãng sắm dây thòng lọng cho Đảng cộng sản (DLB). - Đoàn Văn Vươn “thương cho” Lương Thanh Nghị (*) (DLB).
- Dự thảo Luật Đất đai và vấn đề chủ thể sử dụng đất (VOV).
- TÁC PHONG LÃNH ĐẠO (Bùi Văn Bồng).  - Công an vào cuộc vụ 'cầm cố' sổ đỏ Di sản thế giới (TP).
-Ngẫm nghĩ về đất nước hiện nay (VOV/ HDTG).- Sự thật về thanh tra đất đai ở Đà Nẵng (ĐCV).  - ‘Lấy phiếu tín nhiệm làm cơ chế răn đe’ (VNN).

- Dân Campuchia quyết tử đòi đất (BBC). - Người dân Campuchia mất đất xin Quốc vương can thiệp(RFA).

Tổng số lượt xem trang