Đầu tháng 12, trong lúc dân chúng đang rục rịch chuẩn bị mua sắm cho mùa Giáng sinh và nôn nao nghĩ đến mùa nghỉ hè sắp tới, các chính trị gia Úc lặng lẽ thông qua quyết định tăng lương cho mình. Mà tăng rất nhiều. Ví dụ, lương của Thủ tướng Julia Gillard được tăng lên 470.000 đô la (hiện nay đô Úc tương đương với đô Mỹ), tức cao hơn mức lương cũ đến gần 100.000. Lương phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngân khố Wayne Swan cũng tăng gần 100.000, từ 287.000 lên 370.000. Lương của Thủ lãnh Đối lập Tony Abbott cũng được tăng từ 259.000 lên 333.000 đô. Tất cả các dân biểu khác cũng đều được tăng lương. Mức lương thấp nhất trong Quốc Hội trước đây là khoảng 140.000, bây giờ khoảng 180.000 đô.
Cần nói thêm: Đó chỉ là lương căn bản. Chính trị gia ở Úc, cũng như ở khắp nơi trên thế giới, ngoài lương, còn nhận được khá nhiều món trợ cấp khác. Ở Úc, tất cả các chính trị gia đều là dân biểu. Với tư cách dân biểu, họ được trợ cấp để điều hành văn phòng ở khu vực mình đại diện cũng như tiền đi lại và ăn ở mỗi lần đến thủ đô để họp. Ngoài ra, họ còn được cung cấp một chiếc xe mới, điện thoại nhà và điện thoại di động miễn phí. Và nhiều thứ khác nữa.
Với đợt tăng lương lần này, các chính trị gia Úc có mức lương cao hơn hẳn những người cùng chức vụ của họ ở Mỹ (tổng thống: 400.000 đô; phó tổng thống: 230.000; đô; các bộ trưởng: 199.700 đô; dân biểu và nghị sĩ: trung bình 174.000 đô).
Lương của họ cũng cao hơn hẳn lương của các tổng thống hay thủ tướng ở châu Âu, phần lớn chỉ từ 200.000 đến hơn 300.000 đô
Trong giới lãnh đạo chính trị, có lẽ lương của Thủ tướng Julia Gillard bây giờ chỉ thua có hai người: Đặc khu trưởng Hong Kong Donald Tsang (trên 500.000 đô) và đặc biệt, Lý Hiển Long ở Singapore (khoảng 2 triệu 7).
Ở trên, ngay câu đầu tiên, tôi có viết “các chính trị gia Úc lặng lẽ thông qua quyết định tăng lương cho mình”. Dùng chữ ‘lặng lẽ” như vậy, tôi không có ý chê trách. Thật ra, từ trước đến nay, ít nhất là ở Úc, hầu như chính phủ nào cũng thế, nếu muốn tự tăng lương, họ đều quyết định tăng vào dịp cuối năm, lúc không khí chính trị như giãn ra, mọi người chỉ tập trung vào việc mua sắm và nghỉ ngơi. Bởi vậy, chúng không gây xôn xao trong dư luận. Và cũng ít bị chống đối.
Có điều, lần này, để ý dư luận trên báo chí, từ tả đến hữu, tôi thấy giới bình luận đều có thái độ khá giống nhau: đồng ý. Dĩ nhiên, đây đó vẫn có người chống đối. Nhưng phần lớn đều cho đó là điều đúng đắn và cần thiết. Người ta nêu lên bốn lý do chính:
Thứ nhất, công việc của các chính trị gia rất nhọc nhằn. Giới lãnh đạo lại càng nhọc nhằn hơn. Họ làm việc hầu như bất kể giờ giấc. Trách nhiệm lại hết sức nặng nề. Bất cứ chuyện gì thuộc chính phủ cũng là trách nhiệm của họ. Người ta đòi hỏi họ phải biết mọi chuyện. Phải có ý kiến về mọi chuyện. Câu trả lời “không biết” hay “chưa biết” là điều hầu như không thể chấp nhận đối với những người lãnh đạo cao nhất nước. Ghế ngồi của họ cũng rất dễ lung lay. Ở nhiều nước khác, nhà lãnh đạo tại vị theo nhiệm kỳ. Ở Úc thì tùy thuộc vào đảng của họ. Ngay cả khi đảng của họ đang cầm quyền, họ vẫn có thể bị mất chức nếu không được sự ủng hộ của các đa số thành viên trong Quốc Hội. Thành ra, lúc nào họ cũng căng thẳng. Như những lúc quyết liệt tranh cử.
Thứ hai, lương thủ tướng gần nửa triệu đô la, thoạt nhìn, có vẻ cao. Nhưng so với vô số người khác, đặc biệt trong giới kinh doanh, thể thao và giải trí, lại rất thấp. Hầu hết các tổng giám đốc điều hành của các công ty thương mại lớn ở Úc đều có mức lương trên một triệu. Một số người gần 10 triệu. Lương của các cầu thủ bóng đá Úc cũng trên dưới một triệu, chưa kể các khoản thu nhập khác từ quảng cáo. Ngay trong các cơ quan chính phủ, lương của các chuyên gia và chuyên viên đầu ngành cũng thường cao hơn lương của các thủ trưởng của họ.
Thứ ba, nói đến chuyện cao hay thấp, người ta so sánh với ai? So sánh với những người đồng nhiệm ở nước ngoài là một cách. Nhưng quan trọng nhất là so sánh với thu nhập bình quân trên đầu người trong nước. Nói chung, lương của người lãnh đạo cao hơn khoảng trên dưới 10 lần là có thể chấp nhận được. Nhìn vào bảng thống kê dưới đây, chúng ta sẽ thấy lương của lãnh tụ ở tất cả các quốc gia giàu mạnh (vào năm 2010) đều ở mức ấy.
Nguồn: http://www.economist.com/node/16525240
(Cần chú ý là Thủ tướng Kenya Raila Odinga được đề nghị mức lương 430.000 đô la một năm, gấp 240 lần thu nhập trung bình trong nước!)
Thứ tư, phần lớn giới bình luận chính trị đều cho tăng lương là một biện pháp tốt nhất để thu hút nhân tài. Không ai có thể chối cãi việc lãnh đạo một đất nước hoặc một bộ là quan trọng hơn hẳn việc lãnh đạo một công ty. Thế nhưng, hiện nay, lương hướng trong các lãnh vực tư nhân, nói chung, đều cao hơn của chính phủ. Đi vào con đường chính trị, do đó, đứng về phương diện tài chính, là một thiệt thòi. Không phải ai cũng chấp nhận sự hy sinh như thế. Hậu quả là không ít tài năng bị đánh mất. Nghĩ cho cùng, đó là một tai họa cho đất nước.
Đó là lý do tại sao phần lớn giới bình luận chính trị tại Úc đều đồng ý với việc tăng lương cho các chính khách.
Nhân tiện, xin nói thêm vài điều.
Một, nhìn vào bảng lương trên, chúng ta thấy lương của Chủ tịch nước Trung Quốc chỉ có 10.633 đô một năm.
Hai, còn Việt Nam thì sao? Tôi chỉ tìm được, trên internet, bảng lương của giới lãnh đạo Việt Nam vào năm 2004, tức cách đây 7 năm.
BẢNG LƯƠNG CHỨC VỤ ĐỐI VỚI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO
CỦA NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30/9/2004
của Uỷ ban thường vụ Quốc hội)
I- Các chức danh lãnh đạo quy định một mức lương:
Đơn vị tính: 1.000 đồng
II- Các chức danh lãnh đạo quy định hai bậc lương:
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Cứ cho từ đó đến nay lương của các cán bộ lãnh đạo Việt Nam được tăng gấp đôi. Thì lương Chủ tịch nước và Thủ tướng cũng chỉ có khoảng 8 triệu đồng Việt Nam, tức khoảng 400 đô một tháng hoặc gần 5.000 đô một năm. Với bảng lương trên, theo lời Thứ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Trần Nam trên báo Vnexpress.net ngày 18 tháng 8 năm 2011, phải ky cóp cả 40 năm mới mua được một căn nhà thu nhập thấp!
Với số lương như thế, nhưng mọi người cứ nhìn vào tài sản và cách sống của họ mà xem. Đố tìm ra được người nào không giàu.
Cần nói thêm: Đó chỉ là lương căn bản. Chính trị gia ở Úc, cũng như ở khắp nơi trên thế giới, ngoài lương, còn nhận được khá nhiều món trợ cấp khác. Ở Úc, tất cả các chính trị gia đều là dân biểu. Với tư cách dân biểu, họ được trợ cấp để điều hành văn phòng ở khu vực mình đại diện cũng như tiền đi lại và ăn ở mỗi lần đến thủ đô để họp. Ngoài ra, họ còn được cung cấp một chiếc xe mới, điện thoại nhà và điện thoại di động miễn phí. Và nhiều thứ khác nữa.
Với đợt tăng lương lần này, các chính trị gia Úc có mức lương cao hơn hẳn những người cùng chức vụ của họ ở Mỹ (tổng thống: 400.000 đô; phó tổng thống: 230.000; đô; các bộ trưởng: 199.700 đô; dân biểu và nghị sĩ: trung bình 174.000 đô).
Lương của họ cũng cao hơn hẳn lương của các tổng thống hay thủ tướng ở châu Âu, phần lớn chỉ từ 200.000 đến hơn 300.000 đô
Trong giới lãnh đạo chính trị, có lẽ lương của Thủ tướng Julia Gillard bây giờ chỉ thua có hai người: Đặc khu trưởng Hong Kong Donald Tsang (trên 500.000 đô) và đặc biệt, Lý Hiển Long ở Singapore (khoảng 2 triệu 7).
Ở trên, ngay câu đầu tiên, tôi có viết “các chính trị gia Úc lặng lẽ thông qua quyết định tăng lương cho mình”. Dùng chữ ‘lặng lẽ” như vậy, tôi không có ý chê trách. Thật ra, từ trước đến nay, ít nhất là ở Úc, hầu như chính phủ nào cũng thế, nếu muốn tự tăng lương, họ đều quyết định tăng vào dịp cuối năm, lúc không khí chính trị như giãn ra, mọi người chỉ tập trung vào việc mua sắm và nghỉ ngơi. Bởi vậy, chúng không gây xôn xao trong dư luận. Và cũng ít bị chống đối.
Có điều, lần này, để ý dư luận trên báo chí, từ tả đến hữu, tôi thấy giới bình luận đều có thái độ khá giống nhau: đồng ý. Dĩ nhiên, đây đó vẫn có người chống đối. Nhưng phần lớn đều cho đó là điều đúng đắn và cần thiết. Người ta nêu lên bốn lý do chính:
Thứ nhất, công việc của các chính trị gia rất nhọc nhằn. Giới lãnh đạo lại càng nhọc nhằn hơn. Họ làm việc hầu như bất kể giờ giấc. Trách nhiệm lại hết sức nặng nề. Bất cứ chuyện gì thuộc chính phủ cũng là trách nhiệm của họ. Người ta đòi hỏi họ phải biết mọi chuyện. Phải có ý kiến về mọi chuyện. Câu trả lời “không biết” hay “chưa biết” là điều hầu như không thể chấp nhận đối với những người lãnh đạo cao nhất nước. Ghế ngồi của họ cũng rất dễ lung lay. Ở nhiều nước khác, nhà lãnh đạo tại vị theo nhiệm kỳ. Ở Úc thì tùy thuộc vào đảng của họ. Ngay cả khi đảng của họ đang cầm quyền, họ vẫn có thể bị mất chức nếu không được sự ủng hộ của các đa số thành viên trong Quốc Hội. Thành ra, lúc nào họ cũng căng thẳng. Như những lúc quyết liệt tranh cử.
Thứ hai, lương thủ tướng gần nửa triệu đô la, thoạt nhìn, có vẻ cao. Nhưng so với vô số người khác, đặc biệt trong giới kinh doanh, thể thao và giải trí, lại rất thấp. Hầu hết các tổng giám đốc điều hành của các công ty thương mại lớn ở Úc đều có mức lương trên một triệu. Một số người gần 10 triệu. Lương của các cầu thủ bóng đá Úc cũng trên dưới một triệu, chưa kể các khoản thu nhập khác từ quảng cáo. Ngay trong các cơ quan chính phủ, lương của các chuyên gia và chuyên viên đầu ngành cũng thường cao hơn lương của các thủ trưởng của họ.
Thứ ba, nói đến chuyện cao hay thấp, người ta so sánh với ai? So sánh với những người đồng nhiệm ở nước ngoài là một cách. Nhưng quan trọng nhất là so sánh với thu nhập bình quân trên đầu người trong nước. Nói chung, lương của người lãnh đạo cao hơn khoảng trên dưới 10 lần là có thể chấp nhận được. Nhìn vào bảng thống kê dưới đây, chúng ta sẽ thấy lương của lãnh tụ ở tất cả các quốc gia giàu mạnh (vào năm 2010) đều ở mức ấy.
Nguồn: http://www.economist.com/node/16525240
(Cần chú ý là Thủ tướng Kenya Raila Odinga được đề nghị mức lương 430.000 đô la một năm, gấp 240 lần thu nhập trung bình trong nước!)
Thứ tư, phần lớn giới bình luận chính trị đều cho tăng lương là một biện pháp tốt nhất để thu hút nhân tài. Không ai có thể chối cãi việc lãnh đạo một đất nước hoặc một bộ là quan trọng hơn hẳn việc lãnh đạo một công ty. Thế nhưng, hiện nay, lương hướng trong các lãnh vực tư nhân, nói chung, đều cao hơn của chính phủ. Đi vào con đường chính trị, do đó, đứng về phương diện tài chính, là một thiệt thòi. Không phải ai cũng chấp nhận sự hy sinh như thế. Hậu quả là không ít tài năng bị đánh mất. Nghĩ cho cùng, đó là một tai họa cho đất nước.
Đó là lý do tại sao phần lớn giới bình luận chính trị tại Úc đều đồng ý với việc tăng lương cho các chính khách.
Nhân tiện, xin nói thêm vài điều.
Một, nhìn vào bảng lương trên, chúng ta thấy lương của Chủ tịch nước Trung Quốc chỉ có 10.633 đô một năm.
Hai, còn Việt Nam thì sao? Tôi chỉ tìm được, trên internet, bảng lương của giới lãnh đạo Việt Nam vào năm 2004, tức cách đây 7 năm.
BẢNG LƯƠNG CHỨC VỤ ĐỐI VỚI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO
CỦA NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30/9/2004
của Uỷ ban thường vụ Quốc hội)
I- Các chức danh lãnh đạo quy định một mức lương:
Đơn vị tính: 1.000 đồng
STT | Chức danh | Hệ số lương | Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
1 | Chủ tịch nước | 13,00 | 3.770,0 |
2 | Chủ tịch Quốc hội | 12,50 | 3.625,0 |
3 | Thủ tướng Chính phủ | 12,50 | 3.625,0 |
II- Các chức danh lãnh đạo quy định hai bậc lương:
Đơn vị tính: 1.000 đồng
STT | Chức danh | Bậc 1 | Bậc 2 | ||
Hệ số lương | Mức lương thực hiện 01/10/2004 | Hệ số lương | Mức lương thực hiện 01/10/2004 | ||
1 | Phó chủ tịch nước | 11,10 | 3.219,0 | 11,70 | 3.393,0 |
2 | Phó chủ tịch Quốc hội | 10,40 | 3.016,0 | 11,00 | 3.190,0 |
3 | Phó Thủ tướng Chính phủ | 10,40 | 3.016,0 | 11,00 | 3.190,0 |
4 | Chánh án Toà án nhân dân tối cao | 10,40 | 3.016,0 | 11,00 | 3.190,0 |
5 | Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao | 10,40 | 3.016,0 | 11,00 | 3.190,0 |
6 | Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội | 9,80 | 2.842,0 | 10,40 | 3.016,0 |
7 | Chủ tịch Hội đồng dân tộc | 9,70 | 2.813,0 | 10,30 | 2.987,0 |
8 | Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội | 9,70 | 2.813,0 | 10,30 | 2.987,0 |
9 | Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ | 9,70 | 2.813,0 | 10,30 | 2.987,0 |
10 | Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội | 9,70 | 2.813,0 | 10,30 | 2.987,0 |
Với số lương như thế, nhưng mọi người cứ nhìn vào tài sản và cách sống của họ mà xem. Đố tìm ra được người nào không giàu.
Lương của chính trị gia
THD: Tin chưa kiểm chứng: Cựu TBT Nông Đức Mạnh đã tuyên bố từ ông Nông Quốc Tuấn con trai của mìn (TTHN 8-12-11)
-- - Tổng thống Obama liên tục công kích phe Cộng hòa (TTXVN). – “Tham nhũng” trong Quốc hội Mỹ (TT).
- Thủ tướng Dũng ‘không sai’ về Vinashin — (BBC). – Trách nhiệm chính trị & trách nhiệm pháp lý (Trương Duy Nhất). Thủ tướng đồng ý chủ trương mới được mua máy bay – (TTXVN).
- Thủ tướng: Doanh nghiệp Nhà nước chịu lỗ để kìm lạm phát (VNE). Lương sếp doanh nghiệp nhà nước tới 80 triệu đồng/tháng(PLTP). – Nhiều tập đoàn Nhà nước: Lương cao, hiệu quả kém(TTXVN). – Nhiều tập đoàn trả lương cao nhưng vẫn nợ và lỗ (Gafin.vn). -- Hơn 90% viên chức phải làm thêm để tăng thu nhập (PLTP).
- Kiểm điểm một Đảng viên do Ban bí thư quản lý (Bee/ TTXVN). – Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ tám (ND).
- Nhìn lại Việt Nam và Singapore trong thời kỳ mới (GocnhinAlan).
- Tiếp tục phiên chất vấn của kỳ họp thứ 3 Hội đồng nhân dân TPHCM khóa 8 (VOH). - Cần giải pháp tổng thể và căn cơ (SGGP)
- Khép lại vụ “kỳ án” 3 thanh niên ở Hà Đông kêu oan (Công Lý). – Những dấu hiệu bất thường “kỳ án hiếp dâm” Hà Đông (giaoduc.net). – Uy tín của Hội đồng thẩm phán TAND Tối Cao qua 1 vụ án hiếp dâm – (RFA).
.-Nhà cao tầng mọc lên trong nội đô là do... quy hoạch!
Dân Trí
(Dân trí) - Trước câu hỏi của đại biểu về việc tại sao cao ốc mọc lên sau khi di chuyển các nhà máy làm ùn tắc càng trở nên nghiêm trọng, Phó Chủ tịch UBND Tp Hà Nội, Nguyễn Văn Khôi cho rằng, do... quy hoạch. Câu trả lời khiến Chủ toạ cũng phải hỏi ...
Chiếm lòng đường, vỉa hè: chưa lãnh đạo nào bị xử lýVTC
Dân cư tăng cơ học dẫn đến ùn tắc giao thôngXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Phó chủ tịch Hà Nội quanh co trả lời chất vấnVNExpress
VietNamNet -Sài gòn Giải Phóng
Dân Trí
(Dân trí) - Trước câu hỏi của đại biểu về việc tại sao cao ốc mọc lên sau khi di chuyển các nhà máy làm ùn tắc càng trở nên nghiêm trọng, Phó Chủ tịch UBND Tp Hà Nội, Nguyễn Văn Khôi cho rằng, do... quy hoạch. Câu trả lời khiến Chủ toạ cũng phải hỏi ...
Chiếm lòng đường, vỉa hè: chưa lãnh đạo nào bị xử lýVTC
Dân cư tăng cơ học dẫn đến ùn tắc giao thôngXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Phó chủ tịch Hà Nội quanh co trả lời chất vấnVNExpress
VietNamNet -Sài gòn Giải Phóng
-- Triệt phá băng giang hồ do giám đốc công ty xây dựng cầm đầu
Dân Trí
(Dân trí) - Cục CSĐT tội phạm về TTXH (C45) Bộ Công an phía Nam vừa triệt phá thành công một băng nhóm giang hồ núp bóng dưới danh nghĩa một công ty xây dựng để hoạt động theo kiểu “xã hội đen”. 16 đối tượng trong băng nhóm này đã bị bắt giữ. ...
Giám đốc dụ võ sĩ làm giang hồNgôi Sao
Xóa sổ băng nhóm xã hội đen núp bóng công ty xây dựngAn ninh thủ đô
Băng xã hội đen tác oai tác quái trong lĩnh vực xây dựngHà Nội Mới
VNExpress -VietNamNet-
-- Nước Nga và hình thức “bộ tứ” mới (DV). – 30.000 người biểu tình sẽ xuống đường phố Moscow ngày 10/12 (GDVN/Rian). – Phương Tây dự báo về sự khó khăn cho ông Putin (VnMedia). - An ninh Nga tìm cách ngăn chận mạng lưới đối lập — (VOA). – 30.000 người được phép biểu tình ở Moscow (NLĐ/Newsru, RIA Novosti). – Những cải cách trong nước của ông Gorbachev dẫn đến sự tan rã của Liên Xô — (VOA). – Chính sách đối ngoại của ông Gorbachev góp phần vào sự sụp đổ Liên Xô — (VOA).- Angela Merkel: Người phụ nữ quyền lực ngại nói chuyện riêng tư (TVN/Dailymail).---