Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

Tại sao đầu tư sẽ không ồ ạt đổ vào Việt Nam?

Bruce Gale

Giới đầu tư ngại vào Việt Nam vì tham nhũng và đường sá yếu kém

SÀI GÒN (NV) - Tại sao đầu tư nước ngoài ngại vào Việt Nam? Ðó là câu hỏi tựa đề của một bài báo đăng trên tờ Straits Times Singapore hôm 7 Tháng Mười Hai. Rồi tác giả Bruce Gale của bài báo đặt câu hỏi: “Liệu tình trạng lũ lụt tại Thái Lan có lợi cho Việt Nam?”

Công nhân làm việc bên trong xí nghiệp Misubishi Heavy Indutries Aerospace Vietnam Ltd. ở Khu Kỹ Nghệ Thăng Long, Hà Nội. Giới đầu tư nước ngoài vẫn còn lo ngại Việt Nam thiếu công nhân tay nghề kỹ thuật cao và hệ thống đường sá tốt. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)
Lũ lụt tại Thái Lan có thể là cơ hội để giới đầu tư Nhật chuyển vốn sang Việt Nam, theo quan điểm của tờ Sài Gòn Tiếp Thị xuất bản tại Việt Nam mới đây.
Một số công ty cố vấn đầu tư địa phương tại Việt Nam cũng đồng ý.
Ông Vũ Thành Thân, công ty cổ phần đầu tư Sao Khuê, cho biết: “Nhiều phái đoàn doanh nghiệp Nhật thăm Sài Gòn hoặc liên lạc Tổ Chức Ngoại Thương Nhật thăm dò địa điểm để xây cơ sở hạ tầng. Quan tâm hàng đầu của họ khi tìm một địa điểm tại Việt Nam là liệu nơi đó có bị lụt lội ảnh hưởng hay không.”
Nếu đúng như vậy thì đây sẽ là một cơ hội xoay chiều rất quan trọng cho Việt Nam, vì trong thời gian gần đây, đầu tư nước ngoài vào đất nước này giảm nhiều.
Từng được xem là “con rồng Châu Á” tương lai, nhiều nhà đầu tư nay ngoảnh mặt với Việt Nam vì những vấn đề ăn sâu trong xã hội như tham nhũng và hệ thống đường sá yếu kém. Ðầu tư nước ngoài vào các dự án mới tại Việt Nam trong chín tháng qua chỉ đạt trị giá $9.9 tỉ, giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khu Kỹ Nghệ Thăng Long, do tập đoàn Sumitomo của Nhật xây dựng ở ngoại ô Hà Nội, chứng minh một cách rõ ràng sự thay đổi này, bài báo viết.
Khai trương năm 2000, khu kỹ nghệ này đầy kín vào năm 2009 với đa số các công ty của Nhật, mướn tổng cộng 55,000 công nhân. Ngày nay, công viên này không còn như trước nữa. Lạm phát cao làm nổ ra nhiều vụ đình công đòi tăng lương, một điều mà các công ty trong thời kỳ kinh tế khó khăn khó chấp nhận.
Nhưng liệu lụt lội tại Thái Lan gần đây, cùng với giá nhân công cao tại Trung Quốc, có thật sự làm cho các nhà đầu tư nước ngoài quay sang Việt Nam? Tác giả Bruce Gale đặt câu hỏi.
Một số nhà đầu tư có thể nghĩ như vậy. Công ty Jesco Holding Inc. của Nhật, chuyên về xây dựng đường sá và xí nghiệp, mới đây thông báo là họ sẽ liên doanh với Công Ty Xây Dựng và Ðịa Ốc Hòa Bình để xây dựng đường sá cho một khu kỹ nghệ tại tỉnh Long An ở miền Nam Việt Nam. Cơ Quan Hợp Tác Quốc Tế Nhật cũng giúp vốn để nâng cấp những khu kỹ nghệ Việt Nam nhằm đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của giới đầu tư Nhật.
Tuy nhiên, trong khi nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang tái định lượng chiến lược, Việt Nam không nhất thiết có lợi trong chuyện thu hút họ.
Ngành kỹ nghệ xe hơi của Thái Lan là một ví dụ. Nhiều báo cáo cho thấy các công ty Nhật tại Thái Lan như Honda và Nissan phải ngưng sản xuất vì tình trạng lụt lội.
Nhưng Việt Nam khó có thể là một nơi hấp dẫn đầu tư nước ngoài.
Kỹ nghệ xe hơi nội địa của Việt Nam còn quá nhỏ để có thể thu hút các công ty sản xuất xe hơi lớn, với nhu cầu phải có dây chuyền sản xuất lớn để cạnh tranh với các công ty khác nhập cảng xe hơi vào Việt Nam. Hơn nữa, hiệp ước mậu dịch với các quốc gia trong vùng buộc Việt Nam phải hạ mức thuế nhập cảng xe xuống 50% vào năm 2014. Vào lúc đó, các công ty lắp ráp xe hơi tại Việt Nam sẽ phải bỏ chạy (vì không thể cạnh tranh với xe nhập cảng giá rẻ).
Indonesia, một quốc gia có thị trường nội địa lớn và kinh tế phát triển, có thể là nơi giới đầu tư Nhật để mắt đến. Trong những tháng qua, cả Toyota và Nissan đều cho biết họ sẽ đầu tư thêm vào Indonesia.
“Thay vì 'ngồi chờ sung rụng' vì thiên tai tại Thái Lan, Việt Nam nên tập trung vào việc sửa đổi những gì căn bản nhất,” tác giả bài báo nhận xét.
Trong lúc lạm phát đang giảm và xuất cảng bắt đầu gia tăng, có một số dấu hiệu cho thấy nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang dần dần ổn định.
Nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm.
Một cuộc thăm dò của Viện Khoa Học Lao Ðộng và Xã Hội mới đây, do nhà nước tài trợ, đối với 1,000 doanh nghiệp cho thấy thiếu công nhân tay nghề cao tại Việt Nam là trở ngại lớn đối với giới đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, thị trường Việt Nam còn thiếu người có khả năng quản trị.
Giải thích về vấn đề này, ông Lee Chon Kin, chủ tịch Phòng Thương Mại Nam Hàn, nói thẳng thừng: “Chúng tôi muốn mang máy móc hiện đại đến Việt Nam, nhưng không thể tuyển dụng được đủ kỹ thuật viên có khả năng điều hành những máy móc này.”
Giới đầu tư cũng ngày càng nói nhiều tới hệ thống đường sá yếu kém của Việt Nam. Và có vẻ như giới chức chính quyền vẫn chưa để tâm đến vấn đề quan trọng này. Ví dụ, hồi Tháng Sáu, chính quyền thông báo sẽ cho xây một sân golf tại phần đất chưa sử dụng ở hai phi trường lớn tại Hà Nội và Sài Gòn.
Tân Sơn Nhất tại Sài Gòn, phi trường lớn nhất và quan trọng nhất của Việt Nam, hiện đã quá tải. Vậy mà tin tức cho biết chính quyền sẽ không có dự định mở rộng ra và đề mục này cũng không nằm trong ưu tiên của họ.
Với tỉ lệ lạm phát đang giảm, giới đầu nước ngoài tại các khu kỹ nghệ mới đang được xây dựng có thể không phải đối đầu với tình trạng đình công, như trường hợp ở Khu Kỹ Nghệ Thăng Long.
Tuy nhiên, nếu không cố gắng đào tạo một lực lượng lao động với tay nghề kỹ thuật cao và tân trang hệ thống đường sá, sẽ rất khó cho Việt Nam thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào, tác giả Bruce Gale kết luận. (Ð.D.)

Why Vietnam won't see flood of investments (Straits Times 7-12-11)  Will Thailand's floods be Vietnam's gain'
That certainly appears to be the view of Ho Chi Minh City's Gon Tiep Thi newspaper, which recently published a report saying that many Japanese firms are considering moving their Thai operations to Vietnam.
Some local consultancies in Vietnam agree. According to investment consultancy Sao Khue's chairman Than Thanh Vu: 'Many Japanese business delegations have visited Ho Chi Minh City or contacted the Japan External Trade Organisation to ask for locations to build their facilities. Their top priority when consulting about a particular location is whether the place will be affected by floods.'


If true, such a trend would mark an important turnaround for Vietnam, which has recently been experiencing a decline in foreign investor interest. Once regarded as the next 'Asian Tiger', sentiment on Vietnam has turned increasingly negative in recent years as deep seated problems such as corruption and infrastructure bottlenecks have become more pronounced.Vietnam attracted US$9.9 billion (S$12.7 billion) in new projects in the first nine months of this year, down 16 per cent from the same period last year.
Thang Long Industrial Park, which was built just outside Hanoi by Japanese conglomerate Sumitomo, aptly illustrates the change. Opened in 2000, it was full by 2009, with the mostly Japanese manufacturing companies operating in the park employing around 55,000 workers. Today, however, the park is viewed rather less positively. High inflation has led to strikes by workers demanding wage increases, something that companies operating on thin margins in the park have been reluctant to grant.
But will the recent floods in Thailand, coupled with higher costs in China, really turn things around for the country?
Some investors seem to think so. Japan's Jesco Holding Inc, which specialises in engineering and infrastructure construction, recently announced a joint venture with Hoa Binh Construction & Real Estate Corporation to develop infrastructure for an industrial park in the southern province of Long An. The Japan International Cooperation Agency is also offering funds to help Vietnamese industrial parks upgrade infrastructure to meet the requirements of Japanese investors.
But while many foreign direct investors may indeed be reassessing their strategies, Vietnam is not necessarily the most likely beneficiary.
Take Thailand's large automobile industry. Reports say that several companies operating in Thailand such as Honda and Nissan were forced to suspend production because of the floods.
But Vietnam is hardly the most attractive alternative. The country's domestic automobile market is too small to be of much interest to major players with the means to set up the large-scale operations capable of competing with foreign imports. Moreover, trade agreements with other Asean nations will force Hanoi to slash import tariffs on CBU (completely built units) cars by 50 per cent in 2014. At that time, the foreign automobile assemblers that set up factories in Vietnam during better times will probably begin to move out.
Indonesia, with its huge domestic market and robust economy, is their most likely destination. In recent months, both Toyota and Nissan have announced major new investments in the latter country.
Instead of hoping for windfall gains as a result of calamities in other countries, Vietnam would be better off focusing on getting the basics right. With inflation on a downward trend and exports picking up, there is some evidence that macroeconomic conditions are about to stabilise.
But much more remains to be done. A recent survey of 1,000 enterprises by the government-funded Institute of Labour Science and Social Affairs found that the shortage of skilled workers was a major obstacle discouraging investors from upgrading or expanding their factories. There was also a general lack of management skills.
Commenting on the results, the country's Korea Chamber of Commerce chairman Lee Chon Kin put it bluntly: 'We want to bring modern machinery to Vietnam but cannot recruit a sufficient number of technicians (who) can operate them.'
Investors are also increasingly citing infrastructure deficiencies. Yet it seems that many in government are not listening. In June this year, for example, the authorities announced that golf courses would be built on unused land assigned to the nation's major airports in Hanoi and Ho Chi Minh City.
Ho Chi Minh City's Tan Son Nhat Airport is the biggest and most important airport in Vietnam. The news that this airport, which is already overcrowded, is to be denied space for expansion, is hardly the sort of thing likely to encourage confidence that the authorities have got their priorities right.
With inflation falling, investors operating in the new industrial parks currently under construction may be able to avoid the labour unrest that has plagued Thang Long this year. But without a major effort to upgrade manpower skills and improve the nation's infrastructure, it will be an uphill battle convincing investors to enter the country with the same enthusiasm that they had in earlier years.

-Nguồn:Tại sao đầu tư sẽ không ồ ạt đổ vào Việt Nam?  Why Vietnam won't see flood of investments (Straits Times 7-12-11) --  Tham nhũng, cơ sở hạ tầng yếu kém, thị trường nhỏ hẹp... 


Vietnam embarks on banking reform (FT 7-12-11) 
With fears growing about the stability of the Vietnamese banking sector after years of rapid credit growth, the government has finally moved to begin restructuring some of the smaller, weaker banks.
Hanoi has often failed to match rhetoric on economic reform with action so investors have welcomed this first step on what is likely to be a long and bumpy road.
Nguyen Van Binh, governor of the central bank, said on Tuesday that after facing short-term liquidity problems, three small, unlisted Ho Chi Minh City-based banks would be merged into a new entity guided by the Bank for Investment and Development of Vietnam, a large state-owned lender.
He said the government would guarantee deposits at the three banks – First Joint-Stock Commercial Bank, the Tin Nghia Joint-Stock Commercial Bank and the Sai Gon Joint-Stock Commercial Bank. The trio got into trouble, like many other lenders around the world, by borrowing short to lend long.
Binh also indicated that the state would take a stake in the new bank, the size of which would be determined at a later date, and that the central bank would continue to push ahead with the restructuring process.
Rumours about liquidity problems at small lenders have been flying around for months after the central bank began hiking interest rates and restricting credit growth to try to control Vietnam’s surging inflation rate, currently 19.8 per cent a year.
Mark Young, a Singapore-based managing director at Fitch, the credit rating agency, said the merger was “a positive step towards strengthening the banking system”.
He wrote:
The fact that these banks are being merged as a result of liquidity problems does, however, highlight the pressures being faced by the banking system as a whole.
Macro policies such as the deposit interest rate ceiling to bring down persistently high inflation have partly contributed to these pressures. Banks, and in particular smaller institutions, have increasingly relied on short-term price-sensitive funding and other inter-bank funding to support growth, increasing the liquidity risks.
This comes on top of the risks attached to rapid loan growth and asset quality issues already highlighted by Fitch, raising concerns at the adequacy of capitalisation.
While there were some suggestions in the Vietnamese press that the government would look to clean up the merged bank and sell it to the private sector or even foreign investors, bankers warned that the restructuring process was likely to be long and drawn out.
Despite the ongoing difficulties, Young said Vietnam’s banking sector remained an “interesting potential growth story for international investors”.
Japan’s Mizuho bought a 15 per cent stake in Vietcombank, a large state-owned lender, for $567m in September.
The next test of foreign investor appetite will be the upcoming IPO of BIDV, which is currently looking for a strategic foreign investor with the assistance of Morgan Stanley.


VN ra tay ‘tái cấu trúc ngân hàng’  —  (BBC).  –  Quản trị ngân hàng: Làm chuồng rồi mới mua bò (VOV). - Tăng thanh khoản, tránh đóng băng thị trường BĐS (NLĐ). – Làn sóng bán tháo bất động sản (PLTP). - Chi phí xây nhà thu nhập thấp : Kiến nghị miễn thuế (Stockbiz).- - Vàng không phải SJC bán chậm (TBKTSG). - Cho vay vốn mua vàng sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (TN). - Cho vay vốn mua vàng để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (NLĐ).- Sáp nhập, hợp nhất: Khôn thì nên làm sớm (NDHMoney).- Giang Lê: Chỉ có trẻ con mới tin lời ông Tuấn – (Blog KTTC). - ông Trần Minh Tuấn, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, đã nói gì: “Ba ngân hàng hợp nhất sẽ thừa năng lực về thanh khoản” (VnEconomy).  - “Không khất, hoãn, giãn nợ nếu dân đến rút tiền” (VnEconomy).
Quá sớm để hạ lãi suất huy động (VEF). - Việt Nam được quốc tế cam kết hỗ trợ gần 7,4 tỷ đô la  —  (VOA)
.-Kiều hối “đổ” về Việt Nam ngày một tăng (Bayvut 7-12-11) - 
Nửa số vụ tham nhũng 'dính' cán bộ ngân hàng (VnEx 7-12-11)-
-
-  Vietnam Risks Stability If Policy Eased, IMF, World Bank Say (Bloomberg). VN sẽ nhận 7.39 tỷ đôla vốn ODA - (BBC) -Các nhà tài trợ quốc tế cam kết hỗ trợ Việt Nam 7,39 tỷ USD vốn ODA, thúc giục chính phủ tái cấu trúc kinh tế và cải thiện nhân quyền. -'Nghèo mà tham ô ODA, sẽ chẳng ai đầu tư' "Nếu Việt Nam chứng tỏ mình có thể sử dụng ODA hiệu quả, đúng mục đích, giải ngân đúng tiến độ, các nhà tài trợ quốc tế sẽ tin tưởng và tiếp tục hỗ trợ", Bộ trưởng KH-ĐT nói.
--


-Bauxite Tân Rai chậm tiến độ vì mưa - (BBC)-Tập đoàn Vinacomin cho hay nhà máy Tân Rai trị giá gần 500 triệu đôla hoãn tiến độ sản xuất nhôm vì bị mưa lớn.
Chuyện lỗ lãi của Petrolimex: Đã thật sự rõ? (DT).  – Lỗ, lãi xăng dầu: càng giải thích càng khó hiểu(TN). - Bỏ quên người tiêu dùng (TN).Bộ Công Thương lại lên tiếng về lỗ, lãi của Petrolimex - Petrolimex phản ứng kết luận của Bộ Tài chính
-Khởi động làn sóng mới cổ phần hóa DNNN (PLTP). -- VN có nguy cơ phải nhập khẩu năng lượng (PLTP). – 2012 Việt Nam vẫn phải nhập nhiều mặt hàng thiết yếu (VnEconomy).

-Bad news BRICs: 10 years on, which country is the most overhyped? (FP 6-12-11)-


-Liên hiệp châu Âu cắt viện trợ phát triển cho các nước đang vươn lên  —  (RFI).

-Endangered Dragon: Entrepreneur’s Rival in China: The State NYT -Private companies have been the prime engine of China’s economic miracle, and economists warn that the Chinese government’s eagerness to control more of that wealth could stifle innovation.
--Doanh nghiệp Trung Quốc phát đạt tại Miến Điện nhưng dân Miến Điện lo ngại - VOA - Ngôi chùa Qing Fu Gong do người Hoa xây dựng ở Rangoon năm nay kỷ niệm 150 năm và không khi nào thiếu người tới lễ. Dòng người Hoa đều đặn tiến vào ngôi chùa này, thắp hương và cầu xin được khỏe mạnh và thành công. Một phụ nữ lắc ống xin xâm trước bàn thờ sơn son thiếp vàng. Đã từ lâu, ngôi chùa này là biểu tượng của cộng đồng người Hoa ở Rangoon, từ nhiều thế kỷ nay đã tham gia giao dịch thương mại giữa hai nước.

Tổng số lượt xem trang