Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

Cảnh báo xu hướng chuyển vốn đầu tư

-Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì buổi họp báo chiều 1/12 - Ảnh: Từ Nguyên-
Cảnh báo xu hướng chuyển vốn đầu tư - TP - Đây là vấn đề được Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) cảnh báo, tại buổi công bố Sách Trắng 2012 về các vấn đề thương mại, đầu tư và kiến nghị, ngày 1-12. Nếu không sửa đổi, dòng vốn đầu tư sẽ chuyển sang các nước khác trong khu vực.

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ châu Âu ngại vào Việt Nam do thủ tục rườm rà
Nhiều doanh nghiệp bán lẻ châu Âu ngại vào Việt Nam do thủ tục rườm rà.
Ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham, cho biết một vấn đề cần đặc biệt lưu ý, là việc nhiều doanh nghiệp châu Âu đã quyết định không mở rộng đầu tư ở Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ của Anh, Pháp và châu Âu đã chi rất nhiều tiền để thăm dò, khảo sát thị trường nhưng rồi quyết định đầu tư ở nước khác hoặc tạm thời không đầu tư vào Việt Nam, mà chuyển sang đầu tư tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia.
Các doanh nghiệp đến Việt Nam để mở các siêu thị thường muốn mở cả một chuỗi chứ không phải một cửa hàng duy nhất. Tuy nhiên, dường như lĩnh vực bán lẻ của Việt Nam vẫn được bảo hộ khá chặt chẽ, với việc cấp giấy phép kéo dài.
Việc phát triển nhanh các chuỗi hệ thống bán lẻ cũng là một cách để giảm lạm phát, hạn chế sự tăng giá cả. Việc cấp phép đầu tư cho thấy nhiều giấy phép bị kéo dài từ 3 - 6 tháng thậm chí có giấy phép tới 3 năm vẫn chưa hoàn thiện.
“Tôi cũng khuyến khích nhiều doanh nghiệp đến đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong một thế giới đầy cạnh tranh thì Việt Nam cũng phải cạnh tranh với các nước khác. Tôi đang lo khi hiệp định AFTA (hiệp định tự do thương mại Asean) chính thức thực hiện. Nếu các doanh nghiệp không đầu tư vào Việt Nam mà sang các nước để được hưởng lợi từ thuế thì Việt Nam sẽ chậm chân hơn so với các quốc gia khác. Nếu chậm chân hơn trong một lần thì không sao nhưng chậm chân nhiều lần thì là vấn đề”- Ông Cany nói.
Tiến sĩ Matthias Duhn, Giám đốc điều hành Eurochamp cho biết, có nhiều vấn đề kiến nghị của năm trước được bê nguyên vào trong nội dung cuốn sách năm nay. Theo đánh giá của các doanh nghiệp châu Âu, cơ sở hạ tầng về đường bộ tại Việt Nam đã được cải thiện nhiều. Tuy nhiên, việc phân bổ ngân sách cho phát triển hệ thống đường quốc lộ cần làm tập trung chứ không nên đầu tư dàn trải như hiện nay, trong đó đặc biệt ưu tiên cho hệ thống đường dẫn đến các khu công nghiệp.
Khảo sát cho thấy các doanh nghiệp châu Âu rất muốn tuyển dụng người Việt vào làm việc chứ không muốn tuyển dụng người lao động châu Âu vì chi phí trả lương rất cao. Các doanh nghiệp cũng không hề muốn đưa người lao động thất nghiệp từ châu Âu sang Việt Nam. Vì vậy việc nâng cao chất lượng lao động là việc cần thiết.
Tái cơ cấu ngân hàng cần bước đi thực tế
Theo đại diện EuroCham, năm 2011 là năm rất khó khăn với các doanh nghiệp và ngân hàng ở Việt Nam. Việt Nam có những ngân hàng rất tốt nhưng cũng có những ngân hàng yếu kém. Vì thế, thời điểm hiện tại, không cần chú trọng quá nhiều đến phát triển số lượng mà phải thay bằng chất lượng.
Ngân hàng Nhà nước cũng cần điều hành linh hoạt, ví dụ như hạn mức tăng trưởng tín dụng 20% không nên cào bằng làm lợi cho ngân hàng lớn và hại cho ngân hàng nhỏ. Điều này cũng không phù hợp cho phát triển cho hệ thống ngân hàng trong tương lai.
“Ngân hàng là lĩnh vực phức tạp, rộng lớn, trong khi hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam còn khá non trẻ. Chính vì vậy, chúng tôi không kỳ vọng việc tái cấu trúc sẽ hoàn thành sớm. Đây là một quá trình dài nhưng cần phải bắt đầu và cần được thúc đẩy nhanh”- ông Alain Cany nói.
Ông Sumit Dutta, Tổng Giám đốc HSBC tại Việt Nam nói: “Chúng tôi ủng hộ cách thức chính phủ chỉ đạo điều hành hệ thống ngân hàng và ủng hộ Ngân hàng Nhà nước đã có những quy định mới về chính sách thế chấp. Dù tái cấu trúc hệ thống này không phải là dễ dàng nhưng tôi vẫn mong được nhìn thấy những bước đi thực tế trong thời gian tới”.
Giá điện Việt Nam rẻ hơn 15% so với khu vực
Theo đại diện EuroCham, giá điện của Việt Nam hiện rẻ hơn 15% so với các quốc gia láng giềng, do được trợ giá rất nhiều. Các doanh nghiệp châu Âu sẵn sàng chấp nhận giá điện tăng cao hơn. Giá điện cần được điều chỉnh dần dần để đạt tới mức tương ứng 8 – 9 cent/kWh.
Ngoài ra, yêu cầu về huy động vốn để đầu tư cho ngành điện từ nay đến 2020 với tổng số tiền 5 tỷ USD mỗi năm trong vòng 10 năm tới là việc không khả thi. Các dự án điện mới cần được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để việc huy động vốn được dễ dàng hơn. Việc thực hiện chậm trễ các dự án điện sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.

Phạm Tuyên
Nắn thiết kế đường dẫn tránh nhà giàu 
Thoái vốn đầu tư ngoài ngành trước 2015
-Làm rõ vụ vỡ nợ của phó bí thư Huyện ủy 
Một chủ nợ ra đầu thú

-Thêm hai vụ vỡ nợ tiền tỉ - TP - Công an Hà Nội cho biết đang khẩn trương xác minh làm rõ một vụ đòi nợ có dấu hiệu "tín dụng đen" xảy ra tại địa bàn phường Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Trước đó, đêm 28-11, đám đông người kéo đến nhà bà Vương Thị Ch. (SN 1966, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai) để đòi nợ. Những người này cho rằng bà Ch. đã vay của họ khoảng 40 tỷ đồng nhưng chây ì việc thanh toán.
Nhận tin báo, Công an phường Vĩnh Hưng lập tức có mặt tại hiện trường đảm bảo an ninh trật tự, vận động những người trên tới cơ quan chức năng trình báo, không để xảy ra các hành vi quá khích.
Làm việc với cơ quan công an, vợ chồng bà Ch. thừa nhận có vay của một số người với số tiền lên đến hàng tỷ đồng, song gia đình bà vẫn có khả năng thanh toán. Được biết, vợ chồng bà Ch. hoạt động trong lĩnh vực bất động sản từ nhiều năm nay.
Công an quận Hoàng Mai khuyến cáo những người có giao dịch kinh tế với bà Ch. cần có đơn và trực tiếp trình báo đến cấp có thẩm quyền để giải quyết, mọi hành vi đòi tiền tự phát, vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm.
Công an TP Cần Thơ cũng vừa ra quyết định truy nã vợ chồng ông Lương Văn Cứ (SN 1953) và bà Đinh Thị Xuân Nga (SN 1955, ở đường Hoàng Văn Thụ, phường An Cư, quận Ninh Kiều, Cần Thơ) về hành vi chiếm đoạt tài sản. Từ năm 2006 - 2010, vợ chồng này vay gần một tỷ đồng của 16 người rồi bán nhà, bỏ trốn.
L.D - Thanh Chương
--- Những vấn đề và hứa hẹn của Việt Nam: Vietnam’s Problems, Promises (Asia Sentinel). Môi trường kinh doanh tại VN bị xói mòn? (Tầm nhìn). -- Làm cách nào để tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam: How to restructure Vietnam’s economy (Financial Times’ blog).
Hơn 350 tỷ đô la kiều hối đổ về các nước đang phát triển trong năm 2011 - VOA - Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới vừa công bố, trong năm nay dự kiến lượng kiều hối tập trung về các quốc gia đang phát triển tổng cộng lên tới 351 tỷ đô la và lượng kiều hối trên toàn cầu sẽ đạt 406 tỷ Mỹ kim.  World Bank cho biết trong số các quốc gia nhận được kiều hối nhiều nhất trong năm có tên Việt Nam.  Dẫn đầu danh sách là Ấn Độ, với 58 tỷ đô la, kế đến là Trung Quốc, 57 tỷ đô la, và xếp thứ ba là Mexico, 24 tỷ đô la. Mức kiều hối Việt Nam đón nhận trong năm 2011 được dự đoán ở khoảng 9 tỷ Mỹ kim. -Ngân hàng Thế giới dự đoán lượng kiều hối sẽ tiếp tục tăng trong ba năm tới, lần lượt từ 7,3% lên tới 7,9% và 8,4%. 


Chính phủ: “Người gửi tiền không việc gì phải lo lắng!” - (Tamnhin.net) - “Tôi xin nhắc lại, Chính phủ chỉ đạo tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nhưng không để đổ vỡ hệ thống, do đó người gửi tiền tại bất kỳ ngân hàng nào đều có thể yên tâm, không nên lo lắng”.
Thông điệp được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đưa ra tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều tối ngày 1/12.
Có 4 nội dung được các thành viên Chính phủ thảo luận tại phiên họp trước đó, bao gồm: tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đầu tư, doanh nghiệp nhà nước cùng vấn đề lộ trình giảm lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nền kinh tế.



Trả lời câu hỏi của báo giới trước thông tin hạ trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, Phó thống đốc Nguyễn Đồng Tiến cho hay, các nguyên tắc và định hướng điều hành chính sách tiền tệ của cơ quan này đều phải đảm bảo tính thận trọng, linh hoạt theo tín hiệu thị trường.

Hiện lạm phát đã tăng chậm lại, nhiều chỉ số vĩ mô khác cũng đang dần được cải thiện nên Chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải điều hành chính sách tiền tệ từng bước giảm dần theo lạm phát. Trong phiên họp trước đó, người đứng đầu Chính phủ cũng đã khẳng định “nếu không giảm được lãi suất thì coi như chúng ta sẽ thất bại, cả trong tăng trưởng và kiềm chế lạm phát”.

Theo Phó thống đốc Nguyễn Đồng Tiến, dù chưa thể khẳng định có giảm trần lãi suất hay không, song với nhiều tín hiệu và mục tiêu tích cực trong năm tới, ngân hàng hoàn toàn có cơ sở để thực hiện điều đó. Tất nhiên, giảm như thế nào, bao giờ, giảm bao nhiêu... hiện cơ quan này chưa thể công bố được.

Liên quan đến tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng bộc lộ nhiều yếu kém, trong đó có nguyên nhân từ công tác quản lý điều hành. Cùng với đó là nguy cơ khó khăn về thanh khoản dường như thường trực đối với một số ngân hàng, nên Chính phủ cần phải giải quyết căn bản tình trạng này.

Bên cạnh đó, do Việt Nam chưa có nổi một ngân hàng, định chế tài chính nào có quy mô, uy tín đủ tầm khu vực nên việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng sẽ là cơ sở để biến mục tiêu đó thành hiện thực.

“Tinh thần chung là sẽ cổ phần hóa một số ngân hàng thương mại nhà nước đang gặp khó khăn nhưng Nhà nước vẫn sẽ nắm giữ cổ phần chi phối, sẽ sắp xếp lại những ngân hàng ngoài quốc doanh, nếu tốt thì làm cho tốt hơn, đang khó khăn sẽ bớt khó khăn, nhưng chắc chắn quá trình cổ phần hóa ngân hàng phải là cổ phần hóa đại chúng, không phải là cổ phần của một nhóm lợi ích nào đó với nhau”, Bộ trưởng Đam khẳng định.

Trước yêu cầu công khai danh tính nhóm ngân hàng yếu kém của báo giới, Phó thống đốc Nguyễn Đồng Tiến cho biết, việc phân loại theo nhóm là nhằm phục vụ cho đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tuy nhiên mỗi thời điểm đều có biến động nhất định.

Việc công khai danh tính cụ thể các ngân hàng yếu kém, theo ông Tiến hiện vẫn có nhiều quan điểm khác nhau, nên hay không nên, có bất lợi hay không.

Tuy nhiên, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước nhìn nhận “trong một gia đình, đứa con nào khỏe, đứa con nào yếu bố mẹ khắc biết đầu tiên, nhưng nếu hàng xóm hỏi đứa nào yếu thì họ cũng không muốn nhắc tên đứa đó làm gì”. Do đó, theo ông Tiến, việc nêu tên các ngân hàng yếu kém chưa hẳn đã là giải pháp tốt.

Bổ sung cho nội dung này, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho hay, với vai trò của mình, đương nhiên Ngân hàng Nhà nước sẽ nắm rõ ngân hàng nào đang thuộc diện yếu kém, ngân hàng nào khỏe mạnh, thanh khoản tốt. Trong quá trình chuẩn bị tái cơ cấu, Ngân hàng Nhà nước đã có báo cáo Chính phủ về thực trạng, giải pháp cùng cam kết “không để đổ vỡ hệ thống ngân hàng”.

Do đó, theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, với tất cả người dân đang có tiền gửi tại các ngân hàng hoàn toàn có thể yên tâm, không có gì phải lo lắng. Chính phủ đảm bảo sẽ bảo vệ lợi ích hợp pháp của mọi người dân gửi tiền. "Đây là thông điệp và cũng là đảm bảo của Chính phủ đối với người gửi tiền".

Hơn nữa, theo Bộ trưởng Đam, trên thực tế thì quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đang được tiến hành rồi, những ngân hàng yếu kém đang nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, nên việc lo sợ hay đồn đoán ngân hàng này, ngân hàng kia yếu kém, đổ vỡ là không có cơ sở.

Có mặt tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai nhận được câu hỏi của báo giới “tại sao giá xăng thế giới đang giảm mạnh trong thời gian qua, song giá xăng trong nước lại chưa giảm?”.

Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, đúng là trong thời gian qua, giá xăng trên thị trường thế giới có giảm, nếu tính theo bình quân 30 ngày (từ ngày 27/10 - 25/11), thì giá cơ sở của mặt hàng xăng có thấp hơn giá bán hiện tại là 288 đồng/lít. Còn giá cơ sở của các mặt hàng dầu vẫn cao hơn giá bán hiện hành từ 1.204 đồng - 1.334 đồng/lít.

Sau khi xem xét, tổ công tác liên ngành của Bộ Tài chính và Công Thương đã quyết định cho doanh nghiệp được sử dụng quỹ bình ổn giá các mặt hàng dầu và tăng mức trích quỹ đối với mặt hàng xăng. Hơn nữa, theo Thứ trưởng Vũ Thị Mai, nếu Bộ quyết định cho giảm giá xăng thì với mức 288 đồng/lít là quá thấp, thay vào đó cho tăng mức trích quỹ bình ổn giá sẽ có lợi hơn.

Vneconomy
Chính phủ yêu cầu ngân hàng giảm lãi suất (VnEx 1-12-11) -- Nếu ngân hàng không nghe thì chính phủ sẽ làm gì? - - Xử lý nợ xấu ngân hàng: Những nghịch lý (01/12/2011) -Món “nợ đồng lần” giữa các ngân hàng (30/11/2011) -- Giang Le  -Đọc bài này càng làm tôi tin là NHNN điều hành chính sách tiền tệ bằng thanh khoản chứ không phải bằng lãi suất. Việc NHNN chỉ đạo phải ưu tiên thanh toán nợ trên thị trường 1 đã làm méo mó thị trường 2 (liên ngân hàng). Tôi có lần nhận xét rằng NHNN đang "đùa với lửa" khi can thiệp làm thị trường 2 kém hiệu quả. Những cuộc chạy đua lãi suất có một phần lý do là thị trường 2 của hệ thống ngân hàng VN không phát huy được tác dụng "bình thông nhau" cho nguồn vốn. Nếu mỗi ngân hàng là một ốc đảo và NHNN không làm tốt chức năng lender of last resort thì sống chết gì họ cũng phải dụ khách hàng gửi tiền cho họ, không thể tăng lãi suất vượt trần thị họ sẽ dùng đủ thứ mánh khóe khác. 
--Cải cách DNNN: Đừng chủ quan và sơ sài (VEF 1-12-11) -- P/v Nguyễn Trần Bạt - - Đẩy nhanh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước (TTXVN).
-Nợ xấu và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
SGTT.VN - Các doanh nghiệp nhà nước đang chiếm tỷ trọng khá lớn trong nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, đến giờ này vẫn chưa rõ tỷ trọng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng là bao nhiêu.  Chưa kể sự khác biệt giữa cách đánh giá của trong nước và quốc tế.Phó tổng biên tập tạp chí Ngân Hàng Nguyễn Đắc Hưng, cho biết, theo báo cáo của ngân hàng Nhà nước (NHNN), nợ xấu và nợ dưới chuẩn (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam ở mức 3,1% tổng dư nợ tại ngày 30.6.2011, tương đương gần 4 tỉ USD.
Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng chuẩn mực quốc tế, thì tỷ lệ thực của hệ thống NHTM Việt Nam trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng hiện nay là một ẩn số.
Việt Nam mất sức thu hút đối với giới đầu tư nước ngoài  —  (VOA).  – Việt Nam mất sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ngoại quốc  —  (RFI).  – VN ‘bớt hấp dẫn với nhà đầu tư’  —  (BBC). - Kinh tế 2012: Những cái nhìn bi quan (VEF).
-- Lãi suất sẽ giảm dần (NLĐ).  – Chính phủ yêu cầu ngân hàng giảm lãi suất (VnEx). - Lãi suất xuống 12%: kẻ mong người lo (VEF). - Nhiều cơ sở để rộ tin đồn hạ trần lãi suất (VnEconomy). - Chính phủ đảm bảo không ngân hàng yếu nào đổ vỡ! (TN). - Tập trung xử lý nợ xấu (TT). - Chính phủ: “Người gửi tiền không việc gì phải lo lắng!” (VnEconomy). - NHNN cân nhắc việc giảm lãi suất (TBKTSG). - - Ngân hàng cho vay kiểu ‘nhìn mặt, bắt hình dong’ (VNE). - Lạm phát 18% tác động gì đến cân đối vĩ mô? (NDHMoney).
Nhiều cơ sở để rộ tin đồn hạ trần lãi suất -Năng lượng Mới -
Chủ tịch BIDV: “IPO không phải để thu tiền về” (VnEconomy). - Cuối tháng 12, BIDV đấu giá cổ phần (TP). - Cổ phần hóa BIDV (NLĐ). - Chứng khoán đi ngang, cơ hội để cơ cấu danh mục đầu tư (NLĐ). - Nhận định thị trường chứng khoán ngày 2/12 (VnEconomy). - Cổ phiếu giá ‘trà đá’ đắt khách (VEF). – Rau muống đổi cổ phiếu (Nguyễn Thông/Nguyễn Bá Tân).
Sẽ cổ phần hóa 573 doanh nghiệp nhà nước trong 5 năm tới (NDHMoney). - DNNN: Chỗ ngon thì cố giữ (VEF).Liều thuốc nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam? -
Vingroup “sang tên” tháp B Vincom Hà Nội cho Techcombank (VnEconomy)Dân “đói” căn hộ nhưng dư thừa nhà chung cư cao cấp?.Bộ Tài chính: Giá xăng nếu giảm cũng không đáng kể(Tamnhin.net) - Tính bình quân 30 ngày (từ 27/10 – 25/11) theo cách tính của Bộ Tài chính, giá xăng cơ sở thấp hơn giá bán hiện hành 288 đồng/lít.
--- Đan Mạch muốn đầu tư điện gió ở Việt Nam (TBKTSG).- - Bài dịch: Gạo độc ở Trung Quốc – (x-café).- - Xuất khẩu dệt may 2012 nhiều ẩn số – (RFA).Bộ Nông nghiệp ra văn bản cấm nuôi đỉa -- - Cảng nước sâu Cái Mép: mở cánh cửa ra thế giới (TBKTSG).-- Sẽ có nhà máy lắp ráp ô tô Belarus tại Việt Nam (TBKTSG).
Kinh tế Myanmar sẽ vượt qua Việt Nam? (VEF).
Lò hạt nhân Đà Lạt 'chuyển hệ' uranium (VnEx 1-12-11)
“Chất lượng đường cao tốc Trung Lương quá tệ” (PLTP 2-12-11) - Chứng khoán lên giá sau biện pháp của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ - (VOA). - Các ngân hàng lớn bơm vốn vào thị trường (NLĐ).
EU: Biện pháp trừng phạt mới đối với Syria và Iran (TTXVN). -- Anh chuẩn bị ứng phó với khả năng khối euro tan rã  —  (RFI).-- Sản xuất của TQ sụt giảm  —  (BBC)--.Lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc co cụm trong tháng 11 - VOA - Hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã co cụm trong tháng 11 lần đầu tiên trong gần 3 năm qua, trong lúc các nước trên thế giới đang phải đối phó với tình trạng nợ nần và tăng trưởng chậm chạp đã mua ít hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc hơn. Liên đoàn Hậu cần và Mua sắm của Trung Quốc nói rằng chỉ số quản lý mua sắm hàng tháng, PMI, đã giảm xuống 49 điểm trong tháng 11 so với 51 điểm trong tháng 10. Đây là lần co cụm đầu tiên kể từ tháng 2 năm 2009.
Thị trường chứng khoán Á Châu lên giá trở lại  —  (VOA).
-Các xưởng máy tại Hoa Kỳ bận rộn hơn - VOA - Theo các dữ liệu công bố hôm thứ Năm, tình hình kinh tế nước Mỹ vui buồn lẫn lộn, với hoạt động trong ngành sản xuất gia tăng, đồng thời số người nộp đơn xin tiền trợ cấp lại tăng lên chút đỉnh. Một nhóm công nghiệp cho biết chỉ số hàng sản xuất cho thấy khu vực kinh tế này tăng ở tỉ lệ nhanh nhất kể từ 5 tháng nay. Khu vực sản xuất hàng hóa đã hồi phục trước hết sau vụ suy thoái kinh tế mới đây và là một điểm son trong nền kinh tế Mỹ. 

-Nhà tài trợ thúc giục VN tái cơ cấu ngân hàng-
- Tại hội nghị các nhà tư vấn cho Việt Nam (CG) cuối kỳ năm nay, diễn ra ngày 6/12, tái cơ cấu đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng sẽ được hội nghị các nhà tư vấn thảo luận cụ thể.
Tại họp báo chiều nay (30/11), Giám đốc Ngân hàng thế giới (WB) Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, cho biết đây chính là những nội dung được Đại hội ĐảngXI xác định là các nhiệm vụ trọng tâm, do đó, CG lần này dành nhiều thời gian đi sâu thảo luận.

Báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam của WB được trình bày tại hội nghị sẽ phân tích sâu các thách thức như thâm hụt thương mại giảm (dự tính 3,9% GDP năm 2011) nhờ tăng doanh thu chứ chưa phải do nỗ lực giảm chi tiêu và đầu tư công, nợ công ở mức 42% GDP có nguy cơ không còn an toàn do sự mất giá của đồng tiền, những rủi ro tiềm tàng trong lĩnh vực tài chính...
Báo cáo cũng sẽ đưa ra các khuyến nghị về các quy tắc kinh tế thị trường mà báo cáo đánh giá Việt Nam "chưa thực sự dũng cảm áp dụng".
Báo cáo đưa ra dự kiến tăng trưởng GDP năm 2011 của Việt Nam là 5,8% và khuyến cáo nền kinh tế vĩ mô sẽ chỉ bền vững và tăng trưởng ổn định khi các nhiệm vụ tái cấu trúc nêu trên được thực hiện nghiêm túc.

Hội nghị CG cuối kỳ năm 2010. Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ

Bà Victoria Kwakwa cho rằng các hội nghị CG cần chuyển trọng tâm từ mục đích huy động nguồn lực về vốn sang việc đối thoại một cách thực chất hơn giữa các đối tác quốc tế và Chính phủ Việt Nam.
"Việt Nam không phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ quốc tế mà có khả năng cố gắng tự đảm bảo nguồn lực tài chính cho mình", bà Kwakwa nhận định. "Tài trợ quốc tế cũng không chỉ là việc cung cấp vốn viện trợ mà quan trọng hơn là chuyển giao công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đào tạo nguồn lực con người... để giúp VN phát triển bền vững trong bối cảnh đã trở thành một nước thu nhập trung bình".

Do vậy, cam kết tài trợ không còn là mối quan tâm hàng đầu hay là mục đích quan trọng nhất của CG lần này và trong tương lai.
Nhận xét về việc hiệu quả sử dụng tài trợ trong thời gian qua, Giám đốc WB Việt Nam cho là đạt yêu cầu song nhấn mạnh vẫn cần cảnh giác. "Một mặt chúng tôi sẽ đẩy nhanh hơn tiến độ giải ngân hiện nay đang rất chậm, mặt khác khuyến khích người dân lên tiếng về những biểu hiện tiêu cực trong việc sử dụng vốn tài trợ", bà Kwakwa nói.
Chung Hoàng
-Nguồn:
Nhà tài trợ thúc giục VN tái cơ cấu ngân hàng - -  (VNN).Việt Nam mất sức thu hút đối với giới đầu tư nước ngoài - VOA - Việt Nam đang mất dần sức thu hút như là một điểm đến trong khu vực của các nguồn đầu tư nước ngoài do các cản trở thương mại, những gánh nặng luật lệ, và bất ổn kinh tế. Đó là nhận định của Phòng Thương mại Châu Âu đưa ra ngày 1/12.  AFP trích dẫn phát biểu của ông Alain Cany, Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết lòng tin của giới đầu tư Châu Âu đối với thị trường Việt Nam đang sút giảm. 

Việt Nam cần tăng giá điện -QĐND - “Nên tăng giá điện đến mức bền vững và tăng đáng kể so với mức giá hiện tại”, Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã chính thức đưa ra kiến nghị với Chính phủ Việt Nam trong buổi họp báo giới thiệu Sách Trắng 2012 “Các vấn đề thương mại, đầu tư và kiến nghị” diễn ra sáng 1-12 tại Hà Nội..

Thêm quan chức Úc bị tố hối lộ in tiền polymer cho Việt Nam (Nguoi-Viet Online) - Viên chức cao cấp cơ quan ngoại thương của Úc bị tố cáo là dính líu đến chuyện hối lộ cho quan chức của Việt Nam.


-Ông Trương Gia Bình không còn là cổ đông lớn nhất FPT/dantri.com.vn/ - Tiếp tục kiên trì biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô (TTXVN).  – Chính sách tiền tệ là yếu tố quyết định kiềm chế lạm phát (Tầm nhìn).
11 doanh nghiệp bán xăng dỏm (TT).-


Ồ ạt xuất khẩu than – Kỳ 1: Chuyển “núi” ra nước ngoài (TT).--


Sẽ buộc phải có kết kim trong tháng 12 

Fed và 5 ngân hàng trung ương lớn phối hợp ngăn khủng hoảng tín dụng toàn cầu | Thế giới | Vietstock
Theo đó, Fed cùng với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Anh (BOE), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) và Ngân hàng Trung ương Canada (BOC) công bố một kế hoạch chung nhằm hạ giá đối với các hợp đồng hoán đổi thanh khoản bằng đồng USD bớt 0.5% bắt đầu từ ngày 05/12 và kéo dài các hợp đồng hoán đổi này đến ngày 01/02/2013.
Tin tức này hết sức quan trọng đối với chính phủ Việt Nam trong thời điểm này. Trước tiên, tôi xin giải thích cụ thể hơn về nội dung tin trên. Theo như tin trên thì Mỹ sẽ cho các ngân hàng quốc gia các xứ khác swap (tráo đổi) tiền của họ lấy USD thêm dễ dàng (giảm đi 0,5% lãi suất hợp đồng hoán đổi thanh khoản).
Ví dụ Pháp cần 100 tỉ USD, có thể đưa EUR cho Mỹ lấy USD, rồi khi nào thuận tiện trong tương lai sẽ đưa lại USD, lấy lại EUR.
Việc này cần thiết, ví dụ nếu Pháp muốn tung ra 100 tỉ USD kích thích KT, nhưng đang ngại LẠM PHÁT nếu tung EUR ra.
Vậy thì giao EUR cho FED, lấy USD bán ra thị trường lấy EUR, dùng EUR kích thích KT.
Trong khi đó, FED giữ lấy EUR của Pháp, không xài đâu cả, đang khi 100 tỉ USD FED tung ra thì đồng nghĩa việc GIẢM CUNG EUR, TĂNG CUNG USD, do đó EUR lên giá, USD giảm giá.
Biện pháp này RẤT HAY, do các nước khác có thể kích thích KT mà không sợ lạm phát, trong khi Mỹ nhờ giảm giá USD nên tăng xuất khẩu.
Do đó, xuất khẩu Mỹ sẽ tăng mạnh, các nước khác có tiền kích thích KT thì xứ họ mạnh lên, cho dù hy sinh chút xuất khẩu (do tiền họ lên giá) cũng không sao cả.
Vàng sẽ lên CỰC MẠNH trong các tháng tới, đơn giản là vì USD rẻ đi, mọi thứ hàng tính trên đơn vị USD đều trở nên mắc hơn trước. Và đây là lạm phát toàn thế giới.
Thu mua lại toàn bộ số vàng dân gửi vào ngân hàng
Phen này CP VN càng phải KẾT KIM cho mau, vì vàng sắp lên 2000+ USD, tiền đâu mua về cả trăm tấn trả cho dân đã gởi vào ngân hàng, mà các ngân hàng lấy bán ra từ mấy năm nay?
Do vàng sẽ tăng mạnh thêm cả trăm USD trong vài tuần tới, nên tôi cho rằng CP VN sẽ buộc phải kết kim ngay trong tháng 12. Họ sẽ quỵt toàn bộ số vàng dân gửi vào ngân hàng và chỉ trả lại bằng VND.
Ai có vàng gởi ngân hàng thì phải chạy ra ngân hàng rút hết vàng ra ngay lập tức, kẻo bị quỵt sạch.
Đồng lúc, sẽ có lệnh cấm mua bán vàng miếng, để những ai cần tiền xài Tết, có vàng, buộc phải bán lại cho ngân hàng, rồi ngân hàng buộc phải giao lại cho NHNN.
Các biện pháp này là để giựt tiền của dân, chưa tới nổi vào nhà xét tịch thu, nhưng sẽ tạo tình trạng vàng chỉ là “tiền chẵn”, khi cần tiền xài chi có cách bán cho NHNN mà thôi.
Còn số vàng dân gởi vào ngân hàng thì sẽ bị thu mua ép buộc, khoảng vài trăm tấn, do dù sao thì cũng đã bán ra hết rồi, có muốn cũng không có USD mua trả lại.
Ví dụ, tính đến vài tuần trước, ACB đã bán ra 800 ngàn lượng, trên tổng số 930 ngàn lượng họ nhận của dân gởi vào. (Dự đoán kinh tế, 14/10/2011)
Chưa tính các lần “bán vàng bình ổn” (Gafin, 23/11/2011), chỉ tính số 800 ngàn lượng ACB đã bán ra, lấy VND cho vay, mua USD đem đánh vàng tài khoản bên HK thua sạch nghe đâu cả trăm triệu đô, thì làm sao họ có đủ 1,17 tỉ USD mua trả lại?
Họ chỉ có cái mạng, dân có đốt phá ngân hàng cũng bằng thừa.
Nay, họ sẽ trả lại bằng VND, nếu thiếu tiền thì NHNN in ra, bơm xuống, bao nhiêu chẳng được.
Một khi có KẾT KIM, dân chạy vào lấy VND ra, thì lại sẽ gây LẠM PHÁT rất kinh khủng, do cùng lúc cả 100 tấn vàng = ~ 6 tỉ USD, tính giá 21.500 VND/ USD = 130 ngàn tỉ đồng.
Cộng thêm gói kích cầu 3, thêm khoảng 250 ngàn tỉ đồng, tức gần 400 ngàn tỉ đồng tung ra, thì còn gì là nền KT VN? (Vietstock, 26/11/2011)
Có lẽ, CP VN thu mua vàng, nhưng chỉ cho dân lấy ra từ từ, mỗi lần tối đa cho là 50 triệu đồng, mỗi tháng tối đa 1 lần.
Dùng các biện pháp ma giáo thì có nhiều cách, khó thể đoán hết được.
Khi đó, không lạm phát 100%/ tháng, mới là chuyện lạ.
VietstockHy vọng nào cho gói kích cầu 2012?, 26/11/2011, http://vietstock.vn/ChannelID/761/Tin-tuc/208044-hy-vong-nao-cho-goi-kich-cau-2012.aspx
Dự đoán kinh tếNgân hàng ACB không có đủ vàng trả cho dân, 14/10/2011,http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/10/14/ngan-hang-acb-khong-co-du-vang-tra-cho-dan/
Gafin, Các ngân hàng đang bán vàng bình ổn đợt 2, 23/11/2011, http://gafin.vn/20111123105836241p0c34/cac-ngan-hang-dang-ban-vang-binh-on-dot-2.htm-




-Ðông phương hồng hộc-

Âu Châu âu sầu làm Bắc Kinh kinh hãi....

Nguyễn Xuân Nghĩa

Cách đây đúng một tháng, các lãnh tụ Âu Châu đã khiến chúng ta giật mình.
Không phải vì họ hoàn thành kế hoạch cấp cứu đồng Euro vào rạng sáng 27, sau ba thượng đỉnh khẩn cấp trong có năm ngày. Cũng chẳng vì dự án huy động tiền cứu chuộc cho Quỹ Bình Ổn Tài Chánh Âu Châu EFSF khi chính các nước Âu Châu lại từ chối châm thêm tiền vào quỹ đó. Người ta chẳng giật mình vì sau chính quyền Hy Lạp, đến lượt chính quyền Ý cũng đổ khi lãi suất công trái Ý vọt lên trời...
Là cường quốc kinh tế của khối Euro, chỉ sau Ðức và Pháp, khi Ý cũng rung rinh, thiên hạ lại luận bàn về sự suy sụp của hai nền văn hóa cổ nhất Âu Châu, Hy Lạp và La Mã! Những chuyện ấy, giờ này thì ai cũng đã rõ. Cuộc khủng hoảng chưa thấy lối ra, trừ phi Âu Châu tiến tới thống nhất về chính sách kinh tế và kỷ cương ngân sách, tức là về chính trị - là điều Ðức và Pháp đang vận động - mà rất nhiều nước lại không muốn...
Nhưng sở dĩ các lãnh tụ Âu Châu gây giật mình về sự sáng suốt của họ vì sau đó lập tức kêu gọi Trung Quốc châm tiền cho quỹ bình ổn! Dĩ nhiên là Bắc Kinh thoái thác sau khi gặt hái thành quả tuyên truyền với thần dân: “Nay Âu Châu già nua và phản động đã phải kêu cứu Thiên triều chúng ta...” Bảnh!
Thật ra, vấn đề đáng chú ý ở bên lề là cuộc khủng hoảng Âu Châu lại phơi bày ra nguy cơ khủng hoảng của Trung Quốc. Âu Châu âu sầu làm Bắc Kinh phải kinh hãi!
Sau đây là những lý do.
***
Ngoài việc treo cao giá ngọc, và chê trái phiếu Âu Châu với luận điệu của con cáo trước chùm nho quá cao - “nho xanh không xứng miệng người phong lưu” - lãnh đạo Bắc Kinh theo dõi xem Âu Châu xoay trở ra sao với vụ khủng hoảng tài chánh và chính trị của họ.
Gồm 27 nước có hơn 500 triệu dân với lợi tức đồng niên một người là hơn ba vạn Mỹ kim, Liên Hiệp Âu Châu là thị trường nhập cảng lớn nhất của Trung Quốc, hơn cả Hoa Kỳ. Khi cả Mỹ và Nhật đều tăng trưởng chậm, nếu Âu Châu cũng lại sa sút thì năm tới kinh tế toàn cầu có thể bị suy trầm lần nữa sau khi bị Tổng suy trầm trong các năm 2008-2009.
Ðó là số phận chung của các nước buôn bán với nhau. “Vui thú về sự đau khổ của người khác” - khái niệm “schadenfreude” của Ðức - không là biểu hiệu của khôn ngoan.
Huống hồ kinh tế của Thiên triều lại lệ thuộc quá nặng vào xuất cảng và mức xuất cảng cứ giảm dần trong sự èo uột của kinh tế thế giới mà nhập cảng vẫn cứ tăng. Sở dĩ tăng vì xứ này vẫn cần nhiều thương phẩm - commodities - là nguyên nhiên vật liệu, khoáng sản và nông sản, cho nhu cầu đầu tư trong nội địa, nếu không là thất nghiệp tăng và động loạn sẽ bùng nổ. Vào một năm chuẩn bị Ðại hội đảng khóa 18 để chuyển giao quyền lãnh đạo mà lại gặp cảnh đó thì Thiên triều quả nhiên bất an!
Nhưng “hiệu ứng Âu Châu” - cái vạ lây từ Liên Âu - nào chỉ có vậy!
Lãnh đạo Bắc Kinh biết rõ nhiều bất toàn trong cơ chế kinh tế của mình. Hội nghị Ban chấp hành Kỳ 5 của Khóa 17 vào tháng 10 năm ngoái đề ra đường hướng cải cách rộng lớn qua Kế hoạch Ngũ niên thứ 12, cho các năm 2011-2016. Họ tìm cách mua thời gian để kịp sửa đổi khi chuẩn bị thay đổi lãnh đạo từ thế hệ thứ tư qua thế hệ thứ năm. Từ Hồ Cẩm Ðào và Ôn Gia Bảo qua Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường.
Trong lúc sang sông - hay vượt biển - thì ai cũng sợ sóng!
***
Nhìn vào bối cảnh rộng, chiến lược kinh tế của Trung Quốc chỉ là ấn bản màu hồng - cộng sản phai màu - của chiến lược Ðông Á đã phá sản.
Ðó là bấm bụng sản xuất để xuất cảng cho nhiều hầu tạo ra việc làm mà bất kể lời lỗ trong tiến trình sản xuất. Chiến lược đó với màu sắc Trung Quốc là đầu tư cho mạnh, vay tiền cho nhiều và hì hục sản xuất, có khi lại để chất đống mà bán không được, khiến cả triệu doanh nghiệp bị nguy cơ vỡ nợ.
Khi thế giới bị Tổng suy trầm vào năm 2008, lãnh đạo Bắc Kinh ráo riết tăng chi và ào ạt bơm tín dụng cho các ngân hàng của nhà nước thổi tiền vào các doanh nghiệp cũng của nhà nước, từ cấp trung ương đến địa phương, tiếp tục sản xuất và đạt mức tăng trưởng làm thế giới èo uột phải thèm thuồng. Nhưng kết quả của kế hoạch cấp cứu ấy trong cơ chế kinh tế lệch lạc thì cũng như bơm nước vào nơi úng thủy: thổi lên nạn đầu cơ địa ốc và thương phẩm. Bong bóng đầu cơ mà xì là ngân hàng bị sụp.
Dư luận chỉ nói đến núi nợ Âu Châu chứ Bắc Kinh biết rõ núi nợ của mình.
Nhưng lớn cỡ nào thì Thiên triều ở trên cao lại không thể biết vì hồ sơ sổ cách thiếu phân minh và vì các khoản chi ngoại ngạch, không bút ghi trong kế toán địa phương hay quốc gia. Tổng số nợ của chính quyền trung ương lẫn địa phương đã có thể cao bằng Tổng sản lượng quốc gia. Trong đó, khối nợ xấu - khó đòi, không sinh lời và sẽ mất - lên tới bao nhiêu thì không ai rõ, kể cả các cơ quan hữu trách!
Ðấy là chuyện trước mắt, trong một hai năm tới. Trong các ngày 14 và 23 vừa qua, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF đã liên tiếp công bố hai phúc trình về nền kinh tế thiếu bền vững và hệ thống tài chánh bấp bênh của Trung Quốc, mà ít ai thèm đọc. Vì chỉ nhìn vào chốn Âu Châu âu sầu.
***
Tổng kết lại, chiến lược kinh tế Trung Quốc có giúp cho 300 triệu người cải thiện cuộc sống nên được trầm trồ ca tụng. Người ta quên một tỷ dân - ngàn triệu người còn lại! Ða số này sống tại nông thôn, ở các tỉnh bị khóa trong lục địa, bên lề của phép lạ kinh tế Trung Quốc.
Nói cho khỏi oan, vốn dĩ dựng nghiệp cách mạng nhờ đám thần dân rách rưới đó, Thiên triều ở trên biết sợ, nên có tìm cách cải sửa, nhưng với định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ðó là duy ý chí tiến hành đô thị hóa, một biểu hiện của nếp văn minh công nghiệp tiên tiến. Ðô thị hóa là chủ động biến nông thôn ra thành trị qua đầu tư, xây dựng, nhờ đó thôn dân sẽ có nhà, có việc và có đời sống thái hòa thời Nghiêu Thuấn! Ðất đai vốn thuộc quyền sở hữu của toàn dân, nhưng do nhà nước thống nhất quản lý - dưới sự lãnh đạo của đảng. Nên các đảng viên cán bộ đều thi đua cướp đất, một cách chính đáng và phải đạo: đất đai đem lại 40% nguồn thu cho ngân sách địa phương, và túi tiền cán bộ.
Vì vậy, đô thị hóa cũng là đầu cơ về địa ốc và dựng lên thành phố ma.
Từ các tỉnh duyên hải vào sâu trong lục địa, người người đều có cái bơm. Lớn nhất và có giá trị chỉ đạo vì vị trí chủ đạo là máy bơm của doanh nghiệp nhà nước, được vay ngân hàng cũng của nhà nước với lãi suất âm vì theo diện chính sách. Chung quanh là thân tộc của đảng viên cao cấp, các đại gia của chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Ở dưới cùng là đám thần dân bị cướp đất.
Muốn vào đô thị xin chia mảnh vụn của cái bánh phồn vinh thì lại không có sổ hộ khẩu: chế độ hộ khẩu vẫn được duy trì để bảo vệ an ninh! Mất đất, mất việc, mất tiền tiết kiệm ký thác vào ngân hàng, lại bị vật giá đẩy nồi cơm xuống đất đen, người dân chỉ còn con đường biểu tình!
Khi bóng bể, nhạc lắng, mây chìm, doanh nghiệp và ngân hàng vỡ nợ, ngần ấy quả trứng chắt chiu ấp ủ - như trứng cút năm xưa - đều tan tành. Hy vọng câu giờ nhờ kinh tế Âu Châu hồi phục và xuất cảng khởi sắc, hy vọng đó đã lại lảng xa. Vì vậy Bắc Kinh mới kinh hãi.
Bài ca “Ðông phương hồng” bỗng dưng lạc điệu. Mà trời ơi, nghe cứ như chuyện kinh tế chính trị... Việt Nam vậy!
Hèn chi đảng ta cũng nói đến tái cơ cấu kinh tế cho kế hoạch 5 năm sắp tới...

Tổng số lượt xem trang