Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

Một thanh niên điên cuồng lao vào chém công an

-Petrotimes-
Quán cà phê nơi xảy ra vụ án.
Theo thông tin ban đầu, khoảng thời gian trên Thiếu tá Nguyễn Văn Phúc – đang mặc sắc phục (công tác tại công an P.9, Q.Tân Bình) đang trên đường đi về nhà thì gặp một người bạn cũ. Cả hai vào quán cà phê 02 lô B3 để uống nước, hai người ngồi chưa được 30 phút thì bất ngờ từ bên kia đường tên Bùi Quang Chung (30 tuổi, quê Thanh Hóa, tạm trú đường 3/2, Q.10) xông vào quán cà phê, trên hai tay y cầm hai dao (một dao bầu, một dao thái lan) nhắm thẳng đầu Thiếu tá Phúc chém liên tục. Vì quá bất ngờ, anh Phúc đã gục ngã ngay tại chỗ.

Bàn ghế bị lật tung và máu của Thiếu tá Phúc tại hiện trường.
Sau khi chém anh Phúc, tên Chung vẫn cầm hai dao đứng tại hiện trường. Người dân đã cấp báo đến công an P.15, Q.11 (cách đó khoảng 200m). Vì hung thủ quá manh động nên công an phường xin chỉ đạo của quận và tập trung hết lực lượng để phong tỏa hiện trường.
Dù bị công an bao kín vòng vây và kêu gọi tên Chung buông hung khí đầu hàng nhưng tên này vẫn ngoan cố lăm lăm dao trong tay tử thủ, buộc công an phải nổ súng chỉ thiên.
Cùng lúc đó đồng chí Huỳnh Hữu Tánh (trưởng công an P.15, Q.11) và đồng chí Hòa, chiến sĩ CSGT an ninh trật tự, phản ứng nhanh công an Q.11 ập vào khống chế tên Chung.
Tên Chung như kẻ khát máu, vung dao chém loạn xạ làm cho chiến sĩ Hòa bị thương ở tay (khâu 9 mũi), còn đồng chí Tánh bị thương ở bàn tay trái. Dù bị thương nhưng cuối cùng các chiến sĩ công an đã khống chế được tên hung thủ giải về công an phường.
Hai con dao và mũ của hung thủ tại hiện trường.
Hiện trường được phong tỏa để cơ quan chức năng khám nghiệm. Tại hiện trường là một con dao bầu, một con dao thái lan (của hung thủ cầm gây án), bàn ghế, ly thủy tinh trong quán cà phê bị đổ vỡ và vương vãi khắp nơi.
Hàng trăm người dân sinh sống tại đó vẫn còn kinh hoàng khi nhớ lại sự hung hãn của hung thủ.
Đến 19h cùng ngày, công tác lấy lời khai của tên Chung vẫn chưa có kết quả vì hắn vẫn không khai lý do vì sao cầm dao đi chém công an.
Hiện vụ án đang được điều tra làm rõ.
                                                                        Nguyễn Đức-Nguồn:

Một thanh niên điên cuồng lao vào chém công an -


Bắt kẻ côn đồ truy sát thiếu tá công an (TN). - Nổ súng bắt tên côn đồ đâm 3 công an bị thương (VTC). - Bắt nóng kẻ chém công an rồi tử thủ (TT).

-Bi hài chuyện ‘tham thì thâm’ trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ --:Chuyện hiếm : Học sinh lớp 7 mù chữ, vẫn lên lớp đều đều Phunutoday Khám phá bản lĩnh đàn ông  – Kỳ 1: Khát khao sống thật (TT).- Rao bán trinh tiết: một trào lưu đáng sợ (SGTT).- Vụ nổ xe máy: Liệu có khả năng ám sát bằng bom? (GDVN).  – Vụ xe Honda nổ: Viện Khoa học hình sự vào cuộc (VTC).


-CSGT và Thanh tra GT “kêu” chưa nhận được tiền... phân làn -Hơn 2 tháng thực hiện phân làn giao thông, số tiền 2,5 tỉ đồng dành cho CSGT và Thanh tra GT vẫn không biết đang nằm ở đâu
-.Hiện tượng rung chấn, nổ lớn ở Quảng Nam sẽ giảm dần (Chinhphu.vn) - Sau gần 1 ngày thực hiện đo đạc, khảo sát thực tế ở huyện Bắc Trà My và Nam Trà My, đoàn kiểm tra, khảo sát của Viện Khoa học và Công nghệ đã có nhận định ban đầu về hiện tượng nứt gãy, nổ lớn ở Quảng Nam. Chiều 1/12, UBND tỉnh Quảng ...
Tiếng nổ lạ ở Quảng Nam: Xem xét di dời dânVTC -Oan cho thủy điện?Hà Nội Mới - -- Lòng đất liên tiếp phát nổ ở Quảng Nam: Đứt gãy địa chất đã hoạt động mạnh(SGTT).
Rung chấn tại Quảng Nam do tích nước thủy điệnThanh Niên
Tuổi Trẻ -Dân Trí -Đài Á Châu Tự Do
-- Động đất ở Quảng Nam có thể gây nguy hiểm cho người dân (DT).  – Động đất ở Quảng Nam kéo dài năm năm nữa (TP). - Cấp thiết bảo tồn động vật hoang dã: Nhiều loài có nguy cơ biến mất (Tin tức).-- Tiểu vùng Mekong tập trung tăng trưởng xanh (VNE).-- Thủy điện: Công có, tội có và nhiều cái khó nói…(I) (TVN). -ENERGY: China’s Dam Frenzy Project Syndicate -ENERGY: China’s Dam Frenzy Since 1949, China has completed, on average, at least one large dam per day, and today boasts more dams than the rest of the world combined. But China's over-damming of rivers has already wreaked havoc on natural ecosystems, and the social costs – both at home and abroad – have been even higher.




--Trộm đột nhập nhà Giám đốc Công an tỉnh Long An
pictureGần đây, nhà của hàng loạt cán bộ ở tỉnh Long An liên tục bị trộm đột nhập và lấy đi nhiều tài sản có giá trị. Thậm chí, nhà của Giám đốc Công an tỉnh và các lãnh đạo công an huyện, trộm cũng không tha..
Để giảm tệ nạn xã hội… (TT). Vụ nữ công nhân bị đổ keo 502 vào tay: Xuất hiện nghi vấn mới (DT).




Phản hồi của TS Nguyễn Văn Khải – Ông già Ozon gửi bạn đọc  – (DLB).Bệnh viện kiểu… Việt Nam!  – Cá hộp   —  (Tuanddk)- – Bệnh viện quá tải (NLĐ).-Cứu sống bệnh nhân nguy kịch do nát khí quản (TN).LHQ kêu gọi tiếp tục hỗ trợ các sáng kiến về bệnh AIDS - (VOA). - Rwanda chống AIDS bằng giáo dục, không bằng bao cao su - (VOA). – Trung Quốc đánh dấu ngày bệnh AIDS thế giới  —  (VOA).  – Có thể nào tin được con số HIV của Tàu? (Nguyễn Văn Tuấn).  – Liên Hiệp Quốc: Bệnh Sida đẩy nhiều gia đình ở châu Á vào cảnh bần cùng  —  (RFI).Mệnh lệnh của trái tim – Kỳ cuối: Ước mơ của bác sĩ Thảo (TT).


Bộ GTVT sẽ “mổ xẻ” 5 dự án nóng (TN). - Kiểm tra chất lượng năm dự án giao thông (TT).-Xe Honda phát nổ, bà bầu tử vong, bé gái nguy kịch (VTC). Xe buýt vẫn là số một (NLĐ). Quăng lưới bắt ‘cá đua xe’, nên hay không? (TN). -Khởi tố tài công gây chìm phà chết người (TN). - Khởi tố lái phà trong vụ phà chìm làm chết một thai phụ trên sông (DT).TÀU ANH QUA GIÁT…MÀ RUN (Thắng xòe).Phà Thủ Thiêm ngày kết thúc sứ mệnh lịch sử (VNN).-“Xe bus buộc phanh bằng dây thép vẫn an toàn” (Bee). 
Đừng đổ lỗi ý thức người dân kém dẫn tới tắc đường! (VNN).  – ‘Đường Hà Nội chưa quá tải phương tiện’ (VNE).



Phản hồi của TS Nguyễn Văn Khải – Ông già Ozon gửi bạn đọc  – (DLB).


--Thủy điện: Công có, tội có và nhiều cái khó nói…(I)
-Thái Lan không phản đối đập Xayaburi - (BBC)-Chính phủ Thái Lan nói sẽ không phản đối nhưng nói Viêng Chăn phải chịu trách nhiệm nếu dự án gây thiệt hại môi trường. - Thái Lan không phản đối đập Xayaburi  —  (BBC).--- Hơn 100 nước ký đơn kiến nghị Thái Lan, Lào hủy dự án xây đập Xayaburi  —  (VOA).- Kỳ công việc phục dựng tê giác tuyệt chủng ở Việt Nam (Bee). 
- Bắc Kinh bị rác bao quanh, với 17.400 tấn rác mỗi ngày: Surrounded by garbage (Global Times).-- Trung Quốc: “Nghi án” bé trai chết do dùng đồ uống của Coca Cola (TN).

 - Gặp người hùng đánh trả cướp biển Somalia (TN). - Năm thuyền viên đánh thắng hải tặc Somalia: Dùng dao chống súng (PLTP). Vụ tàu Đài Loan thoát khỏi cướp biển: “Chúng tôi quyết tâm đánh trả hải tặc” (TT).  – Thủy thủ Nghệ An kể lại 3 ngày trong tay cướp biển Somali (GDVN).




-Hoài Thanh với văn chương và hành động (HNV 30-11-11)
ĐD Đặng Nhật Minh:"Gặp người con gái VN da vàng"tại Bali (Bee.net 1-12-11)
Trình diễn nhạc giao hưởng trên phố (VnEx 1-12-11) -- Thỉnh thoảng có tin vui!
Đời sống văn nghệ thời đầu đổi mới: Đừng sợ văn học Việt Nam tụt hậu (trao đổi với Vương Trí Nhàn) (Tác phẩm mới, số 10-1995) -  Bài Đinh Quang Tốn
Học sinh ngất hàng loạt vì tin đồn nhà vệ sinh có ma (TN 1-12-11) -- Phải suy nghĩ một hồi lâu mới hiểu được tin này.
-Dân Việt đi máy bay thích ‘cầm nhầm’-Báo hội nông dân có nhã ý cho nông dân xem khỉ tuột váy thiếu nữ?!  – (Cu Làng Cát).- Gặp lại ngày xưa… – (Cu Làng Cát).-





TRÒ CHUYỆN VỚI NGUYỄN MINH CHÂU VƯƠNG-TRÍ-NHÀN 

       Những năm từ 1975 về trước khi đang công tác tại tạp chí Văn Nghệ quân đội, tôi thường có dịp trò chuyện với Nguyễn Minh Châu . Ấn tượng để lại trong tôi sau các buổi nói chuyện này sâu đậm tới mức tôi phải thường xuyên ghi chép trong một cuốn sổ riêng . Dưới đây là  những  suy nghĩ của tác giả Dấu chân người lính về nhiều vấn đề nghề nghiệp mà tôi đã nghe và ghi được . Mỗi lần đọc lại,  tôi vẫn hằng tin rằng ghi chép này không chỉ  có ích  cho những ai muốn hiểu về ông  mà còn là những gợi ý để  cùng hiểu về một lớp người viết văn và một giai đoạn văn học . 

 1968-72 –THỜI GIAN VIẾT  DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH

( Đi Quảng Bình về) Giá kể gia đình mình ổn ổn thì mình ở luôn trong ấy mà viết cho xong. Lắm lúc nghĩ không nên trách thằng nhà văn Việt Nam bất cứ một điểm gì vì nó đã khổ quá.
Bây giờ người ta cho mình viết bằng cái quyển sách, mà mình muốn viết bằng được cái bàn này này. Cho nên, mình phải lựa mà viết cho hết. Nhưng cũng nhiều lúc phát chán.Tôi với ông Khải  bàn nhau, bây giờ làm sao cho nó mùi là được.

Tôi định viết một cái gì như là bà mẹ và viên tướng. Anh lính và viên tướng cùng làm công việc quân sự cả. Nhưng người lính thì làm vì nhiệm vụ, ông tướng ngoài phần trách nhiệm lại có phần nghề nghiệp của ông ấy nữa, cho nên có lúc ông ấy quên cái phần vất vả của chiến tranh đi. Trong  một trận chiến đấu, ví dụ bao giờ nó cũng có tính trước số thương vong, sau đó, trên cơ sở dự tính thế mà khớp lại xem mình dự tính tài đến mức nào. Có những ông tướng căng cả óc để nghĩ về cái  mức ấy.  Bây giờ phải có một người mẹ người tốt dạy lại cho anh, thì anh mới hiểu được.
Ông tưởng tượng đoạn đối thoại ấy có ghê không?

Mấy chục năm nay, xã hội mình toàn những người đi buôn cả. Cứ tìm tiểu thương ở đâu, tiểu thương ở ngay trong tư tưởng anh ấy, diệt làm sao được. Mình đi bộ từ đây xuống Bờ Hồ, qua mỗi hè phố lại thấy bà bán ngồi chồm hỗm, hỏi anh có gì bán không. Tưởng tượng chính là những người từ trong những hố cá nhân tránh mảnh bom kia mọc lên đấy, nó có bị giết  thì tự nó lại mọc lên một cái đầu.
Mình vào Quảng Bình, thấy kể chuyện người ta háo hức đón đoàn mặt trận miền Nam, kêu lên với nhau rằng sao đến miền Bắc mà đoàn lại không vào Quảng Bình, và giá có vào thì người ta sẽ tiếp đón linh đình lắm. Trong khi ấy thì những thằng lính ở đường 9 Khe Sanh ra mặt xanh nanh vàng, húp bát  bún con con trả đồng bạc vẫn khen rẻ mà chẳng ai quan tâm cả. Chính bọn ấy mới là đại diện chân chính của miền Nam.
... Lại nghe nói đâu Trung ương có ý định để lại một khu phố, để sau này, khách phương xa đến, làm nơi tham quan về những  tội ác của địch. Mãi sau, một thằng nó phải bảo: Thôi, dân mình khổ đã nhiều rồi, cốt sao ông cho họ cái nhà họ ở đi cho chóng, còn làm gì mà phải xoay ra thế nữa.
... Người ta buôn bán ghê lắm, người ta buôn bán mọi thứ. Cả xã hội đi buôn. Nói thế mới gọi là vấn đề của văn học chứ!
Tổng quát  Dấu chân người lính
- Tôi sẽ viết cho nó mùi, cho nó nhiều chuyện lắt léo một tí. Nhưng cái chính mình muốn viết là một thế hệ lớp trước và một thế hệ thanh niên bây giờ. Có một chương các ông cán bộ ở một trạm giao liên mới ngồi bàn về bọn con cái của mình, mình muốn dạy song nó chán  nó chỉ muốn  truồi ra khỏi bàn tay của mình như thế nào?
... Chính ra đây là quyển 2, quyển ở chiến trường. Còn quyển 1, một thằng về hậu phương mình lấy quân, nó mang tất cả không khí hậu phương, của Hà Nội, của công trường 800. Nếu 2 quyển này trót lọt thì mình sẽ có một nhát chổi quét thẳng từ Nam đến Bắc.
 Không biết có hay hơn so với Cửa sông hay không, nhưng mà có cái chắc rằng các nhân vật của nó khác, vấn đề của nó khác.
Hôm qua 12 giờ đi ngủ, rồi đến 2 giờ lại lục cục dậy. Mình không sao ngủ được. Cảm thấy như bao nhiêu linh hồn lính nó ốp đồng vào ngòi bút mình vậy..

- Tôi viết về sự nhận thức, nhận ra nhau của hai thế hệ. Trong tình hình hiện nay, chỉ có thể thấy hai bên đều quý nhau, phục nhau, sợ nhau.
Nhưng mà nói chung là thế hệ mới sẽ làm cho thế hệ trước ngạc nhiên. Tôi phải để cho một ông cỡ cán bộ Trung đoàn làm thơ để cho nó sợ, không có nó cứ tưởng văn nghệ là linh binh. Nhưng chính nhà thơ này lại mê một tay chiến sĩ quá chừng, nhà thơ bỏ ông bố cán bộ trung đoàn để quay về với đứa con, theo nó đi khắp mặt trận.
... Chính trong lúc viết, mình có dịp kiểm điểm lại con người mình, sự từng trải của mình, học vấn của mình xem chỗ nào thiếu, chỗ nào tạm được.
Quan hệ giữa chiến tranh và các đề tài khác
- Những người viết như làm công việc xả thân. Phải lấy tất cả các việc ra để tính toán, lo liệu lấy cho mình. Không có gì là bỏ đi, không có gì là thừa.
Lắm lúc tôi ngồi canh cháo cho con cũng nghĩ được những ý nghĩ hay đáo để, chỉ hiềm lúc khác mình lại quên biến đi mất. Ví dụ như mình nghĩ các thế hệ cứ tàn phá nhau, thế hệ con mình nó ra đời là nó phủi bố nó đi, mất bao nhiêu là sức lực của bọn mình. Thế rồi  thế nào? Thế rồi mà đâu vẫn vào đấy.
- Tôi rỗi tôi sẽ ngồi viết những loại bài nghĩ về nghề. Mình là thằng không có lý luận gì hết, nhưng mình biết cách nói về những điều mình có sẵn, thế là được rồi. Tôi sẽ nói từ phong trào hiện nay, sẽ nảy sinh ra những thằng viết trẻ thế nào. Tôi sẽ nói rằng nhà văn cần phải biết khai thác hết những khu vực mình sẵn có, nó là những miếng đất hoang trong người mình. Làm gì phải đi cho lạ lẫm thêm. Mình đã viết về mình đâu ?
Tôi còn phải nói về cái cảm xúc trong con người mình. Một lần, tôi đưa mấy đứa con đi xem, rồi lại quay về nhà. Bóng mình đổ vào bóng cái cây đằng trước rồi cứ xa dần đi. Tôi lại ngồi tôi ghi ngay được một đoạn. Mình nghĩ về những người tốt, họ tản mát khắp nơi, có phải bao giờ cũng gặp nhau đâu.
... Tôi sẽ cố gắng bằng mọi cách, đưa ra những đoạn quan trọng, ví dụ như đoạn thằng Lữ này nó qua sông Bến Hải như thế nào, thằng này nó nghĩ về miền Nam, về đất nước như thế nào! Bằng cách nào cũng phải đưa vào chứ.

--(Nhàn ): Nhân vật Khuê thì nhiều người viết được. Nhân vật Lữ của anh là hoàn toàn của anh, là một sự nhận thức của người nghệ sĩ trước cuộc đời.
-- Đúng thế, ở cuối sách, mình sẽ viết về một đám bộ đội. Họ ngồi hát những điệu hát của quê hương, thằng Hà Bắc, đứa Nam Định. Và Nhẫn với thằng Khuê đi qua, nó sẽ quát cho một hồi bắt tất cả bọn kia im. Không phải những loại như thằng Lữ, hay lão Nghi, Kinh làm nên cuộc đời mới, mà là những thằng Khuê, thằng Nhẫn kia.
Đi tìm khái quát
- Mình chỉ sợ những thứ mà mình viết, nó không được người dân thường miền Nam chấp nhận, nó không đúng là những vấn đề của mìền Nam!
(Nhàn ): Thì tôi vẫn nghĩ chính ông nói vấn đề của miền Bắc chứ có phải miền Nam đâu. Chúng ta biết gì về miền Nam mà viết.


- Tôi vừa đưa cho thằng Thiều đọc một đoạn, có một ông già ở Khe Sanh lên thăm con, gọi nó về. Đây là đoạn đối thoại rất quan trọng. Thằng Thiều nó bảo: Lại bịa rồi.
(Nhàn ): Bây giờ truyện của mình quá nhiều chỗ thực mà lại không đủ phần bịa. - Cái phần bịa ấy, nó là phần quan trọng để đóng góp vào cuộc đời của những người viết truyện và những trang sách.

- Xong cái này, tôi viết cái sau, phải chơi cái lối là làm sẵn kế hoạch ra mà viết mới được. Tôi rất yêu cái khu 800 của tôi, vì nó như chợ phiên, lúc nào ngoài kia tròng trành có gì, thì nó lại lập tức có ảnh hưởng trở vào khu trong này của mình. Hồi  kỷ niệm Lê nin thì toàn chiếu phim Lê nin, Lê nin ngồi, Lê nin đứng, Lê nin ăn bánh mì với Krúpxkai a -- con bé con nhà mình thấy thế cứ nhoài người ra đòi ăn. Bây giờ thì lúc nào cũng phim: Cuộc chiến đấu đang tiếp diễn.

Chủ đề của văn học mình bây giờ là gì? Là lòng yêu nước. Mà thực ra, cái chủ đề ấy cũng đã cổ lắm rồi. Thế giới bây giờ nó sang chủ đề khác rồi (Nhiều lần  ông Châu nói rằng văn học mình chả có chủ nghĩa gì cả, chỉ có chủ nghĩa lớn nhất là tuyên truyền )
Cái gì thực sự là văn học ?
Tôi đọc sang những trang tả tình yêu trong Dấu chân người lính . Nguyễn Minh Châu theo dõi rồi hỏi ”Đọc có chuế quá không. Mình cũng là thằng dốt về tình yêu thôi”. Tôi bảo: Không, cũng đọc được. Cũng có những câu gợi đến sự suy nghĩ của tôi. Hai nhân vật Lữ và cô Hiền này cũng hay hay.
Thế là Nguyễn Minh Châu sổ ra:
- Giá kể chỉ cho tôi viết về hai tay này thôi, từ lúc nó quen nhau từ ở nhà, đến lúc nó đi trên đường, thì cũng đã được nhiều lắm rồi.
- Đúng thế, văn chương bây giờ chẳng được nói cái gì cho nó kỹ cả mà cứ phớt phớt thế nào ấy, cả lớn cả bé, cả trẻ cả già như thế thì làm sao mà hay được.
- Viết độ hai đứa thôi, thì phải viết vào tận củ tỉ của người ta rồi còn gì nữa.

Rất nhiều  lần, ông Châu lặp đi lặp lại.
- Tôi không tin thứ văn học mà cứ cười hô hố lên, văn học bao giờ nó cũng phải là một cái gì phẫn uất cơ. Tôi với ông chẳng  đã bàn nhau là thơ thằng Duật  cũng vừa phải thôi là gì?
- Các ông bây giờ son rỗi rảnh rang, nên ngồi nghĩ kỹ được.Bọn chúng tôi mải lo kiếm tiền nuôi vợ nuôi con, nên đằng nào cũng phải viết thôi. Nhưng tôi tin rằng, nếu tôi rỗi rãi ra, cho tôi đi vào những mảnh đất mới, cứ đi dọc sông Hồng này, ra cái bến ga kia, thả nào tôi cũng viết được cái gì, không biết nó là thể loại gì, nhưng nhất định là có đóng góp.
... Mình chán viết về đánh nhau lắm rồi. Nó không phải là cái chất của mình. Sắp tới, tôi đi xem có bọn làm khoa học nào, nó kể cho mình, khéo mình có thể viết được cái gì đó. Viết về những cuộc tranh luận của bọn ấy, nghe có vẻ trí thức hơn, mà thật sự là mình cảm thấy ngòi bút có vẻ phóng túng hơn.

 Theo  Quang Thọ( họa sĩ ) thì ở ông Châu có cái khả năng kích thích người khác  nói thực. “Trông thấy cái mặt thằng này,  là lại không làm sao mà giấu được mọi ý nghĩ thực của mình”.
Có lần  nói với Quang Thọ :
- Lắm lúc muốn chết mẹ nó đi, vợ con gia đình nheo nhóc, thân mình cứ như thân con lừa con trâu kéo cày giả nợ. Nhưng rồi lại nghĩ: Thả nào trong quyển sách sắp tới,  cũng phải tương vào một ít đoạn nói về nỗi khổ của con người để báo thù mới được.

Một buổi trưa, tôi sang nhà ông chơi, Nguyễn Minh Châu bảo ta đi ra đường một tí đi. Chúng tôi nói về rất nhiều người khác nhau.
- Những người như ông Hữu Mai, ông Tào Mạt, cả như Quang Thọ nữa, anh nào nó cũng có một niềm tin rất ghê, những chỗ rất thiêng liêng. Nó sống được bằng ngòi bút là ở đó. Bọn học sinh nông thôn như thằng Duật, thằng Chu có lẽ cũng vậy. Ông là người Hà Nội, ông tiếp xúc với sách báo sớm, ông còn có thể có được cái đầu óc hoài nghi, chứ họ thì không biết. Nhưng không hiểu sao, mình cũng vậy, có một  tối Nguyễn Khải  ngồi nói chuyện với mình, Khải đã định khoác áo đi mưa quay về mấy lượt, rồi lại phải ở lại, suốt từ 7 giờ đến 10 giờ. Về sau tay ấy phải nói tôi công nhận ông là người hoài nghi tới cùng cực, mà cũng có lòng tin thật ghê gớm, tôi chịu đấy.

Những thoáng tự hào
Một buổi trưa,  Nguyễn Minh Châu đi từ nhà đến:
-Mình đạp xe từ nhà đến đây cũng đã mệt, chỉ thấy thích là đường nhiều con gái đẹp quá chừng. Tôi đéo tin ông tướng ông tá nào cứu được nước mình, nhưng tất cả bọn con gái đẹp ấy lại cứu được đấy.
Tôi viết lại gần xong rồi. Cũng có những chương mình thích lắm.Tôi thấy ghê nhất là mình cứ hiện lên đằng sau các trang sách, không sao giấu được. Tôi cho là ai viết văn cũng có thể để lên đầu mấy chữ thân tặng tôi vào quyển sách của mình.

Nhàn (nghe đọc một đoạn trong Dấu chân người lính): Cứ viết thế này thì có thể viết miên man được mãi đấy!
Châu: Không, cũng chỉ viết được một ít thôi, tốn vốn liếng lắm. Văn chương mà cứ ra ông ổng thì sao gọi là văn chương được -- để cho bọn khác nó viết.

-- Thử đọc Vòng tay học trò ( của Nguyễn Thị Hoàng ) thì mình thấy văn chương nó viết nhuyễn thật. Không phải là uốn éo đâu mà với nội dung ấy thì phải viết kiểu ấy, nó mới nói hết được cái phức tạp của con người bây giờ. Có một đoạn, Nguyễn  Thị  Hoàng tả cô Trâm này với tay Minh ra gieo đỗ, nói về sức sống trong lòng đất. Tôi thấy mình cũng gặp nó ở chỗ ấy, trong một đoạn tôi viết Xiêm đi lấy thóc và tự hỏi tại sao không lấy gạo mà lại lấy thóc?...
... Đọc những tay này, tự nhiên dậy lên một thứ thâm thù: Mình cũng phải viết được cái gì để làm cho nó khiếp về mình mới được.
- Tôi thấy bây giờ đời sống nó căng lắm, lúc nào cũng phải đặt vấn đề là nhận thức. Các nhân vật của tôi cũng đều là nhân vật nhận thức cả.


Những giọng điệu khác nhau của văn chương
- Bấy giờ mình đừng có khinh ai. Có những điểm mình không nói, thế là mình không nói thôi, người ta cũng thế. Sau này, không chừng tình hình sẽ khác đi. Như thằng Vũ nhé, bây giờ cái phản ứng nó bề ngoài có phần nhảm, nhưng bề trong có cái đúng của nó chứ! Sau này, ai biết Đỗ Chu sẽ viết thế nào. Biết đâu những thằng thơ mộng ấy, sau nó lại viết về những cái thật là dữ dội trong lòng người.

Ngày tết, tôi ( VTN ) đi vắng về, ông Châu kéo vào đọc bài thơ về cái chết của con mèo, ý chính là tôi thấy cái chết con mèo, tôi lại nhớ mẹ tôi ở nhà.
-- Thằng Chu ở đây, tôi không dám đọc. Nhưng mà có lúc mình buồn quá, mình đâm ra như thể phát cuồng lên, không làm được gì nữa. Có lúc tôi buồn ghê lắm. Suy ra trên đời này, vui chỉ ở chỗ cắn răng mà làm mọi điều.
Người ta cũng có lúc phải biết buồn. Buồn được cũng không phải là dễ đâu nhé.
Tôi viết xong mấy chương đầu, loanh quanh đến mấy tháng không biết viết thế nào nữa. Mình không hiểu nên bắt đầu cho nó đánh ở đâu,  xong ở đâu. Mãi rồi mới nghĩ: thôi chỉ cho nó vây áp Tà Cơn thôi. Bận sau, tôi cũng đến cạch không dám viết kiểu này nữa. Viết toàn những thứ mình không biết gì cả, đi mình không đi, hỏi mình không hỏi - cái đơn vị mà tôi viết đây, đâu có 7, 8 ngày  -- mình nghĩ cũng liều thật. Thế này là tôi đã phải huy động tôi rất nhiều rồi đấy.

- Tôi định viết một đoạn kết thế này: Cuối chương Hiền và cô bạn gái đi dọc bờ suối bắt cá. Những con cá suối chết khô ở suối, họ nướng ăn. Rồi họ nói chuyện về hạnh phúc, về tương lai. Khi họ bắt được một quả vả, trông rất ngon, bửa ra, thì bên trong toàn những muỗi là muỗi cả. Đêm, đoàn văn công ở một bờ này suối, tốp cán bộ của ông Kinh thì ở bên kia suối. Những suối đá. Trăng sáng quá, không ai ngủ được, ông Kinh đi dạo bên này suối. Hiền đi bên kia, nhưng không sao gặp nhau được.
Tất cả đều có ý nghĩa tượng trưng cả đấy !

Tôi bây giờ đang phân vân, đứng giữa hai ngả đường xem viết truyện hay ký. Giá bây giờ viết được bút ký thật hay cũng thích. Ví như không có nhân vật gì cả, chỉ có năm  phần. Phần một tôi nói về 5 gia đình trong khu nhà tôi. Phần thứ hai nói về một cái xe chạy từ 559 ra đây, đến Hà Nội, thả lính xuống mỗi anh về một nơi. Phần thứ ba tả cái trạm 66. Nhưng viết thế, không đâu nó in. Viết giống các tiểu thuyết cổ điển, như tiểu thuyết Nga, thì lại vừa với trình độ người đọc bây giờ.
Với tôi viết ký thì bộc lộ được chỗ mạnh của mình, là cái phần nghĩ, sau khi bố trí sự kiện.
(Một lúc khác) Tôi mà viết cái Hà Nội, tôi toàn đưa tài liệu thôi. Vì cái phần không khí, mình làm được, mình không sợ.           
         

Chất liệu chiến tranh
Những vấn đề ở bãi tha ma Mỹ ở Tà Cơn, ở những đơn vị  trinh sát thích lắm.
Nói cho cùng thì Nguyễn Thi nó đi, nó cũng mới viết về chị Út, về nhân dân. Còn những mảng thật là lính chưa ai viết. Chất lính nó có một cái gì dữ dội. Chất lính ở đường 9 nó lại có một cái gì đó lộn mù lên -  Cứ viết riêng về thằng lính đã đủ thích lắm rồi. Nhưng mà có những chỗ phạm huý, toàn phạm huý cả.
Ở cái Đuờng 9 Khe Sanh ấy, mình với nó như là anh anh cắn nhau, ngoạm vào nhau một miếng rổi lại bỏ ra rời ra...

 Khải: Từ Mảnh trăng cuối rừng, tôi bắt đầu nghi ngờ ông Châu. Lại tả cảnh, lại làm duyên. Cái Phi vừa rồi cũng thế. Cửa sông chủ yếu viết về một cái gì chung  ( ý thức độc lập tự do). Hồi ấy, đó là một vấn đề người ta băn khoăn. Bây giờ khác.

 --(với Mai Ngữ) :Viết chiến tranh phá hoại mà cứ phải bắn súng lên, bắn súng xuống thì chán lắm rồi. Trong chiến tranh phá hoại bao giờ cũng phải thêm những chuyện nội bộ nữa vào thì mới thích.
Hồi ấy tôi viết Cửa sông cũng cứ vừa viết vừa nghĩ, viết đến đâu nghĩ tiếp đến đó. Sau này tôi mới nghĩ ra cái kết như thế.
Có một hồi thằng Chu còn bị các ông ấy bịp, chạy theo vấn đề nọ, vấn đề kia. Tôi chẳng cần những chuyện ấy. Thằng viết phải để cho vấn đề nó nhuốm vào trong truyện. Cứ viết đi rồi tự nó những vấn đề nó sẽ nổi dậy.
Đúng là tôi muốn viết những gì có tính chất bền vững lâu dài. Như viết về chiến tranh, hãy viết về những bà cụ bán hàng, những bữa cơm người ông tiễn đưa cháu.
Những câu văn của ông Tuân, ông Tô Hoài, có cái gì nó không hợp với thời đại lắm  -- mặc dầu nó đã rất cố gắng vặn vẹo trong đó.
 
Cái thực trước mắt cái thực lâu dài
 ( NMC đi nói chuyện với CAND vũ trang) Tôi có khuyên mấy thằng: việc gì phải đi đâu, các ông cứ nói cho kỹ cái nơi đang sống. Như viết về đồn biên phòng, về cửa Ba Lạt chẳng hạn
- Như thế là tiểu thuyết phong tục rồi.
- Thì văn chương mình bây giờ cũng chỉ ăn ở cái phong tục
-Chu nó giỏi nhất vẫn là về những chủ đề hậu phương
-Cái phần văn học nhất, xưa nay, cũng là về hậu phương chứ là gì?

(Nói về lụt)
Khải : Thế  là mình dự đoán về lòng người về thiên nhiên đều sai cả, trái quẻ cả.
Châu: Cái phần trái quy luật ấy chính lại là quy luật.

 (nói về thơ Duật Những cánh rừng không dân ). Những đoạn như đoạn lục bát nó hay đấy, nhưng cũng là cũ, nó là cái giai đoạn ông Tố Hữu ông ấy viết rồi. Phần đầu của Duật nó mới hơn. Tôi vẫn ưa cái gì khái quát.
 Khải : Ông Duật kêu lên những câu hỏi nhân loại mà thấy như ghép ở đâu vào. Bây giờ những kiểu viết sát sàn sạt vào thực tế, có khi lại không thực tế.Còn lối viết như của Đỗ Chu trong Ráng đỏ, nó có vẻ như không liên quan đến hiện thực, nhưng lại hiện thực.....Dấu chân người lính có những chỗ rất là thích, cảm thấy người viết nói hết được mình đấy.
 Châu: Nhiều vấn đề  chỉ không  nói nữa  thôi, chứ mình đã chuẩn bị cho đầy đủ rồi.

Có những khu vực mà nếu tôi  viết, mình sẽ thấy còn lại - ví dụ như tiểu đoàn cao xạ Nguyễn Viết Xuân, ví dụ như Hà Nội, như những chuyện thuộc về những cái  ngàn năm của đất nước mà ông vẫn nói với tôi bấy lâu. Còn như những chuyện hôm nay, mình phải coi chừng. Hôm nọ tôi đi Vĩnh Linh, tôi có cảm tưởng rất hiểu khu vực sông Hiền Lương, nhưng đến hôm nay, nghĩ lại, thì tôi lại cảm thấy đó là cái phần mà mình không nên động tới, dù thế nào thì mình cũng không nên động tới.

Người viết bây giờ cứ phải một câu trung, một câu nịnh một câu nói giống mọi người thì mới được một câu nói khác mọi người.
Cứ bảo cánh miền Bắc mình viết giỏi. Miền Nam nó viết, câu chữ của nó chỉnh lắm.
Bây giờ thì mình chỉ viết kiếm tiền. Chả làm danh nhân danh tướng gì. Danh nhân đã hàng đống đầy đường ngoài kia. Hoặc là bây giờ mình chỉ phục cái loại nó cứ dai nhằng nhằng.

Giữa văn chương và thực tế
 Tôi viết cái Dấu chân người lính này có cái gì quyết liệt lắm. Các nhân vật của tôi đều đang đi tìm đi tìm mình, kể cả những nhân vật đã chững tuổi.
(Hôm nọ tôi đi xem gặp lại Nghiêm Kinh, thì lại chán quá. Hoá ra nhân vật trong văn học bao giờ cũng là phần tưởng tượng ra, chứ không phải là phần có thật trong đời. Thực ra, tôi chỉ nói chuyện với ông ta có một lúc, vào khoảng từ 7 giờ đến 8 giờ tối, nói những chuyện đâu đâu ấy, rồi thôi. Lính nó nói về ông ta cũng toàn những chuyện không đâu vào đâu)
Viết của mình bây giờ, nó giống nhau, nó đều như là ký cả. Nhưng thật ra ký viết rất khó. Ký phải bố cục thế nào đó lớp lang chừng mực, tả những cái đáng tả, viết những cái đáng viết... Vì thế cho nên viết tiểu thuyết có cái dễ của nó. Mỗi tiểu thuyết có cái khung truyện, tức  tự nó, tự số phận của nhân vật có vấn đề của nó rồi. Ví dụ như tôi nghe chuyện một thằng lính về phép xong, đến Hà Nội thì bị mất cắp, chỉ còn cái ba lô, ngồi vườn hoa tính chuyện quay về đơn vị thế nào đây. Thế mà không hay à?

Sự đa dạng của chất liệu
Trong Dấu chân người lính ngoài cái phần viết như mọi người, về lòng yêu nước và lòng dũng cảm, thì còn có cái phần này, tôi muốn viết về sự xao động của cả  một thế hệ trong cuộc chống Mỹ cứu nước .
Nhân vật chính, kể ra chỉ được thằng Lữ. Tôi ngồi tôi viết mấy đoạn về tay chính trị viên văn công, rồi bọn văn chương. Mình nghĩ: không biết mình viết cái phần này làm gì nhỉ. Không biết dựa vào đâu để viết những ý nghĩ ấy. Nhưng sau tôi nghĩ ra: đó chính là một phần những quan niệm của thằng Lữ.
Quyển sách đến gần 500 trang. Mình viết ra nó cứ dai như đỉa. Lạ thế không biết! Mình không ăn ở sự sâu sắc, chính là ăn ở cái phần dai như đỉa ấy.

--(với Quang Thọ) Mình vẫn cay cái món Hà Nội, nói chiến tranh là cần, nói mọi thứ là cần, nhưng vẫn cần phải tìm cái chiến tranh, cái mặt trận ngay trên một khuôn mặt thằng lính bây giờ, trên khuôn mặt một người dân bây giờ. Mình nhớ nhất là cái năm 1967, trong cái mùa hè nắng cứ rựng lên, mặt người nào cũng được phát tán không khí, mặt người nào cũng rực cả lên. Tại sao chúng mình không nói được những cái đó nhỉ?
Phải bình tĩnh mà sống, là một thằng viết, phải bình tĩnh sống với những ngày hôm nay, cái cuộc sống hôm nay không thể nào khác được. Những cái lạ, anh không biết, nhưng có khi những cái chung quanh mình, anh cũng không biết.
Còn như bây giờ cho tôi mà đi vào nhà máy nào đấy được ít ngày, tôi cũng viết được. Căn bản là phần mình.
Không có nhà văn riêng của đề tài nào cả. Càng những thứ lạ, lại càng dễ viết.
Quang Thọ: Đã đành là thế rồi. Một khuôn mặt không vẽ được. Mà đến cái nắng trên trận địa càng không vẽ được, thế mới ức chứ.
Nguyễn Minh Châu: Ông Nguyễn Thi toàn viết về phụ nữ với lại trẻ con. Tôi cho cái đó không giỏi. Cái giỏi chính là phải nói về những người đàn ông cơ.

(Sau khi nói về gầy lửa) Cái khó ở đời là một mình nhen lên được một ngọn lửa giữa đêm đông, khi niềm vui và sự ấm áp đã có thì khắc có người tới bên mình, chẳng phải đợi.
 Cái  chết bao giờ cũng có hình thù và mỗi người ngã xuống đều có một câu chuyện.

Nhàn: Tôi thấy cái kết cấu Dấu chân người lính của anh làm hỏng cái xu thế toát ra từ những mảng sống trong truyện của anh. (Tôi không muốn nói rõ hơn: cái kết cấu ấy có vẻ “nịnh đời “ quá).
Châu: Sự thực là từ khi tôi viết dở quyển Dấu chân người lính này, cũng như khi tôi viết xong, nhiều ông ở tổ sáng tác đều có ý lo cho tôi, không khéo tôi viết đã càn, lại hung, làm các ông cháy thành vạ lây thì khổ. Cho nên chính tôi cũng sợ. Cái chất láo nó đã có sẵn trong con người mình rồi, đến lúc nào đó tự nhiên nó bột phát. Nhìn vào  cái phần cuối. Giải phóng rồi thằng Lữ thì chết, cô Xiêm lại trở về với thằng chồng cũ. Mọi thứ đều vữa ra. Giá kể đào kỹ vào không hay à ?
 Nhưng mà thôi, văn chương bây giờ nhảm nhí quá. Lắm lúc mình nghĩ may lắm thì văn chương bây giờ làm được cái phần việc như Tự lực văn đoàn ngày xưa nó làm, tức là làm trong sáng tiếng nói, làm đẹp thêm cho tiếng nói.

Đâu là vấn đề cơ bản ?
Châu: Nhà văn mình lắm lúc chả biết viết cái gì. Sau chiến tranh, có viết về sự chán ghét, sự ghê tởm, thì người ta cũng đã viết đủ rồi.
Nhàn: Hãy viết về sự man rợ.
Châu: Thế mà cũng đòi lên Xã hội chủ nghĩa
Ghi trong chuyến Vĩnh Linh
Những xu hướng chính trị đang xô đẩy chính kiến và tình cảm của con người, nhưng chưa đến lúc nói đến những xung khắc về chính kiến, văn học hôm nay  hãy nói đến những giằng xé về tình cảm, chỉ làm được việc như vậy đã khó.
 Con người là vật tượng trưng của sự bất lực, hay nói đúng hơn, sự bất lực của mọi nỗ lực của con người, và đừng nên buồn vì điều đó. Cái quan trọng là không bao giờ nên để rơi mất những khát vọng và hy vọng. Chủ đề của tất cả những sự kiện mà tôi đang sống chính là sự thất bại của những khát vọng. Dần dần con người còn  tiến  đến thực dụng.
Viết về chiến tranh từ xưa đến nay, vẫn là giải quyết cái này. Giết người? Giải thích con người giết người. Anh giết một người: Anh là ai -- con người bị giết là ai?Lòng căm thù, động cơ của sự giết người là một phạm trù của tình cảm hay phạm trù lý tính?
Cái nguy hiểm của chủ nghĩa tình cảm ở chỗ nó như một đám lửa. Vẻ đùng đùng bề ngoài che lấp mất cái gì đó sâu bên trong, cái gì đó đang khiến cho ngọn lửa bốc cháy. Nhà văn cần đề cao lý trí trong tác phẩm.

Suy nghĩ  trong đêm
Sau này, tôi chỉ muốn viết về những cái chết, những chuyện bất đắc kỳ tử, cũng như những cái chết trong chiến tranh  -- muốn viết về một cái gì như là gió ông  cụt ở Vinh, cái gió nó xoáy người, xoáy cả đồ vật.
Những linh hồn chết theo cơn gió xoáy đó đi tìm đầu của mình hồn của mình. Nó lật tung cả cái nhà của tỉnh uỷ Nghệ An lên để tìm.

... Chính tôi, tôi cũng sợ cho cái lung tung của tôi. Chính cái thành phố Hà Nội tôi cũng cảm thấy lạ. Sau này, hoà bình, tôi sẽ tha hồ đi và viết bút ký (còn đi nước ngoài, thì chỉ có đi Lào).
Bây giờ người ta phải viết tiểu thuyết thôi, tiểu thuyết thì còn có chỗ trốn. Còn như bút ký, người viết cứ phải trần ra trước mặt mọi người. Viết tiểu thuyết như làm một thứ búp bê, cho nó đứng ra trò chuyện với mọi người. Còn như viết bút ký, tức là anh lôi người ta đến trước cửa nhà anh, anh phải đứng ra dàn xếp mọi chuyện. Cái đó khó lắm. Nhưng mà nếu tình hình yên yên, với lại nếu được viết một cách rộng rãi xem, thì tôi sẽ đi, tôi viết ký.
Trong những ngày này, tôi chỉ muốn  viết về cái gì đẹp. Tôi cảm thấy tôi cũng khá nhạy cảm về những chuyện này, thế thôi.
Sự thật khó tìm
Cái tập mới này của tôi -  Lửa từ những ngôi nhà -- sẽ viết về những chuyện vơ vẩn trong chiến tranh, sẽ làm cho người ta cảm thấy chiến tranh len vào khắp mọi chuyện, khắp mọi con người. Chiến tranh là cả một vấn đề xã hội chứ không phải chỉ là công việc của mấy thằng lính

Tôi thấy văn thơ các ông ấy( Đỗ Chu Lưu Quang Vũ) đặt ra vấn đề này: Tức là người ta sống thật với văn chương như thế nào. Vì nếu người viết nói dối, cái nói dối này tiếp cái nói dối khác, rồi cuối cùng thì người đọc cũng biết. Phải sòng phẳng với văn chương lắm. Cái sòng phẳng ấy, cũng tức là cái chân thật. Ông phải tự hào rằng nhiều cái ông không bằng chúng nó, nhưng cái phần ấy, ông lại hơn chúng nó. Hay như tôi chẳng hạn. Tôi thấy rất nhiều người thích tôi, cả những tay bên báo QĐND nó cũng thích tôi, có lẽ là ở cái phần ấy; có cái phần ấy thì đôi khi, mình có nói lếu  nói láo một chút, người ta vẫn có thể nghe được.

Nếu có ai đặt, có thể mỗi ngày tôi viết được một truyện ngắn. Sẽ viết truyện ngắn Người đóng vainói về Huy Du và vợ. Vợ học nước ngoài về, ông ta phải nhuộm tóc, sửa quần áo làm cho người trẻ lại  -- cứ phải đóng một vai khác mình như vậy.
Viết truyện ngắn Những vụ tự sát không tiếng súng. Một người ngày nào cũng nghĩ chuyện thành một người gì đó khác mình -- Phải quan tâm tiêu diệt thằng người cũ trong mình. Nhưng ngày mai, lại con người cũ trở lại.
... Tôi nhớ tôi đọc một cái kịch gì đó --  hình như Caragula -- của Camus, viết về một bạo chúa giết cả người yêu của mình. Tức là con người ta cũng ma quái lắm..
Ảo tưởng luôn luôn là có thể -- nếu không có thể, lại không thành ra sự đời! Cả mình nữa, mình cũng ảo tưởng chứ. Những khi mình viết, trong con người mình phải bốc lên cái chất tín đồ... Nhưng mà mình chỉ hơn mọi người là lúc khác mình lại tỉnh, cho nên ngay trong phần ảo tuởng, cũng vẫn có cái chất thật của mình, và mình tồn tại ở chỗ ấy.
Sự cần thiết của cái buồn
Châu :Tôi chỉ cần viết xong truyện này, với cái truyện gió ông cụt, tức là có thể nhắm mắt bỏ bút được rồi.
Nhàn : Nói đến hết như thế,  anh không làm cho mọi người buồn sao?
--  Buồn cũng phải nói. Thà làm cho người ta buồn, hơn là làm cho người ta vui một cách giả tạo thế này.
-  Nhà văn các anh, các anh sống bằng tài năng. Nhưng những người bình thường nhất không biết họ sống bằng cái gì nhỉ?
- Họ sống bằng sự hồn nhiên, bằng thói quen, bằng những ảo ảnh nữa. Trong những ngày này, ông ra phố xem, đời sống vẫn vận động ghê lắm. Người ta đi dọc đường, mấy ông thợ gõ tôn cứ choang choang, và ở Bưởi, xe ô tô xếp liền nhau, quay đầu một hướng, chỉ chờ Hòa bình là đi. Đúng như cái câu thơ của ông Chế Lan Viên vậy, cái chết đã chết rồi, cái sống bận đi lên
- Suy cho cùng, nó là cái sức sống của dân tộc mình. Nếu không thì trong bom đạn thế này, người ta sống sao nổi.
 Các khu vực đề tài
Ông Chính Hữu vỗ vai  bảo tôi đi viết về 559 đi. Hôm nọ, ông ấy đã bảo tôi một lần rồi. Quả là bây giờ, viết về 559 là phải. Coi như viết về cái xương sống của cuộc chiến tranh nay rồi. Tôi mà vào, chắc ông Đổng Sĩ Nguyên quý thôi. Nhưng tôi đã nghĩ rồi, vẫn chưa phải lúc viết đâu, vào làm gì. Chính sách của người ta như thế. Tôi đang viết cái Hà Nội kia, mấy hôm đi đâu, mở mồm nói ra cái gì, cũng đều oóc-giơ. Nghĩ đưa cái gì mới, thì oóc-giơ......Cho nên, mình cũng hơi ảo tưởng đấy. Cái quyền Hà Nội này, mấy chương Hà Nội vừa rồi, thế là phải tháo tung ra viết lại mất.
Sắp tới, có 3 khu vực mà các ông ấy cho viết. Viết về cuộc đấu tranh chính trị trong Sài Gòn, có ông Khải. Tổng kết cuộc chiến tranh chống Mỹ, viết riêng về 559 như kiểu không quân trong Vùng trời,ông Mai giỏi việc này. Và một kiểu nữa, viết về chủ nghĩa xã hội như mấy năm vừa rồi, ông Khải đã viết.Có lẽ tôi đành sang viết về loại thứ ba này thôi. Nhà văn mà gác bút như ông Kim Lân thì cũng không nên. Viết về những chuyện lớn  bị kiểm soát chặt chẽ hơn nhưng lại có cái thú của nó : nó mới là văn học .
Thôi, tôi cứ chọn lối viết cách người đọc-- cũng là người thường-- độ nửa bước chân thôi,  mà cũng là cách lãnh đạo độ nửa bước chân thôi.

Lẽ dĩ nhiên, để nay mai xem tình hình như thế nào. Nếu như tình hình là các ông ấy kiểm điểm lại những ngày này, các ông ấy có một cái gì như là tự phê phán về những năm chống Mỹ cứu nước, thì mình cũng có thể viết được chứ. Khi ấy, tôi sẽ là người đầu tiên, vác ba lô vào nằm trong Trường Sơn sau chiến thắng.
- Một người viết như ông Khải, tính lại đến nay đã hơn một chục quyển sách, nhưng thử hỏi ông ta còn lại được cái gì, việc được cái gì trong nông thôn chúng ta trong những năm vừa qua. Viết bề sâu nông thôn, Khải đọ làm sao được với những Kim Lân, Nam Cao.
Cái chết của  Khải, nhiều khi lại ở sự dứt khoát quá, minh bạch quá. Tức là sự một chiều, nghĩ rất rõ ràng. Không bao giờ ở ông  Khải  đọc thấy một cái gì đó, thuộc về những tâm sự ẩn kín của một người viết. (Nhàn:  ông Khải  không có cách mà ta gọi là hai tầng hai mặt -- trong cái vui có cái buồn, trong cái hy vọng có cái thất vọng).
Mặt tĩnh của chiến tranh
 Tôi đi Hải Phòng độ 2 ngày, giá kể cho tôi viết thoả thuê, tôi có thể viết được cái gì đó về cuộc chiến tranh phá hoại.Thành phố như đã chết. Con sông Hạ Lý không chảy,  mặt sông không còn dầu mỡ.
Thằng em tôi nó cứ reo lên. Nó đón tôi, nhưng nó lại nhạt nhẽo với tôi.
Tôi vào Hải Phòng, để mà cứu những đứa con khỏi trở thành nạn nhân. Cả Hải Phòng đã là nạn nhân.
Nhưng tôi lại bỏ Hải phòng tôi đi, tôi đạp xe suốt bốn tiếng ngoài đường, không vào nhà ai. Tôi không muốn vào Hải Phòng, cái thành phố tôi đã lấy vợ, có những đứa con, tôi không muốn nó thành thành phố chết chóc.
Cái gì là văn học
 - Hôm nọ ông nói đúng đấy. Sức mạnh dân tộc mình nó ở sự chịu đựng. Tôi nghĩ bây giờ viết về hoàn cảnh của một người đàn bà mà bất cứ tai vạ gì cũng chịu được.Thế nào cũng ra  ngày hôm nay, ra chiến tranh
... Về Hải Phòng. Sau Nguyên Hồng, cũng chưa ai viết được một cái gì nên hồn. Chính Hải Phòng là một thành phố có cá tính. Về đấy, để vài ba năm viết vài quyển, cũng khối chuyện viết. Không chừng còn hơn viết về nông thôn.

 Nhàn: Tôi đi qua vùng Phố Nối, một điểm bán nem, vẫn có những cụ già ngồi thái nem trạo cho thật mềm thật săn. Có lẽ do thói quen và lòng yêu nghề mà ông cụ trụ được. Bây giờ, người viết văn là một trong số người thợ thủ công loại ấy. Dù làm cho nhà nước, làm cho mậu dịch ta cũng phải giữ lấy lương thiện.
 Châu: Lắm lúc tôi nghĩ tôi cứ thấy sợ. Giả sử, những lớp người sau, họ đọc đến văn học bây giờ, thì có khi, cái bộ phận văn học hiện thực miền Nam lại có ý nghĩa hơn là những gì miền Bắc mình làm từ bảy năm nay.
-- Nhiều khi người viết mình ở ngoài này, cứ muốn khôn hơn thời đại, cứ muốn ra cái điều ý thức, còn cái phần hiện thực chẳng bao nhiêu. Chính văn một người như Đỗ Chu là thứ văn rất ít chi tiết.
-- Thì chi tiết lại cũng chính là tư tưởng. Tư tưởng  đã không có, thì chi tiết chỉ là trò vớ vẩn. Cái quan trọng vẫn là thực tế, như ông Lỗ Tấn đấy. Mà thực tế đó phải là cái thâm nhập vào cá nhân mỗi người thành sự thực của riêng hắn . Tiểu thuyết làm được việc ấy . Tiểu thuyết, nếu tôi được viết, sẽ có một nhân vật thế này. Hăn có mười căn buồng tư tưởng khác nhau. Ở mỗi căn buồng hắn là một người khác.
Nói thế thôi thứ tiểu thuyết lại là một thể rất điêu toa. Ký mới thực.
- Tiểu thuyết của mình thì vụ thực quá. Ký của mình thì lại quay ra hư cấu, và ít chất thực.Nó cũng phản ánh tình trạng chung của mình: cái gì cũng lem nhem, trật trạo.
Chất nghệ sĩ
 Khải : Dấu chân người lính đúng là mang lại một bước tiến mới cho văn xuôi mình đấy. Tác giả thì rõ là một nghệ sĩ, cái chất hình tượng trong văn xuôi của Châu rõ lắm, đọc văn cứ như là sờ thấy được khung cảnh nhân vật.
Nhàn: Tôi cũng đã thấy nhiều người tả cảnh, nhưng như ông Tuân, ông Tô Hoài tả, thì có nhiều chỗ tả như người lần mò trên một thây chết vậy. Cứ dẫn giải từng li từng tí một. Còn nếu Nguyễn Minh Châu tả, bao giờ cũng có cái sống của nó, người nghệ sĩ có cái vui buồn xốc nổi cuốn theo sự  yêu thích đối với cảnh vật.
Nhưng mà về mặt nhân vật, thấy Nguyễn Minh Châu dừng lại ở bản năng nhân vật quá nhiều, mà thiếu từ đó viết một khái quát gì đó. Nói là không đặt ra một vấn đề tư tưởng gì đó trong tác phẩm, có lẽ ở chỗ này. Cuộc sống là thế nào thì cứ kệ nó, rồi nó sẽ tới.
Khải : Tức là ở Nguyễn Minh Châu thiếu đi một nhà tư tưởng, tuy rằng nhà nghệ sĩ, đã là rất đậm nét.

 Những đoạn tự kể
Tôi thuở trước, tính cũng ngơ ngơ thế này này. Năm ấy vào Đảng, -- vào từ hồi đi học chuyên khoa, ---  là vì ở với mấy cậu nó cũng tốt. Học xong Lục quân về 320, làm thằng trung đội phó. Sau một lão cán bộ trên về thấy tôi hay vẽ vẽ trên báo tường, mới lấy lên, chuyên môn đi vẽ bản đồ. Năm ấy tôi hơn 20 tuổi. Có lần, ngồi chung mấy thằng với nhau, mỗi thằng phải nói sau này mình sẽ làm một nghề gì đấy . Tôi bảo: Sau này tôi sẽ viết văn. Ai cũng buồn cười.
Ở  Khu bốn ra Việt Bắc, rồi lại về đồng bằng, đúng là tôi có bị choáng một tí thật. Tôi có ghi lại một đoạn nhật ký khi vào những thành phố nữa, sau đánh mất mất.
Tôi, ai người ta cũng bảo là sống không có tính cảm. Tôi đóng quân ở đâu, lúc đi khỏi, người ta ít nhớ lắm.
Tôi viết cái gì cũng như là bắt được chứ lúc đầu  chả định viết thế. Cái Cửa sông cứ dài mãi chứ lúc đầu chỉ là truyện ngắn. Viết Dấu chân người lính, chính là quá trình tôi khám phá ra hiểu biết của tôi về thằng lính. Viết cái gì bao giờ cũng là một sự nhận thức về cái đó thật.

- Quá trình viết cũng là một quá trình thưởng thức. Tôi không hay đọc lại những cái đã viết từ lâu, nhưng viết chương này, hay phải đọc lại chương trước. Sự viết đồng thời là một sự thưởng thức. Vì thế sự viết là một hứng thú.
Chính cái việc viết, nó làm cho mình cảm thấy mình không đủ. Viết cái này, lại nghĩ ra viết cái khác.
 Sự viết, giống như là một sự phát ra một cái gì đó. Nhưng nó cũng lại là sự tích điện, là sự nạp vào trong mình một cái gì đó, ngay trong cái lúc anh phóng anh phát.
- Tôi thấy nhiều lúc viết cũng là một quá trình nhiều mặt lắm. Về những vấn đề tư tưởng, mình phải tính toán cho kỹ. Nhưng mình cũng phải chọn được truyện. Tư tưởng như là cái hồn, hồn phải tìm cho được cái xác, thì mới thể hiện được hết điều định nói. Có lúc, có hồn trước, đi tìm xác. Có lúc, từ cái xác cụ thể, mình lại phải lôi lên thành hồn.

- Viết được cái chất hình tượng như tôi, không phải là dễ đâu. Nhưng chính viết mãi như thế, mình cũng thấy chán. Tôi định bao giờ rỗi rãi, mình viết cái gì với một bút pháp xám. Tức là không khí tư tưởng, con người, câu cú trong đó, nó không phải cứ trơn tuột đi, không phải cứ toe toét màu hồng, không phải nó cứ tươi nở, mà phải là hơi lổm chổm, bứt rứt, nó nửa vời, mà nó lại sâu đậm.

Nhàn : Ở  ta, không ai đi theo lối hiện thực hư ảo, ma quái.
- Hiện thực xã hội chủ nghĩa  thì làm sao mà xoay sở thế được. Cái chết của văn học mình là văn học phải tuyên truyền. Bây giờ, tay nào mà đi vào thứ hiện thực ấy, là mở ra một hướng mới trong văn học đấy.


-
Hạnh Bố Thí - Nhận qua điện thư, không thấy đề tên tác giả
p324530
-Có một lần đi xe hơi với cậu em từ San Francisco về Los Angeles khoảng mười một năm trước, cậu đề nghị giúp tôi phương tiện để "chị muốn làm gì thì làm, như viết sách chẳng hạn. Để chị không phải vội vã đi kiếm việc lo chuyện sinh kế." Hồi đó tôi mới nghỉ việc ở một hãng nọ, dọn về sống với bố mẹ tôi lúc đó đã già. Tôi từ chối ngay đề nghị đó. Viện nhiều lý lẽ, trong đó có lý do "Chị còn khỏe mạnh thì đi làm chứ. Sao lại để chú nuôi nhỉ?". Hồi đó cậu mới ba mươi mốt tuổi, là kỹ sư, không thích nói chuyện triết lý, và hoàn toàn không biết đạo là gì, nhưng không biết từ đâu mà cậu bảo tôi: "Cả đời chị đã giúp chúng em rất nhiều, bây giờ em chỉ muốn giúp lại chị một chút thôi, trong lúc này khi hoàn cảnh cho phép. Chị biết cho thì phải biết nhận chứ! Nếu không biết nhận thì chưa chắc đã biết cho!". Tôi tiếp tục biện luận hăng hái hơn trên suốt đoạn đường còn lại. Về chuyện "thấy vui khi cho và không nhận vì không thấy cần, không muốn ỷ lại vào ai, chứ không phải vì tự ái." Không biết tôi thuyết phục cậu hay thuyết chính mình!

Nhưng câu nói "không biết nhận thì cũng không biết cho" của cậu bỗng dưng in chặt vào đầu tôi. Nằm trong đó cùng với những câu "từ nhãn thị đại chúng", "hãy nhìn đời bằng một con mắt lạnh như tro tàn và một trái tim nóng hổi", v.v... mà tôi đã thu thập trong những sách thiền từ hồi nào.

Rồi có một lần đọc được một truyện ngắn của chị bạn viết là hồi Thầy Thiên Ân sắp mất, chị thường hay lại thăm Thầy và rất buồn khi thấy bệnh thân thể Thầy đau đớn. Chị thường khắc khoải không biết làm gì để Thầy vui, để Thầy bớt đau. Một hôm khi chị hỏi "Thầy muốn con làm gì?" thì Thầy bảo chị đi mua cho Thầy chiếc mũ đội cho ấm đầu. Hôm đó là ngày cuối tuần. Đã bảy giờ tối. Các tiệm lớn đều đóng cửa. Nhưng Thầy muốn chị đi mua ngay. Chị đành chạy ra tiệm Thrifty lúc đó còn mở cửa mua chiếc mũ đem về. Thầy nhận và tỏ vẻ vui. Còn chị thì rất vui vì làm được một việc vừa lòng Thầy.

Sau đó ít lâu Thầy qua đời. Và khi chị tới giúp dọn dẹp phòng Thầy ở cũ, chị thấy ở trong tủ Thầy có cả tá mũ đủ loại rất đẹp. Chiếc mũ của chị mua biếu Thầy hôm đó trông tầm thường nhất. Chị chợt tỉnh ra. Nhìn thì tưởng chị làm CHO Thầy vui. Chị là người làm phước. Thực ra chính Thầy cho chị cơ hội để chị được vui một lần chót với Thầy. Để chị được phước báu. Chính chị là người NHẬN, người được, người thụ ơn. Từ kinh nghiệm đó chị nhận và biết là trong cuộc đời nghĩ tới cùng thì nhiều khi người cho lại chính là người nhận. Người nhận là người cho. Không biết ai là ai. Và ai phải cám ơn ai. Thôi thì cứ cám ơn nhau vậy. Và cám ơn Đời.

Không hiểu sao tôi thích truyện đó vô cùng. Lâu lâu đem đọc lại. Đến nhập tâm. Nhưng trong đời sống hàng ngày vẫn thích LÀM CHO người khác, chứ không thích ai làm cho mình điều gì nếu tôi có thể tránh được. Cái tính này phải nói tôi "thừa hưởng" của ông bố. Hơn mười năm sống gần Cụ tôi nhìn thấy thật rõ ràng. Cả cuộc đời Cụ hy sinh cho vợ con. Giúp đỡ mọi người mà không kể ơn. Đến lúc già không còn quyền thế để giúp người như trước thì Cụ lại chắt chiu, tiết kiệm chi tiêu, dành tiền dưỡng già gửi giúp đỡ họ hàng. Cụ cất và xếp những thư đầy tình cảm ơn nghĩa từ Việt nam gửi sang đầy chật ngăn kéo. Nhưng Cụ không thích phải "nhờ" con cái điều gì. Mặc dầu Cụ để tôi lái xe đưa đi bác sĩ, đi nhà thương, hay đi thăm mấy bà cô ở quận Cam, nhưng bao giờ Cụ cũng nói "lúc nào tiện." Nghe giọng thấy như miễn cưỡng. Những năm đầu Cụ không nói cám ơn. Cho đến mãi gần đây khi Cụ đã đọc kinh sách Phật thật nhiều tôi mới nghe Cụ nói "Thank you" với con cái. Ở nhà Cụ vẫn nhất định tự đun lấy nước sôi đổ vào bình. Tay Cụ run run nhiều lúc nước rớt ra ngoài. Tôi và cô em đã nhiều lần dặn "Cậu để đó chúng con làm cho. Không có lỡ bỏng thì phiền lắm!". Bao giờ Cụ cũng trả lời "tôi làm được mà!"

Dần dần tôi thấy rõ là dù đã ngoài tám mươi, Cụ vẫn không thích ai LÀM CHO mình cái gì nếu Cụ nghĩ là Cụ còn làm được. Phiền là nhiều lúc Cụ ước lượng sai về sức mình. Có thể là vì Cụ vẫn thấy chuyện Cho và Nhận, Người và Ta thật khác biệt, thật minh bạch như chuyện Ngày Đêm chăng. Tôi thỉnh thoảng cũng than phiền Cụ về chuyện này với các em. Vì tôi bắt đầu thấy là những phân biệt rõ ràng như Trắng Đen của mình và người đời, nhiều khi lại chưa hẳn là như thế.

Bắt đầu biết chuyện phân biệt Cho với Nhận chỉ là sản phẩm của "cái tôi" đầy tự ái, mà thực ra cả hai chỉ là một. Biết thế mà tôi vẫn bắt gặp mình "dẫy nẫy" lên mỗi khi các em tôi cho quà, và cứ thanh minh thanh nga là đã từ lâu mình không còn tự ái nữa. Biết thế mà tôi vẫn ghi sổ ký ức tên ân nhân và nóng lòng tìm cơ hội trả nghĩa. Cũng lại thấy rõ ràng là mình suy nghĩ và hành xử không đồng nhất. Cũng lại thấy lòng hơi bực bội mỗi khi nghe cô em út say sưa nói về chuyện "có đi có lại." "Give and Take" như là một bí quyết giao tế tối thượng trên cõi đời này. Bực nhưng chưa thấy tại sao mình bực. Có thể là vì chính trong lòng mình đang có tranh chấp về chuyện cho và nhận, chuyện ban ơn và thụ ơn chăng?

Cũng trong thời gian đó thỉnh thoảng tôi đi Oxnard thăm những ruộng rau. Ngày Chúa Nhật thiên hạ đi nhà thờ, đi chùa hay đi Bolsa ăn phở, thì tôi đi mót rau. Những ruộng rau nhà chủ vườn đã gặt xong, bỏ lại những cây rau không đủ tiêu chuẩn đầy ruộng, để mặc cho đến mùa sau. Tôi tới ngồi giữa ruộng rau ngắm những cây rau còn đầy sức sống. Những tàu lá phía ngoài xoè thẳng, thật xanh, có gân trắng chằng chịt như những nét họa tuyệt diệu. Như mạch sống đang trào ra ôm ấp bông súp lơ trắng tinh lấp ló bên trong đợt lá non chúp đầu vào nhau như bàn tay chắp búp sen lạy Phật. Tôi hít hà không khí trong lành và vùng bao la xanh ngắt vắng lặng. Từ cái yên bình của ngoại cảnh và nội tâm, tôi thấy niềm tri ơn vỡ bung ra ôm trọn vẹn tôi trong cái thinh không vô cùng đó. Không biết tên ai để nhớ, để có dịp trả ơn thì làm sao đây? Gọi là Đời, là Trời Phật ư? Nhưng làm sao trả ơn Đời? ơn Trời?

Mỗi lần đi như thế tôi thường khuân về hàng thùng rau đem biếu chùa và hàng xóm. Mọi người cám ơn. Nhưng trong lòng tôi thầm nghĩ chính mình phải cám ơn họ, vì họ đã nhận và tiêu thụ hộ. Không có người nhận thì làm sao tôi có dịp cho. Làm sao tôi có cớ tiếp tục đi mót rau, để dần dần nhìn thấy lòng tham của mình. Nhặt cho nhiều. Tội gì, không có thì phí của đi! Nhưng thực ra thì làm sao mà phí được khi những cây rau bỏ lại sẽ chết đi, sẽ được cầy lên vùi vào lòng đất trở lại làm phân bón cho rau mùa sau. Biết vậy nên từ đó về sau tôi thường chỉ nhặt in ít đủ nhà dùng vài ngày thôi. Còn thì ngồi chơi với ruộng rau. Nhận hưởng nắng ấm trải dài, không gian đầy ắp sức sống và những hỉ xả của Đất Trời! Bỗng nhận thấy rằng mình vẫn nhận rất nhiều, hàng ngày của Trời Đất, mà không thắc mắc. Nhưng người với người thì tại sao nhiều vấn đề thường được đặt ra. Phải chăng vì cái "ngã" còn đứng ở đó đặt ra những chuyện "người cho kẻ nhận." Người có người không. Người đứng trên, kẻ đứng dưới, v.v... Mặc dầu kinh Phật vẫn dạy rằng hạnh bố thí là hạnh thứ nhất của người Phật tử. Bố thí trong tinh thần không còn có người bố thí và kẻ được bố thí. Chỉ có việc bố thí. Để không còn có Người và Ta, không còn tự ái dù là tự tôn hay tự ti. Vì khi còn phân biệt giữa người và ta tức là còn có "ngã." Còn nhị nguyên. Còn tính toán hơn thiệt. Còn có đi có lại. Còn rất Đời. Chưa đi vào đường Đạo.

Tất cả những cái thấy, những cảm nhận, những ý nghĩ, những quán chiếu, những suy tư đó nằm đầy ắp óc tôi. Nung nấu. Tôi hiểu hết mọi sự bằng óc. Nhưng chưa bằng con tim. Tất cả còn nằm đó, trên óc. Được dùng để suy đoán, biện luận và phán xét. Chưa di chuyển xuống tim để biến thành máu chạy khắp toàn thân. Tới tận đầu ngọn tóc, tận kẽ ngón chân để trở thành đời sống và hành động tự nhiên như hơi thở.

Cho nên khi lâm bệnh phải nằm nhà thương cả tháng. Đầu óc nhiều lúc rất mịt mù, mất khả năng suy nghĩ mạch lạc rõ ràng. Thân thể thì hoàn toàn bất lực. Như chiếc xe hết xăng hết điện, nằm vạ giữa xa lộ. Tôi sống được hoàn toàn là nhờ sự giúp đỡ của mọi người. Tôi đã nhận rất nhiều ở từ ông bác sĩ giải phẫu, cô y tá hàng ngày vào thay thuốc đến bà dọn phòng vào đổ rác mỗi ngày và bao nhiêu người làm khác để cho thân thể tôi được phục hồi. Tôi đã nhận rất nhiều từ các em tôi, từ họ hàng, bạn hữu thân thương những giúp đỡ hữu hình và vô hình trợ lực cho tinh thần tôi không sụp đổ. Tôi nhận được từ những Linh Thiêng của Đất Trời ân huệ cho tâm tôi mở ra. Bằng lòng đón nhận tất cả. Từ cái đau cho đến tận cùng là cái chết. Bệnh hoạn làm cho thân thể bất lực. Làm tương lai trở thành hiện tại. Mọi dự phóng không còn chỗ đứng. Vì chính sự sống cũng trở thành bấp bênh, biến hóa khó lường. Trên bờ vực bấp bênh đó cái ngã nín thở nằm yên. Đợi chờ. Rồi trong niềm yên lặng vô biên bên trong, và những thương yêu chân thật bao bọc bên ngoài những hiểu biết nung nấu trong óc bỗng bung ra. Tìm đường xuống tim.

Kỷ niệm một buổi tối đi nghe giảng. Rồi thiền với một nhóm người mới gặp lần đầu. Sau khi xả thiền, mọi người đứng thành một vòng tròn nắm tay nhau theo cách "Nhận Cho." Tay trái ngửa lên cho tay người đứng bên trái mình úp xuống. Tay phải úp xuống tay trái của người đứng bên phải mình. Tất cả mọi người đều làm như vậy thành vòng tròn. Từng đôi bàn tay khum lại ôm lấy nhau. Mọi người cùng nhắm mắt trong một phút cho điện (energy) luân lưu giữa những người trong nhóm. Qua bàn tay mở ngửa, điện nhận được từ người bên trái chạy qua người mình rồi truyền đem cho người đứng bên phải, qua bàn tay mình úp xuống tay người. Truyền cho nhau "thanh điện" và tẩy biến những "trược điện" của nhau. Hôm đó ra về không những là thấy lòng vui thân khoẻ mà còn thấy mình thích quá, thích quá về lối cầm tay kiểu này. Tôi thường vẫn không thích cái kiểu nắm tay nhau, nhất là lại nắm chặt. Bởi vì thấy như có một sự nắm giữ làm của riêng và khi một người muốn buông tay ra, mà gặp người kia không đủ mẫn cảm để nhận biết, thì sẽ có một sự vẫy vùng nho nhỏ. Lối cầm tay này thật nhẹ nhàng và có ý nghĩa. Lúc đó tôi nghĩ vậy.

Kỷ niệm này trở về với tôi nhiều lần trong lúc nằm trên giường bệnh. Câu nói của cậu em mười một năm về trước trên chuyến đi từ San Fran về Los, cùng với câu chuyện của chị bạn về Thầy Thiên Ân và những kinh nghiệm về Nhận và Cho thu thập bấy lâu trong cuộc đời vẫn cất giữ trong óc, bỗng hiện ra như những mảnh puzzle. Ghép vừa vào nhau. Dần dần. Rồi một hôm nằm đọc kinh Phật nói về hạnh bố thí và giảng tại sao nên bố thí, tôi cảm thấy như mình vừa ráp xong mảnh puzzle cuối cùng. Bỗng nhìn thấy như một người tù sau bao năm nằm trong ngục tối được giải phóng để nhìn thấy ánh sáng chói lòa và vạn vật rạng rỡ của một thế giới con người tự do.

Khi ra khỏi bệnh viện, tôi lên San Jose để tiếp tục nghỉ ngơi và dưỡng bệnh tại nhà một người em trai đã có gia đình. Tôi thoải mái trong sự nhờ cậy rất nhiều ở mấy người em. Một anh bạn từ thủa trung học với em trai tôi nghe tin cũng ân cần lại thăm. Anh tình nguyện chở tôi đi bệnh viện khi cần. Thấy tôi khen cây hồng dòn nhà anh, anh cắt cho tôi những chùm hồng vàng cam còn cả lá. Anh đem cho bánh dẻo vợ làm và cuốn băng nhạc chọn lọc thu những bài ca Việt và Mỹ thịnh hành hồi đó khi anh hay xuống chơi với em tôi vào đầu thập niên 60 ở Phú nhuận. Tôi không thắc mắc khi nhận quà anh cho. Cám ơn anh mà không lúng túng. Tôi bỗng nhớ đến hình ảnh cháu tôi hồi một tuổi. Hồi đó tôi đến trông cháu những ngày em tôi đi làm. Đến giờ ăn, chú bé nằm u ơ chờ tôi hâm sữa đem lại. Không thắc mắc. Ăn xong chú buông chai không xuống thảm. Nhìn tôi. Cười. Không lúng túng. Và u ơ đòi bế ra đứng cửa sổ ngóng mẹ về.

Cũng vẫn cùng là một vòng tròn. Lúc đó chú bé đứng bên phải tôi ngửa tay cho tay tôi úp xuống. Bây giờ tôi đứng bên phải anh bạn, tay ngửa lên đón bàn tay anh. Chẳng mấy khác, thì tại sao không thể cũng nhìn cười như chú bé kia. Khi đã biết rằng có một người khác đang đứng cạnh mình bên phải tay ngửa lên cho bàn tay mình úp xuống. Khi biết rằng những người đứng bên phải và bên trái mình luôn luôn đổi chỗ hàng giờ hàng ngày trong cùng một vòng tròn, hay sang một vòng tròn khác. Còn gặp lại hay sẽ không bao giờ gặp nữa. Biết vậy sẽ không còn ngại ngùng khi nhận và mong mỏi khi cho. "Ân nghĩa xin nguyện đền." Nhưng không phải là tìm cho được ân nhân cũ để trả nghĩa. Mà luôn luôn giữ đầy ắp trong tấm lòng biết ơn Đời ơn Người để luân lưu đi những ân huệ nhận được từ người phía trái sang cho người bên mặt. Để chuyển hóa những đắng cay của Sân hận nhận được thành ngọt ngào của Hỷ xả Tha thứ đem cho người đứng bên. Không sổ sách trong tâm.

Trước Giáng Sinh, cô em gái ở Virginia gửi cho ít quần áo ấm mặc trong nhà. Cùng với tấm thiệp nhắc nhở tôi là "everyday should be Christmas and we hope you will in everyday have the comfort of receiving as well as the joy of giving." (Mỗi ngày đều là Giáng Sinh và chúng em mong là chị sẽ mỗi ngày cảm thấy thoải mái khi nhận và vui sướng khi cho - Lời dịch của tòa soạn). Tôi muốn nói với cô rằng từ ngày bệnh hoạn đến nay đối với tôi "everyday IS Christmas." Và tôi đã cảm nhận được Niềm Vui hồ hởi cả trong hành động NHẬN và CHO. Trong thực tế lúc này tôi không làm được gì Cho ai. Ngay cả mấy con tem nhiều khi cũng phải nhờ người đi mua. Nhưng sao tôi cảm thấy như có rất nhiều để cho. Phải chăng vì tôi nhận được từ Đất Trời và Người rất nhiều. Mỗi ngày. Nhận được nhiều thì cũng có rất nhiều để cho đi. Vì tôi chỉ đứng đó để chuyển hóa và luân lưu đi tất cả sau khi đã thụ hưởng hoặc thêm thắt một chút hương hoa. Rồi có lúc thấy mình không còn đứng đó để nhận hay cho, hay để thấy vui trong lòng. Mà chỉ thấy một sự luân lưu nhẹ nhàng. Không ngừng. Tự nhiên như bốn mùa thay đổi. Như lẽ vô thường của vạn vật.

Bỗng khám phá ra một quyền tự do căn bản và tối thượng của con người mà cả đời mình không hề biết tới mặc dầu vẫn tự hào là người tự do. Bỗng hiểu tại sao trong sáu phép Lục Độ bố thí là hành (động) đầu tiên của người Phật tử, và là hạnh thấp nhất. Nhưng chính hạnh bố thí cũng có thể là hạnh cuối cùng đưa con người tới giải thoát. Trọn vẹn. Đời đời.

Tổng số lượt xem trang