Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

Việt Nam, Những khó khăn và hứa hẹn

Simon Roughneen/Asia Sentinel
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Sự tiếp tục tăng trưởng bị thách thức bởi nạn lạm phát cứng đầu
Với thu nhập trung bình bình quân đầu người hàng năm chỉ hơn 1000 USD, hiện Việt Nam chính thức là một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp, và giá bất động sản ở Hà Nội, nơi toạ lạc chính phủ, và ở TP. Hồ Chí Minh, nơi là một thủ độ về thương mại - vẫn còn rộng rãi được biết đến là TP. Sài Gòn - đang ở trên một đường cong đi lên, những tòa nhà mới và phát triển địa ốc bung ra như thể còn nhanh hơn cây cối mọc lên trong các khu rừng mưa nhiệt đới xanh tốt của Việt Nam.

Rủi thay, sự xuất hiện ấy có phần nào ảo tưởng. Đất nước này phải đối mặt với nạn lạm phát thê thảm, vốn được ngân hang Starndard Chartered dự báo là 19.7% trong tháng 12 và tăng 12.3 % trong năm 2012. Tiền đồng, chỉ tệ của nước này, dự kiến sẽ tiếp tục giảm giá trong suốt năm khiến Việt Nam hiện bị thâm hụt 8 tỉ và mức ngoại tệ dự trữ bị xuống thấp. Với việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang cố gắng tháo gỡ khả năng thanh khoản, chính sách thắt chặt tiền tệ đang bắt đầu tạo nên áp lực vào lĩnh vực ngân hàng với kết quả là một số ngân hàng nhỏ tăng lãi suất hàng năm lên 18% bất chấp yêu cầu của ngân hàng trung ương là phải giữ mức lãi suất ở 14%. Theo ngân hàng thế giới, sự việc này tạo nên áp lực đáng kể đến đầu tư mặc dù lãi suất cho vay đã đi xuống đáng kể từ các mức lãi trung bình 22-27% trong nănm 2011 theo Ngân hàng Thế giới.
Đặc biệt, các mức lãi suất cao, lạm phát tăng cao và tài sản địa ốc bội cung đã chuyển sự bùng nổ thành phá sản và các khu vực đô thị đang phải chịu những hậu quả. Bên cạnh việc hạn chế cho vay thông qua thắt chặt tiền tệ, chính phủ đã phân loại một số tài sản như những loại có nguy cơ cao đối với các ngân hàng thương mại, gây khó khăn đến việc mở rộng các khoản vay cho các dự án mới của ngân hàng nhà nước. Theo Marketresearch.com các nhà phát triển (địa ốc) đang tìm kiếm đối tác liên doanh tài chính bởi vì sự khan hiếm các khoản vay từ ngân hàng.
Tuy nhiên, vẫn có một cảm giác là đất nước đang đi lên, với các thông báo tiếp tục của chính phủ về các đầu tư của nước ngoài, những mặt tiền cửa hàng thương hiệu mới và dòng xe hơi sang trọng lượn chơi giữa vô vàn tiếng động ồn ào của hàng chục ngàn xe máy chạy lung tung dọc theo các đường phố Hà Nội, Sài Gòn. ASEAN ước tính cho thấy Việt Nam và Indonesia là hai đích đến hàng đầu của các đầu tư nước ngoài trực tiếp trong khu vực Đông Nam Á, với dòng vốn FDI vào Indonesia và Việt Nam tăng 174% and140% ở hai nước trong năm 2011.
"Tình hình hết sức khác so với tám năm trước khi tôi mới đến đây lần đầu", một nhà đầu tư Âu châu, yêu cầu dấu tên, đã nhớ lại. "Thậm chí lúc ấy xe máy cũng ít hơn và xe ô tô lớn rất hiếm, đặc biệt là tại Hà Nội".
Chính sách Đổi mới hay kinh tế "mở cửa" của Việt Nam đã làm giảm mức đói nghèo từ 75% vào giữa những năm 1980 đến 14,5% trong năm 2008. Mức thu nhập đầu người trung bình khoảng 400 đô la Mỹ vào năm 2000. Sự tăng trưởng gấp đôi mức này trong một thập niên là kết quả của tang trưởng kinh tế trung bình 7 phần trăm hàng năm. Mức tăng trưởng GDP 6,5% trong năm 2011, sẽ giảm xuống 5,5% vào năm 2012 theo dự kiến của Ngân Hàng thế giới.
Việt Nam vẫn còn còn các khu vực nghèo đói, đặc biệt ở các vùng nông thôn, nơi sinh sống của 53 sắc tộc thiểu số. Tất cả gồm hơn 80% dân số người Kinh, nói tiếng Việt trong khi phần còn lại là thuộc các nhóm như Khmer Krom và người Hmong.
Thập kỷ tăng trưởng mạnh mẽ đã tạo nên nhu cầu khẩn cấp cho một mạng lưới giao thông vận tải có hiệu quả và cơ sở hạ tầng hiện đại cho tất cả các thứ từ điện lực đến vận chuyển, khiến đã thúc đẩy chính phủ phải chi ra 7 tỷ USD cho đường sắt, đường cao tốc và các cơ sở hạ tầng giao thông vận tải khác trong vòng hai năm tới cho đến cuối năm 2014.
Không ai hiểu được việc này hơn Lư Văn Thịnh, một nông dân trồng tre nứa người dân tộc Thái ở làng Nghèo, một nơi cách Hà Nội ba giờ xe, xuyên qua những cảnh núi đá vôi tuyệt đẹp của Vịnh Hạ Long, dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh cũ. Có khoảng 1.000 cây tre trên trang trại của mình, nhưng ông cho biết, tình trạng đường lộ nghẻo nàn và không đủ tiền mua một chiếc xe tải đã giới hạn đến lựa chọn mở rộng kinh doanh của mình.
Qua những đĩa bún và thịt gà chiên, cạn dần theo những ly rượu đế trong veo, người dân làng Nghèo nói rằng những căn nhà sàn sàn này được thắp sáng từ nguồn điện cung cấp bởi các bánh quay trên nước do địa phương chế tạo. Khu làng, có tên gọi được dịch là "nghèo" trong tiếng Anh (một khu làng cách đó 5 dặm được gọi là làng "khó"), thiếu ánh đèn đường và chưa được kết nối với lưới điện quốc gia.
Những vùng nông thôn nghèo ấy cung cấp sự thúc đẩy để đuổi kịp sức kéo của tăng trưởng đô thị và các triển vọng công ăn việc làm ở Hà Nội và Sài Gòn. Cuộc di cư trong nước xảy ra, và chính phủ Việt Nam ước tính đã có 7 triệu người di cư ở Sài Gòn và 26 triệu trên khắp đất nước trong năm 2007, các số lượng lớn trong một đất nước 90 triệu người. Tỷ lệ sinh sản, như hầu hết các nước châu Á khác, đã giảm mạnh, từ hơn 2,5 lượt sinh/một phụ nữ vào năm 2000, xuống còn 1,9 ngày nay dưới mức cần có để duy trì trạng thái cân bằng là 2,1. Tuy nhiên, với 25% dân số dưới 14 tuổi, ngay cả khi tổng tỷ suất sinh giảm xuống dưới mức sinh thay thế, con số tuyệt đối sẽ tiếp tục tăng cho đến khi những người trong thời đại bùng nổ em bé đầu tiên vượt qua chu kỳ sinh sản của họ.
Ở khu vành đai công nghiệp bất tận thuộc ngoại ô Sài Gòn, một thành phố rộng lớn của 12 đến 14 triệu người đang lấn sang các tỉnh lân cận, khoảng 65% dân số là người nhập cư. Những người dân thay đổi chỗ ở mang đến một nguồn cung cấp lao động rẻ và linh hoạt cho giới đầu tư, nhưng đôi khi điều này không phải là không có rắc rối. "Hàng năm sau Tết, năm mới của Việt Nam, chúng tôi có xu hướng bị mất khoảng 20% nhân viên của mình, Kim Jung Hee, một người quản lý nhà máy ở tỉnh Bình Dương, cách trung tâm Sài gòn một giờ lái xe cho biết.
NB Blue, công ty Hàn Quốc của Kim, sử dụng 1.000 công nhân trong một nhà máy sản xuất sạch sẽ, sáng sủa, tuôn ra các loại áo trùm đầu và sơ mi cho các thương hiệu nổi tiếng. Cô nói rằng cô đã đã sẵn sàng để chịu nhưng tổn thất về nhân sự khi công ty của cô - như hầu hết những công ty khác ở Việt Nam - phải đóng cửa một tuần hoặc nhiều hơn trong khoảng 23 ngày nghỉ của tháng Giêng. Bảy tuần nghỉ, các chuyến bay và xe hỏa nội địa tạo đã gần bán hết vé - Kim thừa nhận rằng hầu hết nhân viên của mình sẽ đi về hướng bắc cho mùa nghỉ và một số sẽ không bao giờ trở lại. "Họ trở về làng của mình, nghe được về các việc làm mới ở nơi khác thành ra họ chay theo những tin đồn," cô nói.
NB Blue đã đăng ký cho chương trình Better Work Vietnam, một sáng kiến được hỗ trợ bởi Tổ chức Lao động Quốc tế và Tổng công ty Tài chính quốc tế, nhằm quét sạch những hãng xưởng bóc lột công nhân của đất nước này. Kim Jung Hee cho biết cô hạnh phúc với chương trình này: nếu không NB Blue sẽ mất các hợp đồng béo bở của mình với những công ty như Gap, vốn cũng đã đăng ký cho dự án Better Work.
Đa số là những nữ công nhân trẻ có nguồn gốc từ nông thôn kiếm được trung bình 120 USD mỗi tháng, cố đắp đổi cuộc sống bằng mức lương tối thiểu của Việt Nam. Một trong những người thanh niên hiếm hoi trong nhà máy, anh Nguyễn Văn Vũ, 28 tuổi, sau nhiều lần thay đổi công việc đã di cư vào Sài Gòn cách đây gần 10 năm, hiện đứng đầu bộ phận giặt ủi. Anh cho biết tiền lương mình đã tăng ba lần trong năm nay và nói thêm "nhìn chung làm việc tại nhà máy này là tốt".
Nhưng mức lương tăng đã bị triệt tiêu bởi cơn lạm phát cứng đầu của Việt Nam, khiến có thể làm suy yếu cuộc tiến triển và gửi một số người có "thu nhập trung bình" mới ở Việt Nam trở lại cảnh đói nghèo. Giá lương thực tăng gấp đôi trong năm qua, có nghĩa là tại Việt Nam, cũng như ở nhiều quốc gia nghèo hơn, mọi người phải dành một tỷ lệ cao trong phần thu nhập của mình cho thực phẩm, giới công nhân có mức lương thấp phải vất vả để có thể chi dùng cho những nhu cầu căn bản.
Vũ phải gửi một số thu nhập của mình cho cha mẹ, sống nơi một nông trại ở Quảng Trị, không xa khỏi cố đô Huế. Gần đây, anh vừa lấy vợ, và vợ anh đã mang thai bảy tháng. Kết quả là, ngay cả với đồng lương được tăng, anh cũng như những người phải phụ thuộc vào khả năng kiếm cơm của anh vẫn đang cảm nhận sự hạn chế.
Ngoài tất cả các chi tiêu ấy, đồng lương địa phương ít ỏi đạm bạc của anh còn phải giúp cho việc ăn học của người em gái ở Đà Nẵng, nằm giữa Sài Gòn Hà nội, một thành phố lớn thứ năm, dọc trên bờ biển dài 2140 dặm và từng là một căn cứ hải quân Mỹ trong cuộc chiến Đông dương của Việt Nam. "Nếu không có chút tiền lương của tôi, chắc nó phải bỏ học", anh than thở.
Nguồn: Asia Sentinel


-Nguồn:-Việt Nam, Những khó khăn và hứa hẹn


-How to restructure Vietnam’s economy (FT 2-12-11) -- "Làm sao để tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam".  Bài của Jonathan Pincus.  "But economic restructuring means different things to different people.... The most radical interpretation — and the one supported by foreign diplomats and international agencies in Hanoi — is based on redefining the role of the state, primarily through selling-off state companies.... Most Vietnamese leaders are not willing to go that far. They prefer imposing tighter administrative controls on local governments and state companies, and reducing public investment levels and fiscal deficits" ◄  (Theo tôi, "tái cấu trúc" kiểu này thì không khác gì xây một cao ốc 50 tầng mà chỉ được quyền sử dụng keo, tre, và nứa... dưới quyền chỉ huy của một anh y tá!)

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

-Nguồn: Jonathan Pincus - Financial Times
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
02.12.2011
Báo chí Việt Nam đăng đầy rẫy những ý kiến về tái cấu trúc kinh tế. Giá cả lạm phát đã tăng hơn 20%, tỉ giá lãi chính thức cao và đồng nội hoá đang suy yếu cũng như nạn thâm thủng mậu dịch đang căng phồng đã làm sút giảm lòng tin vào chiến lược tăng trưởng của chính phủ, vốn bao gồm việc tự do hoá thương mại trong nông nghiệp và những ngành công nghiệp gia công, cộng thêm chính sách bù lỗ và bảo trợ cho các công ty nhà nước.
Nhưng Việt Nam nên thực sự làm gì để có một thay đổi hiệu quả?
Việc tìm kiếm một mô hình tăng trưởng mới đã được chính phủ thông qua. Tháng trước Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa lại kêu gọi các công ty quốc doanh chú trọng vào nhiệm vụ cốt lõi của mình và đã đã ra lệnh cho bộ tài chính công bố kết quả tài chính của các tập đoàn và tổng công ty quốc doanh, còn có tên là các tập đoàn kinh tế nhà nước.
Nhưng mỗi người lại hiểu tái cấu trúc kinh tế theo nghĩa khác nhau.
Cách diễn giải táo bạo nhất - được ủng hộ bởi những nhà ngoại giao nước ngoài và các cơ quan quốc tế ở Hà Nội - dựa trên việc định nghĩa lại vai trò của nhà nước, chủ yếu qua việc tư nhân hoá các công ty quốc doanh.
Đa số các lãnh đạo Việt Nam không muốn đi xa đến thế. Họ muốn áp đặt một chính sách quản lý chặt chẽ hơn đối với các chính quyền địa phương và các công ty nhà nước, và giảm thiểu đầu tư công cũng như thâm thủng ngân sách.
Những hướng đi này đưa ra những cách thức khác nhau nhằm đạt được một mục đích chung: thiết lập kỷ luật đối với các công ty nhà nước và chính quyền địa phương.
Việt Nam thường xuyên đầu tư hơn 40% tổng GDP - đa phần là hệ quả của việc truy cập dễ dàng đất đai và vốn từ nhà nước - cho các công ty nhà nước và chính quyền địa phương. Không phải vì quá dễ để kiếm lợi nhuận khi đất và vốn thì quá rẻ hoặc được cho không, mà vì việc kiếm lợi nhuận thậm chí có thể không phải là mục đích chính. Khi các quan chức nhà nước chỉ có thời hạn trong 5 năm hoặc ít hơn và có thể kiếm được nhiều tiền hơn qua việc ký bán hợp đồng, thì công việc đầu tư trở thành một thứ chuyển nhượng nhanh chóng hơn là một quá trình lâu dài.
Vì thế tái cấu trúc kinh tế là mật mã của việc chấm dứt nguồn đầu tư công, hoặc ít nhất là tìm được mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa đầu tư và lợi nhuận kinh tế. Đúng như vậy, Quốc hội vừa qua đã thông báo việc cắt giảm mục tiêu đầu tư từ 42% xuống còn 35% tổng GDP.
Nhưng những người ngoại quốc lại ưa chuộng việc sử dụng tính cạnh tranh của thị trường để áp đặt kỷ luật lên các công ty và cơ quan nhà nước. Tư nhân hoá các công ty nhà nước và bắt buộc các chính quyền tỉnh phải tách rời nguồn vốn đầu tư ra khỏi thu nhập địa phương và tiền bán công phiếu sẽ giảm thiểu tình trạng cho vay dưới động cơ chính trị.
Nhưng hướng đi này lại giả định rằng hiện đang có một tầng lớp những nhà đầu tư tư nhân thực sự, sẵn sàng và có thể mua lại tài sản và công phiếu nhà nước. Giáo sư khoa học chính trị Martin Gainsborough thuộc Đại học Bristol cho rằng thậm chí những nhà đầu tư tư nhân trên danh nghĩa tại Việt nam cũng có quan hệ nào đấy với chính quyền, ví dụ như qua mối quan hệ với những công ty nhà nước đã bị “cổ phần hoá” trước đây, những ngân hàng thương nghiệp nhà nước, những hợp đồng nhà nước hoặc qua việc mua bán đất nhà nước. Không những đã không giảm thiểu tầm kiểm soát của nhà nước, việc tư nhân hoá lại gián tiếp tăng cường quyền lực của nhà nước bằng cách mở rộng mạng lưới doanh nghiệp có liên hệ đến chính quyền.
Sự đi lên của những tập đoàn “có vẻ tư nhân” từng thu tóm những tài sản kếch sù qua những ưu tiên về đất đai, tín dụng và hợp đồng kinh doạnh từ nhà nước đã củng cố cho quan điểm rằng việc tư nhân hoá trong một đất nước nơi lĩnh vực tư nhân yếu kém thì chắc chắn sẽ không tạo ra được kết quả như mong đợi.
Trong khi đó, chính quyền vẫn từ chối sang nhượng quyền kiểm soát trong những công ty nhà nước cho các nhà đầu tư nước ngoài, một chính sách vừa mang tính bảo vệ cũng vừa rất ưa chuộng. Người Việt có thể đã mất lòng tin vào các công ty nhà nước, nhưng không có nghĩa là họ sẽ tin tưởng người nước ngoài.
Tiến triển trong việc tăng cường hiệu quả đầu tư đa số sẽ dựa trên khả năng của chính phủ trong việc thiết lập kỷ luật đối với ngành ngân hàng - không chỉ những ngân hàng thương mại nhà nước mà cả những “ngân hàng cổ phần chung” mà đa số do các cơ quan và công ty nhà nước sở hữu một phần.
Tái cấu trúc thật sự chỉ xảy ra khi những cân nhắc về kinh tế thế chỗ cho những tính toán chính trị như là nền tảng trong việc cho vay từ ngân hàng. Làm thế nào để đạt được điều này vẫn là vấn đề cơ bản trong quá trình tái cấu trúc kinh tế của Việt Nam.-






-Kinh điển - Chính sách ngoại hối của Việt Nam: Responding to the global financial crisis: Vietnamese foreign exchange rate policy, 2008-2009 - (J. of Asian Economics Dec 2011) BÀI RẤT CÓ ÍCH ◄◄


Chủ nghĩa! Chù nghĩa! Is Modern Capitalism Sustainable? (Project Syndicate 2-12-11) -- Ken Rogoff: Chủ nghĩa tư bản tân thời có bền vững không? (Ông ta trả lời: The possibility seems remote)


Kinh tế quốc tế: How the IMF Got Its Keynesian Groove Back (TNR 2-12-11)


Tham nhũng làm xói mòn sức cạnh tranh của doanh nghiệp (TN). – Tham nhũng ‘đe dọa ổn định và uy tín VN’  —  (BBC)-DNNN: Chỗ ngon thì cố giữ (TVN 2-12-11)
Petrolimex: Thoải mái chi hoa hồng, lỗ dân chịu (PLTP 3-12-11) – ĐIÊN ĐẦU VÌ CHUYỆN LÃI/LỖ XĂNG DẦU (Trần Minh Quân).  – Không bất ngờ  — (Nguyễn Vĩnh).“Đất vàng” Thủ đô và mê hồn trận đất đai (TVN 2-12-11) -- Bài Đặng Hùng Võ--Hơn 350 tỷ đô la kiều hối đổ về các nước đang phát triển trong năm 2011  —  (VOA).

Tổng số lượt xem trang