(VEF.VN) - Theo Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ nhận định, chi phí tái cấu trúc DNNN có thể phát sinh lớn, là gánh nặng với nền kinh tế, nhiều khả năng tăng thêm nợ công.
Trong buổi tọa đàm mới đây, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đánh giá, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của các DN này còn yếu mặc dù có nhiều lợi thế về nguồn lực. Ông Huệ lẫy dẫn chứng, trong năm 2009 để tạo ra một đồng doanh thu, DNNN phải sử dụng tới 2,2 đồng vốn, trong khi đó DN ngoài quốc doanh chỉ cần 1,2 đồng và DN FDI là 1,3 đồng. Trong khi so với mức trung bình chung của các DN VN là 1,5 đồng.
Ông Huệ cho biết, năm 2010, tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty mới chỉ đạt 16,5%. Trong 10 năm qua, con số này trên tổng nguồn vốn của khu vực DNNN chưa năm nào vượt quá 6%, trong khi các DN FDI luôn duy trì ở trên mức trên dưới 10%.
Sở dĩ có sự yếu kém đó là do sự chậm chạp trong nhận thức về đổi mới, hạn chế về lựa chọn, xây dựng, chiến lược, mô hình, cơ chế chính sách cho phát triển DN nói chung và DNNN nói riêng. Bên cạnh đó, các đơn vị này đầu tư vào những ngành, lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, phụ thuộc nhiều vào vốn vay; hay tình trạng độc quyền hoặc thống lĩnh thị trường trong một số lĩnh vực làm hạn chế động lực cạnh tranh và phát triển.
Ông Huệ nêu ví dụ cụ thể, Tcty Thép VN chiếm 35% thị phần trong nước, Tcty Công nghiệp Xi măng VN chiếm trên 50%, TĐ xăng dầu VN chiếm trên 60%, TĐ Điện lực VN sản xuất và cung ứng tới 80% nhu cầu tiêu thụ điện toàn xã hội; Riêng TĐ công nghiệp Than - Khoáng sản cũng chiếm đến 98% thị phần.
Bộ trưởng Vương Đình Huệ chia sẻ, việc Tái cơ cấu DNNN được xác định là khó khăn nhất cho dù đó là DN ngân hàng hay phi ngân hàng. Bên cạnh đó, để giải quyết, sắp xếp việc làm và lao động dôi dư cũng là một thách thức không nhỏ.
Xét về mặt kinh tế, chi phí cho tái cơ cấu DNNN bao gồm các khoản nợ phải thu khó đòi, khoản lỗ, chi giải quyết việc làm người lao động, cấp vốn cho các định chế tài chính trung gian có thể phát sinh lớn, ước hàng chục tỉ đồng.
"Đây sẽ là gánh nặng đối với nền kinh tế, nhiều khả năng làm tăng thêm nợ công nếu không có phương án xử lý tốt". Bộ trưởng Tài chính nói.
Ông Huệ đề xuất năm nhóm giải pháp TCT DNNN, trong đó tập trung vào các TĐ kinh tế và Tổng công ty nhà nước. Một là, thực hiện sắp xếp các DNNN hiện có thành các nhóm DN và có giải pháp cụ thể như nhóm 100% vốn NN, trên 75% vốn thuộc sở hữu NN, từ 65-75% vốn thuộc sở hữu NN và nhóm NN không nắm giữ cổ phần chi phối.
Hai là, thực hiện nhất quán cổ phần hóa (CPH) DNNN theo hướng giảm tỉ lệ sở hữu tại các DN, thu hút đầu tư chiến lược và có giải pháp đồng bộ phát triển thị trường chứng khoán và mua bán nợ.
Ba là, điều chỉnh, xây dựng mô hình chiến lược phát triển cơ cấu lại vốn, phù hợp với từng TĐ, Tcty NN, chấm dứt tình trạng đầu tư ngoài ngành.
Bốn là, đổi mới, tăng cường quản lý giám sát nhà nước đối với DNNN. Năm là, sắp xếp, TCT căn bản các công ty nông, lâm nghiệp. "Trong năm nay phải xây dựng xong Đề án TCT DNNN, không thể chậm trễ hơn". Ông Huệ nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đề xuất, phải tạo được môi trường bình đẳng, minh bạch để thu hút đầu tư tư nhân trong nước. "Lâu nay chúng ta có một mệnh đề: kinh tế tư nhân không làm được thì NN làm. Cái này không sai nhưng phải tư duy ngược lại: Tư nhân phát triển đến đâu thì DNNN rút lui tới đó, phải hỗ trợ họ chứ không cạnh tranh chèn ép họ". Ông Cung nêu quan điểm.
Đại diện ban đổi mới DNNN, ông Phạm Viết Muôn, Phó ban thường trực Ban chỉ đạo đổi mới DNNN nhấn mạnh, giờ là thời điểm cần hành động. Điều vướng mắc hiện tại là cơ chế chính sách cần CPH DNNN. Năm nay mới chỉ làm được có 30 DN. Trong khi muốn CPH 573 DN trong 5 năm thì bình quân mỗi năm phải làm được 150 DN.
- TS Tô Văn Trường: HIỂU THẾ NÀO VÀ LÀM GÌ ĐỂ TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ ? – (Người lót gạch).
Tái cấu trúc TTCK để hồi phục kênh huy động vốn cho các DN -- Lạm phát vẫn “làm khó” doanh nghiệp (Đầu tư). -
- Nhập siêu giảm, chưa vội mừng (NLĐ).
- Vụ “lỗ giả, lời thật”: Đủ chiêu né thuế (TT). -
- Triệu phú chứng khoán Việt giảm một nửa trong năm 2011(VNE). – Chứng khoán trong vùng tối !(NLĐ). - CTCK: Chết vì dễ dãi và tùy tiện (VEF). - Bi kịch chứng khoán: “Âm mưu và tình yêu” (Stockbiz).
- Tỉ giá tăng thêm 15 đồng (TT). - Giá USD, vàng cùng tăng (TN). - Nhìn lại một năm bão táp của vàng (Đất Việt).
- Nói và làm: Độc quyền, minh bạch và giá thị trường (VEF). - Không xét đến thu nhập của EVN khi duyệt tăng giá điện (TQ).
- Đầu tư vào hàng hóa hiện không khả quan (Đầu tư).
-Thịt bò Kobe ở VN có nguồn gốc từ đâu? (VNN 25-12-11) --Việt Nam lép vế từ que tăm, đôi đũa (VEF 25-12-11) - Thịt bò Kobe từ Nhật vào Việt Nam sẽ bị tiêu hủy (TT).- Hà Nội thưởng Tết cao nhất trên 67 triệu (VNN).
- 100 sản phẩm, dịch vụ được tôn vinh (NLĐ). - Tôn vinh các sản phẩm và dịch vụ Việt Nam được tin dùng năm 2011 (SGGP).
- Người giàu Việt Nam mỗi lần shopping 80 – 100 triệu đồng (Đất Việt).
Đô thị Trung Quốc nợ nần tùm lum: China’s local governments are taking on a lot of debt (WP 24-12-11)Mỹ - Trung Quốc: Maybe that war with China isn't so far off (Asia Times 23-12-11)
KINH ĐIỂN - Thể chế cải cách và phát triển của Trung Quốc: Fundamental Institutions of China's Reform and Development (J. og Econ Lit Dec 2011) ◄
Chủ nghĩa! Chủ nghĩa! The case for moral capitalism (Guardian 25-12-11) -- Để tiến tới một chủ nghĩa tư bản đạo đức. Bài của Roger Backhouse (môn đồ chủ nghĩa Keynes) (Cuốn The Puzzle of Modern Economics: Science or Ideology? của ông này rất hay, dể hiểu)
(Tamnhin.net) - Trong bài phân tích đăng trên tờ The Jakarta Globe, nhà nghiên cứu Calvin Sidjaya của hãng tư vấn HD Asia Advisory cảnh báo rằng tự do thương mại toàn cầu sẽ là một cuộc chơi không công bằng và thiệt hại sẽ thuộc về những người không hiểu luật chơi và thiếu sự chuẩn bị.--
- Đông Nam Á trong cuộc chơi tự do thương mại toàn cầu (Tầm nhìn/The Jakarta Globe). -- Kinh tế Mỹ năm 2012: Dẫm chân tại chỗ (Tầm nhìn).
- 10 vấn đề kinh tế thế giới nổi bật năm 2011 (VEF).
- Những CEO tệ nhất năm 2011 (VEF).
Bức tranh u ám của kinh tế Nhật Bản(Tamnhin.net) - Chính phủ Nhật Bản vừa quyết định hạ dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế do tác động của đồng yên mạnh và cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu.
-- Đông Nam Á trong cuộc chơi tự do thương mại toàn cầu (Tầm nhìn/The Jakarta Globe). -- Kinh tế Mỹ năm 2012: Dẫm chân tại chỗ (Tầm nhìn).
- 10 vấn đề kinh tế thế giới nổi bật năm 2011 (VEF).
- Những CEO tệ nhất năm 2011 (VEF).
Bức tranh u ám của kinh tế Nhật Bản(Tamnhin.net) - Chính phủ Nhật Bản vừa quyết định hạ dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế do tác động của đồng yên mạnh và cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu.
Kinh tế Mỹ năm 2012: Dẫm chân tại chỗ
Nền kinh tế Nga đang cho thấy sự dẻo dai trong bối cảnh hỗn loạn của tài chính quốc tế khó chống đỡ hơn cả trước kia. Tuy nhiên, những tác động lây lan từ cuộc khủng hoảng nợ công ở Eurozone đang đe dọa sự hồi phục vốn đã mong manh của nền kinh tế Nga, do xuất khẩu yếu kém và luồng vốn đang chảy ra khỏi nước này.
Nếu Eurozone không giải quyết được vấn đề nợ nần và dẫn đến một sự sụt giảm mạnh kéo dài về giá dầu thì nước Nga sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
-------
-Nguồn:Nỗi lo vốn huy động và nợ xấu
(TBKTSG) - Vấn đề chính của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là hiệu quả sử dụng vốn. Sang năm 2012 vấn đề không chỉ là sử dụng vốn, mà còn là tìm nguồn vốn bởi tiền từ kênh ngân hàng sẽ thu hẹp khi tổng phương tiện thanh toán cũng như tăng trưởng tín dụng được hạn chế ở mức thấp năm thứ hai liên tiếp.
Có hai chi tiết khiến giới tài chính phải quan tâm từ Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2012 diễn ra tuần trước. Thứ nhất là chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng dự kiến 15-17%, tổng phương tiện thanh toán tăng 14-16%. Những con số này chỉ nhỉnh hơn không đáng kể so với kết quả thực hiện năm 2011.
Trước đó giới doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty bất động sản, chứng khoán đã hy vọng chính sách thặt chặt tiền tệ có thể được nới lỏng vào năm sau theo đà chững lại của lạm phát. Nay thì những con số trên đã chỉ ra rằng tiền tệ sẽ vẫn chưa được nới. Nếu có nới sẽ chỉ là cung ứng thêm vốn cho nông nghiệp - nông thôn; xuất khẩu. Thậm chí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình còn đề cập đến khả năng tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán có thể xoay quanh 15%/năm trong vòng 3-5 năm tới.
Doanh nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực phi sản xuất, đã quen với sự cung ứng vốn ở mức rất cao trong nhiều năm. Trong năm năm qua tăng trưởng tín dụng bình quân 33%/năm, trong 10 năm cũng lên tới 29,4%/năm. Căn bệnh lạm phát tái diễn qua các năm mang đậm dấu ấn của cung tiền mạnh. Năm 2011 đánh dấu sự thay đổi hẳn của mức độ cung tiền. Nói một cách khác, một thời kỳ mới đã đến với kinh doanh tiền tệ và tất cả các chủ thể của nền kinh tế phải chuyển mình để ứng phó với sự thay đổi đó.
Khi nhu cầu vốn của nền kinh tế vẫn tăng, mà tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại, doanh nghiệp sẽ phải tìm các nguồn khác thay thế. Vốn chảy vào ngân hàng chắc chắn sẽ giảm. Tín hiệu giảm đã được phát ra từ nhiều tháng nay. NHNN cho biết đến cuối tháng 10-2011 tổng vốn huy động của cả hệ thống tăng 8,4% so với cuối năm 2010, bình quân 0,84%/tháng, chỉ bằng hơn một phần tư của mức 3,1%/tháng năm trước đó.
Mọi thành phần kinh tế đã và đang sử dụng nhiều hơn vốn khả dụng mà họ có thay vì gửi chúng vào tài khoản ngân hàng. Nhìn từ đây, cạnh tranh huy động vốn tiếp tục là phần cạnh tranh quyết liệt nhất giữa các tổ chức tín dụng năm 2012. Đây là chi tiết thứ hai được thấu hiểu qua hội nghị mà không ngân hàng nào hồ hởi.
Trong điều kiện trần lãi suất tiền gửi cào bằng như nhau ở mọi khu vực, mọi ngân hàng, các ngân hàng lớn đang có lợi. Tuy nhiên, biện pháp hành chính này không thể kéo dài mãi, cơ chế lãi suất thỏa thuận hay chính xác hơn là cơ chế lãi suất thị trường, trước sau cũng sẽ phải được áp dụng trở lại. Một mặt bằng lãi suất cao sẽ được tự động duy trì theo quy luật cung cầu. Tiền tệ cũng là một thứ hàng hóa và lãi suất là giá mua bán. Nhu cầu cao tất yếu giá phải tăng và giá đứng ở mức cao cho đến khi nguồn cung được cải thiện, tức tổng phương tiện thanh toán điều chỉnh tăng mạnh.
Sức ép huy động vốn sẽ nặng thêm ở những ngân hàng yếu kém, những ngân hàng đã “trót” cho vay nhiều những năm trước và năm nay, những ngân hàng không thu hồi được nợ quá hạn. Điều này có thể nhìn thấy rõ trên thị trường. Khác với những tháng 12 trước đây, bây giờ càng cuối năm, ngân hàng càng tích cực đòi nợ và đòi bằng được.
Những khoản ủy thác đầu tư, mua trái phiếu doanh nghiệp trong lĩnh vực phi sản xuất được xử lý dứt điểm không chút ái ngại, bất chấp tình trạng khốn đốn của doanh nghiệp. Sự phá sản hoặc chực chờ giải thể của không ít công ty bất động sản, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sự lao dốc không phanh của giá chứng khoán minh chứng cho sự kiên quyết đòi nợ của ngân hàng.
Dẫu vậy, nợ xấu vẫn đang tăng. Thống kê của NHNN tại hội nghị cho thấy nợ xấu toàn hệ thống đã đạt tỷ lệ 3,39% tổng dư nợ, tương đương 85.300 tỉ đồng. Và đáng ngại là còn có những khoản nợ xấu chìm bởi một số ngân hàng chưa phân loại nợ theo đúng quy định của NHNN. Chưa kể sự cách biệt giữa các nhóm nợ (nhóm 4 và nhóm 5) được phân loại không quá xa nhau.
Thông qua báo cáo tài chính của các ngân hàng, dễ nhận ra năm nay trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng nào cũng tăng đáng kể. Các ngân hàng lớn trích hàng ngàn tỉ đồng. Việc trích lập chủ yếu để bù đắp các khoản nợ khó đòi và tương đối ít ngân hàng trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư tài chính. Hoạt động đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, đối tác, hợp tác đầu tư… khá phổ biến.
Hồi giữa năm NHNN đã có một đợt thanh tra, kiểm tra và khảo sát tỉ mỉ hoạt động ủy thác đầu tư của các ngân hàng. Tiếc rằng số liệu đã không được công khai và bức tranh ủy thác đầu tư - thực chất là một biến tướng của hoạt động tín dụng - vẫn mờ ảo. Đó là lý do giải thích vì sao NHNN công bố ước tăng trưởng tín dụng năm nay 12-13%, nhưng lại đi kèm rằng nếu tính cả các khoản cho vay mang tính tín dụng, con số phải là 15%.
-Giang lê:-Có quá nhiều điểm phải bàn trong bài báo Tuổi trẻ link bên dưới:
- Một buổi tọa đàm của báo (Nhân Dân) tổ chức mà có bộ trưởng Vương Đình Huệ, thống đốc Nguyễn Văn Bình, phó chủ nhiệm VPCP Phạm Viết Muôn tham dự. Thực sự đây là một buổi tọa đàm của một tờ báo hay là một dạng press conference công bố chính sách?
- Bộ Tài chính sẽ lập Tổng cục quản lý và giám sát vốn nhà nước, vậy vai trò của SCIC ở đâu? Ông Huệ có vẻ muốn phát huy thế mạnh "thanh tra" của mình?
- Ông Huệ muốn có 1-2 tập đoàn đẳng cấp Đông Á, ông Bình muốn có 1-2 ngân hàng tầm khu vực (với tổng tài sản cỡ 50 tỷ USD). Trong suốt 20 năm đổi mới vừa qua, VN chưa bao giờ từ bỏ giấc mơ có những đại công ty như các keiretsu của Nhật hay chaebol của Hàn quốc. Nhưng có lẽ thay vì những ước mơ to tác như vậy hãy mơ những giấc mơ thiết thực hơn như giảm kẹt xe, lạm phát thấp, tỷ lệ người nghèo thấp.... cho dân được nhờ.
- Ông Muôn, ông Huệ đều đánh tiếng nhờ báo chi gây sức ép để các DNNN chịu tái cơ cấu. Vậy là dù chính phủ có muốn chưa chắc các DNNN đã thèm nghe.
- Ông Huệ nói cần phải có 55-65 nghìn tỷ để cho các DNNN "uống thuốc bổ để khỏe lên" trước khi tái cơ cấu. Tại sao không để những DNNN đã quá ốm yếu phá sản/giải thể? Cần phải đặt phương án phá sản/giải thể vào chương trình tái cấu trúc.
- Ông Vũ Đình Ánh nói đúng, không nên dùng DNNN làm công cụ điều tiết của nhà nước. Cứ nhìn gương xăng dầu và điện lực thì thấy khả năng điều tiết thông qua các DNNN vô cùng kém. Càng tạo điều kiện cho họ độc quyền và phình to ra, càng dễ có khả năng họ chỉ chạy theo lợi ích cục bộ của riêng mình mà không quan tâm đến cả nhân dân lẫn nhà nước.
- Ông Bình muốn có 12-15 ngân hàng nắm 80% thị phần. Thực ra bây giờ 4 ngân hàng quốc doanh hoặc nhà nước nắm giữ cổ phần đa số đã đạt gần con số đó rồi, cần gì phải tái cấu trúc nữa. Tỷ lệ thị phần đáng ra không phải là số tối thiểu như ông Bình nói mà phải là số tối đa, vd, 4 ngân hàng lớn nhất có thị phần không quá 50%.
TT - Ngày 16-12, tại buổi tọa đàm về tái cơ cấu nền kinh tế do báo Nhân Dân tổ chức, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ khẳng định quyết tâm hành động và đưa ra những giải pháp, lộ trình cụ thể.
Đặc biệt, nguồn kinh phí để tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) lên đến 55.000- 65.000 tỉ đồng.
Điện sẽ vẫn là một trong những lĩnh vực DNNN giữ vai trò then chốt trong thời gian tới - Ảnh: T.T.D. |
Theo ông Vương Đình Huệ, sức cạnh tranh của DNNN quá hạn chế. Để tạo ra 1 đồng doanh thu trong năm 2009, DNNN phải sử dụng tới 2,2 đồng vốn, trong khi đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ cần 1,2 đồng. Tỉ suất lợi nhuận trên tổng vốn trong mười năm qua, khu vực DNNN chưa năm nào vượt quá 6%, trong khi đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn duy trì ở mức khoảng 10%. Đây chính là lý do phải tái cơ cấu DNNN và ông Huệ cho rằng không có lý do gì không thể nâng cao hơn hiệu quả của DNNN.
Sẽ có Tổng cục quản lý và giám sát vốn nhà nước
VN sẽ có 12-15 ngân hàng lớn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình tham gia tọa đàm khẳng định các ngân hàng thời gian qua đã liên tục tự tái cơ cấu nhưng lần tái cơ cấu này nội dung bước đi sẽ khác, thời điểm này phải có thay đổi về chất. Ông Bình thông tin dư nợ của nền kinh tế tại ngân hàng bằng 116% GDP, tổng tài sản ngân hàng đã bằng 244% GDP. Tuy nhiên nếu cứ như hiện nay, VN sẽ không bao giờ có thị trường vốn phát triển vì ngân hàng đã làm hết vai trò của thị trường vốn. Quan điểm tái cấu trúc, ông Bình cho biết do hệ thống đã tồn tại 25 năm qua, không thể giải quyết một sớm một chiều. Theo lộ trình, trong năm 2012 Ngân hàng Nhà nước phải xử lý dứt điểm các ngân hàng yếu kém, từ nay đến tháng 3 sẽ giải quyết thanh khoản các tổ chức tín dụng có nợ xấu. Đích của tái cơ cấu, theo ông Bình, tới năm 2014-2015 VN có ít nhất một đến hai ngân hàng có tầm khu vực, tài sản cỡ 50 tỉ USD. Hệ thống ngân hàng VN không thể nói sẽ còn bao nhiêu ngân hàng nhưng ông Bình khẳng định tiến tới 80% thị phần sẽ nằm ở 12-15 ngân hàng. Các ngân hàng quy mô nhỏ sẽ phải theo quy chế riêng. |
Ông Huệ nêu quan điểm tái cấu trúc DNNN là phải làm DNNN mạnh lên, xứng đáng với vai trò và sẽ là công cụ điều tiết của Nhà nước. Việc tái cơ cấu, ông Huệ khẳng định sẽ được thực hiện trên cả phương diện vĩ mô, tức điều chỉnh lại chính sách, phân bổ lại nguồn lực, quản lý DNNN và cả vi mô như điều chỉnh cơ chế hoạt động tại các DNNN. Việc tái cấu trúc cũng sẽ theo hướng giảm số lượng, tăng chất lượng của DNNN. Mục tiêu, Bộ Tài chính tính toán đến năm 2020 VN phải có 1-2 tập đoàn đẳng cấp Đông Á, 10-15 tập đoàn, tổng công ty có vai trò hàng đầu, dẫn dắt nền kinh tế.
Bộ trưởng Vương Đình Huệ cũng công bố năm nhóm giải pháp trong đề án của Bộ Tài chính tái cơ cấu DNNN, nhấn mạnh sẽ phân nhóm các DNNN thành ba nhóm, trong đó có nhóm nhà nước sẽ chỉ giữ 65-75% vốn, có nhóm nhà nước sẽ không giữ vốn chi phối. Tuy nhiên, ông Huệ cho biết sẽ tập trung phát trỉển DNNN trong các lĩnh vực khá rộng được coi có vai trò then chốt như điện, giao thông, viễn thông, dầu khí, khai thác tài nguyên khoáng sản, xây lắp, xăng dầu...
Một giải pháp đột phá nữa về quản lý, ông Vương Đình Huệ cho biết Bộ Tài chính sẽ thành lập Tổng cục quản lý và giám sát vốn nhà nước tại Bộ Tài chính. Sẽ ban hành các quy chế giám sát DNNN. Lộ trình, ông Huệ khẳng định việc triển khai tái cơ cấu sẽ bắt đầu từ năm 2012, đến năm 2015 phải cơ bản hoàn thành cổ phần hóa, hoàn thiện thể chế quản lý, giám sát DNNN...
Phải tạo sân chơi bình đẳng
Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Viết Muôn khẳng định việc tái cơ cấu DNNN “sẽ làm theo kiểu hành động. Ta đã nói quá nhiều rồi, giờ phải làm”. Cả ông Muôn và ông Vương Đình Huệ đều ngỏ lời mong báo chí tạo sức ép chính đáng để người có trách nhiệm, các tập đoàn, DNNN phải thực hiện tái cơ cấu.
Ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp VN, nêu điều tra ý kiến doanh nghiệp về tái cấu trúc DNNN. Kết quả, 87% ý kiến cho rằng phải đẩy mạnh cổ phần hóa; 87% cho rằng cần cải thiện tính minh bạch của các DNNN; 65% ý kiến cho rằng cần cắt giảm ưu đãi DNNN từ Chính phủ... Kết luận, ông Lộc cho rằng cần tăng cường sự bình đẳng và phải tăng sức ép cạnh tranh trong khu vực nhà nước.
Đánh giá cao quyết tâm của các bộ, nhưng tại phần thảo luận, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh không đồng tình mãi coi DNNN là công cụ điều tiết của Nhà nước. Theo ông Ánh, công cụ của Nhà nước là cơ chế, chính sách chứ không phải là các doanh nghiệp. Nếu DNNN cứ được coi là công cụ thì sẽ buộc phải phân biệt đối xử, khó có hai từ “bình đẳng”.
LÊ THANH - C.V.KÌNH
- Năm 2012: giá điện chỉ tăng ở mức kiềm chế (TT). - Phân cấp quản lý tài chính còn chồng chéo, rối rắm (TBKTSG). -- Sức ép giảm giá đè nặng lên trị trường vàng (VOV).- Xu hướng lãi suất: có giảm được không? (TBKTSG).-Nhật ký tỷ giá giữa hai nhiệm kỳ Thống đốc (VnE 20-12-11)
- Năm 2012 sẽ có giải pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán (Vietstock).- Đại lý kêu hoa hồng xăng dầu thấp (VNE). – Đại gia xăng dầu ‘đốt’ tiền Nhà nước thế nào ? (VnMedia).
- Độc chiêu ‘thoát hiểm’ thời khó khăn của doanh nghiệp BĐS (ĐV). -- Dự án Bộ trưởng Thăng ‘rắn tay xử’ đã về đích (VTC). - Khen người vá đường, Bộ trưởng Thăng lại gửi thư (Bee).
- Nhật Bản xem xét hoán đổi đồng USD với Ấn Độ (DVT/Reuters).