- 2011 khép lại, đánh dấu năm đầu tiên Việt Nam triển khai đường lối đối ngoại chuyển từ hội nhập kinh tế quốc tế sang tích cực chủ động hội nhập quốc tế toàn diện. Bộ trưởng Phạm Bình Minh chia sẻ với VietNamNet những thách thức của ngành ngoại giao, nhiệm vụ năm 2012 và dự án Luật Biển.
Bộ trưởng Ngoại giao nói:
Chúng ta nhận định được những cơ hội nhưng phải thừa nhận rằng những thách thức lại vô cùng lớn. Tôi muốn nhấn mạnh 4 thách thức lớn nhất.
Thứ nhất, kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, chậm phụ hồi, chắc chắn tác động đến kinh tế chung của khu vực cũng như kinh tế của đất nước. Do đó, việc triển khai quan hệ với các nước trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế, thu hút đầu tư, mở rộng ODA cũng như các lĩnh vực khác sẽ gặp những khó khăn, ảnh hưởng nhất định đến các mục tiêu phát triển.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Ảnh: Minh Thăng |
Thứ hai, sự biến động nhanh chóng, những tác động của khu vực Trung Đông, Bắc Phi, sự chuyển dịch trọng tâm của các nước đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương tạo ra thuận lợi nhưng cũng có những khó khăn đối với các nước trong khu vực trong việc định hình chính sách sự chuyển dịch đó.
Thứ ba, những vấn đề trong khu vực liên quan đến Biển Đông, thách thức đối với chúng ta trong việc bảo vệ chủ quyền độc lập lãnh thổ.
Thứ tư, những thách thức về biến đổi khí hậu, an ninh phi truyền thống ngày càng trở thành những vấn đề lớn trên thế giới, mà Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.
Rất khó dự báo đúng
Bối cảnh thế giới 2011 cho thấy sự biến động nhanh chóng, phức tạp khó lường, tạo những dịch chuyển quan trọng. Tại hội nghị của ngành ngoại giao, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh đến công tác dự báo diễn biến thế giới để định hướng đường lối, chiến lược đối ngoại. Vấn đề này sẽ được đẩy mạnh triển khai ra sao?
Đây là một trong những nhiệm vụ hết sức khó khăn.
Thời gian qua, chúng tôi đã cố gắng tăng cường công tác nghiên cứu dự báo chiến lược, trong đó có việc thành lập, nâng cấp Viện Nghiên cứu chiến lược của Bộ Ngoại giao, tăng cường việc nghiên cứu của các đơn vị của Bộ cũng như cơ quan đại diện ở nước ngoài. Tuy nhiên, tình hình diễn biến nhanh chóng, dự báo cũng nhiều khó khăn. Dự báo đúng rất khó, nhưng dự báo gần đúng cũng là vấn đề quan trọng.
Nhận xét của Tổng bí thư rất đúng là công tác nghiên cứu, dự báo còn hạn chế. Trong chương trình hành động, Bộ Ngoại giao đã giao cho các đơn vị trong bộ, đặc biệt là Viện Nghiên cứu chiến lược tăng cường công tác nghiên cứu, đồng thời giao trách nhiệm cho các cơ quan đại diện ở bên ngoài tăng cường thu thập thông tin, nghiên cứu và đóng góp vào dự báo tình hình chiến lược đối với trong nước.
Một trong những biện pháp rất quan trọng là con người, nguồn nhân lực cho công tác nghiên cứu, dự báo thì cần tăng cường đào tạo hơn nữa, đặc biệt là cán bộ trẻ trong ngành. Hiện nay số lượng cán bộ trẻ trong Bộ lớn, làm sao đào tạo cho họ có tinh thần, tâm huyết với công tác nghiên cứu.
Về Luật Biển
Năm 2012, Quốc hội sẽ tiếp tục xem xét, thảo luận dự án Luật Biển Việt Nam do Bộ Ngoại giao chủ trì soạn thảo. Ý nghĩa của luật này trong bối cảnh phát triển của đất nước, thưa Bộ trưởng?
Với một quốc gia có chiều dài bờ biển 3.200 km, 28 tỉnh, thành nằm ven biển và một nền kinh tế liên quan đến biển chiếm đến 50% tổng thu nhập GDP, việc xây dựng một luật về biển là điều đương nhiên. Biển, đối với Việt Nam quan trọng về nhiều ý nghĩa, từ chính trị, kinh tế đến các lĩnh vực khác. Các quốc gia có biển cũng đều có luật liên quan đến biển, nên việc chúng ta ra một luật biển là vấn đề bình thường.
Đó là khẳng định những khía cạnh liên quan pháp lý đối với chủ quyền biển đảo cũng như hoạt động của chúng ta trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa trên biển. Vừa qua, Luật Biển đã được thảo luận kỳ họp thứ 2 của Quốc hội và sẽ tiếp tục được thảo luận tại các kỳ họp tới để thông qua chính thức.
2012: Bảo vệ vững chắc chủ quyền Các nhiệm vụ trọng tâm của ngoại giao năm 2012, theo Bộ trưởng Phạm Bình Minh, gồm: Xây dựng Chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế toàn diện trên các lĩnh vực. Tiếp tục đưa các mối quan hệ với các nước láng giềng khu vực, các nước lớn, bạn bè truyền thống đi vào chiều sâu. Góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước đi đôi với duy trì môi trường hòa bình, ổn định. Tranh thủ các nguồn lực bên ngoài đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước theo các định hướng phát triển mới. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các binh chủng, các bộ, ngành, địa phương. Xây dựng ngành ngoại giao chính quy, hiện đại, chuyên nghiệp để tạo môi trường thuận lợi nhất cho đất nước phát triển, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. |
Linh Thư
-Ảnh:Việt Nam đã thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa thế nào?
-- Tại Bảo tàng Đà Nẵng, ngày nào người dân, du khách được tận mắt chứng kiến các tư liệu lịch sử khẳng định chủ quyền “không thể chối cãi” của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.
Đó là các tư liệu về hải đội Hoàng Sa, về việc thực thi chủ quyền suốt chiều dài lịch sử Việt Nam từ thế kỷ thứ 16 đến thế kỷ 20.
Theo anh Huỳnh Đình Quốc Thiện - Trưởng phòng Nghiên cứu sưu tầm (Bảo tàng Đà Nẵng), hiện bảo tàng có 150 – 350 tư liệu, hiện vật xung quanh vấn đề chủ quyền Hoàng Sa. Các tư liệu này được ngành chức năng Đà Nẵng dày công sưu tầm, tổng hợp, hoặc do các cá nhân, đơn vị, bản thân những nhân chứng từng công tác, làm việc ngoài Hoàng Sa hiến tặng.
Được biết, dự án Trưng bày chuyên đề chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa vừa được Bảo tàng Đà Nẵng hoàn thiện, trình Sở VH-TT&DL Đà Nẵng. Dự án nhằm trưng bày các tư liệu Hoàng Sa với quy mô lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn, với 8 chủ đề chính, bao gồm các vấn đề về: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Hoàng Sa; lịch sử Hoàng Sa qua các thời kỳ; tư liệu trong và ngoài nước khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và các tư liệu, kỷ vật của nhân chứng Hoàng Sa…
Sau đây là một số hình ảnh tư liệu về chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa:
Thuyền bầu của Hải đội Hoàng Sa thế kỷ 17 – 18 |
Tờ dụ khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa |
Các hình ảnh về Hoàng Sa thế kỷ 19 - 20 |
Đá chủ quyền Hoàng Sa |
--Việt Nam muốn có nhiều tàu Gepard hơn Trang Strategy Page mới đây tiết lộ, Nga đồng ý cung cấp cho Việt Nam thêm 2 chiến hạm Gepard 3.9 và sẽ được đóng tại Việt Nam theo giấy ...
- Tiếp nhận máy bay và thành lập đội bay EC-225 (Tầm nhìn).
-– ‘CHÍNH QUY HIỆN ĐẠI”, Ở LENG SU SÌN – (Mai Thanh Hải).
-- Đua vũ trang ở Thái Bình Dương (TVN).
-- Iran bác cáo buộc chứa chấp thành viên al-Qaeda(TTXVN). - Iran tuyên bố đóng tàu khu trục hiện đại thứ hai (TTXVN). - Iran mở cuộc tập trận hải quân quy mô lớn (VTC). - Iran sẵn sàng hợp tác về quân sự-an ninh với Iraq (TTXVN).
- - 2011, một năm đánh dấu nhiều sụp đổ ấn tượng — (RFI).
- Philippines mua 2 C-130 (VietnamDefence).-