Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

Thắng lợi mới: Tạp chí Science "lật tẩy" đường lưỡi bò

- Mới đây, một bức thư phản đối về đường lưỡi bò phi lý của GS Phạm Quang Tuấn (Úc) và một số tri thức Việt đã được Tạp chí Science công bố sau nhiều lần trì hoãn. Bức thư giải thích tính phi pháp của đường lưỡi bò bị chèn vào các ấn phẩm khoa học từ Trung Quốc, cũng như lên án hành động phản khoa học, nghi ngờ mưu đồ chính trị của các học giả Trung Quốc.
Xin điểm qua những chi tiết quan trọng trong bức thư của tri thức Việt được đăng trên Science – Phản hồi bài “Lịch sử nhân khẩu học của Trung Quốc và thách thức trong tương lai” của X. Peng, đăng trên Science vào ngày 29 tháng 7 năm 2011, số trang 1581-587:



1. Các bản đồ của Trung Quốc có một đường cong hình chữ U hay còn gọi là đường lưỡi bò kèm theo gần như ôm trọn Biển Đông và các đảo trong đó (quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), rõ ràng ngụ ý rằng các khu vực được tô màu trong đường cong này thuộc về Trung Quốc. Tuy nhiên, các quần đảo này thuộc các vùng lãnh thổ đang bị tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Đài Loan (Trung Quốc). Vì thế việc cho rằng các quần đảo này là lãnh thổ Trung Quốc một cách không thể chối cãi là có vấn đề, đặc biệt là khi chúng gần như không có người ở và không liên quan đến nghiên cứu dân số trong bài báo.

Bài báo Quan ngại về
Bài báo Quan ngại về Biển Đông trên Science.

2. Đường cong hình chữ U trong bản đồ thì thực sự ít thuyết phục. Nó chỉ xuất hiện trong các bản đồ Trung Quốc và chỉ được tuyên bố bởi các tác giả Trung Quốc để biểu thị đường ranh giới hàng hải truyền thống của Trung Quốc. Nó được sử dụng chính thức bởi Trung Quốc để khẳng định “quyền chủ quyền và quyền tài phán” đối với các nguồn tài nguyên của biển Biển Đông. Bất cứ nơi nào nó xuất hiện, đường cong này ngang nhiên vi phạm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) các nước khác được công nhận bởi luật pháp quốc tế. Nó mở rộng vượt ra ngoài đường trung tâm giữa các đảo đang bị tranh chấp và bờ biển của các quốc gia khác, và do đó hình thành một yêu sách rộng lớn hơn nhiều so với các vùng nước liên quan đến các quần đảo này.
3. Tuyên bố đơn phương của Trung Quốc đối với các vùng biển mở rộng là chưa từng có trong lịch sử thế giới và vi phạm Luật Biển của Liên Hợp Quốc, mà tất cả các quốc gia xung quanh Biển Đông, bao gồm Trung Quốc, đã phê chuẩn. Việc Trung Quốc đẩy tuyên bố này một cách cương quyết là không nghi ngờ, bằng chứng là các sự cố gần đây trong đó các tàu Trung Quốc quấy rối tàu thăm dò dầu Việt Nam bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
4. Không một quốc gia nào công nhận biên giới biển hình chữ U của TQ. Indonesia và Việt Nam đã chính thức bày tỏ mối quan ngại. Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết nhất trí lên án hành động của TQ. Không có sự biện minh nào cho một chi tiết gây tranh cãi và phi pháp (trong điều khoản của luật pháp quốc tế) trong một bài báo mang tính học thuật. Người ta chỉ có thể hy vọng rằng sự hiện diện của chi tiết này không phải do áp lực chính trị.

Science đã giật tít “Concern over the South China Sea” tức “Quan ngại về Biển Đông" chứng tỏ họ đã không nhẫn tâm xem nhẹ sự liêm khiết trong môi trường học thuật. Động thái này chứng tỏ rằng Science đã bị khuất phục bởi các tri thức Việt, tôn trọng tính chân thật trong khoa học và phải giữ cho môi trường xuất bản các ấn phẩm khoa học không bị hoen ố bởi những mục tiêu chính trị.

Như vậy đến thời điểm này, hai tạp chí vào hàng bậc nhất trong khoa học, Nature và Science, đã tỏ rõ thái độ không chấp nhận đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc trong các ẩn phẩm khoa học. Đây sẽ là lí do để các tạp chí khác có quyền tẩy chay các bài báo có đường lưỡi bò từ Trung Quốc, bởi một tạp chí khoa học nghiêm túc không bao giờ chấp nhận bị lợi dụng bởi những mục tiêu chính trị và không bao giờ muốn những ấn phẩm của họ bị phản đối.
Như chúng ta đã biết, trong thời gian qua tri thức Việt đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo và yêu cầu các tạp chí khoa học quốc tế phải có hành động bảo vệ sự liêm chính của môi trường khoa học quốc tế trước việc các học giả Trung Quốc lấp liếm chèn đường lưỡi bò phi pháp vào các ấn phẩm khoa học của họ khi gửi công bố trên các tạp chí quốc tế.

Tri thức Việt đã thu được những thắng lợi quan trọng. Một thắng lợi chấn động cả cộng đồng khoa học quốc tế là tạp chí lừng danh Nature đã lên án hành động lấp liếm và phản khoa học cuả các học giả TQ về vấn đề trên, và cũng tuyên bố “sẽ không có chổ cho đường lưỡi bò” trên tạp chí này.

Một tạp chí lừng danh khác là tạp chí Science bị phản đối và cũng đã nhận thức được tính phi pháp của đường lưỡi bò. Tạp chí này cũng đã ra tuyên bố về vấn đề này. Tuy nhiên tạp chí này có phần hơi lấp liếm, kiểu như “có thể đã có sự hiểu nhầm”, “Science không đứng về bên nào” hay “chúng tôi sẽ xem lại quy trình … để tránh lặp lại …”.
Theo người viết, dù Science không nói rõ nhưng họ sẽ không đăng bài có đường lưỡi bò phi pháp của các học giả Trung Quốc. Nhiều nhà khoa học đã tiếp tục phản đối và yêu cầu Science phải giải thích rõ ràng hơn về lập trường của họ đối với đường lưỡi bò và đã đạt được kết quả nói trên. Đây có thể nói là một thắng lợi cực kỳ quan trọng nữa của tri thức Việt trong quá trình đấu tranh xóa đường lưỡi bò của Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu.
Kỳ tới: Tường thuật lại quá trình “tranh luận” giữa GS. Phạm Quang Tuấn và biên tập viên của Science
TS Lê Văn Út, ĐH Oslou, Phần Lan
-Nguồn:Thắng lợi mới: Tạp chí Science "lật tẩy" đường lưỡi bò


--
TIN LIÊN QUAN
---South Korean commando killed in raid on Chinese fishing boat DPA
Chủ quyền lãnh hải thật sự trên biển phải là ngư dân SGTT.VN - Chủ quyền lãnh hải quốc gia trên biển phải là ngư dân, bởi lẽ, hàng ngày họ có mặt thường xuyên trên biển Đông đánh bắt cá. Lãnh đạo các bộ, ngành và tỉnh Quảng Ngãi thống nhất đề xuất Chính phủ quan tâm, hỗ trợ cho khu vực này.----

Tổng số lượt xem trang