Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

NHÌN XA HƠN TỪ QUÁ TẢI BỆNH VIỆN

Đứng trên quan điểm thống kê học thì, 36 năm qua dân số Việt Nam tăng lên gấp 3 lần sau chiến tranh, nhưng số cơ sở khám chữa bệnh tăng chưa đến 2 lần. Đó là nguyên nhân làm "ùn tắc giao thông" trong y tế - hay còn gọi là quá tải bệnh viện.

Song đứng trên quan điểm quản lý ngành y về mặt vi mô thì, hầu hết các lãnh đạo các cơ sở công lập lại không muốn giảm quá tải. Vì nếu không còn quá tải thì, không còn đầu tư cơ bản lấy gì ăn? lấy gì để có tiếng và lấy gì để mình được xem là quan trọng?

Vi mô hơn nữa thì ở góc độ chuyên môn, vấn đề nhập việc và xuất viện ở các cơ sở khám chữa bệnh vẫn còn bất cập. Có những bệnh ở mức độ không cần nhập viện thì lại cho nhập viện. Có những bệnh chỉ cần nằm viện theo dõi trong vòng chưa đến nửa ngày rồi cho điều trị ngoại trú lại cho nằm dài ngày, v.v... nó cũng là yếu tố để tình trạng quá tải xảy ra. Vấn đề này còn phụ thuộc vào 2 yếu tố. Vì lợi nhuận và vì khả năng chuyên môn còn kém.

Nhưng đứng trên quan điểm văn hoá dân chúng thì, hơn nửa thế kỷ sống trong bao cấp làm cho người dân "thích" đi khám ở các cơ sở công lập hơn là tư nhân, vì nhiều lý do. Đầu tiên là dân nghèo vì thời bao cấp còn để lại di chứng và vì kinh tế suy sụp do điều hành của chính phủ. Sau đó là vì dân quen đi khám cơ sở y tế nhà nước. Sau cùng là đầu tư nhà nước vào cơ sở công lập có tính cục bộ ưu tiên cho tuyến trung ương nhiều hơn, nên trang thiết bị và chuyên sâu cũng tốt hơn. Ba yếu tố đó làm tâm lý người dân "thích" khám chữa bệnh ở tuyến trung ương công lập hơn nên làm ra quá tải.

Còn đứng trên quan điểm điều hành ngành y tế nước nhà thì, hầu như chính sách của cơ quan quyền lực cao nhất của ngành y đất nước vẫn giữ lề thói điều hành thời bao cấp. Vẫn ôm đồm lãnh đạo và phân tuyến điều trị, trong khi bệnh tật thì không chọn tuyến để mà gây ra. Vẫn lãnh đạo kiểu xin cho, vẫn bộ tứ rườm rà, vẫn tuyển nhân viên theo kiểu thân thế và đòi hỏi vật chất là trên hết, nên tha hoá không tránh khỏi ở hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh công lập.

Đứng trên quan điểm đào tạo thì cần phải bỏ chế độ đào tạo chuyên tu từ thời giật gấu vá vai nhân lực cho chiến tranh. Vì nó đã không còn hợp thời dẫn đến chuyên môn ở các tuyến xa không đủ khả năng đảm đương nghề nghiệp. Việc đào tạo theo nhu cầu xã hội cần là mũi nhọn, hơn là đào tạo theo số lượng và khả năng có thể đào tạo ở mỗi trường đại học y khoa như lâu nay. Vì tuyển sinh viên y khoa bao giờ cũng khó nhất, nhưng đào tạo chính quy ra thì thất nghiệp vì không thân thế, trong khi loại chuyên tu không có kiến thức, tai hại cho xã hội thì ghế đang chờ sẵn. Một nghịch lý của thời chiến tranh bao cấp vẫn chưa bỏ được.

Đứng trên quan điểm quản lý ngành y cần phải có một thế hệ ngoài ngành y được đào tạo về quản lý bệnh viện để điều hành các cơ sở khám chữa bệnh. Người làm chuyên môn giỏi cần để làm chuyên môn, không nên sử dụng vào quản lý làm phí phạm nhân lực và tài lực của ngành.

Nếu đứng trên quan điểm đãi ngộ của ngành y thì tiền công cho một trường hợp đại phẫu thuật không bằng thay chiếc vỏ xe 2 bánh, chưa dám nói đến tiền lương!

Không chỉ có riêng ngành y là ách tắc giao thông và quá tải. Ông tân thượng thư giao thông cũng đang bế tắc. Ông tân thượng thư ngân khố cũng đang đầy hơi sình bụng. Ông thượng thư ngành giáo cũng như thầy bói mù sờ voi, v.v... Và các ông có nhiệm vụ kinh tài cũng đang loay hoay chờ chết vì đâu, nếu không là hậu quả của một cơ cấu chính trị chạy theo chưa kịp với xã hội đang hội nhập nhanh?

Chữa bệnh thì phải tìm nguyên nhân để chữa. Cải tổ xã hội cũng phải biết nguyên nhân của nó tồi tệ là do đâu để cải tổ. Nếu không mãi cứ loay hoay, mà người chịu khổ vẫn là dân nghèo - những người đã, đang và sẽ là người quyết định vận mệnh của bất kỳ quốc gia nào.

Tóm lại để cho tình trạng quá tải bệnh viện của ngành y Việt nam hay bất kỳ các ngành khác trong xã hội, là công việc thay đổi toàn diện bắt đầu từ thay đổi quan điểm và cơ cấu chính trị. Hay nói cách khác là thay đổi cái tư duy chính trị một cách toàn diện từ người có trách nhiệm điều hành đất nước chứ không đơn giản chỉ một vấn đề của riêng bất cứ một ngành y khoa riêng rẻ.
Asia Clinic, 13h01' ngày thứ Hai, 12/12/2011-Nguồn:
NHÌN XA HƠN TỪ QUÁ TẢI BỆNH VIỆN

Bài đọc liên quan:
Ngành y Việt Nam cần thay đởi gì: Quan niệm
Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Mục tiêu
Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Quản lý
Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Bảo hiểm y tế
Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Đào tạo
Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Phân bỏ và đãi ngộ
Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Quản lý dược


--"Vợ tôi bị cắt mất 2 quả thận, sao khỏe lại được?" -- Vụ bệnh nhân bị cắt 2 quả thận: Sở Y tế Cần Thơ vào cuộc (DT). - Vụ bác sĩ tắc trách, bệnh nhân bị cắt hai quả thận – Họp hội đồng chuyên môn phân tích sự cố (SGGP).
-Đề nghị Malaysia cho 15 tàu cá Việt Nam trú tránh áp thấp (PLTP). – 99 ngư dân cầu cứu trên biển do áp thấp nhiệt đới (VNE).Sóng lớn uy hiếp nhiều khu dân cư ven biển (VOV). - Sóng biển bất thường cuốn nhà dân (TN). - Phú Yên: Sóng cao 7m ‘vỗ mặt’, sơ tán dân khẩn cấp (VTC).Kết tội thủy điện: Có oan? -Lại thêm thủy điện trên sông Đồng Nai (NLĐ). -- ’Sống dở chết dở’ tại mỏ sắt lớn nhất ĐNA-Bài 6: ‘Nhìn thẳng sự thật’ ở mỏ sắt lớn nhất ĐNA (VNN).-- Đánh, khủng bố để thâu tóm thị trường phế liệu (TN). -- Vịnh Nha Trang bị ô nhiễm (NLĐ).
-Trung Quốc nói dối về thực trạng ô nhiễm không khí (Nguoi-Viet Online) -Gần 1,000 chuyến bay bị hủy bỏ và 10 xa lộ ở miền Bắc Trung Quốc bị đóng từ chiều Chủ Nhật vì tầm nhìn kém. Tới ngày Thứ Ba vẫn còn phải bãi bỏ hơn 370 chuyến bay.
 Loài thạch sùng mới phát hiện ở Việt Nam
Lưu vực sông Mekong được cho là rất đa dạng về mặt sinh học

Thạch sùng ngũ sắc và thằn lằn toàn giống cái là hai chủng loại động vật mới được Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) phát hiện tại Việt Nam.
-- Hey look, a new species! Oh no, it’s extinct (AFP). “A species of all-female lizard, which reproduces via cloning without the need for males, was spotted by a scientist by chance on the menu in a Vietnamese restaurant.” Tạm dịch: Một nhà khoa học vô tình phát hiện một loài thằn lằn cái sinh sản vô tính trong thực đơn nhà hàng Việt Nam.
Self-cloning lizard
The self-cloning lizard was found in a Vietnamese resturant. Picture: La Sierra University


Read more: http://www.news.com.au/technology/sci-tech/self-cloning-lizard-one-of-200-new-species-discovered-in-greater-mekong-region/story-fn5fsgyc-1226219620126#ixzz1gIl5fdEO

- Hội nghị về biến đổi khí hậu: Thành công 50% (PLTP). – Đạt được thỏa thuận tại Hội nghị LHQ về khí hậu biến đổi  —  (VOA).  – Hội nghị Durban đề ra lộ trình tiến đến thỏa thuận về khí hậu vào năm 2015   —  (RFI).   – Lộ trình mới chống biến đổi khí hậu(NLĐ).
 - -‘Bão’ ôtô ngoại tỉnh sẽ nhấn chìm Hà Nội? (VnMedia).-- Chấn chỉnh hoạt động taxi (TN).

Trái Đất “oằn lưng” trước sức ép dân số -

 Bán công khai giấy kiểm dịch động vật (SGGP).

------Con bị xâm hại, mẹ phải lòng vòng cầu cứu (TT).-
- Cuộc Khủng Hoảng Y Tế Của Trung Quốc: Trung Quốc Vẫn Là Gã Đông Á Bệnh Phu(Nam Hải Trường Sơn). - Trung Quốc – Bùng nổ nhà dưỡng lão (SGGP).


Cháy rụi xưởng sản xuất mạch nha (TN).-
-“Đạo” sách làm luận án tiến sĩ? (NLĐ 11-12-11)
Nhiều ưu tư về văn hóa dân tộc (TN 11-12-11)
Đi chợ sách đêm (TT 12-12-11)

Tổng số lượt xem trang