-Tỷ phú chủ casino thú nhận đã đút lót quan chức ngoại quốc: In Filing, Casino Operator Admits Likely Violation of an Antibribery Law (NYT 2-3-13) -- Chính ông Sheldon Adelson này muốn mở casino ở Việt Nam. Đoán xem tại sao các quan chức Việt Nam sẽ cho phép!
The Las Vegas Sands Corporation, an international gambling empire controlled by the billionaire Sheldon G. Adelson, has informed theSecurities and Exchange Commission that it likely violated a federal law against bribing foreign officials.
In its annual regulatory report published by the commission on Friday, the Sands reported that its audit committee and independent accountants had determined that “there were likely violations of the books and records and internal controls provisions” of the Foreign Corrupt Practices Act.
The disclosure comes amid an investigation by the Securities and Exchange Commission as well as the Department of Justice and the Federal Bureau of Investigation into the company’s business activities in China.
It is the company’s first public acknowledgment of possible wrongdoing. Ron Reese, a spokesman for the Sands, declined to comment further.
The company’s activities in mainland China, including an attempt to set up a trade center in Beijing and create a sponsored basketball team, as well as tens of millions of dollars in payments the Sands made through a Chinese intermediary, had become a focus of the federal investigation, according to reporting by The New York Times and The Wall Street Journal in August.
In its filing, the Sands said that it did not believe the findings would have material impact on its financial statements, or that they warranted revisions in its past statements. The company said that it was too early to determine whether the investigation would result in any losses. “The company is cooperating with all investigations,” the statement said.
The Sands’ activities in China came under the scrutiny of federal investigators after 2010, when Steven C. Jacobs, the former president of the company’s operations in Macau, filed a wrongful-termination lawsuit in which he charged that he had been pressured to exercise improper leverage against government officials. He also accused the company of turning a blind eye toward Chinese organized crime figures operating in its casinos.
Mr. Adelson began his push into China over a decade ago, after the authorities began offering a limited number of gambling licenses in Macau, a semiautonomous archipelago in the Pearl River Delta that is the only place in the country where casino gambling is legal.
But as with many lucrative business spheres in China, the gambling industry on Macau is laced with corruption. Companies must rely on the good will of Chinese officials to secure licenses and contracts. Officials control even the flow of visitors, many of whom come on government-run junkets from the mainland.
As he maneuvered to enter Macau’s gambling market, Mr. Adelson, who is well known in the United States for his financial and political clout, became enmeshed in often intertwining political and business dealings. At one point he reportedly intervened on behalf of the Chinese government to help stall a House resolution condemning the country’s bid for the 2008 Summer Olympics on the basis of its human rights record.
In 2004, he opened his first casino there, the Sands Macau, the enclave’s first foreign owned gambling establishment. This was followed by his $2.4 billion Venetian in 2007.
Some Sands subsidiaries have also come under investigation by Chinese authorities for violations that included using money for business purposes not reported to the authorities, resulting in fines of over a million dollars.
Success in Macau has made Mr. Adelson, 78, one of the richest people in the world. He and his wife, Miriam, own 53.2 percent of Las Vegas Sands, the world’s biggest casino company by market value. Last year, Forbes estimated his fortune at $24.9 billion.
Mr. Adelson became the biggest single donor in political history during the 2012 presidential election, giving more than $60 million to eight Republican candidates, including Newt Gingrich and Mitt Romney, through “super PACs.” He presides over a global empire of casinos, hotels and convention centers.
Michael Luo and Thomas Gaffney contributed reporting.
Tập đoàn xây dựng khách sạn, khu giải trí và sòng bạc lớn nhất thế giới Las Vegas Sands bày tỏ ý định xây dựng một khu phức hợp trị giá đến 2 tỷ đô la tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chủ tịch tập đoàn, ông Sheldon Adelson, đã trình bày ý tưởng này với Bí thư thành ủy HCM Lê Thanh Hải tại cuộc gặp vào chiều thứ Tư ngày 7/12.
Ông Adelson hiện đang có chuyến thăm Việt Nam để vận động sự chấp thuận của chính quyền cho dự án này.
Sau cuộc gặp với lãnh đạo TPHCM, ông đã bay ra Hà Nội để trình bày ý tưởng dự án với các quan chức Chính phủ Việt Nam.
Theo đó, Las Vegas Sands dự tính xây dựng một khu phức hợp bao gồm khách sạn, nhà hàng, khu triển lãm, hội chợ, khu hội nghị, trung tâm mua sắm, spa, khu thể thao, rạp hát, rạp chiếu bóng, bảo tàng, khu trò chơi, khu thể thao…
Tập đoàn Las Vegas Sands cho biết dự án này sẽ tương đương như khu phức hợp Marina Bay Sands ở Singapore về quy mô và tính chất.
Tòa nhà ba khối được kết nối bằng hình ảnh một con thuyền trên đỉnh này nhanh chóng trở nên nổi tiếng khắp thế giới và trở thành một biểu tượng mới của Singapore sau khi hoàn thành vào tháng Sáu năm 2010.
Cánh buồm trên hoa sen
Theo ý tưởng thiết kế ban đầu thì công trình mà Las Vegas Sands muốn xây ở TPHCM sẽ có hình hai cánh buồm trên nền một hoa sen.
Lý do mà tập đoàn bất động sản giải trí và nghỉ dưỡng khổng lồ này quan tâm đến Việt Nam, theo ông Adelson, là vì đất nước này có rất nhiều tiềm năng xây dựng những cơ sở du lịch và nghỉ dưỡng phức hợp để thu hút du khách cũng như tổ chức hội nghị và hội chợ quốc tế.
Thông tấn xã Việt Nam nói trong buổi gặp này, Bí thư thành ủy Lê Thanh Hải đã bật đèn xanh cho dự án của Las Vegas Sands ở thành phố.
Ông Hải khẳng định với ông Adelson rằng TPHCM là cửa ngõ giao thương của Việt Nam với khu vực Đông nam Á nói riêng và thế giới nói chung.
Ông nói rằng TPHCM mong muốn tập đoàn Las Vegas Sands đầu tư vào dự án quy mô lớn này.
Tuy nhiên, lãnh đạo thành phố lại tỏ ra dè dặt với việc khu phức hợp mà Las Vegas Sands dự kiến sẽ bao gồm cả các sòng bạc bởi việc này cần sự chấp thuận của chính phủ.
Ở Việt Nam hiện nay chỉ có các sòng bạc nhỏ dành cho những người mang hộ chiếu nước ngoài. Sòng bạc lớn nhất ở Việt Nam hiện nay là casino Đồ Sơn ở Hải Phòng.
Theo luật pháp thì người dân Việt Nam bị cấm đánh bạc. Do đó, hàng ngày vẫn có nhiều người Việt Nam sang các sòng bạc ở bên kia biên giới với Campuchia và tiêu hàng chục triệu đôla mỗi năm.
Chủ tịch Adelson cũng kế hoạch gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Hà Nội để ‘vận động hành lang’ cho dự án có sòng bạc này.
BBC đã liên lạc với ông Trần Hùng Việt, tổng giám đốc Saigon Tourist, người giới thiệu cho ông Adelson đến gặp lãnh đạo TPHCM để hỏi thêm về chi tiết dự án nhưng ông Việt trả lời là 'hiện chưa có gì cụ thể cả'.
Ngoài Marina Bay Sands ở Singapore, tập đoàn Las Vegas Sands còn là chủ nhiều công trình lớn trên thế giới như các khu nghỉ dưỡng và sòng bạc The Venetian, The Palazzo và Sands Expo ở Las Vegas, The Venetian Macao, Sands, và khách sạn Four Seasons trên bán đảo Macao.
Như vậy nếu dự án ở TPHCM thành hiện thực, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới mà Las Vegas Sands có khu phức hợp nghỉ dưỡng và giải trí.
Cách đây hai năm, chính quyền Việt Nam cũng đồng ý cho mở sòng bạc phục vụ khách quốc tế trên đảo Phú Quốc. Sau đó, tỉnh Kiên Giang đã tổ chức đấu thầu để chọn nhà đầu tư nhưng cho đến nay vẫn chưa có sòng bạc nào được triển khai trên thực tế trên hòn đảo này.
'Rất muốn mở sòng bạc'
Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với báo Thanh Niên hồi đầu năm 2011 ở Singapore, tỷ phú người Mỹ Sheldon Adelson đã thổ lộ ý định muốn mở sòng bạc ở Việt Nam sau khi ông thắng lớn với sòng bạc ở Singapore.
“Khoảng một năm rưỡi trước, trong một cuộc thăm dò về bất động sản, một số đại diện của Ḅô Tài chính và Bộ Công thương Việt Nam đã hỏi tôi có kế hoạch mở sòng bạc ở Việt Nam hay không, và tôi đã trả lời họ rằng tôi rất muốn,” ông nói với báo Thanh niên.
“Tuy nhiên, vấn đề là Việt Nam không cho phép công dân của mình vào sòng bạc. Người ta đã nói với chúng tôi rằng nếu chúng tôi mở sòng bạc ở Việt Nam thì khách hàng của chúng tôi chỉ hạn chế ở những người nước ngoài đang ở Việt Nam,” ông nói.
“Tôi sẽ không bao giờ đầu tư từ 5 đến 10 tỷ đô la để mở sòng bạc ở một nơi mà người dân địa phương không được phép tiếp cận sòng bạc đó,” ông khẳng định.
Ông cũng nói là nếu được cho phép đầu tư ở Việt Nam thì ông sẽ chọn TPHCM vì ở đó có cơ sở hạ tầng tốt hơn.
-VN cho xây sòng bạc trên đảo Phú Quốc
-Kế hoạch xây casino ở Lạng Sơn
Đóng cửa sòng bạc lớn nhất Việt Nam-VN cho xây sòng bạc trên đảo Phú Quốc
-Kế hoạch xây casino ở Lạng Sơn
Người Việt bị tù vì gian lận ở sòng bạc
-Ai gánh nợ cho các tập đoàn? -(VEF.VN) - "Tái cấu trúc thực sự sẽ chỉ xảy ra khi người ta dùng việc cân nhắc tới kinh tế thay cho tính toán chính trị". Và câu hỏi tiếp theo: tiền và quyền lực sẽ thuộc về ai sau những chương trình tái cấu trúc doanh nghiệp; và nợ của doanh nghiệp sẽ do ai gánh chịu?
Một "dự cảm"
"Tái cấu trúc thực sự sẽ chỉ xảy ra khi người ta dùng việc cân nhắc tới kinh tế thay cho tính toán chính trị" - một nhận định mang tính "dự cảm" đáng chú ý của Jonathan Pincus, kinh tế gia làm việc cho Chương trình Việt Nam, Havard Kennedy School và cũng là hiệu trưởng của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại TP.HCM, mới đây đăng trên tờ Financial Times.
Tại Việt Nam, tái cấu trúc DNNN là một nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ và các bộ ngành, đã được Đảng và Quốc hội thông qua về chủ trương và định hướng.
Nhưng xem ra khi triển khai thực tế, ngay từ đầu đã có nhiều trở ngại.
Trong thời gian gần đây, đang tồn tại những quan điểm khác nhau về vấn đề tái cấu trúc DNNN. Vẫn có quan niệm cho rằng "không nên có cái nhìn cực đoan về DNNN", được thuyết minh bởi nhiều khó khăn mà những doanh nghiệp điện và xăng dầu đang phải "gánh chịu thay cho xã hội".
Nhưng ở chiều kích ngược lại, rất nhiều bài viết và công trình nghiên cứu được đăng tải trên mặt báo chí, với nội dung lớn nhất cần ghi nhận từ nguồn dư luận này là thực trạng độc quyền của một số doanh nghiệp điện và xăng dầu, lực cản từ các nhóm lợi ích trong quá trình tái cấu trúc... đã trở thành những tiêu điểm then chốt ngăn cản thực chất của tái cấu trúc.
Nói cách khác, việc tái cấu trúc đối với những DN dạng này sẽ có thể trở nên vô nghĩa nếu không thực hiện được bước cải tổ mạnh về cơ chế hoạt động và cả cơ chế tổ chức nhân sự của chúng.
Vào tháng 10/2011, một cuộc hội thảo về kinh tế vĩ mô đã tập hợp rất nhiều ý kiến đề xuất về sự cần thiết phải cải tổ đối với DNNN. Những đề xuất này đã được Ủy ban kinh tế gửi đến Quốc hội.
Đề xuất đáng quan tâm nhất của bản kiến nghị trên là "cần xóa bỏ mọi ưu đãi cho DNNN về tiếp cận các nguồn tín dụng, quyền kinh doanh, tiếp cận tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiếp cận thông tin, nhất là thông tin về các loại quy hoạch, tiếp cận các nhà hoạch định chính sách... Đồng thời, kiên quyết không "khoanh nợ, giãn nợ" cho bất kỳ DNNN nào, không nhận việc trả nợ, xử lý nợ thay cho doanh nghiệp".
Có lẽ, đây là lần đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện một quan điểm kiên quyết thế đối với vấn đề chân đứng của DNNN. Tuy vậy, nếu theo dõi xuyên suốt quá trình vận hành của khối DNNN thì mới thấy chủ đề phản biện "xóa bỏ mọi ưu đãi cho DNNN" là hệ quả tất yếu.
Những hậu quả không còn là dự cảm
Những thông tin được báo chí phản ánh mới đây đã nêu ra một cách khá chi tiết về hạn chế của DNNN. Đơn cử, hàng năm có tới 12% DNNN có kết quả kinh doanh thua lỗ và mức lỗ bình quân của DNNN cao gấp 12 lần so với các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước.
Chiếm đến 70% vốn đầu tư toàn xã hội, 50% vốn đầu tư nhà nước, 60% tín dụng của các ngân hàng thương mại, 70% nguồn vốn ODA, nhưng DNNN chỉ đóng góp khoảng 37-38% GDP. Có đến 31% DNNN bị lỗ trong sản xuất kinh doanh, 29% hoạt động không hiệu quả, lỗ lãi tượng trưng.
Chỉ riêng năm 2009, nợ của 81/91 tập đoàn, tổng công ty nhà nước (chưa tính Vinashin) đã là 813.435 tỷ đồng. Nếu tính cả nợ của Vinashin, theo báo cáo của Bộ Tài chính là 86.000 tỷ đồng, thì nợ của khu vực DNNN đến năm 2009 đã lên tới 54,2% GDP của năm 2009.
Chuyên gia Jonathan Pincus |
Nhiều DNNN cũng đang lâm vào nạn nợ nần. Không chỉ doanh nghiệp không được độc quyền, mà cả những doanh nghiệp quá được ưu đãi về cơ chế kinh doanh như Tập đoàn Điện lực và Tổng công ty Xăng dầu cũng luôn gánh trên mình những món nợ khổng lồ nhưng đầy nghi vấn về nguồn gốc.
Ai sẽ được hưởng lợi?
"Muốn cải cách DNNN triệt để, cần thay đổi quan điểm vai trò then chốt của khu vực này" - bản kiến nghị do Ủy ban Kinh tế tập hợp gửi đến Quốc hội thẳng thắn đặt vấn đề. Để tái cấu trúc khu vực DNNN, biện pháp cấp bách được bản kiến nghị đặt lên hàng đầu là Nhà nước không nên sử dụng DNNN như một công cụ điều tiết vĩ mô, điều tiết thị trường hay thực hiện chính sách xã hội.
Tại hội thảo "Triển vọng kinh tế thế giới và chính sách ứng phó của Việt Nam" ngày 18/10/2011, bà Victoria Kwakwa - Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam - cũng cho rằng, hơn lúc nào hết, Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa tái cơ cấu nền kinh tế.
Tuy nhiên, tái cơ cấu như thế nào cho hiệu quả đang là bài toán hóc búa. Khó khăn nhất là đụng đến lợi ích của các nhóm. Vì thế, cần xác định mục tiêu số một của việc bán DNNN là thu tiền về cho ngân sách hay là bán để sau này nó hoạt động hiệu quả hơn?
Những câu hỏi trên không tránh khỏi một hiện thực mà nhiều tháng nay người dân đang suy đoán, bởi quyền lợi của nhóm lợi ích nằm trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế chính, đặc biệt là những lĩnh vực thể hiện sự độc quyền như điện, xăng dầu, nước.
Lẽ dĩ nhiên, công việc tái cấu trúc DNNN sẽ chỉ mang tính hình thức, hoặc nói cách khác sẽ chỉ là công đoạn sắp xếp lại một số mắt xích "cho phù hợp hơn", nếu không giải quyết được vấn đề cần tách bạch quyền lợi của nhóm lợi ích khỏi nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Còn nếu bắt buộc phải thực hiện tái cấu trúc theo đúng ý nghĩa đầy đủ của cụm từ này, việc đụng chạm đến các nhóm lợi ích sẽ là không tránh khỏi. Trong thời gian gần đây, chỉ mới qua những ý định tăng giá điện và xăng dầu, người dân đã nhận thấy có quá nhiều lực cản đang án ngữ ngay tại bước đi đầu tiên trên con đường tái cấu trúc DNNN.
Không chỉ là những doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về đặc quyền, ngay cả những doanh nghiệp đang vận hành trong thị trường như một chủ thể kinh doanh như Công ty Vàng bạc SJC cũng bị đặt nghi vấn nhiều về đặc quyền nhận được từ cơ chế sản xuất, nhận khẩu và kinh doanh vàng miếng.
Dường như "dự cảm" của Jonathan Pincus, kinh tế gia đã đề cập ở phần đầu bài viết này, về "tái cấu trúc thực sự sẽ chỉ xảy ra khi người ta dùng việc cân nhắc tới kinh tế thay cho tính toán chính trị", đang có được những cơ sở thực tiễn để thuyết minh cho nó.
Câu hỏi tiếp theo: đối tượng sẽ được lợi nhiều nhất sau những chương trình tái cấu trúc doanh nghiệp; và nợ của doanh nghiệp sẽ do ai gánh chịu?
Hợp nhất: Ông chủ ngân hàng được lợi lớn - Xử gấp ngân hàng yếu kém để giữ niềm tin -'Đại phẫu' ngân hàng: Có chỗ cho vốn ngoại -- Nhật Bản tiếp tục tăng viện trợ ODA cho Việt Nam (NLĐ).
- Bao nhiêu tiền bị rút từ 3 ngân hàng hợp nhất? (VEF). - Lo lắng vì tin đồn trần huy động về dưới 14% (ebank). - Cán bộ BIDV giữ vị trí chủ chốt trong ngân hàng hợp nhất (TN).- Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt (NLĐ).
-- “Kịch bản kinh tế Việt Nam 2012: Đâu là cơ hội?” (VnEconomy). - Thủ tướng: Doanh nghiệp Nhà nước chịu lỗ để kìm lạm phát (VNN 8-12-11) -- Thiếu củi nên phải đốt nhà để nấu cơm?
Nhiều tập đoàn Nhà nước: Lương cao, hiệu quả kém (VN+ 8-12-11)- DNNN chỉ tập trung vào lĩnh vực then chốt ! (TN). - Kiên định đổi mới doanh nghiệp Nhà nước (NLĐ). - Thuê tổng giám đốc vì sao thất bại? (VNN).
- Chuyển giao EVN Telecom: “Các đồng chí không có gì phải băn khoăn” (ICTPress). - Nếu thị trường di động chỉ còn 2 “ông lớn” sẽ mất tính cạnh tranh (ICTNews).
- THV: Có thực Chủ tịch HĐQT thôi mua 6.1 triệu cp vì ngại thủ tục? (vietstock). -- Những nguyên nhân khiến chứng khoán “đổ sụp” (VnMedia). - TLS: Ông Ngọc, Hậu từ nhiệm, ông Hào sắp giữ chức mới (NDHMoney). - TLS định phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi (NDHMoney). -- S&P hạ xếp hạng tín dụng của Hoàng Anh Gia Lai xuống hạng B- (Sàn OTC/ TTXVA).- Thêm yếu tố hỗ trợ tỉ giá ổn định (PLTP).
- Ồ ạt phát mại bất động sản(vietstock). – Tăng vốn cho BĐS: Cửa hồi sinh trong năm 2012 (VEF). - Bắt đầu cho thuê mặt bằng dự án Vincom Center A (TN).
-- Cục Hàng không giải trình về giá vé máy bay tăng cao (TN/TT/TTXVN). - Giá vé máy bay tăng 20% (GTVT).
-Thủ tướng Dũng 'không sai' về Vinashin - (BBC) -Báo VN trích Thủ tướng Dũng nói ông 'không ra quyết định nào sai' về Vinashin và Đảng cử cán bộ vào tập đoàn thua lỗ. - Thủ tướng tiếp Đoàn các đại biểu Hoa Kỳ đến VN (TTXVN/TN). - Kỷ niệm 10 năm Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Mỹ (NLĐ). -Thương mại Mỹ - Việt tăng 1200% sau 10 năm
-Thủ tướng: Vụ Vinashin, tôi không ra quyết định nào sai- "Xảy ra chuyện như Vinashin, cuối cùng Thủ tướng đứng ra nhận trách nhiệm. Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai", Thủ tướng chia sẻ trong buổi thảo luận đánh giá 10 năm đổi mới, phát triển DNNN hôm nay ở Hà Nội.
Kiểm điểm lãnh đạo không hoàn thành nhiệm vụ
Hội nghị sắp xếp đổi mới DN dành cả ngày thảo luận về thành công, hạn chế và chiến lược tái cơ cấu DNNN 10 năm tới. Lắng nghe ý kiến lãnh đạo các bộ ngành, doanh nghiệp, một trong những điều Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng "tâm đắc nhất" là bài học trong công tác cán bộ.
Do vậy, mục tiêu đổi mới sắp tới được Thủ tướng nhấn mạnh là sớm kiện toàn bộ máy lãnh đạo. "Quyết định chọn lựa những cán bộ có đủ năng lực, trách nhiệm. Cán bộ tốt thì mọi việc mới vượt qua được", ông nói.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đánh giá hiệu quả phải công bằng, không thể nói DNNN là “ăn hại”.Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ |
Riêng nhân sự lãnh đạo tại các tổng công ty 91 và tập đoàn thì thực hiện theo quy trình, các bộ quản lý ngành đề xuất nhân sự, sau đó Bộ Nội vụ thẩm định, đề nghị Thủ tướng thông qua. "Nói là Thủ tướng thông qua nhưng đều là quyết định chung của Ban cán sự Đảng Chính phủ. Thủ tướng chưa hề quyết định một trường hợp cán bộ nào", người đứng đầu Chính phủ khẳng định.
Đồng thời với việc tuyển lựa cán bộ giỏi, Thủ tướng cũng yêu cầu sớm xử lý dứt điểm các DN thua lỗ, nợ đọng, đặc biệt là lùm xùm ở các DN mất đoàn kết kéo dài.
"Chúng ta trân trọng những người đóng góp xây dựng tập đoàn nhưng khi có khuyết điểm hoặc trong trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ, không đáp ứng yêu cầu mới thì cũng phải kiểm điểm, nói rõ vấn đề và tất cả phải hướng tới lợi ích chung".
Câu chuyện sai phạm Vinashin tiếp tục được dẫn như một bài học đau xót về việc các hành vi làm trái đã gây ra cái nhìn không hay cho khối DNNN.
"Xảy ra chuyện như Vinashin, cuối cùng Thủ tướng đứng ra nhận trách nhiệm. Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai", Thủ tướng chia sẻ.
Yếu kém trong công tác cán bộ được nhìn nhận là một trong ba nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế trong hoạt động DNNN vừa qua. Hai nguyên nhân còn lại là do bất cập thể chế và trách nhiệm tổ chức điều hành của cấp ủy, chính quyền, bộ ngành.
Người đứng đầu Chính phủ tổng kết, cơ chế quản lý cán bộ quản lý tại DNNN vẫn còn “nhùng nhằng”, rất khó và vướng cho Chính phủ trong điều hành, vì vậy phải được hoàn thiện.
Trong phần đăng đàn trước đó, phần phát biểu của Thượng tướng Lê Hữu Đức, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng được Thủ tướng chú ý. Ông Đức tiết lộ, bí quyết thành công của các tổng công ty quân đội là luôn chọn người đứng đầu giỏi, thậm chí phải thi tuyển. Người đứng đầu luôn phải báo cáo cấp trên chính xác về tình hình tài chính doanh nghiệp.
Đánh giá phải công bằng
Lắng nghe bài học kinh nghiệm của các bộ, ngành và DN trong mười năm qua, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước phải công bằng, nhìn thẳng ưu, khuyết điểm thay vì chỉ thấy mặt trái.
“Đánh giá hiệu quả của DNNN phải công bằng, không thể nói DNNN là “ăn hại”. Những kết quả mà DNNN đã đóng góp là không thể phủ nhận. Nếu không có DNNN thì Nhà nước không thể điều tiết, ổn định vĩ mô”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Việc tổng kết nhằm có cơ sở hoàn thiện đề án tái cơ cấu DNNN trong 5-10 năm tới nhằm bảo đảm 2 mục tiêu: DNNN là công cụ vật chất để Nhà nước điều tiết kinh tế vĩ mô; bảo đảm hiệu quả hoạt động của DNNN phải tương xứng với tiềm năng. Đề án tái cơ cấu DNNN sẽ được hoàn thiện với nội dung tái cơ cấu cho từng tập đoàn, tổng công ty.
Mười năm đổi mới vừa qua đã giảm mạnh được DNNN nhỏ và DN mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn. Hiện chỉ còn 1.309 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, tức là đã có khoảng 4.000 DNNN được sắp xếp lại. Nhờ vậy, DNNN tập trung vào các lĩnh vực Nhà nước cần nắm giữ, không tràn lan như trước.
Sắp xếp DNNN thời gian qua thành công nhất là ở cổ phần hóa. DNNN chủ yếu là đa sở hữu, nhờ đó hoạt động năng động, hiệu quả hơn. Cổ phần hóa nhưng vẫn bảo đảm vai trò của DNNN. Thủ tướng cho rằng, DNNN đã đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, bảo đảm giữ vai trò quan trọng trong các lĩnh vực trọng điểm như năng lượng, tiền tệ, hàng không, viễn thông. “Hàng không thế giới qua mấy lần khủng hoảng nhưng hàng không Việt Nam vẫn bảo đảm có lãi. Viễn thông phát triển vượt bậc tác động lớn đến hạ tầng kỹ thuật đất nước. Xây dựng các công trình lớn, trọng điểm như thủy điện Sơn La. Các sản phẩm công ích, quốc phòng an ninh .. Tất cả đều do DNNN đảm trách, đó là điều không thể phủ nhận”, Thủ tướng lưu ý.
Thời gian tới, chúng ta không thể mở hết đường bay cho quốc tế, mở cửa viễn thông, đóng tàu bảo đảm an ninh quốc phòng... Những vị trí then chốt này vẫn phải do DNNN đảm nhận.
Vai trò của DNNN không phải chỉ là kiếm tiền. Nhiều DNNN phải chấp nhận bán sản phẩm dưới giá thành để bảo đảm kiềm chế lạm phát, vì thế không thể coi đó là làm ăn kém hiệu quả. “Điện hiện nay bán thấp hơn giá thành, lỗ hơn 10.000 tỷ đồng. Điều này Chính phủ đã nhìn thấy nhưng đó là nhiệm vụ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam để kiềm chế lạm phát. Phải làm rõ điều này. Nếu các tập đoàn đầu tư ngoài ngành mà lỗ thì phải tách riêng để xử lý nghiêm, nhưng lỗ mà do mục tiêu bình ổn giá thì phải đánh giá công bằng để nhân dân, xã hội hiểu. Xăng dầu cũng vậy”, Thủ tướng nói.
Đại biểu trao đổi với Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng giờ giải lao. Ảnh: Lê Nhung
|
Những mặt trái cũng được người đứng đầu Chính phủ thẳng thắn chỉ rõ, như tiến độ cổ phần hóa còn chậm. Nhiều DN 20 năm vẫn chưa giải quyết dứt điểm chuyện thua lỗ. Quá trình thoái vốn ở DNNN cũng quá chậm. Hiệu quả trong một số tập đoàn, tổng công ty vẫn thấp, thua lỗ. Có biểu hiện làm trái gây hậu quả xấu cho nền kinh tế, làm mất lòng tin của xã hội, mất tuy tín của hệ thống.
Không thể tư nhân hóa mọi thứ
Người đứng đầu Chính phủ đề xuất Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương hoàn thiện hệ thống thể chế, “không nên phê phán Chính phủ nhiều nữa, cần tập trung vào làm”.
Mục tiêu thời gian tới được Thủ tướng nhấn mạnh: Sắp xếp DNNN phải bảo đảm nâng cao hiệu quả hoạt động, giữ được vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế.“Phải kiên định điều này, không thể tư nhân hóa hết mọi thứ”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành hoàn thiện thể chế về hoạt động của DNNN, trong đó cần làm rõ vai trò của quản lý nhà nước, chủ sở hữu, công tác cán bộ, hành lang để sáp nhập, giải thể doanh nghiệp.
Thứ hai, cần làm rõ sắp xếp, quản lý các nông - lâm trường quốc doanh. Theo đó, cần tách bạch nông trường và lâm trường, định rõ cơ chế quản lý. Thứ ba, ngay trong năm 2011, phải phê duyệt xong phương án sắp xếp lại từng DNNN, phân loại rõ các loại hình: DN 100% vốn Nhà nước; DN không cần giữ 100% vốn chi phối; DN nào cổ phần hóa nhiều, DN nào cổ phần hóa ít.
”Từng DN phải có phương án cụ thể. Chỉ giữ lại DN 100% vốn Nhà nước nếu thực sự cần thiết. Kể cả phương án đã được phê duyệt cũng phải rà soát lại. Quyết tâm đến 2015, kết thúc nhiệm kỳ sẽ hoàn thành xong việc sắp xếp, đổi mới DNNN”, Thủ tướng nói.
“Quan trọng là việc tổ chức thực hiện. Chính phủ đã phê duyệt xong phương án sắp xếp các DNNN, đang khẩn trương hoàn hiện đề án tái cơ cấu DNNN. Cần đề cao trách nhiệm ở từng cấp, giám sát tốt việc thực hiện. Phấn đấu ngay từ năm 2012 sẽ tăng tốc việc sắp xếp, đổi mới DNNN’, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng khẳng định, "tái cơ cấu để DNNN có hiệu quả cao hơn so với nguồn lực nhân dân, đất nước giao cho. Thứ hai, làm tròn được đúng vai trò chức năng mà Đảng, Nhà nước đã giao. Hiệu quả kinh tế phải gắn với điều kiện và nguồn vốn được giao".
Ngày mai, Thủ tướng chủ trì tổ chức một hội nghị khác sơ kết riêng về mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước.
Lê Nhung
Làm DN độc quyền, lương hơn 10 triệu
Lương trung bình ở DN dầu khí, điện... 100% vốn nhà nước là 8,14 triệu đồng/tháng. Nhóm ngân hàng, tài chính 10, 5 triệu. Một số tổng giám đốc nhận lương 70 - 80 triệu.
Làm rõ trách nhiệm lãnh đạo tập đoàn đang gặp khó
Chính phủ xác định rõ 7 phương hướng tái cơ cấu DNNN thời gian tới, trong đó làm rõ trách nhiệm của cán bộ quản lý những tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang khó khăn về tài chính.
|
--- Làm rõ trách nhiệm lãnh đạo tập đoàn đang gặp khó (VNN).-- Thủ tướng bổ nhiệm nhân sự một số tập đoàn (Bee). -
-Làm rõ trách nhiệm lãnh đạo tập đoàn đang gặp khó Chính phủ xác định rõ 7 phương hướng tái cơ cấu DNNN thời gian tới, trong đó làm rõ trách nhiệm của cán bộ quản lý những tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang khó khăn về tài chính. - Điều gì xảy ra nếu hạ trần lãi suất huy động? (VnEconomy).
- Cổ phần hóa Petro Vietnam, TKV, EVN, VNPT, Vinashin trước 2020(VnEconomy). – CPH là bước đột phá tái cấu trúc hệ thống DNNN (Tầm nhìn).
- Nhượng quyền thương hiệu SJC? (TBKTSG).
- Hé dần đề án tái cấu trúc DNNN (TBKTSG). – Cổ phần hóa một loạt tập đoàn nhà nước từ nay đến 2020 (VnEconomy).
- Khởi đầu của tái cơ cấu ngân hàng (TBKTSG). – Hợp nhất: Ông chủ ngân hàng được lợi lớn (VEF). – Hợp nhất ngân hàng không chỉ là 1+1 (TQ). – Những vụ sáp nhập ngân hàng đình đám nhất lịch sử (VEF). – Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khuyến cáo: “Không nên rút tiền trước hạn” (TN). – Fitch Ratings: Việt Nam hợp nhất ngân hàng làm hệ thống mạnh hơn (VnEconomy).
- Đối thoại giữa Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh với doanh nghiệp: Hàng bị ách bởi “rừng” thông tư? (ĐĐK).-
-
Nợ dưới chuẩn của các ngân hàng đã lên 4 tỷ USD- http://cafef.vn
Một trong những biện pháp tái cơ cấu NHTM là thực hiện mua bán-sát nhập. Muốn làm được việc này thì minh bạch, trung thực trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, nợ nần là yếu tố then chốt.
Tái cấu trúc ngân hàng thương mại (MHTM) là một trong 3 trụ cột trong công cuộc tái cấu trúc nền kinh tế. Nhưng tái cấu trúc NHTM được bắt đầu từ đâu? Tái cấu trúc như thế nào để không diễn ra tình trạng “bình mới rượu cũ”? Lộ trình tái cấu trúc ra sao?... là những câu hỏi được các chuyên gia tài chính đặt ra tại Hội thảo Tái cấu trúc hệ thống NHTM, công ty bảo hiểm và công ty chứng khoán vừa được Học viện Tài chính tổ chức.
Trên thực tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam bắt đầu thực hiện tái cấu trúc từ năm 1997 bằng việc tách quản lý nhà nước và về ngân hàng ra khỏi chức năng kinh doanh ngân hàng.
Trong suốt 15 năm qua, hệ thống ngân hàng liên tục tái cấu trúc, từ việc sắp xếp lại hệ thống tổ chức hợp tác xã tín dụng thành quỹ tín dụng, “xoá sổ” hệ thống NHTM cổ phần nông thôn đến việc yêu cầu các NHTM nâng vốn điều lệ lên tối thiểu 1.000 tỷ đồng, rồi lên 3.000 tỷ đồng… đến việc thực hiện các hợp đồng bán cổ phần cho các đối tác chiến lược trong và ngoài nước… Trong cả quá trình này, cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các giải pháp giảm nợ xấu và làm sạch bảng cân đối kế toán của những ngân hàng yếu kém.
“Mặc dù ngân sách nhà nước đã phải bỏ tiền ra để xử lý nợ xấu cho nhiều NHTM, thế nhưng, điều đáng lo ngại là nợ xấu vẫn tiếp tục gia tăng. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, đến đầu quý 4/2011, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã lên tới 3,21% từ mức 2,16% của năm 2010 và có khả năng lên tới 5% vào cuối năm nay. Con số trên sẽ tiếp tục gia tăng nếu tính cả số tiền mà các NHTM đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp nhưng chưa được trích lập dự phòng và số tiến mà các NHTM đã cho vay đối với lĩnh vực bất động sản.
"Nếu tính đầy đủ và tính toán theo tiêu chuẩn quốc tế, nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể lên đến 13%”, TS. Nguyễn Văn Hiệu, Trường đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Vietinbank lo ngại.
Phát biểu dưới danh nghĩa cá nhân, TS. Nguyễn Đắc Hưng (Ngân hàng Nhà nước) tính toán, nợ xấu và nợ dưới chuẩn của các NHTM tính đến 30.6.2011 ước vào khoảng 4 tỷ USD (vào khoảng 90.000 tỷ đồng).
Theo ông Hưng, con số nợ dưới chuẩn 4 tỷ USD kể trên cũng chỉ là tổng hợp báo cáo của các nhà băng, chưa phản ánh đầy đủ, trung thực tình trạng này. Và trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay thì “nợ xấu vẫn là một ẩn số”.
Muốn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, theo ông Hưng, cần phải xử lý dứt điểm một số hạn chế của hệ thống ngân hàng hiện nay như, chất lượng tài sản có của các NHTM kém, thiếu vốn tự có, gặp khó khăn về tính thanh khoản, yếu kém trong quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro, trong đó phải tập trung vào việc xử lý nợ xấu.
Trong giai đoạn 2001-2005, ngân sách nhà nước đã phải bỏ ra 19.000 tỷ đồng để xử lý 23.000 tỷ đồng nợ xấu của hệ thống ngân hàng nhằm làm trong sạch bảng cân đối kế toán cho nhiều nhà băng, nhưng theo TS. Phí Trọng Thảo, Giám đốc Trung tâm đào tạo Bảo Việt thì hiệu quả đạt được trong việc xử lý nợ xấu rất thấp và chỉ làm lợi cho một tổ chức.
“Việc tập trung xử lý nợ xấu bằng giải pháp kinh tế (sử dụng ngân sách hoặc các giải pháp để xoá nợ) trong thời gian qua chẳng khác nào xử lý phần nổi của tảng băng. Xử lý xong phần nổi, phần chìm lại nổi lên. Kết quả là hệ thống ngân hàng vẫn yếu kém như cũ”, ông Thảo bình luận.
Nguyên nhân gây ra nợ xấu của các NHTM, theo ông Thảo là do hoạt động kiểm soát rủi ro có quá nhiều bất cập, chính sách quản lý hệ thống ngân hàng còn nhiều lỏng lẻo, minh bạch trong hoạt động kinh doah và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ ngân hàng - những người chịu trách nhiệm chính trong việc cho vay - suy giảm nghiêm trọng.
“Những hạn chế trên đã dẫn tới tình trạng cán bộ ngân hàng dễ dàng cho vay hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng sai quy định dẫn đến nợ xấu gia tăng. Nhiều ngân hàng thành lập “sân sau”, trong đó không ít ngân hàng thành lập, góp vốn vào công ty chứng khoán dẫn đến thua lỗ vì cho vay chứng khoán. Vì thế, để xử lý nợ xấu cần phải xử lý triệt để những hạn chế này, tuy nhiên cần phải có lộ trình để giảm thiểu tác động đến nền kinh tế”, ông Thảo phát biểu.
Để khởi động quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, theo bà Lã Thị Lâm (Học viện Tài chính), Ngân hàng Nhà nước phải yêu cầu các NHTM công bố công khai tình hình nợ xấu năm 2011, qua đó rà soát lại những ngân hàng yếu kém, ngân hàng mất khả năng thanh khoản, đặc biệt tránh tình trạng nhân nhượng với những ngân hàng không thực hiện đúng thời hạn phải công bố công khai tình hình nợ xấu. Với những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao hoặc tỷ lệ cho vay dưới chuẩn cao hơn mức cho phép, Ngân hàng Nhà nước phải cương quyết chỉ đạo thu hồi nợ.
“Một trong những biện pháp tái cơ cấu doanh nghiệp nói chung, NHTM nói riêng là thực hiện mua bán-sát nhập (M&A). Muốn làm được việc này thì minh bạch trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, nợ nần là yếu tố then chốt. Tuy nhiên, với hệ thống ngân hàng, hoạt động M&A cần phải thực hiện một cách “trật tự” để tuyệt đối không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền”, bà Lâm khuyến cáo.
Theo Mạnh Bôn
Báo đầu tư
-2012 Việt Nam vẫn phải nhập nhiều mặt hàng thiết yếu-(Tamnhin.net) - Năm 2012, Việt Nam vẫn tiếp tục phải nhập nhiều mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, phân...
- Trả lương bằng… bánh (SGTT).-
- Châu Âu: Khủng hoảng nợ bao phủ mùa Giáng Sinh — (VOA). – Khủng hoảng EU: Khi nước Đức cũng là mối đe dọa (SGTT).- Lãnh đạo EU chuẩn bị họp thượng đỉnh — (BBC).-- OCDE : Khối euro đem giông tố đến cho kinh tế toàn cầu-- Áp lực đè nặng lên hội nghị EU (TN). – Bình tĩnh với đồng euro (NLĐ). – Standard & Poor’s cảnh báo Liên Hiệp Châu Âu về nguy cơ mất điểm AAA — (RFI). – Lãnh đạo Âu châu được hối thúc phải đạt thành quả tại cuộc họp thượng đỉnh — (VOA). – Bom thư gửi tới người đứng đầu ngân hàng Đức ‘có chức năng hoạt động’ — (VOA).