Quảng "nổ" từng "xấu hổ" khi để tuột mất tên miền Bkav.com - - 06/01/2012 ICTnews- "Là một người sử dụng Internet từ trước khi Internet vào Việt Nam, tôi cũng đã cảm thấy xấu hổ khi Bkav kiểm tra và thấy tên miền Bkav.com bị một công ty của Mỹ đăng ký cách đây khoảng 3-4 năm" - ông Nguyễn Tử Quảng - Tổng Giám đốc Bkav chia sẻ.
Tuy nhiên, khi kiểm tra một loạt các tên miền của những công ty "đại gia" như Viettel.com bị một người ở Mỹ mua từ năm 1997, FPT.com bị mua từ năm 1995... thì thấy họ cũng chưa thực sự quan tâm đến tên miền quốc tế giống như Bkav.
Theo ông Quảng, mặc dù tiếp xúc với Internet từ rất sớm nhưng những năm 1997, khi Việt Nam kết nối Internet, ông Quảng vẫn cho rằng tên miền quốc tế .com là "vớ vẩn", vì thấy tên miền loại này bán với giá vài đôla Mỹ và giao dịch chỉ hoàn toàn qua Internet. Trong khi đó, tên miền .vn thì phải đăng ký với VNNIC nên có cảm giác "đàng hoàng" hơn. "Nhưng đó là quan điểm cách đây cả chục năm, thực sự là một sự ấu trĩ. Có lẽ đây cũng là lý do mà hàng loạt công ty có thương hiệu trong lĩnh vực công nghệ của Việt Nam đã bị mất tên miền quốc tế" - ông Quảng nhấn mạnh.
Ông Quảng cho biết: Khi công ty Mỹ đòi mức giá hơn 2,3 tỷ đồng, Bkav cũng có những sự suy nghĩ và băn khoăn nhất định. Nhưng sau đó, Bkav chấp nhận mức giá đó vì đó là chi phí cơ hội do doanh nghiệp Mỹ đã "đi trước" mua cách đây cả chục năm (năm 2001).Mức giá hơn 2 tỷ có từ cách đây 2 năm và ông Quảng cho rằng, nếu công ty của Mỹ biết Bkav sắp ra nước ngoài và rất cần tên miền đó thì chắc chắn sẽ không thể có mức giá như vậy. Đó là chưa kể đến việc trong suốt quá trình đàm phán, doanh nghiệp đầu cơ tên miền của Mỹ đã tỏ ta rất chuyên nghiệp và không có hiện tượng chộp giật hay nâng giá bán. Chỉ khi Bkav tỏ ra nghiêm túc trong việc mua tên miền đó, doanh nghiệp của Mỹ mới đồng ý hạ giá bán từ 3 tỷ đồng xuống 2,3 tỷ đồng. Rõ ràng, Bkav đã gặp may khi đặt vấn đề mua lại tên miền Bkav.com.
Hiện nay, trước khi Bkav làm một sản phẩm mới nào đó thì việc đầu tiên là doanh nghiệp này phải tìm và mua tên miền cho sản phẩm, dịch vụ đó đã. "Nếu không mua được tên miền phù hợp, Bkav sẵn sàng đổi tên cho sản phẩm đó", ông Quảng khẳng định.
ICTnews - Theo Bkav, để đạt mục tiêu vào Top 10 phần mềm diệt virus hàng đầu thế giới, việc sở hữu tên miền quốc tế .com là điều kiện quan trọng nhất và mức giá 2,3 tỷ đồng vẫn còn khá rẻ so với tiềm năng phát triển của Bkav trong năm 2012.
Mức giá ban đầu của tên miền Bkav.com lên đến hơn 3 tỷ đồng
Ngày 4/1, Công ty Bkav đã chính thức sử dụng tên miền quốc tế Bkav.com sau khi phải bỏ ra 2,3 tỉ đồng để mua lại tên miền này từ một công ty của Mỹ đã nhanh chân đăng ký trước từ năm 2001.
Ông Nguyễn Tử Quảng, Tổng Giám đốc Công ty Bkav cho biết, thực ra Bkav đã quan tâm đến tên miền Bkav.com từ cách đây 2 năm khi bắt đầu chuẩn bị kế hoạch ra nước ngoài. Tuy nhiên, quá trình đàm phán chỉ trong 2 tháng trở lại đây. Mức giá ban đầu công ty của Mỹ đưa ra từ năm 2009 là khoảng 150.000 USD (khoảng hơn 3 tỷ đồng) nhưng sau quá trình thương lượng, công ty này đã đồng ý "giảm giá" cho Bkav xuống còn hơn 100.000 USD (tương đương 2,3 tỷ đồng).
"Có lẽ đây là số tiền lớn nhất chi cho một tên miền của Việt Nam được biết đến chính thức tính tới thời điểm hiện nay. Khi sản phẩm bắt đầu có thương hiệu, các doanh nghiệp nên mua ngay tên miền quốc tế để tránh phải chi nhiều tiền mua lại sau này, như trường hợp của Bkav", ông Quảng nói.
Năm 2012 cũng là năm Bkav bắt đầu "tiến công" ra thị trường nước ngoài sau một thời gian dài chuẩn bị (từ năm 2010). Chính vì thế, tên miền là yếu tố rất quan trọng và "cho dù phía công ty của Mỹ có đòi mức giá cao hơn thì Bkav vẫn phải chấp nhận".
Cũng theo ông Quảng, Bkav có thể lựa chọn tên miền quốc tế khác như .net, .org... hay thay đổi thương hiệu sản phẩm nhưng điều đó sẽ tốn rất nhiều chi phí makerting để người dùng nhớ đến, thậm chí có khi còn lớn hơn cả chi phí tên miền .com và gây ra sự không thống nhất trong việc quảng bá thương hiệu.
Không chỉ Bkav mà còn có một số công ty, tập đoàn lớn trong lĩnh vực công nghệ của Việt Nam bị mất tên miền quốc tế. Ví dụ như tên miền VNPT.com đã thuộc sở hữu của một tổ chức có địa chỉ tại Hàn Quốc từ tháng 10/2010, hay tên miền VNPT.net cũng đã thuộc sở hữu của một tổ chức Hàn Quốc từ năm 2001. Tương tự, các tên miền quốc tế trùng tên với tên Tập đoàn Viettel như: Viettel.com, Viettel.net, Viettel.org... cũng đã có người "chiếm hữu", chỉ có duy nhất tên miền viettel.ws là chưa có người mua.
Bên cạnh đó, tên miền quốc tế FPT.com (trùng với tên Tập đoàn FPT) đã được một người tại Mỹ mua từ năm 1995 và nắm quyền sở hữu đến năm 2012, hay tên miền Mobifone.com (trùng với tên công ty MobiFone) hiện vẫn đang thuộc quyền sở hữu của một người Hàn Quốc...
Trước đó, ngày 14/12, chủ sở hữu tên miền viettel.com đã rao bán tên miền này với giá lên tới 1,5 triệu USD (khoảng hơn 30 tỷ đồng).
“Mãi tới năm 1997 Việt Nam mới kết nối Internet, nền kinh tế lại chưa phát triển nhiều, và trong hoàn cảnh đó doanh nghiệp chưa thể nghĩ đến toàn cầu. Có lẽ đây cũng là lý do mà các thương hiệu khác của Việt Nam đã để mất tên miền quốc tế”, ông Quảng nói.
Ông Vũ Thế Bình-Tổng giám đốc Netnam cho biết, ngay từ năm 2000 tên miền Netnam.com được rao bán với giá 2.000 USD. Khi đó, Ban giám đốc Netnam đã họp lại và quyết định không tiến hành mua lại tên miền. Ngày 24/12, mức giá tên miền Netnam.com đã lên đến 22.000 USD. Sở dĩ, Netnam quyết định không mua lại tên miền đó là vì biết rằng “giới đầu cơ không bán cho mình thì cũng chẳng thể bán được cho ai, do không ai có tên giống với doanh nghiệp mình cả”.
Ngoài ra, một lý do khác cũng là vì Netnam chưa thể dành ra một số tiền lớn đến 22.000 USD cho một tên miền .com. "Nếu người bán hạ mức giá xuống thì không loại trừ khả năng Netnam sẽ tiến hành mua lại tên miền này, bên cạnh việc đã bao vây một loạt tên miền quốc tế khác như .us, .eu, .asia...", ông Bình cho biết thêm.
Mặc dù vậy, ông Bình cũng cho rằng, sau này nếu Netnam mở rộng đối tượng và phạm vi kinh doanh thành công ty đa quốc gia thì việc không sở hữu tên miền thương mại quốc tế “.com” cũng gặp những bất lợi nhất định.
Chỉ cần bán được 100 nghìn sản phẩm là thu hồi được vốn?
Cũng theo ông Bình, quyết định mua tên miền Bkav.com vào thời điểm này khi doanh nghiệp mới chuẩn bị "xuất ngoại" là hoàn toàn phù hợp vì nếu để lâu hơn, mức giá của tên miền sẽ không chỉ dừng lại ở con số 2,3 tỷ đồng.
Đó là chưa kể đến việc, nếu Bkav bán được 100 nghìn sản phẩm, mỗi sản phẩm giá hơn 10 USD (Bkav Mobile Security và Bkav Pro đều có mức giá 299 nghìn đồng) thì chỉ cần trích 1 USD trong số đó là đủ tiền mua tên miền Bkav.com.
Cùng quan điểm với ông Bình, ông Quảng cho rằng, tham vọng của Bkav là đưa phần mềm Bkav lọt vào Top 10 phần mềm diệt virus hàng đầu thế giới cả về chất lượng lẫn thị phần và có đến hàng triệu người dùng trong năm 2012. Với mục tiêu như vậy thì đúng là mức giá 2,3 tỷ đồng là quá rẻ so với tiềm năng phát triển của Bkav trong thời gian tới.
-Bkav bỏ ra 2,3 tỷ đồng mua lại tên miền từ một công ty của Mỹ-QĐND Online - QĐND Online - Chiều ngày 4-1, Công ty An ninh mạng Bkav cho biết, công ty này đã đưa tên miền quốc tế Bkav.com vào hoạt động, sau khi bỏ ra 2,3 tỷ đồng để mua lại từ một công ty của Mỹ.Thực tế gần đây, hàng loạt các công ty có thương hiệu trong lĩnh vực công nghệ, ngân hàng… của Việt Nam bị mất tên miền quốc tế. Có thể liệt kê ra đây như Viettel.com bị một người ở Mỹ mua từ năm 1997 và rao bán với giá 1,5 triệu USD, FPT.com cũng bị mua từ năm 1995, còn Bkav.com bị mua từ năm 2001.
Bkav bỏ ra 2,3 tỷ đồng để mua lại tên miền bkav.com |
Ông Nguyễn Tử Quảng, Tổng giám đốc Bkav cho biết, cách đây hơn 10 năm, Bkav không nghĩ tới việc có thể đưa thương hiệu ra toàn cầu, do đó Công ty đã không mua tên miền quốc tế mà chỉ mua tên miền trong nước Bkav.com.vn. Từ năm 1997 Việt Nam mới kết nối Internet, nền kinh tế lại chưa phát triển nên trong hoàn cảnh đó doanh nghiệp khó mà nghĩ đến toàn cầu. Có lẽ đây cũng là lý do mà các thương hiệu khác của Việt Nam đã để mất tên miền quốc tế.
Bởi vậy, có thể hiểu việc mua lại tên miền .com là một trong những bước đi của Bkav trong việc đưa sản phẩm của mình trở nên thân thuộc hơn với khách hàng quốc tế.
Ông Quảng cũng khuyến cáo các doanh nghiệp nên mua tên miền quốc tế khi sản phẩm bắt đầu có thương hiệu để tránh phải chi nhiều tiền cho việc mua lại sau này.
Thu Hằng...-Nguồn:Viettel.com bị rao bán: Rào cản tương lai của Viettel?
(Tamnhin.net) - Có thể, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) sẽ gặp đôi chút rắc rối trong việc đưa thương hiệu tiến ra toàn cầu vì một tên miền quốc tế.
Mấy ngày qua, thông tin tên miền viettel.com, đăng ký qua một trang web quốc tế, hết hạn vào 13/5/2020, người đăng ký là Nguyen Duy, địa chỉ tại California (Mỹ), đang được rao bán với giá 1,5 triệu USD, một lần nữa nhắc lại nguy cơ lợi dụng các tên miền Việt Nam cả chính thống và không chính thống từ nước ngoài.
Gần đây nhất, cuối tháng 10/2011, hai trang thông tin của Việt Nam là vozforums.com (diễn đàn chuyên về công nghệ) và diadiem.com (chuyên về bản đồ, chỉ đường) đã bị mất quyền kiểm soát, người dùng không thể truy cập.
Với trang vozforums.com, khi người dùng truy cập đã tự động bị chuyển đến một trang công nghệ khác là tinhte.vn và thông báo hai diễn đàn này sáp nhập vào nhau. Trong khi đó, tên miền diadiem.com, sau khi hacker kiểm soát đã lập tức rao bán trên chính website này và để lại liên hệ một cách cụ thể qua e-mail, đồng thời tên miền này bị chuyển ra máy chủ nước ngoài.
Phải mất gần hai tuần sau ban quản trị của các diễn đàn mới lấy lại được tên miền và hoạt động trở lại bình thường.
Hai tên miền trên hoặc những tên miền bị chiếm quyền kiểm soát trước đó dẫu sao cũng đã được đăng ký và trên thực tế là bị hacker đánh cắp, có thể đòi lại thông qua các thủ tục pháp lý. Cụ thể, chủ đại diện các tên miền này phải làm việc với các nhà cung cấp tên miền, đưa ra các bằng chứng chứng minh và thông qua các văn bản pháp lý để giải quyết tranh chấp đòi lại tên miền.
Nhưng, dù vậy, quy trình đi đòi lại tên miền bị đánh cắp cũng sẽ mất nhiều thời gian, thủ tục và một số chuyên gia công nghệ cho rằng, tỷ lệ thành công là không cao.
Nguyên nhân nào khiến Viettel trước đây không mua "bao sân" nốt tên miền viettel.com bên cạnh hai tên miền chính thức hiện tại là viettel.com.vn và viettel.vn thì có lẽ chỉ Viettel mới biết. Một vấn đề đáng lưu ý, theo ông Hồ Quốc Huệ, Giám đốc Marketing của Công ty Cổ phần Viễn thông Tin học Bưu điện (CTIN Trading), tên miền viettel.com sẽ không tác động nhiều tới Viettel cả về mặt giá trị thương hiệu lẫn hoạt động kinh doanh ở trong nước, tuy nhiên, khi Viettel đẩy mạnh phát triển thương hiệu ra toàn cầu - với nhiều thương vụ đầu tư ra nước ngoài trong vài năm trở lại đây - thì câu chuyện lại khác.
Ông Huệ phân tích, ở góc độ địa chỉ tên miền thì cách tốt nhất để quảng bá thương hiệu thông thường là tên miền quốc tế .com, vừa dễ dàng tạo ra sự nhận biết vừa đơn giản với thói quen của người dùng quốc tế. “Trên thị trường thế giới, rõ ràng là lợi thế hình ảnh của tên miền quốc tế được thể hiện tốt hơn so với tên miền trong nước”, ông nói.
Ông Trần Minh Tân, Phó giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) nói, do viettel.com là tên miền quốc tế nên nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng Việt Nam, vì thế, nếu Viettel muốn có được tên miền quốc tế trên thì theo như thông lệ phải thương lượng, hòa giải với đơn vị sở hữu hoặc, nếu không phải đưa ra toàn án quốc tế để giải quyết tranh chấp.
“Nếu Viettel đưa ra được các chứng cứ, sở cứ và chứng minh được tên miền viettel.com là của mình thì có thể đòi lại được, nhưng trên thực tế, thường những cá nhân, tổ chức nào đăng ký trước thì người ta hoàn toàn có quyền sở hữu và sử dụng”, ông Tân bình luận.
Với trang vozforums.com, khi người dùng truy cập đã tự động bị chuyển đến một trang công nghệ khác là tinhte.vn và thông báo hai diễn đàn này sáp nhập vào nhau. Trong khi đó, tên miền diadiem.com, sau khi hacker kiểm soát đã lập tức rao bán trên chính website này và để lại liên hệ một cách cụ thể qua e-mail, đồng thời tên miền này bị chuyển ra máy chủ nước ngoài.
Phải mất gần hai tuần sau ban quản trị của các diễn đàn mới lấy lại được tên miền và hoạt động trở lại bình thường.
Hai tên miền trên hoặc những tên miền bị chiếm quyền kiểm soát trước đó dẫu sao cũng đã được đăng ký và trên thực tế là bị hacker đánh cắp, có thể đòi lại thông qua các thủ tục pháp lý. Cụ thể, chủ đại diện các tên miền này phải làm việc với các nhà cung cấp tên miền, đưa ra các bằng chứng chứng minh và thông qua các văn bản pháp lý để giải quyết tranh chấp đòi lại tên miền.
Nhưng, dù vậy, quy trình đi đòi lại tên miền bị đánh cắp cũng sẽ mất nhiều thời gian, thủ tục và một số chuyên gia công nghệ cho rằng, tỷ lệ thành công là không cao.
Nguyên nhân nào khiến Viettel trước đây không mua "bao sân" nốt tên miền viettel.com bên cạnh hai tên miền chính thức hiện tại là viettel.com.vn và viettel.vn thì có lẽ chỉ Viettel mới biết. Một vấn đề đáng lưu ý, theo ông Hồ Quốc Huệ, Giám đốc Marketing của Công ty Cổ phần Viễn thông Tin học Bưu điện (CTIN Trading), tên miền viettel.com sẽ không tác động nhiều tới Viettel cả về mặt giá trị thương hiệu lẫn hoạt động kinh doanh ở trong nước, tuy nhiên, khi Viettel đẩy mạnh phát triển thương hiệu ra toàn cầu - với nhiều thương vụ đầu tư ra nước ngoài trong vài năm trở lại đây - thì câu chuyện lại khác.
Ông Huệ phân tích, ở góc độ địa chỉ tên miền thì cách tốt nhất để quảng bá thương hiệu thông thường là tên miền quốc tế .com, vừa dễ dàng tạo ra sự nhận biết vừa đơn giản với thói quen của người dùng quốc tế. “Trên thị trường thế giới, rõ ràng là lợi thế hình ảnh của tên miền quốc tế được thể hiện tốt hơn so với tên miền trong nước”, ông nói.
Ông Trần Minh Tân, Phó giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) nói, do viettel.com là tên miền quốc tế nên nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng Việt Nam, vì thế, nếu Viettel muốn có được tên miền quốc tế trên thì theo như thông lệ phải thương lượng, hòa giải với đơn vị sở hữu hoặc, nếu không phải đưa ra toàn án quốc tế để giải quyết tranh chấp.
“Nếu Viettel đưa ra được các chứng cứ, sở cứ và chứng minh được tên miền viettel.com là của mình thì có thể đòi lại được, nhưng trên thực tế, thường những cá nhân, tổ chức nào đăng ký trước thì người ta hoàn toàn có quyền sở hữu và sử dụng”, ông Tân bình luận.
Theo VnEconom
-- Cơ cấu lại nền kinh tế: nhận diện những thách thức (TVN). – Tập đoàn kinh tế đầu tiên công bố tái cấu trúc (VnEconomy).- 2012: Tăng trưởng tín dụng nới lên 17% (VEF).
- Giải pháp đưa kinh tế phục hồi và “ấm” dần năm 2012 (TTXVN).--- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Nhanh chóng giảm lãi suất cho vay” (TN). –Tiếp tục chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt (TTXVN).
- Lần đầu tiên Bộ Chính trị có nghị quyết về doanh nhân (VnEconomy). - Dự thảo Luật Giá và nguy cơ tái bao cấp - (RFA). -- Đề nghị bổ sung nước biển vào luật Tài nguyên nước (TN). - Đề nghị thu tiền khai thác nước phục vụ kinh doanh (NLĐ).- Hệ lụy án lệnh vụ kiện Vinashin — (BBC).-- Ưu ái cho TKV vận chuyển bauxite (NLĐ).
- Năm 2012, “chịu đau” giảm thu ngân sách để cứu doanh nghiệp (DVT). - Xử lý hết ngân hàng yếu kém trong năm 2012 (TP). -- Ngân hàng lập ngân hàng: Phải có 100.000 tỷ đồng! (VnEconomy). -Đồng loạt làm giá vàng: Thuốc bình ổn vô hiệu (VEF.VN) - Các DN vàng đã kiếm lãi lớn khi cố tình neo giá còn người dân đổ xô đi vàng rất nhiều. Nghi vấn làm giá đang rộ lên và hiệu quả của việc bình ổn giá vàng lại được đặt ra.
- “Vắng mặt” số liệu huy động vốn (VnEconomy).- Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Cần 65.000 tỉ đồng (TT).-- Khối ngân hàng cổ phần đang mạnh lên (VnEconomy).
- Hàng không Việt Nam: Lùi một bước để …lùi tiếp ? (VnMedia). - Nỗi buồn hội nhập (TBKTSG).
- Chỉ 2/15 khu kinh tế “đạt yêu cầu” (SGTT). Vỡ mộng khu công nghiệp sgtt
- Châu Âu trước áp lực cải cách quản lý nội bộ (TVN/project-syndicate).-WTO đang đi vào ngõ cụt --------