Cụ Ngừng trong căn nhà bị vợ chồng con gái “khủng bố” (Hình do chính quyền địa phương cung cấp) |
Không sợ giặc, chỉ sợ… con đẻ
Ai chứng kiến phiên tòa một ngày đầu tháng 2/2012 tại Tòa án nhân dân huyện Tây Hòa (tỉnh Phú Yên) hôm ấy cũng ngỡ ngàng đặt câu hỏi: “Đạo lý ở đâu mà con cái lại hành xử bất luân, ngạo ngược như vậy?”. Bị đơn là một bà cụ 89 tuổi, khuôn mặt già nua, hom hem, mắt không còn nhìn rõ, bước đi như cứ muốn ngã quỵ, phải có người dìu đỡ.
Vừa mò mẫm từng bước vào phòng xử án, mắt cụ vừa rưng rưng cố nén nỗi đau không cho người khác thấy. Cụ là Nguyễn Thị Ngừng (SN 1923, ngụ thôn Quảng Mỹ, xã Hòa Mỹ Tây), mẹ của bảy người con, có chồng và một người con là liệt sĩ. Nguyên đơn đưa cụ Ngừng ra tòa chính là vợ chồng người con gái út Trương Thị Đỉnh, những người con mà cụ hằng thương yêu, tin tưởng hết mực khi làm di chúc giao tất cả gia sản cho họ.
Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cụ Ngừng trở thành góa bụa khi người chồng đã hy sinh trong một trận chiến đấu ác liệt ở chiến trường, con trai cả của cụ cũng không về nữa sau một trận chống càn Mĩ – Ngụy. Bản thân cụ Ngừng cũng tàn tạ, đau bệnh thường xuyên do bị giặc bắt giam, tra tấn suốt hai năm ròng, khi chúng phát hiện gia đình cụ là một cơ sở cách mạng.
Giặc tan, nén nỗi đau, hàng ngày cụ Ngừng cố hết sức làm lụng nuôi dưỡng sáu người con còn lại trưởng thành. Sau một thời gian chắt chiu dành dụm, năm 1978 cụ xây dựng được một ngôi nhà cấp bốn trên mảnh đất vườn do ông bà để lại. Do bệnh ngày càng nặng, năm 1988 cụ rời nhà đến ở với người con trai tại thành phố Tuy Hòa để chữa bệnh. Trước khi đi, cụ gọi vợ chồng người con gái út Trương Thị Đỉnh lại, ân cần dặn dò rồi giao ngôi nhà cùng mảnh đất để vợ chồng này trông coi.
Thế nhưng, trong thời gian mẹ đi vắng, vợ chồng người con út tính toán, mưu toan chiếm đoạt trọn mảnh đất và ngôi nhà của mẹ. Năm 1994, không hề hỏi ý mẹ, vợ chồng họ tự ý phá dỡ rồi xây dựng mở rộng ngôi nhà. Năm 1997, vợ chồng này xây dựng tiếp một ngôi nhà nữa bên cạnh và một năm sau, họ tự ý đứng tên kê khai, làm thủ tục và không hiểu bằng “tiểu xảo” gì mà được cơ quan chức năng huyện cấp giấy tờ.
Bà cụ nhớ lại: “Năm 2002, trong một lần tôi về thăm nhà, chúng năn nỉ tôi lập di chúc tặng ngôi nhà và toàn bộ đất đai cho hai vợ chồng nó. Tôi nghĩ con cháu nó cần, mình tuổi đã cao, giữ lại cũng không làm gì nên tôi ưng thuận, ký vào tờ di chúc các con đã viết sẵn”.
Năm 2010, thấy bệnh tình ngày càng nặng, cụ Ngừng trở về ngôi nhà cũ, mảnh đất xưa của mình để làm nơi thờ phụng chồng, con là liệt sĩ. Thế nhưng dù tờ di chúc chưa có hiệu lực, vừa thấy mẹ về, vợ chồng người con đã la ó chửi bới rồi ngang nhiên khóa cửa, kiên quyết không cho mẹ bước vào ngôi nhà của bà.
Không nơi nương thân, hàng ngày cụ Ngừng già yếu nằm vất vưởng ngoài hiên ngôi nhà của chính mình. Ngay cả di ảnh của hai liệt sĩ cùng hai tấm bằng Tổ quốc ghi công cũng không có nơi để đặt. Trước hành vi ngược đãi mẹ già, ủy ban xã đã lập biên bản hủy bỏ di chúc trước đây của cụ Ngừng.
Đau lòng lời rủa mẹ là “con…”
Bị hủy bỏ di chúc, vợ chồng người con út không buông tha mẹ già, mà chúng giở ra những thủ đoạn bẩn thỉu cũng những câu mạt sát mẹ già trái luân thường đạo lý, chà đạp lên đạo lý làm người.
Nhờ chính quyền can thiệp nhưng bất thành, cụ Ngừng nhờ người phá khóa cửa để đưa di ảnh hai liệt sĩ cùng hai tấm bằng Tổ quốc ghi công của chồng và con trai vào nhà thờ phụng. Thế nhưng, suốt nhiều ngày đêm liền sau đó, vợ chồng và các con của Đỉnh xông vào đập phá cửa kính, chửi rủa mẹ đẻ - bà ngoại mình.
Cụ Ngừng khóc: “Nó lớn tiếng gọi người mẹ đẻ ra mình là “con chó già này, con chó già kia””. Để uy hiếp mẹ, cả nhà đứa con út đã dùng thuốc trừ sâu, mảnh thủy tinh trộn với mắm tôm nồng nặc mùi hôi thối đổ khắp ngôi nhà, trong khi bà lão gần 90 tuổi bất lực ngồi một chỗ than khóc. Từ sáng đến tối, gia đình đứa con cho người thay phiên đến chửi bới, thách thức pháp luật trước mặt cụ Ngừng khiến cụ hoảng loạn phải qua ở tạm nhà người cháu nội. Không để yên, chúng nhiều lần tìm đến nơi mẹ ở tạm để đe dọa, yêu cầu mẹ phải lập lại di chúc.
Nhiều người dân địa phương phẫn uất kể: Gần đến ngày giỗ của chồng cụ Ngừng, cụ nhờ người đưa vào nhà để thờ cúng. Khi cụ vừa bước vào nhà, gia đình đứa con út ồ ạt kéo đến, ném tới tấp hỗn hợp chất bẩn vào nhà khiến cụ bị ngất xỉu. Trong khi người dân địa phương đưa cụ Ngừng đi cấp cứu, gia đình đứa con lại ngăn cản. Phải đến khi công an huyện đến can thiệp, người dân mới đưa được bà lão tội nghiệp đến bệnh viện.
Đúng như nhiều người dự đoán, kết thúc phiên tòa, HĐXX đã tuyên buộc vợ chồng đứa con Trương Thị Đỉnh phải hoàn trả cho mẹ ruột của mình toàn bộ đất vườn, đất thổ cư cũng như toàn bộ hiện trạng căn nhà cấp bốn. Dù phần thắng thuộc về mình nhưng cụ Ngừng vẫn khóc nghẹn trong đau đớn, buồn tủi. Cụ lặng lẽ rời phiên tòa, không muốn nói chuyện với ai. Cụ đau đớn vì luân thường đạo lý, tình mẹ con đã bị chính người con gái mà cụ mang nặng đẻ đau, dành hết tình thương chà đạp, khinh bỏ.
Trước khi có bản án này, cụ đã đau khổ đến tận cùng, phải trải qua những ngày tháng kinh hoàng khi vợ chồng người con gái út ấy đang tâm dùng những thủ đoạn mất hết tình người để xua đuổi, hành hạ, uy hiếp cụ. Nén cơn đau trong lòng, cụ nghẹn ngào lời cuối trước khi rời phòng xử: “Tôi già yếu rồi, nay sống mai chết, đâu có ham nhà cửa, đất đai làm gì, chỉ cần có nơi thờ phụng, ra vào lúc tuổi già. Điều tôi đau nhất là chỉ vì hám lợi mà con cái nỡ vô đạo, ngược đãi với mẹ già như vậy”.
* Chính quyền địa phương bất lực? Ông Phạm Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Hòa Mỹ Tây, cho biết chính quyền địa phương này đã nhiều lần yêu cầu vợ chồng người con phải mở cửa cho cụ Ngừng vào nhà nhưng họ vẫn bất chấp. Thậm chí, trong biên bản hòa giải bất thành, người con gái còn ngang ngược tự ghi thêm vào biên bản: “Tôi không đồng ý mở cửa, vì nhà tranh chấp, khiêu chiến”. Theo Văn phòng UBND tỉnh, đến nay Chủ tịch tỉnh đã có hai công văn yêu cầu chủ tịch huyện chỉ đạo giải quyết ngay sự việc nhưng tỉnh vẫn chưa nhận báo cáo kết quả giải quyết. * Cán bộ ngược đãi mẹ chỉ bị… khiển trách Người con rể của bà lão là Nguyễn Thành Hiếu, là đảng viên, Đại biểu HĐND xã, Trưởng trạm y tế xã Hòa Mỹ Tây. Đảng ủy xã này vừa ra quyết định kỷ luật với hình thức khiển trách về mặt Đảng đối với ông Hiếu; cùng thời điểm, người này cũng bị kỷ luật về mặt chính quyền với hình thức tương tự. Theo kết quả xác minh, người này đã đồng tình để vợ con có những hành động xâm phạm nhân phẩm, xúc phạm đạo đức đối với cha mẹ. Việc làm này khiến nhân dân địa phương rất bất bình nên hầu hết người dân địa phương đều không đồng tình với hình thức kỷ luật nêu trên. |
Uyên Thu
-Vụ cha mẹ già bị con đuổi khỏi nhà cùng cỗ quan tài: Chuyện giờ mới kể (GDVN) - Để đuổi bố mẹ, con dâu rút ngói cho mưa ướt giường; con trai ghè dao vào cổ bố...là những điều khủng khiếp nhất trong cuộc đời của đôi vợ chồng già cả.
Những ngày gần đây,câu chuyện về đôi vợ chồng già hơn 80 tuổi, mặc dù sinh hạ được 7 người con, nhưng cuối đời lại bị con cái hắt hủi, phải ở nhờ đình làng đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận. Bởi vì, sau câu chuyện khó tin này là hàng loạt những câu hỏi vì đâu mà những đứa con bất hiếu đều đuổi bố mẹ khỏi nhà cũng như vấn đề đạo hiếu trong xã hội hiện đại.
Để tìm hiểu kỹ hơn về những điều nói trên, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có mặt tại đình làng Đồng Lư, xã Đồng Quang, huyện Hoài Đức, Hà Nội vào sáng mùng 7 Tết để tìm gặp những “nhân vật chính” trong câu chuyện. Tiếp chúng tôi trong gian nhà lụp xụp, thấp lè tè ở góc khuôn viên đình, ông Nguyễn Văn Qúy (84 tuổi) và bà Nguyễn Thị Chén (80 tuổi) tỏ ra rất niềm nở. Nhưng khi được hỏi về câu chuyện buồn của vợ chồng mình, cả 2 ông bà dường như khựng lại, bởi vì “nhắc đến chỉ thêm đau lòng” (lời bà Chén).
đã 10 năm nay ông Nguyễn Văn Qúy cùng vợ phải tá túc nhờ trong sân đình |
Nhưng sau vài ba câu chuyện thân tình, cuối cùng bà cũng mở lòng để kể về những đứa con của mình. Trong đó, điều khiến tôi cảm động nhất có lẽ là những ký ức về chuyện chăm sóc các con của vợ chồng bất hạnh. Dáng vẻ già nua, gầy guộc, run run trong từng câu nói, bà kể: Hai vợ chồng tôi đều xuất thân là trẻ mồ côi, nên lấy nhau, sinh con đẻ cái, gây dựng cơ nghiệp đều từ 2 bàn tay trắng. Lúc còn trẻ, vì nhà đông con, nên hầu như việc kiếm tiền, kiếm cơm cho các con đều do một tay ông lão làm hết, còn bà là người chăm bẵm các con.
Ngày còn đói kém, bữa nào bà cũng phải nấu độn cơm, ngô, sắn mới đủ cho các con ăn. Thế nhưng, vì thương con, nên bao nhiêu sắn, vợ chồng bà cũng giành ăn hết, để cơm với ngô cho các con. Nhà nghèo, nhưng ông bà đều cố gắng cho các con học cái chữ, cho bằng bạn, bằng bè. Thế nhưng, khi trưởng thành, “chúng nó” lại đối đáp với bố mẹ như những kẻ “mất dạy”.
họ chống chọi với mùa đông bằng cách che nilon quanh cửa sổ |
Lúc ở cùng vợ chồng anh Nguyễn Văn Trượng (con trai cả), dù là ăn ở riêng, nhưng do không “vừa mắt”, muốn đuổi ông bà đi nên con dâu rút ngói trên mái nhà, để mưa chảy ướt giường nằm của bố mẹ chồng. Sau một gần 2 năm sống ở chuồng lợn, chịu không nổi, vợ chồng già phải chuyển sang ở với con trai út, anh Nguyễn Văn Đại. Sau khi cưới vợ, anh này “dỗ ngọt” bố mẹ bán mảnh đất khai hoang ở khu kinh tế mới đi, mua đất xây nhà 2 tầng ở Đồng Lư, anh này cũng trở mặt, ghè dao vào cổ, đuổi bố mẹ ra khỏi nhà.
Kể về kỷ niệm buồn này, ông Qúy ứa nước mắt: Đó là ngày giỗ cụ, ông mua được vài lạng lòng lợn về thắp hương cho vong hồn đỡ tủi. Nhưng hương vừa thắp lên, thì con trai út của ông kéo xuống, ném đồ ăn đi, kèm theo lời chửi rủa: “Chúng mày cút khỏi nhà ngay”. Ông lão bực mình, “tao không đi, mày thích chém giết thì tùy mày”. Bị thách thức, đứa con bất hiếu đã ghè dao vào cổ ông. Bà Chén sợ cảnh con giết cha, nên hô ầm làng nước lên, ngay lập tức thằng con đánh đạp bà túi bụi. Sau nỗi đau lớn lao cả về tinh thần lẫn thể xác, ông bà quyết định ra đình, xin làng cho tá túc tại căn nhà lụp xụp hiện tại.
đồ đạc sơ sài |
Niềm vui lớn nhất của tuổi già chính là được con cháu phụng dưỡng, chăm nom. Thế nhưng, cuộc đời về già của đôi vợ chồng này không có phúc được hưởng điều đó. Trong quãng thời gian 9 năm sống ở đình làng, hầu hết các con ông đều rất ít ghé thăm, hỏi han sức khỏe bố mẹ. Người con gái út là người nghèo nhất trong số họ lại là người quan tâm, chăm sóc bố mẹ nhiều nhất.
Nói về cái tết buồn vừa qua, ông Qúy tâm sự: Duy chỉ có anh con trai thứ 2 mang cho bố mẹ mấy chiếc bánh trước tết, còn lại, không một người con nào ghé thăm, mừng tuổi bố mẹ. Chuyện ấy đã xảy ra gần 10 cái tết, nên vợ chồng ông cũng dần quen rồi. Sau này dẫu có chết đi, cũng chỉ nghĩ là nhờ dân làng đưa ra bãi tha ma chôn cất, chứ không còn nghĩ tới các con nữa.
-7 đứa con đẩy cha mẹ già ra đường ăn Tết với cỗ quan tài
-Đó là bi kịch của vợ chồng cụ Nguyễn Văn Quý (84 tuổi) và cụ Nguyễn Thị Chén (82 tuổi), ngụ thôn Đồng Lư, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Tám năm bị con cái đẩy ra đường là tám cái Tết buồn của cặp vợ chồng bất hạnh.
Những đứa con “trời đánh”
Tìm đến thôn Đồng Lư hỏi thăm vào ngôi chùa có vợ chồng cụ già phải tá túc, mọi người đều biết chính xác: “Chắc cô chú tìm ông bà Quý hả? Tội nghiệp ông bà ấy lắm cô chú ạ, hiền lành, chịu thương chịu khó nhưng về già mất phúc. Con cái thì đông đúc, giàu có mà có đứa nào chịu nuôi bố mẹ đâu”. Rồi không kịp để khách hỏi thêm câu nào, mọi người tranh nhau kể tội mấy đứa con bất nhân của hai cụ: “Mấy hôm trước chúng nó lại vừa hành hung bố mẹ”.
Cụ bà Nguyễn Thị Chén đang cầm chổi quét sân chùa, tuổi già, mắt kém nên lẩy bẩy lia từng nhát chổi chậm chạp, cứ vài phút lại dừng tay đấm lưng. Trời Hà Nội những ngày cuối năm lạnh đến dưới 10 độ C nhưng bà cụ cho biết ông lão chồng mình từ sáng sớm đã ra đồng mò cua bắt ốc.
Nghe có người muốn đến hỏi chuyện bi kịch của mình, khóe mắt nhăn nheo của bà cụ trào nước mắt: “Một đời chúng tôi vì con vì cái, nuôi nấng dựng vợ gả chồng cho chúng, không để nợ một đồng một cắc nào cho chúng. Vậy mà giờ chúng đối xử với vợ chồng tôi thế này đây”.
Cách đây 60 năm, ông bà quen nhau trong một lần đi làm thuê ở miền sơn cước rồi nên duyên vợ chồng. Về sống với nhau, ông bà lập nghiệp từ đôi bàn tay trắng trong hoàn cảnh khó khăn nghèo túng. Lúc vợ chồng ra ở riêng tài sản chỉ có duy nhất 20 cây tre để dựng căn nhà làm nơi tá túc tránh mưa tránh nắng.
Ông bà lần lượt sinh hạ được bảy người con, ba trai, bốn gái.
Ông bà lần lượt sinh hạ được bảy người con, ba trai, bốn gái.
Cuộc sống vốn dĩ đã khó khăn, khi bảy đứa con lần lượt chào đời thì cuộc sống càng túng quẫn hơn. Để nuôi được bảy người con thành người, ông bà đã phải chịu trăm ngàn cực nhục. Ông đi làm thuê làm mướn hùng hục suốt ngày, còn bà thì tối ngày cắm mặt trên mấy thửa ruộng kiếm miếng cơm manh áo nuôi con.
Căn nhà nhỏ cũ nát đêm mưa không có chỗ nằm, ông bà nhường cho các con chỗ khô ráo, còn mình thì chịu trận giữa mưa gió. Bữa no bữa đói, nồi cơm độn sắn ngô không đủ cho đàn con đông đúc, có bữa ông bà phải nhịn ăn nhường con.
Xã hội ngày càng càng phát triển, cuộc sống rồi cũng bớt khó khăn. Rồi ông bà dựng vợ gả chồng cho mấy đứa con lớn, mấy đứa nhỏ thì do cuộc sống khó khăn quá nên ông bà dắt lên vùng kinh tế mới ở Tiến Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình (nay là xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội). Đến vùng kinh tế mới, do chịu khó làm ăn nên cuộc sống gia đình đã thoát khỏi cảnh túng quẫn. Lúc này ông bà dựng vợ gả chồng nốt cho mấy đứa nhỏ.
Tuy không bằng ai nhưng ông bà vẫn cố gắng lo lắng cho con cái chu đáo, 3 người con trai thì cho mỗi anh một dinh cơ khi lấy vợ, không để nợ một xu một đồng cho đứa con nào. Khi người con trai thứ ba của ông bà lấy vợ xây nhà, đứa con xui ông bà bán đất ở vùng kinh tế mới để lấy tiền xây nhà cho mình, ông bà cũng nghe theo vì cha mẹ nào chẳng “cá đuối đắm đuối vì con”.
Những bữa cơm chan nước mắt
Bà cụ giơ tay gạt dòng nước mắt rồi tiếp tục câu chuyện. Sau khi dồn hết tiền làm nhà cho anh con trai thứ ba, ông bà về ở với người con trai cả khi trong tay ông bà không còn tiền. Người con cả khi đó đã hậm hực hắt hủi ông bà với lý do: “Bao nhiêu tiền cho thằng thứ ba hết, tôi không được gì”, trong khi chính anh ta thừa hưởng mảnh đất trước đó cha mẹ cho.
Sống với người con cả, vợ chồng cụ phải làm như người đi ở. Hàng ngày hai cụ phải lấy bèo nuôi bảy con lợn, cày cấy gặt hái, đi làm sớm về muộn mới được miếng cơm để ăn. Đến mùa vụ, có khi cụ bà đi gặt được mấy gánh lúa thì con dâu mới ra đồng. Cực nhục là vậy nhưng với bản tính hiền lành chịu thương chịu khó, ông bà cắn răng không kêu nửa lời cho vừa lòng vợ chồng con cả. Nhưng cũng chẳng được bao lâu thì anh con cả tuyên bố thẳng thừng: “Ông bà cút khỏi nhà này, đi đâu thì đi”.
Vợ chồng cụ đành lẳng lặng ôm quần áo tìm đến nhờ vả anh con trai thứ ba. Những tưởng trước đây mình đã lo lắng bán nhà đi lấy tiền cho nó xây nhà thì con sẽ tốt với mình, thế nhưng trái lại người con này cũng không kém phần tệ bạc với cha mẹ và tỏ rõ “quan điểm”: “Ông cả không tử tế với ông bà thì tôi việc gì phải tử tế?”.
Ở đây, cảnh khổ không kém gì con cả khi đã không những phải làm lụng vất vả, họ còn năm lần bảy lượt bị con đuổi đi. Nhục nhã nhất là những bữa cơm chan nước mắt. Bữa ăn nào cũng vậy, người con trai bắt bố mẹ phải cung kính mời… vợ chồng con cái mình ăn cơm bằng câu: “Mời ông bà ăn cơm, mời các cháu ăn cơm”.
Có những người làng xóm thấy vậy thì bực mình thay và phẫn nộ: “Ông bà hiền quá để nó bắt nạt, mình là bố mẹ đến bữa thì sao phải mời chúng nó”. Thử một lần “phạm thượng”, tối đó hai cụ không mời thì bị con trừng mắt nạt nộ: “À, cái nhà này ăn cơm không ai mời ai à”. Sợ ông “trời con”, ông bà run rẩy “trở về nếp cũ”: “Mời ông bà…”.
Nhẫn nhịn bao lâu những mong yên thân nhưng “cây muốn lặng mà gió chẳng dừng”, đến một hôm gã con trai thứ ba giơ tay đấm vào mặt mẹ, vác dao kề cổ bố xua đuổi: “Bước mẹ chúng mày ra khỏi nhà, không tao cho nhát dao bây giờ” (nguyên văn lời của cụ Chén - PV). Thấy bố mẹ lủi thủi ôm mớ quần áo rách bước đi, gã còn thẳng thừng tuyên bố: “Còn quay về đây thì đập chết”.
Vẫn còn một niềm hi vọng nữa là người con trai thứ. Biết bố mẹ phải lang thang ngoài đường, anh này đón ông bà lên ở cùng nhưng cũng được vài hôm. Phải sống trong cảnh những lời nói móc máy của cô con dâu ra rả trong nhà suốt cả ngày, ông bà cảm thấy sống còn khổ hơn chết.
Nước mắt lưng tròng, không còn nơi nương tựa vợ chồng cụ lang thang đây đó, đến khi không còn chỗ nào nữa đành phải vào ở nhờ nhà chùa.
Tám mươi năm cuộc đời vất vả làm lụng, gia tài các cụ có trong tay là bảy đứa con bất hiếu và bất lực, sau miếng ván dùng để đóng áo quan khi chết cùng 3 bao tải đựng lá khô dùng đun nấu. Người làng thấy vậy liền thương tình người cho cái bát, người cho manh chiếu, người cho cái giường cũ để các cụ dựng thành cái “tổ ấm” cuối đời.
Rơi lệ nghe những kỷ niệm buồn
3 người con trai thì vậy, những người con gái cũng không “khá khẩm” gì hơn. “Mấy đứa con gái thì một đứa lấy chồng ở Xuân Mai, một đứa lấy ở trại Bà Nhà, một đứa ở Cố Đụng (đều là những địa điểm gần nơi ông bà đang ở nhờ - PV), còn đứa út thì lấy chồng ở làng Đồng Lư này thôi”, bà lão nhẩm đếm. 3 đứa con gái của cụ theo lời kể của bà lão tội nghiệp thì kinh tế đều khá giả, chỉ có cô út lấy chồng ở làng thì nghèo “rớt mồng tơi”.
Chẳng biết giàu sang cỡ nào nhưng mấy đứa con gái hàng năm không ngó ngàng tới bố mẹ, năm thì mười họa mới mua cho ông bà mấy viên thuốc, Tết nhất may ra cho được túi kẹo cái bánh. Riêng cô con út cùng làng thương cha mẹ già thì thỉnh thoảng ghé qua nhưng nghèo quá, nuôi còn chưa nổi nói gì lo cho cha mẹ già.
Trở lại câu chuyện những người con trai. “Sòng phẳng” mà nói thì lúc ra nhà chùa ở, hai cụ vẫn chưa đến nỗi không còn “miếng đất cắm dùi” vì vẫn còn một sào ruộng để cấy lúa sinh nhai. Thế nhưng tài sản cuối cùng này cũng bị đứa con trai cả tranh cướp. Đã mấy lần cô út đi giúp bố mẹ già làm ruộng thì bị vợ chồng anh cả vác cuốc đuổi đánh, không cho làm hộ vì “đó là ruộng của tao, mày đừng có động vào”.
Chưa hết, mấy năm trước hai cụ đến tuổi thượng thọ nên được hưởng chính sách của Nhà nước, theo quy định thì phải có sổ hộ khẩu, chính quyền mới có thể làm giấy tờ chúc mừng, làm chế độ. Vẫn đứng tên trong hộ khẩu gia đình con trai cả, ông bà lủi thủi về van vỉ con cho mượn cái sổ hộ khẩu để làm giấy tờ cũng bị đứa con từ chối thẳng thừng.
Khi người cha về van vỉ: “Con cho bố mượn sổ hộ khẩu một lát, bố chỉ mang đi photocopy rồi trả ngay” thì đứa con nại ra lý do “Sổ đang ở nhà trưởng thôn”. Lóc cóc tìm đến nhà trưởng thôn thì được biết rằng con đã lừa mình, ông lão lại lộn trở lại nhịn nhục xin mượn lần nữa thì con trai – con dâu đùn đẩy nhau. Uất ức, người cha gạt nước mắt lủi thủi quay đi và thề “không bao giờ bước chân đến đây nữa”.
Cũng có những lúc ông bà lão 80 này được những đứa con “đối xử tử tế” một cách bất thường. Đó là những lúc chúng cần các cụ làm “con ở”. Thằng con trai thứ ba của họ là một ví dụ, khi vợ sinh nở thì người này tới đón vợ chồng cụ vào. Đã “cảnh giác” sau nhiều lần bị lợi dụng nên cụ ông không đi vì nghĩ “nó chỉ đạo đức giả”, riêng cụ bà thương con thương cháu nên theo vào chăm sóc, giặt giũ, làm lụng “phục vụ” gia đình con.
Lời ông cụ đã đúng khi đứa cháu đã cứng cáp, vợ chồng đứa con lại đuổi bà đi: “Bà đi làm lấy mà ăn, không được ở đây nữa”. Gần 10 năm nay thấy ông bà lão chui rúc trong căn lều rách, nhiều người hàng xóm khuyên: “Hai cụ đi ở nhờ đình chùa làm gì cho khổ, về làm một túp lều ở góc vườn nhà thằng con mà ở”. Phong phanh nghe thấy, đứa con ngang ngược nói bóng gió: “Về tao không cho làm, tao “băm” chết”.
Với những “kinh nghiệm xương máu” từ những đứa con, bà cụ thành thật: “Chẳng biết rồi khi chúng tôi chết chúng có để ý đến bố mẹ không, hay lại phải nhờ cậy đến chính quyền, đến dân trong làng”. Những đứa con trai chưa từng một lần đến xem túp lều nơi cha mẹ trú thân, chưa từng một lần ngó ngàng để ý bố mẹ còn sống hay chết.
Táng tận lương tâm hơn, chúng còn cấm tiệt các con không được chào hỏi, không được ra chơi với ông bà. Những đứa con dâu “rách giời rơi xuống” thì đã đành, nhưng những đứa cháu có lẽ đã được bố mẹ “huấn luyện” nên có gặp ông bà hay cô út ngoài đường chúng cũng “bơ” đi như người dưng nước lã.
Chúng tôi hỏi tại sao hai cụ không nhờ chính quyền địa phương can thiệp sự việc, ít nhất nếu con cái không nuôi cha mẹ thì cũng phải trả các cụ mảnh ruộng cho các cụ kiếm gạo chứ? Cụ bà nghẹn ngào: “Chính quyền cũng không làm gì được mấy thằng con tôi. Ở đây chúng nó chửi nhau hết với họ hàng rồi đến hàng xóm, sống một mình mà không chơi với ai cả”.
Chị út khi đó vừa đến thăm mẹ cũng gục đầu nức nở: “Trước kia khi anh tôi kề dao vào cổ bố dọa chém, chính quyền và dân quân có đến bắt anh ta viết giấy cam đoan không được hành hung bố mẹ nữa nhưng chỉ hôm trước hôm sau lại đâu vào đấy. Tôi thì cũng đau lòng lắm nhưng “lực bất tòng tâm” các anh chị ạ, muốn nuôi bố mẹ mà sức không nổi vì nghèo, lại lấy chồng nên phải lo nhà chồng”.
Sống khổ hơn chết
Góc nhà nơi ông bà lão “trời đày” này trú ngụ rộng khoảng dăm m2, chiếc giường xin được ở đâu nên hai chân còn, hai chân phải lấy gạch kê lên. Người già đã khó ngủ, đêm mùa đông càng khó ngủ hơn khi gió cứ len lỏi qua cửa sổ thốc vào nhà dù hai cụ đã cẩn thận nhét đầy ni lông, giẻ rách vào các khe hở. “Nghĩ cực lắm, chúng tôi có làm gì nên tội đâu mà lại bị đày đọa thế này.
Nhưng vợ chồng tôi cũng kiên gan lắm đấy, nhiều khi cũng muốn phát điên hay cắn lưỡi mà chết, nhưng bây giờ mà chết thì chính quyền với làng xóm lại khổ nên sống được ngày nào cứ cố sống. Đêm nào cũng nước mắt chảy xuôi, cụ Chén nói.
Đọc đến đây, nhiều người sẽ thắc mắc ông bà lão sinh sống bằng gì. Bà cụ cho biết ngoài việc ông lão ngày ngày đi mò cua bắt ốc, người trong làng còn mỗi người giúp một chút, hôm thì cho lon gạo, hôm thì cho ít muối, mà người già ăn ít, chẳng có nhu cầu mua sắm gì nên ông bà vẫn cầm cự được. “Năm nay là cái Tết thứ tám vợ chồng tôi ở đây rồi, Tết nhất chẳng có gì, cứ nhìn nhà người ta con cái sum vầy thì mình lại khóc. Mình có đến bảy đứa con, hàng chục đứa cháu mà lại khốn khổ khốn nạn nhất cái làng này”, cụ Chén khóc.
Rồi cụ bà ngóng ra ngoài xem cụ ông đã về đi mò cua bắt ốc về chưa, chép miệng thương chồng: “Khổ thân ông ấy, tôi thì ốm đau nên mọi việc đều phải ông ấy làm. Sáng nay tôi bảo trời vẫn rét lắm, đừng đi ra đồng lặn lội nữa mà ông ấy vẫn gạt đi, bảo là Tết đến nơi rồi phải kiếm mớ ốc con tép bán kiếm tiền mua nén nhang cúng tổ tiên. Trời rét thế này tôm tép cũng trốn sạch, có khi mình còn chết rét ấy chứ”.
Cụ bà kể lại cụ ông ngày may mắn thì cũng kiếm được vài con ốc bán lấy dăm ngàn, có ngày đi từ sáng đến tối mới về mà tay không vì “tay đưa thìa cháo lên miệng còn run, mắt kèm nhèm thì làm sao bắt được tôm tép. Có ngày bắt được nửa giỏ ốc về nhưng đổ ra tôi mới thấy quá nửa toàn là… vỏ ốc". Những ngày không có gì ăn hay gần hết cái ăn, hai cụ phải nấu cháo húp dằn lòng, hoặc cố đi nhặt nhạnh rau dại ăn trừ bữa. Chùa cũng không có nước, hàng ngày cụ ông lọc cọc kéo xe bò từ giếng làng về để dùng sinh hoạt.
Ấy là mấy hôm trước ông lão vừa đi viện về, vậy mà vừa xuất viện hôm trước hôm sau lại đã lọ mọ ra đồng tìm cái ăn. Nhắc đến chuyện này, bà cụ lại rưng rưng nước mắt nhớ “bạn”. “Bạn” của bà là một con chó gầy giơ xương, tám năm nay lủi thủi quanh quẩn cùng ông bà, lúc ông đi kiếm ăn thì bầu bạn với bà, cho bà vỗ về.
Vậy nhưng hôm ông lão ốm, nhà làm gì có đồng nào xu nào nên bà chạy nháo nhác khắp làng hết vay rồi xin cũng chỉ được vài chục ngàn. Bà lão đành gọi lái chó đến bán “bạn” mình đi. Bà vỗ về “bạn” trước khi người lái chó thòng dây vào cổ con chó ốm: “Mày thông cảm, hoặc là chồng tao chết, hoặc là mày chết. Thôi “mày” đi thay ông ấy”. Không rõ con chó lẽ cũng hiểu tình cảm của bà lão, hay vì đói quá nên chẳng còn sức ăng ẳng kêu như những con chó khác khi bị bán, chỉ mắt long lanh nước nhìn bà chủ ngoảnh mặt đi.
Trong cuộc đời này không nỗi buồn nào buồn bằng nỗi buồn con bất hiếu – cha mẹ bị hắt hủi. Ai cũng có mẹ có cha nên chạnh lòng trước thảm cảnh của hai cụ, chúng tôi cũng muốn khóc nhưng phải cố dằn lòng vì khóc không giúp được gì cho hai cuộc đời khổ sở cùng cực này, chỉ mong thông qua mặt báo chuyển tải đến hàng triệu bạn đọc trên cả nước lời khẩn cầu có một sự đóng góp nhỏ giúp đỡ hai cuộc đời này.
Lẩn thẩn nghĩ lại thấy hai cụ ngày xưa đã nghèo, nay còn nghèo hơn nữa: 60 năm trước khi lấy nhau các cụ còn có mơ ước về những đứa con là “của để dành” và 20 cây tre làm nhà; nay cuối đời các cụ còn gì ngoài sự thất vọng về đạo lý làm người và 6 miếng gỗ mới chỉ đủ làm một chiếc áo quan, lại động chạm đến nỗi áy náy của bà cụ: “Hai người chết chung thì còn chôn một hòm được, nếu không chết cùng nhau thì chẳng lẽ một người lại… bó chiếu?”
Theo Pháp luật Việt Nam
-8 cái Tết buồn của đôi vợ chồng già bị 7 đứa con đẩy ra đường PLVN-
Cụ ông 88 tuổi đơm đó bắt tép nuôi vợ bệnh tật
05/09/2010 09:29:12
- Trong suốt 7 năm qua, người dân thôn Đồng Lư, xã Đồng Quang, Quốc Oai, Hà Nội vẫn thường thấy một cụ ông ở tuổi cổ lai hy ngày lại ngày mang cái dậm, cái đó ra đồng để đơm cá bắt tép bán lấy tiền nuôi vợ bệnh tật triền miên.
Một buổi chiều nắng gắt, chúng tôi đến thăm ông Nguyễn Văn Quý và vợ là bà Nguyễn Thị Chén tại một gian phòng ở đình làng thôn Đồng Lư mà hai cụ ở nhờ từ năm 2004 đến nay.
Khổ quen rồi...
Trong gian phòng lụp xụp chừng dăm mét vuông của hậu cung đình làng Đồng Lư, một cụ ông da đồi mồi, khuôn mặt hốc hác vì sương gió, kham khổ đang chăm sóc người vợ luôn bị những cơn đau do bệnh tật hành hạ. Không ai có thể ngờ rằng hai cụ có tới... bảy người con. Cụ Quý giãi bày: “Tôi sinh ra được bảy người con, ba trai tên Trượng, Lượng, Đại và bốn con gái tên Quynh, Minh, Bảo, Thoa. Trai thì ở gần đây cả còn con gái thì hầu hết lấy chồng xa”.
Cụ Quý bên người vợ ốm đau thường xuyên. |
Cụ bảo: “Cháu (cụ Quý tự xưng - PV) khổ quen rồi chú ạ. Bố mẹ cháu chết sớm, bản thân phải đi ở đợ cho nhà cụ Bảy Miệu mãi tận trên Sơn Tây (Hà Tây cũ). Mà ngày ấy nào có được ăn cơm, có ăn thì cũng phải cùng ăn với chó. Lớn lên không có ruộng đất, nhà cửa lại phải đi ở nhà chùa. Sư Vũ bảo cháu là nặng căn nặng quả cần phải quy y cửa Phật mới giải thoát được, nhưng cháu không tin. Đã có lần do cuộc sống khó khăn nên cháu đã có ý định cạo đầu đi tu, nhưng vì mình không có căn duyên nên không thành”.
Lớn lên, cụ Quý lập gia đình với bà Nguyễn Thị Chén sau cải cách giảm tô một năm. Cuộc sống dần ổn định, lần lượt 7 đứa con ra đời. Những năm đói kém cả hai vợ chồng có lúc phải ăn củ chuối chấm muối để cầm hơi còn cháo thì để dành nuôi con. Tằn tiện chắt chiu, cụ cũng mua được một mảnh đất bỏ hoang trong làng dựng lên túp lều để làm nhà ở. Thời gian thoi đưa, con cái hai cụ lớn lên và đều đã lập gia đình. Những tưởng như vậy là hai cụ có thể nghỉ ngơi an hưởng tuổi già bên đàn con cháu sum vầy...
Có gà có thóc... mới được con "yêu"
Có gà có thóc... mới được con "yêu"
Nhưng cụ đâu có ngờ cuộc đời thay đổi, trái đất chuyển xoay. Theo thời gian, đất cát lên giá vùn vụt, các con bảo cụ là bán bớt đi mảnh đất ở để xây nhà cao cửa rộng, “bố mẹ đã khổ nhiều rồi giờ phải được hưởng hạnh phúc”.
Cụ Quý đứng trước góc sân đình mà dân làng thương tình cho ở nhờ. |
Năm 1999, cụ Quý đồng ý bán đất, đưa hết tiền cho các con xây nhà, sau khi có nhà mới cụ cảm thấy phần nào được an ủi lúc tuổi già. Nhưng cũng từ đấy các con bắt đầu đổi thay tính nết. Năm 2002, cô con dâu út đưa đứa cháu nội ra vườn đi vệ sinh, trời mùa đông thời tiết khô hanh, cô liền cầm chiếc bật lửa châm vào đống rơm để cho… “cháu vệ sinh an toàn”. Ngọn lửa bùng lên và sự giận dữ được trút lên đầu cả hai cụ. Và cũng từ đó ngọn lửa trong lòng của cả con dâu và con trai ngùn ngụt cháy. Không chịu đựng nổi sự chửi rủa, mắng mỏ của các con, cụ liền đi ở nhờ nhà ông Oai, ông Thinh - vừa là người nhà lại vừa là hàng xóm. Được một thời gian các cụ để dành được một chút thóc lúa thì cậu con trai út lại đón hai cụ về để “chăm sóc”. Khi thóc lúa hết, các cụ lại bị hắt hủi.
Cụ kể: “Từ năm 2004 đến nay nó đã đón cháu về bốn lần rồi, khi hết lúa cũng là bốn lần cháu phải ra đình”. Đã không dưới một lần đứa con trai út cầm dao kề vào cổ cụ và nói: “Ông cho mày nhát bây giờ”. “Sợ lắm chú ạ, giá như người ngoài thì còn có pháp luật xử lý chứ con mình thì ai xử hả chú?". Cụ cho biết thêm: “Khi còn ở thôn Đồng Lư thì con cả bảo: “Ông lên rừng Tiến Xuân mà ở với chú Đại cho không khí trong lành”. Lên Tiến Xuân được một thời gian, tôi có chăn nuôi được hơn trăm con gà, đến ngày thu hoạch thì đứa con út lại bảo: “Thôi, ông về quê mà sống, ở đó còn có họ hàng, anh em và tổ tiên chứ ở đây thì có ai”. Cứ như thế đã 4 lần cụ phải ra đi rồi lại trở về như những người vô gia cư, không con cái. Có hôm, đêm đến cụ phải một mình ôm chiếc chăn chiên lên rừng để ngủ cho qua, chờ đến sáng rồi về. Trên đường về miệng thì khát khô nhưng họng thì đắng ngắt, đến nước lã nuốt cũng không trôi.
Sau đó cả hai cụ đã quyết định ra ở nhờ đình làng, ở đó có ba phòng còn bỏ trống. Và cũng từ đó cụ ông Nguyễn Văn Quý không cho phép mình ốm, vì cụ biết rằng nếu chẳng may mình ốm thì chỉ có nước là cả hai vợ chồng đều chết mà thôi.
Sau đó cả hai cụ đã quyết định ra ở nhờ đình làng, ở đó có ba phòng còn bỏ trống. Và cũng từ đó cụ ông Nguyễn Văn Quý không cho phép mình ốm, vì cụ biết rằng nếu chẳng may mình ốm thì chỉ có nước là cả hai vợ chồng đều chết mà thôi.
Hai cụ được nhà nước chia cho gần 400m2 đất canh tác và nhập cùng khẩu với các con cho tiện. Khi cụ ra khỏi nhà thì cũng là lúc các con trả ruộng lại để các cụ sản xuất. “Chú ơi, trên đời này chắc nhiều người còn khổ, nhưng có lẽ chẳng ai khổ bằng tôi. Gần 400m2 đất thì các con chia cho tôi tới 7 thửa, mỗi thửa cách nhau khoảng vài trăm mét. Trước khi chia chúng nó bảo chia nhỏ ra như vậy để tôi dễ làm "kẻo rồi ông lại bảo chỗ ruộng tốt thì không chia lại đi chia ruộng xấu”. Bây giờ sức tôi thì đã gần tàn, lực tôi đã kiệt, muốn cho tôi thế nào thì cho, kêu ca thì chúng lại bảo “già rồi mà còn lắm mồm, nói ít thôi cho con cháu còn nhờ".
Để có nước sinh hoạt hàng ngày cụ Quý phải đi gánh cách nhà chừng 1km. |
May mà tôi còn đứa con gái út sinh năm 1978 tên Thoa lấy chồng cùng làng chứ không thì cũng đến chết. Cứ đến mùa vụ là nó lại đem con ra cho tôi trông, còn ruộng thì nó làm giúp cho. Nhưng mà cháu nghèo quá anh ạ”. Tôi hỏi cụ vụ mùa thóc lúa phơi ở đâu, cụ cho biết: “Từ năm 2004 tôi ra đây, làng cho tôi ở nhờ trong đình và yêu cầu tôi hàng ngày phải quét dọn cho sạch sẽ, còn lúa thì phơi ở sân đình, các cụ cho đấu thầu 20m2, mỗi năm nộp 60.000 đồng.
Đem vấn đề này đến trao đổi với ông Nguyễn Đạt Ngô, Hội trưởng Hội Người cao tuổi thôn Đồng Lư thì được biết: “Làng có giao cho các cụ quản lý đình. Ông Quý ở thì phải có trách nhiệm quét dọn cho sạch sẽ. Trước đây chúng tôi có cho dân làng đấu thầu sân đình để phơi phóng, ông Quý muốn phơi thì phải đóng tiền để dân khỏi tranh chấp, tị nạnh. Số tiền ấy chúng tôi sung vào công quỹ để sinh hoạt chứ không bỏ túi riêng ai. Còn chuyện của gia đình ông Quý, Hội Người cao tuổi có đến can thiệp, hoà giải nhiều lần nhưng con cái họ không thay đổi gì”.
Năm 2007 nhiều cán bộ trong thôn, xóm do thấy bất bình trước việc làm của các cụ bởi “Riêng cụ Quý có hoàn cảnh đặc biệt, lại phải quét dọn đình không công nên phải được phơi phóng mà không phải đấu thầu, không phải trả tiền” (PV). Từ đó các cụ mới không thu tiền.
Bắt tép nuôi vợ
Hàng ngày, nguồn thu nhập chính của cụ ông gần 90 tuổi này dựa chủ yếu vào những con tôm, con tép cuối cùng của mùa nước cạn mà ông bắt được ngoài đồng. Cụ Quý cũng nuôi được hơn chục con gà, ban ngày thì chúng tha thẩn bới giun, tìm những hạt thóc rơi vãi ngoài đường, tối đến, gà và người cùng chung nhau gian phòng rộng chưa đầy 6m2 ấy. Ngoài ra cụ còn trồng được khoảng vài mét vuông rau để ăn hàng ngày, nhưng mấy cây xà cừ to quá che hết cả khoảng vườn nên cũng chẳng ăn thua.
Bắt tép nuôi vợ
Hàng ngày, nguồn thu nhập chính của cụ ông gần 90 tuổi này dựa chủ yếu vào những con tôm, con tép cuối cùng của mùa nước cạn mà ông bắt được ngoài đồng. Cụ Quý cũng nuôi được hơn chục con gà, ban ngày thì chúng tha thẩn bới giun, tìm những hạt thóc rơi vãi ngoài đường, tối đến, gà và người cùng chung nhau gian phòng rộng chưa đầy 6m2 ấy. Ngoài ra cụ còn trồng được khoảng vài mét vuông rau để ăn hàng ngày, nhưng mấy cây xà cừ to quá che hết cả khoảng vườn nên cũng chẳng ăn thua.
Gà thì không dám thịt vì đắt, còn rau tuy rẻ nhưng không trồng cũng chẳng có cái mà ăn. Có lẽ niềm vui lớn nhất của cụ Quý giờ này là khi nhìn ngắm đàn gà kiếm ăn ngoài sân, trong vườn.
Công việc hàng ngày của cụ Quý. |
Cụ gõ tay xuống chiếc phản kê ở giữa gian phòng bảo: “Đây là tấm phản của cháu khi còn sống thì là giường nằm, đi đâu cháu cũng mang đi, đó là vật bất ly thân, khi nào chết thì làm quan tài cho cháu. Cháu đã có nhời nhờ bác thợ mộc ở đầu làng hơn một năm nay rồi”. Tôi cúi nhìn chiếc phản mình đang ngồi rồi lại nhìn vào gương mặt có nước da ngai ngái của cụ mà thấy lòng mình tê buốt.
Trao đổi với chính quyền xã về hoàn cảnh đặc biệt của gia đình cụ ông Nguyễn Văn Quý, bà Nguyễn Thị Binh, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Quang cho biết: “Chính quyền xã biết rất rõ việc này. Nhiều lần chúng tôi yêu cầu chính quyền địa phương, tổ hoà giải, mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ thôn đến động viên các con ông ấy là phải sống sao cho tốt đời đẹp đạo. Là con cái thì phải biết chăm sóc cha mẹ khi về già, nhưng chỉ được vài ngày rồi đâu lại vào đấy. Thực ra các anh ấy không vi phạm pháp luật nên không thể xử lý. Chỉ có điều nếu đánh giá về đạo đức con người và đạo làm con thì không thể chấp nhận được trong bất cứ xã hội nào”.
Quỳnh Anh - Tuấn Đức
Quỳnh Anh - Tuấn Đức
- Khơi lại ngọn lửa chống ngoại xâm của nghĩa quân Tây Sơn (Bee-27/01/2012)-– Kịch tính những màn đấu võ cổ truyền Tây Sơn (Dân Trí). – Hàng vạn người dân dự Lễ kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (PLTP). –Hội gò Đống Đa – Giữ ngọn lửa quật cường(Dân Trí). -
Trụ trì bị người tình đồng tính quay cảnh phòng the -Ngày 21/1, Công an huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã bắt quả tang vụ cưỡng đoạt tài sản tại chùa Phước Sơn, ấp An Lạc, xã Lương Hòa Lạc,
- Vụ làm giả công điện Thủ tướng: Đóng vai “thượng tá mật vụ” để lừa đảo (TN).
- Đòi nợ thuê hay giang hồ? – Kỳ 2: Vỏ bọc của xã hội đen (TN).
- Đốt pháo và trách nhiệm hình sự (VNN).
- Banned books hot property in censored Vietnam (AFP 26-1-12) -- Ở Việt Nam, sách bị cấm là rất "hot"!
"Nghệ thuật" kiểm duyệt ở Việt Nam: The art of censorship in Vietnam (Journal of International Affairs Fall/Winter 2011) -- Bài này có một nhận xét khá thú vị: Vì các nhân viên kiểm duyệt thường bị... kém học thức, nhiều nhà sáng tác có thể qua mắt họ bằng cách dùng những ẩn dụ (lịch sử, chẳng hạn) mà họ không hiểu!!! (Nhưng tác giả này chỉ thấy một nửa: Chỉ vì những ngườ ikiểm duyệt kém học thức, không hiểu, nên để chắc ăn, họ cứ soàn soạt cấm nhiều thứ không có gì là "phản động" cả!) ◄- Nỗi lo người bệnh “bỏ chạy” (NLĐ)..Những tội ác ghê rợn nhất năm 2011 -- Những cuộc đấu súng nghẹt thở: Tiêu diệt trùm ma tuý Lý Bá Trò (Đất Việt).Hàng chục nghìn di sản của Trung Quốc ‘biến mất’ -Khoảng 44.000 di tích cổ, đền miếu và các địa danh văn hóa ở Trung Quốc biến mất, theo kết luận của cuộc tổng điều tra di sản.
- - Công ty dầu hỏa Mỹ đạt thỏa thuận về vụ dầu loang ở Trung Quốc – (VOA).- Bộ trưởng giao thông vào bệnh viện đánh giá tình hình tai nạn giao thông (DT). - Số ca cấp cứu do bạo lực tăng mạnh dịp Tết (VNN). - Bốn ngày tết, 137 người chết vì tai nạn giao thông (TT). - Tai nạn giao thông vì rượu bia rất cao (TN). - Tai nạn giao thông ngày Tết: 106 người chết (VOV).- TP.HCM năm 2012: Cải cách hành chính gắn với chính quyền đô thị (PLTP).
- Việt-Thái hợp tác y tế – (VOA).
-- Tử thần chực chờ tại làng nhiều người chết vì ung thư bậc nhất Hà Nội (GDVN).--- Sách Đỏ Việt Nam – tâm huyết của những nhà khoa học (Thiennhien.net).-- “Kỹ nghệ” từ thiện của Mỹ – (RFI). - – Sự nghiệp Bill Gates qua ảnh (xaluan.com).------