Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

WB: Các thị trường mới nổi có hướng đi của riêng mình

-Nguồn ::-WB: Các thị trường mới nổi có hướng đi của riêng mình


 -
Song hành cùng cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng euro của châu Âu, nền kinh tế toàn cầu đang chứng kiến những bước chuyển lớn - đó là các thị trường mới nổi không còn hướng tới các nền kinh tế phát triển để tìm kiếm các giải pháp mà đã có hướng đi của riêng mình. Đây là nhận định của Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick tại Diễn đàn Kinh tế thế giới lần thứ 42, đang diễn ra tại Davos, Thụy Sĩ. 
Phát biểu ngày 28/1, Chủ tịch Robert Zoellick  nêu rõ "những thay đổi lớn" đã xuất hiện khi cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu tiếp diễn, không chỉ ở những con số kinh tế, mà còn ở nhận thức và quan điểm. Ông nhận định trong nền kinh tế thế giới hiện nay, các thị trường mới nổi không còn trông chờ các nước phát triển cùng hành động nữa mà họ đang "tự thân vận động" theo cách của mình. 

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick. Nguồn: Internet.


Nhà lãnh đạo WB nhấn mạnh "sự chán nản và mệt mỏi đã bắt đầu len lỏi vào hệ thống chính trị" và ông kêu gọi phải tin tưởng vào nền kinh tế vì còn "rất nhiều vốn để đầu tư" và "rất nhiều khả năng". Tuy nhiên, Chủ tịch Robert Zoellick cũng cảnh báo "một số người theo chủ nghĩa dân tuý, chủ nghĩa bảo hộ, luôn quan ngại về khả năng đầu tư đang tấn công vào lòng tin và tạo ra nguy cơ làm tê liệt nền kinh tế.

Trong khi đó, tại nhiều nước châu Âu tiếp tục diễn ra các cuộc tuần hành phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ để ổn định tài chính công.

Tại Rumani, hàng nghìn người đã xuống đường phản đối các biện pháp khắc khổ mà chính phủ đưa ra, vốn bị coi là thủ phạm khiến điều kiện sống của họ bị giảm sút. Còn tại Tây Ban Nha, hàng nghìn cảnh sát, giáo viên cùng các nhân viên y tế đã tổ chức một cuộc tuần hành rầm rộ tại thành phố Barcelona để phản đối kế hoạch tiết kiệm chi tiêu của chính quyền sở tại. 

Trở lại với Hy Lạp, các chủ nợ tư nhân với giới chức vẫn tiếp tục đàm phán về khả năng xóa một phần khoản nợ của nước này nhằm tránh bị vỡ nợ đã ghi nhận những bước tiến đáng khích lệ. Dự kiến hai bên sẽ đạt được thỏa thuận vào tuần tới. 

Tiến trình đàm phán giữa Chính phủ Hy Lạp và các chủ nợ tư nhân nhằm xóa nợ 100 tỷ euro (128 tỷ USD) cho Athens theo thỏa thuận đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) mới đây, và tiến tới giảm dần khoản nợ hiện lên đến 350 tỷ euro của Hy Lạp. Đối với Hy Lạp, thỏa thuận về xóa nợ sẽ mở đường để Athens được giải ngân khoản cứu trợ tiếp theo trong gói cứu trợ thứ nhất trị giá 110 tỷ ơrô từ EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế nhằm thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ công vào cuối tháng Ba tới.
SGTT Xuân 2012 - Năm qua, nợ công là vấn đề vừa riêng, vừa chung của thế giới. Trong vòng xoáy của cơn khủng hoảng, mối liên hệ giữa nợ công và vấn đề thiết lập - duy trì niềm tin của từng quốc gia lại trở nên quan trọng hơn bao..
“Thoái vốn đầu tư ngoài ngành chính là sửa sai” (VnEconomy). - Năm 2012: Tiếp tục sử dụng liều “thuốc đặc trị” lạm phát (ĐCSVN).
Năm mới, Phó Thủ tướng nói về “Kiềng ba chân” kinh tế (DĐDN). -- Nhà đầu tư ngoại ‘hối hả’ mua trái phiếu Chính phủ (VTC).
Chứng khoán 2012: “Cứ tin ngày mai trời sẽ đẹp” (Infonet). - Vàng “đứt mạch” tăng giá sau phiên khai Xuân (DT). - Khai xuân, giá vàng tăng gần 2 triệu đồng/lượng (VnEconomy). Giá vàng loạn dẫn tới tin tức loạn?
Dương Tử Trung, “ông hoàng ve chai” (VnEconomy). - Lão nông và giấc mơ “sữa trắng” (Dân Việt).- Doanh nghiệp BĐS nỗ lực tìm thị trường “ngách” (DT).- Chứng khoán sau Tết âm lịch qua góc nhìn chu kỳ (Vietstock). - Giá thực phẩm tăng cao sau Tết (VOV). - Trúng đậm bạc tỷ tôm hùm nhí đầu năm (VNE). - Trúng đậm tôm hùm giống (PLTP/PhuYen). - Du lịch Tết Nhâm Thìn tại Khánh Hòa: Hơn cả mùa vàng! (LĐ).





Làm sao thoát khỏi cảnh công nợ mà không phá sản? »
Những ngày cuối tuần vừa qua, cái gì đến cũng phải đến với nền kinh tế khối Euro và nước Pháp: Công ty Standard & Poors xuống điểm nền kinh tế Pháp. Tất cả những tuyên bố của chánh phủ Pháp và của Tổng thống Sarkozy nay đã thất bại: Cố giữ điểm Ba Chữ A. Trong một bài viết vào cuối năm 2011, chúng tôi đã nhận định là không nên quan trọng hóa cái điểm Ba chữ A. Cũng chỉ vì sợ mất Ba chữ A, mà chánh phủ Pháp đưa ra những biện pháp gắt gao thắt lưng buộc bụng.
Thắt hầu bao, là thắt cái ăn xài, xuống tiêu thụ: thắng tiêu thụ là tê liệt các động cơ sản xuất, tăng nguy cơ sẽ phá sản vì thiếu nhập ngân, tăng nhu cầu cần phải đi vay tiền các Ngân hàng quốc tế, và  các  Ngân hàng quốc tế vì điểm tín dụng nay đã xuống, nên sẽ tăng lãi suất  tiền lời tín dụng. Lãi suất tín dụng từ nay đương nhiên sẽ cao hơn, công nợ cũng vì thế tăng thêm và tiếp tục cứ thế sẽ tăng mãi, nền kinh tế tài chánh nước Pháp rồi cũng sẽ như Tây Ba Nha, rồi cũng sẽ như Ý đại lợi, Hy lạp, Ái len…Sẽ khủng hoảng nặng vi công nợ tăng, sẽ mất điểm,sẽ có biện pháp thắt lưng buộc bụng, bớt tiêu xài, hạn chế hoạt động kinh tế, mượn tiền trả nợ, nợ tăng, trả chậm và cái vòng lẩn quản sẽ đến và có cơ đưa đến phá sản.
Ngày nay khu vực Euro chỉ còn vài nước, rất ít, còn giữ được điểm Ba Chữ A: Đức, Hòa Lan, Phần Lan, Lục Xâm Bảo. Như vậy một lần nữa chúng ta nhìn rõ hai quan niệm quản trị kinh tế tài chánh đất nước khác nhau giữa hai vùng Nam Bắc Âu châu. Miền Bắc Âu châu quản trị sản xuất, miền Nam Âu châu quản trị tiêu dùng. Hai quan niệm hai thái cực, quan niệm sản xuất xã hội chủ nghĩa, quan niệm tiêu dùng kinh tế thị trường. Quan niệm sản xuất quan niêm quốc gia đang lên (Trung quốc, Ấn độ…), quan niêm tiêu dùng quan niệm quốc gia tiên tiến tiêu dùng hưởng thụ (Mỹ Nam – Tây Âu) nhưng các quốc gia Bắc Âu dù vẫn biết áp dụng một chánh sách thuộc về quan niệm sản xuất, nhưng sản xuất rất lựa chọn: sản xuất những  hàng phẩm chất cao: Đức với kỹ nghệ xe hơi hạng sang Mercedes, Porch BMW và máy sản xuất mẹ (Machine outils mère) Hòa Lan với dịch vụ Bốc dở hàng đầu cho toàn Bắc Âu (Cảng Rotterdam) với các Công ty Trading hàng đầu. Lục Xâm Bảo với hệ thống Ngân hàng và các dịch vụ.
Cuộc khủng hoảng tiền tệ tài chánh kinh tế của thế giới ngày nay đang phá vỡ tất cả những lý thuyết kinh tế đem đến sự bế tắc.
Làm sao đây? Khi những Công nợ và những thâm thủng nền kinh tế quốc gia đặt lại vấn đề quản trị cán cân thu-chi ngân sách của các Công quỹ các Quốc gia.
Thí dụ quốc gia Pháp ngày nay, làm sao tạo thu ngân nhập ngân? Nhập ngân  là phải tăng các thuế trực tiếp hay gián tiếp, đánh thêm  thuế gì khi người dân đã đi đến tận cùng của sức đóng góp? Phần bên cột xuất ngân, phần chi tiêu thì phải hoặc cắt giảm tiêu xài, đem  tiết kiệm vào mọi công quỹ điều hành hoặc xét lại và bỏ, loại bớt những thành  phần hành chánh, giảm số công nhơn công chức. giảm công sở, nghiệp vụ … không tuyển dụng thêm nhân viên, cho về hưu trước hạn tuổi….bán bớt công sở, địa ốc tài sản quốc gia
Từ Quốc Gia Toàn năng Bảo hộ* đến Quốc gia Tối thiểu.
 ( *État – Providence, do từ  La Providence =  Ơn Trên, Đấng toàn năng, bảo hộ):
Chế độ Quốc gia Pháp là một chế độ Quốc gia Bảo hộ (État Providence). Quốc Gia Bảo hộ là gì? một con số thay trả lời: những chi tiêu của công quỹ quốc gia Pháp (toàn bộ tất cả mọi phần hành chánh) ngày nay sử dụng 58% tổng sản lượng nội địa nước Pháp. Nhiều hơn tổng  số chi tiêu của gia đình và  nhiều hơn tổng số chi tiêu của các xí nghiệp (Theo bảng kế toán quốc gia  Pháp 2010).
Để cung ứng con số chi tiêu của công quỹ quốc gia nói trên, một  phần lớn tương đương với 48 % tổng sản lượng nội địa  là do tổng số thuế của công dân Pháp và một phần nhỏ 10% do đi vay mượn. Vay mượn cũng là nguồn chánh của Công nợ Nước Pháp. Tổng số tiền phải trả hằng năm riêng cho phần tiền lời của Nợ Công quỹ nay là 47 tỷ euros. Đây là số tiền chi tiêu đứng hàng đầu của Ngân sách quốc gia hằng năm Pháp do Thương/ Hạ Viện Pháp bỏ phiếu chấp thuân (để so sánh: Quỹ riêng cho Ngành Giáo dục Quốc gia chỉ có 45 tỷ euros thôi!).
Vậy thì:
Phải giảm chi tiêu: tiết kiệm từng tài khoản, hay lựa chọn ưu tiên? :
Để giảm chi tiêu, phải giảm tiêu dùng, tiết kiệm từng tài khoản một của Ngân sách Quốc gia, cắt giảm toàn bộ. Cũng có thể chọn lựa những ưu tiên: sắp đặt theo thứ tự quan trọng từ những danh mục chánh đến những danh mục thứ. Nhưng tài khoản nào là chánh? Danh mục nào là phụ?  Ngành nào là chánh?  của Công quỹ nào: Giáo dục? Y tế? Quân đội? Xã hôi? Giao thông?…
Và nguy hiểm hơn! là đặt lại định nghĩa của quan niệm Quốc gia: cái gì định nghĩa được một Quốc gia, vai trò của một Quốc gia là gì? Bảo vệ quê hương?, Giáo dục quần chúng? Bảo vệ Lao động? Chăm lo sức khỏe? …Có kẻ xấu mồm xấu miệng còn bảo rằng Quốc gia là cái chung, vì vậy Ngân sách Quốc gia là số tiền chung để phục vụ  những  túi riêng các người cầm quyền (Ở Việt Nam là túi của Đảng Cộng sản). Có kẻ ngoan cố, phản động, xấu tánh hơn thêm vào những ý nghĩ đen tối, mạ lỵ đảng, như ngoài Đảng, còn có các vệ tinh của Đảng,… Nghiệp Đoàn, Hội hè, Đoàn thể do Đảng tạo ra…
Vậy thì muốn quản trị cái bánh quy khổng lồ là Ngân sách quốc gia cần phải có một nền quản trị khéo léo, ăn chia đầy đủ  không làm mất lòng ai cả?
NHỨT LÀ trong thời gian tranh chấp bầu cử Tổng Thống (Pháp hay Mỹ) .
Hay tư nhân hóa Hành chánh?:
Hay là… ta hạn chế các phần hành của Chánh phủ và Quốc gia bằng tư nhơn hoá tất cả nền hành chánh. Nhà Nước chỉ sẽ giữ phần tối thiểu. Tất cả các phần hành biến thành dịch vụ cho tư nhơn đấu thầu.
Và Nhà Nước phải giữ phần một phần tối thiểu, nếu không Nhà nước sẽ không còn Nhà nước nữa, Nhà nước giữ phần gì? phần can thiệp?, phần trọng tài?, phần phán xét?…và quan trọng hơn giữ phần hỗ trợ, vì  đó là  quyền uy, và nhờ quyền uy đó cũng có thể giữ phần chế tài.
Hỗ trợ hay bổ trợ, một quan niệm quản trị hành chánh tốt: (La subsidiairité principe de bon gouvernement) :
Một nhà Nước toàn năng bảo hộ, là một Nhà Nước can thiệp, lo toàn bộ cuộc sống của người công dân đóng thuế. Nhà Nước lo tất cả, lo giáo dục dân, lo đời sống văn hóa, sanh hoạt, ăn ở – nhà cửa, thể thao, môi sanh, môi trường, chuyên chở – đi lại, sức khỏe – dưỡng dục, nhiên liệu xăng dầu – điện lực, sưởi ấm quạt nồng, chăm lo người dân từ sơ sanh –chánh trị khuyến khích hay hạn chế sanh đẻ, cho đến trưởng thành lo công ăn việc làm, cho đến  khi về hưu -quỹ hưu trí bắt buộc hay tự nguyện,  rồi cuối đời bệnh hoạn cáo chung – bảo hiểm sanh mạng, công ty chôn cất, nghĩa trang tư hay công … Ngoài ra Nhà Nước còn ưu tư chăm lo sao cho có sự “công bằng xã hội”, bằng những kỹ thuật chia sẻ liên đới xã hội, tùy theo giai cấp trình độ giàu nghèo cân bằng cán cân hưởng thụ để giảm cách biệt giai cấp qua những sự giúp đỡ như học bổng, bồi hoàn, phụ cấp…  hay xây dựng kiến thiết những cơ sở xã hôi như nhà trẻ, nhà già, nhà họp cho nào các hôi cao niên, nào hôi quán thể thao, nào hồ bơi, sân vận động, thư viện công cộng, hí trường hội trường, quảng trường … Cuối cùng chúng ta cũng không ngạc nhiên khi nhìn thấy những con số tiêu chi khổng lồ để phụng sự  xã hội.
Như vậy, như chúng ta vừa nhìn qua, nhiệm vụ của một Nhà Nước rất bao quát. Vậy thì, bao hết thi ngày nay như chúng ta đã biết không xuể. Chăm lo một phần quan trọng nào thôi, lựa những cái tốt nhứt. Vậy thì một quan niệm hành chánh tốt là biết dừng ở đâu?
Trong mô hình Nhà Nước can thiệp vào tất cả đời sống của người dân như trường hợp một quốc gia kiểu Bắc Âu, rất xã hội chủ nghĩa. Người dân đóng thuế tương đối cao hơn người công dân các quốc miền nam châu Âu, nhưng hưởng tất cả những quyền lợi xã hội từ nhà cửa, y tế, di chuyển, giáo dục đến văn hoá, thư viện, hí viện, …với  giá cả rất thấp, vì Nhà nước quản trị cả. Nhưng nếu Nhà nước quản trị cả, đâu là quyền của người dân? Chỉ có độc nhứt một mô hình xã hội, không cho phép người dân lựa chọn. Dân chủ đâu?
Khi nói đến dân chủ thì quyền của người dân bắt đầu ở đâu? Khi nhà Nước lo tất cả, đâu là quyền của người dân? Và chẳng chốc độc tài sẽ dễ dàng đi đến: hiện tượng “xin cho” của chế độ Công sản, hiện tượng “bao cấp”, “ơn Bác ơn Đảng”, và việc mua quan bán tước, tham nhũng cũng phải đến thôi, vì Nhà Nước là tất cả, … Các Nhà cầm quyền nào cũng có khuynh hướng đi đến độc tài, vì quản trị với độc tài, độc đoán dễ hơn quản trị với dân chủ. Kể cả đối với những người đấu tranh dân chủ, đối lập … Vì người đối lập thường dễ dàng sử dụng mô hình tổ chức của độc tài để đối lại với  những mô hình bất mãn để đối lập. Đối lập thường dùng những đòi hỏi dựa theo mô hình của độc tài…
Muốn tránh độc tài phải chấp nhận chỉ trích và kiểm soát thường trực… Nhưng chúng ta đã bàn ra ngoài đề rồi….
Muốn xây dựng một Nhà Nước toàn năng bảo hộ, cha mẹ, người dân rất cần một hệ thống quản trị vững vàng, hữu hiệu. Nước Pháp vẫn tự hào cái – tinh thần công vụ, phục vụ của chung,  ”le service public” và “tinh thần pour le service public” có từ thuở Để tam Cộng hòa. Với Tổng thống Jules Ferry và ngành Giáo dục: mỗi làng lớn bé ở Pháp đều có một trường Tiểu học. Thầy giáo hay cô giáo là nhơn vật thứ ba của làng : ông maire, ông xã, đại diện quyền uy hành chánh, ông curé, ông linh mục đại diện tâm linh nhà thờ, và ông giáo, cô giáo l’instituteur, l’institutrice, đại diện hiểu biết. Có nhiều làng chỉ có một instituteur dạy từ vỡ lòng đến thi tiểu học (certificat d’Étude primaire). Có nhiều thầy hay cô dạy đời cha mẹ đến đời con xong về hưu ở lại làng luôn. Nhờ vậy cả nước Pháp thống nhứt tiếng Pháp nói trôi chảy, không còn dùng những thổ ngữ hay phương ngữ nữa. Ngày nay có khuynh hướng tìm lại hương xưa, những vùng như Bretagne, gốc Celte đang đi tìm lại tiếng nói và văn hoá xưa, Alsace cũng vậy, rồi Langue d’Oc, rồi Provençal. … Lúc xưa, cá nhơn chúng tôi,  khi đi dạy học ở những vùng quê quanh Toulouse,  nói được patois toulousain, ngày nay chúng tôi vì ở vùng Poitou nên vẫn phải dùng những từ ngữ poitevin để diễn tả những phong cách mà tiếng Pháp không đủ để diễn tả. Môi trường và hội nhập cả!
Tin thần “service public Pháp” buộc một cái làng hẻo lánh nhứt, trời mưa hay trời tuyết đều phải được người phát thư đi đến. Và toàn nước Pháp chỉ có một giá tem. Service Public buộc thư trong nước chỉ có 24 giờ là tối đa từ giờ gởi đến giờ nhận. Service public buộc xe lữa phải chạy và đến đúng giờ : chuyền xe 10 giờ 27 là đúng 10giờ 27 phải chạy, đến 16 giờ 3 phút là 16 giờ 3 phút đến. Ngày nay văn minh tiến bô nhưng giờ giấc không còn được đúng đắn nữa. Vì Nhà nước bảo hộ cha mẹ vậy nên công nhân Pháp ngày nay rất sợ bị tư nhân hóa. Nhưng ấy là thời vàng son của “les Trente glorieuses” – Ba mươi năm vàng son, từ sau đệ nhị thế chiến xây dựng đất nước 1945 đến 1975.
Thời vàng son đã qua, nhưng hệ thống vàng son vẫn còn trong ký ức người dân, tuy thế hệ ấy nay đã là cha mẹ, có khi đã ông bà. Lại càng khó khăn thêm với các  tổ chức Nghiệp đoàn đấu tranh bảo vệ lao động. Tổ chức nghiệp đoàn con đẻ của thời kỳ bảo hộ, đấu tranh đòi hỏi với một Nhà nước bảo hộ, nhơn ái, tạo những điều kiện làm việc rất lý tưởng cho người công nhơn Pháp.  Nhưng ngày hôm nay trong không khí khủng hoảng do cuộc xoay chiều của hướng phát triển, từ nước Pháp sản xuất biến qua nước Pháp tiêu thụ, và cũng do  toàn cầu hóa, các đòi hỏi của các Nghiệp đoàn bảo vệ lao động ngay là một hàng rào cản to lớn cho một cải tổ xã hôi. Những tuần làm việc 35 giờ, những 5 tuần nghỉ một năm, những ngày nghỉ lễ bắt buộc, những Chúa Nhựt cấm không được mở cửa đang là những rào cản cuối cùng để bảo vệ người lao động Pháp trước những nhát búa của thời đại toàn cầu hoá.
Làm sao người văn minh tiến tiến với tất cả một bô luật Lao động đầy những chi phí bảo vệ tốn kém cạnh tranh lại với các nhóm người nô lệ, với đồng lương chết đói, trên các nước chậm tiến như Ấn độ, Trung quốc Việtnam Bangladesh… sẵn sàng làm việc với 1 hay 2 dollars một ngày, không mũ bảo hiểm, không được nghỉ trưa, liên tục 10 giờ một ngày, 365 ngày một năm…Thế giới tổ chức, trọng con người, tử tề sẽ bị thế giới  hoang dại phá vỡ. Đế quốc và nền văn minh La mã đã tan vỡ vào những năm 400 sau TC bởi các nhóm Vandales man dại (gốc của từ vandalisme để chỉ sự tàn phá phung phí). Văn minh và văn hóa Việt Nam tử tế, đạo đức cổ truyền   ngày nay cũng đang bị  Đảng Cộng sản man dại nhơn danh bài phong và tân tiến tàn phá) – Thí dụ Tinh thần bà con xa không bằng láng giềng gần nay đã mất, vì láng giềng đối với tổ chức Cộng sản chỉ là một công an hàng xóm để bảo vệ Đảng.
Nhưng ngày nay, tuy với khủng hoảng kinh tế, tuy với toàn cầu hóa, khối lượng lao động cũng không được  sử dụng toàn bộ hữu hiệu. Mặc dù với một số lượng thất nghiệp cao trên dưới 10 % khối lượng nhơn số lao động (tại Pháp) vẫn có một số ngành nghề không tìm được công nhơn. Hệ thống bảo hộ, luật lệ lao động quá bảo hộ, hệ thống an sanh xã hội quá chu đáo khiến người lao động “nhiều eo sách”, chỉ tìm những việc làm cho “đáng giá”…
Hiện nay, nói riêng về nước Pháp công nợ đã vượt con số 85% của Tổng sản lượng nội địa   (1 8700 tỷ euros và đệ tam cá nguyệt 2011)! 
Nhà Nước nên trở về cái nhiệm vụ tối thiểu “nhiệm vụ chánh yếu của mình” thôi!. Nhà nước chỉ nên can thiệp để làm trọng tài, để phán xử hoặc để chế tài …!  Nhà nước phải giữ những phương tiện chế tài, tất cả những phần hành hành chánh, dù trung ương, hay địa phương, làng xã có thể tư nhân hóa,  xem như là những dịch vụ, với  những khế ước thương mại, với những điều khoản áp dụng rõ ràng (cahier des charges). . .
Vứt bỏ bớt những vai trò của Nhà nước ?  Nhà nước cần giữ những chức năng điều hành quốc gia nào  (les droits régaliens) :
Chức năng An Ninh – Quốc phòng:
Rất cổ truyền, đó là sức mạnh của Nhà cầm quyền: Quân đội, Cảnh sát và Công an để giữ an ninh xã hội (công an cảnh sát), công lý và chế tài (cảnh sát) và bảo vệ đất nước, quốc phòng (quân đội).
Hai nhà lý thuyết gia về Khoa học Chánh trị của thế kỷ thứ  XVII  là :Jean Bodin (1529- 1596) vàThomas Hobbes (1588 -1679) (thường được người đời sau ngưởng mộ với câu Homo homini lupus- Người là con sói của loài người – được T. Hobbes viết lời tựa vào trang đầu của cuốn sách De Cive hayLeviathan (1651). Thật sự câu nầy của nhà hiền triết La mã Platius Asinia – 495 Lupus est homo homini.
Cả hai vị nấy, đều luôn luôn khuyên nhủ là sự can thiệp của Nhà nước phải tôn trọng Luật pháp và trong khuôn khổ Luật Pháp.
Nhưng hai vị “Thầy của Luật học nầy” đều cho phép Nhà Nước « làm luật », đó là quyền tối thượng của Nhà Nước (la souveraineté) Nhà Nước là chủ quyền của Luật thực tiển – L’Etat est la seule source du Droit Positif ( Jean Bodin – Six Livres de la République 1576). Droit positif là Luật của Nhà Nước – Luật của Nhà Vua – Droit du Prince khác với Luật Thượng đế – Droit divin.
Nhưng Nhà Nước có quyền thay đổi Luật theo ý muốn mình không? “Có quyền” theo Jean Jacques Rousseau ( 1712 – 1778). Vì quyền tối thượng của Nhà Vua, hay Nhà Nước là người đại diện quyền tối thương của người dân.
“Không được, không có quyền”, theo, Bodin, Hobbes và cả Locke: vì Luật tự nhiên cao hơn Luật thực tiển.  Nói như vậy để hiểu rằng Nhà Nước phải tuân lệnh Luật Pháp, một Luật Pháp theo Luật tự nhiên, Luật tự nhiên là Luật bảo đảm các Luật lệ cá nhơn của con người, bảo đảm đời sống hằng ngày, các quyền  tự do và quyền tư hữu của mỗi người dân.
Chức năng  Phát ngân, phát hành tiền:
Đây là một câu chuyện rất thời sự, chúng tôi đã phân tách trong “câu chuyện tiền tệ” trong tuần qua.
Hai con đường lựa chọn: Chỉnh đốn hay cải tổ thay đổi người phát hành.
Để kết luận:
Nếu Nhà Nước vỡ nợ vì đã quá đa mang bảo hộ lo lắng, cán đáng cho toàn dân thì ngày nay nếu chỉ trở về với cái tối thiểu và giao phó tất cả những phần hành hành chánh cho tư nhân?
Nhưng nếu Nhà Nước giao trọn hay  một phần các chức năng  An ninh –Công lý – Quốc phòng cho Tư nhân?
Cảnh sát tư nhân ngày nay cũng đã có và làm việc rất hữu hiệu. Những công ty canh giữ, những công ty bảo vệ chuyên chở tiền bạc của các Ngân hàng hay các xí nghiệp lớn. Những công ty an ninh các xí nghiệp. Ngày mai các làng xóm địa phương có thể thuê hay tạo điều kiện để có một đội an ninh tư? (Các bạn ở Huê kỳ và ở Úc quen thuộc với tư nhơn hóa các phần hành thuộc an ninh- nhưng ở Âu châu đặc biệt ở Pháp, dư luận vẫn còn e dè với chức năng an ninh, cảnh sát giao cho tư nhơn. Nhưng từ vài năm nay, có chiều hướng muốn giao quyền cảnh sát cho các tỉnh làng  địa phương.
Về tồ chức Công lý? Về mặt thương mãi, tư pháp, có chiều hướng thiên về tư nhơn. Những khế ước thương mãi quốc tế càng ngày càng nhiều, luật thương mãi trở thành quốc tế và không còn trong quốc nội nữa và thoát khỏi tầm tay của Nhà nước. Tòa án thương mãi nay là một Tòa án của các nhà nghề thương mãi, không còn trong tay của các Luật học nữa. Chỉ còn các Tòa hình sự, hình luật quốc nội còn đấy nhưng khi nói đến hình luật quốc tế, phạm vi của Nhà nước quốc gia đã bị vượt qua.
Còn nhà tù, nhà tù chỉ là một khách sạn có khóa, nhà tù có thể giao một công ty tư nhơn thầu dễ dàng.
Và Quốc phòng? Bảo vệ biên giới, quê hương đất nước. Quan niệm biên giới ngày nay không còn nữa. Liên Âu đi lại không giấy tờ. Quân đội ngày nay, có thể là quân đội nhà nghề, thành lập những liên minh phòng thủ (NATO). Từ ngàn xưa, người lính đánh thuê (soldat of fortune –mercenaire) hay lính nhà nghề đánh giặc hữu hiệu hơn lính nghĩa vu.
Quân đội Pháp có một đơn vị nhà nghề La Légion Étrangère (Lê dương) thành lập năm 1831, gồm toàn những người ngoại quốc. Quân đội nhà nghề, do những người tình nguyện, được tuyển chọn huấn luyện hữu hiệu, được Nhà nước Pháp sử dụng suốt trên một thế kỷ đến ngày nay trên khắp mọi chiến trường.
Nếu tiếp tục như vậy, có thể ngày nào một Nhà Nước một Quốc gia có thể giao cho tư nhân khai thác toàn bộ các phần hành hành chánh: Giáo dục, Y tế, Giao thông, Xã hội, Tư Pháp, Công an, Cảnh sát và có thể cả Quân đội nữa. Quan niệm quản trị điều hành một Quốc gia có thể theo một mô hình điều hành quản trị một xí nghiệp. Thu thuế để có Tài chánh, xong thuê các dịch vụ bằng đấu thầu, chỉ giữ lại phần trọng tài, chế tài …
Không bắt buộc phải tư nhân hóa 100%, có thể một phần, tất cả mọi suy nghĩ, mọi sơ đồ quản trị hành chánh đều có thể áp dụng. Làm sao phải trở về cân bằng Ngân sách Quốc gia. Tránh công nợ, thua lỗ, phá sản.
Ưu tư ngày nay là phải làm sao để có một phương thức quản trị tốt.

  • Chuyện bên lề= tiền tệ: monnaie, money do từ ngữ Juno Moneta. Dười thời La mã, công việc đúc tiền phát hành tiền được tiến hành trong đền thờ Juno Moneta, tức là Thần nữ Juno, người hiểu biết (Juno l’avertie). Thần nữ Juno, là Thần nữ biết được ai nói láo. Một đồng tiền được phát hành nơi đền thờ Ngài phải là một đồng tiền tốt, thành thật. Thế nhưng chẳng bao lâu các Hoàng Đế La mã lạm dụng đúc thêm tiền , biến thành đồng tiền mất giá, thành đồng tiền giả, phá vỡ uy tiến Nữ thần.
15/16 tháng giêng, ngày nước Pháp bị hạ điểm. 
© Phan Văn Song
“Tạo đột phá trong chấn chỉnh đầu tư công” (DTCK).(ĐTCK) Yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế đã rất cấp bách, nhất là khi các yếu kém trong nội tại nền kinh tế bộc lộ rõ trong năm vừa qua. Trước mắt, Chính phủ lựa chọn 3 vấn đề then chốt nhất để tập trung tái cấu trúc, đó là tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu thị trường tài chính.





-Kinh tế 2012 có lặp lại 2009? (VOV). Ngân hàng tái cấu trúc và nguồn lực “ngoại đạo” (VnEconomy).Khi Tết Việt trở thành… công nghiệp hóa (TVN).Kinh tế Việt Nam cần xác định lợi thế mới (VEF). - Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói về chiến lược xuất khẩu năm 2012 (VOV). - Viết từ vùng đáy thị trường (Vietstock). - Điểm những thương vụ giá cao của nhà đầu tư nước ngoài trong 2011 (Gafin).
Đầu tư BĐS: Đón đầu với triết lý ‘sống xanh’ (VEF). - Các tỷ phú trong trí nhớ  (TVN).- Hơn 1.400 du khách Trung Quốc “xông đất” Lào Cai (VOV).Năm trụ cột để hướng tới tương lai (SGTT/ Tầm Nhìn).-Giao thông 2012: Không có quá nhiều tiền đầu tư hạ tầng (VTC). Công ty Shin-Etsu sẽ xây nhà máy chế biến kim loại đất hiếm ở VN   –  (VOA).-Vụ Vinashin: Vay $1, xin trả 35 xu  –  (NV).Furniture dealer makes fortune from China-Vietnam trade (China.org 23-1-12)-Khu vực ngân hàng Việt Nam sẽ có những thay đổi lớn   –  (VOA).Thị trường bất động sản năm nay sẽ tiếp tục ‘chìm’? (Đất Việt). Xe nhỏ giá rẻ “lên ngôi” ở thị trường Việt (VnMedia).Doanh nhân tuổi rồng và tham vọng tỷ phú đô la tuổi 45 (VTC). Chứng nhận độc quyền nhãn hiệu quýt hồng Lai Vung (Đất Việt).25 năm thu hút FDI, thành công và vấp váp (DTCK).Hệ thống điện ổn định trong ngày cao điểm Tết (TTXVN). 
Vị thế mới của gạo Việt (Dân Việt).
Kinh tế thế giới 'lún sâu vào nguy hiểm' - (BBC)-Nền kinh tế thế giới đang "lún sâu vào vùng nguy hiểm" do rủi ro từ khu vực dùng euro, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết.- IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới 2012 (Gafin).– IMF báo cáo: Nền kinh tế toàn cầu trông ảm đạm vào năm 2012: IMF report: Global economy looks grim for 2012 (WP). - Nợ công của Anh lên mức kỷ lục (DT). - Liên hiệp châu Âu dọa cắt đứt tài trợ nếu Hy Lạp không thực hiện cải tổ kinh tế  –  (RFI).- Dầu tăng hơn 1% do EU cấm vận dầu mỏ Iran (Vietstock). - EU lại đặt nợ công Hy Lạp lên bàn cân (VOV). - Thế giới cần tạo thêm 600 triệu việc làm trong thập kỷ tới (Tintuc). -  Why you should pay attention to Southeast Asia (MoneyWeek).



---- --Tại sao dân Tàu để dành tiền dữ vậy?Why the Chinese Save (FP 19-1-12) -- Bài dài-
-Chuyện trong làng: The MIT Family Tree (Business Week 23-1-12) -- Seven former or current central bankers have studied or taught there

Tổng số lượt xem trang