Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

Báo CSVN ca ngợi cách VNCH 'thực thi chủ quyền biển đảo'

Lễ đặt vòng hoa tưởng niệm trước bài vị của 74 chiến sĩ Hải Quân VNCH hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

-Báo CSVN ca ngợi cách VNCH 'thực thi chủ quyền biển đảo'
HÀ NỘI 10-7 (NV) - Tờ Tiền Phong , báo của Trung Ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hôm Thứ Năm có một bài nghiên cứu với tựa đề “Cách Việt Nam Cộng hòa thực thi chủ quyền biển đảo”.

Trang báo có bài nghiên cứu về “Cách Việt Nam Cộng hòa thực thi chủ quyền biển đảo” trên tờ Tiền Phong ngày 10-7-2014. (Hình: NV cắt lại từ báo mạng Tiền Phong)
Từ trước tới giờ và nhất là trước kia, CSVN vẫn dùng nhiều thứ từ ngữ sỉ nhục chính thể miền Nam Việt Nam "chỉ là tay sai đế quốc Mỹ, tiếp tay đế quốc Mỹ đẩy nhân dân miền Nam  vào vòng nô lệ, đói khổ lầm than." Danh hiệu “Việt Nam Cộng Hòa” suốt nhiều chục năm trời là cái đại kỵ trên hệ thống truyền thông của chế độ.
Mãi tới thời gian rất gần đây, khi cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng gay gắt và khó khăn về tất cả mọi mặt, Hà Nội nới lỏng dần dần với cả cách gọi thể chế miền Nam.
Trong bài viết khảo cứu ngày 10 Tháng Bảy của tờ Tiền Phong, tác giả Trần Nguyễn Anh viết về ngư nghiệp, các nghiên cứu, khảo sát tiến đến khai dầu khí, và các quy định của chính phủ VNCH cho các vùng đặc quyền kinh tế trên biển, vấn đề chủ quyền gắn liền với an ninh, kinh tế biển, gồm cả khu vực các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Về ngư nghiệp của VNCH, tác giả bài viết thuật lời ông Nguyễn Hồng Cẩn so sánh sự phát đạt của ngư nghiệp ở miền nam trước 1975, xuất cảng số lượng lớn thủy sản trong khi ở miền Bắc dưới chế độ Cộng Sản gần như chẳng có gì đáng nói.
Tác giả viết rằng: "Không ai hiểu rõ ngành cá của VNCH hơn chính các đồng nghiệp ở miền Bắc. Nguyên thứ trưởng Bộ Thủy sản, ông Nguyễn Hồng Cẩn, người tiếp quản ngành thủy sản miền Nam sau khi đất nước thống nhất và là thứ trưởng phụ trách phía Nam. Ông kể với tôi rằng khi vào Nam ông thực sự bất ngờ vì hệ thống cơ sở hạ tầng như tàu thuyền, nhà máy, thị trường tại đây. Ông nói: 'Trong kháng chiến ở miền Bắc chỉ mong ước một năm xuất được $100,000 thủy, hải sản nhưng không bao giờ được. Trong khi đó ở miền Nam năm 1960 họ đã xuất khẩu được $21 triệu rồi.'”
Ông Trần Nguyễn Anh dẫn ra tài liệu của VNCH viết rằng: “Năm 1970, miền Nam có 317,442 ngư dân và 85,000 tàu thuyền, trong đó 42,603 tàu có động cơ và 42,612 thuyền không động cơ. 269 thôn và 700 ấp chuyên về ngư nghiệp. 75 Hợp tác xã ngư nghiệp. 200 tàu hộ tống ngư dân. Xây dựng hệ thống hải cảng: Cảng Sài Gòn được đầu tư $11 triệu, Đà Nẵng $1 triệu, Cần Thơ $10 triệu. Xuất khẩu ngư nghiệp $300 triệu, trong khi các sản phẩm còn lại như trà, lạc, cùi dừa… chỉ $158 triệu.”
Đó là nhờ vào chính sách bảo vệ chủ quyền biển đảo của chính quyền VNCH. Tài liệu của chính quyền VNCH được tác giả bài viết trên Tiền Phong cho biết: “Năm 1959, hải quân Việt Nam đã bắt được 40 ghe đánh cá Trung Quốc đưa về Đà Nẵng lưu giữ 6 tháng," đồng thời cho biết: “Hãng phân bón Việt Nam được thành lập và chính thức hoạt động từ Tháng Tư, 1959, khai thác được 20,000 tấn phốt phát tại Hoàng Sa, rồi bỏ dở từ năm 1960 do thời tiết và vận chuyển khó khăn.”
“Trong lĩnh vực đánh cá, ngày 26 Tháng Mười Hai, 1972, tổng thống VNCH ban hành sắc luật quy định lãnh hải Việt Nam về phương diện ngư nghiệp có một chiều rộng là 50 hải lý, tính từ hải phận quốc gia trở ra. Trong vùng này cấm các loại ghe tàu, thuyền bè ngoại quốc đến đánh cá, khai thác hoặc mua bán hải sản, trừ khi có giấy phép trước của chính phủ.”
Về vấn đề dầu khí, tác giả bài khảo cứu viết lại rằng: “Theo số liệu thì vào Tháng Tám, 1973 chính phủ VNCH đã cấp quyền đặc nhượng tìm kiếm trên 8 lô với tổng số diện tích là 57,223km2 cho 4 nhóm công ty Pecten, Mobil, Esso và Sunningdale. Trong đợt này các công ty đã trả cho chính phủ một số tiền hoa hồng chữ ký là $16.6 triệu và cam kết một số tiền đầu tư trong 5 năm tổng cộng là $59.25 triệu. Ngoài ra các công ty còn dành một số tiền tổng cộng $300,000 mỗi năm cho việc huấn luyện chuyên viên kỹ thuật ngành dầu hỏa.”
“Tháng Sáu, 1974, chính phủ VNCH lại cấp thêm 5 quyền đặc nhượng tìm kiếm dầu mỏ thêm 5 lô với tổng diện tích 24,380km2 cho 4 tổ hợp là Mobil, Pecten, Union và Marathon. Trong đợt này các công ty cũng trả cho chính phủ VNCH hoa hồng chữ ký là $29.1 triệu và cam kết đầu tư trong 5 năm là $44.5 triệu.”
“Các thông cáo cho thấy hoạt động đào giếng bắt đầu vào ngày 17 Tháng Tám, 1974 với giếng thăm dò Hồng I-X, giếng dầu đầu tiên được đào trong thềm lục địa Việt Nam do công ty Pecten thực hiện. “Kết quả đã tìm thấy dầu ở độ sâu 5,320 feet. Tiếp theo đó là việc đào giếng dầu Dừa I-X với sự phát hiện ra dầu và khí thiên nhiên.”
“Khảo sát các điều khoản trong hợp đồng đặc nhượng của VNCH, chúng ta thấy nó được dựa trên thông lệ quốc tế, tuy nhiên luôn nhấn mạnh đến lợi ích của Việt Nam cũng như quyền chủ động trong khai thác, vận hành.” (TN)

-Nguồn: -Lễ tưởng niệm chiến sĩ VNCH hy sinh tại Hoàng Sa (Nguoi-Viet Online) 
Nguyên Huy/Người Việt

WESTMINSTER (NV)
 
Trưa hôm Chủ Nhật, 15 Tháng Giêng, hàng trăm đồng hương Việt ở Nam California đã tập trung tại Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ, Westminster, để làm lễ tưởng niệm 74 chiến sĩ Hải Quân VNCH đã hy sinh oanh liệt trong trận hải chiến với Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa hồi Tháng Giêng, 1974.
Ðây là một buổi lễ trong ngày Hoàng Sa do Hội Hải Quân Cửu Long tổ chức hàng năm để nêu cao tinh thần bảo vệ tổ quốc trước hiểm họa mất nước do sự bành trướng và Hán hóa của Trung Quốc.
Trước tình trạng bành trướng của Trung Quốc tại biển Ðông, kỷ niệm trận hải chiến Hoàng Sa nay là một biểu tượng yêu nước, quyết giữ gìn bờ cõi của dân tộc Việt Nam.

Trong bài diễn văn khai mạc, cựu Phó Ðề Ðốc Vũ Ðình Ðào, chủ tọa buổi lễ, nhấn mạnh ý nghĩa này khi ông tuyên bố: “Chúng ta tổ chức ngày Hoàng Sa như một tinh thần bất khuất của dân tộc chúng ta.”
Nhắc đến trận hải chiến không cân sức này giữa hải quân hai phía, chủ tọa buổi lễ nhấn mạnh đến tinh thần quyết chiến của người lính Hải Quân VNCH khi biết lực lượng Hải Quân Trung Quốc lớn mạnh hơn nhiều, nhưng vẫn không lùi bước.
Bốn chiến hạm HQ 4, HQ 5, HQ 10 và HQ 16 đã tấn công thẳng vào các chiến hạm của Trung Quốc để bảo vệ phần đảo Hoàng Sa của VNCH. Trận chiến chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, nhưng các chiến sĩ VNCH đã thể hiện tinh thần quyết chiến. Chiến hạm HQ 10 của Hải Quân VNCVH bị trúng đạn chìm. Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà chết theo tàu cùng các chiến sĩ hải quân trên chiến hạm này. Sự chiến đấu và hy sinh oanh liệt của người lính Hải Quân VNCH đã khiến địch, dù lấn chiếm được đảo, cũng phải tăng cường thêm chiến đĩnh và phi cơ để bảo vệ.
Sau nghi lễ đặt quân kỳ rủ trước bài vị ghi danh tánh của 74 chiến Sĩ VNCH đã hy sinh trong trận hải chiến này, lễ đặt vòng hoa diễn ra với hình thức xướng ngôn viên của buổi lễ tuyên đọc danh tánh từng chiến sĩ đã hy sinh cho các bạn trẻ trong cộng đồng lần lượt dâng lên trước bàn thờ từng bình hoa nhỏ tượng trưng cho sự vinh danh của cộng đồng người Việt hải ngoại.

Ðồng hương lần lượt lên đặt những bình hoa tưởng niệm trước linh đài 74 chiến sĩ Hải Quân VNCH đã anh dũng hy sinh. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Tiếp đó là một buổi tế lễ cổ truyền được Hội Ðền Hùng Hải Ngoại cử hành trang trọng trong tiếng chiêng trống đổ hồi khi bài Văn Tế Chiến Sĩ Trận Vong được xướng lên vang dội. “Hỡi những anh hồn đã vị quốc vong thân, xin hãy độ trì cho đất nước và con dân Việt Nam sớm thoát khỏi ách Cộng Sản để gìn giữ được nước nhà.
Trong thời tiết se lạnh của miền Nam California vào những ngày cận Tết Nhâm Thìn, không khí buổi tưởng niệm 74 chiến Sĩ VNCH anh dũng hy sinh bảo vệ tổ quốc làm xúc động mọi người tham dự, hâm nóng lên bầu nhiệt huyết đối với đất nước.
Ban tù ca Xuân Ðiềm trong suốt buổi lễ cất lên những lời ca như muốn thể hiện bầu nhiệt huyết mà mọi người dân Việt đều sôi sục trước hiểm họa mất nước do cha ông đã gìn giữ và để lại.
Ngày Hoàng Sa năm nay có sự tham gia đông đảo của giới trẻ cùng các hội đoàn cựu quân nhân và tôn giáo.
Ngày Hoàng Sa do Hội Hải Quân Cửu Long tổ chức từ nhiều năm nay trong vòng nội bộ, nhưng khi Trung Quốc bành trướng trên biển Ðông, hội đã quyết định tổ chức rộng ra để cộng đồng cùng tham dự. Việc tổ chức tưởng niệm các chiến sĩ hải quân VNCH là một chương trình chính trong ngày Hoàng Sa.
Một điều cũng đáng ghi nhận là song song với buổi lễ, một cuộc triển lãm về lực lượng hải quận VNCH với các chiến hạm chiến đĩnh, giang đĩnh... Cuộc triển lãm được cựu chiến sĩ hải quân Nguyễn Ngọc Bạch âm thầm sắp xếp phụ vào với ban tổ chức ngày Hoàng Sa.
Sau buổi lễ, một chương trình văn nghệ đấu tranh do ban tù ca Xuân Ðiềm phụ trách với sự tham dự nồng nhiệt của một số bạn trẻ trong Tổng Hội Sinh Viên cho mãi tới 3 giờ chiều mới chấm dứt.
____
Liên lạc tác giả: NguyenHuy@nguoi-viet.com


- Nhớ ngày Hoàng Sa bị đánh chiếm: Người hùng Ngụy Văn Thà (Chuacuuthe).ĐỪNG QUÊN NỖI ĐAU HOÀNG SA (Nguyễn Tường Thụy).  - Đặc sản tết Trường Sa (TT).  - Nhà giàn mùa bão tố (TP).  - Cuối năm, nghe chuyện biên cương (TP).Mỹ tìm cách đưa HQ 16 ra Hoàng Sa để tạo nên trận hải chiến   —  (NV).
“LB Nga tiếp tục tăng cường vị thế ở châu Á-TBD” (TTXVN).Iran “sẽ đóng cửa eo biển Hormuz”, Mỹ “sẵn sàng đối phó” (DT).  – “Chiến tranh với Iran sẽ đặt dấu chấm hết cho sự sống trên trái đất” (DVT/PressTV).  –Trung Quốc phản đối hành động đóng cửa eo biển Hormuz (GDVN/AP).  – “Nga không đủ sức bảo vệ Iran” (NLĐ/RIA Novosti, UPI).  – Hải quân Mỹ lại giải cứu ngư dân Iran (VNE).  – Tuyên bố chấn động của Tổng thống Iran: phương Tây tạo ra vi rút HIV (GDVN).- Chính quyền Obama phủ nhận gửi thư mật cho Iran (DT).  - Báo Nga: Mỹ muốn ngăn chặn Trung Quốc tiến quân vào biển Ả-rập (GDVN).


– N.H.Đ:Ngày này 38 năm trước (Quê choa). – Ca sĩ Diên An nói về biểu tình chống Trung Quốc: BỨC XÚC CẢM (TTXVA). Hải quân Nga ‘ganh tị’ với Hải quân Việt Nam (ĐV).
Nhiều đề xuất nhằm ổn định ở biển Đông (TN).   – Biển Đông là ‘thước đo tương lai’ của Mỹ ở châu Á (VNE/Asia Times).-  Một tàu cá bị đâm chìm, 9 ngư dân may mắn thoát nạn (VOV). -Một tàu cá bị đâm chìm, 9 ngư dân may mắn thoát nạn (Dân trí) - Trong khi đang hoạt động trên vùng biển Nam Định, một tàu cá của ngư dân Thanh Hóa bất ngờ bị một tàu lạ đâm chìm. Rất may cả 9 ngư dân đi trên tàu đều được cứu thoát. Theo thông tin từ UBND xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc cho biết, ...
Tàu cá bị tàu lạ đâm chìmThanh Niên
Tàu cá chở 9 ngư dân bị tàu lạ đâm chìmVietNamNet
9 ngư dân thoát chết sau khi bị tàu lạ đâm chìmVNExpress

-Tướng Sài Gòn Lâm Văn Phát - Chuyên gia đảo chính (CAND 15-1-12)

-- Ảnh: Hành trình tìm mộ liệt sỹ Việt   –  (BBC). – Một thời Chiến tranh (Việt sử ký).- Những hình ảnh trên trang bìa của Time và các chính khách Việt Nam (TTXVA).
Con đường Iran mua công nghệ Israel (ĐVO) Theo thông báo từ một doanh nghiệp Israel, họ đã phát hiện rằng phần mềm giám sát internet của họ có tên gọi NetEnforcer được nhập lậu vào Iran thông qua một nhà phân phối người Đan Mạch. Phần mềm NetEnforcer, tương tự như một số phần mềm của các nước phương Tây, cho phép Iran quản lý hầu hết người dùng internet trong nước. Hình thức ngấm ngầm khai thác các công nghệ từ nước ngoài được Iran tiến hành từ lâu và đều đạt được thành công "đặc biệt". Các nguồn cung từ phương Tây thường được Iran "chi đậm" để người bán "tự tin" đối mặt với rủi ro. Người Iran đều hiểu, rất nhiều nhà cung cấp sẵn sàng chấp nhận rủi ro với mức lợi nhuận cao.
-----

Tổng số lượt xem trang