Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

Chuyện gì đã xảy ra trong BCT sau chuyền đi của Dương Khiết Trì?

THD: Chuyện gì đã xảy ra trong BCT sau chuyền đi của Dương Khiết Trì? Hai ngày trước tôi đã link bài  Vietnam suffers from the wobbles (Myanmar Times 7-7-14)  -- Hôm nay BBC có bản dịch, hấp dẫn là đoạn này: "Ban lãnh đạo Việt Nam bị giằng xé về quan hệ với Trung Quốc," Một nhóm, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu, lập luận rằng Hà Nội cần đứng vững và tiếp tục vận động để Washington trợ giúp. Một phái khác, do TBT Đảng, Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu, chống lại chủ trương đó và kêu gọi để làm sao Bắc Kinh không bị bực bội thêm nữa, và phe của ông ta đã thắng. Kết quả là, một chuyến thăm dự tính xảy ra trong tháng này của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sang Hoa Kỳ đã bị xếp lại. Về cơ bản, Hà Nội đã đầu hàng. Sẽ không có thêm cuộc biểu tình nào cả, cũng chẳng có chuyện khiếu nại gì lên Liên Hiệp Quốc, không có diễn tập quân sự với Hoa Kỳ và cũng không đi đầu một khối ASEAN thống nhất chống lại Bắc Kinh"



Nhân chuyến thăm Úc của Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe và các diễn biến tiếp tục tại Biển Đông, BBC Tiếng Việt xin trích đăng một số ý kiến đánh giá cục diện an ninh và chính trị khu vực.

Roger Mitton viết trên Myanmar Times
Sang thăm Việt Nam, Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì nói thẳng với lãnh đạo Việt Nam rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục "sử dụng mọi biện pháp có thể" để bảo vệ chủ quyền và hoạt động của dàn khoan dầu, mà theo quan điểm của Bắc Kinh, đang nằm hoàn toàn trong lãnh hải Trung Quốc.
Ông cảnh báo rằng Việt Nam sẽ hứng chịu nặng nề nếu hợp tác với các nước khác, ví dụ như Hoa Kỳ, nhằm chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc hay tham gia cùng Philippines để khiếu nại lên Liên Hiệp Quốc.
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói thêm "Việt Nam cần phải đình chỉ quấy nhiễu đối với sự tác nghiệp của Trung Quốc, đình chỉ thổi phồng bất đồng, gây ra tranh chấp mới, xử lý và khắc phục tốt hậu quả các vụ bạo lực nghiêm trọng gần đây."
Đắng ngắt vì bị mắng mỏ, các lãnh đạo Hà Nội đã mở một cuộc họp Bộ Chính trị nữa ngay sau khi ông Dương ra về. Một cuộc tranh luận nảy lửa đã xảy ra.

Sau chuyến thăm của ông Dương, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã phải hoãn chuyến đi Mỹ
Ông Edmund Malesky, chuyên gia quan sát Việt Nam tại Đại học Duke, Hoa Kỳ nói:
"Ban lãnh đạo Việt Nam bị giằng xé về quan hệ với Trung Quốc,"
Một nhóm, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu, lập luận rằng Hà Nội cần đứng vững và tiếp tục vận động để Washington trợ giúp.
Một phái khác, do TBT Đảng, Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu, chống lại chủ trương đó và kêu gọi để làm sao Bắc Kinh không bị bực bội thêm nữa, và phe của ông ta đã thắng.
Kết quả là, một chuyến thăm dự tính xảy ra trong tháng này của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sang Hoa Kỳ đã bị xếp lại.
Về cơ bản, Hà Nội đã đầu hàng. Sẽ không có thêm cuộc biểu tình nào cả, cũng chẳng có chuyện khiếu nại gì lên Liên Hiệp Quốc, không có diễn tập quân sự với Hoa Kỳ và cũng không đi đầu một khối ASEAN thống nhất chống lại Bắc Kinh.
Trong khi đó, Trung Quốc đã đưa thêm một dàn khoan vào khu vực lãnh hải tranh chấp và nói họ có kế hoạch đưa them khoảng 50 dàn khoan nữa trong những năm tới. Và đó là điều Trung Quốc sẽ làm.
Trả lời BBC tiếng Trung về đối thoại chiến lược Mỹ - Trung tuần này ở Bắc Kinh và về chính sách xoay trục sang châu Á của Obama:
Bằng việc dồn ép Philippines và Việt Nam, Trung Quốc đang muốn cho các đồng minh và bạn của Mỹ thấy là Hoa Kỳ không thể tin tưởng được. Bằng hành động đó, Trung Quốc hy vọng sẽ làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Họ đang đánh cược rằng Mỹ sẽ không đối đầu với Trung Quốc.
Người ta có thể hiểu vì sao Bắc Kinh nghĩ vậy. Chúng ta có thể thấy bảng thành tích của Obama ở Trung Đông, rằng Mỹ rất do dự khi quyết định tham gia vào xung đột ở đây, ở Ukraine, và các nơi khác.
Nhưng có rủi ro là suy nghĩ đó có thể sai, bởi lợi ích của Mỹ ở châu Á là rất quan trọng. Ví dụ như nếu họ thất bại trong việc trợ giúp Nhật Bản trong cuộc khủng hoảng ở Senkaku/Điếu Ngư, điều này sẽ làm tổn hại quan hệ của Mỹ với Nhật, cũng như vị trí của Washington tại khu vực.
Trung Quốc có thể đã sai bởi Mỹ có thể muốn trợ giúp Nhật Bản. Đó là lý do vì sao rủi ro đối đầu là khá cao. Chúng ta có một tình huống cổ điển ở đây như hồi năm 1914 (thời điểm Thế chiến thứ nhất diễn ra).
Trung Quốc nghĩ có thể dồn ép bởi Mỹ sẽ lùi bước, còn Mỹ cũng nghĩ có thể dồn ép bởi Trung Quốc sẽ lùi bước. Cả hai có thể đều sai.

Hoa Kỳ muốn tăng sự hiện diện quân sự ở châu Á
Ở châu Á, ông Obama muốn giữ vai trò chủ đạo của Mỹ, và phản ứng lại bất cứ thỏa hiệp nào với Trung Quốc. Đó thực sự là chính sách “xoay trục” của Obama.
Ngay chính giữa của chính sách xoay trục là ý tưởng rằng nước Mỹ phải sử dụng, như lời Obama, tất cả các yếu tố của sức mạnh Mỹ để bảo vệ hiện trạng, không chấp nhận nhượng bộ với Trung Quốc. Tôi nghĩ đó là chính sách sai lầm. Tôi cho là ông ấy không thực hiện nó một cách hiệu quả.
Cuối cùng, chính sách xoay trục đã không đưa lại nhiều sức mạnh Mỹ đến châu Á. Nếu nó làm được, sẽ khó để chỉ đơn giản là chấp nhận thách thức từ Trung Quốc và từ chối thỏa hiệp. Sau cùng, Trung Quốc hiện đang gần có một nền kinh tế lớn hơn Mỹ tính theo ngang giá sức mua (PPP).
Vì thế việc Trung Quốc đối đầu với Mỹ là mối nguy lớn nhất mà Mỹ từng đối mặt.
Về mặt kinh tế, họ mạnh hơn hẳn Liên Xô ngày xưa. Vì thế tôi nghĩ sẽ không thực tế cho chính sách ngoại giao của Obama khi cứ giả định rằng Mỹ có thể duy trì địa vị số một tại châu Á và từ chối thỏa hiệp với Trung Quốc.
Nhưng đó là điều mà Obama đã cố làm. Ông ấy đã thử và thất bại, kết quả là uy tín an ninh của Mỹ tại châu Á đã bị xói mòn.
Tôi nghĩ đó là những thứ mà chúng ta thấy trong việc Nhật Bản lo lắng về tương lai đồng minh của mình. Và đó là thứ đứng phía sau các thay đổi trong chính sách ngoại giao gần đây của Nhật Bản.


Erin Zimmerman trong bài trên The Diplomat
Có nhiều lợi ích trong việc tăng cường gắn kết với Trung Quốc thông qua các diễn đàn đa phương.
Trước hết, đưa Trung Quốc vào các tiến trình khu vực sẽ tạo ra môi trường gắn kết mang tính xây dựng, khuyến khích Bắc Kinh chứng tỏ ảnh hưởng tích cực của họ đến khu vực.
Thêm vào đó, các nước châu Á nhỏ hơn có thể sử dụng các tiến trình đa phương như Hội nghị Thượng định Đông Á, Diễn đàn Khu vực ASEAN, và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM - Plus) để giảm thiểu ảnh hưởng của Trung Quốc và cho thấy một mặt trận thống nhất về những vấn đề an ninh.
Sự thật là Bắc Kinh đã tăng cường tham gia vào các đối thoại đa phương, mặc dù có quá khứ chống đối điều này.
Nó cho thấy sự cởi mở của Trung Quốc trong việc gắn kết khu vực, xu thế mà nên được khuyến khích bởi tất cả các quốc gia có lợi ích an ninh ở châu Á.

Trung Quốc tham gia các diễn đàn khu vực như ASEAN
Nói tóm lại, các nhân tố chính trị ở châu Á cần hiểu rõ tình hình chính trị nội địa của Trung Quốc và nhỏ tiếng hơn trong các diễn đàn chung, nếu không họ sẽ làm tăng thêm sự bất ổn mà chính họ muốn tránh.
Các bên nên cho thấy nỗ lực công khai trong việc gắn kết Trung Quốc trong an ninh khu vực nhiều nhất có thể.
Làm như vậy, họ sẽ loại trừ được bất cứ lý do nào Bắc Kinh đưa ra cho những hành động đơn phương, và tránh kích động tình huống nội địa ở Trung Quốc mà dẫn đến cách hành vi khiêu khích.
Không nên im lặng các chỉ trích, nhưng nó nên được đưa ra một cách riêng tư hơn, qua đó cho phép Bắc Kinh phản ứng mà không chịu áp lực của chủ nghĩa dân tộc. Làm như vậy sẽ khiến sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc dễ đạt được hơn.


Celia Hutton, BBC News Blog
Có nhiều lợi ích trong việc tăng cường gắn kết với Trung Quốc thông qua các diễn đàn đa phương.
Trước hết, đưa Trung Quốc vào các tiến trình khu vực sẽ tạo ra môi trường gắn kết mang tính xây dựng, khuyến khích Bắc Kinh chứng tỏ ảnh hưởng tích cực của họ đến khu vực.
Thêm vào đó, các nước châu Á nhỏ hơn có thể sử dụng các tiến trình đa phương như Hội nghị Thượng định Đông Á, Diễn đàn Khu vực ASEAN, và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM - Plus) để giảm thiểu ảnh hưởng của Trung Quốc và cho thấy một mặt trận thống nhất về những vấn đề an ninh.
Sự thật là Bắc Kinh đã tăng cường tham gia vào các đối thoại đa phương, mặc dù có quá khứ chống đối điều này.
Nó cho thấy sự cởi mở của Trung Quốc trong việc gắn kết khu vực, xu thế mà nên được khuyến khích bởi tất cả các quốc gia có lợi ích an ninh ở châu Á.

Trung Quốc tham gia các diễn đàn khu vực như ASEAN
Nói tóm lại, các nhân tố chính trị ở châu Á cần hiểu rõ tình hình chính trị nội địa của Trung Quốc và nhỏ tiếng hơn trong các diễn đàn chung, nếu không họ sẽ làm tăng thêm sự bất ổn mà chính họ muốn tránh.
Các bên nên cho thấy nỗ lực công khai trong việc gắn kết Trung Quốc trong an ninh khu vực nhiều nhất có thể.
Làm như vậy, họ sẽ loại trừ được bất cứ lý do nào Bắc Kinh đưa ra cho những hành động đơn phương, và tránh kích động tình huống nội địa ở Trung Quốc mà dẫn đến cách hành vi khiêu khích.
Không nên im lặng các chỉ trích, nhưng nó nên được đưa ra một cách riêng tư hơn, qua đó cho phép Bắc Kinh phản ứng mà không chịu áp lực của chủ nghĩa dân tộc. Làm như vậy sẽ khiến sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc dễ đạt được hơn.


Tập Cận Bình thât sự nói gì? Báo Việt Nam giật tít như thế này: Ông Tập Cận Bình: Đối đầu với Mỹ sẽ là thảm họa(VNN 9-7-14)  Tập Cận Bình thừa nhận đối đầu Mỹ là thảm họa (infonet 9-7-14) có ý cho rằng Trung Quốc sợ Mỹ lắm, không dám chống Mỹ đâu! Nhưng bản tin Reuters "China, U.S. say committed to managing differences" (9-7-14) (mà báo Việt Nam dựa vào) thì trích lời Tập Cận Bình như sau:"China-U.S. confrontation, to the two countries and the world, would definitely be a disaster," tức là "Một cuộc đối đầu Trung - Mỹ chắc chắn sẽ là một thảm họa cho cả hai nước và thế giới", rõ ràng là ý của Tập Cận Bình rất khác với hàm ý của báo Việt Nam.  Lại một trường hợp báo trong nuóc lập lờ để làm mờ mắt dân Việt Nam. (Lưu ý thêm: Câu kế tiếp của Tập còn có ý cảnh cáo Mỹ chớ nên can thiệp vào "chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ" của Trung Quốc:  "We should mutually respect and treat each other equally, and respect the other's sovereignty and territorial integrity and respect each other's choice on the path of development.")  CÁI NGUY LÀ BỘ CHÍNH TRỊ ĐCSVN NHÍN THẾ GIỚI QUA NHỮNG BÀI NHƯ THẾ NÀY TRÊN BÁO VIỆT NAM (không khác gì tự mình đâm vào mắt cho mình mù!)
Chiến thuật quân sự mới của Mỹ để chận Trung Quốc ở Biển Đông: Pentagon plans new tactics to deter China in South China Sea (Financial Times 9-7-14) -- Hai điểm chính (1) Tăng máy bay thám thính và (2) hoạt dộng hải quân tại vùng biển tranh chấp, nhưng bác bỏ các đề nghị (1) Phái Cảnh vệ Duyên hải (US Coast Guard) đến Biển Đông, (2) Dùng hải quân để hộ tống ngư dân Philippines và các nước khác đến vùng tranh chấp ◄◄

Thế lưỡng nam của Mỹ đối với những đòi hỏi của Tàu ở Biển Đông: US strategists face dilemma over Beijing claim in South China Sea (FT 9-7-14) Các nhà chiến lược Mỹ đã "quên" nghĩ đến phương án đối phó chiến thuật "tầm ăn dâu" của Tàu! ◄◄



Chọn Ai: Thời Gian Quyết Định Không Còn Dài Nữa
Nguyễn An Dân
Theo nhiều nguồn tin hành lang “không có cách gì kiểm chứng”, thì trung ương đảng đang rất lo ngại về nội dung cuộc gặp Trung Quốc-Mỹ (Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung) đang diễn ra tại Bắc Kinh trong hai ngày 08-09/07/2014. (1)
Nỗi lo của đảng là liệu rằng Mỹ và Trung Quốc, sau hàng loạt những phát ngôn leo thang của hai nước về việc Trung Quốc đang dùng các giàn khoan dầu bành trướng Biển Đông, đã nhận ra quyết tâm của nhau và “sự lừng chừng của Việt Nam”, nên có thể sẽ đi đến một thỏa hiệp “gạt Việt Nam sang một bên” nhằm chia chác các lợi thế địa chính trị của Việt Nam cho lợi ích riêng của các cường quốc. Nếu có thỏa thuận đó thì “thân phận” Việt Nam sẽ như thế nào?
Trước tiên, việc Mỹ muốn ủng hộ Việt Nam và tác động vào đảng cầm quyền để từ đó dựng lên một phe chính quyền thân Mỹ là điều có thể xẩy ra. Tuy nhiên, đó chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là bản thân phe này phải tự mình mạnh lên và nắm quyền chủ động khi tình thế đòi hỏi quyết tâm hành động. Bất kỳ vì một lý do gì làm cho phe này lừng chừng lại và đưa Việt Nam vào một tình thế “muốn có cả Mỹ và Trung Quốc là đồng minh” để “vừa giữ nước vừa giữ đảng trong chiến lược lâu dài” thì điều kiện đủ lại không có để điều kiện cần kia xẩy ra được. Đảng hãy nhớ rằng các cường quốc họ đối lập trong chiến lược nhưng luôn có sự hợp tác khi cả hai cùng có lợi trong từng thời điểm.
Điểm qua những tuyên bố gần đây nhất của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư đảng CSVN, thì dường như đảng vẫn chưa dứt khoát muốn thoát Trung. Ngày 1/7 phát biểu trước cử tri Hà Nội “bức xúc” vì tình hình biển Đông, ông vẫn nói về Trung quốc như “người bạn láng giềng lớn, muốn hay không cũng phải ăn đời ở kiếp với nhau”, và cho rằng làm gì thì cũng phải “giữ được an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, không để nội bộ rối ren”. (2)
Dù đảng có nói gì đi nữa, tôi biết đảng thừa hiểu rằng chỉ có thể dựa vào Mỹ để ngăn cản âm mưu lấn chiếm lãnh thổ của Trung Quốc đối với Việt Nam nên hôm nay họ “lo lắng không yên” cũng là phải. Đảng biết kịch bản các nước lớn bắt tay để chia chác lợi ích trên vai các nước nhỏ là chuyện xưa nay không thiếu. Nhưng với những tuyên bố như trên từ người lãnh đạo cao nhất nước, làm sao Mỹ yên tâm để “bắt tay” với Việt Nam?
“Khu tự trị Việt Nam”
Mỹ và Trung Quốc, trong chiến lược đường dài dĩ nhiên họ là đối thủ, nhưng trong chiến thuật ngắn hạn, sự liên minh tạm thời là điều luôn luôn có vì những lợi ích kinh tế. Nhất là Mỹ, bản thân nhà nước Mỹ xây dựng trên học thuyết Tư Bản, có nghĩa là các bước đi ngoại giao, chính trị, quân sự nào đó…thì cũng chỉ phục vụ cho lợi ích kinh tế. Trong quan hệ Mỹ-Trung-Việt cũng thế, khi Mỹ xét chọn, kết quả kinh tế sẽ là yếu tố quyết định cho quả cân nghiêng về bên nào.
Trừ khi Trung Quốc xâm phạm đến Mỹ (hoặc những đồng minh lâu đời của Mỹ) một cách thẳng thắn và bá đạo thì khác, còn lại đối với những nước mà quan hệ “chưa đạt được gì cụ thể” như kiểu Việt Nam thì dù Trung quốc có “bắt nạt” kiểu nào, mà Việt Nam lại vẫn “lùng khừng” muốn “bắt cá hai tay”, Mỹ dĩ nhiên phải tính toán “được-mất”. Trong tình thế đó thì lợi ích kinh tế sẽ là yếu tố chi phối quan trọng, theo đó Mỹ sẽ chọn chiến thuật mà cả Mỹ và Trung Quốc đều có sự hài lòng tương đối. Việt Nam với một thị trường tiêu thụ chỉ bằng 8% thị trường Trung Quốc, kim ngạch Mỹ- Trung cũng cao hơn kim ngạch Mỹ-Việt gấp hơn 10 lần, dĩ nhiên Mỹ phải ưu tiên Trung Quốc hơn Việt Nam trong các quyết sách đối ngoại ngắn và trung hạn của mình theo nhu cần trong từng thời điểm.
Về địa chính trị, biết rằng vai trò của Việt Nam là quan trọng ở Biển Đông và với dự án Kênh Đào Kra, nhưng Mỹ cũng không thể bảo vệ Việt Nam được nếu đảng cầm quyền Việt Nam không tỏ ra một thiện chí cho thấy họ thật sự coi trọng quan hệ Việt-Mỹ hơn quan hệ Việt-Trung. Đó là nói về mặt lý thuyết chiến lược, còn lý thuyết chiến thuật ngắn hạn hiện nay thì Mỹ cũng không thể bảo vệ Việt Nam được khi mà về công khai, chưa có hiệp ước quân sự hay đồng minh chiến lược nào được ký kết chính thức giữa hai nước.
Trong quá khứ đến hiện tại (và nhiều khả năng là sẽ còn tiếp diễn ở tương lai), Việt Nam (dưới sự dẫn dắt của đảng CS) đã nhiều lần từ chối các bàn tay mà Mỹ chìa ra cho mình, khiến cho quan hệ Mỹ-Việt chiều rộng thì có mà chiều sâu thì chưa vì vốn dĩ thể chế hai bên khác nhau, và đa số người dân Việt Nam (trong và ngoài nước) đều không tin cậy chính quyền Việt Nam, thì làm sao Mỹ tin cậy đảng cầm quyền Việt Nam để cùng tiến vào chiều sâu được?
Mỹ cần Việt Nam cho chiến lược của Mỹ ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á, nhát là trong chính sách xoay trục hiện nay không ? Khẳng định là có. Chính vì thế nên từ năm 1991 Mỹ xem xét bỏ cấm vận, tái lập quan hệ đại sứ, ủng hộ cho Việt Nam vào Asean, WTO…cấp quy chế có lợi cho Việt Nam trong hiệp định thương mại Việt-Mỹ…khi các ông thủ tướng Việt Nam sang Mỹ vận động và xin giúp đỡ. Mới nhất là Mỹ đã “thông cảm” cho Việt Nam được tạm hoãn và thi hành dần dần một số điều kiện để vào TPP bất chấp nội lực của Việt Nam là yếu nhất và mô hình chính trị “không giống ai” của Việt Nam trong khối đó. Sự kiên nhẫn của chính phủ Mỹ với đảng cầm quyền Việt Nam theo tinh thần “chúng ta cùng thắng” (win-win) là thiện chí ai cũng có thể thấy và không thể phủ nhận.
Thế nhưng bất chấp các thiện chí trên của Mỹ, đảng cầm quyền luôn lý luận rằng quan hệ với Mỹ không cần thiết bằng quan hệ với Trung Quốc, vì mục tiêu giữ đảng và đường lối XHCN. Ngay cả khi lúc này, dù đa số nhân dân (và các đảng viên thân Mỹ) cũng đã biết rằng dã tâm của Trung Quốc là lấn chiếm lãnh thổ (cả trên biển và đất liền) của Việt Nam. Dùng miếng mồi ý thức hệ XHCN để chi phối hệ thống chính trị Việt Nam, Trung Quốc đã và đang tiến tới việc biến Việt Nam chỉ còn là một quốc gia độc lập trên danh nghĩa nhưng trong thực tế thì ở tư thế như một “tỉnh tự trị” của Trung Quốc. Các điều kiện cần của âm mưu này đều đã thể hiện ra bằng các thỏa thuận “ngầm” song phương mang tính áp chế và ràng buộc mà đến nay phe chính quyền đang xì ra cho dân biết dần dần.
Cường quốc thôn tính nước nhỏ tưởng chỉ có một bài bản. Đó là làm nước nhỏ suy yếu về nội lực, phụ thuộc về kinh tế-chính trị-quân sự…cô độc về ngoại giao để không phản kháng được. Điều này đảng cũng biết, thế nhưng đảng vẫn đưa Việt Nam sa vào ngày càng sâu. Trong các bước đi quan trọng, Trung Quốc đều muốn Việt Nam phải đi theo và đi sau mình. Sự kiện Trung Quốc cản trở Việt Nam gia nhập WTO là một ví dụ gần và dể thấy nhất.
Sau năm 1972, Mao Trạch Đông chủ động bắt tay với Mỹ để phát triển kinh tế theo học thuyết “mèo trắng mèo đen” của Đặng Tiểu Bình để tái thiết Trung Quốc. Dù thế, họ vẫn ép đảng tiếp tục đánh Mỹ “đến người Việt Nam cuối cùng” và coi Mỹ là “thù địch”. Sau khi thành công trong việc làm Việt Nam xa lánh Nga và Mỹ, Trung Quốc đi các bước tiếp theo là tất yếu, xâm lấn lãnh thổ và tìm cách “chi phối chính trị để gián tiếp đô hộ”. Tiến công chi phối-phá hoại toàn diện từ kinh tế, chính trị, an ninh quân sự cho đến việc hôm nay là các giàn khoan…tất cả là một bài bản nhịp nhàng logic và là chiến lược lâu dài.
Vậy quan hệ thân thiết với Mỹ hay với Trung Quốc, quan hệ nào có lợi và bất lợi cho Việt Nam hơn, chắc mọi người Việt “tử tế” đều thấy rõ. Đảng chẳng lẽ không thấy sao, nhưng dường như đảng không muốn chọn lối đi tốt nhất cho đất nước và cho dân tộc. Nguyên nhân nằm ở đâu?
Gần đây nhất, Mỹ và các đồng minh trong khu vực Đông Á đều chính thức lên tiếng là sẽ ủng hộ Việt Nam nếu Việt Nam thoát Trung cũng như cải cách chính trị để nội lực mạnh lên, nhằm phụ họ trong việc kềm chế Trung Quốc trong đường dài, nhưng phe đảng quyền vẫn tỏ ra không muốn thực hiện. Điều đó dĩ nhiên làm các nước phương Tây và đồng minh Đông Á càng có cơ sở để hoài nghi việc liệu họ có nên giúp đỡ Việt Nam mạnh mẽ hơn không? hay là họ giúp Việt Nam lúc này để rồi sau này Trung Quốc hưởng lợi vì Việt Nam vẫn là đàn em của Trung Quốc ?
Nếu Việt Nam cứ tiếp tục chọn con đường trở thành “khu tự trị và là tiền đồn ĐNÁ” của Trung Quốc như lâu nay, thì tôi tin rằng Mỹ sẽ bỏ rơi Việt Nam mà thỏa hiệp với Trung Quốc để làm dịu đi sự căng thẳng vì mấy cái giàn khoan lúc này. Nếu Việt Nam là “ông em” của “ông anh Trung Quốc"” thì dĩ nhiên các “đại ca” như Mỹ sẽ không quan trọng đàn em nữa mà đàm phán với “ông anh-người có quyền quyết định”. Đó là phong cách làm việc của tư bản, nhanh gọn lẹ và đúng người đúng việc.
Điều này đã bắt đầu hé lộ khi chúng ta thấy các phát biểu của Tập Cận Bình (*) với John Kerry tại Bắc Kinh trong ngày 09/07/2014. Một mặt Trung Quốc khẳng định với Mỹ là lập trường của họ trong tranh chấp Biển Đông (với Việt Nam) hiện nay là đúng và sẽ không từ bỏ, một mặt Trung Quốc không muốn đối đầu với Mỹ và đề nghị củng cố thương mại để cùng nhau kiếm tiền. Tập Cận Bình dùng những từ ngữ mang tính hàm ý rất cao như “Đối đầu TQ – Mỹ chắc chắn sẽ là một thảm họa (Mỹ-Trung không nên vì một Việt Nam “thấp kém và không nhất quán” như thế mà đi đến đối đầu? ). Phát ngôn của Tập Cận Bình hàm ý như thế e rằng không sai mấy nếu Việt Nam không nhanh chóng tỏ rõ lựa chọn đối ngoại của mình.
Nội dung quan chức hai bên như John Kerry và Tập Cận Bình nói ra cho thấy khả năng thỏa hiệp Biển Đông theo mô thức “bỏ Việt Nam qua một bên” là có cơ sở để nhận định nếu Việt Nam vẫn cứ “thiếu nhất quán” như lâu nay. Nếu đảng cầm quyền Việt Nam vẫn tự huyển hoặc rằng Biển Đông, kênh đào Kra và cảng Cam Ranh là những lợi thế địa chính trị để mặc cả với Mỹ hơn là thiện chí chân thành hợp tác để hai bên cùng có lợi thì Mỹ sẽ bỏ thật. Công thức thỏa hiệp có thể dự đoán theo kịch bản: tranh chấp lãnh hải với các nước Philippin, Nhật Bản, Hàn Quốc (các đồng minh của Mỹ lâu nay) thì Trung Quốc nên và phải dừng lại (ít nhất là tạm thời trong lúc này) vì các nước này Mỹ không thể bỏ. Còn lại là Nga cứ ở Cam Ranh, Trung Quốc cứ lấy Hoàng Sa-Trường Sa vả Mỹ sẽ giữ kênh đào Kra. Thế là xong vấn đề Việt Nam, và ba cường quốc Mỹ-Nga-Trung Quốc tạm chấm dứt vấn đề Biển Đông để quay qua các khu vực khác. Kịch bản đó là đối với Việt Nam chính là thời kỳ Hán thuộc lần thứ 3.
Cơ hội cuối cùng cho tất cả
Một quốc gia Do Thái Giáo nhỏ bé như Israel mà quyết tâm lập quốc và làm mình lớn mạnh lên được trong một khu vực toàn các quốc gia Hồi Giáo, là nhờ làm đồng minh với Mỹ-Âu châu. Dù khác nhau về hình thức nhưng giống nhau về bản chất trong kiểu như Việt Nam ở sát bên Trung Quốc. Vậy vì cái gì mà đảng cầm quyền Việt Nam không thể đưa đất nước làm được như dân Do Thái, phải chăng vì chủ nghĩa Mác Lê và quyết tâm tiến lên CNXH quan trọng hơn lãnh thổ và sự hùng mạnh, tự chủ của quốc gia-dân tộc trong một tư thế như Israel hôm nay ?
Chừng nào đảng còn muốn giữ quan hệ cộng sản và XHCN cho “giống Trung Quốc” thì sẽ không có ông Mỹ- ông Âu nào có thể giúp gì được cho Việt Nam vì họ không tin và không cần mối quan hệ “thiếu nhất quán” đó. Nếu các quan chức trung ương đảng thuộc phe thân Mỹ lo sợ sự thỏa hiệp này sẽ làm Việt Nam “mất nước” như tôi nghe đồn sáng nay thì hơ hãy nhanh chóng hành động trước khi quá trễ, đây là CƠ HỘI CUỐI CÙNG CỦA ĐẢNG để chọn con đường chuyển hóa từ trên xuống trước khi cuộc cách mạng quần chúng từ dưới lên xảy ra (mà các điều kiện cần và đủ đang dần hội tụ rồi) Coi chừng đây cũng là cơ hội cuối cùng, mà chọn lựa sai lầm sẽ “sai một ly đi một dậm”: sẽ dẫn đến mất nước và mất cả đảng.
Chuyện xưa không xét, nếu Hoàng Sa-Trường Sa mất lúc này, dân tộc Việt Nam “có đầy đủ thông tin và thẩm quyền” để nhận định: “tội là ở đảng”
Nguyễn An Dân
(Ngày 09/07/2014)




Hạ Mai: Trái đắng Genève (1954) (viet-studies 9-7-13) -- Cùng một tác giả bài  Thủ tướng có thật sự không màng "hữu nghị viễn vông"? ◄◄◄◄




Nguyễn Trung: Còn cay đắng hơn cả câu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy (viet-studies 9-7-14) ◄◄◄◄◄



Còn cay đắng hơn cả câu chuyện
Mỵ Châu – Trọng Thủy

Nguyễn Trung

          Chẳng lẽ đốn đời đến mức phải nói lời cảm ơn với cái giàn khoan HD 981 hả trời đất!? Tôi cảm thấy xấu hổ trong lòng về ý nghĩ này, và quả thực  trong bụng có lúc tôi đã nghĩ như vậy!  
Sự thật là không ít các bạn đồng niên của tôi cũng có cách nghĩ như thế trước một thực tế đau lòng: Hàng chục năm nay, chí ít là từ khi anh Trần Quang Cơ trong cuốn Hồi ức và suy nghĩ  (2001) của mình đã giấy trắng mực đen cảnh báo rành rành trước cả nước về mối họa Thành Đô. Nhưng tất cả cứ như nước đổ đầu vịt! Các lời cảnh báo khác qua mấy khóa đại hội đảng cũng thế…
 Thậm chí mãi cho đến ngày 02-05-2014 trở về trước, nghĩa là cho đến khi cái giàn khoan HD 981 cắm sâu vào vùng biển của ta, hễ cứ ai mở miệng phê phán Trung Quốc ăn hiếp nước ta nhiều chuyện, hay biểu tình lên tiếng đòi “NO U” (nói Không với đường lưỡi bò!)..,  là lập tức bị gán cho cái tội phá đại cục quan hệ Việt Nam – Trung Quốc để lật đổ chế độ!.. Đã có những bắt bớ và tù đầy nhằm đàn áp những chuyện này. Thậm chí ngay cái tên gọi Trung Quốc trong không biết bao nhiêu hành động phải gọi là tội ác ức hiếp nước ta dù là trên bộ hay dưới biển, phía ta cũng phải lờ đi, ngậm bồ hòn làm ngọt, hoặc vì lý do nào đấy nếu buộc phải nhắc đến thì cũng phải gọi trẹo đi là tầu lạ, kẻ lạ… 
Nhưng đúng là từ sau cái ngày 02-05-2014 câu chuyện đã bắt đầu khác. Vâng, mới chỉ bắt đầu khác thôi. 
Bây giờ mà có ai cả gan công khai bảo vệ 4 tốt và 16 chữ, chắc chắn sẽ được cả nước ném đá khỏi phải đem đi chôn luôn!  
Dù sao, toàn bộ câu chuyện nói trên mới chỉ là chuyện nổ bùng của tình cảm – một tình cảm bị quyền lực và tủi nhục lâu nay đè nén đến ê chề, nhìn đất nước hàng ngày oằn lên dưới sự lũng đoạn mọi mặt của Trung Quốc mà không làm gì được! Nói đúng hơn là: Không được làm gì! 
Bây giờ xin cùng nhau giữ cái đầu lạnh một chút, giữ trái tim ấm một chút với đất nước, để cả nước cùng nhau nhìn nhận lại tất cả. 
Khi được tin báo về nước là hội nghị Thành Đô đã kết thúc, bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch thốt lên: Một thời Bắc thuộc lần thứ hai bắt đầu!  
Câu chuyện giàn khoan HD 981 hôm nay bắt đầu từ đấy. 
Thỏa thuận Thành Đô 1990 ra đời trong hoàn cảnh (1) Việt Nam đã thấm đòn cuộc chiến tranh 17-02-1979 của Trung Quốc (chỉ thực sự kết thúc 1989) và chiến tranh Campuchia (do Trung Quốc cài dựng lên để lừa ta vào), (2) Trung Quốc vừa mới đánh chiếm 7 đảo và bãi đá của ta ở Trường Sa năm 1988, và (3) hệ thống thế giới xã hội chủ nghĩa (các nước Liên Xô – Đông Âu cũ) bắt đầu sụp đổ từ 1989. Nỗi lo sự sụp đổ này có thể xóa mất chế độ chính trị ở nước ta là một trong những tác nhân quyết định dẫn tới bước đi nói trên của lãnh đạo phía Việt Nam hồi ấy, chưa kể đến những nguyên nhân khác cá nhân.  
Tìm kiếm liên minh ý thức hệ ở Thành Đô trong bối cảnh như vậy chính là tìm kiếm liên minh với kẻ vừa mới thẳng tay làm thịt mình mấy trận liền. (Xin đừng quên: Trung Quốc lúc ấy còn kênh kiệu: Nếu Việt Nam có chịu đến Thành Đô thì cũng chỉ có liên minh thôi, chứ không thể có đồng minh, chỉ là đồng chí chứ không thể là đồng minh!..) 
Không thể nói lãnh đạo phía Việt Nam thời ấy không đếm xỉa đến thực trạng quan hệ Việt Nam – Trung Quốc như đã nêu trong Sách Trắng 1979[1]. Nhưng quyết định Thành Đô là sự lựa chọn của lãnh đạo phía Việt Nam vào thời điểm và hoàn cảnh lịch sử của thế giới cũng như của chính nước ta lúc bấy giờ, với niềm tin sẽ phục hồi lại được quan hệ hữu nghị giữa hai nước, sẽ có hòa bình, và tạo ra được liên minh ý thức hệ, để từ đó có thể bảo vệ chế độ và giữ nước. Những điều cốt lõi này tạo nên quyết định lựa chọn liên mình ý thức hệ.  
Hơn nữa, hệ thống thế giới XHCN không còn nữa, Việt Nam phải đi với Trung Quốc để cùng nhau bảo vệ chủ nghĩa xã hội – rất nhiều lần lãnh đạo đã giảng giải như vậy trong nội bộ và trong nhân dân. 
Chặng đường một phần tư thế kỷ từ Thành Đô đến giàn khoan HD 981, là  chặng đường Việt Nam nhận được một nền hòa bình phải trả giá đắt bằng nhiều nhân nhượng hoặc thua thiệt đau lòng – trong những vấn đề biên giới trên bộ và trên biển, trong quan hệ kinh tế, trong nhiều vấn đề chính trị khác, và lòng tự trọng dân tộc bị tổn thương nặng nề…  
Trong những năm gần đây đã có nhiều học giả và cơ quan nghiên cứu trong nước trong nước đưa ra nhiều dữ liệu, sự kiện và những lý lẽ xác đáng cho thấy kinh tế nước ta lệ thuộc nghiêm trọng và trên thực tế gần như trở thành một nền kinh tế phụ trợ cho Trung Quốc: Cung cấp như vơ vét mọi tài nguyên khoáng sản ta có cho Trung Quốc; xuất siêu của ta sang thị trường toàn thế giới không đủ bù nhập siêu của ta từ Trung Quốc; Việt Nam trở thành một thị trường lý tưởng tiêu thụ hàng hóa rẻ, độc hại và chất lượng xấu của Trung Quốc; trong hơn một thập kỷ nay khoảng 2/3 công trình kinh tế lớn xây mới trong cả nước rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc với chất lượng công nghệ thấp, đắt, ô nhiễm môi trường nặng nề, bóp chết khả năng nội địa hóa của nước ta…   
Thực tế một phần tư thế kỷ vừa qua cũng cho thấy nội tình đất nước bị quyền lực mềm Trung Quốc lũng đoạn và chia rẽ ngày càng trầm trọng, con đường phát triển của đất nước bị kìm hãm, nhiều cơ hội phát triển của đất nước bị cướp mất, chịu nhẫn nhục ngậm bồ hòn làm ngọt nhiều thứ... Liên minh ý thức hệ dù mang tên 4 tốt và 16 chữ  không thể ngăn cản biết bao nhiêu việc làm sai trái năm này qua năm khác của Trung Quốc trên Biển Đông. Về toàn cục, nước ta chỉ gặt hái được một thực tế: ta càng nhân nhượng Trung Quốc càng lấn tới. Và hôm nay nước ta lâm vào tình trạng bị cô lập trước nguy cơ bị lấn chiếm tiếp, bị bao vây và xâm lược từ phía Trung Quốc chưa từng có kể từ 30-04-1975.  
Nỗi đau còn nhức nhối hơn ở chỗ Trung Quốc đã làm được như vậy đối với nước ta giữa lúc nước ta đã hội nhập toàn diện vào quá trình toàn cầu hóa, sản phẩm của Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các thị trường quan trọng trên thế giới, hầu hết các quốc gia quan trọng trên thế giới là đối tác chiến lược hay đối tác toàn diện của nước ta. Nói cách khác: Lợi dụng cái liên minh ý thức hệ này, quyền lực mềm Trung Quốc đã thành công trong việc vô hiệu hóa đáng kể những nỗ lực hội nhập quốc tế của Việt Nam để vươn ra bên ngoài, đã giam hãm thành công Việt Nam trong vòng kiềm tỏa của Trung Quốc mà đến hôm nay Việt Nam vẫn chưa có cách gì thoát ra.  
Còn một hiện tượng nữa cần lưu ý. Về mặt nào đó, phẩm chất chính trị của chế độ ở thời điểm Việt Nam bước vào Hội nghị Thành Đô so với hôm nay có sự khác biệt nghiêm trọng: Hôm nay là sự tha hóa đến mức nguy hiểm, mà chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng phải thừa nhận là đang đe dọa sự tồn vong của đảng và của chế độ. Ngoài quá trình tha hóa tự thân của chế độ toàn trị một đảng, phải nói quyền lực mềm Trung Quốc chủ yếu bằng sử dụng những thủ đoạn tham nhũng và hủ hóa đã góp phần quan trọng vào làm sâu sắc thêm quá trình tha hóa này của chế độ chính trị ở nước ta. Mười ngày đầu (02-05 đến 11-05-2014) sau khi xảy ra sự kiện giàn khoan HD 981 là mười ngày câm lặng, bất động không biết nên phản ứng như thế nào, mọi nỗ lực “đường dây nóng” đều vô ích hoặc bị cự tuyệt, càng lúng túng đến mức như nhắm mắt làm ngơ giữa lúc đất nước đang có bao nhiêu hội họp quan trọng… Đó là mười ngày phơi bầy ra sự ươn hèn của hệ thống chính trị, làm tổn thương nghiêm trọng quốc thể.  
Đến đây có thể rút ra kết luận: Tạo ra liên minh ý thức hệ ở Thành Đô là để mong có hòa bình, bảo vệ được chế độ và giữ được nước, nhưng hôm nay gặt hái được: kinh tế lệ thuộc, độc lập chủ quyền quốc gia tiếp tục bị uy hiếp, chế độ chính trị bị Trung Quốc lũng đoạn sâu thêm, đảng cũng bị Trung Quốc trói buộc cả về tư duy và về hành động vào liên minh này (nên đọc thêm “4 không được” do Trung Quốc đưa ra trước khi Dương Khiết Trì đến Hà Nội 16-06-2014), con đường phát triển của đất nước bị chặn đứng.  
Liên minh như thế đúng là mất cả chì lẫn chài.  
Toàn bộ những diễn biến của quan hệ Việt – Trung tác động vào Việt Nam trong một phần tư thế kỷ vừa qua thừa nhận: Việt Nam về nhiều mặt và trên thực tế trở thành một chư hầu kiểu mới của Trung Quốc[2].

*
          Trên đây không chỉ là câu chuyện của thất bại tìm kiếm liên minh ý thức hệ. Nó còn là câu chuyện sụp đổ ý thức hệ của chính bản thân ĐCSVN trên 2 phương diện:  
(1) Trung Quốc có một ý thức hệ riêng của mình và tùy từng thời kỳ mang những tên gọi khác nhau. Hiện tại tên gọi đó là CNXH đặc sắc Trung Quốc và Giấc mộng Trung Hoa. Nhưng trước sau vẫn chỉ là cái gốc bành trướng Đại Hán. Thật ra trước khi có Thành Đô, Việt Nam lần đầu tiên được hưởng quả đắng của ý thức hệ gốc này là năm 1956, khi Trung Quốc lợi dụng tình hình nhá nhem chiếm một phần Hoàng Sa, giữa lúc quan hệ hai nước đẹp như trong thơ: Việt Nam Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông…  Thứ ý thức hệ bành trướng Đại Hán này đâu có thèm liên minh, nó chỉ ban tặng cho phía ta 4 tốt và 16 chữ, thế thôi. Đấy chính là thực chất của cái gọi là “liên minh nhưng không phải là đồng minh, đồng chí chứ không đồng minh…” mà Trung Quốc đã giao hẹn trước với phía ta khi chấp nhận ngồi với ta ở Thành Đô.
(2) Ý thức hệ của ĐCSVN đã thất bại trong việc dẫn dắt con đường phát triển của Việt Nam trong 4 thập kỷ đầu tiên xây dựng và bảo vệ đất nước kể từ sau 30-04-1975[3]. Đất nước đang đứng trước cuộc khủng hoảng toàn diện và đòi hỏi phải tìm một con đường khác để đi vào một thời kỳ phát triển khác – một thời kỳ phát triển mới trong một thế giới đã hoàn toàn thay đổi. Thế nhưng hiện nay ĐCSVN với tư cách là người nắm quyền hành tuyệt đối đang nợ đất nước câu trả lời, nói thẳng ra là không đủ trí tuệ, phẩm chất và bản lĩnh để tìm được câu trả lời. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trước sau đã nhiều lần thay mặt đảng trả lời trước toàn đảng và toàn dân rồi: Phải kiên định con đường của chủ nghĩa xã hội. Câu trả lời này chỉ nói lên đến hôm nay ĐCSVN vẫn chưa có câu trả lời. 
Thực tế chặng đường Thành Đô – giàn khoan HD 981 cho thấy một phần tư thế kỷ vừa qua phía ta đã chịu bịt tai, nhắm mắt, ngậm miệng, tự trói chân tay…, chịu  biết bao nhiêu thua thiệt và nhân nhượng; nhiều cái Trung Quốc làm sai không dám cãi; nhiều cái lợi ích quốc gia đòi hỏi nhưng không dám đi trước, không dám làm khác hay làm trái Trung Quốc, cả trong đối nội và đối ngoại; nhiều cái lợi ích quốc gia đòi hỏi phải giữ đến cùng nhưng không giữ được; thậm chí phải bỏ qua, che đậy hay cắt xén cả lịch sử để giữ hòa hiếu, cho đội ngũ dư luận viên lung lạc dân (dọa mất sổ hưu!)… tất cả để cố cùng giữ đại cục cho bằng được… Nhưng trước sau nước ta vẫn cứ chịu thua thiệt tiếp, đất nước hôm nay càng lâm nguy. Làm nghề ngoại giao, thực quả đến nay tôi chưa tìm được trên thế giới này có một quốc gia độc lập nào có vị thế quốc tế không thể nói là thấp kém như Việt Nam mà lại chịu để cho một nước láng giềng khép vào khuôn khổ đến như vậy! Hai năm trời nước ta là ủy viên không thường trực Hội Đồng Bảo An mà cứ phải chịu im như thóc trước bao nhiêu việc sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông…  Nhìn lại quá khứ, tôi cũng chưa thấy nước Việt Nam độc lập trong lịch sử mấy nghìn năm quan hệ với Trung Quốc có thời nào độc lập quốc gia lại bị trói buộc như hôm nay!  
Trong khi chăm lo giữ đại cục như thế, cũng xin đảng và nhà nước giao cho hàng nghìn người Việt đang làm việc hay học tập ở Trung Quốc nhiệm vụ tìm hiểu dư luận xã hội và báo cáo trung thực về nước xem Trung Quốc với tính cách là một quốc gia đang nhìn quốc gia Việt Nam như thế nào. Đại sứ quán của ta ở Trung Quốc phải là người trước tiên làm tốt việc này. Đồng thời cũng nên giao ngay cho các đoàn cán bộ đảng và nhà nước mỗi năm hàng trăm người được cử sang học tập ở Trung Quốc làm nghiêm túc việc tìm hiểu này. Một số sinh viên học ở Trung Quốc về nói với tôi: Ông ạ, cháu thấy họ nhìn Việt Nam chưa được một nửa con mắt đâu ạ. Họ khinh nước ta tệ hại hơn thế nhiều… Tại sao báo chí Trung Quốc ra rả hàng ngày những bài và tin tức về Việt Nam như thế, mà nhân dân ta chẳng được hay biết gì ngoài cái 4 tốt và 16 chữ? Tin tức một số báo chí Trung Quốc lâu nay nói thẳng: Việt Nam đáng cho một bài học mới (theo kiểu của Đặng Tiểu Bình), nhân dân Trung Quốc đã được chuẩn bị tư tưởng cho việc này… Ai muốn quy kết những điều tôi viết ra ở đây là kích động chống Trung Quốc thì tùy. Trước sau tôi vẫn nghĩ, muốn có hòa bình và giữ được hòa bình với Trung Quốc, nhất thiết phải hiểu họ, hiểu cho đến tận xương tủy họ[4]
Xin ý chí và trí tuệ cả nước hơn lúc nào hết thấy rõ: Một phần tư thế kỷ khai thác sự lệ thuộc đến mức gần như tự trói tay và tự bịt mắt của nước ta, Trung Quốc đã tạo ra được cho mình một tình huống hôm nay có trong tay đủ mọi kịch bản từ A đến Z để chủ động tùy nghi xử lý Việt Nam – từ những thủ đoạn đê tiện và bẩn thỉu nhất đến chiến tranh. Xin cứ nhìn xem Trung Quốc đang làm gì bằng “hòa bình”  và trong hòa bình – ví dụ trước khi cử Dương Khiết Trì sang Việt Nam (16-05-2014) thì đưa ra cho phía Việt Nam “4 không được”, cứ nhìn trong 2 ngày 13 và 14-05-2014 quyền lực mềm Trung Quốc kích động cướp phá thành công khỏang 800 xí nghiệp có FDI từ Bắc vào Nam, cứ nhìn Trung Quốc bầy binh bố trận trên bộ và trên biển chung quanh nước ta, cứ nhìn cái 9 vạch bây giờ thành 10 vạch, cứ nhìn rồi đây cái chiến tuyến trên biển nối liền các căn cứ quân sự Du Lâm (Hải Nam) Gạc Ma, Chữ Thập, rồi kéo tiếp về phía Scarborough (Philippines), và báo chí Trung Quốc đã để ngỏ khả năng lập vùng nhận dạng phòng không (AIDZ) trên Biển Đông… Rồi các ngón đòn kinh tế và quyền lực mềm khác sẵn sàng dành cho Việt Nam… Một số chuyên gia của ta tính toán những đòn kinh tế này có thể dễ dàng làm GDP của Việt Nam tụt 5 – 10%... 
Kịch bản Trung Quốc đang thực hiện để xử lý Việt Nam hiện là kịch bản tối ưu số một đối với họ. Bởi vì kịch bản này đang mang lại kết quả nhiều nhất, rẻ nhất, “êm ả” nhất: Duy trì được sự khiếp nhược hiện tại của Việt Nam để lấn chiếm tiếp, uy hiếp tiếp mà không phải dùng đến những biện pháp quân sự trực tiếp và ồn ào hơn. Chừng nào còn sự khiếp nhược này, kịch bản này còn phát huy tốt tác dụng. Làm quá tay dân chúng Việt Nam có thể sẽ nổi lên chống chế độ, mà như thế sẽ rất bất lợi cho kịch bản rẻ, tốt, “êm ả” và đang rất hữu dụng này! Nếu tình hình đòi hỏi chuyển kịch bản cũng không sao, mọi thứ Trung Quốc đã sẵn sàng... Cứ nghe những tuyên bố mới nhất của Tập Cẩm Bình cho rằng Biển Đông là lợi ích cốt lõi không thể nhân nhượng của Trung Quốc, rồi nhìn các hành động leo thang tiếp tục của Trung Quốc đang diễn ra, có thể thấy rõ toàn bộ cục diện Biển Đông hiện nay. 
Xin hỏi cả nước:
-      Quốc gia trong tình thế hiện nay đã sẵn sàng mọi mặt chưa? Bây giờ vẫn còn đang tính đếnChừng nào ngư dân còn bám biển thì còn giữ được đảo… Trước sau vẫn phải kiên định… (các phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng).
-      Quốc gia trong tình thế hiện nay đã phải đặt ra nhiệm vụ cứu nước chưa? Hay là bây giờ nói cứu nước là biểu hiện của hốt hoảng? của thổi phồng tâm lý bi quan, là kích động chống chế độ?.. 
Vậy chỉ còn mỗi cách mở mắt, mở mồm, cởi trói nhìn thẳng vào sự thật để tìm câu trả lời, tìm lối ra.  
Xin nói ngay ở đây thế này: Cái đáng lo đối với nước ta không phải là việc Trung Quốc có thể gọi mưa hú gió trị ta thế nào! Đấy không phải câu chuyện đáng sợ nhất, nước ta đã từng bị thử thách như thế nhiều lần rồi và không sợ. Đất nước này không thể mất về tay Trung Quốc được đâu. Nhưng thật sự cái đáng lo nằm ở chỗ bất ngờ hoặc để xảy ra hoang mang, tự ta phá ta, mắc bẫy vào chính cái võ kích động của quyền lực mềm Trung Quốc... Rồi cái nhân danh chống kích động và bạo loạn đển đàn áp dân… Trong khi đó đất nước đang phải đối mặt với trăm nghìn vấn đề nhạy cảm giữa hòa bình và chiến tranh, giữa ổn định và đổ vỡ. Ngay giữa Hà Nội mà có chỗ cứ lát 1m vỉa hè hết một tỷ đồng! Quảng Trị có nơi hạn hạn nặng hàng tháng nay không có nước cho người, gia súc và cây trồng. Khu công nghiệp Vũng Áng được hưởng ưu đãi đến tột cùng (Tuổi trẻ online 08-07-2014) với hàng nghìn lao động Trung Quốc chỉ cách căn cứ hải Quân Du Lâm ở Hải Nam và giàn khoan HD 981 khoảng trên dưới 200 km sẽ là cái gì đối với Việt Nam? Thể chế chính trị và hệ thống nhà nước hiện hành làm sao có được và quản lý được một nước công nghiệp cơ bản theo hướng hiện đại vào năm 2020? Nhập siêu và nợ công cứ tăng mãi không giảm. Thay thế nhập khẩu nguyên vât liệu từ Trung Quốc như thế nào? Nếu Trung Quốc gây rối loạn trên mặt trận tài chính, ngân hàng thì đối phó ra sao?.. v.v… Vâng, sẩy tay là rối lọan, là đổ vỡ, là dậu đổ bìm leo. Người Việt Nam nào không muốn có hòa bình lúc này để xử lý những vấn đề đang chồng chất ngập đầu mình!..  
Thế nhưng trong tình hình này cứ giấu dân, trấn an suông, không cùng với dân chuẩn bị đối phó với mọi tình huống, liệu có yên thân không? Cứ khiếp nhược cầu hòa mãi, liệu Trung Quốc có nương tay không? Thế giới sẽ nhìn Việt Nam ra sao? Giúp hay không nên giúp?..  Việt Nam có thực sự muốn được giúp không, hay là..?.. 
Chính lúc này hơn bao giờ hết phải bàn kỹ với dân, huy động trí tuệ và sự tham gia ứng phó của toàn dân. Hơn bao giờ hết phải đặt ra nhiệm vụ cứu nước cho cả nước để cùng tìm cách thực hiện. Có tự giúp mình thì thế giới mới giúp mình! Phải đi với dân, đối thoại với dân để bàn việc cứu nước. Đối thoại trực tiếp với tất cả các tổ chức xã hội dân sự đang có, để cùng nhau bàn việc cứu nước, chứ không phải bịt miệng họ, quy kết cho họ đủ mọi thứ để khống chế hay đàn áp họ như vẫn đang làm. 
Lúc này vẫn kiên định hàng đầu là bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng như Tổng bí thư yêu cầu thì làm sao giữ được nước? Tại sao không đặt vấn đề ngược lại: Lấy giữ nước, cứu nước làm nhiệm vụ trung tâm, qua đó thay đổi chế độ, thay đổi hay là lột xác đảng để trở thành đảng của dân tộc? Đất nước không cứu được, liệu đảng sẽ còn tồn tại? Mà nếu còn tồn tại thì sẽ là cái đảng gì? Có thể tồn tại như thế mãi được không? Đại hội XII có nên quan tâm vấn đề này không? Đặt vấn đề hay không đặt vẫn đề cứu nước chính là ở điểm nghiêm trọng này. 
Tôi nghĩ đại đa số người dân nước ta – trước hết là trí tuệ Việt Nam – đủ hiểu biết và có bản lĩnh làm như thế để cứu nước. Tôi thực sự tin rằng có nhiều đảng viên ĐCSVN cũng đang nghĩ và muốn làm như thế. Chẳng ý đồ đen tối nào có thể kích động nổi chúng ta mù quáng chống Trung Quốc theo bất kể lối suy nghĩ kỳ thị và phân biệt chủng tộc nào. Chính vì muốn sống hòa bình bên cạnh Trung Quốc, nên bây giờ việc đầu tiên phải làm là cứu nước. Cứu nước khỏi cái mù quáng và tự trói đối với Trung Quốc, khỏi tình trạng quyền lực chỉ lo quay về trấn áp trong nước để bảo vệ chế độ, khỏi mọi yếu kém vì đất nước đang khủng hoảng và tha hóa toàn diện, khỏi tình trạng mất phương hướng và tê liệt về con đường phát triển. Cứu nước để tìm ra con đường làm cho đất nước mạnh lên theo mọi nghĩa. Vì chỉ như thế mới có thể chung sống hòa bình với Trung Quốc, rồi từ đó mới có hữu nghị đúng đắn, hợp tác đúng đắn. Một phần tư thế kỷ tự trói vừa qua để giữ đại cục đã dắt chúng ta đến câu trả lời này.  
Nếu ai nghĩ rằng làm cho Việt Nam mạnh như thế là chống Trung Quốc, thì cứ để cho họ bênh và bảo vệ Trung Quốc. Ai quy kết rằng gọi mọi sự việc đúng với tên thật trong quan hệ Việt – Trung là kích động chống chế độ, chống đại cục quan hệ Việt – Trung, thì đấy chính là biểu hiện muốn đàn áp những nỗ lực muốn cứu nước. Ai thực sự muốn đục nước béo cò bằng những việc làm kích động thù hận hay xuyên tạc sự thật để gây rối kiếm lợi bẩn thỉu, thì chính những việc làm này nói lên dã tâm của họ. Tất cả những thứ này không phải là công việc của chúng ta và cũng không thể lung lạc chúng ta.  
Xin nhấn mạnh, cái sai gốc trong việc tìm kiếm liên minh ý thức hệ ở Thành Đô là ở chỗ: Làm tất cả mọi việc để bảo vệ chế độ, rồi mới tính đến giữ nước. Đấy là cách tính toán có giữ được chế độ mới giữ được nước.  Nhất thiết phải sửa cái sai gốc vô cùng tệ hại này. 
Trước tình hình đất nước lâm nguy hôm nay, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi trước các cử tri (Hà Nội và một số nơi khác) phải kiên định giữ hòa bình, đoàn kết, bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng, bảo vệ nhà nước, bảo vệ nhân dân, không lầm lẫn đấu tranh chống những sai trái trên Biển Đông với 1,3 tỷ nhân dân Trung Quốc, phải kiên trì gìn giữ mối quan hệ hai nước đã xây dựng được từ lâu đời, phải đấu tranh  bằng mọi biện pháp hòa bình – kể cả những biện pháp luật pháp quốc tế, phải đề phòng kẻ xấu kích động…   
Tất cả những điều Tổng bí thư đã nói trên hiển nhiên vẫn là nếp nghĩ cũ, vẫn là cách tính toán có giữ được chế độ mới giữ được nước đã từng dẫn tới Thành Đô trước đây 25 năm, là cách ĐCSVN đã làm rất triệt để xuyên suốt 25 năm vừa qua, và hôm nay dẫn đất nước tới cái giàn khoan HD 981 với nhiều hệ lụy mới. Cho đến khi tôi viết những dòng chữ này, chưa thấy một ý kiến nào từ lãnh đạo đảng đặt vấn đề: Đất nước phải tìm một con đường khác để có thể sống được hòa bình bên cạnh Trung Quốc. Hay là đảng đang giữ bí mật?
Không phải chỉ riêng tổng bí thư, toàn thể Bộ Chính trị đến nay chưa ai nói thẳng ra với cả nước để cùng lo liệu: Đất nước đang bị Trung Quốc uy hiếp nghiêm trọng thế này vì yếu quá và có đang có quá nhiều yếu kém đối nội cũng như đối ngoại. 
Cũng chưa thấy vị lãnh đạo nào nghiêm túc đặt vấn đề: Duy trì hiện trạng của đất nước, đất nước sẽ thua tiếp, lâm nguy tiếp! Phải tìm đường làm cho nước mạnh lên để cứu nước! Thay vào đó, lúc này lúc khác chỉ có những câu nói trấn an mà chính người nói có lẽ cũng thấy khó tin. Làm như vậy hiểm nguy của đất nước sẽ bớt đi? 
(1) Đất nước đang có quá nhiều yếu kém nguy hiểm, con đường phát triển đất nước do có quá nhiều sai lầm nên đang bị cuộc khủng hoảng toàn diện hiện nay chặn đứng, (2) uy hiếp của Trung Quốc ngày càng không kiểm soát được và độc lập chủ quyền quốc gia đang bị xâm lấn tiếp, (3) kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế đã sang trang với những vấn đề và thách thức hoàn toàn mới – cả 3 vấn đề lớn này đảng chưa có đối sách nào, chưa có một hướng chiến lược xoay sở ra sao... Chẳng lẽ tình hình như vậy chưa đủ để nhận định đất nước đang lâm nguy đến mức phải đặt vấn đề cứu nước? Xin cả nước suy nghĩ cho thật kỹ. Ngay hiện tại đã có nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại… nước đến chân rồi mà chưa biết nhảy như thế nào… Chẳng lẽ trước sau chỉ một mực: Ngư dân còn bám biển thì còn đảo!.. 
Trong ngôn ngữ và sinh hoạt đảng hiện nay hình như đang thiếu vắng hoàn toàn hai chữ cứu nước!?  
Đại hội XII của ĐCSVN sắp đến. Trong quá trình chuẩn bị, dư luận cả nước chỉ được thông báo những việc có liên quan đến chuẩn bị nhân sự đại hội các cấp; kêu gọi các cấp nghiêm túc thực hiện những quyết định của Hội nghị Trung ương 9 về chuẩn bị Đại hội – nhưng dư luận cả nước không biết rõ đấy là những quyết định gì; đặt vấn đề phải tổng kết 30 năm đổi mới nhưng dư luận cả nước không biết là sẽ tổng kết như thế nào (còn tổng kết như các đại hội các khóa trước đã làm thì đã dẫn đến thực trạng đất nước hôm nay…) Nghĩa là cũng như mọi khóa đại hội khác, việc của đảng là việc của đảng, nhân dân là người ngoài cuộc với lọn nghĩa của khái niệm này; nếu có chuyện lấy ý kiến này nọ thì cũng chỉ là làm chiếu lệ cho có vẻ dân chủ.  
Song mọi việc đại hội XII của đảng sẽ quyết lại là những việc liên quan đến sự mất còn của đất nước. Cho đến nay chưa thấy một thông báo nào đặt vấn đề đại hội tới sẽ phải làm gì, đảng sẽ phải làm gì. để đất nước mạnh lên để cứu nước? Chẳng lẽ đấy là bí mật của đảng – nghĩa là đất nước này là của riêng đảng. Hay là vấn đề này chưa được đặt ra? Đến bây giờ chỉ có những thông báo phải bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng, kiên định giữ hòa bình, chống bị kích động… - như 25 năm nay vẫn thường làm. 
Xin nhắc lại tại đây một chân lý nguyên sơ rất mộc mạc: Đất nước này là của nhân dân, chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là của đảng, đơn giản là đảng cũng chỉ là một bộ phận nhỏ trong nhân dân mà thôi. Dù đảng có yêu nước giả thử là hơn dân, thông minh hơn dân vài con sào đi nữa, đất nước vẫn là của nhân dân, trong đó đảng chỉ là một bộ phận. Đấy là giả thử thôi, hôm nay phải nói ngược lại. 
Song trên tất cả mọi lý lẽ, đất nước đang lâm nguy, làm cho nước mạnh lên để cứu nước là sự nghiệp của nhân dân cả nước, của toàn thể cộng đồng dân tộc Việt Nam dù sống ở trong nước hay ở nước ngoài. Đây không được phép là việc riêng của đảng. Đây không thể là công việc riêng của ĐCSVN, dù có muốn đảng cũng không làm nổi.  
Không bao giờ được phép coi cứu nước là một việc riêng của đảng, bởi vì nhân dân cả nước không  bao giờ giao cho đảng một việc riêng như thế. Nhưng nhân dân sẵn sàng để cho đảng phục vụ một sự nghiệp như thế nếu đảng có phẩm chất và năng lực phục vụ sự nghiệp này đúng với ý nguyện của nhân dân và lợi ích của quốc gia. Nếu cứu nước không phải là việc riêng của đảng, nhất thiết đảng phải bàn luận với cả nước. Nếu làm đúng trách nhiệm là đảng đang độc nhất nắm quyền, ĐCSVN phải đứng ra tổ chức để nhân dân cả nước bàn bạc và quyết định việc cứu nước, chứ không phải ngăn cấm hoặc gây cản trở việc bàn luận, bưng bít báo chí… như hiện nay. 
Trong  sự nghiêp cứu nước, dứt khoát đảng phải chấm dứt việc loại nhân dân ra ngoài cuộc, đơn giản vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc là sự nghiệp của nhân dân, không thể khác được, không ai làm thay được. Thậm chí phải nói, chính vì loại nhân dân ra ngòai cuộc, cho nên đảng đã liên tiếp vấp phải những thất bại nặng nề trong 40 năm đầu tiên đất nước độc lập thống nhất mà lịch sử chắc chắn sẽ không bỏ qua.  
Ví dụ:
-      Nếu ngay sau khi đất nước độc lập thống nhất ngày 30-04-1975 đảng phát huy trí tuệ và sức mạnh của nhân dân với tới cả tình thần đoàn kết và hòa giải dân tộc để xây dựng nên một thể chế chính trị của nhà nước pháp quyền dân chủ, mọi chủ quyền đất nước thuộc về nhân dân, lựa chọn con đường dân tộc và dân chủ cùng đi với cả thế giới tiến bộ để xây dựng và bảo vệ đất nước, hôm nay Việt Nam sẽ đứng ở đâu trong thế giới này? Vì không làm được như vậy, phải nói đây là thất bại nghiêm trọng nhất trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của ĐCSVN. Con đường đã đi phải trải qua 4 cuộc chiến tranh đẫm máu, thế nhưng hôm nay đất nước vẫn chỉ đạt được mục tiêu dang dở: chưa hoàn thành nốt sự nghiệp cuối cùng đảng đã cam kết là đem lại độc lập tự do cho nhân dân.
-      Nếu không loại nhân dân ra ngoài cuộc, nếu dựa hẳn vào nhân dân, coi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc là của nhân dân, tin vào sức mạnh của nhân dân, coi lợi ích của nhân dân và của quốc gia là trên hết, sợ gì mà không phát huy nhân dân đi cùng với cả thế giới để giữ nước và xây dựng đất nước theo con đường dân tộc và dân chủ. Đâu có cần thiết phải đến Thành Đô để tìm kiếm thứ liên minh khốn khổ này?
-      Nếu trong toàn bộ quá trình đàm phán biên giới  Việt – Trung không bí mật với nhân dân, mà lại lấy nhân dân làm hậu thuẫn và dựa vào lẽ phải trong đời sống quốc tế, kết quả sẽ thế nào?
-      Che giấu nhân dân biết bao nhiêu sự việc sai trái của Trung Quốc có làm giảm được tính bành trướng và sự thâm độc của Trung Quốc hay không? Vân… vân…
-      
-      

Bí mật quốc gia lúc nào cũng có, song đấy là những vấn đề chiến lược hay chiến thuật cụ thể. Còn đường lối giữ nước, toàn bộ nhiệm vụ cứu nước thì phải dựa hẳn vào dân. Đấu tranh tổng hợp và toàn diện để giữ nước chống lại kẻ thù lớn hơn mình gấp bội, càng phải dựa vào dân, trang bị cho nhân dân mọi hiểu biết và thông tin để có thể dựa hẳn vào nhân dân, taọ mọi điều kiện phát huy sức mạnh và sự tham gia của dân vào việc nước… Chứ không phải là cung cấp cho nhân dân những thông tin định hướng, dậy dân theo kiểu làm cho nhiều thế hệ trẻ hôm nay vẫn không biết là đã xảy ra chiến tranh 17-02-1979, thậm chí xóa cả những vết tích các tội ác chiến tranh nhân dân ta đã phải chịu đựng, biết tên kẻ cướp mà cứ phải gọi nó là kẻ lạ, tầu lạ…  
Và nhất là để cứu nước, đừng bao giờ coi dân là kẻ thù, áp dụng những cách đối xử dân như kẻ thù, trấn áp sự phản kháng chính đáng của dân nhân danh bảo vệ cái này cái nọ. 
Nói đi cũng phải nói lại, từng người dân cũng phải ý thức đầy đủ về quyền và trách nhiệm của chính mình: Đất nước này là của chính mình! Đừng bao giờ chịu bị loại ra đứng ngoài cuộc trong những vấn đề sống còn của đất nước. 
Đã đến lúc phải đặt ra nhiệm vụ cứu nước là sự nghiệp trọng đại nhất của toàn dân tộc ta lúc này. ĐCSVN bây giờ là gì, chính là thái độ của đảng đối với sự nghiệp trọng đại nhất của toàn dân tộc lúc này là cứu nước. 
*
          Vâng, một phần tư thế kỷ quan hệ hòa hiếu với Trung Quốc vừa qua, sự việc nước ta đi từ thất bại này đến thất bại khác trong mối quan hệ hai nước có một trong những nguyên nhân chiến lược quan trọng nhất là đã không lựa chọn con đường cứu nước phải là con đường làm cho đất nước mạnh lên. Những thất bại ấy là cái giá phải trả cho việc lựa chọn con đường dựa vào liên minh ý thức hệ để bảo vệ chế độ, trên cơ sở đó để giữ nước, và do đó đã đi tới cái quyết định Thành Đô. Con đường ấy được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục khẳng định đi khẳng định lại nhiều lần qua sửa đổi Hiến pháp 2013, và mới đây nhất là khi tiếp xúc với cử tri Hà Nội: Phải kiên trì bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng, bảo vệ nhà nước, bảo vệ nhân dân, đề phòng mọi kích động… 
          Một phần tư thế kỷ vừa qua, vì ưu tiên số một là phải bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng.., chứ không phải ưu tiên số một là làm cho đất nước mạnh lên với đúng nghĩa, nên đã đạt được trong chế độ toàn trị một đảng là: Chế độ “mạnh” lên, đảng “mạnh” lên – mạnh với nghĩa càng chuyên chính hơn với dân, càng “đảng hóa” mọi mặt đời sống đất nước… Còn đất nước ta trở thành cái gì như hôm nay và đang gần như thân cô thế cô như thế này trong cái thế giới mà nước ta đã hội nhập toàn diện thì cả nước đều thấy rõ. Thân cô thế cô giữa lúc cả thế giới – chỉ ngoại trừ Trung Quốc – muốn có một Việt Nam mạnh mẽ đứng vững chãi trên đôi chân của mình! Thật là quái ác làm sao! 
Đừng đổ hết mọi cái xấu, mọi cái nguyên nhân thua thiệt của ta cho phía Trung Quốc. Nghiêm túc thì phải tự phê bình – xin  tạm mượn cách nói theo ngôn từ ưa thích của Tổng bí thư – : Để cho đất nước yếu kém như hôm nay, để cho Trung Quốc lũng đoạn nước ta trầm trọng như thế này, có nguyên nhân chủ yếu là đảng càng ra sức bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng là ưu tiên hàng đầu. Hệ quả là cả chế độ và đảng ngày càng hư hỏng và tha hóa nhiều hơn. Chỉ cần xem thống kê hàng năm các tội phạm tham nhũng tiêu cực, quy mô các tội phạm này, mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng, số đảng viên phạm tội ngày càng nhiều và chức vụ ngày càng cao – giữa lúc từ nhiều năm nay đang đẩy mạnh học tập đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh… - đủ thấy rõ thực trạng hư hỏng và tha hóa này. Sự yếu kém toàn diện của cả nước hiện nay trước hết là tổng hợp sự tha hóa toàn diện của chế độ và của đảng, chứ không thể đổ lỗi cho Trung Quốc hay cho bất kỳ lực lượng thù địch hay diễn biến hòa bình nào. 
Đúng ra còn phải nhận định: Ưu tiên bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng như đã làm suốt một phần tư thế kỷ vừa qua trong khuôn khổ liên minh ý thức hệ Thành Đô với Trung Quốc đã hủ hóa đảng nghiêm trọng, đồng thời làm hỏng cả chế độ, làm hỏng cả đất nước. Nhiều giá trị đạo đức xã hội hôm nay băng hoại nghiêm trọng so với thời kỳ 1990… Đảng đang ngày càng cùn đi về trí tuệ và ý chí chiến đấu, bây giờ chỉ biết cố học đủ mọi thứ từ Trung Quốc, lúc này vẫn đang cử người đi học mọi thứ ở Trung Quốc… Đảng bây giờ chỉ biết ra sức bám vào quá khứ để biện minh cho vị thế chính trị hiện tại đảng đang nắm giữ. Đảng ngày càng co rúm thụ động trước mọi thay đổi diễn ra ở trong nước và trên thế giới, đến mức trên thực tế đảng đã tự đánh mất vai trò lãnh đạo lẽ ra phải có, đơn giản vì bất lực không thể vạch ra được lối thoát đất nước đang đòi hỏi. Đảng càng không dám đi tiên phong tìm lối thoát cho đất nước. Đảng hôm nay trên thực tế chỉ còn lại là một lực lượng chính trị mạnh nhất trong nước đang cai trị đất nước, với mọi quyền lực kinh tế và chính trị lớn nhất, với sự chi phối của các nhóm lợi ích chồng chéo. Đảng với tính chất mới được hình thành trong quá trình tha hóa như thế trên thực tế đang trở thành đảng của các nhóm quyền lực và các nhóm lợi ích khác nhau, rất thuận lợi cho quyền lực mềm Trung Quốc khai thác. Nghĩa là đảng cũng đang trở thành con tin của những thứ nhóm này, trở thành lực cản sự phát triển của đất nước. Trung Quốc đã đi được những nước cờ tệ hại quá đáng đối với nước ta, hù dọa và kiềm tỏa nước ta, ngăn cản được nước ta đi với cả thế giới.., trong đó có nguyên nhân quan trọng là đảng đang ở trong thực trạng yếu kém như hiện nay. 
Từng đảng viên, trước hết là những người giữ trọng trách trong đảng, nếu còn quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ đảng, nếu còn tự trọng danh dự người đảng viên, còn chút tấm lòng với đất nước, xin hãy cùng nhau nhìn thẳng vào thực trạng hiện nay của đảng. 
Riêng đối với đảng viên, tôi xin giãi bầy: Muốn cứu nước thì phải cứu đảng trước! Đấy là món nợ lương tâm và là trách nhiệm chính trị phải trang trải của mỗi đảng viên đối với đất nước. Đảng viên không cứu đảng thì còn ai làm nữa?  
Đối với cả nước, tôi  không thể đòi muốn cứu nước trước hết phải cứu đảng.  
Nhưng đối với đảng viên, tôi bắt buộc phải nói như vậy, vì lẽ: Nếu từng đảng viên không làm được cho đảng của mình với tính cách chỉ còn là lực lượng chính trị mạnh nhất  như hiện nay phải thay đổi đến mức lột xác về ý thức hệ và về phẩm chất, để cùng đi chung với toàn dân tộc trong sự nghiệp làm cho đất nước mạnh lên, sẽ là một thảm họa cho đất nước. Vì như thế, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước rồi đây sẽ phải đối kháng với lực lượng chính trị mạnh nhất này trong nước, đầu rơi máu chẩy cho vô nghĩa sẽ là chuyện không thể tránh khỏi. Nếu mỗi đảng viên hôm nay sớm quên hoặc không biết quá khứ đau thương của dân tộc ta trong 4 cuộc chiến tranh vừa qua của đất nước, xin chịu khó học nhờ các bài học xương máu đang nóng hổi của nhân dân các nước Trung Đông,  Bắc Phi và Ukraina hiện nay… 
Cho nên không gì may mắn hơn cho đất nước chúng ta, nếu làm cho lực lượng chính trị mạnh nhất này ý thức được nhiệm vụ chính trị mới này để tự lột xác cùng đi với cả dân tộc. Đảng dù yếu kém như hiện nay, song biết đặt lợi ích quốc gia lên trên hết vẫn dư lực ý thức được và làm được nhiệm vụ chính trị đáng phải làm này, thậm chí có thể sẽ là quân chủ lực thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng đại này của quốc gia. Làm được như thế, từ trong hàng ngũ các đảng viên của đảng sẽ xuất hiện những gương mặt mới trong hàng ngũ cứu nước của quốc gia, rồi sự rèn luyện của cuộc sống sẽ làm nên tất cả những gì cuộc sống đòi hỏi. Ai suy nghĩ gì về lời giãi bầy này thì tùy, trước sau tôi cho rằng vận mệnh của đất nước trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay và trong thực trạng yếu kém của đất nước chỉ đặt ra cho các đảng viên ĐCSVN sự lựa chọn duy nhất này mà thôi.  
Truyền thống yêu nước là nền móng đầu tiên xác lập nên ĐCSVN khi còn đang mất nước. Trước Cách mạng Tháng Tám, trong 2 cuộc kháng chiến và cả nhiều thời kỳ sau này nữa.., hầu hết hay rất nhiều người gia nhập ĐCSVN trước hết là vì yêu nước, muốn hy sinh chiến đấu giải phóng đất nước, tự nguyện xin được cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Tại sao trong đảng không lấy truyền thống yêu nước ấy để hôm nay xác định cho mình con đường cùng đi với cả dân tộc? Hãy bắt đầu từ việc đảng không được phép coi đất nước là của riêng mình. Nhân dân dân là nhân vật trung tâm của sự nghiệp cứu nứơc hôm nay. Hay là bây giờ quyền lực, tiền bạc và mọi lợi ích ích kỷ cùng với mọi sa đọa khác đã làm biến chất đảng tất cả?  
Trong tình hình hiện nay, nếu đảng viên không cứu nổi đảng của mình để chọn con đường cùng đi với cả dân tộc như thế, đảng chỉ còn lại sự sàng lọc không thể cưỡng lại của quy luật tự nhiên. 
Lựa chọn con đường làm cho đất nước mạnh lên để cứu nước trước hết có nghĩa là tạo mọi điều kiện để người dân thực hiện sự nghiệp làm cho đất nước mạnh lên 
(1) Thế giới đã chuyển hẳn sang một cục diện mới của trật tự quốc tế đa cực, mọi giá trị và phương thức tập hợp lực lượng quốc tế đã thay đổi sâu sắc rất khó lường, quan hệ kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế đặt ra cho mọi quốc gia những vấn đề và thách thức hoàn toàn mới. (2) Trong cái nóng bỏng của trật tự quốc tế mới hiện nay vấn đề Trung Quốc càng làm cho cả thế giới mất ổn định hơn và có nhiều tác động trực tiếp đến nước ta với tính cách vừa là nạn nhân trực tiếp nhất của bành trướng bá quyền Trung Quốc và vừa là trận địa của những đụng độ giữa các quyền lực lớn. (3) Đất nước bắt buộc phải có một thể chế chính trị mới đủ sức phát huy sức mạnh của toàn dân tộc cho việc thoát khỏi khủng hoảng hiện nay và đi vào một thời kỳ phát triển mới bền vững của con đường dân tộc và dân chủ, để từ đó mới có thể đứng vững ngay trên trận địa của đất nước đầy sóng gió. Nội dung của nhiệm vụ cứu nước đặt ra cho nhân dân ta lúc này chính là xử lý thắng lợi 3 vấn đề trọng đại ấy của hôm nay. 
ĐCSVN hôm nay là gì? Câu trả lời phụ thuộc vào việc đảng có đặt ra cho mình và cho cả nước câu hỏiHiện nay có hay không có vấn đề cứu nước? như đã trình bầy trên, cùng bàn bạc với cả nước để trả lời bằng được câu hỏi này. 
Nhìn lại 25 năm qua từ Thành Đô, như đã nói ngay ở trên, liên minh ý thức hệ tìm kiếm ở Thành Đô thực chất là do ảo tưởng hay do lo sợ, nên trên thực tế là đã đi tìm kiếm liên minh với kẻ vừa mới làm thịt nước mình liên tiếp mấy trận liền. Chính vì thế trong ¼ thế kỷ tiếp theo của liên minh này nước ta bị ăn thịt tiếp nhiều lần là điều tất yếu, làm sao tránh được? Sự thật này còn cay đắng hơn cả câu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy. Bởi vì Thục Dương Vương, giữ hòa hiếu trong tư thế một quốc gia độc lập, Người thua chẳng qua chỉ vỉ mất cảnh giác mà thôi. Còn ở Thành Đô, ĐCSVN tự nguyện ép mình đi hẳn với liên minh mà vẫn thua mất cả chì lẫn chài. Thỏa thuận hòa hiếu cấp cao giữa hai nước mới đây nhất là năm 2011 cũng chỉ là một mớ giấy và chữ, không thể cản nổi cái giàn khoan HD 981. Nó còn cay đắng hơn muôn phần ở chỗ cuối cùng thì Thục An Dương Vương cũng nhận ra được kẻ thù làm mình mất nước là ai. Còn nước ta hôm nay? 
Còn hôm nay, ĐCSVN và những người đứng trong hệ thống chính trị của đất nước liệu đã nhận dạng được kẻ đã nhiều lần ăn thịt mình và bây giờ đang lăm le ăn thịt mình tiếp hay chưa? Trả lời câu hỏi này tùy thuộc ĐCSVN lúc này và trong quá trình chuẩn bị cho đại hội XII có đặt ra hay không đặt ra vấn đề cứu nước như đã trình bầy trong bài viết này hay không./.

Nguyễn Trung
Hà Nội, ngày 05-07-2014

[1] Sách trắng về “Sự thật Quan hệ Việt Nam Trung Quốc 30 năm qua”, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1979.http://thuctu.blogspot.com/2012/07/sach-trang-su-that-ve-quan-he-viet-nam.html/ Tham khảo thêm
[2] Tham khảo thêm: Thư của Nguyễn Trung ngày 28-10-2010 gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng,  Http://nguyentrung-vt.blogspot.com, nhãn Đảng Cộng Sản Việt Nam.
[3] Tham khảo thêm: Nguyễn Trung, “Xin hãy mở to mắt”, http://www.viet-studies.info/NguyenTrung/NguyenTrung_HayMoToMat.htm
(2) Sách trắng “SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM & TRUNG QUỐC  TRONG 30 NĂM QUA”http://sachhiem.net/LICHSU/NXB_ST/NXBSuThat_1.php.
(3) Trần Quang Cơ: Hồi ức và suy nghĩ http://minhtrietviet.net/lemontee/wp-content/uploads/2014/06/HOI-UC-SUY-NGHI-


 Tác giả gửi cho viet-studies ngày 9-7-14

Tổng số lượt xem trang