Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

BS HỒ HẢI -NGHỆ THUẬT XÉN LÔNG CỪU

Nguồn:- NGHỆ THUẬT XÉN LÔNG CỪU -(BS HỒ HẢI)-


Hôm nay đọc bài Bộ máy chính phủ: "Tôi tin là họ tạo được niềm tin". Tự dưng nghĩ đến phải viết đề tài xén lông cừu. Một thuật ngữ trong kinh tế chính trị học mà tác giả cuốnCurrency War của Song Hongbing viết. Trước tiên, cần phải hiểu thuật ngữ "xén lông cừu" của Song Hongbing là như thế nào? Muốn hiểu nó, ta cần nắm 3 khái niệm. 


Thứ nhất là khái niệm lạm phát. Nó là do cung hàng nhỏ hơn cung tiền, làm cho hàng hóa tăng giá trị theo quy luật cung cầu của kinh tế thị trường. Đó là bàn tay vô hình điều khiển làm cho đồng tiền mất giá. Cụ thể ở Việt Nam ta trong 5 năm qua, lạm phát phi mã và có tính chu kỳ lập lại do tham nhũng làm cung tiền ra thị trường quá lớn từ những đầu tư công không làm ra lợi ích cho xã hội.

Thứ hai là, ai là người cung tiền? Ở các nước tư bản giãy chết là ngân hàng trung ương (NHTW). Còn ở Việt Nam là ngân hàng nhà nước (NHNN) cung tiền bằng cách in ra tiền và cho vay vô tội vạ cho các đầu tư công không hợp lý. Nó làm cung tiền tràn ngập xã hội có nguồn gốc từ tham nhũng ở các đầu tư công.

Thứ ba là, NHNN cung tiền dựa trên cơ sở nào? Trước 1970, tất cả các NHNN hoặc NHTW trên thế giới in tiền được quy định theo vàng qua hiệp định Bretton Woods - tôi đã từng viết trên blog này. Nhưng khi Nhật và Đức được sự bảo trợ an ninh của Hoa Kỳ sau chiến tranh thế giới II, họ đã phát triển kinh tế mạnh mẻ bằng xuất siêu cân bằng dương nhiều năm. Họ quyết định phá bỏ hiệp định Bretton Woods, tức không gửi vàng sang kho vàng ở New York để mỗi lần muốn in tiền. Từ đó Hoa Kỳ cũng phá bỏ quy định Bretton Woods, là cứ in ra 35 đô la là phải nộp cho Fed một ounce vàng, để lãnh đạo tài chính toàn cầu.

Từ 3 khái niệm trên đi đến ngày nay việc in tiền ở mỗi quốc gia là do chính phủ sở tại quyết định. Khi chính phủ và quốc hội quyết định sai lầm việc in tiền để đầu tư công bất hợp lý, là lúc mỗi chúng ta làm việc cật lực với đồng lương ngày xưa đủ mua 500 tô phở/tháng thì hôm nay chỉ có thể còn 50 tô phở/tháng lương. Hay nói đúng hơn là, mỗi đơn vị hàng hóa gia tăng giá trị nhanh hơn giá trị lao động của người dân trong xã hội do lạm phát. Dễ hiểu hơn là nơi quyết định cung tiền mà, cụ thể là chính phủ và quốc hội bòn rút sức lao động của người dân, gọi là "xén lông cừu".

Nhưng những điều trên là cách xén lông cừu ở thời đại hiện đại. Còn ở Việt Nam, điểm qua từ ngày đảng cộng sản Việt Nam thành lập đến nay, bài học xén lông cừu từ nước Mỹ xa xôi đã được kết hợp nhuần nhuyển với bài chuyên chính vô sản của ông tổ Lenin, và thực hiện 5 thời điểm. Mỗi thời điểm khác nhau, kiểu xén lông cừu có khác hơn ở thời Việt Nam còn theo đường lối kinh tế bao cấp, chủ nghĩa xã hội của Marx Lenin. Rồi gần đây, sau cỡi trói kinh tế, thì cách xén lông cừu giống cách nước Mỹ vào cuối thập niên 1920 đầu 1930s, nhưng sáng tạo với tính lưu manh và độc ác hơn nhờ vào chuyên chính vô sản. Nó ngày càng tinh vi hơn, mà người dân bình thường khó nhìn ra.

Mỗi lần xén lông cừu thì phân cách giàu nghèo càng rộng hơn. Xã hội Việt đẻ ra một giai cấp tư sản kếch sù từ tầng lớp thân hữu với chính khách. Trong lúc người dân càng nghèo đi, thì tầng lớp thân hữu với chính khách giàu lên nhanh chóng một cách bất thường và thâu tóm tài sản của 99% trong xã hội.

Lần đầu tiên xén lông cừu của đảng là cải cách ruộng đất năm 1956-1957 theo kiểu hoang dã thời ăn lông ở lỗ. Không ai là người Việt Nam hiện nay không nhớ lần đầu tiên để đưa guồng máy xã hội miền Bắc vào khuôn khổ kỷ luật, để làm cuộc cách mạng thần thánh. Sau lần này với chiêu bài chuyên chính vô sản đã làm ra một cộng đồng dân miền Bắc xã hội chủ nghĩa trở thành một đàn cừu đi theo sự lãnh đạo sáng suốt của đảng cộng sản Việt Nam. Một thiên đàng cùng khổ nhưng đầy nhiệt huyết phục vụ chiến tranh. Máu đã đổ và xác người đã lên đến hơn 5 triệu để có thống nhất.

Sau thống nhất đất nước, năm 1976, lần thứ hai đảng cộng sản Việt Nam đã tiến hành cuộc xén lông cừu bằng cái gọi là "cải tạo công thương nghiệp" cũng hoang dã không kém lần thứ nhất. Hai kiểu xén lông cừu này đặc trưng bản chất chủ nghĩa xã hội mà ông tổ Lenin đã vạch ra bằng cách kết hợp Đức Quốc Xã với Kitô giáo trong đường lối trị dân. Nó hoàn toàn không giống cách xén lông cừu của bọn tư bổn giãy chết, mà tôi đã trình bày ở trên. Với lần này, hàng triệu người đã bỏ nước ra đi, có đến hàng trăn nghìn người Việt đã làm thức ăn cho cá biển. Trong lịch sử dân tộc Việt chưa có lúc nào phải có một lượng người bỏ tổ quốc ra đi đông hơn thời kỳ này, kể cả thời Nam tiến do Trịnh Nguyễn phân tranh!

Đến lần thứ ba, là lần sụp đổ tín dụng vào cuối thập niên 1980s khi những Nguyễn Văn Mười Hai, Huỳnh Là, Lâm Cẩu, v.v... vào tù trả nợ. Nó đã buộc chính quyền phải đổi tiền - một đồng tiền mệnh giá gấp 10 lần - để giảm lạm phát. Lạm phát lúc đó lên đến 700%. Một tỷ lệ lạm phát mà trong lịch sử nhân loại, nó chỉ có xảy ra ở các nước đi theo ông tổ Lenin mới có. Tôi còn nhớ vị đứng đầu đất nước lúc đó phát biểu một câu mà dân kinh tế cho rằng rất không hiểu biết là, thiếu tiền thì cứ in tiền. Nhưng đứng ở góc độ kinh tế chính trị học thì, câu phát biểu trên lại rất trí tuệ cho việc xén lông cừu của một chính quyền chuyên chính vô sản đang trên bờ sụp đổ.

Lần thứ tư giống tư bản giãy chết hơn vào cuối thập niên 1990. Lần này tứ đại gia Minh Phụng, EPCO, Huy Hoàng và Thành Lễ được lùa vào chuồn từ dựa cột đến xén lông cho đẹp dáng. Một loạt vụ án mà cho đến nay vẫn còn nhiều điều khó hiểu. Với cách xén lông cừu lần thứ tư chỉ các đại gia bị ảnh hưởng lớn.

Lần thứ năm, sau khi tung cung tiền liên tục 2 năm 2007 và 2008 với cái gọi là kích cầu do suy thoái kinh tế thế giới. Nó đã làm lạm phát trong nước tăng vọt. Lẽ ra từ 2009 phải tái cơ cấu kinh tế và chính trị để kiềm chế lạm phát, thì lại không thực hiện, đảng cộng sản và quốc hội tiếp tục tung cung tiền ào ạt cho các nắm đấm thép, cho lễ hội nghìn năm Thăng Long, v.v... chỉ vì quyền lợi của một vài chính khách. Nó đã đẩy lạm phát nhiều năm liên tục tăng cao. Hậu quả của nó là, mỗi tháng lương công nhân lao động giản đơn vào 2006, tuy thấp, nhưng được 400 tô phở bình dân, thì hôm nay chỉ còn 40 tô phở.

Câu chuyện lạm phát nếu chỉ dừng ở đó thì chỉ có dân lao động bị xén lông cừu. Nhưng NHNN vẫn tiếp tục cách giữ trần lãi suất cao 14%/năm. Đây là một kế hoạch xén lông cừu hoàn hảo cho những con cừu đã được vỗ béo bằng bất động sản, bằng chứng khoán đã trở thành đại gia đình đám.

Xét về mặt bản chất lần xén lông cừu thứ năm này quy mô hơn và toàn diện hơn lần thứ tư. Vì nó không chỉ xén lông cừu đại gia mà còn xén cả những con cừu ốm đói - những người dân lao động nghèo.

Tục ngữ Việt Nam có câu, con hơn cha là nhà có phúc. Nhưng ở đây học trò Việt hơn thầy Hoa Kỳ về cách xén lông cừu. Nó không phải là phúc, mà lại là một đại họa cho đất nước và dân tộc.

Sau hơn 80 năm dẫn dắt dân tộc đi theo con đường cách mạng vô sản, đảng cộng sản Việt Nam đã có công trong việc đưa đất nước trở về chủ nghĩa tư bản hoang dã với những hình thức xén lông cừu có sự kết hợp giữa chuyên chính vô sản và trí tuệ siêu phàm của thời chiếm hữu nô lệ. Nó đã sản sinh ra một thế hệ tài phiệt kiểu mới mà sách vở kinh tài toàn cầu chưa được ghi nhận vào giáo khoa kinh điển.

Hãy chờ xem với lần xén lông cừu thứ năm này đất nước và dân tộc Việt sẽ đi đến đâu trong công cuộc định hướng xã hội chủ nghĩa để hình thành 1% tư bản tài phiệt thân hữu và 99% dân cùng khổ?

Asia Clinic, 7h24' ngày thứ Bảy, 28/01/2012


Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông -Loại bỏ bóng ma lợi ích nhóm

TP - Hội nghị Trung ương 3, Khoá XI, đã bắt đúng bệnh, khi chỉ mặt đặt tên ba cản trở lớn nhất của tái cơ cấu nền kinh tế là lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ, tính cục bộ. Nhưng cuộc chiến này không đơn giản.
Hai cản trở
Con người thường tham lam, nên đừng lý tưởng hóa con người. Không chỉ ở ta, các nước khác, cũng vậy thôi. Chỉ có điều nước nào đưa ra được cơ chế để khống chế được nó, nước đó sẽ thành công.

Còn với cơ chế như hiện nay ở ta, nếu không thay đổi, có tái cơ cấu gì cũng khó. Hai cái đang cản trở lớn nhất là: Cơ chế xin cho và ai cũng bâu vào quản lý doanh nghiệp. Cái này không thể tự nhiên mà bỏ được do người xin có lợi, người cho cũng có lợi.
Hồi tôi làm Bộ trưởng Bộ Văn hóa, cũng muốn đổi mới, làm quyết liệt nhưng gặp rất nhiều khó khăn. Vì cơ chế xin-cho nó rất mạnh, đã di căn. Tôi xin anh 100 ngàn thì tôi sẽ cho lại anh 20 ngàn, thậm chí 30 ngàn. Về đến đối tượng thụ hưởng, có khi chỉ còn lại 50%. Lợi ích lớn vậy, làm sao chống?
Một doanh nghiệp Nhà nước hiện nay trên đầu có quá nhiều người quản lý. Nên khi có việc chạy chọt thì họ phải lấy tiền sân sau nuôi các quan hệ của sân trước, nếu không không quyết toán được. Khi đã làm sân sau thì phải rút ruột sân trước, mà như vậy sớm muộn gì doanh nghiệp cũng sẽ đổ. Con đường duy nhất để cứu doanh nghiệp nhà nước là chỉ có một bộ duy nhất quản lý doanh nghiệp. Đó là Bộ Luật doanh nghiệp.
Cái nữa là phải để doanh nghiệp hoàn toàn chủ động, nhà nước không quản lý, kể cả về nhân sự. Tại sao người ta muốn quản lý các tập đoàn? Là vì lợi ích mà thôi. Doanh nghiệp cũng thích được quản lý như vậy để dễ xin xỏ. Thế nên cơ chế không sửa trước thì tái cấu trúc chỉ là một cụm từ mỹ miều.
Cổ phần hóa doanh nghiệp là trí tuệ của loài người mà ai chống lại nó là đổ vỡ. Tư bản đã tìm mọi cách cưỡng lại nhưng rồi họ cũng chọn cổ phần hóa. Nhưng ở ta cổ phần hóa rất chậm, vì nhiều người không muốn cổ phần hóa để còn chi phối, hưởng lợi từ nó.
Tôi lấy ví dụ như ở VNPT, nếu cổ phần hóa MobiFone xong thì sẽ bị giảm mất 40% doanh thu, 40% lợi nhuận và 40% nộp ngân sách của tập đoàn, bởi doanh thu của tập đoàn chủ yếu nhờ MobiFone. Nếu cổ phần hóa, đồng nghĩa nó sẽ không còn phải cống nộp cho Cty mẹ.
Khi đó, VNPT mất nhiều nhưng thực tế xã hội lại được. Như MobiFone chưa cổ phần hóa thì họ làm được 40.000 tỷ đồng nhưng nếu cổ phần hóa rồi họ có thể làm ra 50.000 tỷ. Khi đó tổng giá trị của xã hội tăng còn tổng giá trị thu về của tập đoàn giảm. Lợi ích nằm ở chỗ đó nên họ chống quyết liệt. Tôi cũng từng nói về cổ phần hóa MobiFone là thà kết thúc bằng nỗi đau còn hơn kéo dài nỗi đau không biết khi nào kết thúc...
Các liên doanh sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam tại sao nhân công rẻ hơn, đất thuê rẻ hơn, nhiều ưu đãi hơn mà lại sản xuất một xe ô tô tại Việt Nam đắt gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần so với ở Trung Quốc. Vấn đề chính là nhóm lợi ích nằm cả ở đó rồi.
Cách nào xóa lợi ích nhóm?
Ở ta, khi phân vai bí thư, chủ tịch ai cũng đoàn kết nhưng cứ làm một thời gian là mâu thuẫn. Là do chủ tịch có thực quyền hơn còn bí thư không làm thực gì hết. Chính vì thế có việc chủ tịch quyết nhưng làm gì cũng phải hỏi bí thư. Thành ra bí thư quyết hết. Nên dẫn tới mâu thuẫn.
Tôi từng đề xuất toàn bộ tiền trái phiếu Chính phủ nên tập trung vào việc giải phóng mặt bằng để kêu gọi xã hội hóa làm đường cao tốc Bắc-Nam. Nếu nhà nước giải phóng được thì chậm nhất từ 3-5 năm, doanh nghiệp làm xong con đường cao tốc mà nhà nước không cần bỏ ra một đồng, chỉ mất tiền giải phóng mặt bằng. Nhưng làm như thế thì còn chia chác được cái gì?
Thực ra nhà nước chỉ nên làm chính sách thôi. Khi tôi làm Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, tôi đưa chính sách làm đường ven đô. Đô thị cấp phường tôi cho 10%, cấp xã ở đô thị là 20%, huyện đồng bằng là 40%, huyện núi cao tôi cho 80%. Sau khi có chính sách đó, tốc độ làm đường một năm bằng 5 năm trước đó.
Nhà nước ở đây chỉ nên làm 5 việc, mà chủ yếu là 3 việc. Một là quy hoạch, hai là chính sách, ba là đào tạo cán bộ cấp cao, bốn là thanh kiểm tra, và năm là khen chê thưởng phạt. Bởi nhiều cái tái cấu trúc bản chất là tìm cách bảo vệ lợi ích của các nhóm. Các đơn vị thua lỗ, tái cấu trúc thực chất là chia và xóa lỗ. Và như vậy thì cán bộ an toàn.
Tôi cũng tổng kết, chủ tịch tỉnh chỉ làm 3 chữ C: Công trình, chính sách và cải cách hành chính. Bí thư cũng chỉ làm 3 chữ C: Chủ trương, cơ chế và cán bộ. Sai chủ trương bí thư phải chịu. Sai chính sách chủ tịch
phải chịu…
Bây giờ lợi ích cục bộ rất rõ. Còn vì sao có nhóm lợi ích? Là vì tôi dựng anh này lên, thì khi anh lên, xuống là đều có lợi ích của tôi.
Một đất nước không ai sống bằng lương thì khó. Công chức tiêu cực vụn vặt nhất là ăn cắp thời gian. Ngày làm 8 tiếng thì 4 tiếng làm, 4 tiếng còn lại đi làm thêm. Còn quan chức thì tìm cách nhũng nhiễu, người có quyền thì tìm cách kiếm ăn. Tất cả vì lương quá thấp. Giờ chỉ cần giảm từ 10 triệu công chức hiện nay xuống còn 3 triệu công chức, lương tăng gấp 3 thì sẽ giải quyết được khá nhiều vấn đề.
Có lần tôi sang Nam Phi, người lái xe phục vụ trong suốt 10 ngày ròng hết sức tận tâm. Khi về tôi tặng anh một món quà nhỏ làm kỷ niệm, anh ta nói “ông phải tặng trước mặt lãnh đạo của tôi và phải bóc quà ra trước mặt ông ấy, nếu ông đồng ý tôi mới dám nhận. Còn không, khi ông ra sân bay về nước, tôi sẽ bị đuổi việc. Tôi bị đuổi việc thì mỗi tháng tôi mất 2.300 USD. Vợ con tôi sống bằng gì”. Thu nhập bình quân người dân Nam Phi khi đó chỉ 200-300 USD/tháng trong khi công chức tới 2.300 USD bảo sao họ không làm việc cần mẫn. Khi đó họ không dám tham nhũng, không cần tham nhũng. Nhật Anh - Phạm Tuyên (ghi)
Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông
Nhật Anh - Phạm Tuyên (ghi)
Nhận diện lợi ích nhóm ở Việt Nam
Theo ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng KH&ĐT, sự thành bại của công cuộc tái cấu trúc nền kinh tế phụ thuộc vào việc có loại trừ được lợi ích nhóm. Bởi nó là thủ phạm chống, cản trở, làm méo mó các chính sách. Mà tái cấu trúc phải bắt đầu từ chính sách. Nếu để lợi ích nhóm làm méo mó chính sách thì việc tái cơ cấu ba lĩnh vực nêu trên có nguy cơ thất bại.
Bản chất của lợi ích nhóm ở Việt Nam hiện nay là một tổ hợp có tổ chức của những người có cùng chung một số mục đích, cùng chung lợi ích và họ tìm mọi cách tác động đến cơ quan, người có quyền theo hướng có lợi cho nhóm người đó. Khi họ đạt được mục đích riêng, thì xâm hại tới lợi ích chung của toàn xã hội.
Những năm gần đây, lợi ích nhóm càng ngày càng gia tăng và phát triển sâu rộng, quy mô lớn hơn nhiều. Nó biểu hiện dưới các hình thức như: Chạy dự án, chạy vốn, chạy chức quyền (không ít người cho đây cũng là một lĩnh vực đầu tư siêu lợi nhuận), và thậm chí chạy cả chính sách...
Vấn đề đặt ra là, cơ quan, người ban hành các quyết định, các chính sách có vượt qua được chính mình, có đặt lợi ích toàn cục, lợi ích lâu dài của đất nước lên trên hay để nhóm lợi ích chi phối là vấn đề quan trọng nhất. Điều đáng lưu ý hiện nay là không ít trường hợp nhóm lợi ích đang thắng thế trong nhiều quyết định cụ thể, làm cho lợi ích chung bị xâm hại. Để chống lại sự chi phối của nhóm lợi ích, một mặt cần chấn chỉnh ngay công tác cán bộ, phải chọn được những người thực sự công tâm, vì nước vì dân bố trí vào các vị trí then chốt, có quyền ban hành, quyết định chính sách. Bên cạnh đó, phải tạo cơ chế để dùng quyền lực khống chế quyền lực. Mà công cụ để khống chế quyền lực hiệu quả nhất là phải công khai minh bạch để người dân được quyền giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.
-Đại tá Bùi Văn Bồng–BA CÁI TÊN NGƯỢC PHẨM CÁCH (Người Lót Gạch).--– Chủ tịch nước: ‘Đất nước cần doanh nhân biết phản biện’ (VNE). -- Người dân và lời chúc Tết của chủ tịch nước - (RFA).-- - Vụ công an đánh chết người: Gia đình ông Trịnh Xuân Tùng kháng cáo  –  (NV). - Trịnh Kim Tiến: Tiếp tục hành trình đi tìm công lý  –  (DLB).-Không có Tết cho nhóm Bảo Vệ Sự Sống  –  (RFA). Vụ anh Nguyễn Công Nhựt bị chết trong trụ sở Công An huyện Bến Cát: Nguyễn Thị Thanh Tuyền – Nỗi đau vắng anh – (FB Nguyễn Thị Thanh Tuyền/ Dân Luận).-
Chủ tịch nước chúc Tết một số địa phương phía Nam (TN).-- 


Hạ Viện Mỹ điều trần về nhân quyền Việt Nam - (NV).- VN đứng sau Miến Điện về tự do báo chí   –  (BBC). – RSF : Việt Nam nằm trong 10 nước vi phạm nặng nề tự do báo chí  –  (RFI).- Dân biểu Mỹ đòi đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC   –  (VOA).  – REQUIREMENTS OF THE UNITED STATES : SHOULD GIVE BACK VIETNAM TO LIST CPC (elephantvoi-canhchimtudo). – Cuộc điều trần tại Hạ viện Mỹ về nhân quyền ở Việt Nam  –  (RFA). – Điều trần về nhân quyền tại VN  –  (BBC). - Hearing Exposes Human Trafficking & Other Human Rights Abuses by Vietnam’s Gov’t(Chris Smith).  Mẹ Việt Khang: Hy vọng gia đình sớm đoàn tụ  –  (RFA). 
Tình hình GHPGVNTN trong năm 2011  –  (RFA).
- Nói về GS Võ Trọng Hốt, ĐBQH: ‘Cứ ông Hốt đi là yên tâm’ (VNN).


Mã Anh Cửu : Trung Quốc nên học tập từ mô hình bầu cử Đài Loan  –  (RFI). -- Trần Vinh Dự: Trung Quốc và chủ nghĩa dân tộc kiểu mới  –  (VOA’s blog). – Bạo lực lan khắp các vùng tự trị của người Tây Tạng  –  (RFI). - Xung đột liên quan đến người Tạng tại Trung Quốc (TN). -Hoa Kỳ đòi Miến Điện tiến bộ hơn nữa để được gỡ bỏ trừng phạt  –  (RFI).- Viễn cảnh thống nhất liên Triều (TN).-.Năm quan trọng cho ông Tập Cận Bình bbc . --
SỨC KHỎE, TINH THẦN ANH VƯƠN TRONG TRẠI GIAM RA SAO? (Nguyễn Quang Vinh). – Giấc mộng đầu xuân   –  (DLB). –  CHÀO THUA CÁC QUAN HẢI PHÒNG (Trần Nhương).-


-

Tổng số lượt xem trang