Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

Việt Nam nằm trong 10 nước đứng cuối bảng về tự do báo chí trên thế giới năm 2011

Mới là được nói đã, rồi bao giờ đến được nghe ...
Tin liên quan: 53% người Việt xem báo chí 'có tự do'
-Nguồn:-SÁCH CẤM LÀ HÀNG NÓNG Ở VIỆT NAM-Kelly Macnamara/AFP
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ- Từ những phim hoạt hình khiếm nhã đến các loại truyện ngăn "đồi trụy", nền văn hóa phổ thông của Việt Nam đang thu hút chú ý của các nhà kiểm duyệt in ấn mà giới thông thạo cho biết là họ đang phải đấu tranh để chấp nhận một quanh cảnh văn học ngày càng hỗn xược hơn.
Sau nhiều năm trời loại bỏ các văn bản chính trị ra khỏi máy in, chính quyền đang hình thành cách nhìn của họ trên thị trường ngày càng tăng của việc xuất bản cho giới trẻ, với nhiều cuốn sách đã bị cấm trong những tháng gần đây.

Nguyễn Thanh Phong, người có bộ sưu tập bằng tranh với những tiếng lóng có vần điệu gần đây đã bị cấm, cho biết rằng một tấm hình minh họa của ông về hai người lính trông ngu xuẩn đá một trái tạc đạn vào nhau có thể gây ra sự giận dữ của giới kiểm duyệt.
Dòng chú thích "Bộ đội phải chơi trội" là một nỗ lực nhằm chọc cười hình ảnh người anh hùng quân đội được thổi phồng của đất nước.
"Tôi chỉ nghĩ rằng nó buồn cười thôi", ông Phong nói.
Người hoạ sĩ 26 tuổi này cho biết sự kiểm duyệt chỉ khiến người dân tăng thêm mong muốn tìm đọc cuốn sách mang tên "Sát Thủ đầu Mưng mủ", cuốn sách có mục đích phản ánh những tiếng lóng trên hè phố của giới trẻ Việt Nam.
Phong cho biết cuốn sách của mình đã bán được 5.000 bản trong hai tuần nhưng sau đó đã bị ngưng lại, nhu cầu tìm mua lén lút đã đẩy giá lên đến 100.000 đồng - tăng gấp đôi giá chính thức của cuốn sách.
Kiểm duyệt đã chứng tỏ là một nỗi nhức đầu cho các nhà xuất bản Việt Nam đang mong muốn tận dụng một đường doanh thu có tiềm năng phong phú, nhưng đồng thời cũng mang đến một không gian nổi tiếng hấp dẫn cho những chủ đề trong quốc gia có 28 triệu người dân dưới 18 tuổi
"Đó là một chuỗi những hậu quả bất ngờ trong mối quan hệ công chúng tại Việt Nam, bất kỳ cuốn sách nào bị cấm đều trở thành cuốn bán chạy nhất, bởi vì mọi người đang tò mò", Phong nói với AFP.
Dư luận đối nghịch "làm dấy lên sự chú ý của rất nhiều người vốn thậm chí chẳng bao giờ đọc đến một cuốn sách như thế trong hiệu sách", ông Edmund Malesky, một chuyên gia về Việt Nam, Phó Giáo sư tại Đại học California, San Diego cho biết.
Ông nói thêm cuốn sách "nắm bắt được tất cả những câu nói sành điệu của giới mang tên là thế hệ 9X, những người sinh ra trong những năm 90", một thế hệ gây ngạc nhiên cho những thế hệ Việt nam lớn tuổi hơn vì "Tinh thần phóng khoáng" của mình.
Những người bảo thủ tại Việt Nam đang nhận thấy mình bị tai tiếng bởi làn sóng văn hóa trẻ trung - từ những trò đùa của các ca sĩ nổi tiếng đến những phát biểu thời thượng trắng trợn trên hè phố.
Ngành công nghiệp xuất bản đang chứng kiến một cuộc bùng nổ trong các tựa sách cho thanh thiếu niên, từ các tiểu thuyết không tưởng đến bản dịch tập truyện ma cà rồng "Twilight" bán chạy nhất thế giới.
Carl Thayer, một học giả về Việt Nam cho biết cuốn sách được sản xuất nhằm vào những người trẻ tuổi, nhưng "loại văn hóa phổ thông ấy chắc chắn là xung đột với những ý tưởng chính thống của nền văn hóa Việt Nam".
"Vì là một chế độ độc tài, các quan chức của Việt Nam không có cách nào để nắm bắt chính xác được dư luận ... Từ đáy lòng, họ đang sợ hãi những loại hài hước chính trị và các ấn phẩm chính trị công khai không úp mở bởi vì chúng thách thức đến quyền lực và tính hợp pháp của họ" ông nói với AFP.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã xếp hạng Việt Nam vào hàng 165 của 178 quốc gia trên thế giới về tự do báo chí trong năm 2010, đã cho biết rằng nhà nước độc đảng vẫn duy trì kiểm soát chặt chẽ tất cả các phương tiện truyền thông.
Giới quan chức Việt Nam đã không thể cung cấp cho AFP các số liệu về số lượng sách cấm mỗi năm và không xác nhận lý do cụ thể về quyết định loại bỏ cuốn sách của Phong ra khỏi các kệ bán.
Đặng Thị Bích Ngân, Phó giám đốc Nhà xuất bản Mỹ Thuật của Bộ Văn hóa Nghệ thuật, cho biết doanh số bán của cuốn "Sát Thủ" đã bị chặn lại vì những thay đổi đã được thực hiện trên bản thảo được cho phép.
Một cuốn sách gây tranh cãi khác, tuyển tập truyện ngắn của nhà báo Nguyễn Vĩnh Nguyên, đã bị cấm và nhà xuất bản đã bị bị phạt vì "truyền bá tư tưởng đồi trụy, khiêu dâm, không phù hợp với truyền thống và phong tục của Việt Nam".
"Độc giả thực sự muốn những loại sản phẩm của một môi trường xuất bản tự do, hơn là nhũng gì họn được ban cho, vốn là những cuốn sách đã qua "xử lý" và được "làm vệ sinh sạch sẽ", Nguyễn nói với AFP.
Thayer cho biết thị trường chợ đen của Việt Nam "phát triển mạnh bởi vì nó đáp ứng được một nhu cầu".
"Thị trường này mang lại một phiên bản thực của các sự kiện và ý tưởng tự do đang chia xẻ trong những cuộc hội thoại tư nhân" ông nói.
Chẳng mất nhiều thời gian để AFP tìm được một bản sao bất hợp pháp của cuốn "Sát thủ" trên đường phố Hà Nội.
Một chủ hiệu sách cho biết cô đã không bày cuốn này trên kệ trong cửa hàng của mình nhưng chào mời khách là có sẵn trong kho.
Tuy nhiên, giọng chào hàng của cô kèm theo cảnh báo rằng cuốn sách này làm hỏng ngôn ngữ Việt Nam: "Đừng cho con cái bạn đọc", cô nói.
Nhiều người chỉ đơn giản lên mạng để đọc trên các trang web Internet có lưu trữ rất nhiều bản sao cuốn sách của Phong.
"Những người phản đối cuốn sách cho biết rằng nếu những câu nói này được lưu hành trên internet chứ không phải trên sách in thì được. Tôi nghĩ bởi vì họ cho rằng sách in là rất cao quý, tựa như một vùng đất thiêng liêng của kiến thức vậy", Phong nói.
Các nhà kiểm duyệt từng cho thấy họ sẵn sàng đàm phán về một phiên bản được sửa chữa.
Phong cho biết ông tin rằng một số hình ảnh minh họa sẽ bị loại bỏ, thay thế bằng các tiếng lóng phổ biến khác nhau và tự tin rằng cuốn sách mới sẽ không bị xem là nhạt nhẽo.
Niềm lạc quan của ông có lẽ được lặp lại bằng một câu nói tinh hoa cô đọng trên hè phố Việt Nam trong cuốn sách của ông.
Hình ảnh nguyên một con chó chết trên chiếc mâm ăn kèm với cụm từ: "Đâu có đó, thịt chó có mắm tôm".
Nguồn: Yahoo news


--- Sách cấm là hàng nóng ở Việt Nam  –  (x-café). Dịch từ bài: Banned books hot property in censored Vietnam (AFP).
Một ngàn điều tốt đẹp trong một phút (vietyo.com). -- Hồ Chí Minh tại Đại hội Đảng 1951: “Đó là chủ nghĩa của ba ông kia kìa”(talawas/Việt sử ký).  – Tưởng Năng Tiến: Đầu Xuân Nói Chuyện Thánh Thần  (RFA’s blog). – CỜ QUEN, CỜ LẠ?  –  (Mai Thanh Hải).Nhân quyền VN bị chỉ trích mạnh mẽ ngay đầu năm Nhâm Thìn  –  (VOA). – Việt Nam ‘tiến một bước mậu dịch, là nuốt lời hứa về nhân quyền’  –  (NV). – Trò chuyện cùng bác Trần Văn Huỳnh, thân phụ anh Trần Huỳnh Duy Thức – (DLB). – Thư ngỏ gởi các tổ chức Nhân quyền Quốc tế   –  (DLB). 
--

TRUNG QUỐC SẼ GIA TĂNG ĐÀN ÁP TRONG NĂM 2012 ? *

Năm ngoái là một năm gian khó đối với giới bất đồng chính kiến Trung Quốc. Với Đảng Cộng sản quan tâm đến sự ổn định khi quá trình chuyển đổi lãnh đạo sắp diễn ra, năm 2012 cũng có thể là một năm tồi tệ hơn.
Cứ đánh đau và nhốt lại. Đó là thông điệp của chính phủ Trung Quốc về việc mình sẽ đáp trả với các nhận thức bất đồng quan điểm trong năm Rồng 2012.

 Việt Nam ‘tiến một bước mậu dịch, là nuốt lời hứa về nhân quyền’

Dân Biểu Loretta Sanchez gặp đại diện thương mại, vận động nhân quyền Việt Nam
Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt

WESTMINSTER (NV) -“Mỗi lần Việt Nam được một thành tựu trong mậu dịch, như PNTR trong thương mại song phương với Mỹ, WTO, hay vào Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, là một lần Việt Nam nuốt lời hứa về nhân quyền và đàn áp nhiều hơn thay vì tự do nhiều hơn.” Nhận định này của Dân Biểu Loretta Sanchez là điều mà bà nói với vị đại diện thương mại Hoa Kỳ về việc đàm phán với Việt Nam trong hiệp định thương mại TPP.
Dân Biểu Loretta Sanchez. (Hình: Abby Brack/Getty Images)
Cuộc gặp gỡ giữa Dân Biểu Sanchez với Ðại Sứ Ron Kirk diễn ra hôm Thứ Tư, và được dân biểu này thuật lại trong một cuộc họp báo qua điện thoại với báo chí Việt ngữ hôm Thứ Năm.
Ðại Sứ Kirk, đại diện mậu dịch Hoa Kỳ, hiện đang thương thuyết với 9 nước vùng Thái Bình Dương cho một hiệp định ngoại thương giảm bớt các loại thuế xuất nhập cảng trong vùng. Hiệp định này, mang tên tắt TPP và tên tiếng Anh là Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, có tên tiếng Việt là Hiệp định Ðối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương.
Cả Việt Nam lẫn Mỹ đều đang thương thuyết để gia nhập TPP. Trả lời câu hỏi của báo Người Việt là nếu Mỹ cũng chỉ đang thương thuyết để gia nhập TPP thì những yêu cầu của Mỹ có sức nặng tới đâu, Dân Biểu Sanchez quả quyết:
“Ðúng là chúng ta chỉ là 1 trong 9 quốc gia TPP, nhưng chúng ta là thị trường lớn nhất. Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ lớn nhất trong các nước này.”
Cuộc gặp giữa Dân Biểu Sanchez và Ðại Sứ Kirk xoay quanh vấn đề nhân quyền tại Việt Nam và những lần thất hứa của Việt Nam sau những bước tiến thương mại và ngoại giao.
Bà nói bà thuật lại cho Ðại Sứ Kirk những gì Việt Nam đã vi phạm trong quá khứ.
“Việt Nam ngày càng bỏ tù nhiều người, không chỉ các vị lãnh đạo tôn giáo hay những người tranh đấu đòi dân chủ, mà cả những người trẻ lên Internet nói lên những vấn đề của đất nước, như nhạc sĩ Việt Khang,” Dân Biểu Sanchez nói.
“Sau bình thường hóa mậu dịch (PNTR) với Mỹ, sau khi vào WTO, sau khi có ghế trong Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Việt Nam không tuân thủ những điều họ hứa về nhân quyền. Ngược lại, nhân quyền bị đàn áp, nhắm vào những hoạt động trên mạng và các cư dân Internet.
Riêng về mậu dịch, là việc chuyên môn của Ðại Sứ Kirk, Dân Biểu Sanchez nói bà nêu vấn đề sở hữu trí tuệ, nạn làm hàng nhái, và những vụ buôn người mà được ngân hàng tại Việt Nam tài trợ.
Ðại Sứ Kirk cho biết ông rất quan tâm tới sự minh bạch của hệ thống luật pháp và các vấn đề quyền lợi của người lao động. Ông nói ông cũng quan tâm tới thương mại trên mạng và với vấn đề Việt Nam đặt tường lửa gây khó khăn cho các trang mạng.
Tuy nhiên, vì Việt Nam cứ hứa cải thiện nhân quyền rồi sau đó không thực hiện, Dân Biểu Sanchez đặt vấn đề với Ðại Sứ Kirk là nên bắt Việt Nam thực hiện trước rồi mới ký. Tuy Ðại Sứ Kirk không trả lời rõ ràng về đề nghị này, nhưng theo bà Sanchez, “Chúng ta vẫn có thể đặt điều kiện vào các hiệp định mậu dịch để các nước sẽ gặp khó khăn nếu không thực hiện những điều họ hứa.”
Ðề tài này được nhắc lại một lần thứ nhì trong cuộc điện đàm, khi ký giả Vanessa White báo Viễn Ðông hỏi bà Sanchez nghĩ gì về ý kiến cho rằng càng mậu dịch nhiều thì càng dễ dẫn tới dân chủ.
Bà Sanchez đồng ý có bằng chứng ở một số nơi rằng khi hệ thống kinh tế tư bản càng phát triển thì người dân càng đòi hỏi thêm tự do. Tuy nhiên, bà nói “đối với tôi, trong trường hợp Việt Nam, chúng ta thấy ngược lại, là có sự đàn áp nhân quyền sau PNTR, WTO, Hội Ðồng Bảo An, v.v...”
“Nếu tôi là tổng thống, tôi sẽ đòi hỏi họ cải thiện trước khi ký. Ðó là điều tôi nói với ông Kirk, nhưng câu trả lời của ông không rõ ràng,” bà nói.
Trả lời cơ quan truyền thông Chúa Cứu Thế về những gì Hoa Kỳ có thể làm được khi Việt Nam bắt giữ người đối kháng, Dân Biểu Sanchez cho biết bà và văn phòng bà làm việc trực tiếp với Tòa Ðại Sứ Mỹ tại Việt Nam để vận động cho tự do. “Nhiều khi các nhà ngoại giao của chúng ta đến gặp những người bị bắt, có khi gặp họ ở nhà nếu bị quản thúc tại gia, và có cả trường hợp gặp họ trong tù.”
Dân Biểu Sanchez cũng vận động đưa Việt Nam trở vào danh sách CPC. “Chúng ta có CPC thời Tổng Thống Bush, nhưng rồi khi tới vụ WTO thì Tổng Thống Bush rút tên Việt Nam ra khỏi CPC. Chúng tôi đang vận động Bộ Ngoại Giao và Ngoại Trưởng Clinton để đặt Việt Nam vào lại.”
Ðại Sứ Kirk, đại diện mậu dịch Hoa Kỳ, là cựu thị trưởng Dallas. Chức vụ Ðại diện Mậu dịch Hoa Kỳ là một chức vụ ngang hàng bộ trưởng nhưng không nằm trong nội các.

Banned books hot property in censored Vietnam (AFP 26-1-12) -- Ở Việt Nam, sách bị cấm là rất "hot"!
"Nghệ thuật" kiểm duyệt ở Việt NamThe art of censorship in Vietnam (Journal of International Affairs Fall/Winter 2011) -- Bài này có một nhận xét khá thú vị: Vì các nhân viên kiểm duyệt thường bị... kém học thức, nhiều nhà sáng tác có thể qua mắt họ bằng cách dùng những ẩn dụ (lịch sử, chẳng hạn) mà họ không hiểu!!! (Nhưng tác giả này chỉ thấy một nửa:  Chỉ vì những ngườ ikiểm duyệt kém học thức, không hiểu, nên để chắc ăn, họ cứ soàn soạt cấm nhiều thứ không có gì là "phản động" cả!) 





Chuyên gia phản biện

" Thực tình thì tôi vẫn chưa đủ can đảm vì đôi khi tôi cũng ngồi im dù không đồng ý, nhưng nói theo và nói không phải như mình đã suy nghĩ kỹ thì không bao giờ"
GS Phạm Phụ


(TN Xuân Nhâm Thìn) Nếu phản biện giáo dục được xem là một “nghề” tại Việt Nam, Giáo sư (GS) Phạm Phụ phải là một trong những người được xếp vào đội ngũ tiên phong.
Mấy tháng nay ông bị bệnh phải nằm ở nhà, các hội thảo, hội nghị về giáo dục, nhất là giáo dục đại học thiếu những góp ý hùng hồn của ông dường như trở nên buồn hẳn.
Người vượt rào
GS Phạm Phụ sinh ra trong một gia đình nghèo tại Quảng Ngãi. Bố mất sớm nên dù là con một, mẹ ông cũng từng buộc ông nghỉ học khi học xong cấp 1 để ở nhà phụ giúp gia đình. Nhưng, trước sự quyết tâm của ông, mẹ ông tiếp tục đồng ý cho con đi học. May mắn là sau đó ông được cấp học bổng 12 kg gạo/tháng để theo đuổi học tập.
Ông tự nhẩm tính mình ngồi trên ghế nhà trường, tính cả ĐH, chỉ khoảng 15 năm, chưa đủ thời gian để nhận bằng cử nhân như hiện nay. Tất cả mọi thành công đến với ông sau này đều do quá trình tự học, tự mày mò nghiên cứu.
" Thực tình thì tôi vẫn chưa đủ can đảm vì đôi khi tôi cũng ngồi im dù không đồng ý, nhưng nói theo và nói không phải như mình đã suy nghĩ kỹ thì không bao giờ"
GS Phạm Phụ
Cử nhân Phạm Phụ khi ấy học lên tiến sĩ cũng chủ yếu nhờ tự học. Ông làm luận văn tiến sĩ về hệ thống thủy điện mà không hề có bất kỳ một giáo viên hướng dẫn nào. Chỉ đến khi luận văn hoàn thành mới có một hội đồng được thành lập ở Bộ Giáo dục - Đào tạo để chấm đề tài. Sau năm 1975, ông lại “vượt rào” dự tuyển kỳ thi tiếng Anh để đi học... thạc sĩ tại Học viện Công nghệ châu Á - AIT (Thái Lan). Là tiến sĩ rồi đi học thạc sĩ là một quyết định ngược, nhưng đây lại là bước ngoặt thay đổi cuộc đời ông. Cùng với thời gian được biệt phái làm chuyên viên của Việt Nam tại Ban thư ký Ủy ban Quốc tế Mekong (1986 - 1988), ông có cơ hội tìm hiểu giáo dục đại học các nước để từ đó so sánh và góp ý cho giáo dục đại học Việt Nam. Từ khoa, từ trường, viết báo, rồi từ uy tín của mình, ông được mời góp ý cho các hội nghị trên cả nước và trở thành thành viên của Hội đồng Quốc gia giáo dục.
Ông kể: “Tìm hiểu sâu hơn, kỹ hơn giáo dục đại học trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển hy vọng có thể lấp chút ít vào “chỗ trống” của Việt Nam. Chuyện nghiên cứu và phản biện giáo dục đại học đối với tôi cũng là “vượt rào” vì chuyên ngành của tôi là thủy điện. Mừng là có nhiều người chịu để cho tôi nói, dù nhiều khi người ta không lắng nghe”.
Vào năm 1990, ông cũng đã “vượt rào” khi thành lập Khoa Quản lý công nghiệp tại Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM). Cho đến lúc đó, chưa có tiền lệ một khoa mới thành lập lại có chương trình thạc sĩ trước chương trình cử nhân, lại là chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh thuộc loại sớm nhất tại Việt Nam, đầu vào chủ yếu là kỹ sư. Cũng chưa hề có tiền lệ một giáo sư về thủy điện, không hề có bất kỳ bằng cấp nào về lĩnh vực này lại đứng ra thành lập, làm trưởng khoa và đứng lớp, dạy cả thị trường chứng khoán trước khi Việt Nam có thị trường chứng khoán.
Thà im lặng chứ không nói theo
Nhắc đến GS Phạm Phụ, người ta nhớ đến những góp ý thẳng thắn và hùng hồn, dữ liệu đầy đủ, xoáy sâu vào tận ngóc ngách của mỗi vấn đề giáo dục. Đã từ nhiều năm nay, các cuộc hội nghị giáo dục từ bắc tới nam đều ít khi vắng mặt ông. Đã bốn tháng nay, bị tai nạn ảnh hưởng đến chân, GS Phạm Phụ phải nằm ở nhà. Không được hòa vào dòng chảy của giáo dục, ông buồn.
Sự thẳng thắn của GS Phạm Phụ đôi khi làm nhiều người e ngại giùm cho ông. Nhưng ông cười xòa: “Tôi không ngại khi phản biện. Bởi, mỗi điều tôi nói ra đều dựa trên sự công tâm, góp ý xây dựng, luận chứng khoa học chính xác và đề nghị cách giải quyết cụ thể. Thực tình thì tôi vẫn chưa đủ can đảm vì đôi khi tôi cũng ngồi im dù không đồng ý, nhưng nói theo và nói không phải như mình đã suy nghĩ kỹ thì không bao giờ”. Theo ông, việc phản biện giáo dục hiện nay đa phần vẫn còn hơi cảm tính, chưa đi vào gốc gác của vấn đề. Phản biện phải khoa học mới có thể thuyết phục người khác. Thậm chí, ở mức cao hơn, phải có một hội đồng, tập hợp ý kiến phản biện theo phương pháp khoa học về vấn đề nào đó, để đưa ra giải pháp. Việt Nam có Hội đồng Giáo dục quốc gia, nhưng đã nhiều năm nay không có hoạt động gì.
Đăng Nguyên


--  Việt Nam nằm trong 10 nước đứng cuối bảng về tự do báo chí trên thế giới năm 2011 (AFP/ Thụy My).


Việt Nam nằm trong 10 nước đứng cuối bảng về tự do báo chí trên thế giới năm 2011

(AFP 25/01/2012) Theo bảng xếp hạng của tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) vừa được công bố lúc 0 giờ GMT ngày 25/01/2012, thì trong năm 2011 Việt Nam đứng thứ 172/179 quốc gia được khảo sát về tự do báo chí.


Có nghĩa là Việt Nam đứng thứ 8 (từ dưới đếm lên), sau các nước lần lượt là Erythée, Bắc Triều Tiên, Turkménistan, Syria, Iran, Trung Quốc, Bahrein, và trên được hai nước là Yemen và Sudan trong top 10…đếm ngược. Đáng chú ý là năm 2010 Việt Nam không có mặt trong danh sách đen về tự do báo chí của RSF, mà vị trí thứ 8 từ dưới lên này là của…Trung Quốc.


Để thực hiện bảng xếp hạng trên đây, Phóng viên Không biên giới đã gởi một bảng câu hỏi đến 18 hiệp hội bảo vệ tự do ngôn luận trên cả năm châu lục, cũng như mạng lưới 150 thông tín viên, các nhà báo, nhà nghiên cứu, luật gia, và các nhà đấu tranh cho nhân quyền. Bảng câu hỏi cũng ghi nhận tổng thể những vụ xâm phạm trực tiếp đối với các nhà báo hay cư dân mạng (ám sát, cầm tù, hành hung, đe dọa) hoặc với báo chí (kiểm duyệt, tịch thu, khám xét, gây áp lực).

Trong bản báo cáo thường niên lần thứ 10 này, Phóng viên Không biên giới đã nhấn mạnh : « Trấn áp là từ ngữ của năm vừa qua. Chưa bao giờ tự do thông tin lại được gắn liền với dân chủ như thế, chưa bao giờ công việc của nhà báo lại gây trở ngại cho những kẻ thù của dân chủ đến thế».
Chỉ có một nhóm nhỏ các nước được xem là « tốt lành » cho các nhà báo, trong đó Phần Lan và Na Uy đồng hạng nhất. Riêng Phần Lan vẫn liên tục dẫn đầu kể từ hơn chục năm qua. Đặc biệt lần đầu tiên có một nước châu Phi lọt vào top 10 đầu bảng, đó là Cap Vert (xếp thứ 9, trong khi năm 2010 ở hạng 26).


Ngược lại bộ ba Erythée, Bắc Triều Tiên, Turrkménistan liên tục đứng cuối bảng trong nhiều năm, tiếp theo là Syria, Iran và Trung Quốc theo sát nút. Phóng viên Không biên giới giải thích, sự thiếu vắng hay hủy bỏ các quyền tự do công cộng dẫn đến việc xâm phạm quyền tự do báo chí. Các chế độ độc tài lo sợ và ngăn cấm các thông tin, nhất là khi bất lợi cho họ.


Các cuộc cách mạng Ả Rập có những tác động khác nhau đến công việc của các nhà báo. Tình hình được cải thiện ở Tunisia, cho dù chưa hoàn toàn có một nền báo chí tự do và độc lập. Chỉ trong vòng một năm qua, Tunisia đã tăng được đến 30 bậc. Ngược lại, Ai Cập bị sụt 39 bậc vì sử dụng bạo lực với các nhà báo.


Nhưng Phóng viên Không biên giới cũng đặc biệt tỏ ra nghiêm khắc đối với các nước dân chủ « vì chúng tôi chờ đợi các quốc gia này đóng một vai trò gương mẫu », theo ông Jean-François Julliard, Tổng thư ký RSF. Ông nói : « Người ta cảm thấy có khuynh hướng kiểm tra thông tin mạnh mẽ hơn so với cách đây 10 năm ».

Hoa Kỳ bị sụt từ hạng 20 xuống 47, vì có 25 phóng viên bị bắt hoặc bị cảnh sát đối xử thô bạo khi đang theo dõi đưa tin về các phong trào phản kháng. Còn Pháp dậm chân ở hạng 38, do các nhà báo vẫn lo ngại về việc bảo vệ nguồn tin, hay khi điều tra về các nhân vật thân cận với giới lãnh đạo.


Thư gửi Bọ Lập,
 Đầu năm, có mấy dòng chúc Bọ sức khỏe tốt, luôn luôn vui vẻ.
Em cũng xin có vài dòng thưa lại với Bọ về chuyện trí thức versus phản biện vừa rồi.
Giá trị xã hội của phản biện như thế nào, em đã viết rõ, không cần viết lại nữa.
Còn cái định nghĩa trí thứcem nêu, đúng là nó hơi cổ hủ, không được hiện đại như của anh Sartre, anh Chomsky. Thú thực với bọ là, đối với cái sọ của em, định nghĩa của mấy anh này rắc rối quá. Chả nhẽ anh công nhân, bác nông dân, các đồng chí doanh nhân thì không được phản biện. Phản biện xong mà bị phong hàm nông dân trí thức, công nhân trí thức … thì phiền phức lắm.
Có người khác thích định nghĩa trí thức như của anh Sartre anh Chomsky thì cũng rất là tốt. Cá nhân em không có cái lo lắng đau đáu xem mình có phải là trí thức hay không đâu bọ ạ. Nếu có rủi ro mình bị loại khỏi hàng ngũ trí thức trong đầu ai đó thì cũng phải chịu thôi bọ ạ. Em nghĩ là bọ cũng như thế. Việc gì mà nhiều người phải nổi đóa lên như thế.
Khi bọ cho rằng em ủng hộ mấy anh trùm chăn, không ủng hộ mấy anh không trùm chăn, thì bọ đang suy diễn đấy. Bọ rút kinh nghiêm thôi không chế tạo ra những cơn bão trong cốc thủy tinh nữa bọ nhé. Vui thì vui rồi, nhưng đợi một tuần nữa nhìn lại mà xem, sẽ thấy nó thảm lắm bọ ạ.
Châu
P.S. Bọ có thể đăng thư của em lên quechoa nếu thấy phù hợp.
Thư trả lời của Bọ Lập
Ok, cảm ơn Châu đã gửi mail. Mình biết Châu giận nhưng việc đáng nói thì phải nói, vì Châu đã trả lời trước công luận.
Mình hiểu ý Châu về sự phong hàm  “trí thức” cho những ai thích phản biện để nổi danh. Số này có nhưng rất ít, có thể nói không đáng kể. Vả, số này dù có nhiều đi chăng nữa họ cũng vô nghĩa trước dân chúng và xã hội. Dần dà rồi người ta nhận ra cả thôi, không phải lo lắng.
Điều đáng ngại là trong khi số  người có tri thức và bản lĩnh dám đứng ra phản biện đã rất ít lại bị tấn công tứ bề. Nguy hiểm nhất vẫn là sự tấn công từ phía các ” trí thức trùm chăn”. Cái lý của số này rất đơn giản nhưng dễ ” ru ngủ” chính quyền và công chúng, đấy là: bọn phản biện chỉ là đám háo danh, một lũ già đã hết thời cố vớt vát tên tuổi của mình bằng cái sự nói ngược. Nói chung đám phản biện tư cách không ra gì, chúng nó không phải là trí thức hoặc là trí thức lỗi thời, không nên nghe chúng nó và nên dọn sạch chúng đi.
Nếu Châu thấy đó là một thảm trạng bi hài ở nước ta thì Châu sẽ hiểu vì sao mình lên tiếng.
Tiếc là vì nghĩ tết nhất đến nơi và mình khá mệt mỏi vì nhiều chuyện nên không viết bài cho ra hồn khiến Châu và nhiều người hiểu nhầm.
Đừng nghĩ mình vu cho Châu ủng hộ “bọn trùm chăn”, đừng nghĩ thế, mình không cực đoan kiểu con nít thế đâu. Nếu như nhận ra Châu ủng hộ bọn đó thì mình sẽ nói riêng với Châu, chỉ khi Châu không chịu nghe, mình mới tung lên blog. Nói thế để Châu hiểu mình “gửi Ngô Bảo Châu” nhưng chính là gửi cho “bọn trùm chăn” thông điệp này: đừng mượn lời Ngô Bảo Châu để dè bỉu và chỉ điểm những trí thức chân chính. Có vậy thôi Châu ạ.  Tóm lại mình không bao giờ muốn làm ồn ào về những chuyện không đâu. Chính vì nhận thấy sự nguy hiểm trong phát ngôn vô tình của Châu mà mình phải lên tiếng, sự lên tiếng này hoàn toàn không dành cho Châu. 
Riêng việc này thì mình xin lỗi Châu: tết nhất vui vẻ lại khuấy lên mấy chuyện không ra sao, làm Châu và người thân của Châu phải phiền lòng. Mình biết trước điều đó nhưng không có lựa chọn nào khác, lần nữa xin lỗi Châu.
Hôm nay về Mỹ rồi phải không? Chúc lên đường vui vẻ!
NQL

Gấu luận về GS Châu  (blog 5 xu). Nhà báo Huy Đức: “…làm gì có thể có cái gọi là ‘khoa học cơ bản’ trên một nền giáo dục không có căn bản. Cách làm của GS Châu lại là đào tạo gà nòi hoặc tạo ra vài công trình gây tiếng vang trong khi điều chúng ta cần là thay đổi hệ thống giáo dục đại học để tự thân nó có thể đẻ ra hàng chục cái viện như thế mà phi nhà nước”.
GỬI VÀI LỜI VỚI CHÂU GIÁO SƯ (Nguyễn Quang Vinh). -- GS Nguyễn Văn Tuấn: Về vai trò của trí thức(Nguyễn Văn Tuấn). “Nhìn lại chặng đường Gs Châu đi đến nay, tôi thấy Gs Châu đi nhiều hàng, dân miền Nam gọi là đi chàng hảng.Dường như ông nói theo gió; gió chiều nào, lợi cho ông, ông đi, bất kể lề trái, lề phải hay giữa lề. Ông lấn sang lề cả con cừu và con sói. Thỉnh thoảng sa đà vào những chuyện PR, ban lời vàng ngọc cằn cỗi như các ông lãnh đạo trong chính phủ rất thiếu logic toán học”. – Lại bàn về trí thức.
- Nguyễn Hoàng Đức: Hiểu tri thức và hành động bằng tri thức (Lê Thiếu Nhơn). – Thế nào là Trí thức   –  (DLB). - GS Nguyễn Huệ Chi : GỌI TÊN TRÍ THỨC (HDTG). – - Trí thức là Thiện Tri Thức – (VH Phật Giáo/ Người Lót Gạch).
- Phạm Xuân Nguyên: Trí thức Việt Nam, nhìn từ quyền lực – có hay không có? (Quê Choa). “Đảng phải biết lắng nghe trí thức, nghe với sự thành tâm và hiểu biết chứ không phải nghe giả vờ, nghe chỉ để nghe rồi bỏ đấy, để thực sự thay đổi mình trong sạch và vững mạnh và để biết mình cần làm gì cho sự nghiệp lớn của dân tộc mà đảng đã nhận lấy sứ mệnh đảm đương”.Lực của người trí thức trong thế giới toàn trị basam--Đôi lời: Một thông điệp rõ ràng về “một thông điệp hết sức sáng sủa”! “Không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng”, nhưng “tôi” chấp nhận cái chết đó. Tại sao cứ bắt/muốn người ta nghĩ, làm như ta (muốn). “Người ta” đã chót dại, muốn bằng danh tiếng của mình để
Nam Dao: Trí thức làng Vũ Đại  –  (Người Lót Gạch). --  Đại tướng Lê Đức Anh: “Bệnh thành tích thực chất là bệnh giấu dốt”(GDVN). “Việc chúng ta năm nào cũng nói đến việc thắng Pháp, Mỹ trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc thì có đúng không? Theo tôi là chưa đúng. Pháp, Mỹ đều là các siêu cường cả về khoa học, kỹ thuật, quân sự đến Liên Xô thắng được phát xít Đức cũng phải nể.  Thời điểm đó, mình thắng Mỹ làm sao được, mình là một nước nông nghiệp lạc hậu, chưa có vũ khí gì hết, không làm ra được 1 chiếc ô tô, xe máy. Đó là chúng ta bảo vệ được độc lập và Pháp, Mỹ phải rút quân. Sự thực như thế nào nói như thế, không được nói rối“.

HRW: nhân quyền Việt Nam ngày càng tệ   –  (RFA). – Nguyễn Gia Kiểng – Quyền con người(Thông Luận). – Hoa Kỳ bắt đầu mang giá trị của mình đến Châu Á?  –  (RFA). – Vui xuân, không quên gia đình của các người tù chính trị   –  (RFA). – Mong ước của giới blogger cho năm mới  –  (RFA). – Chợt nghĩ (Nguyễn Tường Thụy).
– Nhân quyền trở thành một môn chính được cấp bằng cử nhân tại đại học Mỹ  –  (VOA). ------

Tổng số lượt xem trang