Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

Trung Quốc Và Nỗi Lo Trăm Tuổi

-Nguồn:-Trung Quốc Và Nỗi Lo Trăm Tuổi
Thành Chung - Việt Báo Xuân Nhâm Thìn 

Trung Quốc Tái Kiến Lịch Sử


Chúng ta đều biết người dân Trung Hoa mê sử. Văn hóa Trung Hoa còn coi lịch sử là tấm gương. Riêng lãnh đạo Trung Quốc ngày nay lại sợ... ngó vào gương.... Họ thấy gì trong đó?


Tờ lịch trăm năm trước. Ba lãnh tụ, năm lá cờ: Tôn Dật Tiên giữa hai "lãnh chúa cách mạng" Hoàng Hưng và Viên Thế Khải. Năm lá cờ gồm có hai lá "Tỉnh điền" ở hai góc, biểu tượng của việc phân chia ruộng đất; ở giữa là lá quốc kỳ ngũ sắc của Dân Quốc lúc ban đầu; bên trái là cờ thập bát tinh của cuộc khởi nghĩa Vũ Xương, bên phải là cờ "Thanh thiên Bạch nhật Mãn địa hồng" của Tôn Dật Tiên, nay là quốc kỳ của Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan. Hình trên lịch là những chiến công của cuộc khởi nghĩa. 


Ngày 10 Tháng 10 năm 1911, cuộc "Cách mạng Tân Hợi" bùng nổ với vụ khởi nghĩa Vũ Xương ở tỉnh Hồ Nam. Những biến cố dồn dập sau đó dẫn đến một chuyển động có thể gọi là lịch sử.

Cách đây đúng 100 năm, mùng một Tháng Giêng năm 1912, Tôn Dật Tiên đến Nam Kinh tuyên bố thành lập nền cộng hòa, sự ra đời của Trung Hoa Dân Quốc – Republic of China. Ngày 12 Tháng Hai năm đó, Hoàng đế Tuyên Thống Phổ Nghi đành thoái vị và 268 năm lãnh đạo của nhà Mãn Thanh tại Trung Quốc thực tế chấm dứt.

Nghĩa là từ khi Tần Thủy Hoàng Đế sáng lập nhà Tần vào năm 221 trước Công nguyên, chế độ quân chủ chuyên chế của Trung Quốc tồn tại được 2132 năm. Sau đó, kể từ 1912 thì người dân đã "làm chủ đất nước Trung Hoa". Đúng là một biến cố lịch sử.

Nhưng sau đó lại là trăm năm hoạn nạn của một cường quốc xưa nay vẫn tự xưng là trung tâm thế giới. Xin quý độc giả vui lòng tìm lại, Giai phẩm Xuân Tân Mão của Việt Báo năm ngoái đã có bài viết của cùng tác giả về 100 năm đó: "100 Năm Nước Tầu – Điểm Giờ Bể Bóng", ở trang 20.  


Tháng 10 năm 2011, lãnh đạo Bắc Kinh cho tổ chức rầm rộ những sinh hoạt kỷ niệm trăm năm của cuộc Cách Mạng Tân Hợi 1911 và còn cho dựng chân dung vĩ đại của Tôn Trung Sơn tại Quảng trường Thiên An Môn. Họ cho thần dân ăn mừng biến cố cách mạng là sự kết thúc của chế độ quân chủ, khởi đi từ Tần Thủy Hoàng, thần tượng của Mao Trạch Đông.

Thế rồi Bắc Kinh nghĩ lại!

 Tôn Trung Sơn chân co chân duỗi trong bộ Âu phục - Ảnh của nhà sách Tam Dân


Vở nhạc kịch ngợi ca cuộc đời và sự nghiệp của Tôn Trung Sơn, vị Tổng thống đầu tiên của Trung Quốc, bỗng dưng bị hủy. Lý cớ được thông báo là vì hậu cần, tiếp vận. Cũng lạ. Ly kỳ hơn vậy, cuộc hội thảo do các học giả Nhật Bản chuẩn bị từ nhiều tháng trước về "Cách mạng Tân Hợi" cũng bị cấm, mà không cho biết lý cớ.

Lý do thì chúng ta có thể rất dễ đoán ra, nếu chịu khó nhìn vào trăm năm lịch sử đó. Dù là ngày Xuân, bài viết này vẫn xin tổng kết cái chuyện trăm năm của họ....


***


Dân Quốc Cộng Hoà Vạn Tuế - Viên Thế Khải và Tôn Dật Tiên



Trăm năm qua, Trung Quốc thật ra có hai "Cách Mạng Tháng Mười".

Một là Cách mạng Cộng hoà năm 1911 và sự ra đời của Trung Hoa Dân Quốc. Hai là Cách mạng Cộng sản và sự ra đời của Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc ngày mùng một tháng 10 năm 1949. Cả hai cuộc cách mạng đều không là điểm son của dân chủ!

Ban đầu, nhà cách mạng Tôn Trung Sơn (Tôn Văn hay Tôn Dật Tiên, v.v...) chưa muốn lập Quốc hội và chỉ làm Tổng thống vài tháng là bị cướp mất quyền hành, xứ sở lâm nội loạn triền miên với vai trò của các sứ quân lãnh chúa. Trong cảnh hỗn loạn ấy duy nhất có một yếu tố xứng danh cách mạng là trào lưu tự do tư tưởng và khuynh hướng lập hội lập đảng để canh tân xã hội.

Khi nói đến sự nghiệp cách mạng Tôn Trung Sơn, Thiên triều đỏ tại Bắc Kinh ngày nay giải thích và giải quyết thế nào về trào lưu tự do tư tưởng đó của xã hội Trung Quốc cách đây một thế kỷ? Giải thích thế nào về chế độ kiểm duyệt thông tin và đàn áp dân chủ hiện vẫn áp dụng?

Đã vậy, khi nói đến nỗ lực quốc tế vận của Tôn Trung Sơn, Bắc Kinh còn kẹt lớn.

Tôn Văn là một người thí thức, theo Công giáo, có hậu cứ vận động từ hải ngoại là... Hoa Kỳ. Và nhiều lần tìm nguồn yểm trợ tại Nhật Bản, một quốc gia phú cường, tiến bộ và tự do hơn Trung Quốc gấp bội. Nhật Bản còn đại thắng trong cuộc chiến Hoa-Nhật năm 1894-1895, góp phần đáng kể cho sự sụp đổ của nhà Đại Thanh.

Chính vì vậy mà Tháng 10 năm 2011, các học giả Nhật mới sốt sắng tổ chức cuộc hội thảo về Các mạng Tân Hợi và bị Bắc Kinh kịp thời hạ màn! Trong hoàn cảnh của 2012, nhắc đến Tôn Trung Sơn là lòi ra vai trò cách mạng hoặc diễn biến thiếu hoà bình của Hoa Kỳ và Nhật Bản....

Mà nào lý do chỉ có vậy!


Lịch sử bằng tranh của Trung Quốc, dưới nét họa của Frank Dorn, nghệ sĩ và họa sĩ Hoa Kỳ sau này là Chuẩn tướng trong ban tham mưu của Đại tướng Joseph Stilwell thời Đệ nhị Thế chiến. Tấm hý họa có chi tiết về cậu bé hoàng đế Phổ Nghi và những lầm than của "Cách mạng".


Sự sụp đổ của nhà Mãn Thanh là niềm tự hào chính đáng của Hán tộc. Khi Mãn tộc tiêu diệt nhà Đại Minh năm 1644 thì đấy là nỗi nhục khó rửa cho người Hán. Vì vậy, "Phản Thanh - Phục Minh" là khẩu hiệu đã huy động nhiều thế hệ ái quốc. Và một chủ trương cách mạng của Tôn Trung Sơn là tinh thần dân tộc, để đánh đuổi nhà Mãn Thanh. Chính đáng lắm.

Nhưng cũng là dị tộc Mãn Thanh xấu xa tồi bại ấy đã bành trướng lãnh thổ, cho Thiên triều đỏ ngày nay ở Bắc Kinh có thể viện lẽ chính danh từ đời Thanh mà đòi thống trị Tân Cương và Tây Tạng, hai khu vực tự trị đang có vấn đề toé máu với dân Hồi giáo và Tây Tạng!

Chế độ Cộng sản Trung Quốc mà kế thừa di sản Đế quốc của ngoại tộc Mãn Thanh sao?

Huống hồ, kẻ kế thừa di sản Tôn Trung Sơn lại là Tưởng Trung Chính!

Sau khi Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc được Mao Trạch Đông thành lập ở Hoa lục năm 1949, Trung Hoa Dân Quốc của Tôn Văn được Tưởng Giới Thạch đem qua Đài Loan. Đảo quốc mang tiếng là lãnh thổ ngàn đời của Trung Hoa lại gợi nhớ đến những tranh chấp về chủ quyền từ đời Thanh. Mà hậu thân của cái gọi là ngụy quyền Trung Hoa Dân Quốc lại xây dựng được một nền kinh tế tiên tiến với một chế độ chính trị thật sự dân chủ.

Công lao chuyển hoá đó tại Đài Loan thuộc về Tưởng Kinh Quốc, con trai Tưởng Giới Thạch. Và lần đầu tiên trong lịch sử mà người dân Trung Hoa trực tiếp đi bầu ra lãnh đạo thật - một Tổng thống - là tại Đài Loan vào Tháng Ba năm 1996. Bất chấp hỏa tiễn của Trung Quốc bay qua đầu!

Và "tam dân chủ nghĩa" vẫn là khẩu hiệu hấp dẫn vì là khát vọng của người dân Trung Quốc. Khát vọng chưa được vẹn toàn tại Hoa lục, 100 năm sau.

Khi nhìn vào cuộc cách mạng thứ nhì, Cách mạng Cộng sản năm 1949, lãnh đạo Bắc Kinh phải cố tẩy xóa ba chục năm đầu – của Mao Trạch Đông. Và tô hồng ba chục năm sau, từ khi Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách, cách nay đúng 33 năm.


Tranh cổ động của "Bước nhảy vọt vĩ đại" Đại Dược Tiến: "Dĩ cương vi cương", lấy sắt làm lưới, toàn diện tiến lên! Kết quả là mấy chục triệu người chết đói



Ba chục năm đầu là thời hoang tưởng chết người, một chuỗi dài chiến dịch như "Đại dược tiến", "Bách hoa tề phóng" hay "Đại văn cách" khiến Trung Quốc có sự ổn định của bãi tha ma, trên xương máu của mấy chục triệu nạn nhân. Ba chục năm sau mới là bước nhảy vọt vĩ đại nhờ Đặng Tiểu Bình, khiến Trung Quốc hy vọng tái xuất hiện như một cường quốc đáng nể trọng.

Đấy là hoàn cảnh khiến Bắc Kinh phải phủ khăn hồng trên tấm gương lịch sử của trăm năm cũ....



***


Hoà giải 1945: Tưởng Giới Trạch giữa Mao Trạch Đông và Patrick J. Hurley, nhà ngoại giao... Hoa Kỳ!



Thật ra, sau khi hạ màn Cách mạng Tân Hợi vì quá nhiều lý do nhạy cảm với lịch sử ở sau lưng, Thiên triều đỏ lại lo sợ một vụ cách mạng khác ở trước mắt.

Mùng ba Tháng Chạp năm 2011, Chu Vĩnh Khang tuyên bố là phải cải tiến chế độ quản lý xã hội để nâng cao khả năng ứng phó của các tỉnh với những thay đổi kinh tế. Tin vặt này có gì mà đáng nói vào buổi đầu Xuân?

Chu Vĩnh Khang là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Chính trị và Pháp luật của Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc. Cầm đầu "ban Chính pháp", họ Chu là trùm cớm của chế độ và có quyền hạn trên cả hai bộ trong Quốc vụ viện là Công an bộ (Nội vụ) và Quốc gia An toàn bộ (An ninh, Tình báo và Phản gián).

Khi một lãnh tụ có thẩm quyền như vậy mà công khai cảnh báo rằng phải phát huy sáng tạo trong quản lý - kiểm soát  xã hội để đối phó với tác dụng tiêu cực của kinh tế thị trường, chúng ta đoán là Thiên triều thấy bất an.

Kinh tế thị trường là cái gì đó đã giúp Đặng Tiểu Bình và hậu duệ kéo được mấy trăm triệu dân ra khỏi nạn cơ hoang - chết đói - thời Mao và đưa Trung Quốc lên hàng đại cường kinh tế chỉ thua có Hoa Kỳ. Nhưng ba chục năm sau bước nhảy vọt vĩ đại ấy, cũng kinh tế thị trường lại đe dọa quyền lực của đảng với biến động xã hội ngày càng nhiều và càng bạo động khiến Chu Vĩnh Khang phải báo động.

Năm Tân Mão vừa qua là cao điểm, có lẽ là cực điểm, của thế lực Trung Quốc trước những hoạn nạn kéo dài từ nhiều năm nay của ba khối kinh tế đáng nể nhất địa cầu là Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật Bản.

Cái thế của Trung Quốc là nền kinh tế đông dân nhất, có đà tăng trưởng cao nhất trong mấy thập niên, có khối dự trữ ngoại tệ hơn 3.200 tỷ Mỹ kim, số một của thiên hạ. Cái lực của Trung Quốc là một bộ máy ngoại giao, tuyên truyền và quân sự có khả năng chi phối quyết định của thế giới. Từ Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đến các tổ chức hay diễn đàn quốc tế, từ khủng hoảng tại Trung Đông như Iran hay Syria, đến Trung Á như Pakistan hay A Phú Hãn, cho tới an ninh ngoài Đông hải - của Trung Quốc lẫn các lân bang từ Đông Bắc Á đến Đông Nam Á - tiếng nói của Bắc Kinh là một thế lực đáng kể.

Đấy là điều chưa từng có từ trăm năm nay, từ hai trăm năm nay, hoặc từ mấy ngàn năm nay.

Nhưng vì sao trên đỉnh cao của thời "Quang diện Trung Hoa", Thiên triều đỏ lại xanh mặt?



***


Vì kinh tế Trung Quốc có thể hạ cánh trong năm Nhâm Thìn này. Nhiều phần là hạ cánh thiếu an toàn, nặng nề, hoặc tan tành.

Đà tăng trưởng có thể sụt dưới cái ngưỡng tử sinh là 8% một năm. Với lãnh đạo Bắc Kinh, sản xuất mà không tăng quá 8% là động loạn xã hội bùng nổ. Trong khi kinh tế trôi vào đà suy sụp ấy, một chuỗi bong bóng đầu cơ có thể bể và trong khi cả nước lo sợ lạm phát, một sắc thuế bất công nhất vì đánh vào túi tiền của những người nghèo khốn nhất, và nạn cường hào ác bá cướp đất của dân lại là khẩu hiệu huy động biểu tình có tác dụng nhất.

Trong khi ấy, cả ngàn xí nghiệp loại vừa và nhỏ của tư nhân đã rụng như sung, phá sản hàng loạt và dẫn đến những vụ xù nợ khổng lồ ở khắp mọi nơi, cũng bi thảm như chuyện có người tự sát để thoát nợ.

Suốt năm Tân Mão, người dân đã biểu tình và đặt bom các công thự của đảng và nhà nước để phản đối nạn đất đai bị cướp vì tiến trình đô thị hóa của chế độ. Trong cảnh bất ổn chung, mũi nhọn của bạo động lại là thành tích của các tổ chức Hồi giáo đòi độc lập ở Tân Cương. Khi tăng ni Tây Tạng lại xuống đường và tự thiêu từ vùng đất lưu tán ở Tứ Xuyên về tới Đặc khu Tự trị Hành chánh Tây Tạng, chuyện hợp tan ngàn đời của Trung Quốc lại trở thành thời sự....

Nhìn vào ruột gan chế độ, người ta còn phát giác ra chuyện kinh hoàng: từng tỉnh của Trung Quốc là những nước Hy Lạp!

Quốc gia Âu Châu này bị nguy cơ vỡ nợ vì vay quá sức trả, các tỉnh của Trung Quốc cũng vậy. Theo đúng chủ trương kích thích kinh tế của đảng từ cuối năm 2008, doanh nghiệp nhà nước ở các tỉnh đã đầu tư rất mạnh – nhân đó các đảng viên cán bộ cướp đất mà bồi thường không thoả đáng – và thổi lên bong bóng đầu cơ.

Khi được yêu cầu hạn chế, các tỉnh hết vọc tay vào công quỹ bèn lập ra công ty đầu tư địa phương để vay tiền các ngân hàng nhà nước ở địa phương và tích lũy một núi nợ khổng lồ. Các ngân hàng có thể sẽ sụp đổ dưới núi nợ đó, chẳng khác gì vụ khủng hoảng Âu Châu.

Đó là chuyện năm Thìn nếu người ta để ý đến việc lãnh đạo Bắc Kinh đã vừa cho phép thành phố Thâm Quyến - sau Thượng Hải, Quảng Đông và Chiết Giang - được phát hành trái phiếu để huy động tiền trả nợ.

Chuyện thứ ba còn đáng xanh mặt hơn: trong năm Thìn này, đảng sẽ phải tổ chức Đại hội khoá 18, để đưa một thế hệ mới lên lãnh đạo sau thế hệ thứ tư là Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo.

Dù chưa về hưu, Tổng lý Quốc vụ viện là Ôn Gia Bảo đã dám nói thật về lẽ "bốn không" của kinh tế Trung Quốc: không cân đối, không công bằng, không phối hợp và không bền vững. Cuối Tháng 11 năm ngoái, Hồ Cẩm Đào cũng chẳng nói khác. Vì vậy, đảng sẽ phải chuyển hướng qua Kế hoạch Năm năm sắp tới, nếu không là sẽ gặp loạn.

Nhưng, chính là vào lúc chuyển hướng ngặt nghèo này, các lãnh tụ lại lâm trận chuyển tiếp lãnh đạo, với chín người mới sẽ vào Bộ Chính trị, bảy người trong Thường vụ, và 70% Ủy viên Trung ương đảng phải thay thế.

Trong năm Nhâm Thìn này, trận đấu nội bộ ấy càng khiến cho việc chuyển hướng cực kỳ sinh tử thêm khó khăn. Nhiều phần sẽ là không kịp! Một trăm năm sau, có khi ta sẽ thấy mặt trời chảy nước.

Nhiều phần sẽ là chảy máu khi Trung Quốc tái kiến lịch sử!


_________________________________________________________________

(Bài viết này của Thành Chung xuất hiện trên Việt Báo Xuân Nhâm Thìn 2012. Đọc kỹ thì dường như Thành Chung là... cả một Thùng Chanh! NXN)



– Năm điều hoang tưởng về sức mạnh của Trung Quốc –  (x-café). - Five myths about China’s power(Washington Post). Nguồn: Minxin Pei - Washington Post
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ -26.01.2012
Trong khi Trung Quốc đang đuổi kịp những nền kinh tế tiến bộ nhất trên thế giới, quốc gia này đã kích động niềm hứng khởi cũng như lo ngại - đặc biệt là tại Hoa Kỳ, nơi nhiều người e rằng Trung Quốc sẽ qua mặt Hoa Kỳ để trở thành cường quốc của thế kỷ 21. Nhiều người hỏi rằng làm thế nào Trung Quốc lại tiến nhanh tiến mạnh đến thế, liệu Đảng Cộng sản có thể nắm giữ quyền lực và việc Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng trên thế giới mang ý nghĩa gì cho mọi người chúng ta. Nhưng để hiểu vai trò mới của Trung Quốc trên trường thế giới, thật hữu ích khi xem xét lại những nhầm lẫn đang thống trị trong suy nghĩ của phương Tây.

1. Sự đi lên của Trung Quốc đang hạn chế ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại châu Á
Ngược lại thì có. Rõ ràng, sức mạnh của Trung Quốc tại châu Á đang tăng trưởng; nền kinh tế của nó hiện đang lớn nhất trong khu vực,và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất đối với mọi quốc gia ở châu Á. Và việc hiện đại hoá quân đội đã biến Quân đội Giải phóng Nhân dân thành một lực lượng chiến đấu hiệu quả hơn.
Nhưng thay vì giới hạn hoặc hất cẳng ảnh hưởng của Hoa Kỳ, sự bành trướng quyền lực của Trung Quốc đang đẩy hầu hết các quốc gia châu Á gần Washington hơn - và nâng cao vị thế của Hoa Kỳ trong khu vực. Sự hiện diện của chú Sam vẫn được hoan nghênh vì nó ngăn chặn một cường quốc rong khu vực thống trị những nước láng giềng và phát huy tính cân bằng chiến lược. Hiện nay, Trung Quốc càng có thêm sức mạnh, sự cam kết của Hoa Kỳ trong khu vực càng thêm quan trọng, và Washington càng gây thêm nhiều ảnh hưởng. Không gì ngạc nhiên khi chính phủ Obama vừa thông báo chuyển hướng chiến lược về châu Á thì Trung Quốc đã bực bội, trong khi đa số các nước trong khu vực lại cảm thấy được trấn an và đã âm thầm hoan nghênh. Hiện nay, quan hệ an ninh giữa Hoa Kỳ và những quốc gia châu Á quan yếu - Ấn Độ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí Việt Nam - đang tốt hơn bao giờ hết.
2. Quỹ dự trữ ngoại tệ khổng lồ của Trung Quốc tạo cho nó một thanh thế vô cùng lớn
Trung Quốc sở hữu khoảng 2 nghìn tỉ Mỹ kim trong Ngân khố Hoa Kỳ, nợ thế chấp bằng bất động sản và 800 tỉ công phiếu châu Âu. Sự sở hữu khổng lồ này có thể tạo lo lắng cho phương Tây và cho phép Bắc Kinh quyền ưu tiên và hãnh diện - nhưng nó vẫn không tạo ra nhiều ảnh hưởng ngoại giao cho Bắc Kinh. Kịch bản đáng sợ nhất là việc Trung Quốc bán tháo nợ công của Hoa Kỳ ra thị trường thế giới để bắt buộc Washington làm theo ý mình vẫn chưa thành hiện thực - và có thể sẽ không xảy ra. Quỹ tài sản công của Trung Quốc, vốn được dùng để đầu tư vào một phần của những nguồn dự trữ này, thường muốn đầu tư vào tài sản kém rủi ro (ví dụ như những cổ phần thiểu số tại dịch vụ cung cấp nước của Anh) và đã tìm cách tránh né những mâu thuẫn địa chính trị. Và trước cơn khủng hoảng nợ của châu Âu, Trung Quốc rõ ràng là đã tránh mặt.
Việc vơ vét tiền mặt của Trung Quốc cũng chẳng làm tăng trọng lượng đối với quyền lực địa chính trị của mình vì thành quả của nó có được là từ chiến lược tăng trưởng dựa trên đồng nội tệ bị kềm giá để tăng sức cạnh tranh của xuất khẩu. Nếu Trung Quốc đe doạ sẽ giảm bớt đầu tư vào nợ của Hoa Kỳ, nó sẽ phải tìm môi trường đầu tư khác (không phải là việc dễ dàng dạo này) hoặc giảm xuất khẩu vào Hoa Kỳ (không phải là một điều tốt cho các nhà sản xuất Trung Quốc). Hơn nữa, với việc đầu tư quá nhiều vào nợ của phương Tây, Trung Quốc sẽ phải chịu đựng nạn thua lỗ tài sản thảm hại nếu nó khuấy động thị trường tài chính.
3. Đảng Cộng sản đã kiểm soát được Internet.
Bất chấp việc đầu tư khổng lồ vào kỹ thuật và nhân sự, Đảng Cộng sản vẫn đang gặp khó khăn trong việc thuần phục không gian mạng đầy năng động. Trong khi kỹ thuật ngăn chặn Internet của Trung Quốc thì tân tiến hơn và qui định sử dụng thì nhiêu khê hơn những chính quyền độc tài khác, sự tăng trưởng của dân số mạng trong nước (hiện đang vượt qua 500 triệu) và những tiến bộ kỹ thuật (những micro-blog kiểu Twitter) đã khiến cho việc kiểm duyệt hầu như không hiệu quả. Chính quyền liên tục nằm trong vị thế đuổi bắt; nỗ lực mới nhất của họ là bắt buộc những người sử dụng micro-blog phải đăng ký tên thật. Những qui định loại này thường quá phí tổn để thực hiện, thậm chí trong một chính thể độc đảng.
Cùng lắm là đảng chỉ có thể lựa chọn kiểm duyệt những gì mà họ cho là “nhạy cảm” khi việc đã rồi. Mỗi khi có một tin nóng - một vụ tham nhũng tai tiếng, một tai nạn an toàn công cộng hoặc một biểu tình chống chính quyền lờn - thì mạng Internet nhanh chóng tràn ngập tin tức và những chỉ trích mạnh mẽ đối với chính quyền. Cho đến lúc cơ quan kiểm duyệt có thể tái lập việc kiểm soát, thiệt hại chính trị đã xảy ra.
4. Chính quyền Trung Quốc đã mua chuộc hẳn giới trung lưu.
Không hẳn thế. Ba thập niên tăng trưởng kinh tế với con số hàng chục đã nâng cấp khoảng 250 đến 300 triệu người dân Trung Quốc - chủ yếu là dân thành thị - lên vị thế trung lưu. Kể từ khi chính quyền đàn áp phong trào dân chủ ở Thiên An Môn vào năm 1989, giới trung lưu đã bận rộn làm giàu và không đòi hỏi tự do chính trị. Nhưng điều đó không có nghĩa là thành phần này đã hậu thuẫn đảng cầm quyền. Có một cách biệt khổng lồ giữa những người có cảm tình chính trị và giới trung thành cố hữu. Cùng lắm là giới trung lưu Trung Quốc chỉ chấp nhận tình trạng hiện tại bởi vì nó đã là một tiến bộ lớn so với sự độc tài trong quá khứ - và bởi vì hiện vẫn chưa có một giải pháp thực tế và cấp bách nào khác. Nhưng như cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập cho thấy, chỉ cần một sự kiện đơn lẻ hoặc một sai lầm của chính thể độc tài cũng đã có thể chuyển hoá những công dân trung lưu đồng cảm trở thành những nhà cách mạng cấp tiến.
Điều này có thể xảy ra mà không cần đến một cơn khủng hoảng kinh tế cấp thời. Ngày nay, giới trung lưu Trung Quốc đang trở nên bất mãn với tình trạng bất công, tham nhũng, nhà ở đắt đỏ, ô nhiễm môi trường và dịch vụ yếu kém. Vài năm trước đây ở Thượng Hải, hàng nghìn người dân trung lưu đã phát động một cuộc “tuần hành chung” và ngăn chặn dự án mở rộng tuyến đường cao tốc trong thành phố vì dự án này đã đe doạ giá trị nhà cửa của họ. Một cuộc biểu tình tương tự vào năm ngoái tại Đại Liên đã dẫn đến việc đóng cửa một nhà máy hoá dầu gây ô nhiễm.
Đảng biết rằng họ không thể dựa vào sự ủng hộ của giới trung lưu. Sự bất an này nằm sau việc họ liên tục cứng rắn hơn với sự chống đối chính trị.
5. Quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc không có dấu hiệu chậm lại.
Nhịp độ tăng trưởng đã nguội lại phần nào - từ mức trên 10,3% vào năm 2010 xuống còn 9,2% vào năm ngoái - và hướng đi xuống này sẽ còn tăng tốc trong những năm tới.
Như Hàn Quốc và Đài Loan, vốn đã đạt được thành quả tăng trưởng to lớn trong ba thập niên nhưng cũng từ từ chậm lại kể từ những năm 1990, nền kinh tế Trung Quốc sẽ đối diện với những cơn gió ngược mạnh mẽ. Dân số hiện nay đang già đi; những người dân tuổi 60 hoặc già hơn đang chiếm 12,5% tổng dân số trong năm 2010 và đang hướng đến mức 17% vào năm 2020. Điều này sẽ làm giảm việc tiết kiệm và nguồn lao động cũng như gia tăng chi phí hưu trí và y tế. Nếu Trung Quốc muốn giữ mức tăng trưởng cao, nó phải bắt đầu sản xuất những mặt hàng kỹ thuật cao cấp và có giá trị cao do Trung Quốc thiết kế. Nó sẽ phải cần sáng tạo thêm, việc này đòi hỏi bớt đi sự kiểm soát của chính phủ và nhiều tự do trí tuệ hơn nữa.
Điều tối trọng hơn hết là khuôn mẫu kinh tế thiên về đầu tư do nhà nước chỉ đạo đối với việc tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc phải nhường bước cho một khuôn mẫu kinh tế hiệu quả hơn, thiên về tiêu thụ và do thị trường định hướng. Một chuyển đổi như thế sẽ không thể xảy ra nếu không giảm bớt vai trò của chính phủ và bắt đảng phải chịu trách nhiệm trước người dân Trung Quốc.


– Trung Quốc sẽ gia tăng đàn áp trong năm 2012?  –  (x-café). Dịch từ bài: Will China Dragon Bite in 2012? (The Diplomat).- HRW kêu gọi Bắc Kinh điều tra các vụ bắn người biểu tình Tây Tạng  –   (RFI). –Trung Quốc phải làm sáng tỏ vụ người Duy Ngô Nhĩ bị trục xuất khỏi Cam Bốt   –   (RFI).
Tổ chức nhân quyền: Chớ nên ngừng chế tài Miến Điện cho đến khi nào tất cả tù chính trị được tự do   –  (VOA).


 -Ai sợ sức mạnh kinh tế Trung Quốc? -(Tamnhin.net) – Tại Davos, biên tập viên kinh doanh Tim Weber của BBC News đã nêu ra câu hỏi “Ai sợ sức mạnh kinh tế Trung Quốc?” và cố tìm kiếm những câu trả lời khả dĩ.-
Đề cập đến chủ đề này, người ta sẽ nghe thấy những lời phàn nàn về việc Trung Quốc bán phá giá hàng rẻ tiền, lấy đi công ăn việc làm và các nguồn tài nguyên của các nước khác. Các chính trị gia và kinh tế gia sẽ nghe thấy lời phàn nàn rằng Trung Quốc giữ đồng tiền của mình dưới giá trị thực. Cũng có quan ngại về kích cỡ kho dự trữ ngoại hối của Bắc Kinh - hiện đang gần tới ngưỡng 4.000 tỷ USD.Và những lo lắng này có xu hướng gia tăng.

Trung Quốc giàu hay nghèo?

Nền kinh tế của Trung Quốc, với 1,3 tỷ dân, vẫn tiếp tục phát triển nhanh, với tốc độ khoảng 10% một năm.
Kinh tế Trung Quốc đã đứng hàng thứ hai thế giới về kích cỡ. Một số người tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos tự hỏi liệu có nên vẫn gọi Trung Quốc là một nền kinh tế đang phát triển hay không.
Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới, ông Pascal Lamy, nói rằng Trung Quốc cần có “một cách giải trình tốt hơn" và cần nói với thế giới những gì thực sự đang diễn ra. Ông nói: “Thế giới bên ngoài Trung Quốc vẫn đang tự hỏi liệu Trung Quốc là một nước nghèo với rất nhiều người giàu, hay một nước giàu với rất nhiều người nghèo”?

Trung Quốc đang thay đổi quá nhanh và cũng khó tự biết được chuyện gì đang xảy ra.

John Zhao, giám đốc điều hành của công ty đầu tư tư nhân lớn nhất Trung Quốc là Hony Capital, nhắc nhở giới có ảnh hưởng lớn tại Davos rằng cách đây không lâu, chính phủ Trung Quốc còn nói với người dân Trung Quốc đi ra nước ngoài rằng "chúng ta sẽ may được cho người dân bộ vét đẹp để khỏi bị coi là người nghèo ". Còn ngày nay, phương Tây chỉ thấy toàn người Trung Quốc rất giàu đi du lịch ở nước ngoài. Ông John Zhao giải thích: “Điều đó cũng gây ấn tượng sai lệch là Trung Quốc toàn người giàu có. Họ chỉ là thiểu số mà thôi. Hầu hết người Trung Quốc vẫn còn nghèo”.

Thế còn sự thiếu rõ ràng của Trung Quốc khi kinh doanh ở nước ngoài?

Ông Zhao đổ lỗi cho những sai lầm của những bước đi ban đầu. Chính phủ Trung Quốc không biết phải làm gì với tất cả dự trữ ngoại hối của mình, vì vậy họ đã làm những gì nước khác đã làm: mua trái phiếu chính phủ Mỹ.

Trong khi "có vài công ty xấu cố ý gian lận”, hầu hết các công ty Trung Quốc đều cố gắng học hỏi và tôn trọng luật pháp. Ông Zhao thừa nhận: “Chúng tôi không có lịch sử cả trăm năm trong quản trị doanh nghiệp".

Robert Greifeld, giám đốc điều hành của thị trường chứng khoán Nasdaq, lưu ý mọi người rằng phương Tây cũng có “lịch sử phong phú về các sai phạm của giới công ty - từ Parmalat tới Enron," và rằng các công ty Trung Quốc "có nhu cầu lớn tìm hiểu chuẩn mực báo cáo của giới công ty phương Tây".

Mất cân đối lớn

Tuy nhiên, Stephen Roach - cựu Chủ tịch Morgan Stanley châu Á và nay làm việc cho Đại học Yale - lập luận rằng những rắc rối đối với Bắc Kinh không chỉ là vấn đề về báo cáo của công ty hoặc nhận thức chung về Trung Quốc, Đó là do có sự mất cân bằng kinh tế thực sự khi người tiêu dùng Trung Quốc và các công ty Trung Quốc tiết kiệm quá nhiều, trong khi phương Tây lại tiết kiệm quá ít.

Đã đến lúc chính phủ Trung Quốc nên sử dụng một phần nào đó trong kho dự trữ ngoại hối của mình để đầu tư cho chính người dân nước này, bằng cách tạo dựng hệ thống an sinh xã hội, đầu tư cho hệ thống lương hưu trong bối cảnh có áp lực vì một bộ phận dân đang đến tuổi già ngày càng nhanh.

Một trong chủ đề được coi là “nhạy cảm” và phía Trung Quốc không muốn nói tới là tỷ giá giữa đồng nhân dân tệ và đồng đô la Mỹ.

Quan điểm của Trung Quốc là không thể thả nổi tỷ giá và vấn đề là công chúng Trung Quốc sẽ nghĩ sao nếu kho dự trữ đô la đột nhiên bị mất giá do vấn đề thay đổi tỷ giá.

Một số người Trung Quốc tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos không hoàn toàn đồng ý với lập luận cho rằng Trung Quốc có cách hành xử bất thường. Một người lập luận: “ Trung Quốc đâu có vơ vét tài nguyên. Dó là việc đầu tư vào các nguồn tài nguyên mà nếu không thì sẽ không được khai thác, bất kể ở Brazil hoặc Australia hoặc Châu Phi. Trung Quốc đang đầu tư rất nhiều ư? Không, ít chứ đâu có nhiều. Nếu xem Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, thì Trung Quốc đầu tư như vậy đâu có đủ”.

Một nhân vật khác nhắc nhở đại biểu tham dự Diễn đàn Davos rằng "thành kiến" ngày nay đối với Trung Quốc cũng giống như "cách đây 50 năm, khi người Mỹ đã cho hàng hóa của họ tràn ngập thị trường Châu Âu".

“Hẹn hò trước khi kết hôn”

Và điều gì sẽ xảy khi các công ty Trung Quốc mua lại các công ty phương Tây?

Ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc đang nhòm ngó các công ty như Coca-Cola và General Electric... để học hỏi từ họ và muốn trở thành công ty đa quốc gia. Nhưng làm như vậy không phải là lúc nào cũng thành công.

Ông Zhao kể về câu chuyện của một công ty của Đức đã quyết định bỏ thỏa thuận mà một công ty Trung Quốc mời chào với điều kiện tốt hơn để rồi bán công ty này cho một chủ sở hữu Pháp. Ông nói: “Họ đã quyết định đúng. Nếu họ cảm thấy không thể hoạt động trong các công ty Trung Quốc, thỏa thuận đó kể như là một thảm họa. Vì vậy, đó là lý do tại sao chúng tôi đang nói với công ty Trung Quốc: hãy hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của các bạn”.
Giám đốc điều hành John Zhao Trung Quốc đã so sánh mối quan hệ giữa doanh nghiệp Trung Quốc với phương Tây như trai gái tán tỉnh, timd hiểu lẫn nhau: "Trước khi kết hôn, bạn nên đi lại hẹn hò. Vì vậy tôi hy vọng các công ty Trung Quốc sẽ mở văn phòng trên khắp thế giới để tìm hiểu về văn hóa".


Đôi bên cùng có lợi

"Hãy sẵn sàng để có thêm đầu tư của Trung Quốc, điều đó sẽ xảy ra", ông Pascal Lamy nói với các chính khách và ông chủ doanh nghiệp phương Tây tại Davos. Và quay sang khán giả khu có nhiều người Trung Quốc, ông cảnh báo rằng "để đôi bên cùng có lợi thì Trung Quốc phải giải quyết vấn đề nhận thức trên cả hai phương diện, ở phương Tây và ngay tại Trung Quốc”. Nếu không, uy tín của Trung Quốc sẽ kết cục như những gì xảy ra trong mậu dịch toàn cầu, tức là kết quả “là rất lớn, nhưng trong chính trị (thì bị coi) là tồi tệ".

Thế giới bên ngoài nên hiểu rằng Trung Quốc đang thay đổi. Đây là lời thỉnh cầu đầy nhiệt huyết của Michael Wong, một doanh nhân trẻ, có công ty TouchPal làm phần mềm ứng dụng điện thoại đa tính năng hiện đang có sự hiện diện trên 20% tổng số máy dùng hệ điều hành Android của Google. Các hãng như công ty của ông đang vận động để có sự thay đổi, nỗ lực nhiều nhằm tuân thủ qui định bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Ông Wong nói: “Cách nhìn dập khuôn về Trung Quốc có thể là đúng cho quá khứ, thậm chí có thể là đúng vào lúc này, nhưng nó sẽ thay đổi, nhanh hơn nhiều so hơn bạn nghĩ, trong 3-5 năm tới. Chúng tôi là tương lai của Trung Quốc”.

Và có thể là tương lai của thế giới. Lẽ ra, ông Wong đã có thể nói thêm câu này.

Minh Bích (theo BBC)
- Tim Weber  Biên tập viên Kinh doanh, BBC News: Ai sợ sức mạnh kinh tế Trung Quốc?  –  (BBC). – Du khách Trung Quốc đổ xô đến Australia  –  (VOA).


Trung Quốc và nghịch lý của thịnh vượng: China and the paradox of prosperity (Economist 28-1-12)
Bài này rất nguy hiểm: In China's Shoes (National Interest 23-1-12) -  Amitai Etzioni quá ngây thơ!  Bênh Tàu! This article is truly DISGUSTING!   Now, listen to Gideon Rachman, a much more intelligent guy: The End of the Win-Win World (FP 24-1-12) -- "Why China’s rise really is bad for America -- and other dark forces at work"

-Khi đồng nhân dân tệ ló dạng
Tổng thống Obama quảng bá kế hoạch kinh tế tại các bang dao động  –  (VOA). –Tổng thống Obama vận động cho chương trình làm việc về năng lượng   –  (VOA). –Kinh tế Mỹ có những dấu hiệu cả tốt lẫn xấu   –  (VOA).






Đón Phó tổng thống Joe Biden: ông tập làm quen với vai trò ngoại giao cao cấp
Mô hình Trung Quốc, con rồng đỏ phun lửa  Việt Nguyên 
LTS - Từ Bàn Viết Houston là cột mục bàn về các vấn đề thời sự từ chính trị tới kinh tế, văn hóa... do nhà báo Việt Nguyên trong ban biên tập Ngày Nay phụ trách. Ông cũng là một bác sĩ làm việc tại Houston. 

Ðầu năm dương lịch 2012, Chủ Tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào đã chào mừng năm mới bằng lời kêu gọi dân Trung Hoa đồng lòng giữ vững truyền thống 5,000 năm chống lại làn sóng văn hóa Tây phương đang lan tràn khắp nước. Mặt trận văn hóa được ông Hồ đặt nặng từ tháng 10, 2011 khi Ðảng CSTQ ấn định làn ranh rõ rệt giữa văn hóa Tây phương và Trung Hoa. Ðảng CS đặt nặng vấn đề kiểm duyệt thông tin báo chí và mạng lưới, ngăn chận tự do dân chủ. Ðầu năm ngoái, ông Hồ Cẩm Ðào đi thăm Hoa Kỳ, viếng Viện Khổng Tử lớn nhất ở hải ngoại tại Chicago, tự hào về “xã hội hài hòa” của CSTQ, nay chương trình của Ðảng CS nhắm vào phát triển các viện Khổng Tử cùng với thông tin tuyên truyền của Tân Hoa Xã và Ðài Truyền hình CCTV khắp nơi trên thế giới trong khi ngân sách các đài BBC Anh quốc và VOA bị cắt giảm tối đa. Trong khi cả thế giới đang nhìn về Bắc Hàn với ông hoàng bé Kim Chánh Ân lên ngôi thì ông Hồ Cẩm Ðào âm thầm chuẩn bị cho Hoàng Ðế Tập Cận Bình lên ngôi thống trị thiên hạ thiết lập một “xã hội hài hòa” giả tạo nguy hiểm cho thế giới trong năm 2012. 
Xây dựng xã hội hài hòa? 
Xã hội hài hòa của Ðảng CSTQ đang được quảng cáo rầm rộ là một xã hội đang tự hủy. Con rồng Trung Hoa cũng như những con rồng Á Châu phun nước (khác với con rồng Âu Châu phun lửa) đem lại phúc lợi cho mùa màng và hạnh phúc cho người dân nay đã trở thành con rồng phun lửa độc hại. Từ người Trung Hoa cho đến mọi người trên thế giới đều tự thấy phải cần Thánh George ra tay cầm ngọn giáo tiêu diệt con “rồng đỏ” vào năm Nhâm Thìn đang đến.
Người Trung Hoa ngày nay đang sống trong một quốc gia thiếu đạo lý. Ngày 20 tháng 11, 2011, cả thế giới chứng kiến cảnh em bé hai tuổi bị chiếc xe minivan cán qua cán lại 2 lần, khách bàng quan đi qua nhìn không can thiệp cho đến khi có người kéo em bé lên (4 ngày sau đó em chết). Thông tin cộng sản cố giấu nhẹm nhưng Youtube đã cho thấy những cảnh khác như một ông lão té ở chợ, người đi chợ đứng dửng dưng không ai đỡ ông dậy. Xã hội thiếu lòng nhân là kết quả của xã hội pháp trị, luật pháp khắc nghiệt từ thời Thượng Ưởng che chở cho người quyền thế. Năm 2006, tòa án ở Bắc Kinh đã phán xét một trường hợp về một người ra tay cứu giúp kẻ bị nạn ở giữa đường, ông phải trả tất cả chi phí bệnh viện và xe cứu thương cho nạn nhân! Từ đó người Trung Hoa không giúp người lâm nạn, Trung Hoa không có luật “Good Samaritan” như ở Hoa Kỳ để che chở cho những người tốt bụng giúp người lâm nạn. CSTQ tự hào với Trung Quốc, vương quốc ở giữa thế giới, cái rốn của thiên hạ, của vũ trụ, nay “Trung Quốc” đã mất chữ “Trung.” Nguyên nhân của sự tự hủy bắt đầu từ giữa thế kỷ thứ 19 khi Trung Hoa bị tổn thương nặng từ chiến tranh quân sự đến kinh tế với Tây phương và Nhật. Khoa học và kinh tế của xã hội phong kiến Khổng Tử giả tạo nhắm chữ “Trung Hiếu” đễ tự bảo vệ chế độ thiếu tính dân chủ thật của Khổng Mạnh đã thua kỹ thuật Tây phương. Các cuộc cải tổ đã thất bại vì không thay đổi từ nền móng. Ðến thời cộng sản sau năm 1949, Ðảng CS xây dựng Xã hội Chủ nghĩa, con người mới XHCN đập phá tất cả tàn tích chế độ cũ phong kiến và tư bản, xóa sạch những cái đẹp kể cả ngôn ngữ, nghệ thuật, kiến trúc, tôn giáo, y phục, âm nhạc v.v... Xây dựng xã hội mới dựa trên hận thù và dối trá cũng như trên sự ngu dốt trên 60 năm, nay Ðảng CSTQ lại đang khoe đảng bảo vệ văn hóa cổ truyền Trung Hoa!
Thành công sau cuộc cách mạng năm 1949, Ðảng CS phản bội giai cấp công nhân, xây dựng các đô thị, bỏ quên các vùng thôn quê. Mỗi năm có 10 triệu người đổ về các thành phố lớn. Nhưng Bắc Kinh và các thành phố lớn là nguồn gốc của những bất ổn xã hội trong 20 năm qua. Trong những năm gần đây, giá nhà giá đất gia tăng, những người dân thường chỉ có thể ở trong các chung cư lớn. Giá nhà và vật giá leo thang giờ đây trở thành những câu chuyện hằng ngày của người dân Bắc Kinh. Bắt chước Tây Phương, dân Trung Hoa bắt đầu thưa kiện tập thể, trong năm qua hơn 10,000 vụ kiện, chính quyền CS phải ra lệnh cấm nhưng họ thiếu hẳn cái nhìn hiện đại hóa đất nước ngoài chuyện phô trương bên ngoài.
Năm 2003, ông Wang trong cuốn sách xã hội nổi tiếng “Hồ sơ thành phố” nay trở thành “Hồ sơ Bắc Kinh” bán chạy nhất trong 8 năm qua, gọi kiến trúc Bắc Kinh là kết quả của sự tấn công từ các “lãnh chúa” cộng sản. Dân chúng không còn tin vào cán bộ “chiếm đất giành nhà.” Thành phố cổ không được bảo tồn. Cơ quan chính quyền dọn xa ra về phía Tây, ra xa Cấm thành, xây đại lộ Trường An. Khi mới bắt đầu xây lại Bắc Kinh, ông Mao Trạch Ðông không nghe lời cố vấn Xô Viết giữ văn phòng, cơ sở chánh quyền ở khu Bắc Kinh cổ, đảng CSTQ muốn xây tất cả cơ sở “vĩ đại” như sự “vĩ đại của Ðảng CS.” Quảng trường Thiên An Môn phải được xây dựng, đại lộ Trường An và 10 tòa nhà đảng và chính quyền phải được xây “nhanh hơn, tốt hơn và rẻ hơn” để kịp mừng ngày 10 năm chiến thắng. Các di tích lịch sử được phá nhanh, phá chùa, phá cổng Tây Môn nổi tiếng trong truyện Tây Môn ký, phá khu hẻm nổi tiếng “Hutong.” Chuyên gia về Trung Hoa, GS Simon Ley phê bình nặng: “tên tuổi của chế độ CSTQ gắn liền với những phá hủy Bắc Kinh, di sản của nhân loại.” Sự phá hủy vẫn tiếp tục không ngừng vì đối với CS kiến trúc không quan trọng. Ðô thị ở Trung Hoa xây lên thiếu một tình người khác với những thành phố ở Ba Lan, với những câu thơ của thi sĩ đối kháng thời CS Zagajewski:
“Tôi nghĩ, thành phố được xây dựng,
Không bằng những căn nhà, những công trường,
Những đại lộ, những công viên
Mà bằng những gương mặt rạng rỡ như những ngọn đèn
những ngọn đuốc, của con người...”
Bắc Kinh trở thành một địa điểm “đấu tranh giai cấp” mới, thành phố toàn cầu của Ðảng CS và con ông cháu cha ở trung tâm và thường dân ở ngoại ô. Chính quyền đổ 70% ngân quỹ điều nghiên ngoại ô. Các tòa nhà đồ sộ của chính quyền có mục đích tuyên truyền vinh quang cho chế độ như những xây cất cho Thế vận hội năm 2008 nay bị bỏ hoang. Dân Bắc Kinh tự hỏi, “nếu chính quyền quan tâm đến họ tại sao không tân trang nhà của họ thay vì đuổi họ ra khỏi thành phố?” Kết quả của xã hội hài hòa trong mấy năm qua là dân mất đất mất nhà và các thành phố cổ bị hủy hoại vì lòng tham của cán bộ đảng. 
Văn hóa ô nhiễm? 
Ông Hồ Cẩm Ðào cảnh cáo dân Trung Hoa về một nền văn hóa ô nhiễm Tây phương khiến người ta nghĩ lời cảnh báo của ông Lưu Hiểu Ba, người đoạt giải Nobel “Ông Hồ Cẩm Ðào và Ðảng CS là một Hitler và Nazi mới của thế kỷ thứ 21,” họ Hồ xem người Hán ưu chủng, dân Hán siêu việt giống như quan niệm của chế độ phong kiến Trung Hoa trong 5 ngàn năm, tự xem mình là Trung Quốc văn minh còn các nước lân bang là man rợ “Bắc Rợ, Nam man.”
Chữ Rợ nguyên từ chữ Hy Lạp, Barbarian, xuất từ chữ barbaros những người ngoại quốc không nói được tiếng Hy Lạp bập bẹ: bar-bar-bar như những người Việt lúc mới đến Mỹ. Chữ được sử gia đầu tiên trên thế giới Herodotus dùng 2,500 năm trước không có nghĩa kỳ thị như những người Hán dùng cho dân tộc ngoài biên cương của họ. Ông Hồ Cẩm Ðào đi ngược thời gian ngược cả thời sử gia Herodotus “phong tục giống như sản phẩm trong thị trường, con người có quyền chọn lựa,” dĩ nhiên là dân tộc nào cũng thích chọn phong tục tập quán của xứ sở quê hương mình nhưng ở vào thời đại nào, nhất là thời đại toàn cầu hóa này, vấn đề ô nhiễm là điều không thể tránh và văn minh Trung Hoa trong suốt dòng lịch sử 5,000 năm không bao giờ “thuần túy,” chính họ đã học được những bài học chua cay.
Trong các năm qua, các lãnh tụ Ðảng CSTQ đã cố trở về phong tục cổ truyền, mỗi năm đi lễ bái tổ tiên, lên ngọn Hoàng Lĩnh tế hoàng đế. Trên núi Hoàng Lĩnh vẫn còn bia tưởng niệm hoàng đế, bia đề: “Nơi đây hoàng đế lập ra triều đại nhà Hán, ngài từ đâu đến không ai biết, chỉ biết ngài đến từ phương Tây.” Tổ tiên, nguồn gốc của người Hán chính họ cũng không biết rõ!
Tục lệ thờ cúng tổ tiên từ mấy ngàn năm được Khổng Tử làm sáng lại. Ngài chỉ có công san định lại Ngũ Kinh chứ chính Khổng Tử không viết. Luận ngữ được học trò ghi chép lại. Chính quyền cộng sản muốn dùng Khổng Tử để dạy dân. “Trung với đảng” “Hiếu với Hoàng Ðế Tập Cận Bình” bỏ đi những lời dạy dân chủ, “dân vi quý” không khác gì nền dân chủ Tây phương. Khổng Tử của Ðảng CSTQ là Khổng Tử nguyên tắc, cùm kẹp, hạn chế tự do cá nhân của con người vì vậy lịch sử Trung Hoa khác với lịch sử Hoa Kỳ, dân đi ra ngoài làm ăn buôn bán không về nhiều hơn là số di dân đến Trung Hoa. Khổng Tử của đảng CSTQ là Khổng Tử của thời quân chủ chuyên chế, một Khổng Tử bị Lão Tử phê bình “cái sắc của ông ngạo mạn, cái lòng của ông đầy dục.”
Khổng giáo và Lão giáo (500 năm trước Thiên Chúa) ở Trung Hoa sau bị đạo Phật từ Ấn Ðộ tràn qua lấn át. Những người dân bị áp bức tìm được lối thoát qua đạo Phật. Những người Trung Hoa hiện nay muốn phục hưng lại tinh thần đời nhà Ðường. Thời đại kéo dài gần 3 thế kỷ từ năm 618 đến 907. Thời đại thịnh vượng, hòa đồng tôn giáo Khổng, Lão, Phật. Thời đại của văn học với thơ đường Ðỗ Phủ, Lý Bạch. Thời kỳ Phật giáo hưng thịnh nhất Trung Hoa. Thời mà cái đạo của Khổng Tử “thiên thời, địa lợi, nhân hòa,” con người sống hòa với trời đất. Trung Hoa sống hòa bình với các nước láng giềng nhất là với Hàn Quốc và Việt Nam. Thời đại nhân tài được trọng dụng qua các kỳ thi chứ không lấy thúng đong tiền mua quan bán chức như trong thời cộng sản.
Chính ở thời đại huy hoàng của đời nhà Ðường, văn hóa Trung Hoa cũng bị ô nhiễm. Con đường tơ lụa đem văn hóa Trung Ðông và Trung Á đến. Ngày nay người Trung Hoa ăn mặc, cắt tóc như Tây phương còn ở thời nhà Ðường phụ nữ từ bỏ y phục bó sát thay vào những xiêm y lộng lẫy, ghế trường kỷ nhập cảng từ Trung Ðông, dụng cụ âm nhạc, đàn tì bà, đàn dây đến từ Khotan, Trung Á. Vua Ðường Minh Hoàng mê “vũ khúc Nghê thường,” mơ lên cung Quảng, yêu Dương Quý Phi bốn mươi phần trăm quan trong triều là người Trung Ðông, Trung Á đưa đến loạn tướng An Lộc Sơn (gốc Trung Á, Ubekistan hiện nay) vua phải chạy về hướng Tây, Dương Quý Phi treo cổ tự vẫn giữa đường.
Tự hào với dòng Hán, xem các nước ngoài biên cương là bọn rợ nhưng những bức Ðại Thành không ngăn được rợ, các triều nhà Nguyên, nhà Thanh gốc từ bọn rợ Mông cổ đến cai trị. Người Trung Hoa tự hào phát minh ra giấy cùng với chữ viết nên giỏi tuyên truyền. Giấy do ông Thái Luân phát minh năm 105 (được xem là phát minh của người Hán đang được tranh cãi, Thái Luân quê ở Quế Dương phần đất Việt Nam cũ) quan trọng cho sự tuyên truyền của người Hán, giấy nhẹ hơn tre, hơn gỗ để truyền bá được người Trung Hoa giữ bí mật nghề nghiệp trên 600 năm, nhưng ở trong Vạn Phật Ðộng trên con đường lụa các nhà khoa học đã tìm thấy kinh Phật in trên giấy 100 năm trước khi người Hoa phát minh.
Ðến thế kỷ 20, Trung Hoa lại bị văn hóa ô nhiễm từ phương Tây, lần này văn hóa Marx độc hại hơn, tiêu hủy tất cả truyền thống của quốc gia họ.
Mùa Thu năm 2011, Trung Cộng kỷ niệm Cách Mạng Tân Hợi 1911, 100 năm sau khi nhà Thanh, chính quyền quân chủ cuối cùng, sụp đổ. Cuộc cách mạng ấy dẫn đến sự chiến thắng của CS năm 1949. 100 năm này đánh dấu sự sụp đổ tinh thần của người Trung Hoa. Tinh thần tôn giáo, đạo thờ cúng ông bà Tổ tiên, bắt đầu từ ngày Tết, ngày mồng một bắt đầu một năm mới, ngày mà trời đất hài hòa, con người sống tử tế với nhau, nhân hòa, đất trời mở rộng, mùa màng gặt hái bị triệt từ đời nhà Thanh. Cuối thế kỷ 19, Trung Hoa có hơn một triệu chùa và miếu. Bắt đầu năm 1898, bà Từ Hy Thái Hậu thấy “bọn thầy chùa lười biếng” đã phá tất cả chùa để biến thành trường học. Triều nhà Thanh biện minh: “Tôn giáo phải bị hủy bỏ vì Trung Hoa cần hiện đại hóa.” Ðến khi ông vua cuối cùng Phổ Nghi mất ngôi, Trung Hoa bước qua những thập niên khủng hoảng, người Trung Hoa theo văn hóa Tây phương, hệ thống cũ không còn giá trị để đối đầu với kỹ nghệ và quân sự của Tây phương. Trung Hoa bị Ngũ cường chia cắt. Ðến thời CS sau 1949, tôn giáo lại bị đàn áp, một triệu chùa, miếu bị đập đổ, nhất là sau cách mạng văn hóa, đến năm 1982, Trung Hoa chỉ còn ít chùa, nhà thờ và đền thờ Hồi giáo trong một quốc gia hơn 1 tỷ người. Tinh thần quốc gia được Tổng thống Tưởng Giới Thạch xây dựng trong chương trình “Ðời sống mới” qua sinh hoạt Hướng Ðạo bị cấm ngay sau khi CS cầm quyền.
Ðời sống tinh thần của người Trung Hoa hiện nay trong chế độ CS đang được dân phục hồi bằng các tôn giáo khác hơn Khổng giáo. Cái đời sống tinh thần trống rỗng ấy được nhà văn Fiel Xiaotong mô tả: “Từ đầu thế kỷ 20, người dân quê chỉ còn biết và quan tâm đến chính gia đình và bạn bè của họ, họ không hề quan tâm và lo lắng đến người ngoài.” Những người trẻ tuổi sống và lớn lên trong chế độ hiện nay lại xem: “Những người già không thể tin được, các ông ấy lớn lên trong xã hội CS chẳng biết lễ giáo, luân lý là gì!”
Chủ Tịch Hồ Cẩm Ðào năm 2007, đi ngược về thời nhà Thanh, bắt đầu cho phép các tổ chức từ thiện giải quyết những vấn nạn xã hội. Tôn giáo là chỗ nương tựa cho 10 triệu người bỏ quê lên tỉnh. Tôn chỉ “Tôn giáo là thuốc độc của quần chúng” nay được Ðảng CS thay đổi, họ dùng “độc dược” này để dân chúng quên đấu tranh chính trị chống bất công đặc quyền đặc lợi. CS chủ trương khi vật chất đầy đủ, kinh tế phát triển dân không cần tôn giáo nhưng trong 30 năm qua, trường hợp Trung Hoa đã cho thấy quan niệm ấy sai. Hiện nay Ðảng CS chấp nhận 5 tôn giáo Phật, Lão, Hồi, Công Giáo và Tin Lành. Dân Trung Hoa tập khí công ở các công viên chỉ có Pháp Luân Công bị cấm, bắt và tra tấn vì chính quyền CSTQ cho rằng Pháp Luân Công đã chỉ trích đảng qua tập Cửu Bình, 9 bài bình luận về Ðảng CSTQ. Tôn giáo bùng phát ở Trung Hoa, hiện nay Trung Hoa là quốc gia có nhiều Phật tử nhất trên thế giới, là nước in Thánh Kinh nhiều nhất trên thế giới với hàng ngàn linh mục và mục sư mới. Ðền thờ Hồi giáo mọc lên nhiều nơi. Mỗi Chúa Nhật có từ 60 đến 80 triệu người đi nhà thờ. Ðạo Lão cũng trở lại với những đoàn hát dạo đi khắp Bắc Kinh, chỉ có Ðảng CS và Chủ Tịch Hồ Cẩm Ðào nói chuyện Khổng Tử!
Hồ Cẩm Ðào đang sửa soạn con đường lên ngôi cho Hoàng Ðế Tập Cận Bình, họ đang muốn con rồng Trung Hoa phun lửa, đe dọa các nước láng giềng. Con rồng độc hại của mô hình Trung Quốc ấy giống như lời phê bình của nhà độc tài CS Xô Viết Stalin, khi là người tù trẻ tuổi, đã phê bình chế độ Sa Hoàng: “Con rồng đen ấy đã đánh cắp mặt trời từ tay nhân loại!”
Ngày 9 tháng 1, 2012



--Năm quan trọng cho ông Tập Cận Bình

Trước chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình sang Hoa Kỳ vào tháng 2/2012 trong một năm quan trọng với cả Bắc Kinh và Washington, BBC Tiếng Việt xin giới thiệu với quý vị chân dung của ông nhìn qua một số trang quốc tế và khu vực châu Á
Tiểu sử ông Tập theo đài Trung Quốc (CRI):

Ông Tập Cận Bình, sinh tháng 6/1953, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 1/1974. Đi lên từ chức Bí thư Chi bộ Lương Gia Hà, Công xã Văn An Dịch, huyện Diên Xuyên, tỉnh Thiểm Tây, ông về Bắc Kinh học Đại học Thanh Hoa.
Từng công tác tại tỉnh Hà Bắc và Phúc Kiến, ông lên giữ chức Bí thư Thành ủy Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến trong thập niên 1990, rồi làm lãnh đạo Đảng và chính quyền Chiết Giang trong thập niên 2000.
Ông cũng làm Bí thư Thành ủy Thượng Hải (2007) và về Trung ương phụ trách Trường Đảng sau đó.
Hiện ông là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Giám đốc Trường Đảng Trung ương.
Báo Mỹ Bấm ew York Timesmục nhân vật:
"Đa phần sự nghiệp của ông Tập, năm nay 57 tuổi là lo lãnh đạo tại khu vực duyên hải phía Đông vốn bùng nổ về kinh tế, và là tuyến đầu của cuộc thí nghiệm Trung Quốc thực hiện với chủ nghĩa độc đoán mang tính thị trường.
Đây là môi trường thu hút đầu tư nhưng cũng gài các chi bộ Đảng vào công ty tư nhân, và bành trướng sự hỗ trợ của chính quyền cho những doanh nhân hình mẫu.
Đây chính là kinh nghiệm chính trị và kinh tế mà ông Tập có, còn ông Hồ Cẩm Đào không có khi leo lên chức vụ cao nhất.
So với ông Hồ, thì ông Tập là một ông quan đỡ cứng nhắc hơn (nguyên văn: dour mandarin).
Người cao và chắc nịch, ông Tập thuộc nhóm ‘thái tử đảng’, tức con ông cháu cha của tầng lớp quan chức Đảng cao cấp, và ông cũng có vợ là ca sĩ, thiếu tướng Quân Giải phóng, bà Bành Lệ Viện.
Không ‘người máy’ như ông Hồ, ông Tập đã đập thẳng tay Phương Tây trong một số bài diễn văn gần đây. Ông cũng cảnh báo những ai chỉ trích sự vươn lên của Trung Quốc là đang “chỉ mặt’ vào nước này.
Nhưng cùng lúc, ông cho con gái đăng ký vào học ở Harvard bằng tên giả.
Ông Tập, đã lên bậc thang quyền lực nhờ xây dựng vây cánh trong số các quan chức cao cấp của Đảng, nhất là những người thuộc phe nhóm ông Giang Trạch Dân, đồng thời ông chăm lo tạo hình ảnh khiêm tốn, tự lực chứ không tỏ ra là có quan hệ thân thuộc cao cấp, theo lời các quan chức biết ông..."
Trang Al-Jazeera trong bài của Bấm Melissa Chan:
"Năm nay là năm Rồng, con vật biểu tượng của Trung Quốc nhưng cũng đem lại đầy điềm xấu và một năm thách thức…Những tháng tới, mối lo ngại lớn nhất là Đảng Cộng sản Trung Quốc có cuộc chuyển đổi quyền lực một lần trong cả một thập niên.
Chúng tôi nghĩ thật hợp lý khi bắt đầu năm mới bằng chuyến về xem người sẽ lên đỉnh cao quyền lực là thế nào: ông Tập Cận Bình.
Chúng tôi đến tỉnh Thiểm Tây, nơi ông sống bảy năm thời Cách mạng Văn Hóa. Bản thân tôi thấy câu chuyện về giai đoạn đó trong đời ông đầy ấn tượng: nó là chuyện về một cậu bé sinh ra nơi đô thị bị gửi về quê. Chúng ta cùng biết rằng cậu bé Tập Cận Bình hồi nhỏ chăm đọc sách và đọc cả đêm sau khi đã xong việc đồng áng. Rồi chuyện Tập được bầu làm chủ tịch xã và chỉ rời đi sau khi được người dân hoàn toàn ủng hộ.
Nhưng chúng tôi đã không thu được nhiều video. Quan chức chính quyền thường cáo buộc truyền thông nước ngoài là thiên vị, rằng chúng tôi thường vẽ ra bức tranh đen tối về Trung Quốc.
Tại đây tôi muốn kể về một câu chuyện thật tích cực nhưng chỉ sau một giờ trong làng, chúng tôi bị quan chức địa phương tống cổ đi. Xem ra Trung Quốc không muốn làm cách nào khác ngoài chuyện ngăn chặn thông tin, kể cả khi gây hại cho chính mình..."

Ông Tập bắt tay Đại sứ Gary Locke, gốc Hoa, người phê phán tình hình nhân quyền ở TQ
Trang Bấm Jamestown.orgtrong bài của Bruce Gilley:
"Chân dung những người sẽ vào Bộ Chính trị cuối năm 2012 là điều trọng yếu cho ông Tập Cận Bình. Vì nếu không có đồng minh trong cơ quan này, ông Tập sẽ không thể nào thúc đẩy được nghị trình chính trị của mình. Đặc biệt, ông Tập cần có ba đồng minh, những người nhiều khả năng sẽ vào Thường vụ Bộ Chính trị: Bạc Hy Lai, Bí thư Trùng Khánh, Vương Kỳ Sơn, Phó Thủ tướng phụ trách ngoại thương và tài chính, và Trương Đức Giang, Phó Thủ tướng nắm ngành giao thông, năng lượng và công nghiệp.
Các chức vụ này được bổ nhiệm ra sao còn tùy vào cuộc chơi quyền lực và mọi dấu hiệu của khúc mắc cho cuộc kế thừa sẽ được theo dõi chặt.
Một yếu tố nữa là liệu ông Lý Khắc Cường, hiện là Phó Thủ tướng thường trực, đối thủ của ông Tập, có giành được ghế để cho ông ta hay là ghế thủ tướng sẽ phải nhường cho Vương Kỳ Sơn. Và như thế, ông Lý có thể phải nhận chức Chủ tịch Quốc hội.
Nếu phương án này xảy ra thì cán cân quyền lực gồm hai phái vốn được duy trì 10 năm qua sẽ bị lung lay, gây ra các chuyển biến cho chính sách.
Ngoài ra, yếu tố thứ ba còn là chuyện liệu có xảy ra cuộc chuyển giao tới ‘thế hệ lãnh đạo thứ sáu’ hay không.
Giá trị của việc chuyển quyền êm thắm sẽ còn ý nghĩa với các đảng viên cùng sự thăng tiến của ông Tập trong năm 2012. Nhưng đây có thể chỉ là một lần duy nhất, nhờ có sự phối hợp của phong cách đồng thuận của Hồ Cẩm Đào và quyết định của ông Giang Trạch Dân chọn ông Tập làm người kế vị.
Nếu không rõ ‘lãnh đạo thế hệ sáu’ là gì thì cuộc đấu giành ghế sẽ có nguy cơ mang tính cạnh tranh hơn và bất ổn hơn trong năm 2012.
Phái ‘lãng mạn Marxist’ như ông Lý Khắc Cường thu hút sự ủng hộ trong các cơ quan Đảng và vùng nội địa nghèo khó.
Phái thực tiễn Leninist như ông Tập lại lên nhờ các vị trí mang tính kỹ trị trong hệ thống chính quyền, chủ yếu ở vùng ven biển giàu có.
Phe ông Lý chú tâm đến công bằng xã hội và ý thức hệ, còn phe ông Tập quan tâm nhiều đến quyền lực quốc gia và kỷ luật Đảng.
[Thế nhưng] cả hai phe đều mị dân và có gốc gác con ông cháu cha.
Nếu tới đây ông Tập có thêm đồng minh, ông sẽ có nhiều cơ hội hơn để thúc đẩy nghị trình Leninist dân tộc chủ nghĩa về trong các chính sách công..."

Phó Chủ tịch Tập Cận Bình nói chuyện với thanh niên Việt Nam tại Hà Nội
Tạp chí Bấm Đảng Cộng sảncủa Việt Nam:
Trong bài viết của tác giả Minh Châu, báo Đảng của Việt Nam nhấn mạnh đến vai trò giáo dục thanh niên Trung – Việt của ông Tập trong chuyến thăm sang Hà Nội tháng 12/2011 như sau:
“Đồng chí Tập Cận Bình, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hy vọng thanh niên hai nước sẽ kế thừa và phát triển tình hữu nghị truyền thống Trung - Việt, sẽ tự giác hơn để gánh vác trọng trách lịch sử, đóng góp trí tuệ và lực lượng vào việc làm phong phú thêm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Việt,”
“[Đồng chí] hy vọng thanh niên hai nước trở thành sứ giả của tình hữu nghị đời đời bền vững giữa Trung Quốc và Việt Nam, tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử của tình hữu nghị Trung - Việt, kề vai, sát cánh thúc đẩy cây hữu nghị Trung - Việt không ngừng đơm hoa kết trái.”


--Chuyện xưa chuyện nay: “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc (PLTP). –  Hun Sen Affirms Neutrality in South China Sea Conflict (VOA English). –  South China sea—The new Persian gulf ? (Indian Defence Board). – VN nhận trực thăng cho hải quân  –  (BBC).--Trung Quốc xuyên tạc lịch sử, gây căng thẳng ở Biển Đông  (NCBĐ/ VnExpress).– Phỏng vấn Giáo sư Thayer và Tiến sĩ Valencia:  Đĩnh đạc Việt Nam. -




Vợ con của một nhân vật bất đồng chính kiến Trung Quốc đến Mỹ   –  (VOA).

Công an Trung Quốc đàn áp người Tây Tạng : Ít nhất một người chết  –  (RFI). –Trung Quốc chỉ trích các tin ‘phóng đại’ về đụng độ ở Tây Tạng  –  (VOA). – Công an TQ bắn người biểu tình Tây Tạng  –  (BBC).  - Hoa Kỳ lên án bạo động tại khu vực người Tây Tạng ở Trung Quốc - (VOA). – Trung Quốc không phải là melting pot  – (VOA’s blog).-Chinese vice president Xi to visit White House February 14 -WASHINGTON (Reuters) -Vợ con của một nhân vật bất đồng chính kiến Trung Quốc đến Mỹ - VOA -Thân nhân của một nhân vật bất đồng chính kiến có tên tuổi của Trung Quốc đang bị giam về tội lật đổ chính quyền đã trốn sang Mỹ.
Trung Quốc chỉ trích các tin 'phóng đại' về đụng độ ở Tây Tạng - VOA -Trung Quốc hôm nay tố cáo các tổ chức nhân quyền nước ngoài đã phóng đại tin tức về những cuộc đụng độ giữa người biểu tình Tây Tạng và cảnh sát ở tây nam Trung Quốc. Các tổ chức ủng hộ Tây Tạng và những người được chứng kiến hôm qua cho  biết cảnh sát trong tỉnh Tứ Xuyên đã nổ súng vào mấy ngàn người Tây Tạng không có vũ khí tại một huyện mà người Trung Quốc gọi là Lư Hoắc và người Tây Tạng gọi là Draggo. Nhưng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm nay gọi các bản tin đó là 'phóng đại' và nói rằng cuộc đụng độ chỉ có liên quan đến 'mấy chục người biểu tình'.

Giáo sư TQ gọi dân Hong Kong là ‘đồ chó’   –  (BBC).  – Giáo sư TQ mạ lỵ người Hong Kong  –  (BBC)-Điểm sách về cuộc sống hiện đại ở Trung Quốc: The Fat Years (LAT 22-1-12)-LEAD: Toll from Tibetan protests rises to five in China, exiles say DPA
-- Điệp viên Hàn Quốc “hối lộ” 500 triệu USD cho Triều Tiên tị nạn ở Mỹ (GDVN).----

Tổng số lượt xem trang