Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

Nền kinh tế mới nổi nào có khả năng đương đầu tốt nhất với khủng hoảng? Có phương án huy động 300-500 tấn vàng trong dân

-Nguồn:--Nền kinh tế mới nổi nào có khả năng đương đầu tốt nhất với khủng hoảng?
-Việt Nam xếp thứ 5 trong danh sách cho thấy khả năng đương đầu kém nếu khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra.
Cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) gần đây đều cảnh báo rằng nếu khủng hoảng khu vực đồng tiền chung euro tồi tệ hơn thì sẽ kéo cả thế giới vào suy thoái sâu. 
Nếu điều đó xảy ra, các nền kinh tế mới nổi sẽ một lần nữa chịu thiệt hại vì xuất khẩu giảm và cạn dòng vốn. Economist đã xem xét và đưa ra danh sách các nước có tiềm lực tài chính và tiền tệ mạnh nhất để thúc đẩy nhu cầu trong nước. 



Tin tốt là trong khi các nước giàu nhất có rất ít hoặc không có khả năng cắt giảm lãi suất hay tăng nợ công, các thị trường mới nổi vẫn có tiềm lực tài chính và tiền tệ mạnh mẽ, thâm hụt ngân sách bình quân năm ngoái của các nước này chỉ là 2% GDP, so với 8% tại các nền kinh tế phát triển nhất thế giới G7. Và tổng nợ chính phủ nói chung ở mức trung bình chỉ 36% GDP, so với 119% GDP tại các nước giàu.

a

Tuy nhiên, một số chính phủ có khả năng nới lỏng chính sách nhiều hơn. Economist đã xếp hạng 27 nền kinh tế mới nói theo khả năng linh hoạt tài khóa và tiền tệ của các nước. Chỉ số khả năng điều chỉnh linh động của Economist xếp hạng các nền kinh tế có thể đương đầu tốt nhất với suy thoái toàn cầu. 

Màu sắc của các nước trong biểu đồ dưới đây được phân loại như sau: màu xanh nghĩa là trong tình trạng an toàn, đỏ nghĩa là khả năng đương đầu kém.

Chỉ số cho thấy Trung Quốc, Indonesia và Ảrập Xêut có khả năng hỗ trợ tốt nhất cho tăng trưởng. Trong khi, Ai Cập, Ấn Độ và Ba Lan là các nước có ít khả năng kích thích kinh tế, do chính phủ vay mượn quá nhiều, thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và lạm phát cao. Brazil cũng trong vùng màu đỏ. 

Thật không may, một số nền kinh tế lớn như Brazil, Ấn Độ gần đây tăng trưởng chậm lại không có khả năng nới lỏng chính sách nhiều bằng Trung Quốc, nước không cần phải thúc đẩy tăng trưởng.

Mặt khác, Trung Quốc có khả năng còn giảm hỗ trợ nền kinh tế trong trường hợp "hạ cánh mềm" thay vì suy thoái kinh tế. Chỉ riêng Trung Quốc năm ngoái đã đóng góp tới 1/3 tăng trưởng GDP toàn cầu.

Việt Nam xếp thứ 5 trong danh sách với điểm số gần 80, phản ánh khả năng đương đầu kém với khủng hoảng kinh tế toàn cầu.


--- NHNN sẽ trình Chính phủ đề án huy động vàng trong dân (DVT). Có phương án huy động 300-500 tấn vàng trong dân (LĐ).
Thông tin được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát đi ngày 30.1 cho hay, cơ quan này tới đây sẽ trình Chính phủ đề án huy động lượng vàng dự kiến khoảng 300-500 tấn trong dân.

Đề án huy động này - theo NHNN - được xây dựng dựa trên cơ sở của nghị định thay thế Nghị định 174 về quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh vàng (trong đó có hoạt động sản xuất kinh doanh vàng miếng) vừa được NHNN trình lên Chính phủ xem xét và Nghị định số 95/2011 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ và vàng.
Trao đổi với báo chí, Thống đốc NHNN – ông Nguyễn Văn Bình - cho hay, trong đề án này, thời gian tới đây Nhà nước sẽ đứng ra huy động vàng thông qua các tổ chức tín dụng (TCTD). Với hình thức này, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào thị trường mà thông qua các tổ chức trung gian là các TCTD. Bên cạnh đó với nhiều công cụ khác nhau như kinh doanh vàng trên thị trường quốc tế, Nhà nước sẽ bảo hiểm được rủi ro do biến động của giá vàng thế giới và qua đó đảm bảo giá trị tài sản của người dân mà vẫn có thể sử dụng số vàng đó quy đổi thành ngoại tệ để phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH.
Người dân mua nhẫn vàng trơn để tích trữ. Ảnh: Kỳ Anh
Theo đánh giá của NHNN, lượng vàng trong dân hiện vào khoảng 300-500 tấn. Với mức giá vàng thế giới hiện dao động trong khoảng 1.720USD/oz, trị giá lượng vàng trong dân hiện lên tới 16,59-27,65 tỉ USD. Thực tế các TCTD trước đây cũng đã tiến hành huy động vàng và cho vay bằng vàng. Song theo NHNN, trong thời gian vừa qua (đặc biệt trong năm 2010 và 2011), sự biến động quá lớn của giá vàng khiến việc huy động và cho vay bằng vàng của các TCTD gặp nhiều rủi ro và do đó hoạt động này chưa phát huy được hiệu quả. Với cơ sở các quy định trên đây và phương án huy động trong thời gian tới, NHNN cho rằng một mặt sẽ ngăn chặn được hiện tượng đầu cơ vàng trong nền kinh tế, bình ổn được thị trường vàng, điều tiết giá vàng trong nước diễn biến phù hợp với giá vàng thế giới.
Trước đó, theo Thông tư số 11 do NHNN ban hành, kể từ ngày 1.5.2011, các TCTD tín dụng phải chấm dứt cho vay và huy động vốn bằng vàng, trừ trường hợp phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để chi trả vàng theo yêu cầu của khách hàng khi số vàng thu nợ và tồn quỹ không đủ để chi trả. Việc phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng của TCTD cũng phải chấm dứt vào ngày 1.5 tới đây.


 -Chúng tôi có sẵn vài tỉ USD để đầu tư vào Việt Nam (LĐ 30-1-12) -- Sheldon Adelson, tỷ phú casino thế giới, đến VN đinh mở casino.  Ông này (và vợ) cũng đang làm sôi động chính trường Mỹ vì đã bỏ ra gần 10 triệu đô la tiền túi để giúp Newt Gingrich tranh cử tổng thống Mỹ.  Ông ta đi đến đâu là "mua người" (nháy nháy) ở đấy! Bài mới ra hôm nay về ông này: The Problem With Sheldon Adelson (Tablet 30-1-12) -Tháp điện gió Việt Nam xuất qua Mỹ bị vạ lây vì dính đến Trung Quốc-Tháp điện gió Việt Nam xuất qua Mỹ bị vạ lây vì dính đến Trung Quốc   –  (RFI). Ngân hàng lách lãi suất dưới góc nhìn của Thống đốc (Tầm nhìn). - Phân bổ chi phí tái cơ cấu ngân hàng và những giải pháp (Tầm nhìn). - Hấp dẫn tín dụng ngoại tệ 2012 (VnEconomy). - Rủ nhau mua vàng trước ngày thần tài (NLĐ). - “Doanh nghiệp chỉ nên vay vừa phải để cầm cự” (VnEconomy). - Chứng khoán: Vùng đáy và sự đổ vỡ cuối cùng (VEF).  - “Thị trường chứng khoán năm 2012 sẽ khởi sắc” (TTXVN).  - Bộ trưởng Tài chính: ‘Chứng khoán 2012 sẽ tiền hung, hậu cát’ (VNE).


--

Tổng số lượt xem trang