Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

BIẾT ĐỎ MẶT

Tin liên quan: -Vụ ném mìn, nổ súng vào CA, quân đội: Lừa dân thế này, dồn dân thế này
-Vì sao lại vu oan cho Nhân dân?


BIẾT ĐỎ MẶT-Mr Diep


-Nguồn: t/g gửi ttngbt blog


MỘT

Nhắc tới Chị Hai, vẻ mặt anh Hai thoáng chút đượm buồn, anh Hai là Huỳnh Minh Đoàn, ủy viên trung ương, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Đồng Tháp. Trưởng thành từ người lính “kỷ luật thép”, anh Hai làm Bí thư sau khi tiền nhiệm của anh là ông Trương Vĩnh Trọng về trung ương làm phó Thủ tướng. Tương tự là chuyện anh Sáu (Trương Ngọc Hân, Chủ tịch UNDN tỉnh Đồng Tháp). Khác với anh Hai, anh Sáu không là con nhà binh chuyên nghiệp, nhưng là lãnh đạo chuyên nghiệp, từng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo từ cấp cơ sở cho đến nay là người đứng đầu chính quyền tỉnh.




Sau khi báo chí và dư luận lên tiếng về chuyện “lùm xùm” mấy cái bè nuôi cá ở Châu Thành, Đồng Tháp của chị Hai và chị Sáu. Cả anh Hai và anh Sáu đều “tự giác” không “ứng cử” thêm cho nhiệm kỳ tiếp theo. Ở góc độ lãnh đạo, dưới sự lãnh đạo của hai anh, địa phương này đã có bước phát triển khá. Bản thân hai anh luôn được” tín nhiệm”. Nếu cả hai anh “tham quyền cố vị” thì “huề cả làng”, bởi: Ai làm người đó chịu!

Thật không công bằng chút nào khi “lề phải” mà nổi bật là tờ Tuổi Trẻ, tờ báo đi đầu trong việc “đưa vụ lình xình gia đình của hai anh ra ánh sáng”, lại “cố quên” tình tiết này - một tình tiết - có thể tạo ra một hiệu ứng đô mi nô văn hóa “thôi tái quan” trong khi tuổi vẫn còn phục vụ theo luật công chức…

HAI.

Ngày 17-01-2012, phó chủ tịch Thành phố Hải Phòng, ông Đỗ Trung Thoại, chủ trì họp báo về vụ anh Vươn, tại đây ông phó này dõng dạt tuyên bố dân phẫn nộ phá nhà anh Vươn! Một phát biểu mà nếu ở nước Mỹ, có lẽ người dân ra đường với khẩu hiệu tôi không bầu cho ông Thoại (làm phó chủ tịch), như người dân
Mỹ từng khắc trên ngực áo hàng chữ tôi không bầu cho Tổng thống Bush, khi ông này phát động tấn công I Rắc với lý do nước này phát triển vũ khí hạt nhân!
Thêm một lần nữa dư luận, báo chí, nhân chứng có khoảng cách với chính quyền, các cơ quan thực thi pháp luật. Thông tin trên báo chí “lề phải” cho biết, gia đình anh Vươn bắt đầu khiếu nại, (đây là khiếu nại phát sinh vì mất của cải, mất nhà, còn khiếu nại trước đó là thu hồi đất sai luật). Sự việc vẫn đang tiếp diễn …

KẾT.

Theo dư luận được biết, cái sai rõ mười mươi của chính quyền trong vụ anh Vươn là khá rõ ràng. Hàng loạt quan chức chính quyền Hải Phòng “lấp liếm” chống đỡ sự thật đang ngày càng sáng tỏ, có lẽ nên hiểu như là trò “cố đấm, ăn xôi” - một căn bệnh vượt ra ngoài phạm trù đạo đức, pháp luật mà vốn nhỉ nhiều quan chức sa hóa hủ bại thường mắc phải. Tất cả quan chức có liên quan (trực tiếp hay gián tiếp) điều là đảng viên, thì có nên tại vị khi để địa phương mình quá nhiều “lời ong tiếng ve” như vậy không.

Vụ anh Hai, anh Sáu là khá hiếm khi các anh chấp nhận hệ lụy vì “bụng làm, dạ chịu”.. Vụ anh Vươn dấy lên sự căm phẫn của cả nước. Nếu biết “đỏ mặt” thì không những, những cá nhân trực tiếp lạm quyền, mà lãnh đạo gián tiếp liên quan từ huyện tới Thành phố Hải Phòng nên làm điều thuận, như thừa nhận sai phạm và tìm một lời lượng thứ từ khi dư luận “hơi nghi nghi” chứ không cần phải đợi tới “điểm mặt, chỉ tên”.

Ở đâu có lạm dụng quyền lực, ở đó có sâu đục khoét và chi phối. Những người như anh Hai, anh Sáu biết “đỏ mặt” nên dân không phẫn nộ. Ở đâu không biết “đỏ mặt” thì kết cục có nhiều bi thảm, mà gánh chịu - là thường dân thấp cổ, bé họng. Vụ anh Vươn là một bằng chứng sống cho nhận định đó. (TÂN CHÂU).

Cảm ơn t/g đã gửi bài !

-Trả lời Tuổi Trẻ, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Trương Ngọc Hân: -Chúng tôi nghiêm túc nhìn nhận sai sót
TT - Xung quanh các sai phạm liên quan đến lãnh đạo chủ chốt tỉnh Đồng Tháp (Khi người thân lãnh đạo được ưu ái Tuổi Trẻ 24-12), trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ chiều 25-12, ông Trương Ngọc Hân - chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - nói: "Chúng tôi thẳng thắn nhìn nhận là có vi phạm trong việc quản lý thu hồi, cho thuê đất bãi bồi ở Châu Thành".-


- --Khi UBND tỉnh "to" hơn chính phủ Vũ Hữu Sự (Nông Nghiệp VN) -Vụ Tiên Lãng: Lỗi tại dân tất cả? - (BBC)-Hai tuần trôi qua sau vụ Cống Rộc nhưng không có quan chức Hải Phòng hay Tiên Lãng nào thẳng thắn nhận trách nhiệm cá nhân.Vụ chống cưỡng chế ở Tiên Lãng: Vì sao lại vu oan cho Nhân dân? (DT 18-1-12) -- Lập đoàn giám sát vụ cưỡng chế đất Hải Phòng (VnEx 18-1-12) 
Báo chí Việt Nam 'mắng' lãnh đạo Hải Phòng 'vô liêm sỉ' (Nguoi-Viet Online) -Từ một chuyện xảy ra ở khu đầm nuôi cá của gia đình anh em ông Ðoàn Văn Vươn tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, đã trở thành đề tài phát biểu sôi nổi của rất nhiều giới khác nhau trong nước.
 SỰ KIỆN NÔNG DÂN THÁI BÌNH NỔI DẬY NĂM 1997 basamĐại tướng Lê Đức Anh nhận định về phát biểu của Phó chủ tịch Hải Phòng(GDVN).  – “Nhà Vươn bị máy ủi san bằng, có sự góp mặt của chính quyền xã”(GDVN).  – “Quyết định giao đất thể hiện đầm tôm bị cưỡng chế là đất nông nghiệp” (DT).  – Vụ cưỡng chế tại Hải Phòng: Thành phố không nên “thuyết minh” cho huyện (DT).  – Vụ cùng quẫn, cuồng sát trong cưỡng chế thu hồi đất tại Tiên Lãng, Hải Phòng: Người dân bất bình vì bị đổ tội (DV).  – 5 “mâu thuẫn” trong vụ cưỡng chế, thu hồi đất tại Tiên Lãng, Hải Phòng(GDVN). – THEO DÕI VỤ TIÊN LÃNG, NHỚ LẠI CHUYỆN BÍ THƯ THÀNH ỦY HẢI PHÒNG XIN “GIẢI CỨU” CHO CẤP DƯỚI SAI PHẠM ĐẤT ĐAI – (Mai Thanh Hải) - Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: Chính quyền địa phương tiền hậu bất nhất? (GDVN).  - TIÊN LÃNG ƠI, HẾT THUỐC RỒI  —  (Văn Công Hùng).  – DƯƠNG PHI ANH: Báo cáo làm sao bây giờ? (Quê choa).  -Yêu cầu khẩn: Chính quyền phải lo nhà cho gia đình anh Vươn trong dịp tết… (Nguyễn Tường Thụy).  -“Dân bất bình”, nguy quá!    —  (Anh Vũ).  - Lẽ nào “gieo gió… gặt đạn chùm”? (ĐĐK).Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng: Tướng Thệ, tướng Hương đồng loạt lên tiếng (GDVN).  - GS. Đặng Hùng Võ: Phó Chủ tịch TP Hải Phòng nói linh tinh (GDVN).  - Tiền bạc, ruộng đồng, và… thân phận của người nông dân (SGTT).


-Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật "Tôi không theo dõi vụ này"
-TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã khẳng định như trên về việc cơ quan chức năng huyện Tiên Lãng – Hải Phòng san bằng nhà của ông Đoàn Văn Vươn
* Phóng viên: Là nhà nghiên cứu luật pháp, đồng thời có nhiều năm xây dựng pháp luật trong lĩnh vực thủy sản, ông nhìn nhận như thế nào đối với quan điểm của chính quyền huyện Tiên Lãng trong vụ cưỡng chế đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn?
- Ông Đinh Xuân Thảo: Luật Đất đai và các quy định pháp luật khác đã quy định rất rõ về trường hợp đất đai của gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Tôi chỉ nói thêm Luật Thủy sản năm 2003 đã quy định đối với đất nuôi trồng thủy sản, bao gồm cả đất và mặt nước được giao thời hạn 20 năm như đối với đất trồng cây ngắn ngày. Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn đối xử thiếu công bằng, như đất nuôi trồng thủy sản chỉ cho đấu thầu vài năm rồi thu hồi…
Cũng theo quy định của các luật hiện hành, quyền sử dụng của người đầu tư khai khẩn đất, được giao đất sau khi hết 20 năm thì họ tiếp tục được cho thuê. Hoặc người trả tiền thuê một lần còn được thêm nhiều ưu đãi khác như quyền sử dụng giấy chứng nhận để thế chấp ngân hàng… Chính sự nhận thức không đầy đủ về  luật pháp hoặc chính quyền nghĩ dân không nắm được luật nên đã làm ẩu, dẫn đến những vụ thu hồi đất sai luật nhằm cho người khác thuê với giá có lợi hơn.
Ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn đã bị san bằng sau vụ cưỡng chế. Ảnh: THẾ DŨNG
* Ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn không nằm trong phạm vi bị cưỡng chế nhưng đã bị san bằng thì có vi phạm luật?
- Về luật pháp, phải tách bạch rõ ràng 2 việc: Ngôi nhà là nơi trú ngụ của người phạm tội và là nơi ẩn náu của người phạm tội. Ngay trong trường hợp để bắt tội phạm trong các vụ án lớn như bắt giữ con tin tại một trụ sở cơ quan Nhà nước hay nhà của người khác thì cũng không được phép phá nhà nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu. Trường hợp ở đây là ngôi nhà của người phạm pháp (ông Đoàn Văn Vươn – PV), đó là tài sản của bản thân họ và người thân thì càng không thể dùng biện pháp san bằng và chẳng pháp luật nào cho phép làm việc này. Vì thế, huyện Tiên Lãng phải bồi thường ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn bị phá hủy. Đồng thời phải làm rõ trách nhiệm người ra quyết định này.
Việc san ủi nhà chỉ được thực thi trong trường hợp ngôi nhà lấn chiếm phải tiến hành giải tỏa khi chủ nhân không chịu tự nguyện tháo dỡ. Ngoài ra, việc san ủi nhà chỉ được tiến hành trong trường hợp xảy ra cháy lớn, cần giải tỏa một ngôi nhà để cho xe cứu hỏa vào cứu nhiều ngôi nhà khác thì mới không cần sự cho phép của chủ sở hữu. Tuy nhiên, Nhà nước phải bồi thường nhà và tài sản bị thiệt hại từ sự giải tỏa này.
Tôi cho rằng vụ việc cưỡng chế ở Tiên Lãng đang gây xôn xao dư luận, nếu TP Hải Phòng không có hướng xử lý thỏa đáng có thể bị khiếu kiện.
* Công sức khai khẩn, tiên phong lấp biển của ông Đoàn Văn Vươn có được xem xét để được ưu tiên trong việc tiếp tục được cho thuê đất, thưa ông?
- Việc khai khẩn và thu hồi phải căn cứ việc đất được khai khẩn có phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung, hạ tầng của địa phương hay không. Nếu trong trường hợp không vi phạm quy hoạch thì chính quyền phải có trách nhiệm xem xét để hợp thức hóa quyền sử dụng cho người có công, cũng như xem xét việc tiếp tục cho thuê dài hạn khi họ có nguyện vọng.
* Đối với một vụ việc cưỡng chế hành chính thông thường có được phép sử dụng lực lượng vũ trang, thưa ông?
- Tôi cũng xin nói thêm về việc huyện Tiên Lãng sử dụng lực lượng vũ trang (quân đội - PV) trong quá trình cưỡng chế cần được xem xét để làm rõ tại sao lại có quyết định này. Quy định của pháp luật không cho phép dễ dãi trong việc sử dụng lực lượng vũ trang trong việc tiến hành cưỡng chế. 
Việc sử dụng lực lượng vũ trang, có trang bị vũ khí chỉ được áp dụng trong trường hợp phía bị cưỡng chế đã chuẩn bị một lực lượng đối kháng mạnh để chống lại người thi hành công vụ và được phát hiện ngay từ đầu. Nếu chỉ đơn thuần là giữ gìn trật tự thì không được sử dụng lực lượng vũ trang. Việc này phải làm rõ xem huyện Tiên Lãng có làm đúng không.

Đại biểu Quốc hội phải theo dõi vụ việc
Chiều 14-1, bà Lê Thị Thu Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, cho biết qua báo chí bà đã nắm vụ việc cưỡng chế ở huyện Tiên Lãng nhưng hiện chưa có đủ hồ sơ về vụ việc này. “Là một đại biểu Quốc hội, người đại diện cho dân thì những vấn đề, sự kiện như vụ việc ở Tiên Lãng vừa qua rất cần phải nắm bắt tình hình. Việc này thuộc chuyên ngành của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội vì đây là vụ việc cưỡng chế hành chính. Hiện nay, Ủy ban Pháp luật đang thẩm tra dự thảo Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính, trong đó có quy định về cưỡng chế hành chính”.
Chiều cùng ngày, phóng viên trao đổi về vụ việc xảy ra ở Tiên Lãng được báo chí thông tin trong nhiều ngày qua, ông Trần Đình Long, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nói: “Tôi không theo dõi vụ việc này...”.
Thế Dũng thực hiện----

Tổng số lượt xem trang