Tàu Vinalines Unity trong một lần cập cảng Hải Phòng. Ảnh: Internet. |
(TBKTSG) - Đến tháng 9-2011, sau khi số vụ bắt giữ tàu Việt Nam tại các cảng quốc tế tăng lên đột biến đến 83 vụ, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã giao cho ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng bộ này trực tiếp điều tra tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp cụ thể. Song, từ đó đến cuối tháng 12-2011, chỉ chưa đầy ba tháng sau, giải pháp cụ thể vẫn chưa được đưa ra trong khi danh sách tàu bị lưu giữ đã lại tăng vọt lên đến 126 tàu.
Ngành đóng tàu có vấn đề?
Theo danh sách tàu bị lưu giữ của Đăng kiểm Việt Nam thì một số tàu Việt Nam dù được đóng ở các nước tiên tiến nhưng đã cũ, lại không được kiểm tra bảo dưỡng tốt, dẫn đến nảy sinh những lỗi nặng khiến tàu bị bắt. Có thể kể ra một số con tàu thuộc lứa tuổi cũ như tàu Golden Light, tàu Lucky Viship, tàu Xitona, tàu Tân Bình 05, tàu Sunny Viship, tàu Blue Viship… Các con tàu này được đóng ở Anh, Nhật vào những năm 1980.Tuy nhiên, một số tàu do các nhà máy đóng tàu Việt Nam đóng khoảng từ năm 2005-2010 vẫn bị bắt giữ. Đó là các con tàu Vinalines Unity, tàu Sail 36, tàu Dong An 08 - ALCI, tàu Quang Đình 36, tàu Việt Thuận 68, tàu Trường Phát 01 - ALCI, tàu An Trung 168, tàu Century Star… Một số nhận định ban đầu là các tàu đóng tại các nhà máy đóng tàu Việt Nam đang có vấn đề.
Đơn cử, trong danh sách những tàu mới đóng bị lưu giữ do các lỗi PSC (kiểm tra của cơ quan thẩm quyền tại cảng - Port State Control) lần này có tàu Hải Tiên 18, được đóng tại một nhà máy ở Hải Phòng năm 2009, được thiết kế để chạy dầu nặng FO. Tuy nhiên, theo mô tả của người quản lý con tàu, sau khi hết thời hạn 500 hải lý chạy DO để trơn máy thì tàu vẫn không thể sử dụng được dầu FO do hệ thống hâm nóng FO không vận hành, khiến cho tàu khi hành hải quốc tế mang theo một bụng FO nhưng chủ tàu phải cắn răng mua DO để chạy với giá đắt hơn đến 30% so với giá FO. Chưa hết, các dấu vết hàn cắt trên mặt boong nham nhở, vòi nước trong các phòng vệ sinh sử dụng mới sáu tháng đã hỏng, các vách ngăn khi lắp ráp không khớp nhau, xộc xệch…
Nguyên nhân con người?
Nguyên nhân của tình trạng bị bắt giữ tại nước ngoài thì nhiều, nhưng chủ yếu là do yếu tố con người. Con người ở đây là các thuyền viên, các chủ tàu, người khai thác, đội ngũ những quan chức có chức năng quản lý cảng biển, đăng kiểm…
Tình trạng hàng hóa lưu thông khan hiếm, giá cước rẻ mạt như hiện tại khiến việc chạy tàu luôn bị lỗ, và không có tiền thì việc quan tâm đúng mức đến việc trang bị cho tàu sẽ gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, một số chủ tàu hoàn toàn mù mờ trong việc quản lý và khai thác tàu nên việc chăm lo cho tình trạng con tàu càng bị lơ là.
Kiểm tra PSC tại các cảng Việt Nam chỉ mang tính hình thức. Hầu hết các tàu bị bắt giữ tại nước ngoài đều xuất phát từ các cảng Việt Nam đi, và trước khi đi nước ngoài việc kiểm tra an toàn luôn được thực hiện nhưng ra đến nước ngoài tàu vẫn bị bắt giữ. Điều này cho thấy hệ thống PSC tại các cảng biển của Việt Nam đang có vấn đề.
Trong số các tàu Việt Nam bị bắt giữ trong năm nay có những tàu gặp phải lỗi rất ngớ ngẩn như thuyền trưởng và sĩ quan tàu Kiến Hưng thuộc Công ty TNHH Thương mại và Vận tải biển Gia Long khi lưu tại cảng Tangjung Priok, Indonesia đã không nắm rõ quy trình vận hành bảng báo động cháy; thuyền trưởng tàu Việt Mỹ thuộc Công ty cổ phần tập đoàn Dầu khí An Pha không biết ai là đại diện của công ty và nhiệm vụ của người đại diện; tàu Phương Nam 1 thuộc Công ty TNHH một thành viên Đầu tư du lịch và Vận tải biển Phương Nam bị giữ tại Sendai Shiogama, Nhật Bản, có lỗi do thuyền viên không biết cách thả xuồng cứu sinh…
Có rất nhiều lỗi nghiêm trọng dễ dẫn đến những tai nạn đáng tiếc như hệ thống phòng cháy, chữa cháy được trang bị không đầy đủ hoặc không vận hành, không hạ được xuồng cứu sinh, phao cứu sinh bị lỗi kỹ thuật… Ngay cả con tàu Vinalines Queen vừa mới bị chìm hôm 25-12 thì trước đó ngày 19-8 khi đến cảng Ningde, Trung Quốc để dỡ hàng cũng bị những lỗi như sĩ quan trên tàu không nắm rõ cách thức vận hành hệ thống chữa cháy cố định; sổ tay kiểm soát tai nạn chỉ có một cuốn; không thực hiện đánh giá nguy cơ theo hệ thống quản lý an toàn; không kiểm tra hàng tuần thiết bị cứu sinh; đầu dây thừng của thang tập trung thoát nạn ở tình trạng kém; pin của VHF hai chiều dùng để huấn luyện cứu sinh bị hỏng; quy trình hạ bè cứu sinh mạn phải và mạn trái không bố trí dưới khu vực chiếu sáng sự cố…
Hiệu quả khai thác yếu kém
Với những con tàu liên tục bị bắt giữ thì việc khai thác hiệu quả là một việc không tưởng. Bởi mỗi ngày nằm lại tại cảng thì chủ tàu phải tốn chi phí cho cảng, dầu máy, dầu máy đèn, lương thuyền viên, bảo dưỡng tàu, chi phí cho đội ngũ quản lý tàu… Đó là chưa kể khi tàu bị sự cố và bắt giữ thì phải chi những khoản không tên nhưng rất lớn cho các viên chức từ chính quyền các cảng, quan chức đăng kiểm từ phía Việt Nam lên tàu. Nếu không khắc phục xong mà tàu được rời cảng do được bảo lãnh hay được cho qua khi đã chung chi thì tại cảng tiếp theo lại phải tiếp tục chung chi. Như vậy, chi phí đội lên thật khủng khiếp.
Cũng chưa kể đến việc khi về các cảng tại Việt Nam, PSC của các cảng Việt Nam cũng kiểm tra và buộc phải sửa chữa, chi phí tàu nằm tại cảng cũng lại đội lên một lần nữa cùng với các khoản phí có tên và không tên.
Việc tàu bị lưu giữ không chỉ gây thiệt hại về tài chính và uy tín của riêng từng chủ tàu mà còn gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của đội tàu Việt Nam, làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường hàng hải quốc tế, về lâu dài, gây ảnh hưởng lớn đến chiến lượt biển của Việt Nam đến năm 2020. Nghiêm trọng hơn, việc trang bị sơ sài, thuyền viên không tốt và luôn tìm cách vượt qua các kỳ kiểm tra PSC bằng những quy trình không chính thức sẽ làm cho tình trạng tàu Việt Nam mất an toàn khi hải hành và những chuyện đau lòng như đắm tàu có thể lại xảy ra.
Để giải quyết tình trạng này, cần phải siết chặt quy trình đăng kiểm, đào tạo, nâng cao chuyên ngành và tiếng Anh cho thuyền viên, những người quản lý, khai thác tàu. Cần xem xét để gia hạn cho những thuyền trưởng, máy trưởng có kinh nghiệm và còn đầy đủ sức khỏe có thể tiếp tục làm việc. Cũng cần thường xuyên cập nhật thông tin về các công ước hàng hải quốc tế, các chính sách mới của chính quyền cảng trên khắp thế giới và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên các tạp chí và website chuyên ngành để tất cả mọi người đều có thể dễ dàng đọc được.
Theo thông tin từ Đăng kiểm Việt Nam, trong năm 2011, một số tàu bị bắt giữ đến hai, ba, thậm chí bốn lần. Tiêu biểu là các con tàu Blue Viship bị giữ tại Mumbai, Ấn Độ, ngày 10-5, đến ngày 3-9 tại Qinzhou, Trung Quốc lại một lần nữa bị giữ; tàu Tân Bình 05 tại Haikou, Trung Quốc đã bị bắt giữ đến ngày 1-9 lại bị giữ tại Zhanjian, Trung Quốc; tàu Tân Bình 38 bị bắt tại Kandla, Ấn Độ ngày 25-6, đến ngày 9-8 lại bị giữ tại Nantong, Trung Quốc; tàu Thanh Ba của Công ty cổ phần Vận tải biển và Hợp tác Lao động Quốc tế (Inlaco Saigon) bị giữ tại Tanjung Priok, Indonesia ngày 11-1, đến ngày 4-4 lại bị giữ tại Kunsan, Hàn Quốc, đến ngày 5-12 lại bị giữ tại Chenai, Ấn Độ. Tàu Xitona thuộc Công ty TNHH hàng Hải Thuận Nghĩa bị giữ tại Zhenjiang, Trung Quốc ngày 28-3, đến ngày 10-5 lại bị bắt tại cảng Zhanjian, Trung Quốc, đến ngày 5-8 khi tàu đến Fangcheng, Trung Quốc, lại tiếp tục bị lưu giữ, ngày 20-9 tại Dumai, Indonesia một lần nữa PSC lại giữ tàu này. |
___________________________________
(*) Giám đốc Nam Tinh Corp - ShipOffer.Com
-- Xung quanh việc Trung Quốc mua dầu thô của Việt Nam (Tầm nhìn/ABC/Reuters).(Tamnhin.net) - Công ty Unipec của Trung Quốc đã trả mức giá kỷ lục cho một chuyến hàng dầu thô từ Nga giao trong tháng 2/2012, đồng thời mua dầu từ Việt Nam nhằm bù đắp nguồn cung bị cắt giảm từ Iran.
Theo một nguồn của hãng tin Reuters, trong tháng 1/2012, Trung Quốc giảm một nửa mức nhập khẩu dầu thô từ Iran do hai nước chưa thống nhất về các điều khoản thanh toán năm 2012. Những thỏa thuận mới nhất cho thấy tranh chấp có thể tác động đến những cuộc đàm phán cho các chuyến hàng trong tháng Hai tới.
Trung Quốc hiện mua dầu mỏ từ Trung Đông, Châu Phi và Nga sau khi giảm nhập khẩu khoảng 285.000 thùng dầu/ngày từ Iran trong tháng 1/2012, giảm hơn một nửa mức gần 550.000 thùng/ngày theo hợp đồng năm 2011.
Giải pháp thay thế
Giới kinh doanh cho biết ngày 3/1, Công ty Unipec thuộc tập đoàn lọc dầu hàng đầu Châu Á Sinopec đã mua hai chuyến tàu chở dầu thô ESPO với 730.000 thùng từ công ty Rosneft (Nga), sẽ được giao vào ngày 13-16/2 và 25-28/2.
Unipec giành được hợp đồng mua dầu ESPO của Rosneft bằng cách trả thêm gần 1 USD/thùng so với mức giá của các công ty khác cho cùng loại dầu thô.
Rosneft cũng bán một chuyến hàng dầu mỏ như vậy với mức giá cao hơn từ 6,85-6,88 đô-la/ thùng so với giá chào hàng của Dubai. Đây là mức giá cao nhất cho loại dầu này kể từ khi nó được bắt đầu xuất khẩu cách đây hai năm.
Một chuyến tàu hàng dầu mỏ khác cũng được bán với cao hơn 6 USD/thùng so với giá chào hàng của Dubai, tương đương mức giá của những giao dịch khác trong tháng Hai. Như vậy, trong tháng 2/2012, Unipec đã mua tổng cộng ba chuyến tàu dầu mỏ loại ESPO sau khi đã mua một chuyến khác từ công ty TNK-BP (Nga) với mức giá cao hơn khoảng 6 USDla/thùng so với giá chào hàng của Dubai vào tuần trước.
Ngoài ra, Unipec cũng mua dầu thô của Việt Nam với giá gần đạt mức kỷ lục đối với loại dầu Bunga Kekwa trong một phiên đấu thầu của PV Oil thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Unipec đã trả cao hơn khoảng 7,50 USD mỗi thùng để mua 400.000 thùng dầu thô Bunga Kekwa của Việt Nam, sẽ được giao trong tháng 2. Mức giá này chỉ thấp hơn một chút so với mức giá cao nhất được trả cho cùng loại sản phẩm kể từ khi Unipec bắt đầu đặt giá tại thị trường Châu Âu vào tháng 8/2011.
Theo các nguồn tin từ giới kinh doanh và căn cứ vào dữ liệu vận chuyển hàng, Trung Quốc sẽ mua thêm 12,43 triệu thùng dầu thô từ Iraq, Nga và Tây Phi trong tháng 1/2012, nhiều hơn hẳn so với mức bù đắp nguồn cung bị cắt giảm từ Iran.
Giới kinh doanh cho biết, Unipec đã mua bốn chuyến tàu chở dầu ESPO, giao hàng trong tháng 1, nhiều hơn số lượng bình thường là 2 hoặc 3 chuyến mỗi tháng.
Ông Roy Jordan nhận định nếu có thể giải quyết được tranh chấp giữa Trung Quốc và Iran thì động thái mua dầu từ các nước khác chỉ là một thay đổi nguồn cung tương đối ngắn hạn của Trung Quốc. Theo ông, vấn đề có thể giải quyết được vào cuối quý I năm 2012.
Căng thẳng Iran khiến giá dầu biến động
Tehran đang phải đối mặt với những hình thức trừng phạt mạnh tay hơn từ phương Tây và điều này có thể làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu dầu mỏ của Iran sang Châu Âu và Châu Á.
Hôm thứ Bảy ngày 31/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama phê chuẩn các lệnh cấm vận mới có thể gây tổn hại cho ngành xuất khẩu dầu mỏ của Teheran. Theo đó, các công ty lọc dầu không được phép bỏ tiền ra mua dầu mỏ từ Iran. Liên minh Châu Âu cũng đang xem xét các biện pháp tương tự trong bối cảnh các cường quốc phương Tây muốn cô lập Iran vì chương trình hạt nhân của nước này.
Teheran đã cảnh báo sẽ đóng cửa eo biển Hormuz, một “yết hầu” vận tải trung chuyển hơn 40% khối lượng dầu mỏ của thế giới, nếu các lệnh trừng phạt được áp đặt nhằm vào hoạt động xuất khẩu dầu thô của Iran.
Vào hôm 1/1/2012, Iran phô trương sức mạnh quân sự của mình bằng cách công bố thử nghiệm thành công thanh nhiên liệu hạt nhân và bắn thử một loại hỏa tiễn tầm trung mới tự tạo có thể tránh được radar trong Vùng Vịnh.
Trước căng thẳng ngày càng leo thang, giá dầu thô Brent đã tăng 2% trong ngày 3/1, lên mức hơn 110 USD/thùng.
“Ngư ông đắc lợi”
Lệnh trừng phạt Iran tạo thuận lợi cho Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu từ Iran, trong các đàm phán hợp đồng vì số lượng các khách hàng của Iran đang bị giảm xuống.
Nhằm gây thêm sức ép với Iran, Trung Quốc sẵn sàng bù đắp nguồn cung dầu mỏ bằng những nguồn thay thế ở các nước gần mình hơn.
"Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng trả thêm để có nguồn cung từ cảng Kozmino (Nga) trong khi dầu thô từ Tây Phi và Trung Đông phải mất thêm nhiều thời gian hơn mới tới được nước này", ông Roy Jordan, chuyên gia tư vấn thuộc tập đoàn FACTS Global Energy có trụ sở tại London cho biết.
Theo ông Jordan, dầu thô ESPO là một lựa chọn thay thế thấy rõ của Trung Quốc bởi nó có chất lượng tốt hơn và được giao dịch ở vị trí rất thuận tiện.
Trong 11 tháng đầu năm 2011, Iran cung cấp gần 11% nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc . Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Iran và là nước phản đối lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, kể cả các biện pháp nhằm vào ngành dầu khí của nước cộng hòa hồi giáo ở Trung Đông này. Trung Quốc cũng đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích các lệnh trừng phạt Iran do các nước phương Tây đưa ra.
Trung Quốc hiện mua dầu mỏ từ Trung Đông, Châu Phi và Nga sau khi giảm nhập khẩu khoảng 285.000 thùng dầu/ngày từ Iran trong tháng 1/2012, giảm hơn một nửa mức gần 550.000 thùng/ngày theo hợp đồng năm 2011.
Giải pháp thay thế
Giới kinh doanh cho biết ngày 3/1, Công ty Unipec thuộc tập đoàn lọc dầu hàng đầu Châu Á Sinopec đã mua hai chuyến tàu chở dầu thô ESPO với 730.000 thùng từ công ty Rosneft (Nga), sẽ được giao vào ngày 13-16/2 và 25-28/2.
Unipec giành được hợp đồng mua dầu ESPO của Rosneft bằng cách trả thêm gần 1 USD/thùng so với mức giá của các công ty khác cho cùng loại dầu thô.
Rosneft cũng bán một chuyến hàng dầu mỏ như vậy với mức giá cao hơn từ 6,85-6,88 đô-la/ thùng so với giá chào hàng của Dubai. Đây là mức giá cao nhất cho loại dầu này kể từ khi nó được bắt đầu xuất khẩu cách đây hai năm.
Một chuyến tàu hàng dầu mỏ khác cũng được bán với cao hơn 6 USD/thùng so với giá chào hàng của Dubai, tương đương mức giá của những giao dịch khác trong tháng Hai. Như vậy, trong tháng 2/2012, Unipec đã mua tổng cộng ba chuyến tàu dầu mỏ loại ESPO sau khi đã mua một chuyến khác từ công ty TNK-BP (Nga) với mức giá cao hơn khoảng 6 USDla/thùng so với giá chào hàng của Dubai vào tuần trước.
Ngoài ra, Unipec cũng mua dầu thô của Việt Nam với giá gần đạt mức kỷ lục đối với loại dầu Bunga Kekwa trong một phiên đấu thầu của PV Oil thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Unipec đã trả cao hơn khoảng 7,50 USD mỗi thùng để mua 400.000 thùng dầu thô Bunga Kekwa của Việt Nam, sẽ được giao trong tháng 2. Mức giá này chỉ thấp hơn một chút so với mức giá cao nhất được trả cho cùng loại sản phẩm kể từ khi Unipec bắt đầu đặt giá tại thị trường Châu Âu vào tháng 8/2011.
Theo các nguồn tin từ giới kinh doanh và căn cứ vào dữ liệu vận chuyển hàng, Trung Quốc sẽ mua thêm 12,43 triệu thùng dầu thô từ Iraq, Nga và Tây Phi trong tháng 1/2012, nhiều hơn hẳn so với mức bù đắp nguồn cung bị cắt giảm từ Iran.
Giới kinh doanh cho biết, Unipec đã mua bốn chuyến tàu chở dầu ESPO, giao hàng trong tháng 1, nhiều hơn số lượng bình thường là 2 hoặc 3 chuyến mỗi tháng.
Ông Roy Jordan nhận định nếu có thể giải quyết được tranh chấp giữa Trung Quốc và Iran thì động thái mua dầu từ các nước khác chỉ là một thay đổi nguồn cung tương đối ngắn hạn của Trung Quốc. Theo ông, vấn đề có thể giải quyết được vào cuối quý I năm 2012.
Căng thẳng Iran khiến giá dầu biến động
Tehran đang phải đối mặt với những hình thức trừng phạt mạnh tay hơn từ phương Tây và điều này có thể làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu dầu mỏ của Iran sang Châu Âu và Châu Á.
Hôm thứ Bảy ngày 31/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama phê chuẩn các lệnh cấm vận mới có thể gây tổn hại cho ngành xuất khẩu dầu mỏ của Teheran. Theo đó, các công ty lọc dầu không được phép bỏ tiền ra mua dầu mỏ từ Iran. Liên minh Châu Âu cũng đang xem xét các biện pháp tương tự trong bối cảnh các cường quốc phương Tây muốn cô lập Iran vì chương trình hạt nhân của nước này.
Teheran đã cảnh báo sẽ đóng cửa eo biển Hormuz, một “yết hầu” vận tải trung chuyển hơn 40% khối lượng dầu mỏ của thế giới, nếu các lệnh trừng phạt được áp đặt nhằm vào hoạt động xuất khẩu dầu thô của Iran.
Vào hôm 1/1/2012, Iran phô trương sức mạnh quân sự của mình bằng cách công bố thử nghiệm thành công thanh nhiên liệu hạt nhân và bắn thử một loại hỏa tiễn tầm trung mới tự tạo có thể tránh được radar trong Vùng Vịnh.
Trước căng thẳng ngày càng leo thang, giá dầu thô Brent đã tăng 2% trong ngày 3/1, lên mức hơn 110 USD/thùng.
“Ngư ông đắc lợi”
Lệnh trừng phạt Iran tạo thuận lợi cho Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu từ Iran, trong các đàm phán hợp đồng vì số lượng các khách hàng của Iran đang bị giảm xuống.
Nhằm gây thêm sức ép với Iran, Trung Quốc sẵn sàng bù đắp nguồn cung dầu mỏ bằng những nguồn thay thế ở các nước gần mình hơn.
"Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng trả thêm để có nguồn cung từ cảng Kozmino (Nga) trong khi dầu thô từ Tây Phi và Trung Đông phải mất thêm nhiều thời gian hơn mới tới được nước này", ông Roy Jordan, chuyên gia tư vấn thuộc tập đoàn FACTS Global Energy có trụ sở tại London cho biết.
Theo ông Jordan, dầu thô ESPO là một lựa chọn thay thế thấy rõ của Trung Quốc bởi nó có chất lượng tốt hơn và được giao dịch ở vị trí rất thuận tiện.
Trong 11 tháng đầu năm 2011, Iran cung cấp gần 11% nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc . Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Iran và là nước phản đối lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, kể cả các biện pháp nhằm vào ngành dầu khí của nước cộng hòa hồi giáo ở Trung Đông này. Trung Quốc cũng đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích các lệnh trừng phạt Iran do các nước phương Tây đưa ra.
Minh Châu (theo ABC/Reuters)
-Vietnam's Development Dilemma (Asia Sentinel 3-1-12)
-- Triển vọng kinh tế 2012 – thách thức từ những con số (DT). – 2012: Thử thách và bước ngoặt (Tầm nhìn).- Phỏng vấn Bộ trưởng Tài chính – Vương Đình Huệ: ‘Năm 2012 không để xảy ra các cơn sốt giá’ (VNE).
- Vàng lại được xem là “thiên đường trú ẩn” (VnEconomy). - Năm 2012, vàng có hết loạn? (VOV). - Nhân tố Iran, Trung Quốc giúp giá vàng tiếp tục tăng(TTXVN).
- Tăng trưởng tín dụng ngân hàng 2012: Ai ở nhóm nào? (VnEconomy).- Bao giờ lãi suất giảm? (TBKTSG).- Vàng trong nước cao hơn thế giới 2,6 triệu đồng (VEF). – Vàng lên cao nhất 2 tuần do căng thẳng châu Âu và Iran tăng lên (DVT). – Dự kiến nhập 2,5 tỷ USD vàng (DV).
- Xuất khẩu dệt may: Dấu hiệu khó từ đầu năm (SGTT).- Vốn cho bất động sản: Chống đầu cơ, tránh gây sốc (TTXVN).- Nông dân miền Tây thất vọng khi nhiều nông sản giảm giá (SGTT).- Lại lùng sục tìm mua gốc cây ngâu bán sang Trung Quốc (DV).- Đồng tiền châu Á: Con dao hai lưỡi (Tầm nhìn).
Debt worries grow as China land sales slump (Financial Times)-Land sales slowed sharply in China last year deepening woes of debt-laden local governments
- Hoán đổi tiền tệ – nỗ lực quốc tế hóa đồng NDT (TQ).- 10 thách thức của kinh tế toàn cầu năm 2012 (DV).-Hàng không TQ không trả thuế EU - (BBC) -Trung Quốc bác bỏ chuyện phải trả thuế Liên hiệp châu Âu đánh vào khí carbon phi cơ thải ra nhưng Việt Nam thì tuân thủ.- Mỏ sắt lớn nhất ĐNA lại bắt đầu… rục rịch (VNN).------