Bạc Hy Lai -REUTERS/Jason Lee
-ở VN có trang vitinfo.vn đã bị đì lên xuống, nay bị ngưng lâu mà kg rõ lý do, còn nữa trang biethiviet chẳng cần ai bắt cũng phải đóng.
- Trung Quốc bắt 1.000 "tội phạm trên Internet"
TTO - Báo China Daily ngày 9-4 cho biết từ giữa tháng 2-2012 đến nay, thực hiện chiến dịch chống “tội phạm trên Internet”, cảnh sát Bắc Kinh đã bắt giữ 1.065 nghi can và xóa hơn 208.000 “thông điệp có hại trên mạng”.
Tuy nhiên, họ không nêu cụ thể những người bị bắt bị buộc tội gì.
Chiến dịch khôi phục trật tự trên Internet tập trung chủ yếu vào việc chặn bắt trên các diễn đàn và các mạng xã hội những lời kêu gọi lật đổ chính quyền, những tin đồn chính trị và các thông tin “có hại” khác.
Theo Tân Hoa xã, trong vòng hai tháng đã có 16 trang web tham gia “tạo ra và gieo rắc các tin đồn” bị đóng cửa. Chính quyền Trung Quốc đang hoàn thành việc thành lập tại các thành phố lớn hệ thống đòi hỏi cung cấp các dữ liệu về tên thật và số giấy tờ khi đăng ký sử dụng các dịch vụ chính trên micro-blog.
Hiệp hội Internet Trung Quốc hôm 8-4 đã kêu gọi các công ty Internet đẩy mạnh kỷ luật và ngăn chặn tình trạng lan tràn tin đồn trên mạng. Hiệp hội cho rằng "việc gieo rắc tin đồn qua Internet đã trở thành vấn nạn xã hội nghiêm trọng, làm tổn hại đến lợi ích của dân tộc, phá hoại an ninh quốc gia và ổn định xã hội”.
Hai cổng Internet chính của Trung Quốc là http://www.sina.com/ và http://www.qq.com/ đã bị chỉ trích và bị cơ quan thông tin Internet của nước này phạt khi cho phát tán tin đồn và những thông tin vi phạm khác.
Hai website khác là weibo.com và t.qq.com đã bị buộc ngưng chức năng bình luận trong bốn ngày để “dọn” sạch tin đồn hay những thông tin vi phạm trên trang.
HẠNH NGUYÊN (Theo China Daily)
-Đình chỉ hai website vì tội ‘nói xấu’ lãnh đạo
Chính phủ Trung Quốc vừa đóng cửa hai trang web chính trị của nước này trong vòng một tháng vì đã cho đăng tải những lời chỉ trích các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Hai trang web bị đình chỉ hoạt động trên là webiste Flag Mao (đặt tên theo nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông) và website Utopia-được biết đến như một trang mạng cổ súy lập trường chính trị cánh tả, ca ngợi những bài hát về Mao.
Trung Quốc kiểm soát chặt Internet để chuẩn bị cho việc bầu cử vào cuối năm nay (Ảnh: Physorg)-
Theo các nhà chức trách Trung Quốc, các website bị đình chỉ do đã đăng tải các bài báo có nội dung không đúng đối với các lãnh đạo nhà nước Trung Quốc và thể hiện quan điểm hết sức vô lý về chính trị.
Việc đình chỉ 2 website này là một động thái mới nhất của chính phủ Trung Quốc trong chuỗi hoạt động nhằm kiểm soát Internet, sau khi có rất nhiều tin đồn trực tuyến không có căn cứ ở Trung Quốc về một cuộc đảo chính.
Hai trang web khác là Bầu cử Trung Quốc và Thanh niên Tháng Tư, cũng bị ra lệnh đóng cửa vào hôm 6/4 khi đăng tải các nội dung yêu cầu duy trì các ngày nghỉ lễ cho nhân viên trên một tiểu blog.
Tuần trước, Trung Quốc đã phát động một cuộc đàn áp Internet để chuẩn bị cho việc chuyển đổi lãnh đạo đất nước vào cuối năm nay. Các nhà chức trách nước này đã đóng cửa 16 trang web, bắt giữ 6 người và kiềm chế tạm thời đối với 2 dịch vụ tiểu blog phổ biến để ngăn chặn người dùng gửi bài bình luận.
Hiện Trung Quốc là nước có dân số trực tuyến lớn nhất thế giới với hơn nửa tỉ người sử dụng Internet. Từ lâu Trung Quốc đã có những biện pháp để ngăn chặn các nội dung nhạy cảm về chính trị trên Internet, trong đó có việc sử dụng hệ thống kiểm duyệt Great Firewall (Đại tường lửa). Tuy nhiên sự gia tăng của các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt như microblog, Twitter đã làm cho việc Trung Quốc kiểm soát Internet trở nên khó khăn hơn.
Trung Quốc kiểm soát chặt Internet để chuẩn bị cho việc bầu cử vào cuối năm nay (Ảnh: Physorg)-
Theo các nhà chức trách Trung Quốc, các website bị đình chỉ do đã đăng tải các bài báo có nội dung không đúng đối với các lãnh đạo nhà nước Trung Quốc và thể hiện quan điểm hết sức vô lý về chính trị.
Việc đình chỉ 2 website này là một động thái mới nhất của chính phủ Trung Quốc trong chuỗi hoạt động nhằm kiểm soát Internet, sau khi có rất nhiều tin đồn trực tuyến không có căn cứ ở Trung Quốc về một cuộc đảo chính.
Hai trang web khác là Bầu cử Trung Quốc và Thanh niên Tháng Tư, cũng bị ra lệnh đóng cửa vào hôm 6/4 khi đăng tải các nội dung yêu cầu duy trì các ngày nghỉ lễ cho nhân viên trên một tiểu blog.
Tuần trước, Trung Quốc đã phát động một cuộc đàn áp Internet để chuẩn bị cho việc chuyển đổi lãnh đạo đất nước vào cuối năm nay. Các nhà chức trách nước này đã đóng cửa 16 trang web, bắt giữ 6 người và kiềm chế tạm thời đối với 2 dịch vụ tiểu blog phổ biến để ngăn chặn người dùng gửi bài bình luận.
Hiện Trung Quốc là nước có dân số trực tuyến lớn nhất thế giới với hơn nửa tỉ người sử dụng Internet. Từ lâu Trung Quốc đã có những biện pháp để ngăn chặn các nội dung nhạy cảm về chính trị trên Internet, trong đó có việc sử dụng hệ thống kiểm duyệt Great Firewall (Đại tường lửa). Tuy nhiên sự gia tăng của các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt như microblog, Twitter đã làm cho việc Trung Quốc kiểm soát Internet trở nên khó khăn hơn.
- Trung Quốc đóng cửa 16 website đăng tin đồn nhảm
Giới chức Trung Quốc vừa đóng cửa 16 website và bắt giữ 6 người chịu trách nhiệm vụ “bịa đặt thông tin hoặc phát tán tin đồn trên mạng”, Văn phòng Thông tin Internet Nhà nước và cảnh sát Bắc Kinh thông báo.
Các website, trong đó có meizhou.net, xn528.com và cndy.com.cn, bị đóng cửa vì phát tán tin đồn nhảm “các xe quân sự tiến vào Bắc Kinh và Bắc Kinh đang có chuyện gì đó không ổn”, ngụ ý đang có đảo chính.
Giao diện weibo.com – tiểu blog nổi tiếng nhất Trung Quốc . (Theo Xinhua, China’s Daily) |
Tin đồn nhảm đã gây ảnh hưởng rất xấu đến công chúng. Cảnh sát Bắc Kinh đã bắt 6 người bị cáo buộc bịa đặt thông tin và phát tán chúng trên mạng, đặc biệt là qua các tiểu blog. Một số người khác liên quan vụ việc bị khiển trách, giáo dục, cảnh sát Bắc Kinh thông báo.
Do tin đồn nhảm xuất hiện nhiều trên hai tiểu blog nổi tiếng nhất Trung Quốc, weibo.com và t.qq.com, hai site này bị phê bình và phạt theo quyết định của cơ quan quản lý thông tin Internet ở Bắc Kinh và tỉnh Quảng Đông. Hai website này cam kết tăng cường quản lý nội dung đăng trên blog.
China Punishes Web Sites for Spread of Coup Rumors NYT -In response to rumors of a coup that spread online, China detained six people, closed 16 Web sites and silenced comments on two widely-used microblogs.
- Trung Quốc bác bỏ nghị quyết của Mỹ về Tây Tạng (TTXVN).-- Bạc Hy Lai bị xét lại công và tội (VNE).-Vụ Bạc Hi Lai: Bo Xilai’s China Crime Crackdown Adds to Scandal (NYT 26-3-12) Mystery Deepens in Death of Briton in China (WSJ 27-3-12) Murky industrial intelligence world of Briton found dead in China hotel room (London Times 27-3-12) -- Ides of March in Beijing Politics (Yale Global 19-3-12)
Yêu cầu TQ điều tra vụ doanh nhân đột tử-- Đại biến động trong trung tâm quyền lực Trung Quốc – (RFI).--
Hacker té ra là một tên Tàu! Case Based in China Puts a Face on Persistent Hacking (NYT 29-3-12)
- Trung quốc: Trận đánh của các cán bộ (Del Spiegel/ Phan Ba). -Hacking in Asia Is Linked to Chinese Ex-Graduate Student NYT -A breach of computers belonging to companies in Japan and India and to Tibetan activists has been linked to a former student at a Chinese university. – Một nhà báo Trung Quốc từng bị kết án tù vì chỉ trích Bạc Hy Lai – (RFI). – Nới kiểm soát mạng sau vụ Bạc Hy Lai? – (BBC).
-Nguồn .Bắc Kinh dồn dập tin đồn 23.03.12.bbc.
Các cụm từ tìm kiếm về "đảo chính" và "Bạc Hy Lai" đang bị kiểm duyệt trên mạng internet Trung Quốc trong lúc lan truyền tin đồn về sinh mệnh chính trị của trùm an ninh nước này.
Vụ cách chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai được xem là cuộc thanh trừng lớn nhất từ mấy năm qua và đã bộc lộ những rạn nứt trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Những ngày gần đây, xuất hiện nhiều đồn đoán về số phận ông Bạc, và thậm chí có tin mà sau đó chứng tỏ vô căn cứ về việc xe tăng tiến vào Bắc Kinh làm đảo chính.
Đặc biệt, nhiều nhà phân tích Trung Quốc cho rằng ông Chu Vĩnh Khang, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị phụ trách ngành an ninh, cũng sẽ bị loại bỏ vì là người ủng hộ Bạc Hy Lai.
Trùm an ninh
Từ đầu tuần này, thủ đô Bắc Kinh bất an sau khi các mạng xã hội loan tin ông Chu Vĩnh Khang, Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã tiến hành đảo chính.
Đây chỉ là tin thất thiệt, nhưng các công dân mạng, giới phân tích Trung Quốc và nước ngoài đổ dồn chú ý vào sinh mệnh chính trị của nhân vật kiểm soát toàn bộ ngành an ninh.
Báo Financial Times dẫn lời một người có quan hệ với bộ máy công an nói rằng ông Chu không được phép xuất hiện trước công chúng và "cũng đã chịu một phần kiểm soát".
Người này còn nói bản thân ông Bạc Hy Lai, vẫn còn ngồi trong Bộ Chính trị tuy đã mất chức Bí thư Trùng Khánh, đã bị giam lỏng còn vợ ông thì bị tạm giữ để điều tra tham nhũng - một tội thường dành cho các quan chức đã thất thế.
Trên báo Los Angeles Times, Jin Zhong, một nhà phân tích ở Hong Kong, bác bỏ những tin đồn quá sức tưởng tượng nhưng thừa nhận có căng thẳng giữa phe được gọi là cải cách và phe theo chủ nghĩa Mao.
"Nó chưa đi đến mức nghe thấy tiếng súng. Không giống như khi Trung Quốc bắt Bè lũ Bốn Tên năm 1976, nhưng xung đột rất dữ đang xảy ra."
Ông Chu Vĩnh Khang từng ủng hộ mạnh mẽ chiến dịch diệt trừ tội phạm của Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh - khi hàng ngàn người bị bắt còn người già về hưu thì ra công viên hát "Nhạc Đỏ".
Nay, theo báo Los Angeles Times, công viên thành phố ra thông báo việc hát hò đã bị cấm vì gây mất trật tự cho dân cư địa phương.
Có trang tin như Mingjing News, đặt ở Mỹ, lại bảo ông Bạc và ông Chu bàn tính với nhau để ngăn không cho ông Tập Cận Bình lên thay Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Trang này còn nói ông Bạc đã mua 5000 khẩu súng và 50,000 viên đạn, khiến người dân Bắc Kinh lo âu.
Ở tuổi 70, ông Chu Vĩnh Khang sẽ về hưu tại Đại hội Đảng 18 vào tháng 10, và cho đến gần đây, nhiều người nghĩ rằng Bạc Hy Lai sẽ thay vào ghế Thường vụ Bộ Chính trị của ông này.
Nhà phân tích Jin Zhong cho rằng ông Chu sẽ không bị đá khỏi Ban Thường vụ ngay, vì đằng nào ông cũng sẽ ra đi.
"Họ sẽ không đụng đến những người ngồi trong Ban Thường vụ trước kỳ đại hội. Nguy hiểm quá. Họ đã cố gắng vẽ ra bức tranh ổn định," ông Jin nói.
Vì sao dồn dập tin đồn?
Phần lớn những tin đồn những ngày qua không thể xác minh và phần lớn bị cho là tin thất thiệt.
Nhưng giới phân tích nhận định tin đồn rộ lên cũng là vì bản chất kém minh bạch của Đảng Cộng sản.
Phóng viên BBC Damian Grammaticas, thường trú ở Bắc Kinh, viết trên blog: "Không có phát ngôn viên nói công khai, không có nguồn thông báo riêng cho báo chí. Nó có xảy ra không? Chẳng ai biết. Thế là tin đồn cuốn đi."
Anh viết tiếp: "Đảng Cộng sản vẫn cố kiểm soát và chia chác quyền lực theo cách thức bí mật như suốt nhiều năm. Còn xã hội Trung Quốc đang thay đổi nhanh quanh đảng. Thành công lớn của đảng về quản lý kinh tế đồng nghĩa là đất nước hôm nay không còn là xã hội nông nghiệp nghèo khó như thời Chủ tịch Mao."
"Hàng trăm triệu người nay sống ở thành thị, được học hành, nắm tin tức, có tri thức và rất cứng đầu. Nhiều người thông thạo internet để tìm và trao đổi thông tin. Họ biết có tranh đấu quyền lực và bị hấp dẫn bởi những gì có thể đang xảy ra đằng sau cánh cửa."
Sự nghi ngờ báo chí chính thống khiến nhiều người không tin vào cơ quan ngôn luận của đảng ngay cả nếu tin chính xác. Ngược lại, họ tin những câu chuyện nửa sự thật hay thậm chí bịa đặt trên mạng.
Trong khi đó, Đảng vẫn tiếp tục kiểm duyệt mạng. Các cụm từ tìm kiếm như "nổ súng", "xe tăng", "Bạc Hy Lai", "Vương Lập Quân" bị xóa bỏ, khiến dân mạng nghĩ ra một số cách sáng tạo để "lừa" kiểm duyệt.
Ví dụ, ông Chu Vĩnh Khang được đặt biệt danh theo một nhãn hiệu mì ăn liền nổi tiếng, và thế là trên mạng có tin nói "mì đã bị lấy xuống khỏi giá".- Mô hình Trùng Khánh quá nóng (SGTT) Wall of silence around fate of China’s Bo (Financial Times)-Old-style purge of Chongqing chief and the vacuum of facts offers glimpse into deeper paralysis gripping the Communist Party over reform
Insight: China's Bo exits stage left in succession drama -BEIJING (Reuters) - Bo Xilai received a hint of a gathering storm that would soon topple him and shake China's ruling Communist Party in the form of an oblique warning about the weather.
-BÁO MINH CẢNH: BẠC HY LAI VÀ CHÂU VĨNH KHANG ÂM MƯU ĐẢO CHÍNH
Nguồn: Want China
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ -22.03.2012
Có tin đồn rằng cựu giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân đang bị bắt giữ đang nắm giữ bằng chứng một âm mưu bí mật của Bạc Hy Lai và Châu Vĩnh Khang nhằm ngăn cản việc nhậm chức được trông đợi của phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào vai trò tổng bí thư Đảng Cộng sản, căn cứ theo hãng tin Minh Cảnh, một trang mạng từ New York nhận là có nguồn tin từ những nhân vật chính trị trong cuộc.
Việc sa thải đầy bất ngờ đối với cựu bí thư đảng uỷ Trùng Khánh Bạc Hy Lai đã được đa số đồn đãi rằng có liên quan đến sự kiện đầy kịch tính của cánh tay phải trước đây của ông là Vương Lập Quân, cựu giám đốc công an và phó thị tưởng Trùng Khánh. Vương từng được Bạc yêu cầu thiên chuyển từ Liêu Ninh đến Trùng Khánh để giúp Bạc trong nỗ lực dập tắt tội phạm có tổ chức và tham nhũng. Vương đã rời bỏ nhiệm sở và tìm cách tị nạn chính trị tại lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô hôm 5 tháng Ba, nhưng sau đó đã nộp mình cho nhân viên chính quyền và hiện được cho là đang bị giam giữ tại Bắc Kinh. Trong khi đó Bạc đã bị cách chức vào hôm 15 tháng Ba và có tin đồn là đang bị giam giữ tại gia, mặc dù đa số những tin tức về các nguyên nhân của vở kịch chính trị đang diễn tiến này cho đến nay vẫn không có gì vững chắc ngoài những đồn đãi không kiểm chứng được.
Tờ Minh Cảnh, một trang mạng được theo dõi rộng rãi, hiện đã liên kết việc đi xuống của Bạc với một âm mưu được cho là nhằm ngăn Tập Cận Bình trở thành nhân vật quyền lực nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Căn cứ theo một nguồn tin không nêu danh tại Bắc Kinh, Châu Vĩnh Khang, một thành viên của nhóm lãnh đạo tối cao gồm chín người trong Uỷ ban Thường trực Bộ Chính trị, đã bí mật hứa hẹn giúp Bạc được vào cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia và thay thế Châu trong vai trò bí thư Uỷ ban Chính pháp. Việc này sẽ cho phép Bạc kiểm soát được lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân và Bộ Công an, và ép Tập phải từ chức trước khi tự đưa mình vào vị trí phó chủ tịch và chức tổng bí thư trong tương lai, nguồn tin cho biết.
Báo Minh Cảnh cũng nói rằng Bạc, qua Vương và trên danh nghĩa của Sở Công an Trùng Khánh, đã mua 5 nghìn súng trường và 50 nghìn viên đạn từ một nhà máy sản xuất vũ khí vào năm ngoái để thiết lập một đội quân riêng. Cảnh sát Vũ trang đã được gửi đến Trùng Khánh để điều tra tung tích của đống vũ khí này, bản tin cho biết.
Một nguồn tin Minh Cảnh “tiết lộ” rằng kể từ Tết Nguyên đán, Bạc đã dùng ảnh hưởng của mình trong giới truyền thông trong nước và ngoại quốc để tăng cường sự chú ý đến Hội nghị lần thứ 18 Quốc hội Trung Quốc sắp đến, khi Tập được trông đợi là sẽ thay thế Hồ Cẩm Đào, hiện là tổng bí thư và chủ tịch. Minh Cảnh nói rằng đây là một phần của cuộc tấn công toàn diện của Bạc nhằm hất cẳng Hồ, Tập và Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong khi tự đặt mình vào vòng tròn lãnh đạo.
Giang Trạch Dân, người tiền nhiệm của Hồ - người vẫn tiếp tục có ảnh hưởng quan trọng trong chính trường Trung Quốc - cũng được cho là có liên quan đến vấn đề Bạc Hy Lai, báo Minh Cảnh cho biết. Giang được cho là đã gọi Châu là kẻ phản bội khi Châu ủng hộ Bạc và được biết là đã ủng hộ Hồ và Ôn trong quyết định sa thải Bạc khỏi những vị trí quyền lực. Giang và cựu chủ tịch Tằng Khánh Hồng tin rằng quá trình chuyển đổi quyền lực êm ả thì rất quan trọng đối với việc giữ gìn tính ổn định trong hệ thống chính trị Trung Quốc và bất kỳ sự chống đối nào cũng phải bị dập tắt, tờ Minh Cảnh viết.
Rõ ràng là Bạc đã tạo ra một thách thức đối với quan điểm của nhóm lãnh đạo hiện tại của Trung Quốc. Phong cách chính trị đầy hào nhoáng của ông đã tạo ra một tương phản rõ rệt so với việc lãnh đạo mang tính kỹ trị của Hồ và Ôn. “Mô hình Trùng Khánh” do Bạc khuếch trương với việc quay lại thời Cách mạng Văn hoá và viện dẫn những đường lối Mao-ít vốn đã bị loại bỏ từ lâu, được cho là đã khiến cho giới lãnh đạo trung ương ở Bắc Kinh cảm thấy khó chịu.
Một nhà phân tích ẩn danh nói với Minh Cảnh rằng Châu sẽ phải chấm dứt thái độ “ngoan cố” của mình và đối xử với Giang và Hồ một cách lịch sự, nếu không sẽ chịu một hậu quả khó chịu.
Một nguồn tin của Minh Cảnh nói rằng mối liên hệ then chốt trong tấn kịch Bạc Hy Lai là một thương gia tên là Hồng Đào. Vương Lập Quân đã sẵn sàng rời bỏ lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô và tự nộp mình cho chính quyền vì Châu đã hứa bảo đảm an toàn và miễn truy tố ông, nguồn tin cho biết. Thông điệp này được cho là đã được chuyển cho Vương bởi thứ trưởng bộ an ninh Khâu Tiến và Hồng Đào, một tổng giám đốc giàu có ca khách sạn Châu Á ở Bắc Kinh, người mà Châu đối xử “như con”.
Vương và Hồng được cho là đã quen biết nhau hơn 20 năm và đã hợp tác với nhau trong một số thương vụ. Vì mối quan hệ mật thiết của họ, nguồn tin cho biết rằng Vương đã có bằng chứng về sự tham nhũng khổng lồ của Hồng, con trai và vợ của Châu, và những thư ký của họ là Dư Cương và Đàm Hồng. Vương được cho là đã chuyển những bằng chứng này ra nước ngoài, một phần qua lãnh sự quán Hoa Kỳ, và dùng nó để thương lượng cho sự an toàn của mình. Đấy là tại sao Châu, e sợ việc công bố thông tin này, đã không chịu chuyển Vương sang cho Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, nguồn tin nói. Nỗi lo sợ về hậu quả của việc giữ thông tin về Hồng và Châu đã là nguyên nhân quan yếu khiến Vương đào thoát và dẫn đến việc Bạc bị sa thải, nguồn tin cho biết. Hồng sẽ vẫn là trọng tâm trong những gì sắp xảy ra, nguồn tin bổ sung.
Bạc hiện được cho là đang bị giam giữ tại gia ở Bắc Kinh trong khi vợ ông là Cốc Khai Lai đang bị Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật giữ để thẩm vấn. Căn cứ theo Foreign Reference News, một tạp chí được đồn rằng có liên quan đến phe phái chính trị của Giang, Hồ được cho là đã đích thân chỉ thị bắt giữ Bạc, ra lệnh Chánh Văn phòng của Uỷ ban Trung ương điều động lực lượng an ninh mật của Cục Cảnh vệ Trung ương làm việc.
Một nhà quan sát từ Bắc Kinh cũng đã cho Minh Cảnh biết rằng tất cả những người ủng hộ Bạc hiện đang nằm trong tay của Cục Cảnh vệ, họ bị bắt giữ chiếu theo những luật lệ khác.
Minh Cảnh đã không thể cung cấp được những bằng chứng rõ ràng để hỗ trợ cho những nguồn tin của mình. Trang mạng này nói rằng sẽ tiết lộ thêm tin tức về Bạc khi hợp thời.
-- Luật sư Trung Quốc phải thề trung thành với đảng Cộng Sản – (VOA).-- “Mô Hình Trùng Khánh” và Bạc Hy Lai – (RFA). -"Mô Hình Trùng Khánh" và Bạc Hy Lai-Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA Ngày 120321 Ông Bạc Hy Lai đánh bạc ở hai cửa, nhưng đánh bạc giả- Tại sao Bạc Hy Lai ‘thân bại danh liệt’? (ĐV). -Vụ Bạc Hy Lai và bóng ma Mao Trạch Đông
Tập Cận Bình: Giữ gìn tính trong sạch của đảng basam- - Đại biến động trong trung tâm quyền lực Trung Quốc – (RFI). – Bạc Hy Lai và bóng ma Mao Trạch Đông – (BBC). – Bạc Hy Lai, Vương Lập Quân, Ôn Gia Bảo, Nguyễn Văn Thành, Đỗ Hữu Ca và… Nguyễn Tấn Dũng – (Dân Luận).
- Trung Quốc bắt các luật sư tuyên thệ trung thành với đảng Cộng sản – (RFI). –TQ bắt luật sư thề ‘trung với Đảng’ – (BBC).
- Trung Quốc bắt các luật sư tuyên thệ trung thành với đảng Cộng sản – (RFI). –TQ bắt luật sư thề ‘trung với Đảng’ – (BBC).
-CƠN ĐỊA CHẤN CHÍNH TRỊ TẠI BẮC KINH-Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 20/3/2012 - TTXVN (Oasinhtơn 15/3)
Về một loạt các sự kiện diễn ra mới đây trong nội bộ Trung Quốc, từ việc cách chức Bí thư Bạc Hy Lai đến bài phát biểu gây chấn động của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, tạp chí Newsweek của Mỹ ngày 15/3 có bài phân tích gọi đây là một cuộc nội chiến về chính trị tại Bắc Kinh. Sau đây là nội dung bài viết:
Việc loại bỏ không chút lễ nghi ông Bạc Hy Lai, bí thư đầy quyền lực và uy tín tại Trùng Khánh, thành phố lớn ở phía Tây Nam của Trung Quốc là một cơn địa chấn chính trị với những dư chấn lan tỏa khắp Trung Quốc Ông Bạc Hy Lai là nhân vật lớn hơn cả chức vụ mà ông nắm giữ: người quyền lực nhất và có sức thuyết phục nhất tại Trung Quốc đối với những người cánh tả và tân Maoít. Đúng như ông Bạc nhận xét trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh mới đây, nếu “chỉ có một vài người giàu vào cuối thập kỷ tăng trưởng kinh tế phi mã, “thì chúng ta là tư bản, chúng ta đã thất bại”.
Ông Bạc Hy Lai giới thiệu “mô hình Trùng Khánh” của ông là một cuộc hôn nhân hạnh phúc giữa đạo đức của chủ nghĩa cộng sản, công bằng xã hội, hiệu quả kinh tế, phá vỡ kỷ lục tăng trưởng thông qua các công ty nhà nước, trong khi phân chia một phần của cải đó cho công nhân trong các chương trình nhà ở, giáo dục và y tế mang tính xã hội chủ nghĩa. Ông say sưa với các khẩu hiệu kiểu Maoít. Chiến dịch “hát nhạc đỏ và tấn công đen” của ông đã đánh đúng vào tình cảm của nhiều người Trung Quốc vốn bất bình với tham nhũng và sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn mà nhiều người đổ lỗi cho tự do hóa kinh tế
Ông Bạc Hy Lai cũng có ảnh hưởng do nằm trong số các “Thái tử” – con cái của các anh hùng lớn trong cuộc cách mạng năm 1949, những người cho đến rất gần đây vẫn được coi là cấm đụng chạm. Ổng được quy hoạch để đẩy lên vị trí chính trị cao nhất vào tháng Mười này, chắc chắn nắm một trong chín ghế của Ban Thường vụ Bộ Chính trị – một tổ chức quyền lực mà những kẻ gièm pha ông Bạc (gọi ông là “Mao con”) sợ rằng ông sẽ chiếm quyền và chi phối. Và thực tế, trong chuyện ra đi bất ngờ của ông Bạc Hy Lai có hơi hướng của vụ bè lũ bốn tên năm 1976.
Có thể đo lường được mức độ khó khăn mà ông Bạc Hy Lai đã thách thức các lãnh đạo tại Bắc Kinh về mặt tư tưởng bằng việc đích thân Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã phải lên tiếng một ngày trước đó. Trong một cuộc họp báo được phát sóng trực tiếp, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã cố tình chèn vào bài phát biểu những ý tứ rằng số phận chính trị của ông Bạc Hy Lai đã kết thúc.
Các cuộc họp báo của đảng ở Trung Quốc thường không phải là các sự kiện đáng chú ý, càng đương nhiên là như vậy trong những tháng trước khi diễn ra cuộc chuyển giao quyền lực lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp, khi tất cả các cán bộ phải thể hiện sự thống nhất trong đảng. Vì vậy cuộc gặp kéo dài ba giờ giữa ông Ôn Gia Bảo và các nhà báo nước ngoài và trong nước vào lúc kết thúc Hội nghị đại biểu nhân dân toàn quốc hôm 14/3 là rất đặc biệt. Thủ tướng Trung Quốc đã vẽ lên những hình ảnh ghê rợn của Cuộc cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông, tuyên bố rằng ước vọng dân chủ của người Arập là một lực đẩy không thể cưỡng lại, thuyết phục người Trung Quốc về tính cấp bách của cải cách chính trị, và tấn công không che đậy vào “Thái tử đỏ” Bạc Hy Lai. Bài phát biểu của ông Ôn Gia Bảo thể hiện rõ với tất cả những người theo dõi rằng, theo quan điểm của ông và những người chủ trương hiện đại hóa, không có chuyện quay ngược lại lịch sử; Trung Quốc đang trên đường đi tới một tương lai rất khác so với quá khứ thời Mao.
Lời trách phạt của Thủ tướng Ôn Gia Bảo mang kịch tính đúng như chính trị Trung Quốc – và ông đã đúng, rằng tương lai của Trung Quốc phụ thuộc vào kết quả của cuộc đấu tranh trong chính nội bộ đảng. Trong bài phát biểu được phát trực tiếp trên truyền hình (và vì vậy không thể bị cắt xén hay giải thích khác đi cho công chúng), ông Ôn Gia Bảo đã lựa chọn – đúng như ngày hôm sau cho thấy – một quyết định tập thể trong nội bộ lãnh đạo cao cấp – sử dụng cuộc họp báo mỗi năm một lần, vào đúng giờ cao điểm, để tấn công vào Bạc Hy Lai, và thể hiện sự phản đối với việc đưa ông Bạc Hy Lai vào Thường vụ Bộ Chính trị.
Với một sự thẳng thừng gần như chưa bao giờ thấy trong hoạt động chính thống cứng nhắc của Trung Quốc, Thủ tướng Ôn Gia Bảo sử dụng diễn đàn công khai nhất này để gọi Cách mạng Văn hóa là một “bi kịch” – và bi kịch đó, nếu không có những cải cách chính trị cấp bách, “có thể tái diễn”. Ngược lại, ông Bạc Hy Lai coi việc hồi phục “văn hóa đỏ” là quan điểm chính của mình.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo mập mờ không nói rõ cải cách chính trị là thế nào ở Trung Quốc – với chỉ một năm còn lại trong suốt một thập kỷ tại vị, những điểm cụ thể, chi tiết không phải là điểm chính. Mục đích của ông Ôn là sử dụng tất cả ảnh hưởng đáng kể còn lại của mình để ủng hộ quá trình cải cách tự do, đi ngược với phái tả trong đảng do Bạc Hy Lai đứng đầu.
Và ông tuyên bố với cả nước: “Cẩn thận: con người này nguy hiểm”. Ông Ôn phản hồi một cách mạnh mẽ trong buổi phát sóng trước những câu hỏi về câu chuyện đầy kịch tính đã thu hút cả nước kể từ khi tin tức lộ ra vào tháng trước Giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân chạy trốn đến tổng lãnh sự quán Mỹ và bị bắt sau đó tại Bắc Kinh. Sự bàn luận về vụ việc này đã diễn ra gần như không bị kiểm duyệt trên khắp các blog mạng của Trung Quốc. Thủ tướng Ôn Gia Bảo với giọng sắc lạnh nói rằng thành ủy Trùng Khánh (do Bạc Hy Lai đứng đầu) phải kiểm điểm nghiêm khắc về “sự cố” và chính phủ đang điều tra vụ việc với mức độ cao nhất. Ông nói; “Phải có câu trả lời cho nhân dân và kết quả điều tra phải vượt qua được thử thách về pháp luật và lịch sử”.
Điều mà Thủ tướng Ôn Gia Bảo không nói tới là việc Bắc Kinh thực ra đã điều tra Trùng Khánh từ gần một năm nay, rất lâu trước khi Vương Lập Quân bất ngờ bị ông chủ của mình loại bỏ và trốn khỏi Trùng Khánh vì sợ nguy hiểm đến tính mạng. Bắc Kinh đã thu thập được bằng chứng rằng chiến dịch “tấn công đen” của Bạc và Vương, về danh nghĩa là chống tội phạm có tổ chức, còn là cái vỏ che đậy việc bắt giữ hàng nghìn doanh nhân cực kỳ giàu có. Bị giam giữ trong các nhà tù bí mật và thẩm vấn kèm tra tấn nhiều người đã chịu án tù lâu năm hoặc xử tử. Nhiều người bị tịch thu tài sản – một cách khôn khéo để tạo nguồn tiền cho chương trình nhà ở cho người nghèo của ông Bạc, và cũng để có đủ tiền trả cho chiếc Ferrari màu đỏ của con trai ông ta, và mua chuộc sự trung thành.
Chiến địch “tấn công đen” cũng là một cách tạo tai tiếng tham nhũng cho Uông Dương, bí thư tỉnh ủy Quảng Đông hiện cũng đang chờ vào Thường vụ Bộ chính trị, bằng cách để cho mọi người kết luận là ông Uông chắc hẳn đã cho phép các doanh nhân này phát triển nhanh chóng khi ông giữ chức bí thư Trùng Khánh. Trong cuộc họp báo, Thủ tướng Ôn Gia Bảo khen ngợi nhiệm kỳ của Uông Dương.
Giáo sư Đồng Chi Vĩ người thực hiện cuộc điều tra của Bắc Kinh, là chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc về luật pháp, quản trị và hiến pháp, hiện giảng dạy tại Đại học Giao thông danh tiếng ở Thượng Hải. Báo cáo của ông được trình lên các nhà lãnh đạo vào mùa Thu năm ngoái và được ông nói. đến trên truyền hình với các kết luận buộc tội. Ông cho rằng mục tiêu của “tấn công đen” là “làm suy yếu và loại bỏ các doanh nghiệp tư nhân “từ đó củng cố các doanh nghiệp nhà nước hay các nguồn tài chính cho chính quyền địa phương”. Tác động chính của nó, theo ông, không phải là với mafia ở Trùng Khánh, mà là khiến giới giàu có nhất mất hết tiên bạc, mất quyền lực và thậm chí cả gia đình – nhiều người còn bị tống tù. Một trong các triệu phú này, doanh nhân Li Jun hiện sống lưu vong không chút tiền bạc, đã miêu tả sự tra tấn mà ông nói là đã phải chịu đựng dưới sự “tân khủng bố đỏ’’, do Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân chỉ đạo. Một nhân vật khác là Zhang Mingyu, người tuyên bố nắm trong tay các cuốn băng làm bằng chứng về các biện pháp đối với tù nhân, đã bị cảnh sát Trùng Khánh vây bắt tại Bắc Kinh gần đây.
Nếu ông Bạc Hy Lai hy vọng đưa Vương Lập Quân ra làm người đỡ đòn khi tấm lưới đã vây kín xung quanh, thì bước đi này đã gây tác động ngược lại. Bắc Kinh đã quyết định trừng phạt Vương Lập Quân – và công bố sự thật kinh hoàng về cáo buộc tra tấn, ép cung và các biện pháp phi pháp đã được sử dụng ở Trùng Khánh, đúng như Thủ tướng Ôn đã hứa sẽ công bố điều tra của Bắc Kinh về vụ của Vương. Các công bố này, nếu đúng sự thật, sẽ hủy hoại cả hai nhân vật của Trùng Khánh. Ông Bạc Hy Lai rất có thể phải chịu trừng phạt nặng hơn mức mất chức. Để phá vỡ gọng kìm của phe tả thì phải làm mất uy tín của Bạc. Cuộc đấu này không đơn thuần giữa hai đối thủ tham vọng nhằm vào vị trí lãnh đạo. Việc sa thải Bạc Hy Lai còn là động thái tấn công phủ đầu để đảm bảo rằng xu hướng cải cách nổi lên tại Trung Quốc, chứ không phải là mô hình nhà nước kiểm soát tuyệt đối. Bằng việc nhắc lại một thập kỷ đen tối của Cách mạng Văn hóa, ông Ôn Gia Bảo đã đặt thêm sức ép để Tập Cận Bình phải đứng hẳn sang một bên, ngay lập tức, với các lực lượng ủng hộ hiện đại hóa.
*
* *
TTXVN (Angiê 17/3)
Việc Bí thư thành ủy Trùng Khánh, Bạc Hy Lai, ngôi sao đang lên trên chính trường Trung Quốc, bị cách chức được giới quan sát đánh giá như một quả bom phát nổ vào thời điểm nhạy cảm khi chỉ còn vài tháng nữa là đến Đại hội lần thứ 18 Đảng cộng sản Trung Quốc, một đảng “khổng lồ” với 80 triệu đảng viên và sẽ cho ra đời một ban lãnh đạo mới.
Theo nhà phân tích Claude Lely của tạp chí “Tin Trung Hoa”, vụ việc này giúp củng cố vị thế của phái “cải cách” do Hồ cẩm Đào đứng đầu, đồng thời cho thấy cuộc tranh giành các vị trí lãnh đạo chủ chốt quyết liệt và gây xáo động trong Đảng đến mức nào.
Bạc Hy Lai là người có sức thuyết phục, có phong cách riêng và mang dáng dấp của một Kennedy Trung Hoa, một chính khách được giới truyền thông ưa thích. Việc ông được bổ nhiệm làm Bí thư thành ủy Trùng Khánh năm 2007 có thể là thăng chức, cũng có thể là bị đi đày. Đối với ông, điều đó không quan trọng vì ông muốn biến nơi đây thành bàn đạp để leo lên vị trí lãnh đạo cao hơn.
Trong một hệ thống chính trị dựa trên cơ sở bầu bán nội bộ, Bạc Hy Lai lại muốn dựa vào dân chúng để thỏa mãn tham vọng cá nhân. Ông đáp ứng cảm giác mất mát giá trị của người Trung Quốc bằng chủ trương tái lập nền văn hóa cộng sản chính thống, với những bài ca cách mạng trên phố và truyền hình, chiến dịch phục hồi tư tưởng Maoít trên Internet và điện thoại di động, lên án sự xâm lăng của văn hóa phương Tây Cứ như thế, Trùng Khánh trở thành biểu tượng của trào lưu “Đổi mới Đỏ”, còn Bạc Hy Lai trở thành ngôi sao sáng trên chính trường Trung Quốc.
Bạc Hy Lai thuộc phái bảo thủ muốn giãn tiến độ cải cách kinh tế và là hiện thân của một “cánh tả mới”. Giới trí thức ủng hộ phái này cũng như nhân vật mị dân này, và cho rằng không phải tất cả những gì diễn ra trong Cách mạng văn hóa đều đáng bị vứt bỏ. Ông ve vãn báo chí và được báo chí đáp lại. Chính chiến dịch chống- tham nhũng chưa từng thấy giúp ông nổi tiếng trong cả nước. Trùng Khánh nổi tiếng là một trong những sào huyệt của maphia Trung Hoa và Bạc Hy Lai muốn tiến hành một cuộc chiến vừa bằng sức mạnh, vừa bằng truyền thông, với sự trợ giúp của Vương Lập Quân, Giám đốc công an thành phố.
Các vụ xử án quan chức ồn ào triệt hạ được một số địch thủ, đàn áp bằng tra tấn và dẫn đến nhiều vụ kết án tử hình, những chính sách cứng rắn của “ông vua con” của Trùng Khánh khiến giới truyền thông và người dân Trung Quốc thích thú. Quả thực là một số giới truyền thông coi ông như một nhà độc tài, biểu tượng của giới lãnh đạo không ai đụng đến được. Họ đăng tải tin đồn về tham nhũng, đầu tư ra nước ngoài hay thói chơi ngông của con trai ông thích xe hơi hạng sang và gái đẹp.
Đại đa số dân chúng trong nước tin những điều ông nói: từ thành phố cảng Đại Liên đến Trùng Khánh, nơi nào xã hội cũng an toàn hơn, thành phố phát triển nhanh hơn và dân chúng cảm thấy mình gần gũi với Đảng hơn. Tất cả là nhờ Bạc Hy Lai.
Trái lại, giới chức lãnh đạo cấp cao của Đảng lại không đánh giá cao chính sách mị dân của Bạc Hy Lai, phê phán ông về phong cách làm việc cá nhân và thiếu tôn trọng quy định của Đảng. Bạc Hy Lai bỏ ngoài tai tất cả vì ông nghĩ rằng sự ủng hộ của dân chúng sẽ giúp ông lên được Bắc Kinh Và “ngôi sao đỏ” nằm trong số những nhân vật có nhiều cơ hội nhất để giành một trong 9 ghế thường vụ Bộ chính trị.
Vụ Vương Lập Quân dường như nổ ra vào thời điểm thích hợp đối với phái chống Bạc Hy Lai. Có người cho rằng vụ này được phái cải cách trong Đảng dàn dựng với sự đồng tình của Hồ Cẩm Đào. Một nguồn tin thông thạo vấn đề này cho biết Hồ cẩm Đào khẳng định trước Quốc hội rằng Vương Lập Quân là kẻ phản bội khi định xin tị nạn tại Mỹ.
Tuy nhiên, mục tiêu chính trong vụ này được cho là nhằm vào Bạc Hy Lai. Là chính khách giỏi và có sức thuyết phục, ông trở thành nạn nhân của việc mình được lòng dân. Còn những người có mưu đồ đã âm thầm hành động để triệt hạ sự nghiệp chính trị của ông. Tuy không ai biết vai trò của Bắc Kinh cũng như của Bạc Hy Lai trong vụ cánh tay phải của ông này chạy trốn rồi bị bắt là như thế nào, song nhiều người ủng hộ quan điểm
theo đó, đối với chính quyền, vụ bê bối này là một cơ hội tốt để loại trừ một quan chức lãnh đạo quá tham vọng.
Bạc Hy Lai nói ông không biết gì về sự việc liên quan đến Vương Lập Quân mà cho đó là một trường hợp mang tính cá nhân, nhưng cuộc họp báo của Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã định đoạt số phận của ông. Ôn Gia Bảo phê phán công khai cách lãnh đạo của Đảng bộ Trùng Khánh vì cơ quan này “phải biết” và “tính tới” vụ Vương Lập Quân. Việc Ôn Gia Bảo ý tứ nói đến cuộc Cách mạng văn hóa cũng là nhằm vào Bạc Hy Lai. “Nguy cơ” mà Ôn Gia Bảo nói đến chính là nguy cơ của một quan chức lãnh đạo quá quan tâm đến lợi ích cá nhân mình và sẵn sàng làm mọi điều sai lệch để đạt mục đích.
Trong Đảng cộng sản Trung Quốc rất ít khi xảy ra việc các quan chức lãnh đạo cao cấp phê phán nhau, do đó tuyên bố của Ôn Gia Bảo nói lên nhiều điều. Việc cách chức Bạc Hy Lai cũng khẳng định một điều: Ôn Gia Bảo phát biểu nhân danh toàn Đảng. Chuyên gia Willy Lam, thuộc trường Đại học Trung Quốc (Hồng Công), khẳng định như vậy, chắc chắn sự nghiệp của Bạc Hy Lai đã chấm dứt.
Tuy thận trọng, song các nhà phân tích cho đây là thất bại của phái bảo thủ Maoít mới trước phái “tự do” và “cải cách” thuộc phái Đoàn thanh niên của Hồ cẩm Đào. Khi nói về phái này, ông Jean-Philippe Béja, nhà nghiên cứu làm việc cho Trung tâm nghiên cứu quốc tế thuộc trường Đại học Sciences Po (Pháp), cho rằng lúc này, có thể nói các nhân vật tự do nhất đắc lợi và Uông Dương, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông, càng có cơ may lọt được vào Ban thường vụ hơn. Là người thuộc phái Đoàn thanh niên, Uông Dương có tham vọng nhảy vào Ban thường vụ từ bệ phóng là tỉnh Quảng Đông ở miền Nam, đầu tàu kinh tế của Trung Quốc, nơi nhân vật theo trường phái “tự do” này tạo dựng tiếng tăm trên cương vị người đứng đầu cơ quan đảng.
Điều trớ trêu của lịch sử là trước đó Uông Dương là người tiền nhiệm của Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh. Nhà nghiên cứu Willy Lam, cho rằng Bạc Hy Lai là nạn nhân của cuộc chiến đang gia tăng giữa phái Đoàn thanh niên và phái Thái tử đỏ, con cái của các vị anh hùng cách mạng như Bạc Hy Lai, con của Bạc Nhất Ba. Vụ thanh trừng Bạc Hy Lai, người theo lôgích sẽ vào Bộ chính tri sau Đại hội lần thứ 18, đánh dấu thắng lợi của phái Đoàn thanh niên đứng đầu là Hồ Cẩm Đào. Nhưng còn phải xem vị trí đó có được trao cho một vị thái tử đỏ nào khác không, hay sẽ được trao cho một nhân vật thuộc phái Đoàn thanh niên. Ông cho rằng cũng nên thận trọng ở một nước nơi Đảng cộng sản lãnh
đạo bằng bàn tay sắt từ 62 năm nay.
Bạc Hy Lai được thay thế bằng Trương Đức Giang, một quan chức có phong cách ít cá nhân hơn và tham gia ban lãnh đạo cao cấp của Đảng từ 10 năm nay. Ông cũng là đệ tử của cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân. Tốt nghiệp trường Đại học Kim Nhật Thành ở Bắc Triều Tiên, ông rất ít khi được nhắc đến, trừ trong vụ cúm gà năm 2002. Lúc đó, với tư cách là Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông, ông quyết định giấu giếm vụ việc khiến virút lan sang Hồng Công rồi từ đó lan ra toàn thế giới. Trương Đức Giang nổi tiếng , là người cứng rắn, kín đáo và trung thành với Đảng.
Việc sa thải Bạc Hy Lai tạo ra một bầu không khí không chắc chắn về tương lai của ban lãnh đạo Trung Quốc. Các đồng minh bảo thủ của ông có thể bị mất ổn định khi chỉ còn vài tháng nữa là đến thời điểm đổi mới ban lãnh đạo cao nhất của nước này, với việc hoạch định chính sách cho 10 năm tới.
Theo chuyên gia Guo Yingjie, thuộc trường Đại học công nghệ Xítni, Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo được coi là những nhà “tiền cải cách”. Khi ngăn chặn được Bạc Hy Lai trên con đường vào Ban thường vụ Bộ chính trị, cả hai nhà lãnh đạo này bảo đảm chắc chắn họ vẫn còn ảnh hưởng sau khi ra đi. Tập Cận Bình, người rất có thể sẽ kế nhiệm Chủ tịch Hồ cẩm Đào, và Lý Khắc Cường, người cũng có nhiều khả năng sẽ thế chỗ Thủ tướng Ôn Gia Bảo, có thể sẽ là những người duy nhất được giữ lại trong Ban thường vụ Bộ chính trị sau đại hội Mười tới tới. Bảy thành viên khác sẽ được thay thế nếu trung tâm quyền lực của Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục có 9 người.
Ông Jean-Philippe Béja, cho rằng đã nhầm khi khẳng định tiến trình kế nhiệm ở Trung Quốc đã được thể chế hóa, vì sắp tới có thể sẽ còn nổ ra nhiều vụ việc khác. Các phe phái hiện đã sẵn sàng, bằng chứng là vụ Bạc Hy Lai bị cách chức Bí thư thành ủy Trùng Khánh. Ai thắng, ai thua đây? Việc thanh trừng Bạc Hy Lai tác động thế nào đến thành phần – vốn phải phản ánh một sự cân bằng tinh tế – của Ban thường vụ mới và đường lối của cường quốc kinh tế thứ hai thế giới trong 10 năm tới? Nền chính trị Trung Quốc vẫn luôn mờ ảo và không thể lường trước được như dưới thời Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình. Đó chính là truyền thống chính trị đặc trưng của Trung Quốc.
***
TTXVN (Bắc Kinh 10/3)
Ngày 10/3, mạng Trung Quốc trích đăng lại nội dung cuộc trả lời phỏng vấn báo chí trong và ngoài nước nhân dịp tham dự kỳ họp Lưỡng hội năm nay của Thị trưởng Hoàng Kỳ Phàm và ông Bạc Hy Lai về sự kiện Vương Lập Quân, nội dung như sau:
Bạc Hy Lai nói: Vương Lập Quân đang được các bộ ngành trung ương điều tra. Điều tra đã thu được những tiến triển, sau khi có kết luận điều tra sẽ công bố trước công luận.
Thị trưởng Trùng Khánh Hoàng Kỳ Phàm đã giới thiệu vắn tắt quá trình tham gia xử lý vụ việc. Ông nói, chiều ngày 7/2, ông và ông Bạc Hy Lai lái xe đi Thành Đô, không mang theo bất cứ xe cảnh sát nào, ngay cả xe dẫn đường cũng không có. Đối với thông tin trên mạng nói ông dẫn 70 xe cảnh sát Trùng Khánh đến bao vây Tổng lãnh sự quán Mỹ, Thị trưởng Hoàng Kỳ Phàm cho rằng đây là thông tin bịa đặt.
Hoàng Kỳ Phàm nói tiếp chúng tôi đến đó mất 4 tiếng, bản thân tôi gặp mặt và thảo luận với Vương Lập Quân trong 2 giờ đồng hồ. Tôi đã làm rõ tình hình của anh ấy, cũng như làm công tác tư tưởng đối với anh ấy, anh ấy cũng đồng ý cùng chúng tôi ra khỏi Tổng lãnh sự quán Mỹ, cho nên sau này nói anh ta lưu lại 24 giờ, đồng thời tự nguyện ra khỏi Tổng lãnh sự quán Mỹ, thực sự là như vậy. Không có bất cứ người nào cưỡng bức anh ấy, tôi cũng không có khả năng cưỡng bức anh ấy.
Bạc Hy Lai thừa nhận: Vương Lập Quân đã làm được không ít việc trong tấn công trấn áp tội phạm. Cũng chính vì vậy, Thành uỷ, tập thể chính quyền thành phố sau khi nghiên cứu đã đề bạt sử dụng anh ấy, hơn nữa trong đánh giá của các tổ chức, đơn vị liên quan, anh ấy cũng thực sự đứng đầu trong danh sách. Tuy nhiên, Vương Lập Quân chỉ là người phụ trách một bộ phận trong đấu tranh trấn áp tội phạm. Công tác đấu tranh trấn áp tội phạm của Trùng Khánh do ủy ban Chính pháp điều phối, các cơ quan như công an, toà án, viện kiểm sát phối hợp tiến hành, không phải là việc của một cá nhân Vương Lập Quân. Về danh hiệu Anh hùng đả hắc của Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai chỉ rõ đây là tên gọi do quần chúng tự đặt cho Vương Lập Quân, không phải do Thành ủy và chính quyền thành phố Trùng Khánh đặt. Bạc Hy Lai cũng nói rằng hầu hết công an, cảnh sát Trùng Khánh đều tốt, không nên thổi phồng sự kiện Vương Lập Quân, không nên vì Vương Lập Quân mà xoá bỏ những nỗ lực của đại đa số công an, cảnh sát khác. Sự việc ngày 6/2, tôi thực sự không lường trước được.
Về tổ chức, công việc của anh ấy cũng rất được ủng hộ. Đánh giá của quần chúng nhân dân, những thông tin tôi biết cũng đều tích cực. Tình cờ nghe được một số phản ánh, tôi cũng kịp thời phản hồi lại cho anh ấy, kể cả phê bình góp ý. Nhưng sự việc anh ấy chạy trốn, tôi hoàn toàn không nghĩ đến .
Bạc Hy Lai nói để xảy ra vấn đề này, ông rất đau lòng. Ông cảm giác rằng ông dùng người thiếu đôn đốc kiểm tra. Ông nói, xem ra bất cứ một địa phương nào, tình hình tốt lên, cũng cần phải cảnh giác đề phòng, ngăn chặn xảy ra những vụ việc không lường trước. Nhưng mặt khác, cũng không thể vì những vụ việc không lường trước xảy ra mà buồn lòng nản chí. Ông nói, việc đã xảy ra như vậy rồi, suy nghĩ việc đã qua là đúng.
Sau sự kiện Vương Lập Quân, có phân tích cho rằng, sinh mệnh chính trị của Bạc Hy Lai kết thúc từ đây, hy vọng được vào một trong chín ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đã không còn. Đối với vấn đề này, Bạc Hy Lai bày tỏ: Đối với cá nhân tôi, từ đáy lòng, từ trước đến nay tôi chưa có bất cứ liên hệ gì giữa bản thân với những vấn đề cụ thể tại Đại hội 18. Hiện nay việc Trùng Khánh đang chào đón Đại hội 18 chính là nỗ lực làm tốt các mặt công tác. Tôi cảm thấy đây mới là hiện thực. Những việc khác không phải là điều tôi suy nghĩ.
Trùng Khánh có một tỉ phú tên là Lý Tuấn đã chạy ra nước ngoài. Gần đây, khi trả lời phỏng vấn báo chí phương Tây, ông ta nói rằng trong phong trào trấn áp tội phạm của Trùng Khánh, ông ta đã bị tra tấn bức cung. Có phóng viên hỏi, tra tấn bức cung thực sự có phải là hiện tượng cá biệt của Trùng Khánh, vậy ai nên chịu trách nhiệm trước vấn đề này?
Bạc Hy Lai trả lời: Thứ nhất, tỉ phú mà bạn nói là ai, tôi hoàn toàn không biết. Thứ hai, trong phong trào đấu tranh trấn áp tội phạm của Trùng Khánh, theo như tình hình tôi được biết với tư cách là người chịu trách nhiệm thì có thể nói rằng không có tra tấn bức cung. Thực sự, diện liên quan trong quá trình đấu tranh trấn áp tội phạm của Trùng Khánh tương đối rộng, nhưng chúng tôi làm án theo pháp luật. Nếu có chứng cứ gì xác đáng, các bạn có thể đưa ra. Nhưng tôi hy vọng đó chỉ là tin đồn.
Liên quan đến thông tin tiêu cực về người thân, Bạc Hy Lai nói rằng: Thậm chí người ta còn nói con trai tôi du học nước ngoài, lái chiếc xe Ferrari màu đỏ, một cách nói hồ đồ. Tôi cảm thấy hết sức tức giận. Tôi và vợ tôi không có bất cứ tài sản cá nhân nào. Mấy chục năm nay vẫn như thế này. Vợ tôi vốn là luật sư đã được Bộ Tư pháp thừa nhận từ rất sớm trước đây, trong thời gian làm luật sư tại Đại Liên đã hoạt động rất thành công. Nhưng lo ngại có thể có người đặt chuyện nói chúng tôi thông qua văn phòng luật sư để kiếm tiền, nên bà đã đóng cửa vài văn phòng. Đây là việc của 20 năm trước. Hiện tại bà ấy hầu như ở nhà làm một số việc nội trợ giúp tôi. Tôi rất cảm động trước những hy sinh mà bà ấy đã làm cho tôi. Có người nói con trai tôi vào học các trường danh giá như Oxford, Harvard, học phí của những trường này lấy từ đâu? Tôi phải nói rõ rằng, đó là học bổng toàn phần.
Có phóng viên nói, một số lãnh đạo Trung ương đã đi thị sát Trùng Khánh, vì sao Tổng Bí thư, Chủ tịch Hồ cẩm Đào chưa từng đến Trùng Khánh? Bạc Hy Lai nói: Tổng Bí thư, Chủ tịch Hồ cẩm Đào hết sức quan tâm đến Trùng Khánh. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng Tổng Bí thư sẽ đi Trùng Khánh, mà xem ra Tổng Bí thư còn rất vui ./.-Bạc Hy Lai bị thất sủng vì chống mafia ?
Sự kiện ông Bạc Hy Lai, bí thư thành ủy Trùng Khánh, bị cách chức tiếp tục thu hút sự chú ý của báo giới Pháp. Nhật báo Libération tiếp tục mổ xẻ sự kiện này với bài viết : « Bộ chính trị Trung Quốc không còn chịu đựng nổi họ Bạc ».
Lệnh cách chức ông Bạc Hy Lai được Tân Hoa Xã thông báo ngắn gọn ngày 15/03/2012 mà không hề nêu ra một lí do nào. Tuy nhiên cách chức một nhân vật có nhiều khả năng vào thường vụ bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc không phải là chuyện đơn giản.
Libération nhấn mạnh : « Trong một đất nước mà ổn định và đoàn kết trong đảng là nguyên tắc tối cao, thì sự thanh trừng này quả là một cơn địa chấn ».
Đi vào nguyên nhân vụ việc, tờ báo cho rằng, đó là do sách lược đi lên của ông Bạc Hy Lai phạm nhiều sai lầm. Trước tiên, ông này đã sử dụng một đường lối quản lý kết hợp sự ca ngợi thời đại Mao Trạch Đông, chính sách xã hội, chủ nghĩa dân túy và sự trấn áp tội phạm.
Trên cương vị bí thư thành ủy Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai đã cho triển khai phong trào hát những bài cách mạng ca ngợi thời đại cách mạng văn hóa do Mao Trạch Đông khởi xướng (1966-1976), trong khi đó ông lại quên rằng giai đoạn này có nhiều quan chức, ngay cả một số ủy viên bộ chính trị đã bị loại trừ.
Sự « thờ ơ » này của ông Bạc đương nhiên gây mất lòng nhiều quan chức thuộc dòng chính kiến khác, và sự mất lòng đó có thể được thấy qua lời phát biểu của thủ tướng sắp mãn nhiệm Ôn Giả Bảo : « Toàn thể nhân dân Trung Quốc đã hiểu được rằng…cần phải rút ra những bài học từ trong lịch sử ».
Một sai lầm khác nghiêm trọng hơn đó chính là ông Bạc Hy Lai đã chủ xướng chiến dịch thanh trừng mafia tại Trùng Khánh. Trong chiến dịch này có đến 9 000 người đã bị điều tra, trong đó có rất nhiều cán bộ cao cấp, quan chức công an và tòa án, 13 người đã bị tuyên án tử hình. Các cuộc điều tra này bị cho là đã lạm dụng việc tra tấn ép cung.
Thế là, chiến dịch của ông Bạc dù làm vui lòng dân chúng, nhưng tai hại cho ông là nó gây mất lòng chóp bu của đảng, bởi chiến dịch đã vén lên một bức màn khá nhạy cảm : hiện tượng quan chức cấp cao cấu kết với mafia, tức gây mất lòng tin của đảng. Hơn nữa, chiến dịch cũng đặt nghi ngờ là hai bí thư tiền nhiệm của ông Bạc chính họ cũng liên can. Trong khi đó cả hai người này đều là người dưới trướng của ông Hồ Cẩm Đào : một người là ông Uông Dương, hiện là bí thư tỉnh ủy Quảng Đông ; người kia là ông Hạ Quốc Cường, hiện là bí thư ủy ban kiểm tra trung ương kiêm trưởng ban tổ chức trung ương đảng cộng sản Trung Quốc.
Theo Libération, chính trị Trung Quốc càng ngày càng mập mờ, bởi thế trong một sự việc động trời như vậy thật khó lòng mà hiểu hết chân tơ kẽ tóc. Thế nhưng, tờ báo cho hay, theo một vài thông tin rò rỉ, kịch bản thanh trừng Bạc Hy Lai đã được dàn dựng có bài bản : ông Hạ Quốc Cường đã cho điều tra tham nhũng đối với ông Vương Lập Quân, cánh tay phải của họ Bạc.
« Chiêu thức này » rất hiểm, vì theo một nhà báo tại Trùng Khánh, ở Trung Quốc, chính quyền tham nhũng ở mọi cấp đều có tham nhũng ít nhiều, bởi vậy hể điều tra thì tất có tham nhũng, do đó tham những chính là cái cớ để các nhà chính trị nước này thanh trừng lẫn nhau. Mục tiêu điều tra ông Vương là để làm mất uy tín họ Bạc và buộc họ Bạc phải tình nguyện về hưu non. Trong bối cảnh đó, họ Vương mất định hướng, đã bất chợt chạy đến trú ẩn tại lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô và đã ở đó suốt 24 tiếng đồng hồ.
Họ Vương đã tiết lộ gì với Hoa Kỳ để đến mức mà chủ tịch Hồ Cẩm Đào cho rằng ông này « phản bội » đất nước. Sự việc đến hiện tại vẫn còn mờ mịt. Thế nhưng, có một chuyện đã có vẻ rõ ràng, đó là ông Bạc Hy Lai đã phạm sai lầm khi toan đi lên bằng một sách lược gây hại đến những « đồng liêu » có quyền lực hơn mình, vì vậy ông Bạc đã phải lãnh hậu quả đó là : lối vào ban thường vụ bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc của ông đã khép lại.
- Đoàn phái đánh Thái tử đảng?-
Trong lúc Phó Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình công du Hoa Kỳ, Ireland và chuẩn bị đến Thổ Nhĩ Kỳ, báo chí ngoài Trung Quốc không ngưng nhắc đến vụ cựu phó thị trưởng Vương Lập Quân của Trùng Khánh bị “ngã ngựa”.
Các đánh giá tin rằng đây là dấu hiệu của cuộc đấu đá nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc trước kỳ Đại hội “chuyển giao thế hệ” cuối năm nay.Nhưng các ý kiến còn chưa đồng ý rằng vụ Vương Lập Quân này do ai gây ra và khiến ai được lợi.
Các chi tiết chỉ xác định ông Vương, cựu giám đốc công an Trùng Khánh đã tự lái xe hơn 200 dặm tới lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô “xin tỵ nạn”,Nhưng vì cơ quan ngoại giao này đã bị bao vây, người Mỹ phải cho ông Vương đi ra và nay ông đã bị bắt đưa về Bắc Kinh.
Theo báo Mỹ, tờ New York Times trích nguồn từ Trung Quốc thì ông Vương “tìm cách trốn khỏi” bàn tay của người từng bảo trợ ông, Bí thư Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai.
Dấu hiệu báo động cho ông Vương xảy đến khi người lái xe riêng của ông bị bắt trước đó.
Vẫn theo báo Mỹ, ông Vương qua vụ trốn vào lãnh sự Mỹ, muốn cho ông Bạc thấy rằng ông có trong tay các hồ sơ có thể chống lại ông Bạc.
New York Times cũng nói, sau khi vụ Vương Lập Quân xảy ra, ông Bạc Hy Lai đã gửi thư riêng lên Bắc Kinh, nhận toàn bộ trách nhiệm về vụ việc, và còn thậm chí xin từ chức.
Có người đỡ đầu
Nhưng để một bí thư đô thị lớn, trực thuộc trung ương như ông Bạc Hy Lai từ chức là chuyện không thể được, nhất là khi vụ việc có ảnh hưởng đến hình ảnh của Trung Quốc trong lúc Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình thăm Hoa Kỳ.
Mặt khác, theo giải thích của một nhà phân tích Trung Quốc, ông Cao Văn Khiêm (Gao Wenqian) thì ông Bạc Hy Lai, một nhân vật thuộc ‘Thái tử đảng’tức nhóm Con ông cháu cha, được cựu Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Đảng Giang Trạch Dân hỗ trợ nên vị trí của ông còn mạnh.
Cao Văn Khiêm viết trên trang của Hội Nhân quyền Trung Quốc, một tổ chức bị cấm trong nước, rằng cha ông Bạc Hy Lai là Bạc Nhất Ba, một công thần của chế độ, từng giúp ông Giang trong những chuyện giành vị trí quan trọng ngày trước.
Nay, món nợ đó khiến ông Giang Trạch Dân bảo vệ ông Bạc Hy Lai và dù Bí thư Trùng Khánh bị tấn công từ mọi hướng, cựu Chủ tịch Giang vẫn không muốn ông ta bị hy sinh.
Vụ Vương Lập Quân tuy thế, như ông Cao nhận xét, đã đẩy mâu thuẫn giữa Đoàn phái của ông Hồ Cẩm Đào, và Thái tử Đảng lên cao và bộc lộ ra bên ngoài.
Vẫn theo đánh giá này, phe của ông Hồ Cẩm Đào đang nhân vụ Vương Lập Quân để ra tay hạ uy tín của phái Con ông cháu cha.
Đoàn phái, tức phe tập trung những người lên từ con đường Đoàn Thanh niên và các tổ chức của Đảng, vốn có xu hướng dân tuý.
Họ từng bực bội vì ông Bạc Hy Lai, người thuộc Thái tử Đảng, đã giành mất lá cờ mỵ dân của họ khi dùng lại các khẩu hiệu thiên tả thời Mao và tung ra phong trào “Ca Hồng, đả Hắc” để đánh vào các quan hệ làm ăn mờ ám của quan chức Tứ Xuyên.
Chính Giám đốc Công an Vương Lập Quân là người được ông Bạc Hy Lại dùng để tung ra đợt bắt chừng 2000 nhân vật, gồm cả quan chức Đảng và công an bị cho là dính vào xã hội đen.
Nhưng điều làm ông Hồ Cẩm Đào khó chịu với ông Bạc Hy Lai chính là vì Bí thư Trùng Khánh đã không nghe lệnh từ trung ương trong nhiều kế hoạch kinh tế, xã hội, theo nhận định của Cao Văn Khiêm.
Ngược lại, phái Thái tử đảng mà ông Bạc là một nhân vật nổi trội từng phê Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là không làm gì ngoài chuyện lo để lại di sản đẹp và chuyền quả bóng kinh tế bùng nhùng xuống thế hệ sau.
Cũng vì thế, điều dễ hiểu là khi nổ ra vụ Vương Lập Quân, báo chí trung ương được rộng tay đăng tải nhiều tin tức về vụ ở Trùng Khánh.
Các trang mạng ngoài luồng ở Trung Quốc cũng được "thả phanh" mô tả cả chuyện làm ăn của phu nhân Bí thứ Trùng Khánh, bà Cổ Khai Lai.
Nhưng còn một người nữa là Phó Chủ tịch Tập Cận Bình cũng được lợi từ vụ Vương Lập Quân và vị thế ít nhiều suy yếu của ông Bạc Hy Lai, theo Giáo sư Khấu Kiện Văn (Kou Chien-wen), Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Á tại Đại học Chengchi, Đài Loan.
Dù cũng là một người con ông cháu cha và cũng muốn tỏ ra có thành tích “vì dân”, Phó Chủ tịch Tập không hề muốn để Bạc Hy Lai thu hút quá nhiều sự ủng hộ của phe thiên tả trong Đảng.
Theo GS Khấu, sau các chiến dịch trừng phạt tội ác ̉ Trùng Khánh, và các kế hoạch xây nhà cho nông dân chuyển hộ khẩu về đô thị, ông Bạc từng được phe tả Trung Quốc ca ngợi là “lãnh tụ”.
Chuyện còn chưa dứt
Theo đánh giá của các tác giả trong bài trên New York Times, tương lai chính trị của ông Bạc Hy Lai ở kỳ đại hội tháng 10 này không sáng lắm:
“Ông có thể phải nghỉ hưu, hoặc nhận chức vụ tượng trưng tại Hội nghị Hiệp thương Tư vấn Nhân dân, hoặc trong Quốc hội chỉ làm cây cảnh.”
Nhưng GS Khấu nói còn quá sớm để xóa bỏ cơ hội của ông Bạc, vì cuộc tranh giành quyền lực cũng sẽ được thực hiện làm sao để không gây bất ổn.
Tất nhiên, theo GS Khấu Kiện Văn, nếu đoạt được một trong số chín vị trí Thường trực Bộ Chính trị đầy quyền lực, có thể ông Bạc Hy Lai “sẽ gặp khó khăn nếu muốn nắm chức vụ bí thư phụ trách chính trị và luật pháp trong Bộ Chính trị”.
Tin mới nhất từ Tứ Xuyên cho hay một cựu lãnh đạo Đoàn Thanh niên được cử vào thay ông Vương nắm chức Giám đốc Công an Trùng Khánh.
Việc bổ nhiệm ông Quan Hải Tường vào chức vụ này được cho là lời cảnh báo với bí thư Bạc Hy Lai rằng ông ta không thể muốn làm gì thì làm.
Từ nay đến kỳ đại hội quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể sẽ còn nhiều chuyển biến nhân sự nội bộ cao cấp ở nước này.
Từ bên ngoài, dư luận và chính giới các nước khác cũng quan tâm, kể cả khi giới ngoại giao muốn giữ kín.
Gần đây nhất, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Mỹ, bà Ileana Ros-Lehtinen chính thức yêu cầu Ngoại trưởng Hillary Clinton trả lời câu hỏi về vụ Vương Lập Quân.
Bà nghị sĩ Ros-Lehtinen muốn biết có phải Hoa Kỳ từ chối thỉnh cầu tỵ nạn chính trị của ông Vương hay không.
Xem ra, vụ việc của ông Vương và thành phố Trùng Khánh chưa dễ chấm dứt dù cho ông đã được “an trí” trong vòng tay trung ương tại Bắc Kinh.
Tin mới nhất ngày 21/02: Theo BBC Tiếng Trung, báo chí ở Trùng Khánh đã bác bỏ thông tin nói ông Bạc Hy Lai từ chức.
- Đảng Thái Tử và triển vọng của Trung Quốc Nguyễn Hải Hoành lược dịch
Đảng Thái Tử[1]mà công chúng Trung Quốc nhiều năm qua thường xuyên bàn tới hiện nay đã trở thành một vấn đề tế nhị có ý nghĩa không bình thường, một đề tài sốt dẻo của giới truyền thông. Báo chí Trung Quốc không được phép đưa tin về vấn đề này. Tra cứu mạngcông cụ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc chỉ có thể tìm được một số trang thông tin chung chung về Đảng Thái Tử.
Truyền thông thế giới từ lâu đã quan tâm tới vấn đề Đảng Thái Tử ở Trung Quốc và họ đã đưa khá nhiều tin bài. Dưới đây là một số tin và bình luận của họ trong tháng vừa qua (tức trước ngày 15/7).
Đảng Thái Tử đấu tranh vì quyền lực
Cách đây mươi hôm, khi dư luận chưa hiểu ra sao về việc ông Giang Trạch Dân còn sống hay đã chết thì truyền thông quốc tế và những người Trung Quốc quan tâm chính trị đều tự nhiên cùng nghĩ rằng chuyện đó có ảnh hưởng tới tình hình chính trị Trung Quốc.
Báo Sankei Shimbun một tờ báo hàng đầu ở Nhật hôm 7/7/2011 đăng bình luận dưới đầu đề (Việc Giang Trạch Dân qua đời) có thể làm căng thẳng cuộc đấu tranh bè phái ... Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình trực tiếp quyết đấu với nhau.
Bài báo viết : Giờ đây dư luận chú ý tới sựra đi của cựu Chủ tịch nước Giang Trạch Dân — người được gọi là một nhân vật lịch sử — là có lý do, bởi lẽ ảnh hưởng của ông có liên quan tới việc sắp xếp nhân sự tầng lớp lãnh đạo cao nhất tại đại hội XVII của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) họp vào mùa thu năm 2012. Điều đó liên quan tới tình hình bố trí quyền lực trong đảng.
Trong ĐCSTQ có 3 phái lớn chống chọi nhau. Một phái là tổ chức đảng do Chủ tịch Hồ Cẩm Đào lãnh đạo cùng phái Đoàn Thanh niên cộng sản Trung Quốc. Thứ hai là phái Đảng Thái Tử gồm con cháu các cựu cán bộ cấp cao, với trung tâm là Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình, được coi là nhà lãnh đạo nhiệm kỳ tới của Trung Quốc. Thứ ba, cái gọi là Tập đoàn (« Bang ») Thượng Hải với cột trụ tinh thần là Giang Trạch Dân.
Phái bảo thủ-Phái Đảng Thái Tử
Tờ Tin hàng ngày của Nhật ngày 7/7 đăng bài phân tích của biên tập viên báo này, cho rằng nội bộ ĐCSTQ có hai phái đấu tranh với nhau. Bài báo viết :
Cuộc đấu tranh sắp xếp nhân sự ở tầng lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc sẽ tiếp tục cho tới đại hội ĐCSTQ mùa thu sang năm. Phái Đoàn Thanh niên cộng sản của Chủ tịch Hồ và phải bảo thủ-phái Đảng Thái Tử dưới ngọn cờ của Giang Trạch Dân đang đấu tranh tranh gay gắt với nhau. Giang Trạch Dân sau khi mãn nhiệm vẫn là kẻ nắm thực quyền ở hậu trường ngang bằng với Chủ tịch Hồ. Sở dĩ Tập Cận Bình giành được địa vị Tổng Bí thư ĐCSTQ nhiệm kỳ tới cũng là nhờ có ảnh hưởng của Giang Trạch Dân.
Cho tới hiện nay, phong trào Tiếng hát ca ngợi Mao Trạch Đông do phái bảo thủ-phái Đảng Thái Tử phát động đã lấn át được vị thế của phái Đoàn TNCS. Nhưng nếu chỗ dựa của họ là Giang Trạch Dân ngã xuống thì họ sẽ mất tiền đồ. Rốt cuộc Trung Quốc vẫn là một quốc gia nhân trị.
Phái Đảng Thái Tử-Tập đoàn lợi ích
Báo Tin tức miền Tây Nhật Bản ngày 3/7 đăng xã luận với đầu đề Đảng CSTQ 90 năm trở thành tập đoàn lợi ích tách khỏi nhân dân.
Theo dự định, đến mùa thu sang năm Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình sẽ thay thế Chủ tịch Hồ làm Tổng Bí thư ĐCSTQ, trở thành nhà lãnh đạo cao nhất. Ông Tập đại diện cho Đảng Thái Tử của con cái thế hệ 2 cán bộ cấp cao ĐCSTQ. Bản thân từ ngữ Đảng Thái Tử tượng trưng cho việc ĐCSTQ đã biến chất thành tập đoàn lợi ích đã giành được. Số lượng đảng viên ĐCSTQ tăng mạnh cũng là do giới trẻ có ý định mưu cầu thực lợi dễ kiếm được việc làm và trội hơn người khác muốn được vào đảng.
Tờ Tin tức miền Trung Nhật Bản ngày 4/7 đăng xã luận với tiêu đề Diễn văn của Hồ Cẩm Đào tại mít tinh kỷ niệm 90 năm ĐCSTQ không trình bày con đường đi tới xã hội hài hòa. Bài báo viết :
Tại đại hội XVIII ĐCSTQ sang năm, Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào sẽ mãn nhiệm, vì thế sức lãnh đạo của ông có vẻ đang giảm sút. Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình được dự định làm Tổng Bí thư nhiệm kỳ tới, là con của một vị nguyên lão cách mạng, được gọi là Đảng Thái Tử, ông có quan hệ thân mật với Đảng Thái Tử nắm giữ các công ty quốc doanh lớn. E rằng ông Tập khó có thể ngăn chặn được đặc quyền của tầng lớp cán bộ. Bài diễn văn chẳng có mấy ý tưởng mới của Hồ Cẩm Đào vì thế khiến người ta cảm thấy có chút không yên tâm với tiền đồ của xã hội Trung Quốc.
Đảng Thái Tử đến rồi
Báo Nhà Kinh tế (Economist, Anh) ngày 23/6 có bài với tiêu đề Nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc : Đảng Thái Tử đến rồi — sự thay đổi tầng lớp lãnh đạo vào sang năm sẽ đem lại thế hệ mới các nhà thừa kế chính trị có đặc quyền.
Bài báo phân tích hai vị Đảng Thái Tử là Bạc Hy Lai và Tập Cận Bình như sau :
Bạc Hy Lai dường như không muốn tranh ngôi vị người cầm lái thứ nhất. Hầu như có thể khẳng định chiếc ghế này sẽ trao cho Tập Cận Bình đương kim Phó Chủ tịch nước. Chức Thủ tướng của Ôn Gia Bảo cũng có thể sẽ do Lý Khắc Cường trợ thủ cấp cao của ông tiếp quản. Nhưng rất có thể Bạc Hy Lai sẽ nắm giữ vai ông trùm an ninh trong nước. Hiện nay Châu Vĩnh Khang đang nắm chức vị này. Người ta cho rằng Bạc có quan hệ khăng khít với Châu, điều đó khiến Bạc sẽ có ảnh hưởng lớn trong sự sắp xếp bàn cờ quyền lựcmới. Tháng 12/2010, Tân Hoa Xã ca ngợi Trùng Khánh (do Bạc Hy Lai lãnh đạo) là thành phố « hạnh phúc nhất » Trung Quốc, ngầm tỏ ý Bạc Hy Lai sẽ được trọng dụng.
Bạc Hy Lai và Tập Cận Bình đều thuộc vào thế lực chính trị mới nổi ở Trung Quốc, cũng tức là Đảng Thái Tử mà người ta thường nói. Những người này đều là con cái các cán bộ cấp cao. ... Cha của họ đều từng đảm nhiệm chức vụ cao dưới trướng Đặng Tiểu Bình.
Thập niên 90 rất nhiều người trong ĐCSTQ nhìn Đảng Thái Tử với con mắt nghi ngờ. Họ không chịu phục trước việc Đảng Thái Tử dựa vào quan hệ huyết thống mà được đề bạt lên chức vụ cao.
Nhưng mấy năm nay xem ra người lãnh đạo ĐCSTQ đã chuyển sang ủng hộ Đảng Thái Tử. Có lẽ ban lãnh đạo đảng cho rằng những người như Bạc Hy Lai và Tập Cận Bình có khả năng hơn cả trong việc giữ gìn truyền thống của đảng, điều này vô cùng quan trọng cho việc duy trì độc quyền quyền lựccủađảng.
Khó duy trì được hiện trạng
Blog của Arnaud de le Grange, phóng viên thường trú Bắc Kinh của báo Pháp Le Phigaro ngày 6/7 đăng bài Trung Quốc và phiên bản 3.0 của chủ nghĩa xã hội. Bài báo có đoạn viết:
Rõ ràng khó có thể giữ được tình trạng hiện nay của Trung Quốc. Sự phát triển kinh tế và sự xơ cứng về chính trị khiến mọi ngườingày càng khó chịu đựng. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu được rằng chênh lệch giàu nghèo không ngừng gay gắt đang tiến gần tới giới hạn của thể chế. Giờ đây bức thiết cần tái vũ trang đạo đức. Nhưng họ chưa nhất trí về cách làm.
Một số người như Bạc Hy Lai chủ trương tăng cường sự lãnh đạo của đảng. Ông Sếp này của Trùng Khánh, một thành phố lớn miền trung Trung Quốc, là người phát động phong trào « Đỏ ». Một số nhà phân tích Trung Quốc hy vọng thấy Mô hình Trùng Khánh sẽ đem lại con đường mới cho Trung Quốc, có thể kết hợp chủ nghĩa bình quân cực đoan của Mao Trạch Đông với chủ nghĩa mở cửa kinh tế của Đặng Tiểu Bình, cấu tạo nên cái mà giáo sư Vương Thiệu Quang ở Đại học Trung Văn Hong Kong gọi là Phiên bản 3.0 của chủ nghĩa xã hội [2].□
Nguyễn Hải Hoành lược dịch
Nguồn :
dadi360.com 15/7/2011
Ghi chú của người dịch:
[1] Đảng Thái Tử, hoặc Thái Tử, (tiếng Anh: Crown Prince Party hoặc Princelings) là danh từ riêng chuyên dùng để nói về những người do có quan hệ huyết thống với tầng lớp thống trị mà giành được địa vị quan trọng trong xã hội; trước đây chuyên để nói về Thái Tử. Tại Trung Quốc, Đảng Thái Tử là danh từ chính trị đặc biệt xuất hiện trong các triều đại phong kiến, nói chung có ý chê bai. Thí dụ Lý Kiến Thành (Thái Tử của vua Đường Cao Tổ) cùng em trai là Lý Nguyên Cát kết bè đảng tranh giành quyền lực. « Đảng » ở đây có thể hiểu là họ hàng.
[2] Socialism 1.0 : Khái niệm do GS Wang Shaoguang ở Hong Kong University đưa ra, còn gọi là thời đại thứ 3 của CNXH tại TQ, nhằm phân biệt với thời đại chủ nghĩa bình quân của Mao Trạch Đông (Phiên bản CNXH 1.0, là Giai đoạn Thiếu thốn, là CNXH thời Mao Trạch Đông, với đặc điểm là thiếu thốn mọi thứ, vì thế phải thi hành chủ nghĩa bình quân tuyệt đối, nếu không thì toàn dân không thể tồn tại) và thời đại Cải cách mở cửa của Đặng Tiểu Bình (Phiên bản 2.0 : Giai đoạn No Ấm, là CNXH dưới thời cải cách mở cửa ; khi ấy không cần phân phối bình quân nữa mà cho phép một số người giàu lên trước; ai còn nghèo thì được giúp thoát nghèo). CNXH Phiên bản 3.0 : Giai đoạn Khá Giả. Sau năm 2002 GDP đầu người TQ đã khá cao, cần giải quyết vấn đề chênh lệch giàu nghèo và vấn đề nhà ở và giao thông công cộng. Khái niệm CNXH phiên bản 3.0 còn được Peter Martin và David Cohen nhắc tới trong bài Socialism 3.0 in China.
- Nhân vật thứ ba trong bảng kế vị Trung Quốc
- Vụ Trùng Khánh và chuyến đi của ông Tập
- Lời đồn về cựu giám đốc công an TQ
Mẫu Mực Trùng Khánh Lấm Mực Tầu
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 20120220
"Kinh Tế Cũng là Chính Trị"
Quái tượng Bạc Hy Lai trên sân khấu Trùng Khánh...
Nếu Hoa Kỳ gặp mâu thuẫn về vai trò cứ tưởng như đối nghịch của nhà nước và thị trường, Trung Quốc gặp mâu thuẫn còn rắc rối gấp bội.
Đó là thế đối lập giữa kinh tế tự do và chính trị độc tài, giữa thị trường và nghị quyết, giữa bộ máy trung ương và đảng bộ địa phương, giữa các tỉnh duyên hải và các tỉnh bị khóa bên trong, giữa việc hội nhập toàn cầu và củng cố nội bộ quá dị biệt, giữa yêu cầu hiện đại hóa xứ sở và phát huy "đạo đức cách mạng", v.v... Nhiều lắm, kể không hết.
May thay, Trung Quốc có Trùng Khánh.
Đó là thành phố 30 triệu dân, đông nhất địa cầu, một trong năm đơn vị hành chánh do trung ương quản lý. Khác bốn thành phố kia, đều gần biển là Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân và Quảng Châu, Trùng Khánh nằm tại Tứ Xuyên trong góc kẹt Tây Nam của lãnh thổ. Xứ Tây Xuyên thời Tam Quốc.
Sau cải cách từ đầu năm 1979, Trùng Khánh tụt hậu vì doanh nghiệp nhà nước phá sản bị "tái cơ cấu", trong khi các tỉnh thành bên ngoài đều vươn theo ánh sáng thị trường trong tiếng rì rào của đại dương. Bên trong, Trùng Khánh ruỗng nát vì nạn tham ô và cường hào ác bá trong đảng, vì các tổ chức tội ác kiểu mafia (hội kín "Tam Hợp") và thất nghiệp, nhồi thêm làn sóng "dân công" - các thôn dân mò ra tỉnh kiếm việc....
May thay, Trùng Khánh có Bạc Hy Lai.
Từ tỉnh Liêu Ninh đất Mãn Châu, họ Bạc về đây làm Bí thư đảng và Thị trưởng từ năm 2007.
Về kinh tế, Bạc Hy Lai từ bỏ chiến lược xuất cảng của trung ương và vùng duyên hải và thúc đẩy sản xuất cùng tiêu thụ nội địa qua nhiều dự án công chi và tái phân lợi tức. Nhờ vậy, Trùng Khánh tự túc và sung túc khi Trung Quốc bị hiệu ứng suy trầm toàn cầu năm 2008, lạ còn thu hút đầu tư nước ngoài, trong bẩy năm mà tăng hai chục lần.
Hiếm hoi nhất là tăng trưởng mà tương đối công bằng và đô thị hóa mà chẳng cướp đất của dân!
Về chính trị, Bạc Hy Lai trừ gian dẹp loạn, từ băng đảng đến đảng viên tham ô, và tiến hành trong tiếng hát ngợi ca tư tưởng Mao Trạch Đông, gọi là "Chiến dịch đỏ" Trung ương thấy ra của hiếm khi kinh tế giao động vì thị trường quốc tế, các tỉnh duyên hải lâm nạn, bị dân cư ta thán, biểu tình. Giải pháp Trung Khánh có thể là mẫu mực "phải đạo", vì đem lại ổn định, công bằng, lý tưởng cách mạng, ái quốc và trong sạch.
Nhưng, lại chữ "nhưng" ác nghiệt của kinh tế chính trị, mô thức Trùng Khánh cũng có giới hạn.
Nó dựa vào bộ máy quản lý tập trung chứ không tự do và linh động như ở vùng duyên hải, và vẫn lệ thuộc vào lượng đầu tư của chính quyền. Nhà nước Trùng Khánh phân bố tất cả, đầu tư, chi thu ngân sách hay thuế khóa. Và cũng bị bội chi nên mắc nợ... như Mỹ. Cho nên, nếu Trung Quốc áp dụng bài bản Trung Khánh thì ngân sách quốc gia phải quân bình, là điều chưa có.
Mà bộ máy công quyền phải toả rộng và hữu hiệu tại mọi địa phương, là điều không thể có trong một xứ chưa chấp nhận chế độ liên bang. Một hệ thống tập trung quyết định như vậy còn dẫn tới nạn "ngộ dụng", sung dụng tài nguyên sai chỗ, và bị lệch lạc vì những thế lực đen tối trong đảng.
Việc phân phối tài nguyên cho các dự án công chi của nhà nước có hai yếu tố đáng chú ý. "Hiệu năng kinh tế" là đáp ứng yêu cầu ở trên và "hiệu năng kinh doanh" là có lợi cho người quyết định ở dưới. Hai yếu tố ấy khiến các doanh nghiệp lớn, có quan hệ tốt, đều giành được hợp đồng. Và dẫn tới hiện tượng tư bản thân tộc "crony capitalism" và tham nhũng. Mà lại bất công với cơ sở tư doanh loại nhỏ và vừa, vốn dĩ có khả năng tạo ra nhiều việc làm nhất. Những chuyện ấy cũng đã xuất hiện tại Trùng Khánh.
Đã thế, có tài thì hay có tật!
Bạc Hy Lai là tay cự phách trong nhóm "Thái tử đảng" đang lên rất mạnh – đó là con cháu của các lão đồng chí thời cách mạng. Ôm hy vọng tiến lên hàng ngũ lãnh đạo thuộc thế hệ thứ năm, với một ghế Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị sau Đại hội đảng khóa 18 vào cuối năm nay, ông khéo dùng bài bản mị dân với phong thái của một quái tượng sân khấu.
Không chỉ biết trình diễn, họ Bạc lại có vợ là luật sư từng thắng kiện tại Hoa Kỳ và là con gái của Tướng Cốc Cảnh Sinh từ thời cách mạng, hình như còn là hậu duệ của nhân vật Phạm Trọng Yêm rất đáng kính thời Bắc Tống. Gia phả lẫy lừng!
Nhưng chiến công diệt trừ tội ác của họ Bạc khiến nhiều đồng chí bị nhột.
Tại sao họ không triệt để ra tay như Bạc Hy Lai trong địa phương của mình? Và nếu Trùng Khánh là mẫu mực thì giải pháp áp dụng ở nhiều nơi khác là vô giá trị? Vì vậy, nếu có kẻ khen thì cũng không ít người chê.
Một điển hình là Uông Dương, Bí thư tỉnh Quảng Đông.
Là đảng viên từ 1975, tiến lên từ Đoàn Thanh niên Cộng sản, họ Uông thuộc "Đoàn phái" – như Hồ Cẩm Đào – không là phe "Thái tử đảng". Ông lãnh đạo Trùng Khánh trước khi qua Quảng Đông sau Đại hội 17 năm 2007 và có góp phần ổn định thành phố này. Nhưng thiếu thành tích diệt trừ nạn tham ô cấu kết giữa bộ máy đảng và toà án với các tổ chức tội ác, như người kế nhiệm làm Bí thư Trung Khánh là Bạc Hy Lai.
Tài nghệ huê dạng của họ Bạc làm họ Uông khó chịu. Huống hồ trong lớp người của thế hệ thứ năm, Uông Dương chủ trương cải cách cả kinh tế lẫn chính trị và nghi ngờ lối trình diễn rất cực tả của Bạc Hy Lai.
Mà không chỉ Uông Dương, nhiều cấp lãnh đạo cũng không mấy thoải mái với mẫu mực Trùng Khánh và phong thái Bạc Hy Lai.
Thế rồi chẳng biết cái tương quan nhân quả vận hành ra sao trong sự mờ ảo của chính trường Trung Quốc, một cánh tay của Bạc Hy Lai bỗng bị chặt! Cái rụp.
Đó là nghi án Vương Lập Quân.
Ông là Giám đốc Công an kiêm Phó Thị trường Trùng Khánh, một võ sư gốc Mông Cổ được họ Bạc đưa từ Liêu Ninh về để trong sạch hóa bộ máy công quyền Trùng Khánh và tiễu trừ tổ chức tội ác.
Thế rồi hôm Thứ Hai mùng sáu, không hiểu sao, từ Trùng Khánh, họ Vương âm thầm vào tòa Tổng lãnh sự Mỹ tại thủ phủ Thành Đô của Tứ Xuyên và ở lại qua đêm. Khi ra thì được một rừng công an trong công xa tưng bừng đón tiếp. Rồi dẫn đi đâu mất tăm! Lúc đó Tân Hoa xã mới cho biết Vương Lập Quân mất chức Phó Thị trưởng từ mùng hai. Còn lại, các giả thuyết bay lên mạng như bươm bướm. Sau đây là một vài chi tiết chưa thể kiểm chứng:
Chính Bạc Hy Lai cách chức thuộc cấp vì trong nhiệt tình cách mạng, họ Vương tìm ra và điều tra tiếp mối giao du bất chính của thượng cấp và gia đình họ Bạc, kể cả Bạc Bà, với tổ chức tội ác. Khi bị thanh trừng, họ Vương bèn vào tòa Tổng lãnh sự Mỹ xin đào thoát và đem theo toàn bộ hồ sơ tham nhũng của nhiều đảng viên cao cấp, kể cả Bạc Hy Lai.
Mà chẳng hiểu vì sao Bắc Kinh lại biết bí ẩn bên trong một sứ quán Mỹ. Cầm đầu Ban Chính pháp Trung ương là trùm cớm Chu Vĩnh Khang lập tức đến Thành Đô giải quyết. Phải chăng vì Hoa Kỳ từ chối, họ Vương đành phải "tự nguyện" bước ra - chữ của bộ Ngoại giao Mỹ? Rồi được đưa đi an dưỡng vì bệnh "xúc kích" - chữ của Bắc Kinh trong bản tin hôm mùng chín.
Ngay sau đó, cộng đồng trên mạng của Trung Quốc phổ biến một bài phát biểu nói là của Vương Lập Quân với những lời kết án tham ô và đạo đức giả dành cho Bạc Hy Lai!
Tại Hoa Kỳ, Dân biểu Cộng Hòa Dana Rohrabacher chính thức yêu cầu Hạ viện điều tra vụ này. May ra người ta có thể biết được một phần rất nhỏ của sự thật. Phần vĩ đại kia là mẫu mực Trùng Khánh đã lấm lem, Bạc Hy Lai đang phờ phạc.
-Trung Quốc bị Nam công, Đông kích-.datviet Trong khi Manila mời Washington đưa thêm quân vào Philippines thì Nhật thông báo là đến cuối tháng 3, họ hoàn tất việc đặt tên 39 hòn đảo xa xôi và không người ở trên biển Hoa Đông nhằm thành lập khu đặc quyền kinh tế (EEZ). Nhật báo Mainichi dẫn lời chánh văn phòng nội các Nhật Osamu Fujimura ngày 16/1 tuyên bố: “Ưu tiên của Chính phủ Nhật đầu năm 2012 là đặt tên các hòn đảo để định hình khu vực EEZ của Nhật”. Số đảo này nằm gần quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Trong đó có 7 đảo nhỏ thuộc quần đảo này.
Tháng 5/2011, Tokyo cũng đặt tên cho 10 trong 49 hòn đảo chưa có tên trên biển Hoa Đông. Văn phòng nội các Nhật đang phối hợp với các cơ quan chức năng trực thuộc và chính quyền các địa phương để quyết định tên đầy đủ cho 39 đảo còn lại.
Quần đảo Senkaku nằm cách đảo Ishigakijima, tỉnh Okinawa của Nhật Bản 150km về phía Đông Bắc và cách Đài Loan 185,2km. Nhật đang kiểm soát Senkaku, song Đài Loan và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền, bởi xung quanh quần đảo này là những ngư trường dồi dào và những mỏ khí thiên nhiên đầy hứa hẹn.
Trung Quốc mở rộng tuần tra
Bắc Kinh phản ứng bằng hành động. Tân Hoa xã cho biết Cơ quan Quản lý an toàn hàng hải Thượng Hải lên kế hoạch mở rộng tuần tra đến quần đảo Senkaku và mỏ khí thiên nhiên Xuân Hiếu (Nhật gọi là Shirakaba). Bắc Kinh sẽ đưa tàu tuần tra có máy bay đến khu vực này trong những ngày tới. “Chúng tôi sẽ mở rộng tuần tra toàn bộ khu đặc quyền kinh tế của Trung Quốc trên biển Hoa Đông”- Cơ quan Quản lý an toàn hàng hải Thượng Hải tuyên bố.
Nhật Báo Trung Quốc dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân khẳng định “quần đảo Điếu Ngư có chủ quyền không thể tranh cãi thuộc về Trung Quốc từ thời cổ xưa” và tuyên bố việc đặt tên 39 đảo của Nhật một lần nữa làm dấy lên những bất đồng căng thẳng trong tranh chấp lãnh hải giữa Bắc Kinh và Tokyo.
Nhân Dân Nhật Báo ngay sau đó cũng đăng xã luận chỉ trích việc Nhật đặt tên cho các đảo xa là một hành động phá hoại lợi ích chính của Trung Quốc. Đài truyền hình Phượng Hoàng của Hong Kong ghi nhận đây là lần đầu tiên Bắc Kinh mô tả quần đảo Senkaku là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.
Ngay sau tuyên bố của Chính phủ Nhật, các nhà hoạt động Trung Quốc lên tàu từ Hong Kong để đến đảo Điếu Ngư. Song, như báo Japan Times cho biết, chính quyền đặc khu Hong Kong kịp thời ngăn chặn số tàu này ra khơi. Trước đó, Bắc Kinh cũng phản ứng dữ dội khi bốn thành viên của hội đồng thành phố Ishigaki (Nhật) đáp máy bay thăm một trong các đảo thuộc quần đảo Điếu Ngư ngày 3/1.
Mối quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh căng thẳng nhiều năm do những tranh chấp về các đảo ở quần đảo Senkaku và mỏ khí thiên nhiên Shirakaba/Xuân Hiếu. Năm 2004, Trung Quốc bắt đầu khoan thăm dò trong khu vực này khiến Nhật phản ứng dữ dội. Năm 2008, Bắc Kinh và Tokyo nhất trí cùng hợp tác thăm dò, song Nhật vẫn nghi ngờ Trung Quốc đang tự ý thăm dò khai thác ở mỏ khí này.
Đài Loan cũng lên tiếng
Ngay sau khi có thông tin Nhật đặt tên cho 39 đảo trên biển Hoa Đông, Cơ quan ngoại giao Đài Loan (MOFA) cho biết các quan chức cấp cao đại diện cho lãnh thổ này đến trụ sở Hiệp hội trao đổi Nhật Bản (JIA) ở Tokyo để gửi công hàm phản đối chính thức cho Chính phủ Nhật.
“Chúng tôi đề nghị Nhật kiềm chế đưa ra những hành động tương tự nhằm tránh bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào cho mối quan hệ Đài Loan- Nhật Bản. JIA hoàn toàn nắm bắt quan điểm của chúng tôi và sẽ thông báo cho chính quyền của họ những mối quan tâm của chúng tôi” - người phát ngôn của MOFA James Chang nói.
Ông James Chang khẳng định quần đảo Điếu Ngư là lãnh thổ cố hữu của Đài Loan, các hòn đảo nhỏ là một phần lãnh thổ của thị trấn Đầu Thành, huyện Nghi Lan. Đài Loan phản đối mạnh mẽ bất kỳ sự xâm phạm nào đối với quần đảo này.
Chính quyền Đài Loan tuyên bố sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề theo nguyên tắc sẵn sàng để qua một bên những tranh chấp để “có thể cùng hợp tác” và “đóng góp cho hòa bình và ổn định của khu vực.
>> Mỹ tính kế gì trong việc hợp tác quân sự với Philippines
>> Mỹ tính kế gì trong việc hợp tác quân sự với Philippines
- Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ công du Việt Nam, Nam Triều Tiên, Campuchia – (VOA).
- Toan tính Trung-Việt tại Biển Đông — (Trần Kinh Nghị). – Hoàn Cầu Thời báo:Việt Nam không dám theo Mỹ vì phải dựa Bắc Kinh – (NV).
- 9 ngư dân Bình Định bị chính quyền Brunei bắt giữ (DV). - Vũ khí của Việt Nam trên báo Trung Quốc (GDVN).- Tết của lính Hải quân nơi thềm lục địa (CAND).- Người Việt chinh phục đại dương – Kỳ 4: Trong mắt một thuyền trưởng Mỹ (TT). - Thông tin về tàu cá BĐ 96092 TS bị Brunei bắt giữ (TTXVN). - Giải mã thiết kế tàu chiến Việt Nam (VietnamDefence). - Chiến lược quốc phòng Australia chú ý an ninh Biển Đông (DT).
- Nhóm IAEA đến Iran thanh tra hạt nhân – (BBC). – Iran ngừng bán dầu cho một số nước? – (BBC). – Tổng thống Nam Triều Tiên mưu tìm các nguồn thay thế dầu thô Iran – (VOA). - Iran ngừng xuất khẩu dầu sang EU – Con dao 2 lưỡi (VOV). –Mẫu hạm Mỹ sẽ án ngữ Trung Đông (VTC).
- -- Triều Tiên sắp diễu binh lớn với vũ khí mới (NLĐ/AFP).
- - Hải quân Mỹ điều thêm hai tàu chiến tới Biển Đỏ (TTXVN).- - Trung Quốc phản đối Nhật Bản đặt tên cho các đảo tranh chấp (DT).- Đài Loan phản đối Nhật Bản đặt tên đảo tranh chấp (TTXVN).- Úc tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực phía bắc (GDVN/TN).
- - Tổng thống Hàn Quốc đi Trung Đông tìm nguồn cung dầu mỏ (DT). - Hàn Quốc thay đổi cách tiếp cận với Triều Tiên (DT). – Bình Nhưỡng cáo buộc Mỹ tạo khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên (GDVN). – Mỹ-Nhật-Hàn đánh giá vai trò lãnh đạo mới ở Triều Tiên (VOV). - Myanmar không nhận vũ khí hạt nhân của Triều Tiên (VNE). - “Hàng đoàn xe Trung Quốc chở gạo cho Triều Tiên” (TTXVN). - Kim Jong Un được đón tiếp như siêu sao (VNN/AP).
- -Bắc Kinh dịu giọng về việc Phi Luật Tân hứa hẹn với Hoa Kỳ
DCVOnline – Tin AFP
Phản ứng của nhà nước Trung Quốc khác hoàn toàn với một bài xã luận sắc bén đi trên tờ Thời báo Hoàn cầu kêu gọi Bắc Kinh nên áp dụng sự cấm vận đối với Phi. (1) China calls for calm after Philippine offer to US. AFP, 29 January 2012- Trung Quốc đấu dịu với Philippines sau khi để báo chí đe dọa – (RFI). – Trung Quốc thử độ bền vững của quan hệ đối tác giữa Washington và Manila (EPA/ Tiếng nói nước Nga). – Trung Quốc kêu gọi các bên bình tĩnh về vấn đề Biển Đông – (VOA). – China responds to reports of rise in US army presence (BWO). – Biển Đông : Điểm nóng trong chiến lược quốc phòng Úc – (RFI).– Tâm sự của người lính đón tết ở Trường Sa (TT). – Nguyễn Khắc Phê: Thêm một bằng chứng Hoàng Sa là của Việt Nam (Quê Choa). Nhưng Hội hoa xuân chủ đề biển đảo: Vắng bóng Hoàng Sa? – (Cu Làng Cát). – Giáp Văn Dương: Tản mạn về văn hóa biển (blog Giáp Văn). - Trận đánh bất ngờ giải phóng Trường sa của vị tướng già (Nguoiduatin).- Phim về Hoàng Sa đến châu Âu (TN). -- Hợp tác quốc phòng Việt Trung và tranh chấp biển Đông – (RFA).-- Báo Hoàn Cầu đòi Bắc Kinh trừng phạt Philippines (TTXVN). - - Myanmar “trải thảm đỏ” đón nhà đầu tư nước ngoài (TTXVN).-
- Ý đồ thực sự của Philippines, Mỹ sau chiến lược hợp tác quân sự (DT).-- Báo Trung Quốc lại đòi trừng phạt Philippines về tội kết thân với Mỹ – (RFI). – Make Philippines pay for balancing act(Global Times). – Báo Trung Quốc đòi trừng phạt Philippines (NLĐ). – Thời Báo Hoàn Cầu hối thúc trừng phạt kinh tế Philippines (PLTP). - Công an xem cắt tiết heo rừng giữa công viên (DV). - Công an chở người ra tiệm để mở còng (TT). –- Nguyễn Ngọc Già – Mục tiêu 2020 Việt Nam là nước công nghiệp sẽ phá sản – (Dân Luận). -- Đánh đại biểu HĐND là… “chuyện nhỏ”! -
- Mỹ – Philippines nối lại ‘duyên xưa’? (ĐV). – Trung Quốc kêu gọi Philippines bình tĩnh (TT/Thời báo Hoàn Cầu, AFP, China Daily). – Trung Quốc “dịu giọng” với Philippines (DT). – Tàu chiến Nga thăm Philippines (VOV).- Báo Trung Quốc nói về tiêm kích của Việt Nam (ĐV).- - Nhân Tháng Giêng, kể chuyện Hoàng Sa — (NV). -- “Đường lưỡi bò” và âm mưu thống trị Biển Đông (ĐĐK).- Biển lặng (SGTT). - Lộc biển đầu xuân (SGTT).--- Bộ trưởng Thăng: “Kiến nghị cách chức Chủ tịch tỉnh nếu TNGT tăng 3 năm liên tiếp” (DT). -- Trả hồ sơ vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại (DV).
- TQ điều động 8.000 cảnh sát tới Tân Cương (Bee).-– Giới chức Tây Tạng lưu vong lên án bạo lực nhắm vào người biểu tình – (VOA). – Dân Tây Tạng biểu tình: Bắc Kinh tố cáo Đạt Lai Lạt Ma « bóp méo sự thật » – (RFI). – Trung Quốc tăng cường lực lượng cảnh sát ở Tân Cương – (RFI).- Trung Quốc kinh tế xã hội 2012: Không ổn định (TQ).
- Thủ tướng Putin đưa ra chương trình chinh phục nước Nga (VOV). – Nga: Thủ tướng Putin thừa nhận tham nhũng tác hại đến kinh tế – (RFI).- Trung Quốc kêu gọi quốc tế tăng cường viện trợ nhân đạo cho Bắc Triều Tiên – (RFI). – Trung Quốc quyết định viện trợ Bắc Hàn – (BBC).Trung Quốc quyết định viện trợ Bắc Hàn - (BBC)- Bắc Kinh quyết định viện trợ mạnh lương thực và dầu thô cho Bắc Hàn, một ngày sau tin lãnh tụ Kim Jong-il qua đời được công bố.
- ĐCS Cuba thông qua các cải cách quan trọng – (RFI).- - ĐCS Cuba thông qua nghị quyết về xây dựng đảng (Tintuc/TTXVN).
- Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý-Hòa bình đầu năm Nhâm Thìn (Chuacuuthe). –Giáo sư Hoàng và những người khác nghĩ gì về lễ cầu nguyện cho Công lý và Hoà bình đầu năm Nhâm Thìn? (Chuacuuthe). -- - Người trí thức đưa đất nước đi lên – (DLB). - Dân chỉ mong: Nghiêm từ trên (ĐĐK).- Cuba: thay dần 1/5 số uỷ viên trung ương bằng người trẻ hơn (SGTT/Xinhua, AFP).
Kinh Điển: Tư bản chủ nghĩa kiểu Tàu: China’s Changing Guanxi Capitalism: Private Entrepreneurs between Leninist Control and Relentless Accumulation (Business and Politics Aug 2011)◄
Trung tâm của tư bản chủ nghĩa phương Tây là kiến thức: Knowledge lies at the heart of western capitalism (FT 29-1-12) -- Bài của Hernando de Soto (tác giả cuốn The Mystery of Capital mà TS Nguyễn Quang A đã dịch)
Mỹ & Trung Quốc tranh giành ảnh hưởng ở châu Á: Resistance is futile (SCMP 30-1-12)
Ngày tàn của đế quốc Mỹ?: The (Almost) Triumph of Offshore Balancing (National Interest 27-1-12)Ngày tàn của đế quốc Mỹ: Is American influence really on the wane? (FP 29-1-12)-- Dan Drezner, ahem, "phản biện" Steve Walt
Có nên bắt chước chính sách kinh tế của Putin không? Why Putinomics Isn't Worth Emulating (FP 28-1-12) -- "Don't let the Russian economy fool you: It's still all about oil"
-Tầm Nhìn Thế Giới Và Nhân Loại -Đoàn Viết Hoạt
A. Tầm Nhìn Thế Giới Và Nhân Loại
1. Tổng Quan Về Bối Cảnh Thế Giới Và Nhân Loại
(a) Thế kỷ XIX là thế kỷ phát triển của Âu Châu ra toàn thế giới dẫn đến chế độ thuộc địa, tàn bạo và bóc lột. Khối cộng sản quốc tế phát triển nhờ dựa vào phong trào giải phóng thực dân và trở thành phản đề của tư bản. Đối kháng lưỡng cực tư bản-cộng sản từ sau đệ nhị thế chiến đưa đến nguy cơ thế chiến hạt nhân khiến cả hai khối đều phải thay đổi chiến lược dẫn đến sự tan vỡ của khối cộng sản quốc tế. Vào cuối thế kỷ XX thế giới chuyển từ lưỡng cực đối kháng sang đa cực hợp tác giữa các nước giầu (Bắc bán cầu) và các nước nghèo (Nam bán cầu).
(b) Vài xu thế nổi bật từ giữa thế kỷ XX tới nay:
(1) dân chủ hóa: từ 30% (sau thế chiến) tiến đến 60% (hiện nay) số các quốc gia có chế độ dân chủ;
(2) hình thành ba trung tâm kinh tế thế giới: Mỹ, Âu châu (EU) và ĐNÁ;
(3) hình thành các tổ chức khu vực: EU, ASEAN, OAS…, SAARC;
(4) Mỹ tiến lên vị trí trung tâm quyền lực quốc tế có thế lực nhất.
(c) Chúng tôi cho rằng thế giới và nhân loại từ năm 2000 trở đi khoảng vài thập niên tới sẽ diễn biến trong tiến trình toàn cầu hóa theo ba giai đoạn: (1) tương quan còn nhiều xung khắc Á Âu-Mỹ; (2) tái hòa hợp Á Âu-Mỹ; và (3) phát triển một cộng đồng nhân loại toàn cầu (nhân bản hóa) (thế giới của mọi dân tộc). Trong giai đoạn đầu vấn đề Trung Quốc và vùng Á Châu-Thái Bình Dương sẽ nổi bật nhất. Trong giai đoạn ba, Phi châu sẽ trở thành vấn đề trọng yếu nhất của thế giới. Sau đây là những nhận định đại cương về chiều hướng biến chuyển của thế giới và nhân loại trong vài thập niên tới.
2. Chính Trị:
(a) Nhân loại cần một nền chính trị mới, một nền chính trị vì thường dân và do thường dân, chính trị dân bản, và trong một thể chế dân chủ mới, mà những nhà nghiên cứu gọi là dân chủ tham gia cũng còn được gọi là empowered democracy) so sánh với dân chủ đại diện (representative democracy). Chúng tôi cho rằng đây sẽ là một nền dân chủ dân bản. Ba thành tố của nền dân chủ hiện nay (chính trị gia, doanh gia, và trí thức chuyên gia) sẽ được tăng cường thêm ba thành tố mới (những nhà hoạt động xã hội, giới truyền thông, và cá nhân các công dân quan tâm). Chính trị dân bản và dân chủ tham gia đang được phát huy tại những nước phát triển. Tại các nước mới phát triển, xu thế dân chủ pháp trị là xu thế tất yếu, không thể đảo ngược được. Đồng thời, những nước này cần có những chuẩn bị và điều chỉnh cơ cấu và chính sách cần thiết để chuyển tiếp nhanh sang nền chính trị và thể chế dân chủ mới, cùng với nền kinh tế thị trường và văn hóa tự do để vận dụng được sức mạnh kinh tế, khoa học kỹ thuật, tri thức của thế giới trong tiến trình phát triển nhanh đất nước. Điều này khả thi trong bối cảnh ra đời một cộng đồng nhân loại toàn cầu, và với những tiến bộ nhanh của mọi ngành khoa học và kỹ thuật. Quan hệ giữa những nước phát triển cao (điện tử và tri thức) với những nước phát triển thấp phải được chuyển từ quan hệ khai thác, bóc lột, sang hợp tác, cùng sống và giúp tiến.
(b) Thế giới sau Liên Xô có hai vấn đề nổi bật nhất phải giải quyết là Hồi giáo cực đoan và Trung Quốc. Vấn đề Hồi giáo cực đoan vừa có tính cách văn hóa, vừa có tính cách chính trị, nằm trong tiến trình tái hòa hợp Á-Âu Mỹ trong bối cảnh đang ra đời một cộng đồng nhân loại toàn cầu. Vấn đề Trung Quốc liên quan trực tiếp đến tình hình nước ta.
1/ Trung Quốc và Á Châu-TBD: Thế giới và Á Châu-TBD không thể ổn định với một Trung Quốc rộng lớn và trung ương tập quyền mạnh mẽ như hiện nay. Á châu chỉ thật sự ổn định và hòa bình với một khu vực Trung Hoa mới phát triển trong dân chủ và ổn định theo chiều hướng tạo cơ hội và điều kiên tiến bộ đồng đều và bình đẳng giữa các dân tộc Hán, Mãn, Mông, Hồi (Tân Cương), Tạng, Chuang (Hoa Nam). Sự phát triển đầy năng động của các nước trong vùng Á Châu và ven Thái Bình Dương theo chiều hướng kinh tế thị trường và tự do dân chủ đang và sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ vào những nước cộng sản Á Châu và ngay tại Trung Quốc. Vấn đề khó khăn nhất trong thập niên tới là làm sao thực hiện được tiến trình ra đời một khu vực Trung Hoa mới mà không nổ ra chiến tranh và bạo loạn. Tình hình Việt Nam, Lào, Bắc Triều Tiên và khu vực Nam Á liên hệ mật thiết với vấn đề Trung Quốc.
2/ Liên Hiệp Quốc: Liên Hiệp quốc hiên nay vẫn còn là một LHQ của Âu-Mỹ. Cải tổ LHQ tiếp tục là một vấn đề chính trị quốc tế quan trọng. Cải tổ cho phù hợp tình hình quốc tế mới, để LHQ ngày càng phản ảnh được toàn thể nhân loại, đồng thời đóng được vai trò gìn giữ hòa bình thế giới và bảo đảm phát triển công bằng cho mọi dân tộc. LHQ sẽ được tiếp tục cải tổ trong bối cảnh ra đời một cộng đồng quốc tế nhân bản toàn cầu, đa văn hóa và đa chủng tộc và trong bối cảnh một nền dân chủ toàn cầu đang hình thành.
3/ Quan hệ giữa các khu vực trên thế giới:
- Thế kỷ XXI được các nhà tương lai học dự kiến sẽ là thế kỷ của Á Châu-TBD phục hưng và hội nhập toàn cầu, tạo thế quân bằng Á-Âu- Mỹ.
- Hai thập niên đầu: tạo mô hình và cơ chế quan hệ giữa các tổ chức vùng ASEAN (AFTA), APEC, EU và NAFTA. Riêng ASEAN sẽ phát triển thành một Liên Hiệp Đông Nam Á theo mô hình EU hiện nay. Các thập niên sau: thêm các khu vực khác đang hình thành như SAARC (Nam Á), Trung Mỹ, Nam Mỹ, các tổ chức ở Phi châu.
- Trong vài thập niên tới, nhóm các nước giầu mạnh (G8 và có thể thêm một số nước hoặc khu vực khác), và Hội Đồng Bảo An LHQ, vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định thế giới, cả về chính trị lẫn kinh tế thương mại và quân sự. Trong đó Mỹ vẫn giữ vai trò trọng yếu nhất. Mỹ và EU đi đầu trong việc triển khai mô hình chính trị dân bản và dân chủ tham gia, cùng với việc thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa.
4/ Một số vấn đề khác như vấn đề Trung Đông, chưa giải quyết xong hy vọng sẽ được giải quyết một cách cơ bản trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI.
3. KINH TẾ
Nền kinh tế thị trường xã hội và toàn cầu (global social market economy) sẽ phát triển nhanh với các tính chất: vừa tự do cạnh tranh, vừa tăng cường phúc lợi xã hội, bảo đảm bình đẳng cơ hội, phát triển đồng đều, bền vững và hội nhập khu vực và thế giới. Nhà nước giữa vai trò điều phối, và bảo đảm các tính chất trên đây của nền kinh tế được thực thi.
(a) kinh tế thương mại sẽ phát triển theo xu hướng tư bản xã hội hóa và toàn cầu hóa về mặt thị trường vốn, kỹ thuật, và tiêu thụ, đồng thời cá thể hóa về mặt sản xuất và hưởng dụng (niche vs mass production) với các tính chất sau đây:
(1) mậu dịch tự do không biên giới;
(2) xã hội hóa tư bản (thị trường chứng khoán + cổ phần hóa nói chung+ cổ phần hóa cho người làm việc và cho người tiêu thụ nói riêng);
(3) xã hội hóa sản xuất (quan hệ đối tác hỗ tương giữa người sản xuất và người tiêu thụ); quan hệ trách nhiệm hỗ tương giữa thương mại và cộng đồng xã hội.
(4) quan hệ hỗ tương và tự động điều chỉnh giữa các thành tố của nền kinh tế
- quan hệ giữa kinh tế quốc gia, với khu vực và quốc tế;
- quan hệ giữa tư nhân liên quan tới kinh tế và thương mại với chính quyền, và giới tiêu thụ. Chính quyền đóng vai trò điều tiết các hoạt động kinh tế tư nhân, đồng thời bảo đảm phát triển bền vững và công bằng.
- quan hệ hỗ tương nội tại của hoạt động kinh tế giữa cung cấp nguyên vật liệu, tài chánh với sản xuất, lưu thông sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm và các loại dịch vụï liên quan tới sản xuất và tiêu thụ.
(b) Thương Mại: thương mại toàn cầu không biên giới. Tự do giao thương liên quốc gia, toàn khu vực và toàn cầu liên khu vực. Tác động trực tiếp tới xu thế toàn cầu hóa và tạo điều kiện và môi trường hình thành cộng đồng nhân loại đa văn hóa, đa chủng tộc, thông qua tự do trao đổi hàng hóa và thông tin toàn cầu không biên giới.
(c) Nền kinh tế tri thức toàn cầu (global knowledge economy) chiếm ưu thế trên nền kinh tế cũ. Tri thức và thông tin là trung tâm của kinh tế, với Hi-Tech, global e-commerce, IT (Information Technology), và global e-stock market. Nền kinh tế thương mại toàn cầu mới cùng với IT, Internet, thúc đẩy quá trình hình thành cộng đồng quốc tế, nền dân chủ toàn cầu và nền văn hóa cộng đồng nhân loại.
(d) Vai trò quan trọng của WTO, và các tổ chức tài chánh quốc tế (Worl Bank. IMF) trong vịệc ổn định và phát triển kinh tế thế giới, khu vực và tại mỗi quốc gia. Tuy nhiên các tổ chức này, cùng với LHQ và các tổ chức chính trị, văn hóa, nhân quyền quốc tế, cả chính phủ lẫn phi chính phủ, cần được cải tiến nhiều hơn nữa. Có thế những tổ chức này mới đóng góp có hiệu quả vào việc thực hiện xu thế quốc tế là giải tỏa mâu thuẫn nước lớn-nước nhỏ và giầu-nghèo nhằm xây dựng một cộng đồng quốc tế ngày càng ổn định hơn, công bằng hơn và nhân bản hơn.
(e) quan hệ giữa kinh tế thị truờng và trách nhiệm xã hội: tăng cường các chính sách trợ cấp xã hội, an sinh và phúc lợi xã hội dành cho toàn dân và đặc biệt cho những thành phần yếu kém trong xã hội; tăng cường sự đóng góp của kinh tế thương mại cho an sinh và phúc lợi xã hội (thuế, bảo hiểm, hưu bổng…). Đồng thời bảo vệ và bồi dưỡng môi trường sinh thái để bảo đảm phát triển bền vững.
(f) Asia-Pacific trở thành trung tâm kinh tế thương mại thế giới sau khi một cộng đồng Trung Hoa mới ra đời. ASEAN sẽ trở thành khu vực phát triển năng động thứ ba trên thế giới sau Bắc Mỹ (NAFTA) và EU. Một cộng đồng Trung Hoa mới ra đờùi, dân chủ và phát triển, sẽ đóng góp cụ thể và tích cực vào việc tạo dựng kỷ nguyên Á Châu-Thái Bình Dương.
4. VĂN HÓA
(a) Văn hóa cộng đồng nhân loại:
(1) Những hiểu biết ngày một vi tế và cụ thể hơn trong cả ba ngành nhân văn, xã hội và tự nhiên sẽ giúp con người có tầm nhìn và hiểu biết vừa hiện thực hơn lại vừa toàn diện hơn về bản thân mỗi con người (cá nhân trong Con Người, và Con Người trong mỗi cá nhân), cũng như tương quan giữa mỗi con người với môi sinh tự nhiên và đời sống xã hội. Mỗi con người sẽ ngày càng có khả năng làm chủ được đời sống của mình hơn và đóng góp tích cực và có hiệu quả hơn vào việc cải thiện đời sống chung.
(2) Các vấn đề liên quan tới giá trị nhân sinh và quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên ngày càng trở nên mối ưu tư chung trong một xã hội nhân loại toàn cầu vừa phát triển rất nhanh, vừa chứa đựng những yếu tố tiêu cực và suy thoái như: ô nhiễm môi sinh, đảo lộn sinh thái, băng hoại đạo đức, xáo trộn cơ cấu, bất công xã hội…
(3) Đồng thời, những tiến bộ về giao thông và truyền thông, đặc biệt là truyền thông điện tử, đã thu hẹp không gian và rút ngắn thời gian, tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu đa văn hóa, đa chủng tộc. Từ đó hình thành dần một ý thức và một nền văn hóa cộng đồng toàn nhân loại.
(4) Sinh hoạt văn hóa quốc tế càng phát triển càng thôi thúc sự hình thành những chuẩn mực giá trị đạo đức và tinh thần mang tính toàn cầu, tính quốc tế, tính nhân loại –một tiêu chuẩn quốc tế chung cho các tiêu chuẩn quốc gia khác nhau làm chuẩn mực cho một đời sống nhân loại đang hình thành khắp nơi trên hành tinh. Đây làđộng lực bên trong của các biến động và thay đổi trong bang giao quốc tế, trong hệ thống chính trị, kinh tế, công ước và công pháp quốc tế.
(5) Quan hệ giữa dân tộc và nhân loại, giữa quốc gia và quốc tế, sẽ là một quan hệ mở và hỗ tương, trong bối cảnh toàn cầu hóa, mỗi dân tộc sẽ có môi trường và điều kiện phát triển ngày càng dễ hơn và nhanh hơn. Đồng thời xu thế toàn cầu hóa là một thách thức đối với mỗi dân tộc: bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc có thể tồn tại và phát huy như thế nào trong một nhân loại vừa ngày càng nhất thể vừa tôn trọng tính đa dạng văn hóa?
(b) Á-Âu Mỹ tái hòa hợp: Thế kỷ XX là thế kỷ xung đột Á-Âu do hậu quả của thực dân hóa, của Âu Châu phát triển ra toàn thế giới. Trong thế kỷ XXI, Á Châu phục hưng trong xu thế nhân bản hóa và toàn cầu hóa tạo điều kiện cho sự tái hòa hợp Á-Âu Mỹ trong tinh thần kết hợp khoa học kỹ thuật Tây phương với đạo học nhân văn Đông phương. Khoa học nhân bản hơn và đạo học thực tiễn hơn. Á Âu bổ xung lẫn cho nhau để cùng đóng góp vào việc hình thành nền văn hóa cộng đồng nhân loại trong xu thế phát triển con người một cách toàn diện và quân bình giữa vật chất và tinh thần, giữa tự nhiên và con người, giữa cá nhân với xã hội, giữa dân tộc với nhân loại.
(c) Tôn Giáo: Các tôn giáo có tổ chức chặt chẽ sẽ gặp nhìều khó khăn về cơ cấu và nghi thức đòi hỏi một tầm nhìn mới và nhiều cải tổ cần thiết để tôn giáo tiếp tục đáp ứng được nhu cầu tâm linh của con người. Con người tiếp tục tiến trình mở rộng tầm nhìn tâm linh đa tín ngưỡng, tạo môi trường thuận lợi cho các quan điểm ôn hòa và hòa hợp tôn giáo. Đồng thời những hiểu biết mới về tự nhiên, sự sống và về con người sẽ giúp phổ thông hóa và tăng cường thêm khả năng chủ động sinh tâm lý của con người đối với bản thân, xã hội và sinh thái. Nhờ đó con người có thêm những điều kiện mới để mở rộng và nâng cao sinh tâm thức ra đại tự nhiên và sự sống. Tôn giáo trong thế kỷ XXI sẽ bớt đi nhiều giáo điều, lễ nghi hình thức và mang nhiều nội dung và sinh hoạt phong phú hơn và gần gũi hơn với đời sống con người.
(d) Internet và giao lộ thông tin quốc tế: Đây sẽ là lãnh vực phát triển nhanh nhất và mạnh nhất, tác động trực tiếp tới việc hình thành một đời sống và một nền văn hóa cộng đồng quốc tế, phá vỡ các biên giới địa lý và chủng tộc, mở rộng cửa cho những trao đổi thông tin, văn hóa, tư tưởng quốc tế toàn nhân loại. Cùng với tính di động toàn cầu (global mobility), tính di động xã hội (social mobility, trong mỗi quốc gia), và tự do thương mại toàn cầu, sẽ tạo thêm những yếu tố đồng nhất trong đời sống nhân loại, vượt qua những khác biệt ngôn ngữ, phong tục và lối sống. Đời sống nhân loại sẽ vừa đồng nhất hơn, lại vừa đa dạng, phong phú hơn. Đồng nhất về kiến thức, về mô hình tổ chức và quản lý xã hội (systems theory), về phương pháp làm việc (system approach). Phong phú đa dạng về văn học nghệ thuật, phong tục tập quán. Nguyên tắc “thống nhất trong đa dạng” (unity in diversity) được thực hiện trong mỗi xã hội, cũng như trên toàn thế giới. Một xã hội nhân đạo toàn cầu sẽ ra đời trong xu hướng nhân loại là một nhưng dân tộc thì nhiều. Nhân loại thống nhất trong sự phong phú đa dạng của các nền văn hóa dân tộc.
5. Một số vấn đề toàn cầu trong thế kỷ XXI:
(a) Giải quyết tương quan vừa khác biệt, độc lập, vừa liên hệ hỗ trợ (đối lập thống nhất) giữa cá nhân với tập thể, giữa cá nhân với Con người (loài người), giữa Con người với tự nhiên, giữa quốc gia dân tộc với thế giới nhân loại.
(b) Môi trường sinh thái toàn cầu bị hủy hoại;
(c) Các quyền con người bị đe dọa trong mức độ toàn cầu: buôn bán trẻ em, phụ nữ xuyên quốc gia. Mở rộng quyền con người sang các lãnh vực mới như quyền súc vật, quyền di chuyển, sinh sống và làm việc không biên giới quốc gia.
(d) Quan hệ Bắc (các nước giầu) và Nam (các nước nghèo và phát triển chậm): từ chi phối, cầm nắm, sang hợp tác, cùng sống và giúp tiến.
(e) Vấn đề tạo hòa bình và ổn định toàn cầu bền vững: nhân tố và định chế nào? Về cả ba mặt kinh tế, văn hóa và chính trị. Trong đó có, nạn khủng bố quốc tế (liên hệ mật thiết tới vấn đề Hồi giáo cực đoan, và tái cấu trúc quan hệ Á-Âu Mỹ).
(f) Vấn đề mở rộng biên cương nhân loại và thế giới về mặt tinh thần (cái biết, sinh tâm thức) và về mặt vật thể (biên cương thiên thể, di chuyển và liên lạc liên hành tinh).
-Chưa thể xẩy ra cách mạng « Mùa Xuân Ả Rập » tại Nga
Các cuộc biểu tình trên quy mô lớn từ tháng 12/2011 tại nhiều nơi trên lãnh thổ Nga, được tổ chức thông qua các mạng xã hội, cho thấy có một sự thức tỉnh rõ rệt về ý thức chính trị của công dân. Thế nhưng, theo các nhà phân tích, « mùa xuân »
-Liệu dân chủ hóa có thể diễn ra ở Trung Quốc ?
------