-SGTT.VN - Vận động viên đi tập huấn ở nước ngoài không chịu trở về, trốn ở lại; người lao động được xuất khẩu bị người sử dụng lao động, nhà chức trách, và nói chung, xã hội nước sở tại đánh giá thấp về tính kỷ luật và tính tự giác trong việc tuân thủ luật pháp; lái xe taxi ở sân bay tính cước vô tội vạ đối với khách nước ngoài và lợi dụng sơ hở của khách để chiếm đoạt tài sản; hướng dẫn viên du lịch kể toàn chuyện xấu về quê hương, đồng bào... Từ góc nhìn của người xa lạ, rõ ràng những hình ảnh về một đất nước, một dân tộc đã và đang bị lấm tấm vết đen bởi các câu chuyện đáng tủi hổ đó; nếu chuyện tương tự xảy ra nhiều, thì các vết đen cũng sẽ càng nhiều, càng to.
Chắc chắn không một xứ sở nào, một giống người nào có thể tồn tại như một nơi chốn, một loại người chỉ tiêu biểu cho cái xấu, cái dở. Những người có hành vi làm hoen ố diện mạo quốc gia chỉ chiếm một phần nhỏ trong cả một cộng đồng có chung những giá trị cao đẹp để tôn vinh, gìn giữ. Ở nước nghèo thì số người này có thể đông hơn, bởi trong cảnh sống khốn khó thì lợi ích, tiện nghi vật chất có sức hấp dẫn càng lớn; tâm lý vọng ngoại càng có điều kiện lan rộng.
Vấn đề là làm thế nào để “một bộ phận” người tiêu cực đó luôn chiếm tỷ lệ thật nhỏ trong cộng đồng dân tộc và không có khả năng nhiều lên. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, muốn giải quyết vấn đề một cách căn cơ thì phải thực hiện hai việc.
Thứ nhất, phải dạy dỗ công dân từ tấm bé về ý thức tự tôn dân tộc và ý thức tự trọng, đặc biệt phải chú ý thể hiện ý thức này trong quan hệ giao tiếp với người nước ngoài.
Thứ hai, phải làm thế nào để bản thân dân tộc được biết đến như là chủ nhân của những giá trị đích thực và đáng tự hào, chẳng hạn, một nền kinh tế hùng mạnh hoặc đang trỗi dậy mạnh mẽ; một nền văn hoá đặc sắc, phong phú, tinh tế và có chiều sâu; một nền thể thao giàu thành tích ở đỉnh cao; một nền giáo dục lành mạnh và tiên tiến, có khả năng góp phần tích cực trong việc đào tạo tinh hoa cho nhân loại...
Cả hai việc đều phải được thực hiện song song, bởi ý thức tự tôn dân tộc chỉ bền vững một khi nó có cơ sở hiện thực. Tự hào về những giá trị ảo, chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng, không chỉ là tự lừa dối; đó còn là sự ngộ nhận về bản thân, về cộng đồng người mà mình là thành viên. Nó dễ khiến người ta trở nên lố bịch trong mắt người khác, cộng đồng khác.
Trái lại, những giá trị có thật gắn với một dân tộc sẽ giúp cho dân tộc đó có được uy tín, vị thế tốt đẹp trong đại gia đình thế giới. Sở hữu càng nhiều giá trị thực và cao thì dân tộc có được uy tín, vị thế càng cao, đồng thời có được sự tôn trọng, ngưỡng mộ của các dân tộc, cộng đồng khác. Tương tác với sự tôn trọng và ngưỡng mộ từ bên ngoài, ý thức tự tôn dân tộc càng có điều kiện được củng cố trong mỗi thành viên của cộng đồng dân tộc ấy.
Đáng nói nữa là trong thời đại ngày nay, sự tôn trọng, ngưỡng mộ đối với một dân tộc thường được cụ thể hoá bằng những quyền lợi mà các dân tộc khác dành cho mỗi thành viên của dân tộc đó khi tham gia vào đời sống quốc tế. Chẳng hạn, được phép nhập cảnh một nước nào đó mà chẳng cần visa; được xem xét ưu tiên khi xin việc làm, đi học; được hưởng sự bảo hộ dành cho kiều dân theo các ký kết giữa các nhà chức trách hữu quan… Các quyền lợi ấy càng khiến người ta thấy cần thiết, theo sự thôi thúc tự nhiên của nhu cầu bảo vệ các lợi ích thiết thân của mỗi cá thể, phải gìn giữ thể diện quốc gia trong giao tiếp với người nước ngoài.
Đảm nhận vai trò chính trong việc quản lý đất nước, Nhà nước phải là người cầm trịch trong thực hiện những việc nói trên để đạt được mục tiêu này. Thực ra những người có trách nhiệm đã nhận thấy, đã hiểu và thậm chí đã đưa ra các cam kết, không chỉ một lần. Cái còn thiếu là làm cho các cam kết ấy thực sự đủ mạnh và đáng tin cậy, không phải là những lời hứa suông.
Rõ hơn, một khi đã hứa thì phải làm cho được trong thời gian thích hợp; nếu không, thì phải bị cách chức hoặc ít nhất cũng bị buộc phải từ nhiệm.
PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN-Theo:Thể diện quốc gia phải được bồi đắp từ những giá trị thực
-
Titanic (Giang Le)
Sáng nay nghe trên radio mới biết đúng 100 năm trước tàu Titanic rời bến Southampton vào ngày này. Sau đó tôi tình cờ đọc được một bài rất thú vị của The Economist về các vụ chìm tàu, trong đó có trích dẫn một nghiên cứu của hai nhà kinh tế đại học Uppsala Thụy điển. Trong lịch sử 18 vụ đắm tàu trên thế giới có thống kê đầy đủ số liệu hành khách được cứu sống, chỉ có Titanic và một con tàu khác chìm năm 1852 có tỷ lệ phụ nữ và trẻ em được cứu sống cao hơn đàn ông và thủy thủ đoàn. Đây là một kết quả trái ngược hoàn toàn với luật/quan điểm "women and children first" mà nhiều người vẫn tin rằng các tàu khách phải tuân thủ. Không kể Titanic, tỷ lệ sống sót trung bình của thuyền trưởng và thủy thủ đoàn cao hơn hẳn của tất cả các hành khách khác, một ví dụ điển hình là vụ thuyền trưởng tàu Costa Concordia của Ý rời tàu trong khi hàng nghìn hành khách còn mắc kẹt.
Hai nhà kinh tế Thụy điển đã thử kiểm chứng một số giả thuyết để giải thích hiện tượng này, từ tốc độ chìm của tàu đến quốc tịch của con tàu (có phải tàu của Anh có truyền thống "women and children first" hay không). Nhưng cuối cùng chỉ một giả thuyết duy nhất giải thích được sự khác biệt (với ý nghĩa thống kê) về tỷ lệ sống sót của phụ nữ và trẻ em đó là nếu thuyền trưởng ra lệnh rời tàu với ưu tiên rõ ràng "women and children first". Thêm vào đó enforcement của thủy thủ đoàn với những kẻ hèn nhát như Caledon trong phim đã làm Titanic trở thành ngoại lệ về tỷ lệ phụ nữ và trẻ em sống sót so với các vụ đắm tàu khác. Bài viết của The Economist kết luận rằng social norms - những điều mà đa số xã hội cho là tốt - có thể cần phải có enforcement như trong vụ Titanic để những vi phạm trở thành thiểu số và như vậy mọi người sẽ cùng hướng đến outcome tốt hơn.
Một ví dụ tương tự mà The Economist đưa ra là vấn đề xả rác nơi công cộng. Nếu một vài người xả rác ban đầu bị phạt nặng thì sau đó đa số dân chúng sẽ tuân theo social norm không xả rác mà không cần hoặc cần rất ít enforcement. Nếu không phạt nặng lúc đầu, một vài người sẽ xả rác và sau đó số đông sẽ làm theo phá vỡ social norm gây ra hậu quả xấu cho toàn xã hội. Lúc đó enforcement sẽ tốn kém hơn rất nhiều và thậm chí không thể enforce được nữa. Một ví dụ khác ở VN là tình trạng nông dân lạm dụng thuốc trừ sâu khi trồng rau. Chỉ một vài hộ nông dân làm điều này không bị trừng phạt, những người trồng rau khác sẽ bắt chước, thậm chí buộc phải làm vì nếu không không cạnh tranh được. Hậu quả là toàn xã hội chịu thiệt chỉ vì không có enforcement ban đầu. Đây là vấn đề path-dependent outcome mà một nhánh mới của kinh tế học đang nghiên cứu.
-Đại gia Việt liên tục làm choáng váng báo Tây vnn -
.Bữa ăn cho hai người bị “chém” gần 5 triệu đồng
TT - Chiều 9-4, đoàn kiểm tra liên ngành TP Vũng Tàu đã có buổi làm việc với bà Trần Thanh Hương - chủ quán Như Ý (306 Phan Chu Trinh, P.2, TP Vũng Tàu) để làm rõ việc quán này tính tiền một bữa ăn cho hai du khách gần 5 triệu đồng.
Hai suất ăn giá... gần năm triệu đồngTiền Phong Online
Vào quán Như Ý, 2 du khách phải trả 4,7 triệu đồng cho một bữa ănNgười Lao Động
TT - Chiều 9-4, đoàn kiểm tra liên ngành TP Vũng Tàu đã có buổi làm việc với bà Trần Thanh Hương - chủ quán Như Ý (306 Phan Chu Trinh, P.2, TP Vũng Tàu) để làm rõ việc quán này tính tiền một bữa ăn cho hai du khách gần 5 triệu đồng.
Hai suất ăn giá... gần năm triệu đồngTiền Phong Online
Vào quán Như Ý, 2 du khách phải trả 4,7 triệu đồng cho một bữa ănNgười Lao Động
- – Sợ sự thật(Quê Choa). Mời xem lại các “anh hùng” khác: CẦN LÀM SÁNG TỎ MỘT SỰ THẬT LỊCH SỬ (Trần Nhương). - Vũ Quốc Túy: Muốn làm người tốt, sao khó thế ?! (Trần Nhương). – LỊCH SỬ CẦN LÀM SÁNG TỎ NHỮNG SỰ THẬT (Trần Kỳ Trung).
- Hạ Đình Nguyên: “CÁC MÁC” và CÁC “BÁC” (BoxitVN). - Chiếm đất di tích lịch sử cấp quốc gia để “chia lô bán nền” (DT). -- Thomas L. Friedman – Tại sao có quốc gia thất bại – (Dân Luận). Dịch từ bài: Why Nations Fail (NYT). Vụ Cù Huy Hà Vũ: Ông Hà Vũ bị chê "thi hành án kém" (BBC 28-3-12)--
- Mặc áo cà sa chưa hẳn là sư
-Vì sao nông dân tẩy chay "thực hành nông nghiệp tốt" ?
(TBKTSG Online) - Trước tình hình nhiều nông dân tẩy chay áp dụng mô hình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong thời gian
Chưa bao giờ ngọn cờ nhân quyền, dân chủ, nhân đạo được các nước phương Tây đem ra vung vẩy khắp bàn dân thiên hạ như trong những thập niên cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Mượn cớ bênh vực quyền con người, chống độc tài, quảng bá nhân đạo, họ ngang nhiên can thiệp sâu vào công việc nội bộ của các nước, công khai xúi dục bạo loạn, kể cả việc hùa nhau đem quân vào đánh phá, lật đổ các chính quyền hợp pháp. |
Ông Bô-rít En-Xin, Tổng thống nước Nga (1991-2000) là người đã bẻ ngoặt tay lái 180 độ, hướng con thuyền nước Nga đi theo các nước phương Tây. B. En-xin đặt nhiều hy vọng vào sự viện trợ của các nước tư bản để chấn hưng đất nước. Kết quả sau 10 năm cầm quyền theo xu hướng xích gần với các nước phương Tây, B. En-xin đã đẩy nước Nga ngày càng lún sâu vào khủng hoảng toàn diện. Tài sản công, tài nguyên quốc gia bị tư nhân hóa và rơi vào tay bọn tài phiệt. Ngân sách cạn kiệt. Nhà nước triền miên nợ lương công chức. Đời sống nhân dân, những người về hưu rơi xuống tận đáy. Phong trào đòi ly khai nổi dậy. Nước Nga đứng trước nguy cơ bị chia vụn. Tiếng nói của nước Nga trên trường quốc tế mất dần trọng lượng.
Nhưng kể từ khi ông Vla-di-mia Pu-tin lên làm Tổng thống (2000-2008), nước Nga đã dần lấy lại vị thế siêu cường của mình. Đường lối, chủ trương, biện pháp của ông Pu-tin không có gì mới lạ. Nhưng ông định hướng đúng và có lòng quyết tâm sắt đá. Điều trước tiên, ông chặn đứng việc các nhà tài phiệt thâu tóm tài nguyên quốc gia, đưa ra xét xử và trừng trị nặng những viên chức thoái hóa, những kẻ đục nước béo cò lợi dụng việc tư nhân hóa tài sản quốc gia để vơ vét cho đầy túi tham. Pu-tin kiên quyết chống tham nhũng. Công khai, minh bạch là hai yếu tố xuyên suốt mọi hành động và lời nói của ông. Với cương vị là Tổng thống (2000-2008), là Thủ tướng (2009- 2012), ông đều đặn xuất hiện trước ống kính truyền hình để tiếp xúc và trả lời mọi thắc mắc của dân. Nhân dân Nga cảm thấy thỏa mãn trước mọi giải đáp của ông. Ông buộc các công chức và bản thân ông đi đầu trong việc công khai tài sản của mình. Đáp lại những lời vu khống dựng lên từ phương Tây, ông thách thức rằng bất cứ ai, nếu phát hiện ông có tài sản bất minh gửi ngân hàng nước ngoài thì ông sẵn sàng biếu toàn bộ số tài sản đó cho người phát hiện. Cho đến nay chưa có ai nhận được phần thưởng (!) này.
Chính vì thế, trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012 ở nước Nga, ông Putin đã trúng cử Tổng thống ngay từ vòng đầu với đa số thuyết phục.
Trường hợp của nước Nga là một ví dụ thành công trong đấu tranh chống lại mưu toan rêu rao nhân quyền để chà đạp nhân quyền, hô hào tự do, dân chủ để dựng nên những chế độ độc tài, bán rao nhân đạo để gây ra những thảm họa về nhân đạo. Nhưng ở một số nước khác thì các nước phương Tây đã đạt được mục đích của họ. Mượn cớ chống khủng bố, bảo vệ thường dân, các nước phương Tây đã ngang nhiên đem quân vào Áp-ga-nis-tăng, I-rắc, Li-bi thực hiện chính sách khủng bố nhà nước và đã gây ra những thảm họa về nhân đạo nặng nề gấp trăm, ngàn, vạn lần so với khủng bố cá nhân.
Xét cho cùng, không phải các nước phương Tây đã có tài hô phong hoán vũ để tạo nên các cuộc cách mạng hoa hồng, hoa nhài, hoa tuy luýp, hoa cúc, hạt dẻ, cách mạng mùa xuân, cách mạng cam v.v... Những nguyên nhân làm cho Sê-vát-nát-de ở Gơ-ru-di-a, Hốt-sni Mu-ba-rắc ở Ai cập, Sa-dam Hút-xê-in ở I-rắc, Mô-ha-mát Ka-đa-phi ở Libi và một số chính khách khác nhanh chóng bị lật đổ trước đó là vì khi đã ở ngôi cao chót vót của quyền lực, họ trở thành những kẻ độc tài, tham nhũng không giới hạn, cho dù thuở ban đầu họ được dân chúng nước họ tôn sùng là người chống độc tài, tham nhũng.
Trong nội bộ các nước cũng không hiếm những con quỷ sa tăng mặc áo cà sa. Chúng có đủ loại, đủ tầm. Gần đây báo chí Trung Quốc nói nhiều về tính cách hai mặt của Bạc Hy Lai. Khi đương chức, Bạc Hy Lai trở nên nổi tiếng nhờ chiến dịch rầm rộ chống tham nhũng của ông ở Thượng Hải, nơi ông ta giữ cương vị Bí thư Thành ủy. Khi thất sủng, dư luận phanh phui ra rằng chiến dịch chống tham nhũng của ông không ngoài mục đích loại bỏ những người không cùng phe cánh. Báo chí gần đây đã chỉ ra rằng ông ta và vợ là những kẻ tham nhũng siêu hạng, là người luôn mồm hô hào đặt lợi ích của dân lên trên hết, nhưng trong thực tế họ luôn hành động vì lợi ích cá nhân, vì lợi ích nhóm.
Kinh nghiệm muôn thuở cho thấy rằng phần đông dân chúng dễ nghe theo lời xúi bẩy phản loạn của các thế lực thù địch bên ngoài mỗi khi nạn tham nhũng, mất dân chủ trở thành hiện tượng phổ biến mà không thể chế ngự, khi công bằng công lý bị chà đạp một cách thô bạo, khi cưỡng chế trở thành biện pháp chủ yếu trong quản lý xã hội, khi người dân cảm thấy số phận của họ bị bỏ rơi. Những chính khách, viên chức giả nhân, giả nghĩa đích thực là những kẻ tiếp tay, những kẻ đồng minh tự nguyện cho các thế lực phản động bên ngoài tạo ra những sự bất ổn xã hội để rồi kích động người dân xuống đường biểu tình, lật đổ chính quyền hợp pháp của đất nước mình.
Buộc mọi công chức công khai thu nhập và tài sản cá nhân, khuyến khích và có cơ chế tạo mọi điều kiện thuận lợi cho dân tham gia đấu tranh chống tham nhũng, tham gia phản biện các chủ trương, chính sách của Nhà nước, tham gia giám sát việc tôn trọng pháp luật của viên chức nhà nước là những phương thuốc trường sinh bất lão của Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đó cũng là cách tốt nhất để nâng cao tinh thần cảnh giác của dân trong việc vạch trần mọi thủ đoạn lừa bịp của những kẻ mặc áo cà sa để che đậy những việc làm bất chính của họ./.
Luật sư
Lê Đức Tiết
|
Việc Bộ Y tế vẫn cho sử dụng chất cấm này với hàm lượng tối thiểu thì ngành chăn nuôi cũng cần nghiên cứu xem xét..
-
Dân phát hoảng với công nghệ chế trân châu, thạch từ giày rách
(GDVN) - Những túi thạch thơm ngon làm quà cho con trẻ hay bạn đang thưởng thức được làm từ chính đôi giày cũ mà bạn bỏ đi
(TBKTSG Online) - Trước tình hình nhiều nông dân tẩy chay áp dụng mô hình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong thời gian
----